• 616

Chương 5.2: Đi tìm mảnh ghép


Số từ: 5782
Người dịch: Ngô Hà Thu.
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Phụ nữ
Sáng Chủ Nhật thường là những sáng bình yên trong nhà tớ. Bố sẽ tự thưởng cho mình một giấc ngủ nướng thật dài. Mẹ sẽ tự thưởng cho mình một sáng không phải làm đồ điểm tâm. Còn nếu như hai ông anh tớ đi chơi với ban nhạc về muộn thì sẽ chẳng ai biết được các ông ấy ở đâu cho đến tận trưa.
Thường thì tớ sẽ nhón chân thật nhẹ đi ra ngoài để nhặt trứng khi mọi người vẫn còn say ngủ, rồi sẽ tự làm cho mình một bát đầy Cherrios, bê vào phòng, vừa ăn sáng trên giường vừa đọc sách.
Nhưng sáng Chủ Nhật hôm đó – sau gần một đêm thức trắng, bập bềnh giữa thất vọng và bứt rứt – tớ thức dậy và muốn làm cái gì đó để vận động tay chân. Để rũ bỏ cảm giác lơ lơ lửng lửng vẫn đang bám riết lấy mình.
Điều tớ thực sự thèm làm chính là lại được leo lên tận ngọn cây tiêu huyền, nhưng cuối cùng tớ đành ngậm ngùi đi tưới thảm cỏ và cố vắt óc nghĩ ra những thứ khác có thể làm. Tớ vặn vòi nước và không khỏi ngỡ ngàng trước màu đen thẫm mỡ màng của đất khi phun nước lên. Và trong lúc tớ đang mải nói chuyện với mấy hạt giống, dỗ dành chúng hãy mau mau nảy mầm để đón chào bình minh thì bố bước ra ngoài. Chắc bố vừa tắm xong nên tóc vẫn còn ướt, và tay bố đang cầm một cái túi giấy.
Ôi bố, con làm bố tỉnh ạ?


Không, con gái. Bố dậy được một lúc rồi
.

Bố định đi làm ạ?


À không, bố…
Bố nhìn tớ một lúc rôiì nói:
Bố định đi thăm chú David
.

Chú David?

Bố vừa bước lại gần cái xe tải vừa nói:
Ừ. Khoảng tầm trưa trưa thì bố về nhé
.

Nhưng mà bố ơi, sao lại là hôm nay ạ? Hôm nay là Chủ Nhật mà
.

Bố biết mà, con gái, nhưng hôm nay là một Chủ Nhật đặc biệt
.
Tớ khóa vòi nước lại.
Sao lại thế ạ?


Hôm nay là sinh nhật lần thứ bốn mươi của chú ấy. Bố muốn gặp và tặng quà cho chú
, bố vừa nói vừa giơ cái túi giấy lên.
Con không phải lo đâu. Bố sẽ về kịp bữa trưa để còn ăn bánh kếp chứ!


Cho con đi với bố
, tớ nói rồi ném vòi nước sang một bên. Tớ chưa kịp ăn mặc cho tử tế - mới chỉ tròng có mỗi cái áo phông và xỏ đôi giày thể thao. Còn chưa đi cả tất nữa – nhưng trong đầu tớ thì đã chắc như đinh đóng cột. Tớ sẽ đi cùng bố.

Sao con không ở nhà với mẹ? Chắc chắn là mẹ sẽ…
.
Tớ đi vòng sang phía cửa dành cho khách ngồi trên xe tải và nói:
Con muốn đi mà
, rồi trèo vào trong xe và đóng sập cửa một cách kiên quyết.

Nhưng mà…
, bố nói qua cửa lái xe.

Con muốn đi, bố ơi!

Bố nhìn tớ một lúc lâu rồi mới nói:
Ừ, thôi được rồi
, và để cái túi ra ghế băng phía sau.
Thế để bố viết lại cho mẹ mấy chữ đã
.
Khi bố vào trong nhà, tớ thắt dây an toàn và tự nhủ, đây là một việc đúng đắn. Đây là việc mà lý ra tớ đã phải làm từ lâu rồi. Chú David là một phần của gia đình này, một phần của bố, một phần của chính tớ. Giờ là lúc tớ cần phải gặp chú ấy.
Tớ nhìn lom lom cái túi giấy bố để cạnh tớ. Không biết bố tặng gì cho em trai vào ngày sinh nhật lần thứ bốn mươi của chú ấy nhỉ?
Tớ nhấc cái túi lên. Không phải là tranh – cái túi quá nhẹ. Hơn nữa, khi tớ lắc lắc thì nó phát ra tiếng động gì nghe là lạ.
Tớ đang định mở phần miệng túi bị cuộn lại để ngó thử xem thì bố đi ra. Tớ thả cái túi xuống ghế và ngồi thẳng lưng; khi bố chui vào xe, tớ hỏi:
Con đi cùng không sao đúng không ạ?

Bố chỉ nhìn tớ, tay vặn khóa đề máy.

Con… con không làm bố và chú mất vui, đúng không ạ?

Bố nổ máy và nói:
Không, con gái. Bố rất vui vìcon muốn đến thăm chú
.
Trên đường tới Greenhaven, hai bố con tớ không nói chuyện gì mấy. Dường như bố muốn ngắm cảnh còn tớ, ừ thì, tớ có vô khối câu hỏi, nhưng chẳng muốn hỏi câu nào cả. Dù gì thì được đi xe cùng bố rất là thích ấy. Có lẽ chính sự yên lặng này là sợi dây liên kết hai bố con tớ mà không có gì lý giải nổi.
Khi đến Greenhaven, bố đỗ xe lại nhưng hai bố con không xuống xe luôn.
Sẽ hơi mất thời gian làm quen một tí, Julianna à. Nhưng rồi sẽ ổn thôi. Mọi người rồi sẽ quý con lắm cho mà xem. Họ đều là người tốt cả
.
Tớ gật đầu nhưng lạ làm sao, tớ thấy sờ sợ.

Vào thôi con
, bố nói rồi cầm lấy cái túi.
Đi vào trong thôi
.
Greenhaven trông không giống bất cứ bệnh viện nào mà tớ biết. Nơi này trông cũng chẳng giống một ngôi nhà. Nó quá dài và hình chữ nhật. Lối vào được che bởi một tấm vải bạt màu xanh lá đã bạc màu, những luống hoa hai bên lối đi với những đóa păng-xê vừa mới trồng vẫn còn vương chút bùn non và hơi nghiêng ngả. Cỏ mọc lung tung khắp sân và sát gần tòa nhà có ba cái hố sâu hoắm.

Bệnh nhân ở Greenhaven tự chăm nom khu đất
, bố nói.
Đây cũng là một phần trong chương trình dạy nghề ở đây, và nó góp phần chữa bệnh khá hiệu quả. Rồi người ta sẽ trồng đào, mận và lê vào những cái hố này
.

Cây ăn quả ạ?


Ừ. Phải bỏ phiếu lấy ý kiến mãi mới được đấy
.

Bỏ phiếu giữa các bệnh nhân ở đây ấy ạ?


Chính xác
. Bố xoay cánh cửa kính và nói:
Đi vào đi con
.
Ở bên trong mát rượi. Thoang thoảng mùi nước lau sàn và nước tẩy, và nghe lẩn khuất đâu đó có mùi ngai ngái.
Không có bàn lễ tân hay khu phòng chờ. Chỉ có một sảnh thật là lớn có tường trắng bao quanh và những hàng ghế băng bằng gỗ dài và hẹp. Ở phía bên trái là một căn phòng lớn có ti-vi và vài hàng ghế nhựa; bên phải là mấy văn phòng đang mở cửa, và cạnh chỗ bố con tớ đứng là hai cái tủ bằng gỗ thông. Một cái đang mở, trong đó có cả tá áo phông màu xám treo thành hàng gọn gàng.

Chào anh Robert!
, một người phụ nữ gọi với ra từ một trong mấy văn phòng.

Chào Rosie
, bố đáp.
Cô ấy đi ra ngoài gặp bố con tớ,
David vừa mới dậy và đi loăng quăng đâu đây thôi. Từ khoảng sáu giờ. Mabel nói với tôi hôm nay là sinh nhật cậu ấy
.

Mabel lại đúng rồi
. Bố quay sang tớ và mỉm cười.
Josie này, đây là con gái tôi, Julianna. Julianna, đây là cô Josie Gruenmakker
.

Ôi chà, thật hay quá
, cô Josie nói lúc nắm tay tớ.
Cô đã từng xem ảnh cháu trg album của David. Cháu sắp sửa lên cấp trung học đúng không?

Tớ chớp mắt liên tục rồi quay sang nhìn bố. Tớ chưa bao giờ thực sự nghĩ đến chuyện này, nhưng có vẻ như bố thì khác.
Vâng… Sắp ạ
.

Cô Josie là quản lý ở đây
.


, cô Josie bật cười chêm vào,
cô chẳng được lên cấp nào cả! Cô đã làm ở đây mười bảy năm rồi và giờ vẫn thế
. Có tiếng chuông điện thoại nên cô ấy vội vã đi nhưng vẫn không quên nói với lại:
Phải đi nghe điện thoại cái đã. Tí nữa sẽ gặp hai bố con nhé. Kiểm tra phòng giải trí rồi phòng của David xem. Thể nào cũng thấy cậu ấy
.
Bố dẫn tớ đi học hành lang tòa nhà, và càng đi thì cái mùi vẫn lẩn khuất đâu đó càng trở nên rõ ràng. Cứ như thể nơi này bao nhiêu năm qua là chốn tụ họp của bao nhiêu kẻ Tè Rồi Biến hung hăng không bao giờ muốn nhân nhượng trong việc đánh dấu lãnh thổ.
Ở phía cuối hành lang có một dáng người nhỏ thó đang còng còng trên xe lăn. Lúc đầu tớ cứ nghĩ là một đứa trẻ con nhưng khi đến gần, tớ mới biết đó là một phụ nữ. Bác ấy không có tóc. Bác ấy móm mém cười chào bố rồi nắm lấy tay bố và nói chuyện.
Tim tớ chùng hẳn xuống. Tiếng bác ấy khi nói bị nghẹn lại và líu ríu như bị đầy lưỡi. Chẳng có từ nào bác ấy nói được tròn vành rõ chữ cả, nhưng bác ấy lại nhìn bố đầy nghiêm túc – cứ như thể đương nhiên là bố hiểu bác ấy đang nói gì.
Và quả thực tớ đã ngây cả người ra vì ngạc nhiên khi nghe bố nói:
Trí nhớ của chị quá chuẩn, Mabel ạ. Đúng là hôm nay đấy. Chính vì thế mà tôi đến đây
. Bố giơ cái túi giấy lên và thì thầm:
Tôi còn mua cho chú ấy một món quà nhỏ nữa đây này
.

Phá-aai phì-iii phế-êêê?
, bác ấy phều phào.

Chị đoán thử xem?

Bác ấy cứ líu ríu với bố mãi cho đến lúc bố vỗ vỗ vào tay bác rồi nói:
Tôi chỉ sợ là dễ đoán quá ấy. Nhưng vì cái này chú ấy thích, nên…
. Bố nhận ra là bác ấy đang hướng ánh nhìn sang phía tôi.

Khoa-aii khuế-êêê?
, bác ấy nói.

Đây là con gái tôi, cháu Julianna. Julianna, đây là bác Mabel siêu nhân. Bác ấy có thể nhớ được sinh nhật của tất cả mọi người, và bác ấy cực mê món sữa lắc dâu tây
.
Tớ gắng cười và lí nhí:
Cháu chào bác ạ
, nhưng đáp lại tớ chỉ là một cái cau mặt đầy ngờ vực.

Thôi, giờ hai bố con tôi lên phòng David đây
, bố nói rồi lắc lắc cái tui.
Nếu có gặp chú ấy đi qua đây thì chị đừng lộ ra tí gì đấy nhé
.
Tớ theo bố tới cửa một căn phòng. Bố dừng lại và gọi:
David? David ơi, anh đây. Robert đây
.
Một người đàn ông xuất hiện ở cửa. Một người mà có lẽ tớ sẽ chẳng bao giờ nghĩ rằng đó là em trai bố tớ. Chú ấy đa,không người, đeo kính dày cộp gọng nâu, khuôn mặt trông sưng sưng tái tái. Chú ấy vòng tay ôm ngang ngực bố và reo lên ầm ĩ:
Goa-bạtt! Ieng ttiên-ên ròa-aai!


Ừ, anh đến rồi, em trai!

Tớ đi theo hai người vào trong phòng và thấy khắp bốn bức tường phủ kín toàn tranh ghép hình. Những bức tranh được dán trực tiếp lên tường và thậm chí cả trên trần nhà nữa! Một không gian thật ấm áp, thoải mái và hay hay là. Tớ có cảm giác như mình vừa bước vào một cái hang làm bằng vải chần bông vậy.
Bố kéo tay chú và nói:
Nhìn cem anh đưa ai đến đây này?

Trong tích tắc, chú David trông rất hốt hoảng, nhưng rồi bố nói tiếp:
Con gái anh đấy, Julianna đấy
.
Thế là mặt chú David giãn ra, và rạng rỡ hẳn,
Ju-wee-an-na!
, chú ấy kêu lên rồi lao ra
xử lý
tớ.
Tớ nghĩ là tớ đến ngạt thở mà chết luôn ấy chứ. Chú ấy ôm cứng lấy tớ, lại còn lắc qua lắc lại liên hồi. Mặt tớ không tài nào mà thò ra để thở được. Tự nhiên, chú ấy khúc khích và buông tớ ra rồi nhảy tót lên một cái ghế.
Hoan nie lè xưn nhựt quảu mìn tía!


Cháu biết rồi, chú David. Chúc mừng sinh nhật chú!

Chú ấy lại khúc khích.
Cưởm ươn!


Anh có quà cho chú đây
, bố vừa nói vừa mở cái túi giấy.
Trước khi bố mở ra, trước khi tớ nhìn thấy kích cỡ thật của gói quà thì tớ nhớ lại tiếng động phát ra khi tớ lắc lắc cái túi. Còn gì được nữa? Tớ nghĩ thầm. Hộp tranh ghép.
Chú David cũng háo hức ngồi đoán.
Goáp hừn?


Không chỉ có mỗi ghép hình thôi đâu
, bố vừa nói vừa kéo món quà ra khỏi túi.
Bộ ghép hình và một cái chong chóng
.
Bố đã bọc hộp tranh ghép hình bằng giấy màu xanh lơ rất đẹp rồi đính cái chong chóng màu đoe và vàng lên trên để làm nơ. Chú David giật ngay lấy cái chong chóng và thôi phù phù. Lúc đầu còn nhẹ nhàng nhưng mạnh dần và cuối cùng thì gần như là chú ấy phun phì phì vào cái chong chóng.
Dưa cươm!
, chú ấy hét toáng lên sau mỗi lần thổi.
Dưa cươm!

Rất nhẹ nhàng, bố nhấc cái chong chóng ra khỏi tay chú và mỉm cười.
Đỏ với vàng thì thành da cam, đúng không?
. Chú David cố giằng lại cái chong chóng nhưng bố nói:
Tí nữa mình mang chóng chóng ra ngoài chơi nhé. Ra ngoài có gió thổi hộ em, chong chóng quay tít thì đẹp lắm
, rồi ấn hộp tranh ghép hình vào tay chú.
Khi từng mẩu giấy bọc quà bị xé ra và rơi lả tả trên sàn nhà, tớ nhoài người nhom xem bố mua tranh ghép hình gì cho chú. Ôi mẹ ơi, tớ há hốc mồm. Ba nghìn mảnh! Và hình xếp chỉ toàn là trời xanh với mây trắng. Không một bóng hình, không cả cây cối – chẳng có gì ngoài mây và trời.
Bố chỉ lên chỗ giữa trần nhà.
Anh nghĩ là bức này sẽ dán được vào chỗ kia kìa
.
Chú David ngẩng đầu lên nhìn gật đầu lia lịa, rồi lại vớ lấy cái chong chóng và hấp hỉnh:
Ria ngoèo đia!


Được rồi. Giờ mình ra ngoài đi dạo cái nào. Có thích đến McElliot ăn kem mừng sinh nhật không?

Chú David gật đầu như bổ củi.
Cóa! Cóa! Cóa!

Chúng tớ xin phép cô Josie rồi đi xuống phố. Chú David không đi nhanh được vì cơ thể chú ấy có vẻ như chỉ chực đổ gập xuống. Chú ấy bị tật ngón chân chim câu nên hai bàn chân bị xoay vào trgl hai vai chú ấy thì gù cụp vào, và chú ấy phải dựa vào bố khá là nặng nề khi mọi người đi cùng nhau.
Nhưng chú David vẫn khư khư cái chong chóng ở trước mặt, ngắm nhìn các cánh quạt quay tít, và luôn miệng reo hò:
Dưa cươm, dưa cươm!

Hóa ra McElliot là một cửa hàng thuốc có quầy kem ở trong. Quầy kem được phủ bạt kẻ đỏ trắng; bàn ghế bé xíu xíu được kê ở chỗ có dán tường kẻ đỏ trắng. Tóm lại là nhìn trông rất vui mắt, nhất là lại ở trong một cửa hàng thuốc.
Bố mua kem ốc quế cho cả ba, và khi ngồi xuống, bố và chú David nói chuyện với nhau, nhưng thực ra chú David chỉ chăm chú liếm món kem sô-cô-la ấy thôi. Bố chốc chốc lại nhìn tớ cười và tớ cũng cười lại với bố, nhưng tớ cứ thấy lạ lẫm sao sao ấy. Bố và chú đã đến đây ăn kem bao nhiêu lần rồi? Bố đã tổ chức bao nhiêu sinh nhật như thế này cho chú rồi? Bố đã biết bác Mabel, cô Josie và những người khác ở Greenhaven từ bao giờ rồi? Làm sao trong suốt những năm qua, tớ lại không hề đếm thăm chú ấy một lần nào cơ chứ? Cứ như thể bố có một cuộc đời bí mật không muốn bật mí với tớ vậy. Một gia đình hoàn toàn xa lạ với tớ.
Tớ không thích thế tẹo nào. Tớ không tài nào hiểu nổi. Đúng lúc tớ đang lên đến đỉnh điểm của sự bực bội thì ốc quế của chú David bị vỡ vì chú ấy cầm quá chặt, viên kem bị rơi xuống mặt bàn.
Bố chưa kịp ngăn lại thì chú ấy đã bốc viên kem lên và cố gắng nhét bằng được vào vỏ ốc quế. Nhưng vỏ ốc quế lại vỡ vụn ra và viên kem ấy lại rơi xuống, chỉ có điều lần này nó hạ cánh luôn xuống mặt sàn.
Bố nói:
Bỏ đấy đi, David. Để anh mua cho em cái khác
, nhưng chú David không chịu nghe. Chú ấy hẩy bay cái ghế ra đằng sau rồi ngồi thụp xuống.

Đừng thế mà David! Để anh mua cho em cái khác mà
. Bố kéo tay nhưng chú David nhất định không chịu đứng dậy. Chú ấy cứ cố bốc viên kem lên rồi nhét nó vào chỗ vỏ quế còn lại trong tay, và khi phần chóp nhọn của vỏ quế cũng bị bóp nát thì chú ấy bắt đầu gào thét.
Lúc đó kinh khủng lắm. Chú David y hệt một đứa trẻ sơ sinh nặng gần một tạ hờn lẫy trên sàn. Chú ấy hét toàn những từ mà tớ không thể hiểu. Sau gần một phút cố dỗ dành chú ấy, bố quay sang bảo tớ:
Julianna, con đi mua cho bố cái kem ốc quế khác!
.
Chú bán hàng cố gắng múc kem thật nhanh nhưng trong lúc đó, chú David cũng đã kịp hất tung một cái bàn, hai cái ghế và làm chỗ kem sô-cô-la dây choe choét khắp nơi trong lúc lăn lộn. Người thu ngân và khách hàng tại quầy thanh toán như bị đông cứng lại vì sợ - cứ như thể chú David là một con quái vật bị xổng và đang phá hủy thế giới.
Tớ đưa cây kem mới cho bố, bố đưa lại cho chú David lúc này vẫn còn đang nằm trên sàn. Và trong lúc chú David ngồi ăn kem, bố và tớ lau chùi, dọn dẹp mọi thứ.
Trên đường về Greenhaven, chú David cư xử như thể chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Chú ấy lại phì phì vào cái chong chóng và hét tướng
Dưa cươm!
hết lần này đến lần khác, nhưng lúc bố giữ cửa ra vào, tớ có thể thấy là bố rất mệt.
Về phòng, chú David đặt cái chong chóng lên giường và nhặt hộp tranh ghép hình lên.
Em nghỉ ngơi đã rồi hẵng ngồi xếp chứ
, bố nói.
Chú David lắc đầu:
Ưư-ưư
.

Ừ, thế thì thôi vậy. Thế để anh giúp em
.
Bố kéo cái bàn để ghép hình từ dưới gầm giường ra, rồi lắp ráp chân bàn. Sau đó bố kê bàn sát vào tường phía gần giường, kéo một cái ghế lại gần bàn và nói:
Đây nhé. Xong hết rồi
.
Chú David đã mở được hộp tranhh ghép hình và ngồi lọc các miếng ghép.
Tọe-eeet vòe-oo, Goa-bạtt!
.

Ừ, em thích là được rồi. Thế liệu đến thứ Tư thì em đã ghép xong chưa? Anh sẽ đến để dán lên trần cho em nếu em thích
.
Chú David gật gật nhưng lúc này chú ấy đang chăm chú vào bộ tranh ghép hình, cẩn thận đặt từng mảnh ghép lên bàn. Bố đặt tay lên vai chú và nói:
Vậy thứ Tư anh em mình gặp nhau nhé
.
Chú gật gật.

Thế chú chào cháu Julianna đi nào
.

Chòa
, chú ấy nói, không buồn ngẩng đầu lên.

Cháu về đây, chú David
. Tớ cố nói giọng vui vẻ nhưng quả thực, tớ không hề cảm thấy vui tẹo nào.
Hai bố con lên xe, bố cài dây an toàn và nói:
Thế đấy
.
Tớ chỉ nhìn bố và cố gắng cười.

Con có mệt không? Bố mệt lử rồi đây này
, bố nói.
Tớ gật đầu.
Thực ra thì đều bình thường cả - chỉ trừ có mỗi chuyện cái kem thôi ạ
.
Bố bật cười:
Chỉ trừ mỗi chuyện cái kem
. Rồi bố nghiêm giọng:
Vấn đề là, con không thể biết được lần tới thì chuyện cái kem ấy sẽ là chuyện gì. Có khi lúc này chỉ là con ruồi trong phòng. Lúc khác thì chú cảm giác có cái gì ở trong tất. Rất khó đoán trước tình hình. Bình thường thì đi ăn kem cũng an toàn lắm
. Bố lắc đầu rồi nhắm mắt lại, nghĩ ngợi điều gì đó mà tớ không thể hình dung được. Cuối cùng bố nổ máy và nói:
Hồi trước, chú David cũng đã ở cùng bố mẹ. Trước khi có các con. Bố mẹ cứ nghĩ là để chú sống cùng thì sẽ tốt hơn là đưa chú đến cơ sở chăm sóc, nhưng hóa ra là không phải thế
.

Nhưng nhìn chung thì hôm nay ổn mà bố…
.
Bố gạt cần phanh.
Chú David có rất, rất nhiều nhu cầu đặc biệt, cả về tình cảm lẫn thể chất. Mẹ con và bố không thể đáp ứng được hết những nhu cầu ấy. Cũng may là chú ở đây. Họ có chương trình dạy chú tự biết chăm sóc bản thân – tự mặc quần áo, tự tắm rửa và đánh răng, rồi cách xử sự với người xung quanh và giao tiếp. Trung tâm có tổ chức đi dã ngoại, và chú cũng đã kiếm được việc, đại khái là lo chuyện thư từ ở một phòng khám…
.

Chú đi làm ấy ạ?


Mỗi sáng chú đến phòng khám để gấp thư và cho vào trong phong bì.
Greenhaven rất là tốt với chú. Chú được người ta quan tâm chăm sóc riêng rất nhiều. Chú có phòng riêng, có bạn bè, có cuộc sống của riêng mình.
Một lúc sau tớ nói:
Nhưng chú cũng là người nhà mình mà bố. Con thấy nếu chú không đến nhà mình chơi bao giờ thì cứ thế nào ấy. Ngay cả lễ Giáng Sinh và lễ Tạ Ơn!


Chú cũng không muốn đến, con ạ. Có một năm, bố mẹ cứ nài chú đến ăn lễ Tạ Ơn, và con không tưởng tượng nổi đâu, đấy đúng là thảm họa kinh hoàng. Chú lao thẳng ra ngoài cửa sổ xe ô-tô, chú thấy bứt rứt, khó chịu đến tận mức đấy cơ mà
.

Nhưng… thế sao nhà mình lại không đến thăm chú ạ? Con biết là bố có đến nhưng mà còn mẹ và bọn con thì sao ạ?


Vì… việc này rất mệt mỏi con ạ. Mẹ con lúc nào cũng thấy cực kỳ phiền não, và bố hiểu tại sao lại thế. Cả hai bố mẹ đều nhất trí đấy không phải là chỗ cho trẻ con tới chơi
. Bố tăng tốc trên đường quốc lộ, rồi trầm ngâm sau vô-lăng. Cuối cùng, bố cất lời:
Thời gian trôi nhanh lắm, Julianna ạ. Mới ngày nào con còn bé tí, ẵm ngửa trên tay, thế mà quay qua quay lại đã thấy cô bé con giờ sắp là thiếu nữ rồi
. Bố nhìn tớ cười buồn.
Bố thương chú David, nhưng chú là một gánh nặng, và bố không muốn các con phải chịu khổ vì chú ấy. Nhưng giờ thì bố mới thấy là việc này đã ảnh hưởng tới con và cả nhà
.

Nhưng bố ơi, không phải…
.

Julianna ạ, bố đang cố nói là cho bố xin lỗi. Bố rất muốn cho các con nhiều thứ. Cả nhà mình. Nhưng đến tận bây giờ, bố mới nhận ra là bố thực sự chẳng cho mọi người được cái gì cả
.

Không phải thế!


Bố nghĩ con hiểu được rằng bố lực bất tòng tâm, nhưng nếu khách quan mà nói thì một người đàn ông, ví dụ như chú Loski chẳng hạn, sẽ là một người chồng, một người cha tốt hơn bố rất nhiều. Chú ấy có nhiều thời gian với gia đình hơn, chú ấy kiếm được nhiều tiền hơn, và có lẽ chú ấy cũng vui tính hơn
.
Bố không phải là người hay khen hoặc dễ dàng tỏ ra ngưỡng vọng ai đó nhưng tớ vẫn không thể tin được là bố thực sự nghĩ thế.
Bố, con không quan tâm đến việc bề ngoài trông như thế nào. Con vẫn nghĩ bố là người cha tuyệt vời nhất trần đời! Và nếu một ngày nào đấy con đi lấy chồng, chắc chắn con không thích chồng con giống chú Loski! Con muốn chồng con giống bố cơ
.
Bố nhìn tớ ngỡ ngàng như thể bố không tin nổi vào tai mình.
Thật vậy ấy hả
, bố nói và cười rất tươi.
Thế thì khi nào con đi lấy chồng thì bố phải nhắc lại câu này mới được
.
Và cả chặng đường còn lại không khí khác hẳn. Hai bố con tớ cười đùa và nói đủ thứ chuyện trên trời dưới biển, nhưng đến lúc gần về nhà thì cả hai bố con chỉ nói về đúng một thứ.
Bánh kếp.
Thế nhưng mẹ lại có kế hoạch khác. Mẹ dành cả sáng cọ sàn và quyết định
hắt hủi
món bánh kếp.
Em cần món gì mà no lâu được ấy. Như kiểu thịt muối nướng phô mai. Với hành
, mẹ nói.
Thật nhiều hành!


Cọ sàn giờ này?
Bố hỏi.
Hôm nay là Chủ Nhật cơ mà, Trina. Em cọ sàn làm gì?


Dư năng lượng do lo lắng
. Mẹ nhìn tớ.
Hôm nay đi thế nào hả con?
.

Bình thường ạ. Con thấy vui vì đã đi cùng bố
.
Mẹ khẽ liếc nhìn bố rồi lại nhìn tớ.
Ừ, thế thì tốt rồi
, mẹ thở dài, rồi nói,
mẹ tự dưng thấy muốn cọ sàn vì cô Patsy gọi sang đây
.

Nhà Loski?
, bố hỏi.
Lại làm sao à?

Mẹ gạt gạt mấy lọn tóc ra đằng sau và nói:
Không… Chị ấy gọi điện mời nhà mình sang ăn bữa tối thứ Sáu
.
Cả hai bố con tớ chớp mắt nhìn mẹ; rồi tớ hỏi:
Cả nhà mình ạ?



.
Tớ có thể thấy ngay là bố đang suy nghĩ: Sao lại thế? Sống đối diện với nhau bao nhiêu năm trời rồi, có bao giờ thấy mời nhà mình sang đâu. Sao giờ lại mời?
Mẹ cũng nhận ra. Mẹ thở dài rồi nói:
Robert, em cũng không biết là vì sao, nhưng chị ấy cứ năn nỉ mãi. Chị ấy còn vừa khóc vừa nói rằng chị ấy quả là vô ý vô tứ vì đã không mời nhà mình sang chơi từ trước và giờ chị ấy thực sự muốn hai nhà qua lại với nhau
.

Thế em nói sao với chị ấy?


Thì em làm sao mà từ chối được. Chị ấy trước giờ cũng tốt, mà ông Chet cũng giúp đỡ nhà mình nhiều…
. Mẹ nhún vai nói tiếp:
Em nói là nhà mình sẽ sang. Nhất trí là sáu giờ tối thứ Sáu rồi
.

Thật ấy ạ?
, tôi hỏi. Mẹ lại nhún vai.
Mẹ nghĩ chắc là sẽ vui thôi. Có hơi lạ lạ một tí nhưng sẽ vui
.

Nếu mà em đã quyết thế thì cứ thế đi
, bố nói.
Vậy tối thứ Sáu này anh sẽ không xin làm thêm giờ nữa. Thế hai thằng cu thì sao?
.

Chúng nó cũng không có lịch biểu diễn nào, mà cũng không phải đi làm vào hôm đấy, nhưng em vẫn chưa nói với hai đứa
.

Em có chắc là người ta mời cả nhà mình sang không đấy?
, bố hỏi.
Mẹ gật gật.
Chị ấy nhắc đi nhắc lại thế mà
.
Tớ có thể thấy ngay là bố không lấy gì làm thoải mái với việc sang nhà Loski ăn tối, nhưng cả hai bố con đều thấy mẹ rất coi trọng lời mời này.
Ừ, thế thì cứ vậy thôi
, bố nói, rồi đi thái phô mai và hành.
Cả buổi chiều tớ cứ thấy lười lười thế nào ấy, chỉ nằm ườn đọc sách rồi nghĩ ngợi vơ vẩn. Rồi cả ngày hôm sau, lúc đi học tớ cũng không tài nào tập trung được. Tớ cứ nghĩ tới chú David. Tớ băn khoăn không biết ngày xưa ông bà nội là người như thế nào, và ông bà đã phải trải qua những điều gì khi có một người con trai như chú ấy.
Tớ còn vơ vẩn nghĩ lan sang cả cây tiêu huyền nữa. Lúc đầu tớ cứ nghĩ đấy là do mình đang cảm thấy buồn buồn. Nhưng rồi tớ nhớ ra mẹ đã gọi cây tiêu huyền là tượng đài can trường. Nó đã sống dù bị gãy gập lúc chỉ mới nhú. Và nó đã lớn.
Người khác cho rằng nó xấu xí nhưng tớ thì chưa bao giờ nghĩ thế.
Có lẽ đấy là do cách nhìn của mỗi người mà thôi. Có lẽ có những thứ tớ thấy thật xấu xí nhưng người khác lại thấy đẹp.
Giống như Selly Stalls ấy. Ví dụ quá chuẩn! Với tớ thì chả có cái quái gì để nói về con bé đó nhưng cả thế giới đều cho là nó đáng yêu như con mèo kêu meo meo ấy.
Meo meo.
Mà thôi, tớ cứ kiểu lãng đa lãng đãng như thế cả tuần. Cho đến hôm thứ Năm. Thứ Năm giờ Nghiên cứu Xã hội, lớp tớ được vào thư viện để tìm tài liệu chuẩn bị cho báo cáo về nhân vật lịch sử nổi tiếng. Tớ đã chọn viết về Susan B. Anthony và cuộc chiến đòi quyền bầu cử của bà ấy. Lúc tớ đang tìm ở phía cuối một giá sách thì Darla Tressler vẫy vẫy tớ.
Darla có học cùng tớ mấy môn, nhưng chúng tớ không thân lắm, vì thế mà tớ phải quay lại đằng sau nhìn xem bạn ấy có đang vẫy ai khác không.

Qua đây!
, bạn ấy thì thào, tay khua loạn xạ.
Thế là tớ vội chạy qua. Bạn ấy giơ tay chỉ qua chồng sách và thì thầm:
Bạn nghe đi!

Đấy là giọng của Garrett. Và sau đó là giọng của Bryce. Và chúng hẳn đang nói chuyện về… tớ. Về đàn gà của tớ. Về ngộ độc khuẩn salmonella. Về chuyện Bryce đã vứt trứng tớ mang sang. Và cả về chuyện tớ sửa sang lại cái sân.
Nghe Bryce nói thì có vẻ cậu ta đang cảm thấy rất ân hận. Đột nhiên máu tớ như đông cứng lại. Cậu ta đang nói về chú David!
Và rồi Garrett cười phá lên:
Bị thiểu năng à? Hơi bị hay đấy, đúng không? Thì đấy… Juli ấy?

Trong một tích tắc, mọi thứ im bặt. Vào lúc đấy, chắc chắn là chúng hẳn phải nghe được tiếng tim tớ đang đập thình thịch, nhưng rồi có tiếng Bryce cười. Rồi cậu ấy nói:
À ừ
.
Tớ gần như vỡ vụn. Và chỉ trong nháy mắt, các giọng nói ấy tắt lịm. Darla ngó nghiêng kiểm tra rồi ngồi xuống bên cạnh tớ, nói:
Jules à, mình thực sự rất, rất xin lỗi bạn. Mình cứ nghĩ là cậu ta sẽ thú nhận là cậu ta thích bạn kia
.

Cái gì cơ, Darla? Bryce đâu có thích mình
.

Bạn bị làm sao đấy? Bạn không thấy cái cách cậu ta nhìn bạn à? Rõ ràng là cậu chàng đang tương tư mà
.

Làm gì có! Bạn vừa nghe cậu ta nói đấy thôi, Darla!


Ừ, nhưng mà hôm qua ấy, hôm qua mình bắt quả tang cậu ta đang nhìn bạn trân trối và thế là cậu ta chống chế rằng có con ong ở trên tóc bạn. Một con ong nhé! Đấy không phải là câu chống chế ngốc xít nhất trên đời thì là cái gì?


Darla, thì là thế thật chứ sao nữa. Mình cũng chẳng thấy gì làm lạ nếu có con ong trên tóc mình thật
.

Xì, bạn nghĩ là bạn ngào ngạt đến thế ấy hả? Hút ong hút bướm như là mật ấy hả? Thôi, mật ơi, con ong duy nhất mà bạn hút được quanh đây chỉ có B-r-y-c-e thôi. Đáng yêu quá còn gì, phải không? Nhưng mà sau những gì mình vừa mới nghe ấy, mình cũng muốn đập cho cậu ta một trận. Bã như cám luôn
. Darla đứng lên, định bước đi nhưng rồi lại quay lại và nói:
Bạn đừng có lo. Mình sẽ không đi hớt lẻo đâu
.
Tôi chỉ lắc đầu và quên bẵng luôn Darla. Sao bạn ấy lại nhầm lẫn được như thế chứ?
Nhưng những gì mà Bryce và Garrett nói với nhau thì tớ không thể quên được. Tại sao lại có thể có loại người tàn nhẫn đến thế? Và ngu xuẩn đến thế? Liệu đây có phải là những gì hồi xưa bố đã chịu đựng?
Càng nghĩ tớ càng tức. Bryce có cái quyền gì mà dám chế giễu chú tớ? Sao cậu ta lại dám thế?
Hai má nóng bừng bừng nhưng tim tớ thì bị thít chặt lại một cách lạnh lùng. Và tớ chợt nhận ra rằng – tớ với Bryce coi như xong! Cậu ta cứ việc giữ lấy đôi mắt xanh biếc, sáng chói ấy mà dùng. Cậu ta cứ việc giữ lấy cái nụ cười giả tạo hai mặt ấy mà dùng. Và cậu ta cứ việc giữ luôn cả… nụ hôn của tớ nữa. Chính thế! Cho cậu ta luôn. Tớ sẽ không bao giờ, không bao giờ thèm nói chuyện với Bryce nữa!
Tớ hằm hằm quay lại chỗ để sách viết về Susan B. Anthony, tìm được hai quyển dùng được, sau đó về chỗ ngồi. Nhưng lúc thu dọn đồ đạc để rời thư viện, tớ sực nhớ. Ngày hôm sau cả nhà tớ sẽ sang ăn tối ở nhà Loski.
Tớ kéo khóa ba-lô rồi quăng lên vai. Chắc chắn sau những gì vừa xảy ra, tớ có quyền được bỏ phiếu chống!
Có đúng không?
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Bên kia đường có đứa dở hơi.