• 568

Chương 27: Một buổi chiều ở căn nhà đá


Số từ: 4941
Nguồn: NXB Hội Nhà Văn

Cô đi đâu mà diện vậy, Anne?
Davy muốn biết.
Nhìn cô đẹp tít thò lò trong cái váy đó.

Anne đi xuống ăn trưa trong bộ váy muxơlin màu xanh lá cây nhạt... chiếc váy màu mè đầu tiên cô mặc kể từ khi Matthew qua đời. Nó hợp với cô một cách hoàn hảo, tôn lên sắc tinh tế như một đóa hoa của khuôn mặt cô và ánh đồng lấp lánh trên mái tóc cô.

Davy, bao nhiêu lần cô đã dặn cháu là không được dùng cái từ đó mà,
cô trách móc.
Cô sẽ đi Nhà Vọng.


Dẩn cháu đi với,
Davy năn nỉ.

Nếu đánh xe đi thì cô đã dẫn rồi. Nhưng cô sẽ đi bộ; mà đường thì quá xa so với cặp chân mới có tám tuổi của cháu. Hơn nữa, Paul sẽ đi cùng cô, và cô sợ rằng cháu không thích đi chung với cậu ấy.


Ồ, cháu thích Paul nhiều hơn trước rồi,
Davy nói, bắtđầu hùng hục tấn công món bánh pút đinh.
Kế từ khi cháu bắt đầu ngoan ngoãn được kha khá, cháu không để ý lắm đến việc anh ta ngoan hơn cháu nữa. Nếu cháu tiếp tục cố gắng thì một ngày nào đó cháu sẽ bắt kịp anh ta thôi, cả chiều dài chân và sự ngoan ngoãn. Hơn nữa, Paul cư xử rất tốt với đám con trai lớp hai bọn cháu ở trường. Anh ta không để đám con trai lớn bắt nạt bọn cháu, và chỉ cho bọn cháu rất nhiều trò hay.


Sao trưa hôm qua Paul lại rơi xuống suối vậy?
Anne hỏi.
Cô thấy cậu ấy ở sân chơi, ướt nhem ướt nhẹp đến mức cô phải bảo cậu ấy về nhà thay áo mà không kịp hỏi han gì.


Ồ, một phần là do tai nạn,
Davy giải thích.
Anh ta cố ý cúi đầu xuống, nhưng cả người anh ta rơi xuống theo là do tai nạn. Bọn cháu đang ở bên suối, Prillie Rogerson nổi điên với Paul vì chuyện gì đó... chị ta xấu tính và khó ưa kinh khủng, dẫu chị ta có xinh thật... và nói rằng hằng đêm bà nội anh ta đều cuộn tóc anh ta lại để làm lọn xoăn. Cháu cho rằng Paul chẳng để ý gì đến những lời chị ta nói, nhưng Gracie Andrews phá lên cười, và Paul đỏ bừng mặt, vì Gracie là bồ của anh ta mà, cô biết đấy. Anh ta mê tít chị ấy... tặng hoa, cầm sách giúp tới tận đường bờ biển. Mặt anh ta đỏ như củ cải và anh ta gân cổ bảo rằng bà nội anh ta không làm những chuyện như thế, anh ta tóc quăn từ nhỏ rồi. Thế rồi anh ta nằm sấp bên bờ suối, chúi đầu xuống nước để chứng minh, ồ, đó không phải là dòng suối mà bọn cháu uống nước đâu...
Davy vội nói khi thấy vẻ hãi hùng trên mặt bà Marilla...
đó là một nhánh nhỏ hơn bên dưới. Nhưng bờ suối trơn khủng khiếp và cả người Paul trượt đi. Phải nói anh ta té xuống cái ầm, thật là tít thò lò. ôi, Anne, Anne, cháu không định nói từ đó đâu... cháu chỉ buột miệng mà chưa kịp nghĩ. Anh ta té xuống cái ầm rất oách. Nhưng khi bò lên thì trông anh ta thật tức cười, ướt mẹp đầy bùn. Đám con gái cười còn dữ hơn nữa nhưng Gracie không cười. Chị ấy lộ vẻ ân hận. Gracie cũng xinh nhưng chị ấy có cái mũi hếch. Khi cháu đủ lớn để có bồ; cháu không quen đứa nào mũi hếch đâu... cháu sẽ chọn người có cái mũi xinh như cô, Anne ạ.


Một cậu bé dính xi rô lem nhem đầy mặt khi ăn pút đinh thì chẳng có cô gái nào thèm để ý đâu,
bà Marilla nghiêm khắc.

Nhưng cháu sẽ rửa mặt trước khi đi cưa cẩm chứ,
Davy phản đối, cố gắng cải thiện tình hình bằng cách dùng lưng bàn tay chùi lấy chùi để.
Và cháu cũng rửa lỗ tai mà không cần nhắc nhở nữa. Sáng nay cháu nhớ rồi đó, bà Marilla ơi. Cháu không hay quên thường xuyên như trước nữa. Nhưng...
Davy thở dài...
có quá nhiều ngóc ngách trên người, nhớ toàn bộ chúng thật là khó kinh khủng, ôi, nếu cháu không thể qua nhà cô Lavendar, cháu sẽ chạy sang nhà bà Harrison. Phải nói bà Harrison là một phụ nữ dễ thương khủng khiếp. Bà ấy để một lọ bánh quy trong phòng lương thực, dành riêng cho các cậu bé, và bà ấy luôn luôn cho cháu những phần thừa trong chảo khi làm bánh mận. Có rất nhiều mận còn dính lại một bên, cô biết mà.Ông Harrison luôn là người tốt, nhưng từ khi cưới vợ lại thì ông ấy tốt gấp đôi. Chắc kết hôn làm người ta tốt hơn. Vi sao bà không lập gia đình vậy, bà Marilla? Cháu muốn biết.

Tinh trạng độc thân hạnh phúc của bà Marillla chẳng bao giờ khiến bà xót xa, do vậy sau khi liếc nhìn đầy ý nghĩa sang Anne, bà trả lời một cách vui vẻ rằng có lẽ vì chẳng ai chịu lấy bà.

Nhưng có thể vì bà chẳng chịu hỏi thử ai cả,
Davy phản đối.

Ôi Davy,
Dora nghiêm khắc thốt, cô bé quá sững sờ đến nỗi nói khi chưa được hỏi,
đàn ông phải đi hỏi vợ chứ.


Hừ, anh chả hiếu vì sao đàn ông luôn luôn phải làm thế,
Davy làu bàu.
Anh thấy có vẻ như đàn ông phải gánh vác tất cả mọi việc trên đời này rồi. Cháu ăn thêm một miếng bánh pút đinh được không, bà Marilla?


Cháu ăn quá đủ rồi đấy,
bà Marilla đáp nhưng vẫn cắt cho nó một miếng vừa phải nữa.

Cháu ước gì có thể ăn pút đinh mà sống. Vi sao không thể như vậy, hả bà Marilla? Cháu muốn biết.


Bởi vì cháu sẽ sớm ngán tới tận cổ thôi.


Cháu muốn thử một lần xem sao,
Davy hoài nghi.
Nhưng cháu nghĩ chỉ được ăn pút đinh vào ngày ăn cá và ngày có khách còn hơn là không được ăn pút đinh. Nhà Milty Boulter không có tí pút đinh nào. Milty nói khi có khách thì mẹ nó chỉ cho họ ăn pho mát và còn tự tay cắt nữa... mỗi người một miếng nhỏ, và thêm một miếng cho ra vẻ hào phóng.


Nếu Milty Boulter nói như vậy về mẹ nó thì ít nhất cháu không nên nhắc lại làm gì,
bà Marilla nghiêm khắc.

Chúa rủ lòng thương linh hồn tôi,
... Davy khoái trá bắt chước câu nói cửa miệng của ông Harrison...

Milty muốn khen mẹ nó đấy chứ. Nó tự hào kinh khủng về mẹ, vì người ta đồn mẹ nó có thể vắt cổ chày ra nước.


Hình... hình như đám gà mái hỗn hào lại chạy vào luống hoa păng xê nữa rồi,
bà Marilla đứng dậy hấp tấp chạy ra ngoài.
Đám gà mái bị vu oan không hề lảng vảng ở gần luống hoa păng xê, và bà Marilla cũng chẳng thèm liếc mắt nhìn qua. Thay vào đó, bà ngồi xuống cửa sập hầm rượu mà cười rũ rượi cho đến khi cảm thấy xấu hổ vì hành vi của mình.
Chiều hôm đó, khi Anne và Paul đến ngồi nhà đá, họ thấy cô Lavendar và Charlotta Đệ Tứ đang ở trong vườn, hăng hái nhổ cỏ, cào cỏ, cắt tỉa lá cây. Cô Lavendar, vui tươi ngọt ngào trong bộ váy đính đầy diềm xếp nếp và đăng ten ưa thích, buông rơi cây kéo và hớn hở chạy ra đón khách, trong khi Charlotta Đệ Tứ nhăn răng cười.

Chào cháu, Anne. Tôi đã nghĩ hôm nay cháu sẽ đến mà. Cháu thuộc về buổi chiều, nên buổi chiều đưa cháu tới. Những thứ thuộc về nhau sẽ luôn gắn bó với nhau. Người ta sẽ tránh được rất nhiều rắc rối nếu hiếu được điều đó. Nhưng họ không hiếu... và thế là họ tốn vô khối sức lực dời non lấp biển để ép những thứ không thuộc về nhau ở gần nhau. Và cháu nữa, Paul... ôi chao, cháu lớn quá! Cháu cao hơn cả nửa cái đầu so với lần trước.


Vâng, cháu bắt đầu nhổ giò rồi, như bà Lynde nói đấy,
Paul vui sướng chân thành.
Bà nội nói thế là món cháo cuối cùng cũng có hiệu lực. Có lẽ thế. Có trời mới biết...
Paul thở dài...
Số lượng cháu ăn đủ để bất cứ ai trưởng thành. Cháu chỉ hy vọng, một khi đã bắt đầu, cháu sẽ cao đến khi bằng ba cháu. Ba cháu cao hơn mét tám, cô biết đấy, cô Lavendar.

Vâng, cô Lavendar có biết, đôi má xinh đẹp của cô lại hồng thêm một chút, một tay dắt Paul, một tay dắt Anne, cô im lặng bước vào nhà.

Hôm nay thời tiết có thích hợp để tạo những tiếng vọng không, cô Lavendar?
Paul lo lắng hỏi. Lần đầu tiên cậu đến thăm, trời quá nhiều gió nên không thể tạo tiếng vọng, và Paul hết sức thất vọng.

Ừ, là ngày thích hợp nhất luôn ấy chứ,
cô Lavendar trả lời, bừng tỉnh khỏi luồng hồi tưởng.
Nhưng trước tiên chúng ta phải kiếm cái gì ăn đã. Tôi biết hai cháu nhất định rất đói bụng sau khi đi bộ qua rừng sồi đến tận đây, và Charlotta Đệ Tứ cùng tôi có thể ăn vào bất cứ lúc nào trong ngày... chúng tôi háu ăn lắm. Nên chúng ta chỉ cần đột kích vào phòng lương thực thôi. Thật may là nó đầy nhóc những thứ ngon lành. Tôi linh cảm rằng mình sẽ có khách hôm nay, thế là Charlotta Đệ Tứ và tôi đã chuẩn bị sẵn sàng.


Cháu nghĩ cô là kiểu người luôn có sẵn đồ ăn ngon trong tủ,
Paul tuyên bố.
Bà nội cũng thế. Nhưng bà không thích ăn vặt giữa hai bữa chính. Cháu tự hỏi,
cậu trầm ngâm,
liệu cháu có nên ăn dẫu biết là bà chẳng ưa hay không.


Ôi, cô cho rằng bà cháu sẽ không phản đối nếu cháu ăn sau một chuyến đi bộ dài. Thế thì lại khác đấy,
cô Lavendar nói rồi trao đối ánh mắt ý vị với Anne phía trên mái tóc xoăn nâu của Paul.
Cô cho rằng các món ăn vặt quả thật chẳng tốt chút nào. Đó là lý do bọn cô luôn có sẵn chúng ở Nhà Vọng này. Bọn cô... Charlotta Đệ Tứ và cô... sống thách thức với mọi chế độ ăn uống. Bọn cô ăn đủ món khó tiêu mỗi khi chợt nhớ đến chúng, bất kể ngày hay đêm, và bọn cô phát triển như cây nguyệt quế vậy. Bọn cô luôn muốn sửa đổi. Mỗi khi đọc thấy bài báo nào ngăn không nên ăn một món gì bọn cô thích, bọn cô cắt bài đó ra, dán lên tường bếp để nhớ. Nhưng chẳng hiểu sao bọn cô không làm được... nhất định phải đi bỏ món đó vào bụng mới cam tâm. Chưa có món nào giết được bọn cô, dẫu Charlotta Đệ Tứ từng bị ác mộng sau khi ăn bánh rán vòng, bánh thịt băm và bánh trái cây trước khi đi ngủ.


Bà nội cho cháu uống một ly sữa, ăn một lát bánh mì bơ trước khi đi ngủ, vào tối Chủ nhật thì bà phết thêm mứt lên bánh mì,
Paul nói.
Do vậy cháu có thêm một lý do để luôn thích tối Chủ nhật. Chủ nhật là một ngày dài lê thê trên đường bờ biển. Bà nội nói ngày Chủ nhật quá ngắn với bà, và ba cháu chẳng bao giờ thấy Chủ nhật là nhàm chán khi còn nhỏ. Ngày sẽ không quá dài nếu cháu có thể nói chuyện với những người bạn trên vách đá của cháu, nhưng cháu chẳng bao giờ làm vậy vì bà nội không cho phép cháu làm vào ngày Chủ nhật. Cháu suy nghĩ nhiều lắm, nhưng cháu e là những suy nghĩ của cháu quá trần tục. Bà nội nói rằng vào Chủ nhật chúng ta chẳng được nghĩ gì ngoài những ý nghĩ tôn giáo thiêng liêng. Nhưng cô giáo nói là mỗi ý nghĩ đẹp đều thiêng liêng cả, dẫu là về cái gì, hay vào bất cứ ngày nào. Nhưng cháu chắc rằng bà nội nghĩ bài giảng kinh và bài học ở trường Chủ nhật là những điều duy nhất thiêng liêng mà chúng ta có thể nghĩ tới. Và khi ý kiến của bà nội và cô giáo khác nhau, cháu chẳng biết phải làm sao. Trong thâm tâm
... Paul đặt tay lên ngực và ngước đôi mắt xanh hết sức nghiêm túc nhìn lên khuôn mặt lập tức trở nên đầy cảm thông của cô Lavendar...
cháu đồng ý với cô giáo. Nhưng mà, cô thấy đấy, bà nội đã tự mình nuôi dạy ba và đã thành công rực rỡ, mà cô giáo thì chưa nuôi lớn ai hết, tuy cô ấy có giúp nuôi Davy và Dora một chút. Nhưng không biết chúng sẽ ra sao cho tới khi chúng thực sự lớn. Do vậy, thỉnh thoảng cháu nghĩ nghe lời bà nội thì an toàn hơn.


Cô nghĩ thế là đúng đấy,
Anne nghiêm nghị.
Dù sao chăng nữa, cô dám nói nếu bà nội em và cô đi đến tận cùng vấn đề, dẫu cách diễn đạt có khác nhau, điều bọn cô muốn nói sẽ hoàn toàn giống nhau. Em nên nghe theo cách nói của bà, vì đó là kết tinh của kinh nghiệm. Chúng ta phải đợi đến khi cặp song sinh trưởng thành thì mới dám chắc cách của cô cũng tốt tương đương.
Sau bữa ăn, họ quay lại khu vườn, ở đó Paul tha hồ làm quen với những tiếng vọng kỳ thú, trong khi Anne và cô Lavendar ngồi trò chuyện trên băng ghế đá dưới bóng cây dương.

Vậy mùa thu này cháu sẽ đi phải không?
cô Lavendar bâng khuâng.
Lẽ ra tôi phải mừng cho cháu, Anne ạ... nhưng tôi lại buồn khủng khiếp, thật là ích kỷ quá. Tôi sẽ nhớ cháu nhiều lắm. ôi, thỉnh thoảng tôi nghĩ kết bạn để làm quái gì. Chẳng bao lâu họ sẽ rời khỏi cuộc đời của mình và để lại vết thương còn đau đớn hơn khoảng trống vắng trước khi họ đến.


Nghe cứ như một câu cô Eliza Andrews hay nói, nhưng đó không phải là tính cách của cô Lavendar,
Anne thốt.
Chẳng có gì tệ hơn khoảng trống vắng... và cháu đâu có rời khỏi cuộc đời cô. Còn có thư từ và những kỳ nghỉ nữa mà. Cô thân yêu, cháu e là cô hơi xanh xao mệt mỏi đó.


Ô... hú... hú... hú...
Paul đứng trên bức tường liên tục tạo ra đủ loại tiếng động... không phải tiếng động nào cũng du dương lọt tai, nhưng khi vẳng lại, chúng dường như được các bà tiên tôi luyện thành những âm thanh đáng giá tựa bạc vàng. Cô Lavendar phẩy đôi tay xinh đẹp vẻ thiếu kiên nhẫn.

Tôi chán tất cả mọi thứ... kể cả những tiếng vọng nữa. Chẳng có gì trong đời tôi ngoại trừ những tiếng vọng... tiếng vọng của niềm vui, giấc mơ và hy vọng đã mất đi. Chúng đẹp nhưng thật trêu ngươi, ôi Anne, tôi thật tệ vì ăn nói như vậy khi có khách. Chỉ là tôi đang già đi và tuổi già không hợp với tôi. Tôi biết mình sẽ khó tính khủng khiếp khi đến sáu mươi tuổi. Nhưng có lẽ tôi chỉ cần một liều thuốc chữa bệnh buồn thôi.

Đúng lúc ấy, Charlotta Đệ Tứ, vốn biến mất sau bữa ăn trưa, giờ quay trở lại tuyên bố rằng ở góc Đông Bắc đồng cỏ nhà ôngJohn Kimball dâu chín sớm đỏ rực và hỏi xem cô Shirley có muốn đi hái không.

Dâu chín sớm cho buổi trà!
cô Lavendar kêu lên.
ôi, tôi không già như tôi nghĩ... và tôi chẳng cần một thuốc chữa bệnh buồn nào nữa! Các cô gái, khi các cô đem dâu trở lại, chúng ta sẽ dùng trà dưới cây dương bạc này. Tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ vởi món kem cây nhà lá vườn.

Thế là Anne cùng Charlotta Đệ Tứ đi tới đồng cỏ của ông Kimball, một chốn xanh mướt đằng xa nơi không khí mịn như nhung, thơm ngát như một luống violet và óng ánh như hổ phách.

Ôi, ở đây không khí mới ngọt ngào và tươi mát làm sao!
Anne hít sâu một hơi.
Chị có cảm giác như đang uống một hơi ánh mặt trời vậy.


Vâng, thưa cô, em cũng thế. Chính xác đó là điều em cảm thấy, thưa cô,
Charlotta đồng ý, cô bé sẽ nói y hệt như vậy nếu Anne bảo cô cảm thấy mình giống như một con bồ nông hoang dại. Sau mỗi lần Anne đến thăm Nhà Vọng, Charlotta Đệ Tứ lại leo lên căn phòng nhỏ của mình phía trên gian bếp, làm bộ làm dạng trước gương, cố gắng nói chuyện, làm dáng và di chuyển như Anne. Charlotta Đệ Tứ chẳng bao giờ có thể tự gạt mình rằng mình đã khá thành công, nhưng có chí thì nên, Charlotta được dạy thế ở trường mà, và cô bé hy vọng tha thiết rằng đến lúc nào đó, cô sẽ học được cái cách hất cằm thanh nhã, ánh mắt lanh lợi long lanh, cách đi đứng cứ như cành cây đung đưa trong gió. Nhìn Anne làm thì có vẻ thật dễ dàng. Charlotta Đệ Tứ ngưỡng mộ Anne từ tận đáy lòng. Không phải vì cô bé nghĩ Anne quá xinh đẹp. vẻ đẹp của Diana Barry với má hồng tóc đen hợp với gu của Charlotta Đệ Tứ hơn là sức quyến rũ của Anne với đôi mắt xám long lanh cùng đôi má phơn phớt hồng.

Nhưng em thà giống cô hơn là xinh đẹp,
cô bé thú thật với Anne.
Anne phá lên cười, nhấm nháp mật ngọt của lời khen tặng và lờ đi vết gai đâm. Cô quen nhận được những lời đánh giá mâu thuẫn. Công chúng chẳng bao giờ đồng ý với nhau về bề ngoài của Anne. Những người nghe đồn cô xinh đẹp gặp cô rồi thất vọng. Những người nghe đồn cô bình thường gặp cô rồi tự hỏi mắt của những kẻ khác để ở đâu. Chính bản thân Anne cũng chẳng bao giờ tin rằng mình có chút mỹ lệ nào. Khi nhìn vào gương, cô chỉ thấy khuôn mặt nhợt nhạt cùng với bảy vết tàn nhang trên mũi. Tấm gương chẳng thể lộ ra cho cô thấy hàng loạt cảm xúc luôn biến ảo hết đến lại đi trên nét mặt cô cứ như một ngọn lửa hồng lấp lánh, hay vẻ quyến rũ của niềm vui và ước mơ xen kẽ trong đôi mắt to của cô.
Dầu Anne không đẹp theo đúng định nghĩa hẹp của từ đó, cô sở hữu một nét quyến rũ mơ hồ và vẻ bề ngoài đặc biệt, khiến những người gặp cô cảm thấy dễ chịu và hài lòng với tuổi thanh xuân dịu dàng cùng bao tiềm năng mạnh mẽ bên trong. Những người quen biết Anne vô thức cảm nhận được rằng điểm thu hút nhất của Anne là vầng hào quang đầy triển vọng bao quanh cô... sức mạnh của những tiềm năng tương lai tích tụ bên trong cô. Tương lai dường như lẩn quẩn theo từng bước chân cô.
Trong lúc hái dâu, Charlotta Đệ Tứ tâm sự với Anne về nỗi lo của cô bé với cô Lavendar. Cô bé giúp việc tốt bụng thực lòng lo lắng cho tình trạng của cô chủ đáng yêu của mình.

Cô Lavendar không khỏe, cô Shirley ơi, thưa cô. Em chắc là thế, dẫu cô ấy chẳng bao giờ than phiền. Cô ấy không còn là chính mình lâu lắm rồi, thưa cô... kể từ cái ngày cô và Paul cùng đến đây lần trước ấy. Em chắc là cô ấy bị cảm đêm đó, thưa cô. Sau khi cô và cậu Paul đi, cô ấy ra ngoài rồi đi dạo trong vườn thật lâu trong bóng tối mà chỉ khoác có mỗi tấm khăn choàng mỏng dính. Trên lối đi còn rất nhiều tuyết đọng, và em chắc là cô ấy bị cảm, thưa cô. Kể từ đó, em để ý thấy cô ấy cư xử có vẻ mệt mỏi và buồn bã. Cô ấy dường như chẳng quan tâm đến bất cứ thứ gì cả, thưa cô. Cô ấy chẳng giả vờ là có khách tới, không nấu ăn sửa soạn, không làm bất cứ gì cả, thưa cô. Chỉ khi cô đến thăm thì cô ấy dường như mới vui vẻ được một chút. Và dấu hiệu tệ nhất là, cô Shirley ơi, thưa cô...
Charlotta Đệ Tứ hạ giọng cứ như chuẩn bị nói ra một triệu chứng kỳ lạ và cực kỳ khủng khiếp...
cô ấy chẳng bao giờ nổi giận mỗi khi em làm bể đồ. Cô biết không, cô Shirley, thưa cô, hôm qua em làm bể cái chén màu xanh vàng luôn đặt trên kệ sách. Bà nội cô ấy đem từ bên Anh sang và cô Lavendar luôn nâng niu nó. Em cũng phủi bụi nó cẩn thận lắm, cô Shirley ạ, thưa cô, nhưng nó tuột ra thật bất ngờ, trước khi em kịp giữ lại, rồi vỡ tan thành bốn triệu mảnh. Thú thật với cô là em hối hận và sợ lắm. Em nghĩ cô Lavendar sẽ mắng em một trận kinh khủng, thưa cô, và thà là cô ấy cứ mắng em như trước còn hơn. Nhưng cô ấy bước vào phòng, chẳng thèm nhìn đến cái bát vỡ mà chỉ nói, 'Không sao cả, Charlotta. Gom mảnh vỡ lại rồi vứt đi,’ Y sì như vậy đấy, thưa cô, cô Shirley... 'gom mảnh vỡ lại rồi vứt đi,’ cứ như đó không phải cái bát bà nội cô ấy đem từ Anh sang vậy. Ôi, cô ấy không khỏe, và em cảm thấy tồi tệ vì điều đó. Chẳng có ai chăm sóc cô ấy ngoài em.

Charlotta Đệ Tứ ứa nước mắt. Anne thông cảm vuốt ve bàn tay rám nắng của cô bé đang cầm chiếc cốc hồng bị nứt.

Chị nghĩ là cô Lavendar cần thay đổi, Charlotta ạ. Cô ấy ở đây một mình quá sức cô độc đi. Chúng ta có thể lôi kéo cô ấy đi đâu chơi một chuyến không?

Charlotta lắc đầu, những cái nơ to đùng lúc lắc buồn bã.

Em không nghĩ vậy đâu, thưa cô, cô Shirley. Cô Lavendar ghét đi thăm viếng lắm. Cô ấy chỉ từng đi thăm viếng có ba người họ hàng, và cô ấy nói đó chỉ là trách nhiệm mà thôi. Lần chót, sau khi về nhà, cô ấy nói sẽ không đi thăm viếng vì trách nhiệm thêm lần nào nữa. ‘Tôi về nhà và đem lòng yêu sự cô đơn, Charlotta ạ,’ cô ấy nói với em thế, 'và tôi không bao giờ muốn rời khỏi mái nhà thương yêu của mình nữa. Họ hàng của tôi cứ cố biến tôi thành một bà già, và điều đó ảnh hưởng tồi tệ đến tôi,’ Như thế đấy, thưa cô, cô Shirley. 'Điều đó ảnh hưởng tồi tệ đến tôi,’Cho nên em nghĩ có dỗ dành cô ấy đi đâu cũng chẳng ích gì.


Chúng ta phải xem xem có cách nào khác không,
Anne quả quyết rồi bỏ trái dâu cuối cùng có thể vào cái cốc hồng của mình.
Ngay khi kỳ nghỉ hè bắt đầu, chị sẽ tới ở nguyên tuần với em và cô Lavendar. Chúng ta sẽ ăn uống ngoài trời mỗi ngày, tưởng tượng đủ điều thú vị xem có làm cô Lavendar vui lên được không.


Thế là đúng cách rồi đấy, thưa cô; cô Shirley,
Charlotta Đệ Tứ reo lên hân hoan. Cô bé vui giùm cho cô Lavendar và cũng vì chính mình nữa. Có cả một tuần để liên tục quan sát Anne, chắc chắn cô bé sẽ học được cách đi đứng và cư xử như thần tượng của mình.
Khi các cô gái quay lại Nhà Vọng, họ thấy cô Lavendar và Paul đã khiêng cái bàn vuông nhỏ từ bếp ra vườn và sắp sẵn mọi thứ cho bữa trà. Chẳng có gì ngon hơn món dâu tươi và kem nhà làm, nhấm nháp thức ăn dưới bầu trời xanh ngăn ngắt điểm những cụm mây trắng nhỏ như bông gòn, trong bóng mát của cây rừng thì thầm xào xạc. Sau khi dùng bữa xong, Anne giúp Charlotta rửa chén trong bếp, trong khi cô Lavendar ngồi trên ghế đá với Paul nghe cậu kể về những người sống trên vách đá. Cô Lavendar dễ thương là một người biết lắng nghe, nhưng cuối cùng, Paul nhận ra cô đột ngột mất hứng thú với cặp thủy thủ song sinh.

Cô Lavendar, sao cô nhìn cháu như thế?
cậu nghiêm túc hỏi.

Nhìn thế nào, hả Paul?


Cứ như cô đang nhìn xuyên qua cháu vào một người được cháu gợi nhớ trong tâm trí cô,
Paul đáp, thỉnh thoảng cậu lại có sự hiểu biết sâu sắc kỳ lạ đến mức chẳng dễ giữ kín bí mật nào khi ở quanh cậu.

Cháu quả thật gợi cho cô nhớ đến một người cô biết đã lâu,
cô Lavendar mơ màng.

Khi cô còn trẻ?


Ừ, khi cô còn trẻ. Cháu thấy cô có già lắm không, Paul?


Cô biết không, cháu chẳng biết trả lời thế nào,
Paul thổ lộ.
Tóc của cô nhìn già... cháu chưa biết người trẻ nào có tóc trắng cả. Nhưng mỗi khi cô cười, mắt cô trẻ trung chẳng kém gì cô giáo xinh đẹp của cháu. Cháu nói điều này với cô nhé, cô Lavendar
... Khuôn mặt và giọng nói của Paul trang trọng như một quan tòa...
Cháu nghĩ cô sẽ là một người mẹ tuyệt vời. Cô có ánh mắt thật hợp... ánh mắt mà người mẹ bé nhỏ của cháu luôn có. Cháu nghĩ thật đáng tiếc khi cô chẳng có cậu con trai nào.


Tôi có một cậu con trai trong mơ, Paul ạ.


Ồ, thật ạ? Bạn ấy bao nhiêu tuổi?


Tôi nghĩ là khoảng tuổi cháu đấy. Đáng lẽ cậu bé phải lớn hơn một chút, vì tôi mơ về cậu bé từ lâu lắm trước khi cháu ra đời. Nhưng tôi chưa bao giờ để cậu bé lớn hơn mười một hay mười hai tuổi, vì nếu như vậy thì một ngày nào đó cậu bé sẽ hoàn toàn trưởng thành, khi đó tôi sẽ mất cậu bé.


Cháu hiểu,
Paul gật đầu.
Đó là cái hay của nhữngngười trong mơ... muốn họ ở tuổi nào là họ ở tuổi đó. Cô, cô giáo xinh đẹp của cháu và cháu là những người duy nhất trên thế giới mà cháu biết là có những người trong mơ. Thật thú vị và thật vui khi chúng ta đều biết nhau, phải không? Nhưng cháu cho rằng người như chúng ta luôn tự tìm đến nhau. Bà nội cháu chẳng có người trong mơ nào, và Mary Joe nghĩ rằng cháu bị tâm thần khi nghĩ về họ. Nhưng cháu nghĩ có họ thật tuyệt. Cô biết mà, cô Lavendar. Hãy kể cho cháu nghe về cậu bé trong mơ của cô đi.


Cậu bé có mắt xanh, tóc quăn. Mỗi sáng cậu bé lẻn vào phòng đánh thức tôi dậy bằng một nụ hôn. Rồi cả ngày cậu bé chơi trong vườn... và tôi cùng chơi với cậu bé. Những trò chơi như chúng ta chơi khi nãy. Bọn cô chạy thi, trò chuyện với những tiếng vọng, và cô kể chuyện cho cậu bé nghe. Rồi khi hoàng hôn buông xuống...


Cháu biết,
Paul hăm hở cắt lời.
Cậu ấy sẽ đến ngồi cạnh bên cô... như thế này này... bởi vì đương nhiên, mười hai tuổi thì quá lớn không ngồi vào lòng cô được... và ngả đầu lên vai cô... như thế này này... và cô choàng tay quanh cậu bé, ôm chặt, thật chặt, rồi áp má lên đầu cậu bé... đúng thế, y hệt như thế. ôi, cô cũng biết hết, cô Lavendar ơi.

Khi bước ra khỏi căn nhà đá Anne thấy hai người họ ngồi đó, và có gì đó trên khuôn mặt của cô Lavendar khiến cô chẳng muốn quấy rầy họ chút nào.

Cô e là chúng ta phải đi thôi, Paul ạ, nếu chúng ta muốn về đến nhà trước khi trời tối. Cô Lavendar ơi, sắp tới cháu sẽ tự mời mình đến Nhà Vọng ở suốt một tuần liền nhé.


Nếu cháu đến ở một tuần, tôi sẽ giữ cháu đến hai tuần luôn,
cô Lavendar đe dọa.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Anne tóc đỏ làng Avonlea.