Chương 6 – Lời Thề
-
Anh Hùng Vạn Xuân
- [email protected]
- 2349 chữ
- 2019-08-20 01:27:59
Nguyễn Diệu há mồm chữ O. Lão Quang vuốt râu nâng ấm nước rót vào cốc rồi nhâm nhi nói:
Lão biết cháu sẽ bất ngờ mà.
Lý Thúc Hiến là ai? Cháu không biết.
Nguyễn Diệu ngập ngừng trả lời.
Hả?
Cốc nước trên tay lão Quang rớt xuống. Rất may với công phu của Nguyễn Diệu thì chụp cốc dễ như chơi nếu không người ta tưởng hai ông cháu đang đập phá đồ.
Cốc … Vừa lúc Diệu cúi người, lão Quang liền kí đầu nói,
Cháu … cháu dám nói không biết.
Nguyễn Diệu xấu hổ gãi đầu. Thấy lão tỏ khó chịu cậu đoán người có tên Lý Thúc Hiến là một nhân vật từng làm mưa làm gió trời Nam. Cậu tuy biết một ít về lịch sử nhưng sao biết hết tiền nhân, đó là chưa kể lịch sử bị thất truyền trong suốt 1000 năm đô hộ và chiến tranh. Đó là chưa kể giới trẻ ngày càng xa môn lịch sử. Cậu biết như vậy là khá lắm rồi, đây là cú kí oan đấy. Nguyễn Diệu không nói gì coi như mình chẳng biết.
Ngẫm nghĩ lạo. Cháu không biết cũng phải vì cháu quá nhỏ, chưa kể cháu sống trên núi nữa. Chuyện tổ tiên lão làm chủ Giao Châu.
Hả? Làm chủ Giao Châu. Tại sao sách sử không viết đến nhỉ?
Nguyễn Diệu cảm thấy bất ngờ.
Sách sử viết gì? Chỉ có người Hán mới viết sách, người Việt biết chữ cũng không dám viết, chỉ truyền miệng thôi.
À. Cháu lỡ lời. Lão có thể kể về Lý Thúc Hiến, tổ tiên của lão được không?
Nguyễn Diệu vô cùng tò mò nhân vật lịch sử này. Cậu biết trong 1000 năm bắc thuộc ngoài những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Hắc Đế, hay Thúc Thừa Dụ thì vô sô khởi nghĩa nhỏ lẻ, không làm chủ toàn Giao Châu và bị tiêu diệt nhanh chóng. Nguyễn Diệu mờ màng việc rơi vào một thế giớ khác mà thế giới ấy có lịch sử biến đổi khác so với thế giới Diệu từng sống. Thực ra trong lịch sử có nhân vật tên Lý Thúc Hiến làm chủ Giao châu. Chẳng qua khi Lý Thúc Hiến chỉ là thứ sử, làm quan cho Lưu Tống và Nam Tề. Không giống như Lý Bí (Lý Nam Đế) hay Mai Hắc Đế đều xưng đế làm vua một cõi ngang hàng vua phương Bắc. Chính vì vậy lịch sử ít nhắc tới.
Trước khi kể Lý Thúc Hiến thì phải nói Lý Trường Nhân. Lúc đó nước ta dưới sự cai trị nhà Lưu Tống (năm 468). Lý Trường Nhân là thổ hào đất Giao Châu nhân thứ sử khi đó là Lưu Mục chết. Lý Trường Nhân cùng em là Lý Thúc Hiến và nhân dân nổi dậy giết những bộ khúc của châu mục đem từ Lưu Tống sang. Sau đó ông tự xưng là thứ sử. Nhưng vua Lưu Tống khi đó là Tống Minh Đế không chịu sai tướng là Lưu Bột làm thứ sử Giáo Châu nhưng bị Lý Trường Nhân chống cự và chết. Vua Tống tuy không phong ông làm thứ sử, hạ chức còn Hành Châu sự nhưng mọi việc trong châu đều do ông quản.
Còn về Lý Thúc Hiến là em họ của Lý Trường Nhân. Sau khi Lý Trường Nhân mất, Lý Thúc Hiến lên kế vị. Thúc Hiến cử sứ sang Lưu Tống xin làm thứ sử Giao Châu. Nhà Lưu Tông đương nhiên không đồng ý, muốn khuấy đảo đất Nam, lệnh Thẩm Hoán làm thứ sử Giao Châu. Thúc Hiến phong làm Nhin Viễn tư mã, chức hư danh, giữ chức Thái Thú chỉ hai quận Vũ Bình và Tân Xương (bắc Hà Nội ngày nay). Điều có nghĩa Thúc Hiến dưới quyền Thẩm Hoán và gây mâu thuẫn giữa hai người. Thúc Hiến vốn là thổ hào lại được lòng dân nên dễ dàng đánh bại Thẩm Hoán. Hoán đành lui về Uất Lâm rôi chết. Trong thời gian này, Nam Tề nổi lên muốn thay Lưu Tống. Để củng cố phương Nam, Vua Tề bèn công nhận Lý Thúc Hiến làm thứ sử Giao Châu. Từ đó đất Nam đã chính thức có người Việt làm chủ. Mặc dù vậy, Nam Tề vẫn nuôi dã tâm chiếm Giao Châu. Năm 485, vua Tề cử Đại tư nông Lưu Khải làm Thứ Sử phát binh đánh Giao Châu. Lý Thúc Hiến phải đầu hàng nhà Tề, Giao Châu lại một lần nữa rơi vào tay người Hán.
Đó là một vài chi tiết lịch sử về anh em Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến. Qua lời lão Quang kể thì giống như trên nhưng khác chi tiết cuối đó là Lý Thúc Hiến dẫn quân đánh lại tiếc là Nam Tề mới lập quốc, binh cường tướng mạnh, địch không lại rút về Long Biên (Bắc Ninh ngày nay). Khi đó quân Nam Tề bao vây tứ phía, nội bất xuất ngoại bất nhập. Ngoài thành chúng bắt những người dân vô tội quỳ trước thành. Chúng ra lệnh nếu không hàng thì 1 ngày sẽ chém 100 đầu bất kể người gia trẻ con cho đến khi dân Lạc Việt bị giết hết mới thôi. Chúng còn đe dọa đồ sát dân Lạc Việt toàn Giao Châu nếu thành bị vỡ. Trước tình thế đó, Lý Thúc Hiến đành đầu hàng. Nhưng trước khi đầu hàng, Lý Thúc Hiến đã gửi 1 người cháu mới sinh cho gia tướng giữ. Người cháu là ông nội của lão Quang. Còn mẹ đứa bé đó được phao tin là mẹ và con cùng chết khi sinh, xác cả hai đều bị thiêu. Toàn bộ gia quyến dòng họ Lý ra thành đầu hàng, người họ Lý bị áp giải sang Nam Tề. Để giữ lời hứa, Lưu Khải hạ lệnh ngưng đồ sát nhưng quân Tề cướp bóc của dân. Vì quá đau buồn trước tình hình đất nước, Lý Thúc Hiến đã mất trên đường đi. Gia quyến thấy vậy nhân quân Tề không chú ý cướp đao tự kết liễu đời mình. Nghe kể lại có người chưa kịp cắt đứt mạch máu cổ thì bị quân Tề phát hiện giành lại đao nhưng họ lấy tay chọc vào vết thương banh ra cho tới chết. Cảnh tượng đó làm cho quân Tề vô cùng sợ hãi, Lưu Khám khâm phục nên một thời gian quân Nam Tề không quấy nhiễu dân chúng.
Lão Quang vừa kể xong cũng là lúc trên má rạn nắng và sần sùi lăn dài nước mắt như hai dòng sông. Lão Quang xúc động, Nguyễn Diệu cũng xúc động. Cả hai tuy xúc động nhưng lại tự hào. Lịch sử của ông cha ta rất hào hùng và bi tráng. Không phải những trang sử nào cũng có dấu vàng son, cũng có lúc thăng trầm. Dân tộc Việt bị kẻ mạnh đè đầu cưỡi cổ, dân chúng bị hà hiếp nhưng dân Việt vô cùng ngoan cường. Đời đời lớp lớp nuôi hy vọng mai sau giành lại giang sơn. Trong lúc xúc động, Nguyễn Diệu chắp tay chữ van trước ngực, mặt hướng lên trời nói:
Hôm nay có trời đất làm chứng, Nguyễn Diệu tôi vô tình ngược về quá khứ. Thề nguyện hiến dâng cả cuộc đời cho người dân nước Việt, đánh đuổi quân phương Bắc, giành chủ quyền nước nhà. Nếu trái lời thề thì sẽ như cái bàn này.
Rầm… Tội nghiệp chiếc bàn đã bị Nguyễn Diệu đánh tan vỡ từng mảnh. Chiếc bàn được đóng chắc chắn nhưng đứng trước sức mạnh của Diệu thì trở nên mỏng manh dễ vỡ. Tiếng gà kêu chó sủa vang khắp nơi. Tiếng người chửi làm nhốn nháo cả quán trọ. Ngoài phòng đèn lần lược được thắp sáng. Người người chạy vào phòng hai ông cháu xem có chuyện gì.
Hành động Nguyễn Diệu lúc nãy là do cảm xúc dâng trào. Bây giờ thấy cái bàn bị đánh nát bét, cậu vô cùng bối rối. Đúng là hưng phấn quá mức đã để lại hậu quả khôn lường. Lão Quang sau vài phút ngỡ ngàng cũng chấn tỉnh, miệng luôn xin lỗi vì phá giấc ngủ mọi người, lão đồng ý bồi thường cái bàn cho chủ quán. Lão còn nhanh trí bịa ra do thân hình Nguyễn Diệu to lớn nên ngồi lên bàn, bàn gãy (Nguyễn Diệu phá quá). Mọi người đến nhanh giải tán cũng nhanh, chỉ trong chốc lát thì phòng ai nấy về.
Tội cho nhân vật chính hiện nay phải lo thu gom bãi chiến trường. Sau khi làm sạch sẽ thì lão Quang hớn hở kéo cậu vào phòng bảo cậu ngồi xuống (dĩ nhiên ngồi xuống giường)
Những lời của cậu khi nãy tui hiểu vài phần, cậu nói hoàn toàn là sự thật?
Hồi nãy do cảm xúc dâng trào nên vô tình tiết lộ thân phận là người từ tương lai. Nếu lão biết rồi thì Diệu chẳng muốn giấu giếm.
Dạ, lời cháu hoàn toàn chính xác. Cháu vốn dĩ là xuyên không đến đây.
Hả? Xuyên không gì. Lời cháu khi nãy ta nghe nhiều chỗ không hiểu nhưng cháu thề rằng giúp giúp dân Nam đánh đuổi phương Bắc đúng không?
Thì ra lão chưa hiểu hết. Lão chỉ quan tâm lời thề thôi.
Dạ, đúng rồi.
Tốt, tốt rồi. Lời thề của cậu, ta làm chứng. Cậu không được trái lời thề, nếu không thì như cái bàn kia.
Lão Quang nói xong thì chỉ vào nơi chiếc bàn gãy hồi nãy làm Nguyễn Diệu phải ớn lạnh sống lưng. Gừng càng già càng cay mà. Nói dù gì thì Nguyễn Diệu là người Việt đương nhiên giúp dân tộc giành chủ quyền sớm hơn 400 năm. Tiết kiệm biết bao nhiêu xương máu dân tộc. Cậu biết nhà Lương không phải là mối nguy hại đối với nước Vạn Xuân. Nước Vạn Xuân dù có hay không có Nguyễn Diệu thì vẫn tồn tại thêm mấy chục năm nữa nhưng nhà Tùy, là nguyên nhân chính nước ta bị đô hộ lần thứ ba (), sẽ xâm lược nước ta sau khi thống nhất trung nguyên. Nguyễn Diệu thầm tính toán còn mấy chục năm ắt sẽ cải tiến đời sống, chính trị, văn hóa nước Vạn Xuân. Giúp nước nước Vạn Xuân sẽ chống lại nhà Tùy mấy chục năm tới mà các giặc phương Bắc khác về sau. Suy nghĩ xong thì Nguyễn Diệu nắm tay lão nói:
Lời cháu nói ra như đinh đóng cột. Cháu chắc chắn sẽ làm được và còn làm được hơn thế.
Lão Quang nở một nụ cười hạnh phúc. Có lẽ đây là khoảng khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời lão, một người có một bầu nhiệt huyết cho dân tộc. Lão Quang giờ đây nuôi hy vọng đất nước được chủ quyền, người dân ấm no hạnh phúc không còn sợ giặc phương Bắc, con cháu lão sẽ hưởng được một cuộc sống thái bình.
Hai người nói chuyện vài câu thì lão Quang mệt nên đi ngủ, còn Nguyễn Diệu tự nhiên đau bụng muốn đi nhà xí. Lão Quang đành dẫn cậu đi tới chỗ giải quyết. Bây giờ cậu là quý nhân của lão. Đang đi nữa chừng thì Nguyễn Diệu chợt hỏi:
Đi nhà xí xong lấy gì chùi mông? Lấy gì rửa tay?
Thời đại này đúng là khổ. Người xưa ở bẩn ơi là bẩn. Mà cũng thông cảm cho họ. 1500 trước làm gì có xà phòng, bột giặt, và cả … giấy vệ sinh. Những ai mà ước mơ được xuyên không như Nguyễn Diệu thì phải bỏ ngay ý nghĩ trong đầu nhé. Quen ăn ở có đầy đủ điều kiện từ vệ sinh, giao thông, tới giải trí quen rồi. Người hiện đại xuyên không về thời phong kiến chịu không nổi đâu. Muốn thử cuộc sống thời xưa ư? Hãy lên rừng núi Tây Bắc hay những thôn quê nghèo khó mà đường dây điện khó bắt tới. Dù bắt tới cũng lúc có lúc không. Cuộc sống những nơi đó hoàn toàn khác xa cuộc cống thành thị.
Dù sao Nguyễn Diệu từng đi bộ đội và làm thầy giáo vùng núi một thời gian. Vì thế cậu khá thích nghi cuộc sống mới từ ăn, ở, ngủ cho đến vệ sinh. Ở trên núi cũng có giấy đấy nhưng khá khan hiếm. Lương vài ba cọc ba đồng của giáo viên thì sao sắm nổi. Vì thế cậu xài rất tiết kiệm, chi tiết tiết kiệm ra sao xin không được tả. Cậu kiếm gì đó phủi rồi lấy nước rửa. Cậu còn chuẩn bị sẵn vài lát chanh, được dùng để rửa tay. Cậu không dám rửa tay chỉ bằng nước sạch sau khi ra khỏi nhà xí đâu.
Nói đến việc đi nhà xí của Nguyễn Diệu trở thành trò cười trong quán trọ. Sau việc ngồi lên bàn, bàn vỡ. Người ta sợ cậu đi nhà xí, nhá xí sập. Họ còn kêu cậu ra đại bãi lau sậy ở bờ sông mà giải quyết nhưng lão Quang không cho vì sợ có thuồng luồng (cá sấu). Cậu nghe cá sấu thì rung mình rồi. Thế là Nguyễn Diệu đành làm chuyện đó lần đầu tiên sau khi xuyên không ở bụi rậm ven đường. Cậu khá cẩn thận dùng gậy quơ bụi rậm để chắc chắn không có con gì trong đó. Thời mà dưới nước cá sấu, trên bờ có rắn thì chuyện đó cũng khó khăn. Đúng là đêm khó quên của Nguyễn Diệu. Điều khó quên không phải những việc trên mà là những bất ngờ đang chờ đón cậu.
() Thời kỳ Bắc thuộc chia làm 3 phần. Lần 1: nhà Hán chiếm nước Nam Việt tới Hai Bà Trưng. Lần 2: Nhà nước hai Bà Trưng sụp đổ tới Vạn Xuân. Lần 3: Nhà Tùy chiếm nước Vạn Xuân tới Ngô Quyền.