Chương 13: July III
-
Another
- Yukito Ayatsuji
- 10560 chữ
- 2020-05-09 09:35:02
Số từ: 10546
Dịch giả: MyMy - Mai Hương
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
1
Tôi lại gặp ác mộng.
Khác với những cơn ác mộng trước đây, lần này tôi không còn trách cứ bản thân đã khởi động
tai ương
và không ai đổ riệt tất cả là lỗi của tôi nữa.
Kẻ đã chết
là ai?
Trong mơ, tôi đơn độc giữa bóng tối, lặp đi lặp lại câu hỏi đó không ngừng.
Kẻ đã chết
là ai?
Để đáp lời, những gương mặt khác nhau hiển hiện, người này nối tiếp người kia.
Kazami. Teshigawara. Mochizuki. Những người tôi từng tiếp xúc kể từ khi chuyển tới đây.
Maejima của Câu lạc bộ Kendo. Mizuno-em-trai. Wakui người ngồi bàn trên tôi.
Akazawa. Sugiura. Nakao. Ogura... Những người tôi vốn không chuyện trò mấy, nhưng tôi vẫn chắc cú khi nhắc tên là nhớ ra gương mặt họ.
Và rồi Misaki Mei.
Còn rất nhiều bạn học khác nữa của ở lớp 9-3. Ai trong số họ là
người dư ra
, là
kẻ đã chết
của năm nay?
Gương mặt họ hiển hiện trong bóng đêm theo trật tự ngẫu nhiên. Từng người một, những đường nét trên mặt họ tan rữa, rồi biến thành thứ gì đó ma quái bốc mùi hôi thối. Giống những gương mặt hóa trang bằng các hiệu ứng đặc biệt trong phim kinh dị. Sau đó...
Gương mặt xuất hiện cuối cùng không phải ai khác mà là chính tôi. Sakakibara Koichi. Gương mặt trước giờ tôi chỉ được nhìn thấy trong gương và trên ảnh. Những đường nét cũng nhanh chóng tan rã, trông ma quái hãi hùng hơn bất cứ thứ gì trên đời...
... Tôi ư? Có phải tôi không...?
Liệu tôi có phải là
kẻ đã chết
trà trộn vào lớp, thậm chí không tự nhận thức được? Không thể nào?
Giơ tay cào nát gương mặt đang rệu rã, miệng buột ra những tiếng rên rĩ rùng rợn... Rồi đột ngột bừng tỉnh. Giấc mơ ấy cứ đến hằng đêm...
Chẳng lẽ,
kẻ đã chết
là tôi thật ư?
Tôi cũng từng nghiêm túc cân nhắc khả năng này.
Kẻ đã chết
không thực sự nhận ra chính họ là
kẻ đã chết
. Cậu hoặc cô ta tồn tại nhờ những ký ức biến cải hoặc tráo đổi, khăng khăng trong họ rằng
Tôi không chết. Tôi vẫn sống, như trước nay vẫn thế
.
Trong trường hợp này...
Chẳng phải như thế nghĩa là, có thể là tôi lắm chứ?
Đầu tháng Tư năm nay, phòng học đủ bàn đủ ghế. Sang tháng Năm bỗng thiếu mất một bộ. Bởi vì tôi đột ngột chuyển tới.
Tôi chính là học sinh đã chen ngang vào lớp, ngoài mong đi, có nghĩa tôi là
người dư ra
, là
kẻ đã chết’ của năm nay...
Có lẽ tôi không nhận ra, tôi đã chết năm ngoái, hoặc năm kia, ông bà tôi, dì Reiko, bố tôi và tất cả những người khác đều quên mất sự kiện đó, mọi giấy tờ khác đều bị biến đổi để các chi tiết trở nên phù hợp...
Gượm hẵng nào.
Tôi kiên định lắc đầu, rồi áp lòng bàn tay lên ngực.
Cứ như thế, cảm nhận nhịp tim đều đặn của mình, tôi trấn tĩnh và suy ngẫm lại mọi thứ.
Những quy tắc cơ bản chi phối
người dư ra
(
kẻ đã chết
) mà thầy Chibiki và Mei từng nhắc tới.
Kẻ đã chết
của mỗi năm ngẫu nhiên là người đã chết vì
hiện tượng
nảy sinh hai mươi sáu năm trước ở lớp 9-3.
Vùng ảnh hưởng của các
tai ương
được giới hạn trong số thành viên của lớp và họ hàng trực hệ hai đời đổ lại. Tuy nhiên, kể cả người thuộc vùng ảnh hưởng trên, nếu ở khu vực cách xa Yomiyama thì cũng không phải là mục tiêu.
Chiếu theo quy tắc này, trường hợp của tôi thì sao?
Nếu tôi chết vì
hiện tượng
thì ít ra trước đây tôi phải từng sống ở thị trấn. Thêm nữa, tôi hoặc người họ hàng cận huyết trong vòng hai đời phải từng học lớp 9-3 của trường Bắc Yomi. Các điều kiện này đều không khớp.
Mẹ từng học lớp 9-3, không cần nói tôi cũng biết, nhưng lúc ấy tôi đã tồn tại trên đời đâu. Vào mùa xuân của cái năm dì Reiko học lớp Chín, tôi được sinh ra ở thị trấn, nhưng dì Reiko với tôi là quan hệ dì cháu, không thuộc trực hệ, bởi thế tôi nằm ngoài vùng ảnh hưởng của
tai ương
. Từ dì có thể liên đới đến mẹ tôi, chứ không thể nào liên đới đến tôi được...
Tháng Bảy mười lăm năm trước, mẹ qua đời. Đứa con duy nhất của mẹ, là tôi, từ bấy đến nay sống cùng bố ở Tokyo. Hoàn toàn chẳng có một mối liên hệ nào với lớp 9-3 ở Bắc Yomi. Tháng Tư vừa rồi tôi bước vào năm cuối của cấp hai, lần đầu tới thị trấn...
Không thể nào.
Ùng... Một âm thanh trầm sâu bí ẩn chậm rãi loang ra. Gì thế nhỉ? Đôi chút lo lắng dấy lên trong tôi, nhưng rồi tất cả mau chóng tan biến.
Không thể nào, tôi trấn an bản thân.
Tôi không thể nào là
kẻ đã chết
được.
Tôi dám chắc Kazami và Sakuragi cũng đã trấn an bản thân trong buổi gặp gỡ lần đầu, lúc cả hai tới thăm tôi ở bệnh viện.
Phải, những câu hỏi họ đặt ra vào ngày hôm ấy...
Đây là lần đầu cậu sống ở Yomiyama à?
Tớ chỉ nghĩ hình như cậu từng sống ở đây, dù đã lâu lắm rồi.
Vậy cậu từng ở đây lâu ngày chưa?
Bấy giờ tôi cho rằng những câu hỏi đó khá là lạ lùng, nhưng Kazami và Sakuragi hẳn đã tính tới khả năng đứa mới chuyển tới này có thể là
kẻ đã chết
.
Cuối cùng, Kazami yêu cầu được bắt tay tôi.
Đây cũng là một phần của phép thử đấy.
Mei có kể cho tôi nghe, trước kỳ nghỉ hè.
Nếu cậu bắt tay với ‘kẻ đã chết’ vào lần đầu gặp mặt, sẽ thấy tay họ lạnh khủng khiếp. Người ta vẫn đồn thế đấy. Nhưng tôi nghe bảo chuyện này không đáng tin lắm. Thầy Chibiki nói đó chỉ là lời thêm thắt bịa tạc thôi, không có chứng cứ đáng tin cậy.
Nhưng giả sử tôi thực sự là
kẻ đã chết
của năm nay và hôm đó, Kazami cùng Sakuragi đều nhận ra.
Bọn họ dự định làm gì?
Mei đưa ra đáp án cho câu hỏi cứ luẩn quẩn trong đầu tôi.
Nếu rơi vào trường hợp đó, tháng Năm cậu tới trường, bọn họ sẽ coi cậu là ‘không tồn tại’, thay vì tôi.
Tớ ấy hả?
Phải. Mọi người sẽ lập tức phớt lờ ‘người dư ra’, người đáng ra không nên có mặt. Đối xử như vậy là hoàn toàn sòng phẳng. Bởi vì cách đó sẽ hiệu quả hơn nhiều so với chọn một người ngẫu nhiên làm kẻ ‘không tồn tại’.
Và ‘tai ương’ không xảy đến?
Có lẽ là không.
Vậy thì...
Tôi đặt câu hỏi vừa nảy ra trong đầu.
Sẽ ra sao nếu cuối cùng chúng ta tìm ra ai là ‘kẻ đã chết’? Lập tức đối xử như thể họ ‘không tồn tại’ chăng...
Tôi dám chắc cách đó vô tác dụng.
Mei đáp ngắn gọn.
Tai ương đã được khởi động. Bây giờ chúng ta dùng cách nào để đưa mọi thứ vào trật tự cũng đã là quá muộn.
2
Ngày thứ tư của kỳ nghỉ hè, đêm 25 tháng Bảy, sau một thời gian dài, tôi trò chuyện cùng bố đang ở tận Ấn Độ.
Chào con trai. Con đang nghỉ hè, phải không? Con thế nào rồi?
Những lời đầu tiên phát ra từ miệng bố vẫn vô tư lự như thế, bởi ông luôn chẳng biết gì về mọi thứ đang xảy ra.
Con nghĩ là vẫn ổn cả ạ.
Tôi đáp với giọng điệu hệt mọi khi. Tôi có cảm giác sẽ không hay ho lắm nếu kể cho bố nghe về những việc xảy ra ở đây. Ngoài ra nó cũng không đem lại chút lợi ích nào.
Nhân tiện bố hỏi này, Koichi, con có biết ngày kia là ngày gì không?
Nghe bố hỏi, tim tôi nhảy thót lên. Nhưng tôi cố trả lời như thể chẳng có gì quan trọng,
Uầy, vậy là bố nhớ ạ?
Giọng bố cao hơn một chút,
Tất nhiên là bố nhớ chứ.
Ngày kia - 27 tháng Bảy - là giỗ mẹ tôi. Mẹ Ritsuko của tôi đã qua đời mười lăm năm trước, ở chính thị trấn này.
Hiện con đang ở Yomiyama à?
Dạ.
Con không định quay lại Tokyo một chuyến sao?
Ý bố là dù chỉ có một mình con thì cũng nên đi tảo mộ?
Không, bố sẽ không bảo con làm điều gì quá sức. Đằng nào thì chúng ta cũng chưa đặt lịch.
Dạ. Con đang tự hỏi mình phải làm thế nào...
Hài cốt mẹ tôi không ở Yomiyama mà được chôn tại khu lăng mộ của gia đình Sakakibara ở Tokyo. Hằng năm, bố và tôi cùng tới tảo mộ. Theo như tôi nhớ, chúng tôi chưa từng bỏ sót một năm nào.
Tuy nhiên con cũng dự định là cho dù có một mình thì cũng quay về độ một vài ngày.
Nhưng quay về thì không có chuyện chỉ
một vài ngày
, vì đằng nào cũng đang kỳ nghỉ hè. Nếu rời khỏi Yomiyama, tôi sẽ không phải lo nghĩ về những tai họa có thể giáng xuống mình suốt quãng thời gian đó, ít ra là như vậy. Tuy nhiên...
Cuối cùng con vẫn quyết định là thôi,
tôi nói.
Suy cho cùng mẹ đã sinh ra, và qua đời ở đây. Nên con nghĩ không cần phải lặn lội lên Tokyo chỉ để thăm mộ mẹ đâu.
Thật thế,
bố lập tức đồng tình.
Chào ông bà thay bố nhé. Bố sẽ gọi cho ông bà sớm thôi.
Được ạ.
Tôi không trở lại Tokyo trong kỳ nghỉ hè. Lý do đặc biệt nhất... là vì Mei. Tôi chán ghét cái ý nghĩ để lại cô ở thị trấn này trong khi tự mình rời khỏi
vùng ảnh hưởng
.
Một lý do khác được đưa ra xem xét chính là chuyến cắm trại vào tháng Tám. Tôi nên đi và tham gia mọi thứ có thể để chặn đứng
tai ương
chứ, phải không? Cảm giác tuy chưa chắc chắn nhưng hết sức mạnh mẽ.
Bố ơi?
Tôi nghĩ tới một điều có thể nhân cơ hội này để hỏi. Tôi hạ giọng thỏ thẻ.
Con hỏi bố về mẹ được không?
Ừm? Mẹ con đẹp lắm. Khả năng đánh giá đàn ông cũng rất tuyệt nữa.
Không phải chuyện đó...
Trong lần đàm thoại trước, tôi có đề cập đến chủ đề lớp 9-3 ở Bắc Yomi, nhưng xem ra nó chẳng gợi chút ký ức nào trong bố. Có phải mẹ chưa từng kể về
lời nguyền ở lớp 9-3
? Hay mẹ từng kể nhưng bố đã quên rồi? Khó mà phán đoán được là thuộc trường hợp nào.
Bố đã trông thấy ảnh mẹ hồi học trung học cơ sở bao giờ chưa?
Tôi có thể hình dung cảnh bố ngoẹo đầu trước câu hỏi cửa tôi.
Bữa trước con cũng nhắc đến thời trung học cơ sở của Ritsuko nhỉ?
Con học cùng trường với mẹ, nên con nghĩ sẽ...
Bố nhớ là hồi đính hôn bố có xem cuốn kỷ yếu thời trung học cơ sở của mẹ con. Kỷ yếu phổ thông nữa. Đẹp lắm, Ritsuko ấy.
Mấy cuốn kỷ yếu vẫn ở Tokyo ạ?
Ừm. Có lẽ ở trong phòng làm việc của bố.
Có tấm ảnh nào khác không ạ?
Hở?
Ngoài ảnh tốt nghiệp, còn tấm ảnh nào khác của mẹ không? Mẹ có giữ những bức ảnh thời trung học cơ sở không ạ?
Chắc chắn là bố không ném bỏ thứ gì... Nhưng có ảnh trung học cơ sở nào ngoài cuốn kỷ yếu không ấy hả? Ừm. Mẹ con không thuộc mẫu người nâng niu những tấm ảnh như thế.
Vậy là.
Tôi buộc phải hỏi câu đó.
Ảnh chụp chung mọi thành viên trong lớp vào ngày mẹ tốt nghiệp trung học cơ sở ấy? Bố đã xem bao giờ chưa?
Một khoảng lặng kéo dài vài giây. Tín hiệu xì xèo yếu ớt, rẹt rẹt. Cuối cùng...
Bức ảnh đó làm sao con?
Bố hỏi với giọng cảnh giác.
Tôi bỗng cà lăm,
Ừm... Nghe đồn bức ảnh lạ thường lắm. Chậc, dạng ảnh ma ấy ạ.
Ảnh ma?
Giọng bố lộ vẻ bất lực.
Bố không hiểu nổi tại sao lại có lời đồn đó, nhưng mà Koichi, con tin thật à? Cái loại ảnh ma...
Không, con chỉ... Ý con là...
Hừm?
Giọng bố vẫn không đổi.
Nào nào, chờ đã, Koichi. Hừm. Nhắc mới nhớ, hình như trước đây Ritsuko có kể một chuyện tương tự, lâu lắm rồi.
Thật ạ?
Tôi nắm chặt ống nghe hơn.
Mẹ nói gì?
Mẹ con kể là mẹ có một bức ảnh đáng sợ. Có hình hồn ma thì phải. Và... Ừ, hồi ấy Ritsuko học cơ sở...
Bố đã trông thấy bao giờ chưa?
Chưa.
Bố tôi hạ giọng.
Nghe qua qua thôi. Bố không nói là muốn xem hay yêu cầu mẹ cho xem. Hơn nữa, mẹ con nói không muốn để nó ở gần mình, nên để ảnh lại nhà mẹ đẻ.
Ở đây ạ?
Tôi bất thần ré lên.
Tức là nó ở trong ngôi nhà này?
Phải. Chỉ hiềm bố không biết là nó còn đến bây giờ không.
Vâng... cũng có lý ạ.
Tôi vừa trả lời vừa tự nhủ, Mình phải hỏi bà mới được.
Có lẽ tấm ảnh nằm trong căn phòng mẹ đã ở trước khi cưới, hoặc cũng có thể trong kho chứa đồ. Nơi nào đó tương tự. Những món đồ cũ của mẹ vẫn ở đâu đây chưa biết chừng. Nhiều khả năng...
Này, Koichi, có chuyện gì bất thường xảy ra ở Yomiyama à?
Bố hỏi, hẳn đã nghi ngờ thái độ lạ lùng của tôi.
Không có gì đâu ạ. Mọi thứ vẫn ổn cả,
tôi đáp ngay tắp lự.
Chỉ hơi tẻ nhạt thôi. À, nhưng con đã có vài người bạn thân, tháng sau lớp còn đi cắm trại nữa.
Thế à!
Giọng bố dè dặt lạ thường.
Mẹ con là người rất cuốn hút. Tình cảm bố dành cho mẹ đến giờ vẫn vẹn nguyên, chưa thay đổi một chút nào. Nên đối với bố, con là...
Con biết, con biết ạ.
Tôi luống cuống cắt ngang lời. Nếu để đến lúc bố sa đà thổ lộ
Bố yêu con, con trai
, hẳn tôi sẽ đâm nghi rằng bố bị say nắng Ấn Độ mất rồi.
Con sẽ trò chuyện với bố sau,
tôi nói. Dứt lời, tôi vừa nhấn ngón cái lên nút tắt cuộc gọi, vừa khẽ khàng thốt,
Con cảm ơn bố.
3
Đầu tuần tiếp theo, vào buổi chiều ngày giỗ mẹ tôi, Teshigawara gọi điện rủ rê,
Có chuyện cần nói. Bây giờ ra ngoài được không?
Tôi đang do dự chưa đồng ý ngay, Teshigawara đã bồi thêm một câu,
Bận hẹn với Mei rồi à?
Cái tên này, nên bảo cậu ta chỉ giỏi nhố nhăng hay là giỏi ứng biến đây? Nhưng khi biết quả thật có chuyện, tôi cũng thấy không cần phải phàn nàn.
Cậu hẹn gặp tôi ở Inoya - một quán cà phê trên phố Tobii, gần trường. Mochizuki cũng sẽ có mặt. Teshigawara bảo là nói muốn nói chuyện trực tiếp, nếu tôi thực sự đã có hẹn với Mei thì cứ đưa cô theo cùng, bởi vì chuyện này liên quan tới mọi thành viên của lớp. Đã nói đến nước này, làm sao tôi có thể không đi được chứ?
Tôi hỏi đường tới quán, rồi không chần chừ, rời khỏi nhà luôn.
Dưới ánh mặt trời chói chang của mùa hè, tôi lên xe buýt đi Tobii, mướt mát mồ hôi tìm đến địa chỉ đã hỏi. Có lẽ phải mất gần một tiếng tôi mới tới nơi.
Inoya nằm ở tầng trệt một tòa nhà mặt phố bên sông Yomiyama, kiến trúc hơi phô trương so với xung quanh. Hình như ban ngày là quán cà phê, đêm là quán bar.
Muốn mau chóng thoát khỏi cái nóng, tôi vội vã bước vào bên trong. Vừa đón nhận hơi mát của điều hòa thì...
Xời. Bọn tớ đang chờ cậu đây, Sakaki.
Teshigawara giơ tay vẫy vẫy từ chiếc bàn có hai người ngồi. Cậu mặc sơ mi Hawaii với họa tiết quả dứa sặc sỡ. Nói rõ hơn là, khiếu thẩm mỹ thật quá tệ hại.
Mochizuki ngồi đối diện với Teshigawara. Cậu ngước nhìn khi tôi tiến lại, rồi cụp ngay mắt xuống, vẻ xấu hổ. Cậu mặc áo thun trắng, mặt trước in một bức tranh, tôi tức khắc tự nhủ, áo thun Tiếng hét? Nhưng nhìn kỹ thì ra là khuôn mặt một người đàn ông để ria, tôi đã trông qua ở đâu rồi.
Tôi còn chưa nhớ ra ông ta là ai, thì một dòng chữ in xéo qua cằm nhân vật đập vào mắt tôi.
Salvador Dalli(1).
(1) Salvador Dali, họa sĩ theo trường phái siêu thực.
Hừm. Trông cũng không lập dị như mình tưởng.
Tôi ngồi xuống bên cạnh Mochizuki, nhìn một lượt quanh quán. Đối lập với ngoại thất tòa nhà, phần trang trí bên trong khá mộc, phảng phất không khí retro. Nhạc hòa tấu trôi lững lờ trong phòng, tuy không thể nhận ra thể loại, nhưng nghe chậm rãi như jazz. Ừm, thế này hay đấy.
Chào mừng tới Inoya.
Một cô gái quãng hai mươi mấy tuổi tiến lại chờ tôi gọi đồ uống. Bộ trang phục pha chế cùng mái tóc dài, suôn của chị hài hòa tuyệt vời với khung cảnh xung quanh.
Chắc em cũng là bạn của Yuya hả?
Cô gái nói, thân mật cúi chào.
Mong các em giúp đỡ nó nhé.
Dạ?
Chị là chị của Yuya. Rất vui được gặp em.
À, dạ. Em cũng...
Sakakibara phải không? Yuya có kể cho chị nghe về em. Em muốn uống gì?
Dạ trà đá ạ. Trà chanh ấy ạ.
Được rồi. Em cứ tự nhiên nhé!
Về sau tôi được giới thiệu thêm, chị tên là Tomoka, chị em cùng cha khác mẹ với Mochizuki Yuya, hai người hơn kém nhau những mười mấy tuổi. Tomoka là con gái vợ trước của bố Mochizuki, mẹ chị đã qua đời. Chị mới lấy chồng được vài năm và đổi theo họ chồng là Inose.
Inoya vốn là quán do chồng chị mở. Phân công kinh doanh hiện giờ là, Tomoka quản lý ban ngày, còn anh Inose quản lý ban đêm.
Thêm nữa là quán ở gần trường, chỗ đi lại hữu nghị, vì thế nên tớ thường ghé. Mà hầu như lần nào cũng gặp Mochizuki ở đây, phải không nhỉ?
Nghe hỏi, Mochizuki khẽ đáp
Phải
.
Mà thôi, vào chuyện đi: lý do cậu đây.
Teshigawara ưỡn thẳng thân hình đang ngồi lom khom.
Cậu nói với cậu ấy đi, Mochizuki.
À... ừ, Mochizuki nhấp nước trong ly cho nhuận miệng, rồi thở phù một hơi dài.
Tớ và Tomoka dù là chị em khác mẹ, nhưng vẫn có quan hệ huyết thống... Nên cậu biết đấy, có thể chị ấy sẽ bị kéo vào vụ rắc rối lần này của chúng ta.
‘Vụ rắc rối lần này của chúng ta’ là chỉ ‘tai ương’ năm nay của lớp 9-3?
Mochizuki gật đầu thật mạnh với tôi, rồi tiếp tục,
Thế nên... tớ không, thể không kể cho chị ấy nghe.
Cậu kể cho chị nghe hết mọi chuyện?
Phải.
Kể cả chi tiết?
Phải. Đa số.
Chị Tomoka...
Teshigawara liếc về phía quầy chị đang đứng.
Từng học ở trường Bắc Yomi. Tuy không phải học sinh lớp 9-3, nhưng cũng có nghe ít nhiều tin đồn chẳng lành. Chính vì thế khi Mochizuki kể cho chị nghe, ngay từ đầu chị đã rất lưu ý.
Đã mấy người chết thật rồi. Nên chị lo lắng cho tớ và các thành viên trong lớp mình.
Trong khi nói, má Mochizuki ửng hồng.
Vậy đó là lý do, phải không nhóc? Vì thế nên cậu có khuynh hướng thích những cô gái lớn tuổi hơn?
Nhưng lo lắng cũng chẳng giải quyết được chuyện gì cả. ‘Tai ương’ một khi bắt đầu thì sẽ chẳng ngừng lại. Bất kể chúng ta đã làm đủ mọi cách, nó vẫn...
Vậy nên Mochizuki kể cho chị nghe về tình trạng của chúng ta và chuyến cắm trại tháng tới.
Ừm.
Nhờ trò chuyện với chị,
Teshigawara lại ưỡn thẳng người.
Đã có thông tin mới nhé! Như chị cho biết.
4
Matsunaga Katsumi.
Đó là người đã mang lại
thông tin mới
.
Matsunaga tốt nghiệp trường trung học cơ sở Bắc Yomiyama năm 1983. Nghĩa là cùng khóa với dì Reiko, chưa hết, năm lớp Chín anh ta còn học cùng lớp với dì, cũng là một thành viên của lớp 3.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông trong vùng, Matsunaga lên Tokyo học đại học, ra trường làm việc cho một ngân hàng tầm cỡ, nhưng chỉ được vài năm đã bỏ việc, trở về nhà bố mẹ ở Yomiyama, giúp gia đình kinh doanh.
Matsunaga là một khách quen của Inoya.
Mỗi tuần anh ấy tới đây vài lần. Tớ biết anh ấy từng học ở Bắc Yomi, nhưng đến đầu tháng này mới phát hiện ra cũng là học sinh lớp 9-3.
Đến đây, chị Tomoka đích thân thuật lại cho tôi nghe.
Đã nghe Yuya kể bao nhiêu là chuyện, nên chị quyết định tham gia. Chị hỏi Matsunaga xem năm anh ấy học có ai là ‘người dư ra’ trà trộn vào lớp không. Bấy giờ anh ấy đã uống say mèm, nhưng vẫn giật thót người, và...
Chẳng khẳng định cũng chẳng phủ định thắc mắc của Tomoka, Matsunaga cứ thế gục mặt xuống quầy bar nơi anh đang ngồi, vùi đầu vào hai tay. Được một lát thì lắp bắp tuôn ra hàng tràng, không cần ai thúc giục. Câu chuyện như sau:
Lời nguyền năm đó... Là bởi vì... Không phải lỗi của tôi. Tôi chẳng làm gì sai cả... Bởi vì tôi, mọi người... Tôi đã cứu. Tôi đã cứu họ. Tôi muốn nhắn nhủ lại. Không thể không nhắn... Thế là, kín đáo, bí mật, tôi giấu nó... Tôi giấu nó, ở phòng học...
Anh líu lưỡi, giọng chỉ còn rên rĩ... Sau đó, túy lúy càn khôn, anh khật khưỡng rời quán, không nói thêm một lời nào.
Em không hiểu. Như thế có nghĩa là gì?
Tôi buột miệng. Tomoka hơi nghiêng đầu, bối rối.
Chị cũng không rõ. Chuyện chị vừa kể mới diễn ra tuần trước, vào một buổi tối. Sau hôm ấy Matsunaga có trở lại vài lần. Lần nào chị cũng cố gợi chuyện, nhưng anh ấy chẳng nhớ gì cả.
Chẳng nhớ những điều đã nói ấy ạ?
Ừ. Dù bị gặng hỏi thế nào, anh ấy cũng chỉ đáp ‘không biết’ với vẻ hoang mang.
Chuyện lớp 9-3 mười lăm năm về trước gặp đủ thứ tai ương do một ‘lời nguyền’ mang lại thì anh ấy nhớ. Nhưng những điều then chốt như ai là ‘người dư ra’, và vì sao ‘tai ương’ ngưng ngang, thì anh ấy quên hết.
Chị có nghĩ anh ấy biết nhưng giấu không?
Xem chừng không phải.
Tomoka lại nghiêng đầu lần nữa.
Có thể là vì đêm đó uống say quá, tiềm thức bất chợt hồi tưởng được một vài điều. Chị có cảm giác như thế.
Sau một thời gian nhất định, ký ức về
kẻ đã chết
năm xưa sẽ mờ nhòa và biến mất. Chắc hẳn tình trạng đó đã xảy ra với cựu học sinh Matsunaga này.
Mười lăm năm trôi qua, có lẽ một mảnh ký ức đã sống dậy vào một thời điểm ngẫu nhiên khi anh ta say ngất ngư. Có thể không? Không ai dám khẳng định là không. Tôi nghĩ thế.
Có điểm đáng chú ý trong câu chuyện này, đúng không?
Teshigawara hỏi và nhìn vào mặt tôi.
Cậu cũng nhận ra, phải không?
Lần này quay sang Mochizuki.
Mochizuki cụp mắt xuống, và tôi, đang cắn ống hút trong ly chanh đá, đáp,
Chắc chắn rồi.
Teshigawara nghiêm nghị gật đầu,
Cắm trại và lên đền cầu khẩn cũng được thôi, nhưng từ giờ đến lúc ấy mà chỉ biết thấp thỏm chờ đợi thì cũng thật vô vị, nhỉ!
Ý cậu là sao?
Cậu không suy luận từ câu chuyện của chị Tomoka à? Anh Matsunaga đó muốn diễn đạt điều gì?
Điều gì?
Anh ta nhấn mạnh là ‘Tôi đã cứu họ’, phải không? Anh ta đã cứu được mọi người. Để mách bảo các thế hệ sau, anh ta còn gửi gắm nó lại.
Kín đáo, bí mật, giấu nó trong lớp?
Phải. Anh ta kín đáo giấu nó đi, nghĩa là không ai biết nó ở đâu. Tuy chưa rõ ‘nó’ là gì, nhưng nhất định là liên quan chặt chẽ đến ‘lời nguyền’... Cậu hiểu chứ?
Cậu diễn giải thế thì hiểu rồi.
Đúng không? Đúng không?
Teshigawara nghiêm túc nói.
Nên đi tìm nó.
Tôi
ồ
một tiếng, quan sát phản ứng của Mochizuki. Cậu cúi đầu, rúm mình lại. Tôi quay sang nhìn Teshigawara, hạ giọng,
Ai nên đi tìm?
Chúng ta.
Teshigawara đáp, vẻ hiển nhiên, cho dù không biết chắc cậu ta quả quyết đến chừng nào.
Cậu, tớ và Mochizuki. Dù sao thì Mochizuki cũng là người đầu tiên được chị Tomoka kể cho nghe.
Vẫn co rúm mình, Mochizuki thở dài thườn thượt.
Tớ muốn rủ Kazami nữa, nhưng cậu ấy chỉ có mỗi một ưu điểm là nghiêm túc thôi, còn thì nhát như cáy ấy. Mà này, Sakaki, sao cậu không rủ Misaki?
Tôi mím môi bực bội, trừng mắt nhìnTeshigawara.
Này, cậu không yên lặng được à?
5
Tuy rằng nói vậy, nhưng...
Chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau, tôi đã đến phòng trưng bày búp bê
Đôi mắt xanh trống rỗng. Dưới ánh chiều tà của Yomi
ở khu phố Misaki.
Vừa rời khỏi Inoya, chia tay Teshigawara và Mochizuki, tôi liền gọi vào máy bàn nhà Mei.
Kirika là người bắt máy. Cũng giống một tháng rưỡi trước, khi tôi gọi lần đầu, giọng bà thoáng nét ngạc nhiên - hay bất an - nhưng khi tôi xưng tên, bà nhận ra tôi ngay lập tức,
Ồ, là cháu à, Sakakibara,
rồi chuyển máy cho cô con gái.
Tớ đang ở gần trường,
tôi bảo với Mei, cố dùng giọng bình thản như thường.
Giờ tớ tới nhà cậu thì có phiền lắm không?
Chẳng hề thắc mắc lý do, Mei đáp,
Không phiền. Gặp nhau ở tầng hầm phòng trưng bày nhé. Chắc không có khách đâu.
Được đấy.
Bà Amane cho tôi vào miễn phí, tôi tiến thẳng xuống tầng hầm. Mei đã có mặt sẵn, cô đứng cạnh cỗ quan tài đen ở cuối phòng, bên trong là con búp bê trông giống hệt cô.
Trang phục mộc mạc: quần jean ôm và áo thun trơn. Chiếc áo nhợt nhạt như màu váy của con búp bê trong quan tài.
Tôi vẫy tay chào, tiến lại phía cô rồi buột hỏi một câu đã quấy nhiễu tôi lâu nay mà mãi chưa tìm ra đáp án.
Này, con búp bê ấy...
Tôi chỉ vào con búp bê trong quan tài.
Được làm theo nguyên mẫu là cậu à? Lần đầu gặp nhau ở đây, cậu có nói... Đại khái nó chỉ là một nửa của cậu thôi? Nghĩa là sao?
Thậm chí chưa đến một nửa.
Mei đáp. Phải. Cô đã từng nói như thế.
Nhưng nó chỉ là một nửa của tôi. Thậm chí chưa đến một nửa.
Nó...
Mắt Mei hướng về phía cỗ quan tài.
... là đứa trẻ do người ấy sinh ra mười ba năm về trước.
Kirika sinh? Vậy đây là em gái cậu?
Mei chưa từng kể là có em.
Đây là đứa trẻ mà người đó sinh ra mười ba năm trước, nhưng chết trước khi chào đời, trước khi Kirika kịp đặt tên cho.
Á...
Cậu có... em gái, hay chị gái gì không?
Hồi tôi hỏi câu này, Mei chỉ lặng lẽ lắc đầu. Tại sao lại thế? Nếu bây giờ tôi lục vấn, chắc hẳn sẽ nhận được câu trả lời kiểu, Bởi vì câu hỏi của cậu là về thời hiện tại.
Đúng là Kirika lấy tôi làm mẫu, nhưng người ấy làm ra con búp bê này bằng những cảm xúc đối với đứa con yếu mệnh, đứa trẻ bà không thể đưa tới thế giới này. Bởi thế nó chỉ là phân nửa của tôi. Có lẽ còn ít hơn.
Bởi tôi là con búp bê của bà.
Tôi nhớ lại cách Mei mô tả mối quan hệ của cô với Kirika. Thật là...
Tuy sống, nhưng không hiện hữu.
Cảm giác rối loạn, tôi không biết nên đáp thế nào. Chậm rãi bước tách khỏi cỗ quan tài, Mei hỏi,
Mà có chuyện gì đây?
Chủ đề thay đổi.
Tự dưng cậu gọi cho tôi? Cứ như thể xảy ra chuyện lớn vậy?
Cậu ngạc nhiên không?
Hơi hơi.
Tớ vừa đi gặp Teshigawara và Mochizuki về. Họ hẹn gặp tớ ở quán cà phê của chị Mochizuki.
Và?
Và, ừm, tớ nghĩ nên kể cho cậu nghe.
Điệu cười hì hì của Teshigawara lướt qua tâm trí tôi, như thể muốn nói, Rốt cuộc cậu cũng đem kể với Mei hả? Trong thâm tâm, tôi trừng mắt nhìn cậu ta... rồi kể cho Mei nghe
thông tin mới
vừa lượm được ở Inoya.
Tôi kể xong, Mei yên lặng một lát rồi hỏi.
Cậu ấy định tìm ở đâu?
Khu học xá cũ,
tôi đáp.
Phòng học ở Khu o, phòng học của các lớp 9-3 xưa kia. Cậu từng nói cái bàn cũ dành cho người ‘không tồn tại’ được đưa ra từ đó, phải không?
Phải. Nhưng theo nội quy cậu không được lên tầng hai của học xá cũ đâu, nhớ không?
Đang kỳ nghỉ hè. Lượn lờ quanh đấy rồi lẻn vào. Đằng nào cũng chưa biết chúng ta sẽ tìm được gì, có khi chẳng có gì. Nhưng vẫn phải thử đã.
Hừm.
Mei thở dài, gạt một món tóc ra sau.
Có định kể với thầy Chibiki không? Thầy sẽ giúp nếu cậu...
Tớ nghĩ là nên kể. Nhưng chưa biết phải nói thế nào với Teshigawara... Cậu ta như đang say sưa phiêu lưu mạo hiểm, có khi lại khăng khăng bảo chỉ dựa vào sức chúng ta thôi ấy.
Mei chỉ
ồ
một tiếng rồi chìm vào im lặng. Rõ ràng không thể ngăn được tò mò mà... Tôi nghĩ, rồi hỏi,
Vậy, Misaki có muốn tham gia không?
Tìm kiếm ở khu học xá cũ hả?
Một nụ cười yếu ớt lướt trên môi Mei.
Tôi để đám con trai các cậu tìm. Không nên có quá nhiều người dính vào công việc như thế.
Cậu không quan tâm à? Cậu không muốn biết thứ gì được giấu trong căn phòng đó?
Mei đáp,
Có chứ,
không chút kiểu cách.
Nên nếu tìm thấy gì, nhớ cho tôi biết.
Ừ, chắc rồi.
Mà từ ngày mai, tôi phải đi vắng một thời gian.
Đi vắng?
Bố tôi vừa về.
Gương mặt Mei lộ vẻ u ám.
Muốn cùng hai mẹ con tới biệt thự của gia đình. Tôi cũng chẳng ham, nhưng trước giờ vẫn thế, nên không thể từ chối.
Nhà cậu có biệt thự à? Ở đâu?
Gần biển. Đi ô tô từ đây thì mất cỡ ba tiếng.
Không thuộc Yomiyama chứ?
Ừ, ở Yomiyama làm gì có biển, đúng chưa nào?
Tức là tháo chạy khỏi thị trấn?
Mei lắc mạnh đầu,
Tôi sẽ trở lại trong vòng một tuần.
Vậy...
Tôi chưa tiết lộ với ai trong nhà về ‘tai ương’. Và tôi sẽ đi cắm trại sau khi trở về.
Ồ.
Sau đó, tôi kể về tình hình gần đây của mình. Mei lặng yên lắng nghe, mắt phải của cô thỉnh thoảng loáng ánh cười. Khi tôi kể xong, Mei hỏi,
Cậu cho rằng có thể cậu là ‘kẻ đã chết’ à? Nghi ngờ đến mức nào?
Tương đối nghiêm túc. Càng nghĩ càng không dứt ra khỏi nó được.
Giải tỏa hết nghi hoặc chưa?
Tàm tạm.
Nhìn thấy cái gật đầu mơ hồ của tôi, Mei ung dung quay người, rồi biến mất phía sau cỗ quan tài đen, không nói một lời. Chuyện gì vậy? Tôi nghĩ, vội vã theo sau. Có phải cô đi thang máy lên tầng không?
Khi vòng ra sau cỗ quan tài, tôi buột miệng thốt lên
ồ
. Lâu nay tôi không để ý, nhưng ở đây đã khác hẳn trước kia.
Trước đây, một tấm rèm đỏ treo ngay đằng sau cỗ quan tài, nhưng giờ quan tài đã được đẩy dịch lên trước, giữa nó và tấm rèm...
Là cỗ quan tài thứ hai.
Cùng kích cỡ, cùng hình dạng... Chỉ khác không phải màu đen, mà được sơn đỏ. Phần lưng nó áp sát lưng cỗ quan tài đằng trước.
Kirika đang chế tác một con búp bê mới. Sẽ đặt trong này
. Giọng Mei vang lên, nghe như thể phát ra từ bên trong quan tài. Giữa quan tài đỏ và tấm rèm vẫn còn một khoảng trống nhỏ. Tôi chậm rãi tiến tới, đưa vai phải lách qua tấm rèm đang lay động vì gió từ điều hòa thổi ra, cúi mình ngó vào cỗ quan tài đỏ.
Mei đứng ở trong.
Đúng như bộ dạng con búp bê bên quan tài đen. Quan tài quá nhỏ, cô phải cong đầu gối, vai hơi khum lại.
Sakakibara không phải là ‘kẻ đã chết’.
Vì tôi ghé vào gần quan tài, mặt cô chỉ cách mặt tôi vài centimet. Không rõ tự bao giờ Mei đã bỏ miếng băng khỏi mắt trái. Con mắt búp bê đang chằm chằm nhìn tôi, xanh biếc và trống rỗng.
Yên tâm đi.
Giọng cô khẽ khàng, nhưng mạnh mẽ. Chẳng giống cô chút nào.
Không phải cậu đâu, Sakakibara.
Cậu... ừ...
Cô ở gần quá. Tôi vụng về lùi lại, kéo giãn khoảng cách giữa hai chúng tôi. Lưng tôi liền va phải thứ gì đó cưng cứng: cánh cửa thép của thang máy ẩn sau tấm rèm.
Bức ảnh của mẹ cậu đâu?
Mei hỏi, vẫn thu mình đứng trong quan tài.
Ảnh chụp chung cả lớp hôm tổng kết ấy? Cậu nói có thể nó nằm ở nhà ông bà. Tìm ra chưa?
Chưa, chưa đâu...
Tôi đã hỏi bà, bà vẫn đang tìm.
Khi nào tìm thấy, cậu sẽ cho tôi xem chứ?
Ừ.
Vậy thì...
Cuối cùng Mei rời khỏi cỗ quan tài, tiến ra giữa căn phòng. Lại một lần nữa, tôi vội vàng đuổi theo cô.
Đây.
Mei quay sang, đưa cho tôi một thứ.
Nếu có chuyện gì, cậu gọi vào số này nhé.
Đó là một tấm thẻ cỡ danh thiếp, in giới thiệu tóm tắt về phòng trưng bày.
Số này
mà Mei bảo được viết bằng bút chì ở mặt sau.
Đây là...
Tôi đón lấy tấm thẻ, nhìn dãy số.
Số điện thoại? Di động?
Phải.
Di động của cậu?
Phải.
Misaki có di động hả? Cậu bảo là máy móc đáng ghét cơ mà?
Quả thật là rất đáng ghét.
Mei nhướng mày phải lên, vẻ phiền muộn.
Sóng điện thoại cứ vây bọc suốt hai mươi bốn giờ mỗi ngày, bó buộc lắm! Tôi không muốn dùng đâu.
Tôi ngó lom lom gương mặt cô.
Mei lặp lại,
Tôi có muốn dùng đâu,
rồi tiếp tục với giọng chán chường.
Người ấy bắt tôi dùng.
Ý cậu là Kirika?
Mei khẽ gật đầu,
Có lần bà lo phát điên lên được... Bà là người duy nhất tôi từng liên lạc qua điện thoại. Chưa bao giờ gọi cho ai khác.
Ra vậy.
Tâm trạng rất khó diễn tả, tôi nhìn số điện thoại viết trên tấm thẻ thêm lần nữa. Mei đã đeo lại miếng băng để che con mắt búp bê. Cô cũng khẽ thở dài,
Phát hiện ra điều gì ở trường hay tìm thấy tấm ảnh, nhớ báo cho tôi nhé. Cứ gọi thẳng vào số đó.
6
Hồi chưa vào tiểu học, khi mà các ký ức còn chưa rõ rệt, tôi đã từng xem một cuốn băng ghi nhãn Dracula. Phim sản xuất trước khi tôi ra đời rất lâu, một tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của hãng Hammer Film Productions. Đó là lần đầu tiên tôi xem phim kinh dị. Sau đó, tôi tiếp tục xem - hay nói đúng hơn, bố bảo tôi xem - những cuốn băng khác thuộc series Dracula mà bố sưu tập vì yêu thích.
Bấy giờ dù còn bé, tôi đã đặt ra những câu hỏi có chiều sâu. Vì sao mặt trời lại lặn ngay khi nhân vật chính tới lâu đài Dracula? Ma cà rồng là một quái vật đáng sợ, nhưng lại có khá nhiều điểm yếu. Nổi bật trong số đó chính là sợ ánh mặt trời. Ban ngày ban mặt, nhân vật chính sẽ chẳng hề hấn gì, vậy nếu muốn chiến thắng ma cà rồng, vì sao anh ta lại tới lâu đài vào lúc mặt trời gác núi?
Giờ thì tôi hiểu rõ rồi. Câu trả lời chính là
để phát triển cốt truyện
, rõ ràng là thế.
Nói ra thật lạ, nhưng khi Teshigawara, Mochizuki và tôi thảo luận kế hoạch tìm kiếm ở tầng hai Khu o, đó là điều đầu tiên tôi nghĩ tới.
Đợi đêm xuống mới đi thật là ý tưởng điên rồ. Chúng tôi không phải chiến đấu với ma cà rồng hay thứ gì tương tự, nhưng kể cả thế, bằng mọi giá chúng tôi phải tránh tới đó vào thời điểm mặt trời lặn. Tôi nghĩ đây hẳn cũng là một dạng rối loạn ám ảnh cường chế.
Trái lại, Teshigawara không bằng lòng đi vào ban ngày. Ai lại lén lút thâm nhập vào sáng sớm,
nghe chẳng hợp mốt gì cả,
cậu tuyên bố.
Không chỉ dừng ở vấn đề tâm lý, chúng tôi còn phải lựa chọn được thời điểm thích hợp để ba nam Sinh lớp Chín lượn lờ trên sân trường giữa kỳ nghỉ hè, nếu không thì quá đáng nghi. Cho nên...
Sau khi xem xét tất cả các phương án lẫn nguyện vọng, chúng tôi quyết định sẽ lên đường lúc 3 giờ chiều ngày 30 tháng Bảy. Mặt trời sẽ lặn quãng 7 giờ, nên có lẽ bên ngoài trời chưa kịp tối trong khi chúng tôi lục lạo trong phòng.
Tôi không hề hé răng với thầy Chibiki về kế hoạch này. Tất nhiên cũng không kể cho bà ngoại hay dì Reiko nghe. Có lẽ là do được Teshigawara truyền cảm hứng về một
chuyến phiêu lưu bí mật trong kỳ nghỉ hè
.
Vào ngày hành động, chúng tôi tập trung tại Câu lạc bộ Mỹ thuật ở chái Tây tầng trệt Khu o. Mochizuki đã mở cửa sẵn cho chúng tôi, vì cậu là người của Câu lạc bộ.
Không muốn gây sự chú ý nên cả ba đều mặc đồng phục, dự định rằng nếu gặp một giáo viên nào đó, chúng tôi sẽ thoát hiểm bằng cách nói Câu lạc bộ Mỹ thuật tổ chức họp.
Thế rồi, sau 3 giờ...
Chúng tôi hành quân lên tầng hai Khu o, đúng như kế hoạch.
Một sợi dây chăng ngang lối lên cầu thang phía Đông và phía Tây tòa nhà. Một tấm bìa treo ở chính giữa sợi dây, với dòng chữ nổi bật: Cấm vào.
Chúng tôi kiểm tra để chắc chắn không có ai ở gần, rồi từng đứa một chuồi người dưới sợi dây, lén lút leo lên những bậc cầu thang thường vắng bóng người đi.
Khu học xá cũ không có bí ẩn nào thuộc ‘Bảy điều kỳ bí ở Bắc Yomi’ à?
Tôi hỏi Teshigawara trên đường lên tầng, nửa đùa nửa thật.
Chẳng hạn như số bậc cầu thang lâu lâu lại thay đổi ấy? Trông có vẻ lắm?
Tớ chẳng biết,
Teshigawara nhấm nhẳng đáp.
Thực sự tớ chẳng hứng thú với thể loại ‘Biều kỳ bí’ đâu.
Thế ư! Nhưng khi cùng Kazami đưa tớ đi thăm trường, rõ ràng là cậu rất hứng thú đấy.
Chà, tớ... Thì đấy, lúc ấy tớ không biết nên giải thích thế nào về tình thế đặc biệt của lớp 9-3. Tớ đã cố gắng lắm đấy.
Vậy là cậu không thực sự tin chuyện đó?
Tin có ma quỷ ấy à?
Phải. Đại loại thế.
Nói thật lòng, tớ không bao giờ nghĩ rằng chuyện như thế lại tồn tại trên đời. Ngoại trừ chuyện lần này của lớp 9-3.
Thế còn lời tiên tri của Nostradamus? Hy vọng cậu không nghĩ chúng sẽ thành hiện thực chứ?
Thành sao được?
Thật không?
Nếu mà tin chuyện tiên tri ứng nghiệm thì tớ sẽ cúi đầu chấp nhận chứ vật lộn vì ‘lời nguyền ở lớp 9-3’ làm gì!
Ra vậy.
Đúng lúc đó Mochizuki chen ngang,
Một trong ‘Bảy điều kỳ bí’ nổi tiếng của Khu o có liên quan tới thư viện phụ
.
Thư viện phụ? Có gì ở đó à?
Thỉnh thoảng ở trong vọng ra tiếng người khóc rấm rứt. Cậu nghe thấy bao giờ chưa, Sakakibara?
Chưa từng.
Người ta đồn rằng có căn phòng ngầm bị khóa kín dưới nền thư viện. Ở đó chồng chất hàng đống giấy tờ cùng những điều bí mật không thể công bố về ngôi trường và thị trấn. Và để bảo vệ số tài liệu đó, cách đây lâu lắm rồi, người ta nhốt một người thủ thư bên trong căn phòng ngầm.
Tức là người đó còn sống dưới lòng đất, hay âm thanh là do hồn ma ông ta phát ra?
Teshigawara hỏi, rồi cười nhạo
Một câu chuyện ma không tồi, nhưng... thôi nào. So với ‘tai ương’ thực sự xảy đến ở lớp chúng ta mà xem. Những câu chuyện như thế quá đỗi dễ chịu.
Chuyện có thật đấy.
Chúng tôi bước lên hành lang tầng hai.
Nắng từ bên ngoài chiếu vào qua những ô cửa sổ ở phía Bắc hành lang, khiến nơi đây sáng sủa hơn tôi tưởng. Những dấu hiệu cho thấy nơi này trở thành khu vực hạn chế, ít được sử dụng suốt năm này qua năm khác hiển hiện ở khắp nơi, như các chỗ hư, ố bẩn, bụi lắng trên sàn, không khí lởn vởn một thứ mùi lưu cữu, bao trùm không gian là cảm giác hoang phế.
Căn phòng từng được dùng làm phòng học cho lớp 9-3... là căn phòng thứ ba tính từ đầu hồi phía Tây.
Đây là thông tin đã được Kazami xác nhận. Teshigawara kể rằng Kazami là thành viên ban cán sự lớp, có nhiệm vụ lên phòng học cũ cùng Akazawa và vài người khác hồi đầu tháng Năm để lấy bàn ghế cho người
không tồn tại
.
Cửa phòng không khóa. Ba đứa tôi dè dặt tiến vào.
Ở bên trong, căn phòng u ám hơn ngoài hành lang.
Nguyên nhân là do một tấm rèm màu be cáu bẩn phủ kín những ô cửa sổ hướng Nam. Đã hơn mười năm kể từ khi căn phòng thôi được sử dụng, tại sao người ta còn cầu kỳ để lại rèm. Mà thôi, chuyện này cũng chẳng quan trọng lắm.
Điện hẳn đã bị cắt, bởi chúng tôi thử hết các công tắc nhưng đèn vẫn không bật. Nếu kéo rèm ra căn phòng sẽ sáng sủa hơn, nhưng chúng tôi ngại, lỡ ai bên dưới nhìn thấy, thì chắc đây sẽ trở thành một trong
Bảy điều kỳ bí
mới mất.
Vậy nên...
Cứ để rèm buông, căn phòng mờ mịt, ba chúng tôi bắt đầu tìm kiếm.
Mỗi đứa mang theo một cây đèn pin, chính là đề phòng trường hợp này đây. Tôi còn mang cả găng tay nữa. Chúng tôi giẫm phải hàng lớp bụi, nên Mochizuki phải đưa khăn mùi soa lên che mũi, miệng.
Việc đầu tiên chúng tôi làm là chia nhau ra lục tìm từng bộ bàn ghế. Trong khi tìm, tôi không thể ngăn được đủ loại hình ảnh ghê rợn lướt ngang qua đầu.
Hai mươi sáu năm trước, trong phòng học này, không học sinh nào nhận ra rằng Yomiyama Misaki là
kẻ đã chết
, suốt các tiết học trong một năm liền, họ đối đãi với người đó như một người còn sống. Rồi...
Hiện tượng
không thể lý giải bùng phát, khởi nguồn từ hành động của họ. Đã bao nhiêu người bị đẩy vào cõi chết vì hiện tượng này trong suốt hai mươi lăm năm qua? Các lớp 9-3 vẫn tiếp tục học ở đây cho tới mười lăm năm trước. Những gì đã diễn ra?
Chắc hẳn có những người mất mạng trong căn phòng này, giống như thầy Kubodera.
Có người ngã từ cửa sổ xuống.
Có người bị tấn công ngay giữa lớp.
Những ý nghĩ rời rạc tuôn chảy, tôi dần dần bị vây hãm bởi cảm giác rằng ngay phút giây này đây, tôi bị lôi đến gần cái chết hơn bao giờ hết. Không được!
Dừng lại. Thôi ngay!
Tôi nghiêm khắc tự nhủ, và ngừng một lát, hô hấp thật sâu. Tôi hít phải ít bụi nên ho sặc sụa, nhờ đó mà đứt được chuỗi ý nghĩ kia.
Điều cần tập trung bây giờ là tìm kiếm... Cố lên nào.
Giả sử một người tốt nghiệp từ năm 1983 tên là Matsunaga Katsumi từng giấu thứ gì đó trong căn phòng này...
Thì nó nằm ở đâu?
Tôi đã xem kỹ các bộ bàn ghế, rồi bất chợt nhận ra, Có lẽ không phải những chỗ như thế. Quá dễ tìm, không thể nói là
giấu
được.
Chắc chắn nó phải nằm ở chỗ khác... Matsunaga đã giấu nó ở nơi khuất mắt, nhưng phải là nơi người ta có thể tìm ra, không bao giờ đến mức bới tung tất cả cũng không thấy. Bằng không sẽ chẳng phù hợp với nỗi khát khao
muốn nhắn nhủ lại
của anh ta.
Nên chúng tôi không cần lật hết sàn, tường hay trần nhà. Điều này có nghĩa là...
Tôi nhìn quanh phòng một lượt. Và lập tức bị thu hút bởi một dãy tủ đựng đồ của học sinh dựng sát bức tường cuối phòng. Kia chăng?
Là tủ đựng đồ, nhưng không phải loại khóa cánh. Chúng giống như giá sách gỗ, bao gồm các ô vuông có cạnh bốn mươi, năm mươi centimet.
Tôi ngừng lục tìm ở các bộ bàn ghế, tiến lại chỗ tủ đựng đồ Teshigawara và Mochizuki hẳn đã đoán ra ý tôi, cũng bước đến gần.
Cậu nghĩ nó nằm ở đây à?
Mochizuki hỏi.
Không biết nữa,
tôi ngoẹo đầu đáp.
Cứ kiểm tra hết cho chắc. Biết đâu lại có góc chết nào.
Phải. Vậy thì...
Nhưng rốt cuộc, công sức của chúng tôi cũng đổ sông đổ biển. Lục lọi từng ô tủ mà không thấy một thứ gì có vẻ là thứ chúng tôi đang tìm.
Còn nơi nào khác giấu được đồ nhỉ?
Tôi nhìn một lượt quanh căn phòng lờ mờ. Cuối cùng đã nhận ra... Một chiếc tủ ở góc phòng, đựng các dụng cụ trực nhật.
Cũng giống tủ đựng đồ, chiếc tủ này làm bằng gỗ, đã cũ, cao chừng hai mét. Bên trong chứa gì nhỉ? Có lẽ thông thường người ta sẽ chẳng tìm đồ trong này...
Tôi vội vã băng qua phòng, đến mở cánh cửa tủ dài hẹp gắn tay nắm thép đen. Có vài cái chổi, một cái xẻng, một giỏ rác và một cái giẻ lau sàn. Những món đồ cũ mèm, tầm thường đã lâu không được đụng tới.
Cảm thấy chẳng còn gì phải ngần ngại nữa, tôi dẹp đám chổi giẻ sang bên, luồn vào bên trong ngăn tủ tù túng, rọi đèn pin lên phía trên đầu. Vừa nhìn thấy nó tôi đã bất thần buột miệng,
Có phải đây không?
Gì thế Sakaki? Cậu tìm được gì à?
Teshigawara xộc tới.
Tôi nhón chân, với tay lên, chạm vào mặt dưới nóc tủ đựng dụng cụ trực nhật. Có một món đồ được gắn ở đó bằng băng dính đen.
Có một vật trên này. Tớ không biết là gì.
Vài lớp băng dính chắc chắn giữ nó cố định. Ngậm chiếc đèn pin vào miệng, tôi giơ cả hai tay lên cố gỡ vật được gắn ở mặt dưới nóc tủ.
Cuối cùng... Sau hồi lâu xoay xở, tôi đã giật được nó, bước ra ngoài. Công việc chẳng phải vận động nhiều, vậy mà tôi vẫn hụt hơi, mặt nhễ nhại mồ hôi.
Cái gì thế?
Nó được gắn ở mặt dưới nóc tủ. Tớ không nghĩ có ai để ý thứ đồ này được giấu ở đó, trừ khi họ chui vào trong, giống như tớ vừa làm ấy.
Đúng nhỉ!
Tớ rất muốn biết nó là gì.
Món đồ tôi vừa lấy xuống được quấn vài lớp băng dính xung quanh. Đây không phải băng dính đen bình thường như tôi tưởng, mà là băng dính bằng vải, màu nâu. Cái lõi của nó to đến đâu? Khi gỡ hết băng dính, có lẽ sẽ nhỏ hơn một cuốn sách khổ bunko(2).
(2) Khoảng 10,5x4,8cm..
Chúng tôi tới chiếc bàn gần đó, đặt món đồ lên mặt bàn. Việc đầu tiên là gỡ bỏ mấy lớp băng dính này.
Này, chờ đã.
Teshigawara nhắc.
Có chữ trên băng dính đấy.
Gì?
Cố kìm cơn phấn khích, tôi cầm đèn pin chiếu lên món đồ. Tôi phải soi rất kỹ... Đây rồi.
Có dòng chữ màu đỏ trên bề mặt lớp băng dính màu nâu. Tôi không phát hiện ra khi bóc lớp băng dính cố định món đồ vào mặt dưới nóc tủ, hẳn là mặt nhắn gửi quay lên trần.
Gửi các em khóa sau của lớp này, những người có thể phải gánh chịu nỗi đau do tai ương kỳ quặc không thể lý giải gây ra...
Chúng tôi chỉ đọc được ngần ấy. Chữ rất xấu, có phần nguệch ngoạc.
Đúng rồi.
Teshigawara búng ngón tay.
Chắc là nhắn nhủ của anh Matsunaga.
Chúng tôi quyết định tìm hiểu ngay và luôn. Gỡ bỏ hoàn toàn lớp băng dính quấn quanh món đồ thực sự là một kỳ công. Loay hoay đến mấy phút liền, cuối cùng cái lõi cũng lộ ra...
Một cuốn băng cassette bình thường của hãng TDK(3), thời lượng sáu mươi phút, đã được tua về đầu băng.
(3) Viết tắt các chữ cái đầu tên công ty Tokyo Denkikagagu Kogyo (Tokyo Electronics and Chemicals). Một nhãn hiệu băng cassette nổi tiếng, bên cạnh Maxell, Sony, JVC...
7
Mang theo cuốn băng vừa phát hiện, chúng tôi chuồn khỏi khu vực bị hạn chế, trở lại Câu lạc bộ Mỹ thuật. Tới nơi đã quá 5 giờ chiều. Muộn hơn tôi tưởng, không ngờ thời gian trôi nhanh thế.
Ở đây có đài cassette không?
Teshigawara hỏi Mochizuki.
Lấy đâu ra.
Nghe Mochizuki đáp, Teshigawara cào tay vào mái tóc nâu,
Thế thì làm sao nghe được thứ này. Thu gì không thu lại thu vào băng cassette!
Mười lăm năm trước làm gì có đĩa MD(4).
(4) Mini Disc.
Kể cả như vậy, nhưng mà... Nhà tớ chẳng có thiết bị gì chạy được băng cassette.
Nhà tớ có.
Mochizuki nói.
Cậu thì sao, Sakakibara?
Không biết...
Thiết bị âm thanh duy nhất tôi có là máy nghe đĩa cầm tay mang về từ Tokyo. Tôi chưa từng thấy ông bà nghe nhạc bằng máy móc nào khác ngoài chiếc ti vi.
Tôi sẽ không lấy làm ngạc nhiên nếu dì Reiko có đài cassette trong phòng, nhưng...
Vậy thì tới nhà Mochizuki,
Teshigawara tuyên bố.
Được.
Mochizuki gật đầu, rồi kêu lên.
Khoan, ôi không... Nhìn này!
Nhẹ nhàng giơ hai tay nâng cái băng lên, cậu chỉ cho chúng tôi.
Nhìn đi. Khó nói lắm, nhưng các cậu thấy không. Dây băng bên trong đứt rồi.
Ôi trời...
Đúng nhỉ.
Chắc nó dính vào băng dính rồi đứt khi bọn mình bóc ra.
Ôi...
Giờ phải làm sao?
Như thế này sợ không nghe được.
Cậu nói nghiêm túc chứ?
Sao anh ta không cho vào hộp trước khi giấu chứ?
Điên mất thôi.
Khuôn mặt nhăn nhó, Teshigawara lại luồn tay vò tóc. Tiếng ve trên tán cây ngay bên ngoài cửa sổ ngân ngập không gian, lúc này cứ rền rền dậm dọa.
Bọn mình nên làm gì đây?
Teshigawara bồn chồn hỏi, nhưng Mochizuki bình tĩnh đáp,
Tớ nghĩ nếu sửa thì vẫn nghe được.
Hả? Cậu biết sửa á?
Chắc cũng không khó lắm.
Ô! Được đấy, vậy bọn mình gửi gắm nó cho cậu.
Cậu chắc chứ?
Tôi hỏi, muốn cho Mochizuki cơ hội chối từ, nhưng cậu ta nghiêm trang gật đầu.
Dù sao thì tớ cũng sẽ cố. Phải mất một lúc đấy nhé.
Vậy là chúng tôi rời Câu lạc bộ Mỹ thuật, cả ba cùng bước qua cánh cổng trường.
Hoàng hôn đã buông, bầu trời đằng Tây chuyển sang đỏ sẫm, màu sắc tươi thắm, diễm lệ đến mức phi thực. Đang ngắm cảnh chiều, lòng tôi bỗng nhiên xao động, mắt chợt cay cay. Suốt kỳ nghỉ hè năm ngoái, có nằm mơ tôi cũng chẳng ngờ là một năm sau, tôi lại bị kéo vào xoáy ốc
phiêu lưu
như thế này.
Đúng lúc ấy...
Trên đường ra bến xe buýt, chúng tôi bỗng nghe tiếng huyên náo từ xa vọng lại. Xe cứu thương và xe cảnh sát thay nhau hú còi inh ỏi.
Có tai nạn gì đây.
Chắc thế.
Chúng ta phải cẩn thận mới được.
Đúng rồi.
Chúng tôi chỉ nói với nhau ngần ấy.
8
Tôi nghe tin vào sáng hôm sau, ngày 31 tháng Bảy.
Về cái chết của Ogura Atsushi (mười chín tuổi, thất nghiệp).
Sau khi tốt nghệp trường phổ thông trong vùng, anh ta không làm công việc gì cố định, hầu như ngày ngày đều nhốt mình trong nhà. Có thể nói anh ta thuộc dạng sống-khép-kín, một trong những vấn đề xã hội nổi cộm dạo gần đây.
Ngày 30 tháng Bảy, 5 giờ 26 phút chiều.
Một chiếc xe chở vật liệu xây dựng vừa hoàn thành công trình gần đó, mất lái tông vào nhà Ogura Atsushi. Ngôi nhà bị hư hại, căn phòng của Atsushi ở tầng hai bị sập. Phòng của anh ta hướng ra mặt đường nên chịu tác động trực tiếp từ chiếc xe kia. Atsushi bị nhiều vết thương nghiêm trọng khắp người, nặng nhất là nứt hộp sọ. Trước buổi bình minh ngày 31, anh ta trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện.
Vấn đề ở chỗ họ của anh ta là Ogura có một nữ sinh mang họ đó học tại lớp 9-3, trường trung học Bắc Yomiyama. Ogura Atsushi xấu số vừa tử nạn trong vụ tông xe chính là anh ruột của nữ sinh ấy, trở thành
người chết trong tháng Bảy
thứ ba, sau hai mẹ con thầy Kubodera.
Khúc Đệm
Tôi... tôi tên... tôi tên là Matsunaga Katsumi.
Tôi học lớp 9-3 ở trường trung học Bắc Yomiyama, niên khóa 1983, tháng Ba năm tới sẽ tốt nghiệp.
Tôi ghi âm cuốn băng này vào đêm 20 tháng Tám. Bây giờ đã quá 11 giờ. Chỉ còn mười ngày nữa là kỳ nghỉ hè chấm dứt. Tôi đang ngồi một mình trong phòng riêng ở nhà, đối diện với máy ghi âm.
Ghi âm xong, tôi sẽ giấu cuốn băng vào chỗ nào đó ở lớp học.
Một ngày kia... Tôi không biết bao lâu thì tới ngày ấy, nhưng một ngày kia nếu có người tìm thấy và lắng nghe... Tôi không biết hiện đang có mấy người lắng nghe - hơn một người chăng? Các bạn có phải là học sinh lớp 9-3 của các khóa sau tôi? Và có phải những sự việc mà tôi... mà chúng tôi vừa trải qua đang xảy ra với các bạn, khiến các bạn sợ hãi hoang mang trước những tai ương quái đản cứ ập xuống lớp mình?
Không quan trọng.
Tính trước những điều đó cũng chẳng ích gì. Thực sự không cần thiết.
Trước hết, phải nói cho rõ ràng, có hai nguyên nhân khiến tôi quyết định thu cuốn băng này.
Thứ nhất là thú nhận một tội ác tôi vừa phạm phải... Có vẻ thế. Chính là thế. Tôi muốn giãi bày với ai đó về hành động của mình, muốn ai đó nghe mình kể chuyện, cho nên tôi... Chính là thế đấy. Bây giờ mà tôi thổ lộ với những người xung quanh, họ sẽ chẳng hiểu gì hết, cũng không trao đổi hay an ủi tôi về vụ việc. Mọi người đã quên hết sạch rồi. Tình trạng thành ra như vậy, nên chí ít tôi...
Hai nữa, là để cảnh báo các bạn, những người đi sau... Nói đúng hơn, là cho các bạn lời khuyên. Đây... đây mới là mục đích chính.
Cuối cùng, tin vào những điều tôi nói hay không là tùy ở bạn. Nhưng tôi hy vọng các bạn sẽ tin. Bởi vì không một lời nào là dối trá trong cuốn băng này.
Người dư ra
trà trộn vào lớp 9-3,
tai ương
nảy sinh từ chính họ... Có người gọi đó là
lời nguyền
, có người phủ nhận, nhưng chẳng quan trọng ai đúng ai sai. Vấn đề là làm sao chúng ta chấm dứt được tình trạng này?
Điều tôi muốn nói là... Đó là...
Không... Có lẽ tôi nên kể câu chuyện theo đúng trật tự. Phải, tôi sẽ làm thế...
Chúng tôi đi cắm trại.
Trại hè của lớp 9-3, kéo dài hai đêm ba ngày, bắt đầu vào ngày 8 tháng Tám. Tại một ngôi nhà có tên
Nhà kỷ niệm Sakitani
của trường ở chân núi Yomiyama.
Vì sao chúng tôi lại chọn nơi này. Đó là ý tưởng của thầy Koga chủ nhiệm. Thầy đề xuất chúng tôi sẽ cắm trại rồi lên bái vọng trên đền. Có một ngôi đền thờ Thần Đạo lâu đời ở sườn núi. Thầy nói nếu mọi người cùng tới đền Yomiyama, chắc chắn sẽ hóa giải được
lời nguyền
...
Theo như tôi được biết, thầy Koga đã phải suy nghĩ nát óc, hỏi ý kiến đủ mọi nơi, rồi có người khuyên thầy tổ chức chuyến cắm trại. Tôi không rõ đâu mới là sự thật.
Dù sao chăng nữa, tôi vẫn tham gia chuyến cắm trại này.
Số học sinh tham gia là hai mươi, kể cả tôi. Tuy rằng tất cả đều nửa tin nửa ngờ, nhưng vào ngày thứ hai của chuyến đi, ngày 9 tháng Tám... Vào ngày này nhiều năm về trước, quả bom nguyên tử đã được thả xuống Nagasaki nhỉ? Nhưng cũng chẳng liên quan tới câu chuyện của tôi... Vậy là vào ngày thứ hai của chuyến đi, thầy chủ nhiệm dẫn chúng tôi lên đền cầu khẩn.
Ngôi đền điêu tàn đến khó tin.
Cho dù cùng tên với thị trấn, nó lại chẳng được quan tâm chăm chút mấy. Như thể bị cả thế giới ruồng bỏ.
Vì thế sau khi bái lạy xong, chúng tôi chung tay dọn dẹp sạch sẽ. Bấy giờ, ai nấy bắt đầu cảm thấy việc làm của mình sẽ phá giải lời nguyền. Thầy Koga cũng rất phấn chấn, thậm chí còn bảo với chúng tôi,
Mọi việc ổn rồi
. Nhưng mà...
Cách đó chẳng có hiệu quả.
Lời nguyền không bị hóa giải dễ dàng như thế.
Chúng tôi hiểu ra điều đó trên đường trở về, sau khi rời ngôi đền. Suốt cả buổi sáng trời trong xanh, nhưng đột nhiên mây mịt mù kéo đến, rồi sầm sập mưa. Lại thêm sấm đì đùng. Thầy Koga và tất cả học sinh đều hoảng loạn, chạy như bán mạng. Nhưng thế là sai lầm... Không, bây giờ nói cũng chẳng giải quyết được gì nữa. Hoàn toàn vô ích.
Người đầu tiên trúng đòn là một cậu tên Hamaguchi. Trúng đòn ở đây có nghĩa là: sét đánh. Cậu ta thật ngốc, chu đáo mang dù đi, rồi lại giương dù lên, mà rõ ràng đang trên đường núi, sấm sét lồng lộn xung quanh...
Sét đánh ngay tức thì.
Tôi đi trước cậu ấy nên không trông thấy, nhưng âm thanh thì kinh hồn. Lần đầu tiên tôi nghe tiếng sét ở khoảng cách gần đến thế.
Hamaguchi, hẳn là đã chết ngay tại chỗ. Cậu ta cháy thành than, khói ngùn ngụt khắp người. Ai nấy hoảng loạn cùng cực.
Thầy Koga cố trấn an mọi người, nhưng tình hình đã vượt ra ngoài khả năng kiểm soát. Chúng tôi bỏ Hamaguchi lại, mạnh ai nấy chạy, cố mà cứu lấy thân... Bị bạn bè nháo nhào xô đẩy, tôi cũng chỉ nghĩ được rằng phải xuống núi thật nhanh, vậy là tôi điên cuồng chạy trong mưa. Đúng lúc đó... đến lượt kẻ hiến tế thứ hai.
Một bạn gái tên là Hoshikawa.
Lần này không phải là sét đánh. Trong cơn hoảng loạn, bạn ấy bị chệch đường, nhảy luôn khỏi vách đá...
Rìa đá cao và mỏng manh. Chúng tôi không thể cứu bạn ấy, chúng tôi không có điều kiện để thử, rốt cuộc chúng tôi bỏ bạn ấy lại... Tôi đoán việc duy nhất chúng tôi có thể làm là xuống núi, gọi cứu hộ.
Nhưng không ai cứu được Hamaguchi và Hoshikawa. Cả hai trở thành
người chết trong tháng Tám
. Cuộc viếng thăm đền vô tác dụng...
Và rồi.
Điểm then chốt nhất xảy ra sau đó.
Cuối cùng, khi mọi người cũng xuống được tới chân núi, chuyện đó xảy ra.
Chuyện đó là... chính là, tôi...