Chương 14: Nợ Mười Năm Trước
-
Biên Thành Lãng Tử
- Cổ Long
- 5875 chữ
- 2020-05-09 09:16:28
Số từ: 5870
Nguồn: Internet
Sau giờ ngọ, cơn mưa dứt, bầu không gian quang đảng man mác, bao la.
Diệp Khai gõ cửa phòng của Phó Hồng Tuyết.
Từ sáng sớm ngày nay cho đến bây giờ, không ai đến tìm Phó Hồng Tuyết.
Nghe nói đến con người mặt lạnh quanh năm, chân thọt, là ai ai cũng phải tưởng đến con độc xà.
Như vậy, còn ai muốn tiếp cận y nữa !
Huống chi, cái việc y giết Công Tôn Đoạn, có lẽ giờ đây đã được loan đi khắp cả sơn thành !
Bên trong cửa, không có người lên tiếng.
Nhưng bên cạnh, nơi cửa hông, một lão bà thò đầu bạc trắng ra, mặt lộ vẻ hoài nghi lẫn sợ hãi, bà nhìn Diệp Khai.
Mặt bà nhăn nheo, không còn chỗ cho những vết nhăn khác hiện ra nếu có thêm sau này.
Diệp Khai biết bà là người cho thuê những gian phòng tại đây.
Chàng cười hỏi:
- Phó công tử đâu, hở bà ?
Lão bà lắc đầu:
- Ở đây không có Phó công tử ! Ở đây nghèo lắm !
Diệp Khai mỉm cười.
Giận làm gì chứ !
Bỗng, lão bà tiếp theo:
- Nếu khách nhân muốn tìm cái gã mặt trắng nhợt, chân thọt đó, thì không gặp gã đâu. Gã đã dọn đi nơi khác rồi.
Diệp Khai hỏi:
- Hắn dọn đi rồi sao bà ? Đi lúc nào ?
Lão bà đáp:
- Đi gấp !
Diệp Khai lại hỏi:
- Tại sao phải đi gấp ?
Lão bà giải thích:
- Già không muốn kẻ sát nhân lưu lại nơi này. Già có nhà, cho mướn, ai mướn cũng được, nhưng không cho người ta thuê để có nơi đi lại, mưu toan sát nhân !
Diệp Khai hiểu.
Trong vùng, không một ai dám chứa kẻ đắc tội với Vạn Mã Đường.
Chàng không nói gì nữa, quay mình trở ra ngõ hẻm.
Ngờ đâu, lão bà bước theo chàng, thốt:
- Nếu ngươi không có nơi nào lưu trú, già sẽ cho ngươi thuê gian phòng đó.
Diệp Khai cười nhẹ, hỏi:
- Bà bằng lòng cho tôi mướn nhà, là xem tôi lương thiện, không phải kẻ sát nhân. Tại sao bà biết tôi không là hung thủ trong vụ án đó ?
Lão bà đáp:
- Ngươi không giống ! Hay không có vẻ sát nhân !
Diệp Khai trầm gương mặt, thốt:
- Bà xem lầm tướng người đó. Tôi có giết nhân mạng rồi đó bà, mà lại giết đến bảy tám mươi mạng nữa kia !
Lão bà thè lưỡi, trố mắt, sợ hãi.
Diệp Khai đã ra khỏi ngõ hẻm.
Chàng hy vọng gặp Phó Hồng Tuyết sớm, càng sớm càng hay.
Nhưng, chàng không gặp Phó Hồng Tuyết, mà lại gặp Đinh Cầu Cảnh.
Đinh Cầu Cảnh ngồi nơi thềm, dưới mái hiên ngôi nhà đối diện, đang cầm chén
trà.
Y phục của lão rất hoa lệ, bên ngoài còn khác chiếc thanh bào.
Thần sắc của lão không được khoan khoái lắm.
Hành nhân lúc đó thật vắng trên con lộ chánh. Tuy có cơn mưa vừa qua, song đang mùa hè, không khí vẫn oi bức như thường, mưa dù to, chẳng đem lại cái mát mẻ lâu, trái lại, còn làm thêm lầy lội những lối đi.
Lúc đó có một gã du mục, dẫn đàn dê bốn năm con đi qua.
Tuy không khí oi bức, gã du mục lại mặc áo da dê, đầu đội nón tơi vành che kín tai, chiến nón rộng quá có thể phủ trọn hai đầu người.
Con người, cùng đường rồi mới nghĩ đến việc chăn dê.
Nghề chăn dê, giữ ngựa là một nghề thấp hèn nhất ở tại địa phương này, giành cho bọn nghèo nhất.
Cho nên, hạng chăn dê, ngựa ở đây hầu như cái bóng đối với các tầng lớp người khác, không ai lưu ý đến họ, trừ chủ thuê họ. Chủ thuê có lưu ý đến họ, là vì đàn thú giao phó cho họ, thú sống chết vẫn là vấn đề quan trọng hơn sự sinh tồn thương vong của họ.
Nhưng, Đinh Cầu Cảnh vừa thấy gã du mục, vụt sáng mắt lên.
Mường tượng lão trông chờ gã từ lâu lắm rồi.
Đường lồi lõm, nước động mấy chỗ lõm, gã du mục lùa đàn dê đi quanh một vũng nước.
Đúng lúc đó, Đinh Cầu Cảnh bước ra, chận trước mặt gã.
Gã du mục không ngẩng đầu lên, định lách mình qua mình Đinh Cầu Cảnh, đi
Gã chăn dê đâu phải là con người có can đảm, có khí khái ? Làm cái nghề đó thì nhẫn nhục là cái vốn trời sanh mà !
Ngờ đâu, Đinh Cầu Cảnh có ý sanh sự với gã.
Lão hỏi:
- Ngươi hành nghề chăn dê từ lúc nào thế ?
Gã chăn dê giật mình, ấp úng:
- Từ lúc nhỏ, rất nhỏ !
Đinh Cầu Cảnh cười lạnh:
- Chẳng lẽ tại Vũ Đương Sơn cái ngón nghề của người học tập, là ngón nghề chăn
luôn.
dê ?
Gã chăn dê giật mình lượt nữa.
Cuối cùng gã ngẩng đầu lên, nhìn thoáng qua Đinh Cầu Cảnh, buông gọn:
- Ta không nhận ra ngươi !
Đinh Cầu Cảnh bỉu môi:
- Nhưng, ta, ta nhận ra ngươi.
Gã chăn dê thở dài:
- Chỉ sợ ngươi nhận lầm người !
Đinh Cầu Cảnh cao giọng:
- Lầm sao được, Lạc Lạc Sơn ! Ta biết ngươi quá mà ! Dù ngươi hóa trang cách nào, cũng không qua mắt ta được. Lần này, ngươi còn tưởng trốn thoát khỏi tay ta nữa sao chứ ?
Gã chăn dê là Lạc Lạc Sơn à ?
Lâu lắm, người chăn dê thở dài đáp:
- Dù cho ngươi có nhận ra ta, song rất tiếc ta không nhận ra ngươi !
Thế là Lạc Lạc Sơn rồi !
Đinh Cầu Cảnh cười lạnh, cởi chiếc chăn bao để lộ bộ y phục hoa lệ. Nơi chỗ gù lưng, có thêu con rồng vàng năm móng.
Lạc Lạc Sơn kêu lên thất thanh:
- Kim Bôi Đà Long !
Đinh Cầu Cảnh cười lạnh:
- Cuối cùng rồi ngươi cũng nhận được ta !
Lạc Lạc Sơn cau mày:
- Ngươi tìm ta để làm gì ?
Đinh Cầu Cảnh đáp:
- Đòi một món nợ !
Lạc Lạc Sơn hỏi:
- Nợ gì ?
Đinh Cầu Cảnh hừ một tiếng:
- Nợ cũ từ mười năm trước, chẳng lẽ ngươi quên rồi !
Lạc Lạc Sơn trầm giọng:
- Ta không hề gặp mặt ngươi lần nào, thì làm gì có nợ mà quên với chẳng quên !
Đinh Cầu Cảnh hét:
- Món nợ máu của mười bảy mạng người, ngươi muốn chối cũng không chối được đâu ! Hãy đền mạng !
Lạc Lạc Sơn lắc đầu:
- Con người này điên rồi ! Ta ...
Đinh Cầu Cảnh vươn hai tay ra.
Trong tay, có một chiếc roi vàng dài năm thước. Roi chớp lên, kim quang lóe sáng. Kim quang quét ngang hông Lạc Lạc Sơn.
Lạc Lạc Sơn lách mình đồng thời cởi chiếc áo da dê trên mình vung ra, quát:
- Chờ một chút !
Đinh Cầu Cảnh không chờ, đánh luôn bốn chiêu.
Lạc Lạc Sơn dậm châm dùng chiếc áo da dê làm vũ khí nghinh chiến.
Đó là một công phu của hạng nội gia Võ Đương chuyển biến yếu mềm thành côn cứng.
Trong thoáng mắt, song phương trao đổi hơn mười chiêu, ngay trên con đường lầy
lội.
Diệp Khai đứng cách xa xa, nhìn cuộc chiến, bỗng phát hiện hai việc.
Một con quỷ rượu không bao giờ là một cao thủ võ lâm. Sở dĩ Lạc Lạc Sơn cứ mượn rượu làm màu, là vì lão có ý đánh lạc hướng sự nhận xét của người đời.
Thực ra thì lúc nào lão cũng tỉnh và tỉnh hơn bất cứ ai.
Mường tượng Lạc Lạc Sơn không nhận ra Đinh Cầu Cảnh. Nhưng Đinh Cầu Cảnh thì khi nào lại nhận lầm người !
Thế thì sự tình ra sao ?
Suy nghĩ một chút, Diệp Khai mỉm cười.
Chàng cho rằng sự tình đáng buồn cười lắm !
Nhưng, không buồn cười như chàng tưởng !
Bởi chết, đâu phải là một điều đáng cười cợt được.
Chẳng rõ tại sao, Lạc Lạc Sơn đang đánh, lại để lộ sơ hở.
Một sơ hở trí mạng, đối phương lợi dụng là lão chết liền !
Đồng thời gian với việc phát giác ra sơ hở đó, Diệp Khai thấy luôn ánh mắt của Lạc Lạc Sơn.
Ánh mắt biểu hiện sự phẫn nộ lẫn khiếp hãi, sau đó, ánh mắt từ từ lộ ra, lộ đến đổi suýt lọt tròng.
Hai cánh tay của lão vụt cứng ngắc !
Ngọn roi của Đinh Cầu Cảnh vờn quanh yết hầu lão.
Một tiếng rắc vang lên, yết hầu đứt ngang.
Đinh Cầu Cảnh ngửa mặt cười vang.
- Vay máu, phải trả máu ! Món nợ năm xưa, mãi đến ngày nay ta mới đòi được !
Lão tung mình lên, đáp xuống phía sau một nóc nhà, biến mất dạng.
Còn lại xác chết của Lạc Lạc Sơn ! Mắt lòi ra như hai hạt châu lớn.
Trên đường phố vắng bóng khách bộ hành, nhưng trong nhà vẫn có kẻ nhìn ra.
Nhìn thì nhìn, có ai dám can thiệp vào cuộc thanh toán giữa những tay giang hồ ?
Cho nên, ai chết mặc ai, không người buồn quan tâm đến.
Diệp Khai từ từ bước tới, cúi mình xuống, nhìn khuôn mặt của Lạc Lạc Sơn, hỏi:
- Tại hạ với tiên sinh, dù sao cũng là bằng hữu với nhau, tiên sinh có lời gì cần ký thác nơi tại hạ chăng ?
Tự nhiên, là không có !
Xác chết có nói năng chi được mà có lời ký thác !
Diệp Khai vỗ nhẹ tay vào vai xác chết, tiếp:
- Tiên sinh yên trí ! Có người an bày hậu sự cho tiên sinh đấy ! Tại hạ cố gắng mang vài chén rượu nhạt, đến rưới trên nấm mộ của tiên sinh !
Chàng thở dài luôn mấy tiếng, cuối cùng lại đứng lên.
Chính lúc đó, Tiêu Biệt Ly xuất hiện.
Tiêu Biệt Ly chống hai nạng sắt, bình tịnh đứng dưới mái hiên.
Mặt lão trông trắng nhợt hơn mặt Phó Hồng Tuyết.
Lão là con người quanh năm suốt tháng không dám chường ra ánh dương quang. Nhưng, bây giờ thì lão không ngại nắng nữa !
Diệp Khai tiến đến gần lão, thở dài, thốt:
- Tại hạ vốn không thích người giết người. Nhưng cảnh người giết người lại thường hiện ra trước mắt, không xem cũng không được !
Tiêu Biệt Ly lộ niềm thương cảm, trầm lặng một lúc, rồi cũng thở dài như Diệp Khai, thốt:
- Lão phu sớm biết thế nào rồi lão ấy cũng làm cái việc đó ! Rất tiếc là lão phu không khuyên ngăn kịp !
Diệp Khai gật đầu:
- Lạc đại tiên sinh chết gấp quá !
Chàng ngẩng mặt lên hỏi:
- Tiên sinh cũng vừa ra đây ?
Tiêu Biệt Ly chớp mắt:
- Đáng lẽ, lão phu phải bước ra từ lâu !
Diệp Khai tiếp:
- Tại hạ vừa nói chuyện với Lạc đại tiên sinh đó. Cho nên không trông thấy Tiêu tiên sinh bước ra.
Tiêu Biệt Ly nhìn chàng, lắc đầu:
- Kẻ chết còn nói được gì !
Diệp Khai gật đầu:
- Nhưng Lạc đại tiên sinh có nói. Bất quá không ai nghe được đó thôi.
Tiêu Biệt Ly hỏi:
- Các hạ nghe được ?
Diệp Khai đáp:
- Được !
Tiêu Biệt Ly cau mày:
- Lão ấy nói gì ?
Diệp Khai tiếp:
- Lão nói rằng lão chết rất oan !
Tiêu Biệt Ly hỏi:
- Oan như thế nào ?
Diệp Khai tiếp:
- Lão nói rằng, Đinh Cầu Cảnh vốn không đủ sức giết lão.
Tiêu Biệt Ly thốt:
- Nhưng lão cũng đã chết dưới ngọn roi của Đinh Cầu Cảnh.
Diệp Khai trầm giọng:
- Có người ám toán lão, trợ giúp Đinh Cầu Cảnh.
Tiêu Biệt Ly cau mày:
- Lão bị ám toán ? Ai ám toán lão ?
Diệp Khai xòe bàn tay.
Nơi lòng bàn tay, có một mũi châm ! Màu châm xanh biếc, đầu châm có máu.
Tiêu Biệt Ly giật mình:
- Đoạn Trường châm !
Diệp Khai gật đầu.
Tiêu Biệt Ly gật đầu:
- Như vậy là Đổ Bà Bà quả nhiên đã đến đây rồi !
Diệp Khai thở ra.
- Mà lại đến từ lâu !
Tiêu Biệt Ly hỏi:
- Các hạ trông thấy bà ta ?
Diệp Khai cười khổ:
- Đổ Bà Bà phóng Đoạn Trường châm, mà có người trông thấy, thì đâu còn là Đổ Bà Bà nữa.
Tiêu Biệt Ly thở dài.
Diệp Khai tiếp:
- Nhưng tại hạ biết bà không ẩn mình trong Vạn Mã Đường !
Tiêu Biệt Ly chớp mắt:
- Làm sao biết được ?
Diệp Khai tiếp luôn:
- Bởi hiện bà ở ngay trong thị trấn này. Rất có thể là bà ở phía đối diện kia. Bà là vị lão bà đang cõng đứa bé nơi lưng đó, cũng chưa biết chừng !
Tiêu Biệt Ly biến sắc.
Lão từng thấy lão bà có cõng đứa bé, đi qua trước nhà.
Diệp Khai kết luận:
- Đoạn Trường châm đã xuất hiện rồi, thì vô cốt xà tưởng cũng không xa !
Tiêu Biệt Ly cau mày:
- Chẳng lẽ lão ấy trốn mãi trong thị trấn này ?
Diệp Khai mỉm cười:
- Có thể lắm chứ.
Tiêu Biệt Ly trầm giọng:
- Tại sao lão phu không phát hiện chi hết ?
Diệp Khai đáp:
- Người ta cố giấu chân tướng, tiên sinh phát hiện thế nào được ? Biết đâu lại chẳng là cái lão chủ tiệm tạp hóa kia !
Chàng nhìn Tiêu Biệt Ly, bỗng cười khan, đoạn thong thả tiếp:
- Mà cũng biết đâu lại chẳng phải là Tiêu tiên sinh ?
Tiêu Biệt Ly cười.
Nụ cười của lão mường tượng cái bỉu môi chế nhạo.
Sau đó lão từ từ quay mình, từ từ đi vào.
Thấy lão cười, Diệp Khai quên mất lão là con người tàn phế, tịch mịch, cô độc !
Nhưng bây giờ nụ cười của lão biến thể rồi, theo nụ cười, còn có những nét, những vẻ khác biến thể luôn.
Gia dĩ, Diệp Khai lại nhìn vào lưng lão, nhận ra, lão ốm quá, cô độc quá, sự tàn phế đè nặng lên mình lão quá !
Bỗng, chàng chạy theo, thốt:
- Không mấy khi tiên sinh ra ngoài, tại hạ muốn mời tiên sinh uống vài chén rượu.
Chàng nắm cánh tay lão.
Tiêu Biệt Ly phảng phất kinh dị:
- Các hạ mời lão phu uống rượu ?
Diệp Khai gật đầu:
- Tại hạ ít có dịp nào mời ai uống rượu !
Tiêu Biệt Ly hỏi:
- Đi đâu uống ?
Diệp Khai đáp:
- Đi đâu cũng được, chỉ cần là khong phải tại đây thôi !
Tiêu Biệt Ly cau mày:
- Tại sao không uống ngay tại đây ?
Diệp Khai điềm nhiên:
- Rượu ở đây quý, nên đắt giá.
Tiêu Biệt Ly mỉm cười:
- Nhưng lão phu cho thiếu chịu mà !
Diệp Khai cũng cười:
- Cái lối chiêu đãi đó, hấp dẫn thật !
Chàng tiếp:
- Không tiền mua rượu, lại có người bán rượu ngon, cho thiếu chịu, thử hỏi có ai không thích ?
Tiêu Biệt Ly hỏi:
- Thế là các hạ chịu ở đây ! Bằng lòng uống, thiếu chịu ? Lão phu muốn biết, các hạ hẹn lúc nào trả nợ rượu này !
Diệp Khai cười khổ:
- Vấn đề hẹn nợ, không phải khó khăn, cái khó là chẳng biết mình còn sống đến ngày phải trả nợ hay không.
Chàng đẩy cánh cửa, cho Tiêu Biệt Ly bước vào trước, còn chàng thì không vào.
Bởi, chàng vừa trong thấy Thúy Bình.
Thúy Bình cúi gầm đầu lầm lủi đi dưới mái hiên nhà dọc đường phố trở về kỹ
Tại sao đêm qua, bỗng nhiên nàng thất tung ?
Nàng đi đâu ?
Từ đâu nàng trở về đây ?
Dĩ nhiên Diệp Khai muốn biết, muốn hỏi nàng. Nhưng mường tượng chẳng trông thấy chàng, nàng lầm lủi đi.
Nàng không thấy Diệp Khai, một người khác thấy. Người khác là Phó Hồng Tuyết, đang trừng mắt nhìn chàng.
Phó Hồng Tuyết!
Cuối cùng rồi y cũng xuất hiện.
Diệp Khai giương tay định chụp cánh tay của Thúy Bình, chính lúc đó chàng phát hiện ra Phó Hồng Tuyết.
Y trừng mắt nhìn bàn tay chàng, ánh mắt bốc ngời niềm phẫn uất, gương mặt trắng xanh biến đỏ rực.
Diệp Khai rợn mình, rút tay về, nhường cho Thúy Bình bước qua.
Qua khỏi cửa rồi, Thúy Bình mới day đầu lại, cười với Diệp Khai.
Mường tượng đến lúc đó, nàng mới trông thấy chàng.
Nhưng Diệp Khai không cười trả nổi, dù muốn cười lắm !
Chỉ vì Phó Hồng Tuyết nhìn chàng trừng trừng, như muốn ăn tươi nuốt sống chàng.
Chẳng khác nào y ghen.
Cái ghen của người chồng bắt được tình nhân của vợ đang cười duyên với vợ !
viện.
Diệp Khai nhìn Phó Hồng Tuyết, rồi nhìn Thúy Bình, không hiểu việc gì đã xảy ra.
Trên đời, đâu có thiếu những chuyện khó hiểu ? Ngày nào lại chẳng có chuyện khó hiểu xảy ra ?
Diệp Khai mở đầu bằng một nụ cười, đoạn thốt:
- Tại hạ tìm các hạ khắp nơi !
Phó Hồng Tuyết trừng mắt nhìn chàng, lâu lắm mới lạnh lùng hỏi:
- Việc gì ?
Diệp Khai đáp:
- Có một vật cần trao cho các hạ !
Phó Hồng Tuyết cau mày:
- Ạ ?
Diệp Khai hỏi:
- Các hạ giết Công Tôn Đoạn ?
Phó Hồng Tuyết lạnh lùng:
- Tại hạ nên giết y trước lâu mới phải !
Diệp Khai tiếp:
- Đây là thiếp cáo phó hung tin của Công Tôn Đoạn.
Phó Hồng Tuyết chớp mắt:
- Cáo phó ?
Diệp Khai cười nhẹ:
- Các hạ giết người, lại được mời uống rượu nhân cuộc đại tế của người đó ! Vạn Mã Đường chủ mà mời cả các hạ thật là một sự tuyệt diệu !
Phó Hồng Tuyết tiếp tấm thiếp cáo phó, nhìn qua, ánh mắt ngời vẻ kỳ quái.
Y cũng gật gù, thốt:
- Tuyệt diệu ! Đúng là tuyệt diệu !
Diệp Khai tặt lưỡi:
- Đương nhiên các hạ chuẩn bị đi dự chứ !
Phó Hồng Tuyết hừ một tiếng:
- Tại sao ?
Diệp Khai đáp:
- Bởi, sẽ có nhiệt náo phi thường vào ngày đó !
Phó Hồng Tuyết ngẩng mặt nhìn Diệp Khai, mỉa mai:
- Chừng như các hạ quá quan tâm đến sự việc của tại hạ.
Diệp Khai mỉm cười:
- Có lẽ vì tại hạ thích chen vào việc của người !
Phó Hồng Tuyết hỏi:
- Các hạ có biết tại sao Lạc Lạc Sơn táng mạng chăng ?
Diệp Khai lắc đầu:
- Không được biết.
Phó Hồng Tuyết lạnh lùng:
- Tại vì lão ấy thích chen vào việc người !
Y không buồn nhìn thêm Diệp Khai, nửa mắt. Thốt xong, y lách mình ngang qua Diệp Khai, bước đi luôn.
Y bước đi, giữa lòng đường phố, nước còn đọng vũng, hoặc nhỏ, hoặc lớn.
Lúc thường người trên đường, người trong nhà hai bên đường, nhìn đôi chân của y.
Hiện tại, người ta đổi mục tiêu. Thay vì nhìn chân, người ta nhìn tay y.
Đúng hơn, người ta nhìn chuôi đao trong tay y.
Chuôi của thanh đao giết Công Tôn Đoạn.
Và trong ánh mắt của mọi người chẳng có chút cảm tình nào.
Người ta nhìn y như nhìn thù địch.
Trước lúc chia tay, Trầm Tam Nương có nói với Phó Hồng Tuyết:
- Hiện tại, ai ai cũng biết ngươi là cừu địch của Vạn Mã Đường, thì chẳng còn ai xem ngươi là bằng hữu nữa.
Phó Hồng Tuyết hỏi:
- Tại sao ?
Trầm Tam Nương đáp:
- Vì người trong thị trấn này, ít nhất cũng có nửa phần sống nhờ nơi Vạn Mã Đường.
Phó Hồng Tuyết sửng sờ.
Trầm Tam Nương tiếp:
- Cho nên, từ phút giây này, ngươi phải cẩn thận, đặc biệt cẩn thận. Cả đến việc uống một chén nước cũng phải đề phòng.
Phó Hồng Tuyết không hiểu tại sao nữ nhân đó quan tâm đến y như vậy !
Y chỉ biết bà là bằng hữu của Thúy Bình, là người trong Vạn Mã Đường.
Có thế thôi !
Nhưng làm sao Thúy Bình lại đi giao du với hạng người như thế ? Tại sao ?
Không hiểu tại sao, y ghét con người đó quá chừng, y hy vọng bà sớm bỏ đi, để cho y được sớm tự do với Thúy Bình.
Y cùng Thúy Bình đi loanh quanh mãi giữa đồng cỏ, tìm một nơi an tịnh, nghỉ chân.
Không ai tin là y mới giết người lần đầu tiên, cả Công Tôn Đoạn dù sống lại cũng không tin được.
Nhưng, quả thực, đây là lần thứ nhất trong đời, Phó Hồng Tuyết giết người.
Lúc y rút đao ra, thấy máu, y nôn mửa liền.
Y có muốn giết người đâu ! Song nếu y không giết người, thì y bị người giết !
Trường hợp bất khả kháng !
Trong khi y nôn mửa, Trầm Tam Nương nhìn y, ánh mắt rất kỳ quái.
Phó Hồng Tuyết bước đi, thẳng đứng người mà bước, không trốn tránh một ánh mắt nào của những người dọc theo hè phố.
Bây giờ, y muốn nằm một lúc, lấy lại sức rồi sẽ đi tìm Thúy Bình.
Trước đó, Thúy Bình có nói với Trầm Tam Nương:
- Tôi về trước thu xếp mấy món cần dùng, xong rồi sẽ đến tìm thơ thơ coi biết thơ thơ ở đâu !
Phó Hồng Tuyết có biết đâu, "nàng" của y, chẳng phải là Thúy Bình mà chính là Trầm Tam Nương, con người y ghét nhất trần đời ?
Bí mật !
Vĩnh viễn bí mật đó không bao giờ có ai phát giác được !
Lão bà cho thuê nhà, đang đứng trước nhà. Hôm nay, bà có vẻ tợn quá, trừng mắt nhìn y, chứ không vồn vả hỏi han như mọi lần y xuất ngoại trở về.
Lạ lùng thay, bà lại đứng chắn lối vào nhà.
Phó Hồng Tuyết thốt:
- Xin tránh qua một bên !
Lão bà hỏi:
- Tại sao tránh qua ?
Phó Hồng Tuyết đáp:
- Cho tôi vào !
Lão bà tiếp:
- Nghe nói ngươi chê địa phương này không tốt nên dọn đồ đi nơi khác. Còn trở lại làm chi ?
Phó Hồng Tuyết cau mày:
- Ai nói tôi đã dọn đi ?
Lão bà đáp:
- Ta nói !
Phó Hồng Tuyết hừ một tiếng:
- Ai nói tôi chê địa phương này không tốt ?
Lão bà đáp:
- Không phải ngươi chê địa phương này không tốt, mà chính địa phương này chê ngươi không tốt.
Phó Hồng Tuyết hiểu.
Bởi hiểu, y không nói gì thêm, y cần gì nói thêm ? Có nói cũng vô ích.
Lão bà tiếp:
- Bọc hành trang của ngươi ta đã chuyển qua cửa hiệu tạp hóa cách vách. Ngươi muốn lấy lúc nào cũng được.
Phó Hồng Tuyết gật đầu.
Lão bà tiếp:
- Còn đỉnh bạc, ngươi lưu lại đây, nhờ ta sắm cho một cỗ quan tài. Trả cho ngươi
luôn.
Đỉnh bạc nằm trong tay bà, bà quăng ra.
Phó Hồng Tuyết phải đón lấy. Nhưng đỉnh bạch không đến tay y.
Đỉnh bạc bay đi, hơn mấy mươi mũi châm nhỏ bay theo, nếu Phó Hồng Tuyết vươn tay chụp đỉnh bạc, tay y sẽ trúng mấy mươi mũi châm đó.
Y vươn tay thật sự.
Nhưng từ trên không, có vật gì bay xuống, vật đó chọi vào đỉnh bạc, đỉnh bạc đảo lộn về, đùa luôn mấy mươi mũi châm cùng bay trở lại, nhắm lão bà mà lao vào.
Nếu Phó Hồng Tuyết chụp đỉnh bạc thì phải mất mạng với mấy mũi châm rồi !
Lão bà không chậm trễ, phi thân lên nóc nhà, vừa tránh mấy mũi châm, vừa thoát đi.
Hành tung bị lộ rồi, bà còn ở lại làm gì ?
Ngờ đâu, trên nóc nhà, có người chờ đón bà. Người đó là Diệp Khai. Chàng đang chấp tay sau lưng, dáng ung dung, nhìn lão bà.
Lão bà biến sắc, biết gặp phải tay dữ rồi.
Diệp Khai cười, gọi:
- Lão thái thái ơi ! Thái thái đột nhiên nhanh nhẹn, như trẻ trung trở lại, chẳng khác thuở xuân xanh ...
Lão bà cười khan:
- Không phải trẻ trung trở lại, mà là xương cốt nhẹ nhàng !
Diệp Khai tiếp:
- Nghe nói nhờ uống huyết người nên thái thái mới trẻ lại đó !
Lão bà hỏi:
- Ngươi muốn ta uống huyết của ngươi ?
Diệp Khai tiếp luôn:
- Vừa rồi, thái thái uống huyết của Lạc Lạc Sơn ?
Lão bà cười ghê rợn:
- Huyết của lão ấy tẩm rượu quá nhiều, không bằng huyết của ngươi đâu !
Bà vẫy tay !
Từ trong ống tay áo bay ra hai đường giây bạc, như hai con độc xà, quấn quanh cổ Diệp Khai.
Nhưng chàng như chuyên môn đối phó với các loại ám khí ác độc.
Cho nên, chàng chỉ xoay mình mấy vòng, trong khi đó mường tượng mò tay vào tay áo lấy vật gì ra.
Rồi một tiếng keng vung lên, giây bạc biến mất dạng liền.
Mười ngón tay của lão bà bỗng tê cứng lại.
Diệp Khai lại chấp tay sau lưng, cười hì hì thốt:
- Bà còn bữu bối gì, xin cứ mang ra dùng. Tại hạ muốn xem cho vui mắt !
Lão bà nhìn sửng chàng, hỏi:
- Ngươi là ai ?
Diệp Khai đáp:
- Diệp Khai. Diệp là họ, Khai là tên ! Gọn lắm, thái thái ơi !
Chàng cười, tiếp:
- Khai, là Khai tâm ! Rất tiếc, lúc tại hạ khai tâm, thì thái thái lại thương tâm.
Lão bà không nói gì nữa, vụt tung mình lên không, vọt xa ba, bốn trượng.
Ngờ đâu, bà vừa đáp xuống, Diệp Khai đã có trước mặt bà cũng trong khoảng cách đó.
Mường tượng bà mang chàng theo vậy, mang cả một cục diện bao quanh hai người !
Bà buột miệng tán:
- Khá lắm ! Thuật khinh công hay lắm đấy !
Diệp Khai cười nhẹ:
- Không phải thuật khinh công khá, mà là xương cốt nhẹ đấy, bà ơi !
Lão bà không đáp.
Bất thình lình, bà vươn tay ra, tông luôn bốn chiêu cùng một lúc.
Chiêu thức cự kỳ ngụy dị.
Nhưng, Diệp Khai mường tượng sanh ra để chuyên môn đối phó với các chiêu thức ngụy dị.
Chàng phản ứng rất nhanh, lão bà mơ hồ cảm giác có vật gì đó chạm vào mạch môn của bà.
Hai tay bà thỏng xuống, không còn đưa lên được nữa.
Diệp Khai lại chắp tay sau lưng, đứng nhìn bà, cười hì hì.
Lão bà thở dài:
- Ta với ngươi, không hề biết nhau, tại sao ngươi sanh sự với ta ?
Diệp Khai lắc đầu:
- Ai nói tại hạ sanh sự với thái thái ?
Lão bà hừ một tiếng:
- Thế ngươi muốn gì ?
Diệp Khai mỉm cười:
- Bất quá, chỉ muốn mời thái thái uống rượu thôi !
Lão bà kinh ngạc:
- Mời ta uống rượu ?
Diệp Khai gật đầu:
- Thái thái nên biết, tại hạ không thường mời rượu ai đâu nhé ! Dù là bằng hữu cũng thế !
Lão bà hỏi:
- Tại đâu ?
Diệp Khai đáp:
- Trong quán của Tiêu Biệt Ly, chỉ có ở đó mới cho khách hàng thiếu chịu !
Phó Hồng Tuyết nắm chặt chuôi đao.
Cái tư thế đó, y giữ mãi đến lúc lão bà từ trên nóc nhà nhảy xuống. Bất quá gương mặt của y đỏ hơn lúc thường.
Nhảy xuống đất rồi, lão bà cúi đầu bước vòng qua mình Phó Hồng Tuyết. Phó Hồng Tuyết không nhìn bà, chợt bảo:
- Chờ một chút.
Lão bà dừng chân.
Phó Hồng Tuyết thốt:
- Tại hạ đã giết người ! Từng giết người.
Lão bà không đáp.
- Có giết thêm một người nữa, cũng chẳng sao !
Lão bà run tay.
Diệp Khai nhảy xuống theo, cười nhẹ, thốt:
- Cái khó là lúc giết người đầu tiên, giết được người đầu, là qua cơn khó rồi, từ đó mà đi, giết bao nhiêu cũng chẳng gớm tay !
Phó Hồng Tuyết lạnh lùng:
- Tại hạ không đặt mục tiêu nơi các hạ !
Diệp Khai hỏi:
- Các hạ muốn giết bà ấy ?
Phó Hồng Tuyết đáp:
- Tại hạ vốn chuyên giết hai hạng người. Bây giờ thêm hạng nữa !
Diệp Khai hỏi:
- Hạng nào ?
Phó Hồng Tuyết đáp gọn:
- Hạng người muốn giết tại hạ !
Diệp Khai gật đầu:
- Bà ấy vừa rồi muốn giết, bây giờ các hạ muốn giết, thế là công bình ! Công bình !
Phó Hồng Tuyết bảo:
- Các hạ tránh qua một bên !
Diệp Khai đáp:
- Tại hạ tránh ra thì được. Nhưng các hạ giết bà ta thì không được. Các hạ biết tại sao không ?
Phó Hồng Tuyết hừ một tiếng:
- Tại sao ?
Diệp Khai mỉm cười:
- Vì bà ấy không thật tâm muốn giết các hạ.
Phó Hồng Tuyết nhìn Diệp Khai, ánh mắt từ từ bốc lửa.
Một lúc sau, y hỏi:
- Ngươi là ai ?
Diệp Khai cười nhẹ:
- Ai cũng biết tại hạ cả rồi, thế mà ai cũng còn hỏi được câu đó !
Phó Hồng Tuyết lạnh lùng:
- Tại hạ cần phải hỏi rõ, vì tại hạ nhận có thiếu một cái gì của các hạ !
Diệp Khai hỏi:
- Thiếu cái gì ?
Phó Hồng Tuyết đáp:
- Một mạng người !
Y quay mình, từ từ tiếp:
- Món đó sớm muộn gì tại hạ cũng trả cho các hạ. Ngoài ra các hạ có thể tùy thơi, tùy lúc đòi hỏi nơi tại hạ !
Chân tả bước trước, chân hữu lết theo, y rời cục diện với dáng dấp thường ngày, bất quá nặng nề hơn một chút.
Diệp Khai rót rượu, rót cho Tiêu Biệt Ly rồi cho lão bà, mỗi người một chén, đoạn cười hỏi:
- Ở đây ra sao hở thái thái ?
Lão bà buông gọn:
- Khá lắm !
Diệp Khai lại hỏi:
- Còn rượu ?
Lão bà đáp:
- Khá luôn !
Diệp Khai tiếp:
- Thế là thái thái phải cảm kích tại hạ !
Lão bà cau mày:
- Cảm kích các hạ ?
Diệp Khai gật đầu:
- Nếu không có các hạ, làm gì lão thái thái đến được nơi này mà uống rượu ?
Lão bà hỏi:
- Tại sao không đến được ?
Diệp Khai cười.
Một phút sau, chàng buông gọn:
- Bởi vì, nơi đây là khung cảnh giành riêng cho nam nhân. Đoạn trường châm Đỗ Bà Bà dù danh vang khắp thiên hạ, dù là một cao thủ trong võ lâm, chung quy cũng chỉ là nũ nhân !
Lão bà chớp mắt:
- Ta là Đỗ Bà Bà ?
Diệp Khai gật đầu:
- Mũi Đoạn Trường châm trên mình Lạc Lạc Sơn là một chứng minh về lai lịch của thái thái !
Lão bà thở dài:
- Nhãn lực cao minh thật !
Diệp Khai mỉm cười:
- Nhưng tại hạ không có ý báo cừu cho Lạc Lạc Sơn đâu !
Lão bà hỏi:
- Không ?
Diệp Khai lắc đầu:
- Không ! Người chân chánh giết Lạc Lạc Sơn, không phải là bà !
Lão bà chép miệng:
- Ạ ?
Diệp Khai tiếp:
- Cho nên, tại hạ muốn hỏi bà, tại sao bà vì Vạn Mã Đường mà giết người ?
Lão bà hỏi lại:
- Người chân chánh muốn giết Lạc Lạc Sơn, là Vạn Mã Đường chủ ?
Diệp Khai cao giọng:
- Đại khái, tại hạ đoán không sai lắm !
Lão bà gằn mạnh:
- Ngươi cho rằng ta giết người, do ý muốn của Vạn Mã Đường chủ ?
Diệp Khai gật đầu.
Lão bà tiếp:
- Chỉ vì lúc đó ta có mặt ở bên cạnh, vả lại ta là một lão bà nên ngươi nhất định cho ta là Đỗ Bà Bà ?
Diệp Khai cười nhẹ:
- Còn gì giản đơn hơn, hở bà ?
Lão bà tiếp:
- Đỗ Bà Bà đương nhiên không thể là nam nhân !
Diệp Khai gật đầu:
- Còn phải nói !
Lão bà bật cười, cười hết sức quái dị.
Diệp Khai cau màyL
- Bà cười ?
Lão bà bà gật đầu:
- Bởi có điểm đáng cười !
Diệp Khai chớp mắt.
- Điểm gì ?
Lão bà tiếp:
- Ta không là Đỗ Bà Bà !
Diệp Khai hừ một tiếng:
- Không ?
Lão bà cười hì hì:
- Làm Đỗ Bà Bà, cũng vinh hạnh lắm chứ. Rất tiếc, một nam nhân không thể làm Đỗ Bà Bà !
Bà vuốt mặt, mở giây áo, đứng thẳng lưng.
Bà biến ngay thành một nam nhân, tác trung niên, ốm, nhỏ.
Diệp Khai như từ cung trăng rơi xuống.
Đối tượng, cười, hỏi:
- Nếu chưa tin ! Ngươi cứ khám !
Diệp Khai thở dài:
- Khỏi ! Khỏi !
Người đó tiếp:
- Thế thì ta chẳng phải là Đỗ Bà Bà ?
Diệp Khai thở dài:
- Chẳng phải ! Chẳng phải ! Lạc Lạc Sơn chết, không phải do các hạ ám toán !
Người đó tiếp:
- Ta cũng không có ý giết Phó Hồng Tuyết.
Bây giờ y mới uống rượu, uống xong lại khen, khen xong, bước ra ngoài.
Tiêu Biệt Ly có vẻ chế nhạo, gọi với:
- Khi nào cao hứng, các hạ trở lại.