• 114

Chương 9 – Đức Thánh Tam Giang


Nguyện Diệu xem xét một vòng thì thấy kế bênh tảng đá là cây đa cổ thụ, năm người ôm không hết, cành lá xum xuê, có cành nặng trĩu xuống đất. Thế là ý tưởng đòn bẩy đã có trong đầu cậu. Đòn gánh sẽ bằng những cây tre dài khoảng 5-6 m ghép lại với nhau để cho chắc chắn. Những sợi dây thừng chắc chắn được nối từ một đầu bụi tre tới tảng đá. Sau đó bụi tre được vác qua nhánh rẽ cành cây, chỗ này chưa cao bằng đầu người. Tiếp theo cậu chỉnh điểm tựa hợp lý để nâng tảng đá mà không làm đòn gánh. Cuối cùng cậu dùng sức nặng 100 kg của chính cậu đu bênh đầu kia cây tre. Tảng đả được nhấc bổng một cách nhẹ nhàng và muốn nâng bao lâu cũng được.
Khổ thật cho lão Quang cứ lo Diệu không nhấc nổi. Nếu không cẩn thận có thể bị sức nặng đá gây tổn thương. Không ngờ cậu vượt qua thử thách rất dễ dàng. Lão rất hài lòng chàng thanh niên này.
Giờ phút này mặt tên Lừng nóng bừng bừng. Hắn không ngờ đến Nguyễn Diệu lại chơi
chiêu
như vậy. Tên giữa thấy cảnh tượng này phải khen một cậu:

Từ xưa tới nay. Người có dũng thì không có mưu, người có mưu thì lại không có dũng. Tráng sĩ có dũng có mưu. Thế gian hiếm thấy.


Quá khen. Quá khen.
Diệu khiêm tốn.
Tên lùn huých cùi trò vào tên Lừng nói:

Anh ba nói gì đi chứ. Trước giờ anh ba là vô địch thủ sao hôm nay lại để thua dễ dàng như vậy?

Hết tên bênh phải giờ đến tên lùn đi chọc vào ổ kiến lửa. Chắc bọn chúng thi nhau xua đàn kiến lửa cắn chết Diệu đây mà.

Như vậy gọi là nâng đá sao? Ngươi phải dùng sức mạnh như ta nâng tảng đá chứ?
Tên Lừng điên cuồng gào thét.

Chú năm không phải là lúc đùa giỡn. Chú ba, hãy nghe anh nói. Lúc đầu chính em chỉ nói nâng tảng đá chứ không nói dùng cách gì. Vị tráng sĩ này dùng mưu mà giữ đá trên không lâu hơn chú thì chú phải chịu thua.
Tên giữa trách cứ.
Tên Lừng không phục nói:

Thắng bằng mưu trí có gì hay ho. Khi đánh nhau vẫn phải dùng sức mạnh.


Chú ba quên vừa bị người ta đánh ngất xỉu sao? Tráng sĩ này sức lực phi thường lại có mưu trí hơn người. Ai cũng thấy. Chú thua không oan đâu.

Nhớ trận so tài thua đầu tiên, tên Lừng ú a ú ớ không biết cãi lý sao thì Nguyễn Diệu xen vào:

Người ta nói bất quá tam. () Hay là để chúng tôi đấu thêm một lần nữa.

Tên Lừng mừng rỡ đồng ý:

Được đấy. Chúng ta đấu thêm một trận nữa. Để coi trận này đấu gì?


Khoan đã. Hai trận đầu bên người đã ra đề, lần này phải tới phiên ta. Ta muốn ra đề như thế nào ngươi phải chấp nhận. Còn nữa lần này nếu ngươi thua mà không chịu thì cũng đừng làm phiền tới ta. Được không?

Mọi người đều cho đó là ý kiến hay nên chấp nhận lời đề nghị Diệu. Tên Lưng ỷ vào sức mạnh nên tin trận thứ ba dù đề như thế thì hắn vẫn thắng. Nhưng khi vài câu đầu đề bài thì hắn muốn phun máu té xỉu.
Đề trận thứ ba như sau. Trong một chuồng gồm có 100 con gà chó. Tổng số chân chúng là 320. Hỏi bao nhiêu gà? Bao nhiêu chó trong chuồng.
Đề vừa đưa ra làm mọi người ú ớ. Đối với người hiện đại thì đây chỉ là bài toán cấp 1 nhưng thời này toán học chưa phát triển. Người xưa chưa tìm ra được cách thức tính hiệu quả với lại họ cũng không nghĩ ra bài toán này đánh đố. Với một người hiện đại và là thầy giáo dạy toán giỏi nên trong đầu liền có đáp án ngay khi nghĩ ra đề.

Đề gì quái lạ vậy. Nếu đếm được số chân thì sao không đếm từng con gà, con chó. Mà không ai nhốt gà va chó trong một chuồng. Chó ăn hết gà thì sao?
Tên Lừng thắc mắc.
Câu hỏi tên Lừng làm đầu Nguyễn Diệu hơi choáng váng.

Ngươi hỏi nhiều để làm gì? Có câu trả lời không?


Ta chịu thua. Đề ngươi thiếu và thừa thông tin. Nếu ngươi cho ta biết số gà hay chó thì ta trả lời con còn lại. Trong khi đó biết số chân thì vô dụng.


Không thừa. Tuyệt đối không thừa. Ta sắp có đáp án có thể cho ta suy nghĩ chút được không?
Tên bênh phải ngắt lời.
Nhìn mặt mọi người tại đây thì ngoại trừ Nguyễn Diệu, chỉ có tên bênh phải này có vẻ biết phương pháp giải bài toán
hóc búa
trên.

Có rồi.
Tên bênh phải reo mừng.
Gà có 2 chân, bò có 4 chân. Giả sử toàn bộ 100 con đều có hai chân, tức một con bò tương đương 2 con gà. Vì 100 con đều là gà nên số chân là 200, trong khi đề là tổng cộng 320 chân, vậy thiếu 120. Số chân 120 thiếu đó cũng chính số chân của bò. Lúc này mỗi con bò là 2 chân nên số bò là 60 (120/2). Còn số gà là 40 (100-60). Không biết đáp án của túi có đúng không tráng sĩ.

Mọi người đều có ánh mắt hình viên đạn (không hiểu) nhìn chăm chú tên bênh phải. Ngay cả Nguyễn Diệu rất giỏi toán mà vậy vận dụng đầu óc chút xíu để hiểu hắn muốn nói gì. Quả thật thiếu phương pháp thì sẽ làm bài toán dễ thành bài toán khó. Kẻ giải được là thiên tài và người thiên tài ấy không ai khác hơn là tên này.

Đáp án thì đúng nhưng cách giải ngươi hơi phức tạp. Ta có cách dễ hơn.

Diệu nói rồi thì tìm cành cây để diễn giải. Khổ nổi người thời này không biết chữ la tinh nên cậu đành giải thích bằng miệng. Phương pháp của cậu là đặt x và y ở thời hiện đại. Có điều giải thích bằng miệng càng khó hiểu hơn. Cậu cố gắng dùng từ dễ hiểu nhất nhưng mọi người nghe như lùng bùng lỗ tai. Ai nấy đều tránh xa cậu như sợ thằng điên. Chỉ có tên bênh phải chăm chú vuốt râu lắng nghe.

Cách làm của tráng sĩ khá hay. Tôi nghe hiểu một hai điều. Hay là chúng ta ngồi xuống từ từ nói chuyện.

Tên bênh phải nói xong làm anh em bọn họ hoảng sợ như kẻ trên trời rơi xuống. Mọi người đành lãng đi chỗ khác để không quấy rầy buổi thảo thuận hai tên
điên
. Nguyễn Diệu lúc này khá ân hận nói ra phương pháp giải toán. Giải thích bằng miệng rất khó, đã thế còn không dùng chữ latinh. Vậy mà tên bênh phải không chịu buông tha hỏi dồn dập. Đây đúng là tên ham học hỏi.
Tên giữa có vẻ thấy đứa em làm phiền nên
giãi cứu
Diệu:

Chúng ta nói chuyện đã lâu mà chưa biết danh tính có hơi bất tiện. Tôi thấy từng người giới thiệu về mình được không?

Tên lùn chọt câu:
Khi nãy không phải chúng ta nghe lén cuộc nói chuyện giữa hai người bọn họ nên danh tính họ, chúng ta biết. Còn danh tính chúng ta không cần nói. He… he … he


Chú năm. Anh đã dặn chú đừng giỡn rồi mà sao chú không nghe.

Tên giữa rầy em hắn rồi quay mặt về phía mọi người:

Thưa lão Quang và vị tráng sĩ, ta xin phép giới thiệu trước. Bốn anh nhà ta mang họ Trương. Người làng Vân Mẫu, quận Vũ Bình (). Ta là anh lớn tên Hống, người ngồi kế bênh tráng sĩ là Hát đứng thứ hai trong nhà. Còn đây là em ba, tên là Lừng, mọi người đã biết. Cuối cùng là em thứ năm là Lẫy.


Tên đẹp. Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy.
Lão Quang vuốt râu đọc từng tên anh em nhà họ.
Nguyễn Diệu đang ngồi nhưng khi nghe hai tên Trương Hống và Trương Hát thì giật mình bắn cả người làm cho tên Hát giật mình theo. Nguyễn Diệu hết nhìn Trương Hát rồi quay qua nhìn Hống, Lừng, Lầy như nhìn bầy thú quý hiếm. Anh em nhà họ khá nổi tiếng trong lịch sử và là nhân vật lẫy lừng thời. Hai người anh lớn là Trường Hống và Trương Hát chính là Đức Thánh Tam Giang. Người đời gần coi hai người là vị thần
Tam Giang thượng đẳng thần
đời đời được thờ cúng, thưởng hương khói của dân Việt. Không những thế, có nhiều truyền thuyết chính hai vị thần này phụ hộ Lê Đại Hành và Lý Thường Kiệt phá tan quân Tống, giữ yên bờ cõi. Bài thơ
Nam Quốc sơn hà
cũng được đọc từ miếu thờ của hai người. Suy nghĩ đến bài thơ, Nguyễn Diệu vô tình ngâm:

Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phâm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Khi ngâm thơ, Nguyễn Diệu với giọng mạnh mẽ và hùng hồn đã vô tình làm thơ toát lên ý chí kiên cường, bất khuất của dân Việt. Mọi người xung quanh nghe bài thơ này cảm thấy rất tự hào và vững tin sẽ có một ngày đánh đuổi quân xâm lăng, đem yên bình cho nước nhà.
Trương Hát chắp tay vái chào Nguyễn Diệu:

Thật không ngờ tráng sĩ đây không nhưng mưu dũng và còn còn văn võ song toàn. Xuất khẩu thành thơ. Xin cho tại hạ hỏi tại sao tráng sĩ tự nhiên ngâm bài thơ này?

Nguyễn Diệu lúc này tỉnh lại. Cậu đã vô tình cho bài thơ
Tuyên ngôn độc lập
sinh ra trước 500 năm. Thật là tai hại. Nhưng cậu nghĩ lại không chừng nhờ vậy mà thay đổi lịch sử, có thể lịch sử dân Việt sẽ sang trang khác tươi đẹp hơn. Còn bài thơ này cậu tuyệt đối không chấp nhận.

Mọi người hiểu lầm rồi. Đây là bài thơ của người khác. Lúc nãy tôi chợ nhớ rồi đọc lại thôi.
Nguyễn Diệu phân bua.

Có phải đây là bài thơ của sư phụ cháu?
Lão Quang hỏi.

A. Đúng rồi. Đây là bài thơ của sư phụ cháu.

Nguyễn Diệu đành đổ lên người vị
sự phụ
thần bí. Cậu không thích ăn cắp bản quyền. Đặc biệt là bài thơ đi cùng với dân tộc. Thời hiện đại, người ta cũng không biết tác giả của bài thơ ấy là ai. Thế thì cậu đổ lên người sư phụ cũng chẳng sao.

Ta nhớ hai vị từng nói qua tráng sĩ từng theo học thần tiên?
Trương Hống hỏi.

À. Đúng vậy.


Ông trời đã soi sáng nước Nam ta rồi.
Tự nhiên Trương Hống dang tay hướng mặt lên trời gào thét sung sướng.
Trương Hát nói bồi tiếp:

Bài thơ này thật không đơn giản. Nếu toàn dân Nam mà biết được ắt sẽ đòng lòng chống quân Lương. Chưa kể hai câu đầu tiên ghi rõ ràng. Nước Nam có vua Nam. Đó là ý trời. Đã là ý trời không thể cãi. Nếu quân Lương không rút đi ắt sẽ bị trời phạt.


Nếu vậy thì chúng ta hãy phao bài thơ này cho mọi người.
Trương Lừng lên tiếng.

Tuyệt đối không được.
Trương Hống can.
Mọi người đều bất ngờ thì Trương Hát giải thích:

Chuyện bài thơ này từ vị sự phụ thần tiên của tráng sĩ chỉ có chúng ta biết. Nếu chúng ta phao tin mấy ai tin. Chưa kể đây chính là thiên cơ mà vị thần tiên đó nhắn nhủ. Ta nghe nói nếu lộ thiên cơ gây ra hậu quả không lường. Ta cho rằng phải đợi thời cơ chính mùi mới tiết lộ bài thờ này ra ngoài. Mọi người ở đây phải giữ bí mật.

Không ai bảo ai, mọi người gật đầu tán thành. Nguyễn Diệu càng tán thành vì cậu biết đây không phải là lúc bài thơ
Nam Quốc sơn hà
xuất hiện. 
() Sự việc gì không đến lần thứ ba. Tới lần thứ ba mà không thay đổi thì đó là thói quen. Ý Diệu nói tên Lừng mà không chịu thua nữa thì Lừng đã hình thành tính cách của thằng hèn. Dám chơi không dám chịu.
() Nay là Bắc Ninh, quận Vũ Bình là mình ghi đai. Tài liệu ghi quận Vũ Ninh nhưng thời đó chỉ có huyện Vũ Ninh.
 
1 bộ truyện hay về binh đoàn , tác trâu, mời các bạn nhập hố Siêu Thần Cơ Giới Quân Đoàn
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Anh Hùng Vạn Xuân.