• 1,742

XII - Chương 14


Số từ: 5784
Thể loại: Tiểu Thuyết Hư Cấu
Người dịch: Nguyễn Thị Bạch Tuyết
NXB Văn Học
Sau khi bỏ Cato, Monica ở một mình một thời gian, nhưng cô quá yếu nên cần phải có người trông nom, vì vậy, sau khi Cato và tôi cầu khẩn mãi, Big Loomis đã đồng ý đưa cô lên tầng của ông ta với hy vọng có thể sớm thuyết phục cô cai heroin, và ban đầu ông ta cũng làm cho mọi việc ít nhiều tiến triển, tuy nhiên hễ lén tiêm được một liều do thằng Jemail cung cấp, cô liền cảm thấy phấn chấn và sẽ đứng trên ban công mà trút xuống giếng trời những lời buộc tội tục tĩu nhằm vào người đàn ông to béo, thường kết thúc bằng lời tố cáo ông ta và Cato đã ngủ với nhau.
Bất chấp lời buộc tội này, hai người đàn ông da đen vẫn xích lại gần nhau hơn. Lúc đầu Cato rất cảnh giác với người đàn ông Texas cao lớn mà tư tưởng không thể hiện tí thù địch chủng tộc nào vốn là động lực thúc đẩy người da đen ở Philadelphia, thậm chí còn nghi ngờ ông ta là một bác Tom[138]. Nhưng khi đã hiểu ông ta hơn, anh nhận ra rằng, nhờ những thành tích đáng kể trong môn bóng bầu dục, Loomis đã đạt được một điều mà nhiều người da đen không có: cảm giác hài lòng về thành quả của bản thân. Loomis biết mình không thua kém bất cứ người da trắng nào ở Texas, và bằng chứng là ông ta đã nhận được lời chào mời từ đội bóng Los Angeles Rams. Ông ta tin chắc rằng nếu quay về Hoa Kỳ và kiếm được tấm bằng bác sĩ, ông ta sẽ là một chuyên gia tâm thần học giỏi như bất cứ người da trắng nào ở New York, có khi còn giỏi hơn vì ông có nhiều kinh nghiệm về con người hơn.
Vì vậy Cato dần dần phát triển một thứ lòng kính trọng pha chút cảnh giác đối với Big Loomis và muốn tỏ ra thân thiện hơn, nhưng lại không làm gì để xúc tiến việc đó, sợ rằng người đàn ông Texas sẽ chế giễu nỗi ám ảnh mà anh đã mắc phải ở Philadelphia. Mà nay Monica đã quay lưng lại với anh, anh cảm thấy cô đơn tuyệt vọng, không thể chấp nhận sự an ủi của bất cứ người da trắng nào anh quen. Bởi vậy anh ngày càng rơi vào vòng ảnh hưởng của người đàn ông to béo và thường hay leo lên tầng trên cùng để nói chuyện với Loomis. Anh kinh ngạc trước sự kiên định và khả năng nhìn xa trông rộng của người đàn ông đó.

Ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, sống sót là một trò chơi,
Loomis tranh luận,
và bất cứ chàng trai khôn ngoan nào cũng có thể chiến thắng.


Nhưng ta phải chơi theo luật của người da trắng.


Chà, người da trắng cũng phải đối diện vô khối vấn đề,
Loomis bật cười.
Cậu tưởng họ không bị áp lực nào chỉ vì là da trắng ư? Cậu đã thấy người da đen nào trên tầng này tự giết mình bằng heroin chưa?

Rồi chẳng sớm thì muộn, thế nào Cato cũng lái cuộc bàn luận sang đề tài Monica.
Chúng ta có thể làm gì cho cô ấy được?
- có lần anh đã hỏi như vậy sau khi cô tỏ ra kích động hơn thường ngày.

Cậu yêu cô ấy, phải không?


Không phải theo cách đó, không còn như vậy nữa. Cô ấy rất để ý tránh chuyện đó... thế lại hay. Nhưng cô ấy đáng được cứu giúp, Loomis ạ.

Cậu bắt đầu tỏ ra thông minh rồi đấy, chàng trai,
tay cầu thủ bóng bầu dục to béo nói.
Bí quyết của cuộc sống thật ra là yêu thương... và không phải chỉ khi ai đó đáp lại tình cảm của mình, mà ngay cả khi không có lý do rõ ràng nào. Đó là lúc cậu trưởng thành đấy. Chúng ta sẽ nghĩ ra cách nào đó để cứu cô gái bị tổn thương này.

Trên đường xuống cầu thang, Cato tình cờ gặp Holt.
Tôi đến tìm Gretchen,
Holt nói. Cato chỉ gật đầu và tiếp tục đi xuống.
Holt đi tiếp lên phòng Gretchen, nhưng cô đi vắng. Đang nằm ở giường, trên người chỉ có mỗi chiếc quần Levis bó sát, Joe mắt nhắm mắt mở nhìn ra khi Holt vào phòng và hỏi,
Việc gì thế?


Britta và tôi sẽ bay tiếp đến Ratmalana,
Holt đáp,
và trước khi chúng tôi đi, tôi đại khái muốn... ừm... tôi sẽ rất tiếc nếu mình ở gần Casablanca như vậy rồi mà không được đến thăm.


Chán kinh hồn,
Joe nói.
Đại khái giống Pittsburgh.

Holt hắng giọng, nhìn xuống giày và nói,
Thế đấy, ở gần nơi Humphrey Bogart cứu Ingrid Bergman đến như vậy...


Ông đang nói về chuyện gì thế?
Joe hỏi.

Anh biết đấy... ca khúc tuyệt vời đó... ‘As Time Goes By.’ Tôi muốn xem nơi Claude Rains đặt văn phòng... Peter Lorre... mọi thứ...

Cuối cùng cũng hiểu là Holt đang nhắc đến một trong các bộ phim xưa, một bộ phim chắc chắn được sản xuất trước khi Joe ra đời, anh bèn hỏi,
Ông đang nói đến một bộ phim?
và Holt đáp,
Chúng ta đã bàn về nó hỏi ở Pamplona,
vậy là Joe nói,
Hồi ở Pamplona chúng ta đã bàn rất nhiều chuyện về thành phố cổ ấy. Một trong những bộ phim ông thích được quay ở Casablanca sao?
và khi Holt trả lời,
Đó là tên bộ phim. Anh chưa bao giờ xem ư?
Joe tuyên bố,
Tôi ít khi đi xem phim lắm.
Họ nghe thấy tiếng chân Gretchen lên cầu thang, Joe gọi,
Ông Holt đến gặp em đấy,
nhưng khi cô vào phòng, Holt không muốn phải bối rối thêm nên không bàn tiếp về bộ phim nữa, tuy nhiên Joe lại nói luôn,
Ông Holt muốn đi Casablanca,
vậy là Gretchen reo lên,
Tất nhiên rồi! Đó là nơi quay bộ phim nổi tiếng của Bogart. Hồi ở Pamplona ông đã nói với chúng tôi là ông thích phim đó. Ông có muốn mượn chiếc pop-top không?


Có, nhưng chúng tôi muốn cô và Joe đi cùng. Ông Fairbanks đang chờ ở khách sạn.

Joe tuyên bố nếu người ta đã đến Casablanca một lần rồi, chẳng có lý do gì để quay lại đó nữa, tuy nhiên Gretchen nói cô rất muốn chiêm ngưỡng vùng đồng bằng Marốc và nhất định bắt Joe đi cùng, nhưng khi sắp rời khỏi khách sạn để ra chiếc pop-top, họ gặp Cato đang đứng ở chân cầu thang, trông như người mất hồn, vậy là Gretchen chạy đến nắm tay anh nói,
Anh phải đi cùng chúng em.

Cato đi, nhưng Britta thì không. Đến phút chót cô quyết định ở lại khách sạn Bordeaux, vì rằng,
Em không nghĩ nên để Monica một mình,
và cô đã ở lại trông nom bạn. Vì vậy chuyến đi của chúng tôi gồm bốn người đàn ông cùng Gretchen, tất cả đều đồng ý rằng Casablanca đúng là chán thật, chẳng có không khí nhộn nhịp vốn là đặc điểm nổi bật của Marrakech, cũng không toát lên vẻ bí hiểm từng khiến bộ phim trở nên nổi tiếng như vậy. Holt nói,
Đôi khi nó cũng giúp cho người ta thấy được thực tế,
và đãi chúng tôi món couscous[139] ngon lành, sau đó chúng tôi chuẩn bị lên đường về Marrakech.
Nhưng tôi đề xuất,
Dù sao cũng đã đi xa như vậy rồi, ta hãy quay về qua ngả Meknès,
và đối với nhóm bạn thích phiêu lưu này, thuyết phục thêm nữa thật không cần thiết. Tôi gợi ý Meknès vì tôi muốn Cato đến thăm thành phố huy hoàng đã được vị vua Marốc lỗi lạc Moulay Ismail xây dựng lại hồi cuối thế kỷ XVI và cho đến nay vẫn vẹn nguyên dáng vẻ ấy. Tôi đặc biệt muốn Cato tìm hiểu về Moulay Ismail.
Nhưng trên đường đến Meknès đã xảy ra một sự sao lãng mà tôi không lường trước được. Lúc chúng tôi đang băng qua những cánh đồng giờ đều cằn cỗi và bị bỏ hoang, Joe bỗng dừng xe ra quan sát một phế tích bình thường nào đó vẫn đang một mình chống chọi với thời tiết dễ cả hàng trăm năm. Anh đá đá giày, kiểm tra xem các tảng đá gắn kết như thế nào, rồi quỳ xuống bóp vụn một ít đất trong lòng bàn tay. Anh hỏi,
Có thật là những sa mạc Bắc Phi mà chúng ta nhìn thấy bây giờ đã từng có thời là vườn tược và ruộng lúa mì của La Mã?


Chắc chắn vậy,
tôi đáp.

Chuyện gì đã xảy ra?


Từng nghe nói đến Leptis Magna chưa? Trên mạn bờ biển ấy?
Anh nói là chưa, vì vậy tôi bảo,
Một lúc nào đó cậu nên đi xem. Không thì đi sâu vào vùng đồi của Libi ở Germa.


Mình sẽ thấy gì ở đó?


Những thành phố rộng mênh mông từng kiểm soát các vùng đất thuộc hàng màu mỡ nhất thế giới. Bây giờ thì đã thành sa mạc.


Thay đổi khí hậu? Lượng mưa chăng?


Chúng tôi cho rằng nguyên nhân là vì con người đã quá lạm dụng đất đai. Tàn phá một trong những vùng nông nghiệp màu mỡ nhất mà La Mã từng sở hữu.

Joe nấn ná giữa cảnh hoang tàn đó một lúc, đứng nhìn quanh như thể đang cố hình dung xem mảnh đất châu Phi này những ngày xưa huy hoàng trông ra sao. Khi quay lại xe, anh hỏi,
Tên nơi ấy là gì vậy?
và tôi nói cho anh biết,
Leptis Magna. Cậu mà đến đó rồi thì sẽ không bao giờ quên.

Khi chúng tôi đi vào tâm cảnh quan của Meknès, tôi bảo Joe dừng xe một lúc để tôi có thể chỉ cho Cato một thứ:
Cậu nhìn những bức tường đồ sộ kia. Chúng che khuất một trong những thành phố đặc biệt nhất từng được xây lên bởi một con người. Tất nhiên, trước đó có sẵn một thành phố rồi, nhưng người này đã phá bỏ phần lớn và xây mới từ đầu. Ông tiến hành công việc trong khoảng năm mươi năm, cuối cùng làm nên được một tác phẩm nghệ thuật.

Chúng tôi đi vòng quanh tường thành một lúc để các bạn đồng hành của tôi có thể chiêm ngưỡng tác phẩm vĩ đại mà Moulay Ismail đã nỗ lực thực hiện. Rồi chúng tôi bước vào một cái cổng uy nghi nhiều mái vòm, xuyên qua những khu vườn và băng qua những tòa lâu đài gần như dài vô tận, sau đó chúng tôi dừng xe và bắt đầu thả bộ qua khu chợ, trước mắt là vô vàn bằng chứng cho thấy khát khao xây dựng hoang đường của Moulay Ismail.
Tại một quán cà phê trông xuống một trong những công trình lớn nhất của ông, một tổ hợp lâu đài, tòa nào tòa nấy rộng rãi đến mức đủ chỗ cho hết thảy các hoàng tộc châu Âu, chúng tôi tìm được một bàn, và trong lúc cả đoàn ngồi uống rượu vang, tôi nói,
Ông ta là người tàn ác nhất trong lịch sử châu Phi.
Gretchen hỏi ông ta là mẫu nhân vật cầm quyền nào, và tôi đáp,
Khá giỏi. Ông ta có hơn trăm bà vợ, từng xin vua Louis XIV của Pháp cho cưới một trong những người con gái của ngài. Ông ta trị vì với sự khắc nghiệt khủng khiếp và có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy ông ta đã tự tay giết hơn ba mươi nghìn nô lệ. Theo những ghi chép đương thời, hàng ngày ông ta đều đích thân giám sát các công trình xây dựng, và nếu phát hiện dù là một sai sót hay chậm trễ vặt vãnh nhất, ông cũng sẽ đích thân lôi kẻ phạm lỗi ra một chỗ, rồi tay trái túm tóc kéo giật đầu người này ra phía sau, tay phải ông ta rạch họng hắn. Hơn ba mươi nghìn... tất cả đều da đen.

Trong lúc nói tất cả những điều đó, tôi để ý quan sát nét mặt Cato, nhưng anh không tỏ vẻ gì là đang lắng nghe.
Gretchen tiếp tục cuộc bàn luận:
Cháu đang đọc cuốn sách của một tác giả Scotland nói về Bou Hamara. Ông này hoạt động ở Meknès khoảng năm 1908. Lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống chính quyền, vì vậy bị quẳng vào chuồng sư tử, nhưng chỉ bị chúng ăn mất một cánh tay. Vì vậy ông ta bị cho vào lồng sắt kéo đi khắp đất nước cho đến khi chết. Ông ta đã lôi kéo được những người ủng hộ mình nhờ một trò phép thuật bịp bợm từng khiến ông ta nổi tiếng khắp Marốc - nói chuyện với người chết. Vào sáng sớm - các bạn nhớ cho là năm 1908 nhé - ông ta sẽ chôn sống một nô lệ và để lại một cái ống cắm xuyên qua đất cho người đó thở được. Rồi đến trưa, khi đám đông đã tập trung lại, ông ta tuyên bố mình có thể nói chuyện với người chết, rồi đứng gần cái ống thở và hỏi hết câu này đến câu khác, để người nô lệ bị chôn trả lời. Sau tám hay mười phút khiến đám đông kinh ngạc bởi những câu trả lời rõ ràng rành mạch bằng giọng của người đàn ông kia, Bou Hamara sẽ di gót giày vào ống thở và vùi nó luôn. Tất nhiên, người nô lệ sẽ chết ngạt, và sau một giờ, khi biết chắc kẻ kia đã chết hẳn, Bou Hamara sẽ giấu biến cái ống đi rồi mời khán giả đào cái xác lên. Ông ta đã thực hiện trò lừa đảo đó hơn năm trăm lần.


Và tất nhiên, những nô lệ ấy đều là người da đen phải không?
tôi gợi ý.

Cuốn sách nói như vậy.


Mẹ kiếp, Gretchen, em lúc nào cũng ném lịch sử vào mặt anh,
cuối cùng Cato cũng phải thốt lên.
Em đang cố chứng minh điều gì mới được chứ?


Người Mỹ da đen đang đưa ra một số kết luận lịch sử về đạo Hồi,
cô đáp.
Em nghĩ anh nên biết vị trí truyền thống của người da đen trong đạo Hồi là gì.


Một mớ chuyện hư cấu,
anh khịt mũi.
Ba mươi nghìn người bị một người giết. Năm trăm người bị một người khác chôn sống. Chuyện ma chuyện quỷ.


Đúng là cách diễn đạt chính xác đấy,
tôi nói.
Thành phố này toàn ma quỷ ngự trị - hàng nghìn hàng vạn con mà tôi hãy còn chưa nói đến. Một tỷ lệ rất lớn trong số đó là nô lệ, và họ đều da đen.


Tại sao ông nói với tôi chuyện này?
Cato bực bội quát lên.
Ông dàn dựng vụ này vì muốn tốt cho tôi hả?


Chuyến đi Casablanca là ý tưởng của Holt. Nhưng tôi đã nghĩ bụng: nếu mất công đi xa đến thế chẳng để thấy được điều gì, chúng ta hoàn toàn có thể đi xa thêm chút nữa để thấy được cái gì đó.


Và ông nhất định muốn tôi thấy cái đó?


Đúng vậy. Từ hỏi còn ở Moçambique, tôi đã nghe thấy cậu tuôn ra không biết bao nhiêu điều vô nghĩa về mối quan hệ lịch sử giữa đạo Hồi và người da đen. Cậu nên xem xét cẩn thận thực chất mối quan hệ đó.


Tôi vẫn đang xem xét đây,
Cato nói khẽ,
và tôi luôn có cảm giác là bọn tôi sẽ có tương lai nhờ đạo Hồi. Với đạo Cơ đốc thì không.

Tôi chỉ vào những bức tường sừng sững và các công trình kiến trúc của Meknès, đề nghị anh thử dựng lại những gì đã thực sự xảy ra trong năm mươi năm Moulay Ismail trị vì: những vụ tra tấn, đời nô lệ chỉ chấm dứt bằng cái chết, sự tàn ác, đói khát, xác người còn ấm nóng bị Moulay Ismail quăng vào những bức tường đang mọc lên khắp nơi nơi, nỗi thống khổ vĩnh viễn của nô lệ thời đó, nhưng cuối cùng anh vẫn cố chấp nói,
Ở Hoa Kỳ cũng thế thôi,
tôi đành bảo,
Nếu nghĩ như vậy, cậu đúng là thằng ngốc.

Cuộc chuyện trò kết thúc ở đó. Cato mua nước mời tôi và chúng tôi chuyện phiếm một lúc cho đến khi anh phá tan bầu không khí ấy bằng cách đưa chúng tôi trở lại với đề tài vẫn đang lấn cấn trong tâm trí mọi người:
Chúng ta đã nói nhiều lần rồi. Nhưng bây giờ thì không trì hoãn thêm được nữa - chúng ta phải quyết liệt về Monica mới được.
Harvey, vốn không hề tham gia vào cuộc trò chuyện lúc trước, giờ lên tiếng,
Tôi nghĩ cô ấy phải vào bệnh viện... ngay lập tức,
và Cato nói,
Tôi cũng nghĩ như vậy, nhưng các bạn có thử tranh luận với cô ấy...
Giọng anh tắt dần và tôi có thể nhìn thấy anh đang bặm môi. Chắc hẳn Gretchen cũng nhận thấy điều đó vì cô vươn người qua bàn hôn lên má anh.
Ngay sau khi về Marrakech, chúng ta sẽ đưa cô ấy đến bệnh viện.

Holt nói,
Britta rất tinh tế trong những vấn đề như vậy. Hôm qua cô ấy đã tìm được một bệnh viện. Vì thế cô ấy mới muốn ở lại với Monica.
Anh ngập ngừng, rồi nói tiếp,
Britta là cô gái rất mạnh mẽ.
Và rồi, vì một lý do nào đó không thể giải thích nổi, tôi nói,
Sáng nay, khi nhìn thấy Monica hét xuống cầu thang, tôi có cảm giác rất lạ rằng cô ấy có thể là một trong các thiếu nữ Đức hay Pháp hồi thế kỷ mười ba, những người đã tham gia đoàn Thập tự chinh Thiếu nhi chỉ để rồi cuối cùng bị biến thành nô lệ ở Meknès, hay Marrakech... không ngừng bị lạm dụng tình dục... chết ở tuổi mười tám hay mười chín.

Gretchen hỏi rất khẽ,
Ông nói sao?


Tôi đang nghĩ đến những thanh niên mọi thế kỷ mà số phận định là phải chết ở Marrakech.

Gretchen đứng lên, rời khỏi bàn, bước đến bức tường vĩ đại đã được xây lên bằng nỗi thống khổ của không biết bao nhiêu số phận, rồi tựa lưng vào đó, lòng bàn tay xòe rộng áp trên mặt đá. Nhìn thẳng vào chúng tôi, cô hỏi bằng giọng phấn khích,
Ông nói là những đứa trẻ tham gia cuộc Thập tự chinh đã đến tận đây ư?


Cô phải biết câu chuyện ấy chứ. Đoàn Thập tự chinh đến Marseilles, được các thuyền trưởng Cơ đốc giáo cho lên tàu, nghe họ hứa hẹn sẽ đưa chúng đến Đất Thánh...


Cháu biết. Và bán chúng cho người Moor làm nô lệ. Ý ông là chúng đi xa xuống phía Nam thế ư?


Thế cô tưởng chúng bị bán đi đâu? Algeria và Marốc... rất nhiều chuyến tàu... chúng bị trói với nhau thành đoàn và đi bộ về phương Nam đến các khu chợ đông đúc. Chắc hẳn nhiều đứa đã chết ngay ở đây và ở Marrakech. Cả con trai lẫn con gái đều bị bán làm điếm và chẳng mấy đứa sống được đến hai mươi tuổi.

Holt nói,
Rất nhiều cuộc thập tự chinh đã kết thúc như vậy.

Vẫn đứng sát vào tường, Gretchen nói,
Đây chính là thứ cháu đang tìm kiếm... Bồ Đào Nha... Pamplona... Moçambique. Đây chính là ý tưởng mà cháu đã nghĩ mãi không ra. Tất nhiên rồi! Đoàn Thập tự chinh Thiếu nhi! Từ trước đến giờ nó vẫn ở ngay đây - thế mà cháu không nhận thấy.
Một trong những việc có thể khiến một người đàn ông qua tuổi sáu mươi cảm thấy phấn khích nhất chính là được chứng kiến một thanh niên tài năng và cá tính tình cờ tìm được một khái niệm đủ lớn để khiến anh ta bận rộn trong suốt cuộc thử sức đầy say mê đầu tiên. Những thời khắc như vậy là những khối kiến trúc tạo dựng nên ý nghĩa. Giờ tôi đang được quan sát phản ứng của Gretchen trước sự lóe sáng đột ngột của một ý tưởng mà những phân nhánh của nó rộng lớn đến độ bao hàm hết những suy nghĩ lộn xộn mà cô nuôi dưỡng trong tâm trí; rất có thể chỉ trong vài phút đứng tựa lưng vào bức tường của Moulay Ismail, cô đã hình dung ra toàn bộ cấu trúc của cuốn sách khác thường mà cô sắp viết. Tôi tin chắc cô đã thấy các mối quan hệ qua lại của nó, tầm quan trọng của nó đối với thời đại chúng tôi, ý nghĩa lớn lao của nó đối với lớp trẻ của đất nước chúng tôi. Bởi vì trẻ em thế hệ nào cũng đều tham gia cuộc thập tự chinh của chính mình; chỉ có ngọn cờ là thay đổi.
Lẽ ra chúng tôi đã bắt đầu quay về, nhưng Gretchen và Cato lại muốn lang thang qua các khu chợ Meknès, và trên đường thăm thú chúng tôi thường bắt gặp chứng tích của thành phố rộng lớn mà Moulay Ismail đã xây, và qua các bức tường đá cùng những người dân thường hai bạn trẻ tìm thấy mọi bằng chứng cần thiết cho những khái niệm đang được họ xây dựng. Chẳng hạn, rất có thể chỉ do một phút tùy hứng thuần túy mà Cato dừng lại trước cửa hàng của một người bán mũ; nhưng có lẽ đúng hơn đấy là bước tiếp theo đầy logic cho một mô hình song chắc chắn đang phát triển dù chưa hoạch định. Dù thế nào đi chăng nữa, anh cũng đã rủ Gretchen vào cửa hàng và nghe theo lời khuyên của cô mà chọn cái mũ fez đỏ rồi sẽ trở thành thương hiệu của anh ở Philadelphia và miền Đông. Lần đầu tiên đội mũ fez, anh dẫn chúng tôi xuyên qua một mê cung ngõ ngách, lặng lẽ bước đi bên cạnh Gretchen, rồi sau khi tôi đã mệt lử, họ vẫn tiếp tục quan sát và thăm thú.
Joe đi cùng Harvey, thỉnh thoảng tôi có thể nghe lõm bõm họ bàn về Việt Nam và những cách thức có thể giúp chúng ta tự giải thoát mình khỏi mớ bòng bong đó. Có vẻ như họ đã đạt được một sự thấu hiểu nhất định; Holt không còn nhất nhất cho lý lẽ của Joe là ngu ngốc nữa, còn Joe đã chịu nghe cái logic khó lay chuyển của Holt.
Thế là lê bước phía sau, bị loại khỏi cả hai cuộc nói chuyện, tôi tận dụng cơ hội ngẫm nghĩ về sáu bạn trẻ mà qua năm vừa rồi, tôi đã hiểu rất rõ. Kể từ hôm nay Gretchen đã tạm ổn; cô đã nhìn thấy phía trước những tháng năm lao động và mãn nguyện, về chuyện vấn đề tình cảm gì sẽ xảy ra do cô dính líu cả Joe lẫn Clive, không ai có thể đoán trước được, nhưng ít nhất cô cũng đã xây dựng được một nền tảng vững chắc cho sự thấu hiểu bản thân. Britta, cầu Chúa ban phước lành cho vẻ mặt chân thật của cô, thì giam mình vào một cách giải quyết mà dù đúng hay không thì ít nhất cũng làm cô thỏa mãn. Cato sắp cụ thể hóa được các khái niệm của mình, và mặc dù không tán thành nhiều điều trong đó, tôi trân trọng thực tế là đối với anh chúng không những cần thiết mà còn không tránh khỏi. Tôi hy vọng anh sẽ xử lý được chúng. Tôi đặt niềm tin lớn lao vào chàng trai Yigal nhỏ nhắn rắn rỏi và đồ rằng anh đã đưa ra quyết định đúng đắn về một vấn đề có lẽ nghiêm trọng nhất trong mọi vấn đề mà sáu bạn trẻ phải đối mặt, nhưng tôi không nghĩ mình sẽ chọn cách đó.
Joe vẫn bất ổn và không chắc chắn như lần đầu tôi gặp anh ở quán Alamo. Quan hệ tình cảm của anh với Gretchen khiến tôi có ấn tượng là chưa chín chắn, và sự thiếu khả năng của anh trong việc giải quyết vấn đề nghĩa vụ quân sự cho thấy một tính cách xa lạ với tính cách tôi, song trong ba chàng trai anh vẫn là người dễ thương nhất, mang lại cho tôi cảm giác tương đồng rõ nét nhất. Tôi cảm thấy mình như một người cha khi chợt thấy mình có ý nghĩ: mong sao anh sẽ sớm đi đến quyết định về mọi vấn đề.
Và còn Monica. Nghĩ đến cô, nhịp bước của tôi chậm dần và tôi bị tụt lại giữa khu buôn bán đông đúc; vì cô là người có cuộc sống trước đây gần gũi nhất với tôi; theo một nghĩa rất thực, cô là con gái tôi, nhưng như Cato đã phát hiện ra, tôi yêu mến cô còn theo cách khác nữa. Tôi không hề có ý đùa cợt vu vơ khi nói rằng tôi coi cô như người đại diện cho tất cả thiếu nữ châu Âu số phận bi thảm trong hàng chục thế kỷ qua đã tìm đường đến Meknès và Marrakech. Lúc này, vẫn tin cậy vào tuổi trẻ và tính kiên cường của cô, tôi rũ sạch mọi ý nghĩ sầu thảm và vội vàng len qua đám đông để vượt lên chỗ bốn người bạn đồng hành. Khi đuổi kịp họ, tôi giục,
Chúng ta nên quay về đi thì hơn,
và khi lên xe Gretchen chọn một chỗ ngồi bên cạnh tôi, thì thầm,
Cảm ơn ông.

Tôi hỏi cô cảm ơn vì điều gì, cô trả lời,
Ông đã cho cháu chiếc chìa khóa.
Rồi cô nói với các bạn khác,
Nghe thì có vẻ nực cười thật đấy, nhưng lúc ở quán cà phê, khi ông Fairbanks nói đến đoàn ‘Thập tự chinh Thiếu nhi’, toàn bộ cuốn sách em định viết vụt hiện lên trước mắt. Chưa đầy ba giây em đã hình dung ra toàn bộ đề cương... mỗi chi tiết đều hợp lý....

Một cuộc tranh luận bùng nổ trong chiếc pop-top về việc liệu có thể xảy ra chuyện như vậy hay không, và ý kiến của tôi là,
Chẳng có gì nực cười cả. Cô đã nghiền ngẫm về đề tài khái quát này - sẵn sàng đón nhận một ánh chớp cảm hứng như vậy. Đừng ngạc nhiên là cuối cùng nó đã đến.


Nhưng trong có ba giây!


Sẽ chỉ nực cười nếu chuyện diễn ra khi cô chưa hề thực hiện việc chuẩn bị ban đầu. Ở Bồ Đào Nha cô đã dành rất nhiều thời gian bác bỏ các cuộc Thập tự chinh. Ở Pamplona cô có vẻ như đã lãng phí thời gian với vấn đề các cuộc hành hương tôn giáo. Ở Moçambique chắc hẳn lại là một vấn đề khác nào đó. Cả mối bận tâm lâu dài của cô với ballad. Mọi cái này giúp cô có đủ tư cách đón nhận thứ tưởng chừng như một ý tưởng bất ngờ.
Chúng tôi đều đồng ý rằng những tháng năm do dự của một thanh niên sẽ không hề phí hoài nếu chúng đem lại không gian tư duy được củng cố bởi dữ liệu thích hợp, mặc dù tại thời điểm đó vài phần dữ liệu này ta có thể chưa hiểu rõ, vậy nên khi cảm hứng lóe lên trong khoảnh khắc may mắn, nó sẽ tìm thấy mồi dẫn để bùng cháy, nhưng Joe lại hỏi,
Sẽ ra sao nếu ta trôi dạt mãi, không biết thu lượm chất dẫn lửa nào bởi vì ta không biết cái gì sẽ đốt cháy mình?


Cậu mà cứ thế này,
Holt làu bàu,
rồi sẽ đến lúc biến thành kẻ vô công rồi nghề.

Lúc này cuộc bàn luận lại lan man sang ý nghĩa của từ
rồi sẽ đến lúc
, và một người hỏi tôi nghĩ thế nào, vậy là tôi phát biểu,
Tôi không hiểu rõ lắm các cô gái, nhưng đối với một người đàn ông, gần như không thể bỏ phí một năm nào trước ba mươi lăm tuổi. Này nhé, nếu anh ta muốn bước vào lĩnh vực nào đó đòi hỏi phải có một thời kỳ đào tạo cao độ nhất định - chẳng hạn, ngành y hay kỹ sư - hiển nhiên nếu bỏ học năm năm, anh ta sẽ mất rất nhiều thời gian và các lợi thế liên quan, vì vậy, nếu muốn làm bác sĩ hay nhà khoa học, tốt hơn hết anh ta nên bắt đầu luôn, ngay cả khi khóa học quy định có thể khiến anh ta bị hạn hẹp tầm nhìn hay thậm chí thiếu kiến thức. Mà với mọi người khác, cũng không thể bỏ phí một năm nào cả. Lang thang khắp châu Âu có thể là điều tuyệt vời nhất một người đàn ông trẻ tuổi có thể làm nếu muốn thành luật sư giỏi. Làm việc ở một túp lều đốn gỗ có thể là con đường thực sự dẫn đến thiên hướng trở thành thầy tu. Giả sử anh muốn làm một nhà soạn kịch tài năng. Có lẽ con đường đó trải khắp Marrakech. Tôi nghĩ một người đàn ông sẽ có toàn bộ thời gian trước năm ba mươi lăm tuổi để tìm tòi.


Đến ba mươi thì anh ta vô công rồi nghề rồi,
Holt nói.
Một lần nữa cuộc nói chuyện lại sôi nổi hẳn lên vì Cato và Gretchen đồng ý với Holt rằng tuổi ba mươi lăm đã là quá muộn, và cuối cùng mọi người yêu cầu tôi phải chứng minh lý lẽ của mình, vậy là tôi phát biểu,
Tôi tốt nghiệp Đại học Virginia năm 1930... với điểm số khá cao và chẳng hiểu tí gì về thực tế cuộc sống cả. Ông chú tôi tài trợ một chuyến nghỉ hè ở châu Âu... coi như món quà mừng tốt nghiệp. Thế là tôi sang đó, và tất cả đều thật rối rắm. Một nhân viên ở công ty chú tôi đã xếp lịch cho tôi đi Bỉ, Ý và Tây Ban Nha, giữ tôi tránh xa London và Paris vì hai thành phố đó quá nguy hiểm. Phòng khách sạn được đăng ký sẵn, và ngoài tín dụng thư, tôi còn mang theo mấy lá thư giới thiệu gửi đích danh một số quý ngài ở Antwerp, Milan và Sevilla.


Tại sao lại là người ở ba thành phố đó?
Gretchen thắc mắc.

Bởi vì họ là các chủ ngân hàng mà công ty chú tôi biết. Và chúng đã là cứu tinh cho cuộc đời tôi... các thành phố tình cờ đó.


Như thế nào ạ?


Chuyện xảy ra ở Sevilla.


Nghe cứ như một bài hát,
Cato nhận xét.

Đó là một trong những tia chớp ba giây mà Gretchen vừa nói đến. Tôi đang đứng trong gian giữa nhà thờ lớn ở Sevilla, so sánh nó với những nhà thờ lớn tôi đã thấy ở Antwerp và Milan.


Tức là có chuyện gì?
Joe hỏi.

Thế rồi trong một tia chớp thiên khải, tôi nhận ra mình có một khả năng mà có lẽ đa phần mọi người không có. Tôi có thể lưu giữ trong đầu một loạt dữ liệu phức tạp về ba nhà thờ lớn đó, và từ dữ liệu ấy, có thể đưa ra những đánh giá giá trị.


Ý ông là gì?
Joe hỏi.

Chiều dài, chiều rộng của chúng - phép thống kê đơn thuần, vẻ đẹp trong thiết kế, chất lượng của ánh sáng - mỹ học. Vị trí của chúng trong thành phố, mối tương quan của chúng với môi trường xung quanh - phép so sánh. Bóng tối mờ mờ trải rộng của Sevilla sánh với họa tiết hình mảng của Milan sánh với bức trang trí sau bàn thờ choáng lộng ở Antwerp của họa sĩ Rubens. Tôi còn đánh giá được cả tiếng Pháp ở Antwerp, tiếng Ý ở Milan, tiếng Tây Ban Nha ở Sevilla. Nói cách khác, tôi có thể nhồi vào não mình một khối lượng dữ liệu phức tạp khổng lồ và sắp xếp lại thành một bản tóm tắt ngắn gọn. Một bản tóm tắt tạo điều kiện cho một bản đánh giá có giá trị. Trong Chiến tranh Thế giới II tôi phục vụ cho ban tham mưu của Đô đốc Halsey, suốt thời gian đó phải ra sức cân bằng những mục đích trái ngược của mình. Khi tôi gia nhập World Mutual, chẳng mấy chốc người ta đã phát hiện ra là họ có thể cử tôi đến một nơi như Marốc và đề nghị tôi tự quyết định xem có nên đầu tư vào Marrakech, Tangier hay thậm chí vượt biên giới sang Algeria không.


Ông lưu giữ hết dữ liệu trong đầu ư?
Joe hỏi.

Tôi như một cái máy tính IBM vậy,
tôi đáp.

Chúng có bao giờ uốn cong, đóng đinh hay khoét lỗ ông không?
Cato hỏi.

Tệ hơn nhiều. Chúng làm nổ cầu chì.


Ông có thể ép tôi vào hệ thống của ông không?
Joe hỏi.

Việc đó chỉ hiệu quả khi những đánh giá có giá trị được bắt nguồn từ các dữ liệu thực tế,
tôi đáp.
Mà tôi thì lại không biết các dữ liệu thực tế về anh.


Thực tế cậu ấy là một kẻ vô công rồi nghề,
Holt xen ngang.

Ở tuổi hai mươi hai thì chưa đâu.


Nhưng đến tuổi ba mươi hai, cậu ấy sẽ vô công rồi nghề, và cả bốn mươi hai nữa,
Holt nói, nhưng có thể thấy rõ anh hy vọng dự đoán của mình là sai lầm.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook 6 Người Đi Khắp Thế Gian (Trọn bộ 2 tập).