• 501

X. Cùng hội cùng thuyền


Số từ: 14345
Người dịch: Nguyễn Kim Ngọc
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
CHIẾC XE TẢI GẦM GỪ TIẾN VÀO THÀNH PHỐ trên tuyến đường sân bay khi trời đã quá nửa đêm. Những thị trấn lụp xụp đang say ngủ mọc lên như nấm suốt dọc hai bên đường cao tốc, nhăm nhe tràn lên xâm lăng trục huyết mạch chính rải nhựa. Chỉ hiểm họa từ những cỗ máy hủy diệt có bánh đang ầm ầm lao ngược chạy xuôi mới kìm giữ được những mảnh sống rách rưới phía sau rìa đường. Thỉnh thoảng ánh đèn pha lại quét trúng những công nhân làm ca đêm, những bóng ma mệt mỏi đang thận trọng lần đường đi giữa một bên là dòng xe cộ và bên kia là rãnh nước lộ thiên.

Cảnh sát đã được lệnh xóa sổ tất cả các khu ổ chuột rồi kia mà,
Ishvar thắc mắc.
Tại sao vẫn còn mấy chỗ này?

Ông trùm ăn mày giải thích là chuyện không đơn giản như thế; tất cả tùy thuộc vào thỏa thuận dài hạn giữa ông trùm của mỗi khu ổ chuột với cảnh sát.

Chả công bằng gì cả,
Om nói, mắt cố nhìn xuyên qua màn đêm thum thủm. Những vạt ánh trăng nhợt nhạt hé lộ dải lều lán chắp vá dài vô tận, những sản phẩm lắp ghép bẩn thỉu từ ni lông và bìa các tông và giấy và bao tải, hệt như muôn ngàn vảy nấm và mụn giộp thi nhau nổi lên khắp cơ thể đang rữa nát của thành phố trong một cơn ác mộng da liễu. Khi mặt trăng bị mây mù che khuất, khu ổ chuột biến mất khỏi tầm mắt. Dẫu vậy, mùi hôi thối vẫn tiếp tục xác nhận sự hiện diện của nó.
Sau vài cây số nữa, xe tải vào tới trung tâm thành phố.
Các cột đèn và bóng nê-ông tắm vỉa hè trong một biển ánh sáng vàng nhờ nhạt, trong đó la liệt những tượng người của đêm khuya, thân hình co quắp, mắt trũng sâu, đang yên giấc nồng, những Galatea và Gangabehn và Gokhale và Gopal, những kẻ sẽ sớm bị đánh thức bởi cái hỗn độn xô bồ của buổi bình minh, để bê để vác để nâng để xây, để vắt sức cho chính cái thành phố đang điên cuồng tìm cách cải tạo mĩ quan này.

Nhìn kìa,
Om kêu lên.
Mọi người ngủ ngon quá, chả có cảnh sát nào quấy rối họ cả. Có lẽ luật Tình trạng khẩn cấp đã bị dỡ bỏ rồi.


Không phải đâu,
Ông trùm nói.
Nhưng nó đã trở thành một trò chơi, như mọi điều luật khác. Một khi đã biết rõ quy tắc rồi thì cũng dễ chơi thôi.

Hai người thợ may xin được xuống ở gần hiệu thuốc.
Có lẽ ông bảo vệ sẽ lại cho chúng tôi ở chỗ cửa ra vào.

Nhưng Ông trùm lại nhất quyết đòi xem chỗ làm của họ trước. Xe tải chạy thêm vài phút nữa và dừng lại bên ngoài khu nhà Dina sống, nơi họ chỉ cho ông ta xem vị trí căn hộ của cô.

Được rồi,
Ông trùm nói, đoạn nhảy xuống xe.
Đi xác nhận công việc của hai người với bà chủ nào.
Ông ta bảo tài xế đợi, rồi phăm phăm sải bước đến trước cửa.

Muộn quá rồi, không nên đánh thức cô Dina nữa,
Ishvar van vỉ, mặt nhăn nhó khi ông cuống quýt lê cái chân trật mắt cá chạy theo sau.
Cô ấy nóng tính lắm. Ngày mai chúng tôi sẽ dẫn ngài đến đây, tôi hứa đấy, tôi xin thề trên đầu bà cụ quá cố nhà tôi.

Đám ăn mày và công nhân bị thương trên xe rùng mình, thèm khát cánh tay vỗ về của chuyển động đã ru nựng họ trên suốt chặng đường vừa qua. Tiếng động cơ chạy trong trạng thái chờ biến màn đêm thành một thứ lỗ đen rợn người. Ai nấy bắt đầu gào khóc.
Ông trùm dừng lại trước cửa chính để săm soi tấm biển, và ghi vào cuốn sổ tay của mình. Đoạn ông giơ ngón tay trỏ ra ấn vào chuông cửa.

Hai Ram!

Ishvar ôm đầu tuyệt vọng.
Cô ấy sẽ tức giận biết chừng nào, bị đánh thức lúc muộn mằn thế này!


Tôi cũng muộn,
Ông trùm nói.
Tôi bị lỡ mất buổi lễ ở đền rồi, nhưng tôi đâu có kêu ca gì, phải không?
Không thấy ai ra mở cửa, ông nhấn đi nhấn lại chuông. Tài xế xe tải cũng bấm còi inh ỏi để giục.

Xin ngài dừng lại cho!
Om cầu xin.
Tới mức này chắc chắn chúng tôi sẽ mất việc!
Ôm trùm nở nụ cười nhẫn nại và tiếp tục ghi chép. Việc viết trong bóng tối chẳng gây chút khó khăn nào cho ông.
Trong nhà, tiếng chuông cửa cũng làm Dina điên tiết chẳng kém gì hai người thợ. Cô lao vào phòng Maneck.
Dậy đi, mau lên!
Phải bị lắc mấy cái ra trò, cậu mới cựa quậy.
Mặt mũi thì như thiên thần, thế mà ngáy chả khác gì trâu mộng! Dậy đi nào! Cháu có nghe thấy không? Có người gọi cửa!


Ai ạ?


Dì đã nhòm qua lỗ mắt cửa rồi, nhưng cháu thừa biết mắt mũi dì đấy. Dì chỉ biết có ba người thôi. Dì muốn cháu xem hộ.

Cô vẫn chưa bật đèn lên, hi vọng đám khách không mời sẽ bỏ đi. Sau khi dặn cậu phải đi thật khẽ, cô dẫn cậu ra cửa trước và giữ chặt chốt. Cậu ghé mắt nhòm và mừng rỡ quay đầu lại.

Mở cửa đi dì! Chú Ishvar với Om đấy, họ đi cùng ai đó!

Đứng bên ngoài, họ nghe thấy tiếng cậu và gọi:
Cô ơi, là chúng tôi đây, cô Dina, chúng tôi rất xin lỗi vì đã làm phiền cô. Xin hãy thứ lỗi cho chúng tôi, sẽ không mất thời gian lắm đâu…
Tiếng nói của họ tắt dần thành một dấu hỏi e sợ.
Cô bật công tắc đèn hành lang, trong bụng vẫn dè chừng, và hé cửa ra một chút – rồi mở toang ra.
Đúng là hai người! Hai người đã ở đâu vậy? Đã có chuyện gì xảy ra?

Cô còn chẳng buồn che đậy nỗi mừng rỡ của mình. Nó khiến cô kinh ngạc: cô sung sướng tận hưởng cảm giác trọn vẹn nó mang lại, cảm xúc của cô chạy thẳng lên đầu lưỡi, chẳng hề bị xoắn vặn vì dối trá.

Vào nhà đi, vào đi!
Cô nói.
Trời ơi, suốt mấy tuần qua chúng tôi lo lắng cho hai người biết bao!

Ông trùm đứng lùi lại trong khi Ishvar tập tễnh bước qua ngưỡng cửa và cố nặn ra một nụ cười. Từ mắt cá chân của ông sút ra mấy vòng vải dơ dáy của ngài bác sĩ. Om theo sát sau lưng ông và giẫm luôn lên miếng băng gạc trong cơn hối hả. Xuyên qua lối ra vào tối om, họ ngại ngùng bước vào khoảng sáng lộ liễu nơi hành lang.

Trời đất ơi! Trông bộ dạng hai người kìa!
Dina kêu lên, bàng hoàng trước hai khuôn mặt hốc hác, quần áo bẩn thỉu, tóc tai rối bù. Mất một lúc, cả cô lẫn Maneck đều không nói nên lời. Họ trân trối nhìn. Rồi những câu hỏi túa ra, câu nọ vấp câu kia, và những câu trả lời rời rạc cũng tán loạn chẳng kém.
Vẫn đứng chờ ngoài cửa, Ông trùm bèn chen ngang tràng kể lể rối rắm của Ishvar và Om.
Tôi chỉ muốn xác nhận – hai người thợ này làm việc cho cô hả?


Vâng. Để làm gì vậy?


Tốt rồi. Rất vui được thấy mọi người đoàn viên hạnh phúc.
Xe tải lại rú còi, ông quay lưng bỏ đi.

Khoan đã,
Ishvar nói.
Chúng tôi phải đến đâu để trả tiền hàng tuần?


Tôi sẽ đến thu.
Ông cũng nói thêm là bất kì lúc nào muốn liên lạc với ông, họ có thể nhờ Sâu, vị trí mới của lão sẽ là bên ngoài tiệm đồ chay Vishram.

Trả tiền gì, sâu nào?
Dina hỏi khi cửa đã đóng lại.
Và người đàn ông đó là ai?

Hai người thợ may tạm rời chuyện chính để giải thích, bắt đầu từ sự xuất hiện của Ông trùm ăn mày ở trại lao động, rồi quay sang kể công của Shankar, sau đó lại vội vã nối tiếp câu chuyện, chắp ghép lộn xộn tán loạn, khiến hai người nghe không biết đường nào mà lần. Khoảng thời gian khổ sai nơi địa ngục đã chấm dứt; cảm giác kiệt quệ ập đến chiếm cứ những nơi nỗi sợ hãi đã bỏ lại. Ishvar lẩy bẩy quấn lại băng vải quanh mắt cá chân cho chặt chịa. Tay ông run quá, nên Om phải gài đầu băng thừa cho ông.

Đấy là lỗi của tay đốc công, hắn…


Nhưng lúc đó là trước khi gã Điều phối viên xuất hiện…


Có điều, sau khi mắt cá chân tôi bị trật, tôi không tài nào…

Sợi dây sự kiện trượt khỏi tầm tay họ, Ishvar bắt được một mẩu ở đây, Om vồ được một tí ở kia. Rốt cuộc cả hai bác cháu cùng mất phương hướng. Giọng của Ishvar đuối dần. Ông giơ cả hai tay lên mà bóp đầu, cố nặn cho ra từ gì đó. Om lắp bắp, rồi sụt sịt khóc.

Chúng đối xử với chúng tôi tàn tệ lắm,
cậu nức nở, tay bấu chặt tóc.
Tôi cứ nghĩ hai bác cháu sẽ chết ở đấy…

Maneck vỗ vai cậu, nói giờ họ đã an toàn, còn Dina nhấn mạnh rằng việc cần làm nhất bây giờ là nghỉ ngơi, để đến sáng mai hãy nói chuyện tiếp.
Hai người vẫn còn chăn chiếu. Cứ trải ra hành lang này mà ngủ.

Giờ đến lượt Ishvar vỡ òa. Ông quỳ sụp xuống trước mặt cô và hôn vào chân cô.
Ôi cô Dina, bác cháu tôi biết cảm ơn cô thế nào đây! Cô tốt quá! Chúng tôi sợ ở ngoài đường lắm… cái Tình trạng khẩn cấp này, bọn cảnh sát…

Phản ứng của ông khiến cô xấu hổ. Cô giật chân khỏi tầm tay ông. Cú chộp của ông bật ra nhanh đến độ chiếc dép trái của cô mắc lại giữa những ngón tay bấu siết của ông. Ông nhổm người tới và nhẹ nhàng xỏ nó vào chân cho cô.

Xin anh đứng lên ngay cho,
cô nói bằng giọng nghiêm nghị pha lẫn hoảng hốt.
Hãy nghe tôi, tôi chỉ nói một lần này thôi. Đừng bao giờ quỳ gối trước bất cứ người nào.


Vâng,
ông ngoan ngoãn đứng dậy.
Xin cô thứ lỗi cho tôi, lẽ ra tôi phải hiểu chứ. Nhưng biết làm sao được, thưa cô Dina, tôi thật không nghĩ ra cách nào để cảm ơn cô.

Vẫn chưa hết ngượng, cô nói một tối nhận ngần ấy lời cảm ơn đã là quá đủ rồi. Om trải chăn chiếu ra sau khi đã giơ tay áo lên chùi mắt. Cậu hỏi liệu hai bác cháu cho thể rửa mặt và tay cho khỏi bụi đất trước khi đi ngủ được không.
Nhà không có mấy nước đâu, chỉ còn chỗ ở trong xô thôi, nên hai người nhớ dùng tằn tiện. Nếu khát, cứ lấy nước ở bình trong bếp.
Cô khóa cửa hành lang và cùng Maneck vào nhà trong.

Cháu rất tự hào về dì, dì ạ,
cậu khẽ nói.

Thế ư? Cảm ơn ông, thưa ông nội.

Ánh sáng bình minh cũng không mang câu trả lời đến cho những câu hỏi mà Dina phải vật lộn cùng suốt đêm qua. Cô không thể đánh mất hai người thợ may thêm lần nào nữa. Nhưng phải giữ lập trường vững vàng đến đâu, mềm dẻo bao nhiêu thì đủ? Đâu là ranh giới giữa cảm thông và ngu dại, tử tế và yếu đuối? Và đấy là xét từ phía cô. Đứng từ vị trí của họ, đó có thể là ranh giới giữa thương xót và tàn bạo, lòng tốt và sự nhẫn tâm. Cô có thể vẽ ra nó theo thái cực này, nhưng biết đâu họ sẽ nhìn nhận nó từ thái cực kia.
Hai người thợ may thức dậy lúc bảy giờ, và gấp gọn chăn chiếu lại.
Chúng tôi ngủ ngon lắm,
Ishvar nói.
Hành lang nhà cô yên tĩnh như trên thiên đường vậy.

Họ lấy quần áo trong bọc ra thay và sửa soạn để tới nhà vệ sinh ở ga tàu hỏa.
Chúng tôi sẽ ra Vishram uống trà, rồi quay lại đây ngay – nếu được.


Ý hai người là, để bắt tay vào may ấy hả?


Vâng, chắc chắn rồi,
Om nói với một nụ cười yếu ớt.
Cô quay sang Ishvar.
Mắt cá chân của anh sao rồi?


Vẫn còn đau, nhưng tôi có thể đạp bàn đạp bằng một chân. Không cần phải trì hoãn làm gì.

Cô để ý thấy bàn chân nứt nẻ và phồng rộp của họ.
Dép của hai người đâu rồi?


Bị ăn trộm mất rồi.


Thỉnh thoảng trên phố vẫn có mảnh thủy tinh vỡ đấy. Bọn say xỉn hay đập chai ném lọ mà. Hai người không thể mạo hiểm với ba cái chân còn lại được.
Cô tìm được một đôi dép vừa chân Om; còn Maneck cho Ishvar mượn đôi giày tennis của mình.

Êm ái quá,
Ishvar nói.
Cảm ơn cậu.
Rồi ông rụt rè hỏi liệu họ có thể vay năm rupi để uống trà và ăn nhẹ được chăng.

Tiền công cho hai người từ lô hàng trước còn hơn năm rupi đấy,
cô nói.

Trời ơi? Thật ư?
Họ vô cùng sung sướng, vì cứ ngỡ bỏ dở việc cũng đồng nghĩa với từ bỏ quyền lợi đối với mọi khoản công xá, và tỏ thật như vậy.

Một số ông bà chủ có lẽ làm thế thật đấy. Còn tôi lại tin là lao động chân chính xứng đáng được trả công sòng phẳng.
Cô đùa:
Có lẽ hai bác cháu nên chia tiền công với Maneck, cậu ấy đáng được hưởng một phần lắm.


Đâu có, tôi chỉ giúp đơm vài chiếc cúc thôi mà. Dì Dina làm tất đấy.


Dào, bỏ học đi,
Om nói.
Hãy hợp tác với bác cháu tớ.


Được đấy. Rồi chúng ta sẽ cùng mở cửa hàng riêng,
Maneck nói.

Đừng có khuyên vớ khuyên vẩn,
cô nạt Om.
Ai cũng nên ăn học tử tế. Tôi hi vọng khi có con, cậu sẽ cho chúng đến trường.


Ồ vâng, tất nhiên rồi,
Ishvar nói.
Nhưng trước hết chúng tôi phải tìm cho nó một cô vợ đã.

Sau khi Maneck đã miễn cưỡng đến trường còn Dina tới Công ty xuất khẩu Au Revoir để lấy vải mới, hai người thợ may ngồi giết thì giờ ở Hotel đồ chay Vishram. Anh chàng thu ngân kiêm bồi bàn mừng rỡ chào đón hai khách quen của mình. Anh ta bê nốt đồ cho các khách ăn ở quầy trước – một cốc sữa, sáu cái bánh rau chiên, một muôi sữa chua – và chỉ ít phút sau đã ra ngồi cùng hai bác cháu ở một bàn riêng.

Trông hai người sút quá,
anh ta bình luận.
Hai người biến đi đâu mà lâu thế?


Khẩu phần đặc biệt của chính phủ đấy,
Ishvar nói, đoạn kể cho anh ta nghe hết câu chuyện đen đủi của hai bác cháu.

Sợ hai bác cháu nhà ông thật đấy,
ông đầu bếp đầm đìa mồ hôi đứng sau bếp nấu hét to.
Chuyện gì cũng chỉ xảy ra với mình hai người. Mỗi lần đến đây, hai người lại có một câu chuyện phiêu lưu mới để giúp chúng tôi giải sầu.


Có phải tại chúng tôi đâu, chính cái thành phố này thì có,
Om nói.
Một xưởng sản xuất truyện, chính thế đấy, một cái máy dệt chạy điên đảo.


Cậu thích gọi nó là gì thì tùy, nếu khách nào của chúng tôi cũng được như cậu, chắc chúng tôi sẽ sản xuất được một bộ Mahabharat
[43] hiện đại – phiên bản Vishram.


Xin các chú, chúng tôi sợ phiêu lưu lắm rồi,
Ishvar nói.
Mấy chuyện khổ đau đen đủi đấy chẳng có gì vui khi chúng tôi phải làm nhân vật chính.

Anh chàng thu ngân-bồi bàn mang trà và bánh mì ngọt cho hai bác cháu, rồi ra phục vụ cho những khách hàng khác ngoài quầy. Sữa trong trà đã tạo thành một lớp kem trên mặt. Om lấy thìa hớt và đưa lên miệng, đoạn liếm môi. Ishvar chìa cho thằng cháu cốc trà của mình, cậu bèn hớt luôn kem ở cốc của bác. Họ bẻ đôi chiếc bánh mì ngọt để xem có nhân bơ ở cả hai nửa không. Có, nhiều là đằng khác.
Nhân lúc vỉa hè vắng khách bộ hành, Shankar, trước đó đã ngồi ăn xin ngoài cửa tiệm từ đời nào khi họ mới tới, lăn đến trước cửa để chào họ. Ishvar vẫy tay.
A, Shankar. Được trở về và làm việc chăm chỉ vui quá hả?


Biết làm sao được chú ơi, Ông trùm bảo hôm nay là ngày đầu tiên, nghỉ ngơi đi, ngủ một tí. Vậy là tôi ngủ gục luôn ở đây. Thế rồi xu cứ rơi rào rào vào bơ của tôi. Tiếng keng keng lộng óc, ngay bên tai tôi đây. Hễ tôi nhắm mắt vào là lại giật mình mở bừng ra. Bà con có cho tôi nghỉ tí nào đâu.


Bài
của lão sáng nay khá đơn giản. Lão lắc mấy đồng xu và rên rỉ, hoặc chốc chốc lại ho sù sụ, cho kì tới lúc nước mắt chảy giàn giụa. Muốn cho người ta vui mắt, lão lăn cái bệ sang trái chừng một, hai mét, rồi trở sang phải.
Hai bác cháu biết không, tôi đã phải đặc biệt xin Ông trùm cho rời ga tàu về đây đấy,
lão tỉ tê.
Giờ bọn ta có thể gặp nhau thường xuyên hơn rồi.


Tốt lắm,
Om nói, đoạn vẫy tay chào tạm biệt.
Gặp lại chú sau nhé.

Cửa căn hộ bị khóa, họ bèn đứng chờ ngoài cửa.
Hi vọng lão thu tiền nhà điên khùng kia không phải đang sục sạo khắp khu này,
Om nói. Mười phút lo lắng trôi qua rồi xe tắc xi cũng trờ tới. Họ giúp Dina dỡ các súc vải xuống và vác vào phòng trong.

Đừng cố quá, cẩn thận với mắt cá chân anh đấy,
cô nhắc Ishvar.
Với lại, sắp có đình công ở nhà máy dệt. Chừng nào nó chưa kết thúc thì không có vải nữa đâu.


Hai Ram,
thật là họa vô đơn chí.
Đột nhiên, trí óc Ishvar trở lại với hành động ông đã làm đêm hôm trước, ông bèn xin lỗi một lần nữa vì đã sụp xuống chân cô.
Lẽ ra tôi phải hiểu chứ.


Đấy chính là câu anh đã nói đêm qua. Nhưng tại sao lại thế?
Dina hỏi.

Vì xưa kia từng có người làm chuyện đó với tôi. Nó khiến tôi cảm thấy khó nghĩ vô cùng.


Ai vậy?


Chuyện dài lắm,
Ishvar nói, ông không sẵn lòng kể cho cô biết mọi điều dính dáng tới cuộc đời của họ, nhưng lại tha thiết muốn chia sẻ ít nhiều.
Khi em trai tôi, tức là bố thằng Om, và tôi đang học việc ở nhà một thợ may, chúng tôi đã giúp ông ấy một việc nhỏ.


Hai người làm gì?


À,
ông ngập ngừng.
Chú Ashraf là người Hồi, hồi đó đang là thời gian xảy ra xô xát giữa người Hindu với người Hồi. Lúc mới độc lập ấy. Trong thị trấn có biến – chúng tôi đã giúp chú.


Thế là ông ấy hôn lên chân anh, ông Ashraf ấy?


Không.
Kí ức ấy vẫn khiến Ishvar ngượng ngùng, dù hai tám năm đã trôi qua.
Không, vợ chú ấy, thím Mumtaz đã làm thế. Lúc ấy tôi thấy khó nghĩ lắm. Cứ như bằng cách nào đó, tôi đã làm lợi trên nỗi bất hạnh của thím ấy.


Chính tôi cũng cảm thấy thế đấy. Thôi, ta hãy quên chuyện đó đi.
Cô còn cả tá câu hỏi nữa muốn hỏi, nhưng đành tôn trọng thái độ ngại ngần của ông. Nếu họ muốn, rồi đến một ngày nào đó, họ sẽ kể cho cô nghe thêm khi đã sẵn sàng.
Trong lúc này, cô ghép thêm vài mảnh vào những gì Maneck đã hé lộ về cuộc đời của họ dưới quê. Cũng như tấm chăn của cô, cuốn biên niên của hai người thợ may đang dần thành hình.
Trong suốt ngày làm việc trở lại đầu tiên đó, Dina không lúc nào thôi trăn trở với những từ ngữ hòng dựng thành câu hỏi cốt yếu. Cô biết nói ra thành lời thế nào khi đến lúc? Thế này thì sao: Cứ việc ngủ ngoài hành lang cho đến khi hai người tìm được chỗ mới. Không, cứ như cô đang sốt sắng muốn mời họ ở lại nhà mình. Bắt đầu với câu hỏi: Hai người đã có chỗ ngủ tối nay chưa? Nhưng nghe đạo đức giả quá, rõ là họ không có rồi. Câu hỏi khác: Tối nay hai người sẽ ngủ ở đâu? Được, không tệ. Cô thử nhẩm lại. Không, nó thể hiện quá nhiều quan tâm – quá lộ liễu. Tối qua thật dễ dàng hơn bao nhiêu, câu chữ cứ tự nhiên tuôn chảy, giản dị và thành thật.
Cô trông hai người thợ làm việc suốt buổi chiều, chân dính lấy bàn đạp, cho đến khi Maneck về tới và nhắc họ về bữa trà chiều. Không, họ đáp, hôm nay thì không, và cô đồng tình.
Đừng bắt hai bác cháu phung phí tiền bạc. Họ đã mất quá đủ suốt mấy tuần qua rồi.


Nhưng cháu sẽ bao mà.


Tiền của cháu cũng đâu phải để tiêu vung đi như thế. Trà của dì không ngon hay sao?
Cô bắc ấm trà lên cho cả nhà và bày cốc ra, để riêng những chiếc viền hoa màu hồng. Trong lúc chờ ấm reo, cô nghiền ngẫm lại trò đố chữ của mình. Nếu cô mở đầu bằng: Ngoài hành lang có thoải mái không? Không, trái tai hết thuốc chữa.
Đến giờ về, hai người thợ may khổ sở trùm tấm phủ lên hai chiếc máy. Họ đứng dậy khó nhọc, thở dài, và bước ra phía cửa.
Trong phút chốc, Dina bỗng có cảm giác như mình là một vị phù thủy. Cô có thể điểm đá hoa vàng, chỉ bằng lời nói của mình – vấn đề là phải cho nó bật ra.

Khi nào hai người sẽ trở lại?


Cô muốn giờ nào cũng được,
Om đáp.
Sớm mấy cũng không thành vấn đề.
Ishvar im lặng gật đầu.
Cô dợm miệng mở màn; các mảnh ghép bỗng tự lắp đâu vào đấy.
À, cũng chả vội gì. Hai người cứ ăn tối đi, rồi quay về. Lúc đấy tôi với Maneck cũng đã ăn cơm xong rồi.


Ý cô là bác cháu tôi có thể…?


Ngoài hành lang nhà cô?


Chỉ đến khi nào hai người tìm được chỗ ở thôi đấy,
cô nói, hài lòng vì những câu mình nói ra rất vừa vặn – ranh giới đã được vẽ chính xác.
Lòng biết ơn của họ khiến cô ấm lòng, nhưng cô gạt đi chuyện tiền nong.
Không. Nhất định là không có tiền thuê tiền trọ gì hết. Tôi chẳng cho thuê cái gì hết, chỉ muốn giúp hai người tránh xa bàn tay ám muội của bọn cảnh sát thôi.

Và cô cũng nói rõ việc đi lại cần được giảm thiểu, rủi ro với chủ nhà quá lớn. Chẳng hạn, những chuyến ra nhà vệ sinh ở ga tàu có thể chấm dứt.
Hai người có thể tắm rửa và uống trà ở đây. Chỉ cần hai bác cháu dậy sớm, trước khi có nước. Hai người để ý cho, tôi chỉ có một phòng vệ sinh thôi.
Nghe thế, Om băn khoăn không hiểu có nhà ai lại hâm đến độ phải có hơn một cái phòng vệ sinh, nhưng cậu không hỏi.

Và nhớ lấy, tôi không muốn trong đó bẩn thỉu bung bét ra đâu đấy.

Họ đồng ý với mọi điều kiện cô nêu ra và thề sẽ không gây tí phiền phức nào.
Nhưng chúng tôi thấy khó xử lắm, nếu cứ ở đây miễn phí.


Nếu hai người còn nhắc đến chuyện tiền bạc một lần nữa, thì xin mời đi tìm chỗ khác.

Họ lại cảm ơn cô và đi ăn tối, hứa sẽ trở lại lúc tám giờ và còn may thêm một tiếng nữa trước khi đi ngủ.

Nhưng dì ơi, sao dì không cho họ trả tiền thuê? Họ sẽ thấy thoải mái hơn nếu dì lấy một ít tiền. Mà như thế dì cũng có thêm đồng ra đồng vào nữa.


Cháu không hiểu gì à? Nếu nhận tiền, tức là dì cho thuê hành lang nhà mình.

Khom lưng trước bồn rửa, Dina đánh răng bằng kem Kolynos. Ishvar nhìn dòng bọt kem chảy xuống từ miệng cô.
Tôi cứ thắc mắc mãi, không hiểu cái đó có tốt cho răng không,
ông nói.
Cô nhổ bọt và súc miệng rồi mới trả lời:
Chắc cũng như các loại kem đánh răng khác thôi, tôi nghĩ vậy. Hai người dùng loại nào?


Chúng tôi dùng bột than. Thỉnh thoảng dùng cả cành sầu đâu nữa.

Maneck nói răng của Ishvar và Om còn tốt hơn cả răng cậu.
Cho dì xem nào,
cô nói, cậu bèn nhe răng ra.
Còn hai người?
Cô hỏi hai người thợ may.
Cả ba đứng dàn hàng trước gương và vành môi, phô hết hàng răng cửa. Cô cũng so răng của mình.
Maneck nói đúng, răng hai người trắng hơn.

Ishvar cho cô một mẩu than để dùng thử, còn cô bóp một đốt kem Kolynos lên đầu ngón tay ông. Ông chia đôi với Om.
Vị ngon nhỉ,
họ xuýt xoa.

Thế cũng tốt,
cô nói.
Nhưng mất tiền để đổi lấy hương vị thì phí phạm quá, trừ phi đó là thức ăn. Tôi nghĩ tôi sẽ chuyển sang dùng than cho tiết kiệm.
Maneck quyết định sẽ bắt chước cô.
Hộ gia đình mới mở rộng xoay chuyển bánh xe buổi sáng mà không vướng chút trục trặc ma sát nào, dù là nhỏ nhất. Dina trở dậy đầu tiên, Maneck sau cùng. Khi cô đã rửa ráy xong xuôi trong nhà vệ sinh, đến lượt hai người thợ may vào. Họ vào và ra nhanh như chớp, khiến cô ngờ rằng vụ vệ sinh cá nhân này có ít nhiều cẩu thả, cho tới khi cô nhìn thấy hai khuôn mặt được lau rửa cẩn thận và mái tóc ướt nhẹp. Một hơi hít thật sâu khi đứng gần họ xác nhận mùi thơm sạch sẽ của một cơ thể mới tắm rửa.
Phòng vệ sinh xa hoa ngoài sức tưởng tượng, song hai người thợ không bao giờ nấn ná lâu. Tắm rửa siêu tốc đã trở thành thói quen của họ. Trong vài tháng trở lại đây, họ đã mài sắc kĩ thuật của mình ở các khu vực công cộng, nơi thời gian là yếu tố tiên quyết. Vòi nước trong con ngõ gần mái hiên nhà lão Nawaz; chiếc vòi duy nhất ở trung tâm xóm ổ chuột; những toa lét xập xệ ở khu vệ sinh luôn trong tình trạng quá tải ngoài ga tàu; đường ống nước chảy nhỏ giọt ở dự án tưới tiêu: tất cả đã giúp hoàn thiện kĩ năng của họ đến mức mỗi người có thể xong xuôi chỉ trong ba phút. Họ không bao giờ động đến sợi dây may-so của Dina, chỉ thích dùng nước lạnh, và nề nếp gọn gàng của họ khiến căn phòng luôn ngăn nắp.
Nhưng ý nghĩ cơ thể của họ hiện diện trong phòng vệ sinh nhà mình vẫn làm Dina có cảm giác không thoải mái. Cô luôn cảnh giác, sẵn sàng bắt quả tang nếu tìm ra bằng chứng cho thấy xà phòng hoặc khăn của mình bị sờ đến. Nếu họ định ở lại đây vài ngày, mọi thứ phải theo luật lệ của cô, vòng kiểm soát sẽ không được nới lỏng một li nào.
Thứ cô dị ứng nhất là nghi thức buổi sáng của Ishvar: ông thường xọc tay vào họng để mửa. Quy trình nói trên đi kèm một tiếng rú dài, thứ tiếng cô thường nghe phát ra từ những căn hộ khác, nhưng chưa bao giờ ở cự li gần như thế. Nó khiến cô sởn gai ốc.

Trời đất, anh làm tôi sợ chết khiếp,
cô nói, khi tràng khạc và nhổ đã chấm dứt.
Ông cười xòa.
Tốt cho dạ dày lắm đấy. Tống khứ hết nước mật thiu thừa.


Dào ôi, bác cứ coi chừng đấy,
Om nói, hùa theo Dina.
Nghe tiếng cứ như cả buồng gan bác cũng sắp đổ ra theo nước mật ấy.
Cậu chưa bao giờ chấp nhận thói quen này của ông bác; Ishvar đã từng cố dạy thằng cháu về những tác dụng trị liệu của phương pháp này nhưng phải thôi khi vấp phải thái độ thiếu hợp tác.

Cái chú cần là một người thợ sửa ống nước,
Maneck nói.
Để lắp một cái vòi nhỏ bên sườn. Rồi sau đó chú chỉ cần vặn vòi là xả được nước mật thừa ra rồi.
Cứ mỗi lần Ishvar mở miệng tru, cậu và Om lại đồng thanh sủa một tràng dài phụ họa.
Sau vài ngày bị cả hai châm chọc, Ishvar đành điều chỉnh thói quen của mình. Những tràng tru dài được kiềm chế bớt, và ngón tay ông không còn dám khám phá thực quản ở những tầng sâu táo bạo như xưa nữa.
Om hít hà da Maneck.
Mùi của cậu thơm hơn tớ. Chắc tại xà phòng cậu dùng.


Tớ dùng cả phấn bột nữa.


Cho tớ xem với.

Maneck đem hộp phấn cất trong phòng ra.

Thế cậu xoa vào đâu? Khắp người à?


Tớ chỉ rắc một ít vào lòng bàn tay rồi xoa vào nách và ngực thôi.

Đến ngày trả công sau đó, Om mua một bánh xà phòng Cinthol và một hộp bột tan Lakmé.
Kiểu mẫu của mỗi ngày, Dina thầm nghĩ vào cuối tuần thứ nhất, giống như kiểu mẫu của một chiếc váy khéo cắt, bốn người bọn họ ăn khớp với nhau mà chẳng cần co kéo để các đường viền trùng nhau. Đường may thẳng tắp và gọn gàng.
Dẫu vậy, Ishvar vẫn trăn trở rằng ông và thằng cháu đang lợi dụng lòng tốt của Dina.
Cô không chịu nhận đồng nào của bác cháu tôi,
ông nói.
Cô cho chúng tôi dùng hành lang và phòng vệ sinh nhà cô. Cô pha trà cho chúng tôi. Thế này là quá nhiều, chúng tôi thấy khó xử lắm.

Lời giãi bày của ông nhắc cô nhớ đến cảm giác tội lỗi của chính mình. Cô biết tất cả những điều mình đã làm đều được làm để bảo vệ bản thân – để tránh việc hai người thợ may bị cảnh sát bắt một lần nữa, và để giấu họ khỏi tầm mắt của những người hàng xóm tọc mạch và lão thu tiền nhà. Vậy mà nay Ishvar và Om lại bao bọc cô trong tấm áo choàng của lòng tốt và sự hào phóng. Dối trá, đạo đức giả, xảo thuật ngày càng trở thành vật liệu áp đảo trong tấm vải của mình, cô thầm nghĩ.

Vậy chứ anh tính sao?
Cô đáp cộc lốc.
Sỉ nhục tôi bằng năm mươi xu trà ư? Anh muốn đối xử với tôi như một mụ bán trà ngoài vỉa hè à?


Không không, không đời nào. Nhưng chẳng lẽ không có việc gì chúng tôi có thể làm để trả ơn cô ư?
Cô nói sẽ cho họ biết sau.
Đến cuối tuần lễ thứ hai, Ishvar vẫn chờ nghe. Rồi ông quyết định tự hành động. Trong lúc cô đang tắm, ông xuống bếp lấy chổi cùng ki hốt rác và quét hành lang, phòng trước, phòng Maneck, và phòng may. Ông dọn xong phòng nào, Om lại bìu ríu tay xô tay khăn, chùi sạch sàn nhà.
Họ còn đang lúi húi lau láy thì Dina bước ra khỏi phòng vệ sinh.
Hai người đang làm gì thế này?


Xin cô thứ lỗi, nhưng tôi đã quyết rồi,
Ishvar cương quyết nói.
Kể từ nay, bác cháu tôi sẽ đỡ cô việc lau dọn hàng ngày.


Xem ra thế không được hay lắm,
cô nói.

Quá được ấy chứ,
Om nói, đoạn nhanh nhẹn vắt kiệt giẻ lau.
Vô cùng xúc động, cô đi rót trà nhân lúc hai bác cháu đang làm nốt việc. Khi họ vào bếp để cất chổi giẻ, cô đưa Om hai cốc trà.
Nhìn thấy đường viền hoa hồng màu đỏ, cậu vội chỉ ra nhầm lẫn của cô:
Chiếc hoa màu hồng mới là cốc của chúng tôi chứ,
rồi ngưng bặt. Khuôn mặt cô cho cậu biết cô ý thức rõ điều đó.

Sao cơ?
Cô hỏi, đoạn cầm chiếc cốc viền hoa màu hồng lên cho riêng mình.
Có chuyện gì à?


Không có gì,
giọng cậu nghẹn lại. Cậu quay mặt đi, hi vọng cô không nhìn thấy lớp nước ngân ngấn trên mắt cậu.

Có người tìm hai người ngoài cửa đấy,
Dina nói.
Chính là anh chàng tóc dài từng đến đây một lần.

Ishvar và Om liếc nhau – anh ta muốn gì nữa đây? Sau khi xin lỗi vì sự gián đoạn, họ đi ra hành lang.

Chào hai bác cháu,
Rajaram nói, hai tay chắp lại.
Rất xin lỗi vì làm phiền hai người trong giờ làm việc, nhưng ông bảo vệ nói hai người không còn ngủ ở đấy nữa.


Phải, chúng tôi có chỗ khác rồi.


Ở đâu?


Gần đây.


Hi vọng chỗ đó tốt. Nghe này, tí nữa tôi gặp hai bác cháu để nói chuyện được không? Hôm nay, giờ nào, chỗ nào cũng được, cốt tiện cho hai người.
Nghe giọng anh ta xem ra đã cùng đường.

Cũng được,
Ishvar nói.
Đến Vishram lúc một giờ nhé.
Cậu biết chỗ chưa?


Được, tôi sẽ đến. À, nghe này, hai người làm ơn mang cho tôi mớ tóc tôi gửi nhờ được không?

Rajaram đi rồi, Dina bèn hỏi hai người thợ may xem có chuyện gì không.
Tôi hi vọng anh ta không có liên quan gì đến người đàn ông hôm nọ, cái người vẫn đòi tiền hai người hàng tuần ấy.


Không không, anh ta không phải lính của Ông trùm ăn mày đâu,
Ishvar nói.
Anh ta là một người bạn, có lẽ anh ta muốn vay tiền thôi.


Ừm, hai người cứ nên cẩn thận là hơn,
Dina nói.
Thời buổi này, bạn với thù khó phân biệt lắm.

Vishram đông nghịt khách. Khi họ tới, Rajaram đang bồn chồn đứng đợi trên vỉa hè.
Tóc của cậu đây,
Ishvar đưa anh ta cái bọc.
Thế. Cậu ăn gì?


Thôi, bụng tôi no rồi,
Rajaram nói, nhưng cái mồm đã phản bội cơn đói của anh ta, nó nhóp nhép nhai suông để đáp lại mùi xào nấu bay ra từ Vishram.

Ăn cái gì đó đi,
Ishvar nói, thương hại thay cho anh ta.
Thử món gì đó đi, chúng tôi đãi.


Cũng được, hai bác cháu ăn gì thì tôi ăn nấy.
Anh ta cố rặn ra một tràng cười.
Bụng no quá tí cũng chả chết.


Cho ba suất pao-bhaiji[44] và ba quả chuối nhé,
Ishvar nói với anh chàng thu ngân kiêm bồi bàn.
Họ mang thức ăn ra một khu nhà đổ phía cuối con đường, và chọn một bệ cửa sổ nép dưới bóng râm của một bức tường đã mục nát phân nửa. Một cánh cửa đổ sập được tận dụng làm bàn. Bản lề và nắm đấm đã bị tháo; vụ sụp nhà xảy ra cách đây chừng vài tuần. Bốn đứa trẻ con tay cầm bao tải đay đang quần thảo trên đống đổ nát, lục lọi, tìm kiếm.

Thế công việc Tuyên truyền viên kế hoạch hóa gia đình của cậu sao rồi?

Rajaram lắc đầu, đoạn ngoạm một miếng to bự.
Chả ra sao.
Anh ta ăn như thể mấy ngày trời chưa được nhìn thấy thức ăn.
Họ bắt tôi thôi việc từ hai tuần trước rồi.


Có chuyện gì vậy?


Họ nói tôi làm việc không hiệu quả.


Đột ngột thế á? Chỉ sau hai tháng?


Ừm,
anh ta ngập ngừng.
Ý tôi là, không, ngay từ đầu đã có vấn đề rồi. Sau khóa đào tạo, tôi làm theo quy trình họ hướng dẫn. Mỗi ngày tôi lại tìm đến một khu dân cư khác nhau. Tôi nhắc lại cẩn thận những điều họ dạy tôi, dùng đúng tông giọng, sao cho thật tử tế và có học, như thế người ta mới không sợ. Và thông thường mọi người lắng nghe rất kiên nhẫn, nhận truyền đơn; cũng có lúc họ cười, mấy thằng trẻ trẻ còn đùa nhiều câu tục tĩu lắm. Nhưng chả ai thèm đăng kí làm phẫu thuật cả.


Vài tuần sau, cấp trên gọi tôi vào văn phòng. Ông ta nói tôi không chọn đúng đối tượng khách hàng. Ông ta còn nói cố bán một bộ đồ cưới cho một lão khất sĩ trần như nhộng thì ăn thua gì. Tôi hỏi ông ta là chính xác thì ngài ám chỉ cái gì.

Rajaram nhắc lại cho hai người thợ may câu trả lời của ông sếp – rằng người thành phố vốn tính hoài nghi; bạ thứ gì họ cũng ngờ vực, thế nên thuyết phục họ rất khó. Các khu ổ chuột ở ngoại ô mới là chỗ ăn tiền. Nói cho cùng, đó là nơi sinh sống của lũ người dốt nát, cần đến sự giúp đỡ của chính phủ nhiều nhất. Chương trình này, với các quà tặng miễn phí và tiền thưởng, được thiết kế đặc biệt cho bọn họ.

Thế là tôi làm theo lời khuyên của ông ta và ra ngoài thành phố. Và hai người tin nổi không? Ngay trong ngày đầu tiên xe của tôi đã bị thủng lốp.


Khởi đầu xui xẻo quá,
Ishvar lắc đầu.

Thủng lốp chỉ là chuyện nhỏ. Rắc rối thực sự sau này mới đến cơ.
Rajaram kể, trong lúc lốp được vá ở một cửa hàng sửa xe, anh ta bắt chuyện với một ông già đang đứng chờ ở một trạm xe buýt cách cột nước cứu hỏa không xa lắm. Ông già cần tắm rửa, và đang mong mấy đứa bé bụi đời đi ngang qua mở giúp vòi nước.
Để tập dượt, và cũng để xem mình có thể thu hút sự chú ý của ông già trong bao lâu, Rajaram bắt đầu giới thiệu mình là Tuyên truyền viên, đang thực hiện những công việc tốt đẹp của Trung tâm kế hoạch hóa gia đình. Anh ta mô tả các công cụ kiểm soát sinh sản, nêu tên các loại phẫu thuật triệt sản, và số tiền thưởng cho mỗi loại: Phẫu thuật cắt vòi tử cung được thưởng nhiều hơn phẫu thuật cắt ống dẫn tinh, anh ta giải thích, vì chính phủ ưu tiên những phương pháp can thiệp có tính triệt để và không thể thay đổi.
Chính lão đang cần cái ấy đấy, ông già ngắt lời, loại đắt ấy, cái gì mà vòi – gì cũng được. Thiếu chút nữa thì Rajaram ngã nhào khỏi thanh chắn trạm chờ xe buýt nơi anh ta đang đậu vắt vẻo. Không không, bố già ơi, cái đấy không dành cho bố, con chỉ nói để nói vậy thôi, anh ta bảo. Lão muốn làm, ông già nói, đấy là quyền của lão. Nhưng cắt vòi tử cung chỉ thực hiện được trên phụ nữ thôi, Rajaram giải thích, còn với đàn ông là cắt ống dẫn tinh, mà đến tuổi bố thì việc đấy cũng chả còn cần thiết nữa kia. Lão đếch cần biết tuổi tác, lão sẽ làm, bất cứ món gì dành cho phe lão, ông già vẫn khăng khăng.

Có lẽ ông lão thích cái đài bán dẫn quá đấy mà,
Om nói.

Chính tôi cũng nghĩ thế đấy,
Rajaram nói.
Tôi bụng bảo dạ, là nếu cụ nội này thèm nó đến thế, thì mình có quyền gì mà cãi? Nếu nghe nhạc giúp ông già vui, cớ sao phải từ chối ông ta?

Thế là anh ta điền mẫu đơn, xin điểm chỉ, trả tiền cho người vá xe, và hộ tống bệnh nhân của mình đến phòng khám. Tối hôm ấy, anh ta nhận được tiền hoa hồng cho mình, món tiền đầu tiên từ công việc này.
Bấy giờ anh ta coi vụ thủng lốp xe là điềm báo may mắn: ngón tay định mệnh đã giơ lên, chọc thủng lốp xe cũng như vận xui của anh ta. Chiếc phù hiệu Tuyên truyền viên bám lấy áo anh ta càng thêm chân thành. Bừng bừng tự tin, anh ta quay lại khu ngoại ô, chắc mẩm mình sẽ kiếm được vô số ca phẫu thuật cắt vòi trứng lẫn cắt ống dẫn tinh.
Một tuần trôi qua, và chuyến du hành đưa anh ta đến khu vực của khách hàng đầu tiên. Anh ta đạp xe luồn lách giữa những ngôi lán, tìm cách tuyên truyền cho đông đảo nhân dân, trong đầu tràn ngập những lối diễn đạt khác nhau cho cùng một việc, lắp ghép các câu chữ sao cho chuyện triệt sản trở nên dễ chấp nhận, thậm chí đáng mơ ước, bỗng một người trong gia đình ông lão nhận ra anh ta và bắt đầu hô hoán ầm lên: Thằng
Xuyên tiền viên’ đấy! Làng nước ơi, thằng
Xuyên tiền viên
khốn kiếp lại đến đấy!
Chẳng mấy chốc, Rajaram đã bị bao vây bởi một đám đông giận dữ, đe dọa đập nát từng lóng xương trên người anh ta. Đáp lại những lời van lạy xin tha và những tiếng thét hãi hùng tại sao? tại sao? của mình, anh ta biết được rằng ca phẫu thuật đã bị biến chứng. Háng của ông già bị mưng mủ. Khi chỗ nhiễm trùng lan ra, phòng khám cũng đành bó tay, ông già đã chết.
Ishvar vừa gật đầu thông cảm vừa bóc chuối. Ông đã luôn có linh cảm công việc mới này của anh chàng thu mua tóc tiềm ẩn đầy nguy hiểm.
Họ đánh cậu có nặng không?

Rajaram cởi khuy áo và chỉ cho hai bác cháu xem những vết bầm tím trên lưng mình. Chạy dọc ngực anh ta là một vết rạch đang bắt đầu liền miệng, do một vật sắc gây nên. Anh ta cúi đầu xuống để họ thấy một mảnh da đầu bị toạc do một kẻ tấn công đã giật đứt một túm tóc của anh ta.
Nhưng tôi cũng may vì vẫn còn sống sót trở về. Họ nói lẽ ra tôi phải biết, rằng lý do duy nhất khiến ông già đòi làm phẫu thuật là vì mấy món quà và tiền thưởng. Ông già muốn kiếm thêm để phụ vào món hồi môn cho đứa cháu gái.


Tôi lập tức quay lại chỗ sếp tôi và kêu ca. Làm sao tôi vận động nổi ai, tôi nói, nếu bác sĩ làm bệnh nhân chết? Nhưng ông ta nói ông già kia chết chỉ vì lão đã già, còn gia đình lão lại đổ vấy hết tội lỗi cho Trung tâm kế hoạch hóa gia đình.

Thằng chó mất dạy,
Om chửi.

Chính xác. Nhưng thử đoán xem lão sếp còn nói gì với tôi nữa. Từ nay công việc của tôi sẽ dễ dàng hơn, lão nói, do có chút thay đổi chính sách.
Kế hoạch mới được giải thích cho Rajaram: từ nay, không cần phải đăng kí làm phẫu thuật cho từng cá nhân. Thay vào đó, họ sẽ được mời đi kiểm tra sức khỏe miễn phí. Và việc này không bị tính là gian dối, chỉ là một bước đi để giúp người dân cải thiện đời sống của chính họ mà thôi. Một khi đã bước vào bên trong phòng khám, cách li khỏi ảnh hưởng ban đầu của gia đình và bạn bè, họ sẽ mau chóng nhìn ra lợi ích của việc triệt sản.
Rajaram nhặt nốt mấy miếng vụn còn sót lại trên tờ giấy bọc chiếc bánh pao-bhaji của mình, rồi vứt nó ra đống gạch vụn.
Tuy rằng không thích cơ chế mới, tôi vẫn đồng ý thử. Đến giờ, ai ai cũng biết các Tuyên truyền viên chỉ toàn nói láo. Dù tôi đến đâu, thành phố hay ngoại ô, họ đều chửi bới tôi, gọi tôi là mối đe dọa với giống nòi, thằng bào chế thuốc gây bất lực, thằng thợ thiến, thằng ma cô dẫn thái giám. Mà tôi đây chỉ đang làm một công việc của chính phủ, cố tìm kế sinh nhai thôi. Làm sao người ta làm ăn gì nổi trong tình trạng như thế ngày này qua ngày khác. Không, tôi bảo, việc này không dành cho tôi.

Anh ta nói với cấp trên là mình sẵn sàng làm việc theo nếp cũ, phát tờ rơi và giải thích thủ tục, nhưng sẽ không lừa dối thêm nữa. Họ nói cách làm cũ không còn nằm trong danh sách lựa chọn – định mức đã tụt quá xa rồi. Phải có kết quả thực mới đủ bù đắp chi phí ăn, ở và xe đạp cho mỗi Tuyên truyền viên.

Vậy là tuần trước tôi mất cả ba khi bị họ tống cổ. Giờ tôi túng lắm. Chẳng còn cách nào khác, đành phải quay về nghề cũ thôi.


Thu mua tóc ấy hả?


Phải, tôi sẽ đi bán ngay mấy chiếc đuôi sam này,
anh ta chỉ cái bọc hai người thợ may vừa mang tới.
Tôi cũng sẽ bắt đầu làm lại công việc từ ngày xưa. Cắt tóc. Tôi phải làm cả hai vì không có chỗ chứa nên chuyện thu mua tóc cũng bị hạn chế. Nhưng tôi cần tám nhăm rupi. Để mua lược, kéo, tông đơ, dao cạo. Hai bác cháu cho tôi vay tạm được không?


Để tôi nghĩ đã,
Ishvar nói.
Mai gặp lại chúng tôi nhé.


Chúng tôi rất muốn làm gì đó cho anh ta, cô Dina ạ,
Ishvar nói.
Anh ta là hàng xóm của bác cháu tôi hồi còn ở xóm nhà lá, và đối xử với chúng tôi rất tử tế.


Tôi lại không có đủ tiền để trả trước cho anh.
Nhưng cô đã nghĩ ra một giải pháp thay thế. Cô lục dưới đáy tủ và lôi ra bộ dụng cụ cắt tóc Zenobia đã trang bị cho mình từ bao năm trước.

Ối chà,
Om kêu lên sửng sốt.
Cô cũng làm nghề cắt tóc à?


Đã từng thôi, tôi cắt tóc cho trẻ con.

Maneck cầm chiếc tông đơ lên và giả vờ nhăm nhe xén cụt mớ tóc bồng bềnh của Om.
Lấy cái đầu này để tập dượt được đấy.


Cháu định bỏ ngành điều hòa để chuyển sang nghề cắt tóc đấy à?
Dina nói. Cô đặt bộ dụng cụ trước mặt Ishvar.
Mấy thứ này cũ rồi, nhưng vẫn dùng được. Anh bạn của anh có thể lấy nếu anh ta muốn.


Cô có chắc không? Nhỡ đâu cô lại cần đến thì sao?


Không có đâu. Thời cắt tóc của tôi đã qua rồi.
Cô nói với đôi mắt như thế này, cộng thêm tay nghề đã lụt, vành tai bọn trẻ rất có thể sẽ bị đe dọa.

Vẫn còn một chuyện khó nữa,
Rajaram vừa nói vừa mừng rỡ nhận lấy bộ dụng cụ khi họ gặp lại vào ngày hôm sau.

Lại chuyện gì nữa?


Tay đầu nậu tóc của tôi chỉ ghé qua thành phố mỗi tháng một lần. Giờ phải ngủ ngoài phố nên tôi chẳng có chỗ nào để chứa số tóc thu được. Hai người giữ tạm trong rương của mình được không? Giúp tôi? Bạn tốt của hai người?


Số tóc kiếm được trong cả một tháng làm sao để vừa trong rương của chúng tôi,
Ishvar chối khéo, ông không ham tích trữ thứ hàng chẳng lấy gì làm hay ho kia.

Vừa chứ. Tôi sẽ chỉ tập trung vào tóc dài thôi – trong một tháng, may lắm tôi mới kiếm được tối đa mười cái. Không chiếm quá một góc rương đâu. Và đến cuối mỗi tháng, tôi sẽ bán chúng cho tay đầu nậu.


Cậu tìm đến căn hộ nhiều quá, bà chủ của chúng tôi sẽ bực đấy.
Ông chỉ ước Rajaram tự bỏ cuộc; ông cảm thấy ngượng ngùng khi phải viện cớ này cớ nọ hòng ngăn cản anh ta.
Cậu xem, đấy có phải nhà của chúng tôi đâu, làm sao cứ nhoắt cái chúng tôi lại tiếp khách nọ khách kia được.


Chuyện vặt ấy mà. Tôi có thể gặp hai bác cháu bên ngoài. Ngay đây, ở Vishram, nếu hai người thích.


Chúng tôi cũng hiếm khi đến đây lắm,
Ishvar cố nói thêm một câu rồi đành chịu thua.
Thôi được, cậu có thể làm thế này, gửi hàng ở chỗ Shankar, ông ăn mày ở ngoài cửa hàng, người ngồi bệ lăn ấy. Ông ấy biết chúng tôi đấy. Tôi sẽ giới thiệu cậu cho ông ấy.


Lão ăn mày đấy là bạn hai người à? Hai người có mấy người bạn kì quặc nhỉ?


Phải, kì quặc lắm,
Ishvar đáp, nhưng anh chàng thu mua tóc còn đang mải chải vuốt những nùi rối cùng gút mắc của đời mình nên không nhận ra vẻ mai mỉa trong đó.
Nếu với Ishvar, những ngón tay móc mật khiến Dina rợn người, thì với Om là da đầu luôn ngứa ngáy. Trước kia cô bỏ qua vụ gãi ngứa vì biết nó sẽ chấm dứt lúc sáu giờ. Còn nay, ngoài cảnh tượng chướng mắt cùng những tiếng sột soạt đáng ghét không bao giờ tắt, cô còn sợ dịch ngứa sẽ xâm lăng chính mái tóc mình.
Cô nói riêng với Ishvar: nạn chấy cũng nghiêm trọng chẳng kém gì các loại bệnh tật khác, và sức khỏe của cháu ông sẽ được cải thiện nếu bè lũ kí sinh nói trên bị tiêu diệt.

Nhưng vấn đề là lấy tiền đâu ra,
Ishvar nói.
Tôi làm sao đủ sức đưa nó đi bác sĩ.


Cần gì phải đi bác sĩ mới trị được chấy. Có một phương thuốc gia truyền cực kì hiệu nghiệm.
Đến khi cô giải thích cách làm, ông nhớ ra mẹ mình cũng đã từng dùng cách y hệt.
Trong khi rót dầu vào bếp, cô đổ đầy dầu hỏa vào một chiếc lọ đựng dầu vuốt tóc.
Uống trà xong hẵng làm,
cô nói.
Xoa thật kĩ vào rồi để hai tư tiếng. Đến mai là có thể gội đi được rồi.


Chỉ hai tư tiếng thôi à? Tôi tưởng đúng bài là phải để bốn tám tiếng chứ. Hồi xưa bà cụ nhà tôi toàn làm thế.


Thế thì cụ nhà anh gan thật đấy. Chuyện gì cũng có thể xảy ra trong bốn tám tiếng. Ta đâu muốn cháu anh biến thành một cây đuốc sống.


Hai người đang nói gì vậy?
Om hốt hoảng. Cậu giật lấy cái chai và mở nắp.
Ối! Dầu hỏa à?


Thế cậu tưởng đấy là nước hoa hồng chắc? Cậu muốn vỗ béo chấy hay giết chúng nào?


Phải đấy,
Ishvar nói.
Có gì mà nhặng lên, hồi xưa lúc bác với bố mày còn bé, bà nội Roopa cũng làm thế cho bọn bác đấy.

Vừa cằn nhằn nhăn nhó, Om vừa cúi đầu trước bồn rửa, mồm làu bàu rằng người ta còn chả có đủ dầu nấu ăn, thế mà cái nhà này lại phung phí để bôi lên tóc. Bác Ishvar nhỏ vài giọt vào lòng bàn tay mỗi lần và xoa lên đầu cậu. Dưới ánh đèn, mái tóc đen mướt dầu bóng loáng lên.
Bảnh như công,
ông nói.

Anh cứ nhúng hẳn ngón tay vào,
Dina hướng dẫn.
Xoa kĩ vào.
Hai bàn tay hăng hái của ông tuân lệnh cô, giúi cho anh chàng Om đang kịch liệt phản đối lắc nghiêng lắc ngửa.

Giời ơi, thôi! Bác định đầu độc cháu à, nhỡ dầu ngấm vào máu thì sao?

Khi cậu được xoa dầu xong, cô đưa cho cậu một chiếc thìa gãy để gãi.
Đừng dùng ngón tay, kẻo lại làm dây dầu ra váy.

Cậu khổ sở ngồi xuống trước máy may, mũi chun lại, thở hắt ra thật mạnh hòng át đi mùi dầu. Gãi ngứa bằng thìa không sướng như dùng móng tay. Thỉnh thoảng, cậu lắc lư cái đầu như con chó ướt, còn hai người kia thi nhau trêu chọc.

Mày có muốn làm một điếu thuốc không? Cho đỡ căng thẳng?
Ishvar hỏi.
Bác đảm bảo hôm nay cô Dina sẽ châm chước.


Dĩ nhiên. Tôi đem diêm ra nhé?


Được, hai người cứ cười đi,
Om rầu rĩ nói,
cháu sắp chết ngạt vì cái mùi này rồi đây.

Đến giờ ăn trưa, cậu bảo bác là mình sẽ không ra Vishram, cậu không nuốt nổi khi mũi còn sặc sụa thứ mùi kinh tởm này. Thế là Ishvar cũng ở lại.
Đến cuối giờ chiều, Maneck về đến nhà và hít hít ngửi ngửi tứ phía.
Cứ như có hẳn một cái bếp trong này ấy.
Căng mũi ra như con chó săn, cậu theo dấu mùi đến tận chỗ Om.
Cậu có nghề mới là đóng vai bếp dầu đấy hả?


Phải rồi,
Dina đáp.
Tối nay chúng ta sẽ nấu nướng trên đầu cậu ta. Cậu ta vốn là một anh chàng nóng đầu mà.

Chính câu nói đùa của Dina đã lần đầu tiên khiến cô nảy ra ý định cho hai người thợ ăn trong nhà mình tối hôm đó. Những nhân tố khác càng củng cố thêm ý tưởng này. Nỗi bận tâm về gã khốn Ibrahim sẽ được xử lý triệt để; hai người thợ may không hề ra ngoài ăn trưa lẫn ăn tối. Vả lại, Om đã kiên nhẫn ngồi đồng suốt ngài dài cùng mái tóc đầy dầu, cậu đáng được thưởng lắm.
Nghĩ vậy, cô bèn thái thêm một củ hành và luộc thêm ba củ khoai tây cho cả hai bác cháu. Người bán bánh mì đi qua khi trời nhá nhem tối. Thay vì hai ổ bánh nhỏ, cô lấy bốn.
Maneck, lại đây,
cô gọi vọng ra từ bếp, và nói cho cậu biết ý định của mình.

Thật sao? Tuyệt quá dì ơi! Được ăn cùng chúng ta, chắc họ sung sướng lắm!


Ai nói là ăn cùng chúng ta? Dì sẽ để đĩa của họ ngoài hành lang.


Dì muốn đối tốt với họ hay muốn sỉ nhục họ thế?


Có gì mà sỉ nhục? Ngoài hành lang cũng sạch sẽ, thoáng mát mà.


Tốt thôi. Đã thế, cháu cũng ra hành lang ăn. Cháu không thể can dự vào một trò sỉ nhục đến thế được. Bố cháu chỉ cho mỗi chó hoang ăn ngoài hiên nhà thôi.
Cô nhăn mặt, và cậu biết mình đã thắng.
Dina còn nhớ lần cuối cùng bốn phía bàn đều có người ngồi: vào lễ kỉ niệm ba năm ngày cưới của cô, cái đêm Rustom mất, mười tám năm về trước. Cô bày ra bốn cái đĩa và gọi hai người thợ may vào. Khuôn mặt họ thành thực bày tỏ một niềm vinh dự vô biên trước cử chỉ này.

Cậu đã chấp nhận trị bệnh như một cậu bé ngoan,
cô nói với Om,
nên giờ cậu được ăn tối.
Cô bưng chiếc nồi ra bàn, cùng một củ cà rốt đã cắt lá cho mình. Hai người thợ tò mò nhìn cô ăn.
Cậu không phải người duy nhất được chữa bệnh bằng phương thuốc gia truyền đâu. Thuốc này là cho mắt tôi đấy. Phải không, thưa bác sĩ Mac?


Phải, đây là đơn thuốc giúp cải thiện thị lực.


Mọi người biết không, tôi lại đâm thích cà rốt mới chết. Nhưng tôi hi vọng Om không mê thuốc của cậu ấy. Kẻo bọn chúng ta lại phải ngửi mùi dầu hôi suốt ngày.


Nhưng nó có tác dụng như thế nào? Nó có đầu độc bọn chấy trên tóc cháu không?


Tớ biết đấy,
Maneck nói.

Cậu là vua bịa chuyện,
Om nói.

Không, nghe tớ đã. Trước hết, mỗi con chấy bé tí sẽ bị ướp đẫm dầu hỏa. Sau đó, đến nửa đêm, sau khi cậu đã ngủ rồi, dì Dina sẽ đưa cho mỗi con một que diêm bé tí. Chỉ cần đếm đến ba, chúng sẽ tự sát, cháy bùng thành những đốm lửa li ti mà không làm hại đến cậu. Khi chuyện đó xảy ra, quanh đầu cậu sẽ xuất hiện một vầng hào quang.

Chuyện đấy chả có gì buồn cười cả,
Dina nói.

Tự sát đâu phải chuyện đùa hả dì.


Dì không muốn nói những chuyện như thế vào giờ ăn cơm. Kể cả là đùa. Thậm chí chỉ nhắc tới từ đó cũng không nên.

Cô bắt đầu ăn, và Maneck cầm nĩa lên, nháy mắt với Om. Hai người thợ may ngồi bất động, giương mắt nhìn đĩa thức ăn. Khi cô nhìn lên, họ cười vẻ hoang mang. Liếc mắt nhìn nhau, họ sờ vào bộ dao nĩa, do dự, ngần ngại không dám cầm lên.
Dina chợt hiểu.
Sao mình dốt thế, cô rủa thầm, tối nay lại bày biện mấy thứ đấy ra làm gì. Cô bỏ dao và nĩa xuống, đoạn dùng ngón tay nhặt một miếng khoai tây đưa lên miệng. Maneck cũng bắt chước, bấy giờ hai người thợ may mới bắt đầu bữa ăn.

Ngon quá,
Ishvar nói, và Om gật gù đồng tình, mồm phồng tướng.
Ngày nào cô cũng ăn bánh mì à?


Phải,
Dina đáp.
Hai người không thích à?


À, ngon lắm,
Ishvar nói.
Không, tôi chỉ đang nghĩ, là ngày nào cũng mua bánh mì làm sẵn như thế thì tốn tiền lắm. Cô không được lấy hạt mì theo phiếu thực phẩm à?


Có đấy. Nhưng đưa ra nhà máy để xay, rồi trộn bột, làm chapati, cách rách quá. Hồi chồng tôi còn sống, tôi cũng có làm. Sau đấy thì tôi chẳng buồn động tới nữa. Chả có gì chán bằng nấu nướng cho một người.
Cô bẻ một mẩu bánh mì và chấm vào nước sốt.
Chắc hai người ăn ở Vishram cũng tốn tiền lắm nhỉ.

Ishvar đáp vâng, cũng khó khăn lắm, nhất là khi họ phải trả tiền cho Ông trùm ăn mày hàng tuần.
Hồi chúng tôi có một gian riêng ở xóm nhà lá và một chiếc bếp Primus, chúng tôi tiêu tốn ít hơn nhiều, dù không có phiếu thực phẩm. Ngày nào hai bác cháu chả làm bánh chapati.


Nếu muốn, hai người có thể mua hạt mì bằng phiếu của tôi cũng được. Tôi chỉ lấy gạo và đường thôi.


Vấn đề là, nấu ở đâu bây giờ?

Câu hỏi chỉ mang tính tu từ, nhưng Maneck đã có câu trả lời. Cậu để bầu không khí im lặng bao trùm bàn ăn trong chốc lát, rồi hớn hở nói to.
Cháu vừa nghĩ ra cách này cực hay. Bác Ishvar với Om đã quen làm bánh chapati rồi, đúng không? Còn dì Dina lại có phần hạt mì trong phiếu thực phẩm, đúng không? Như thế mọi người có thể chia sẻ chi phí thực phẩm, và chúng ta có thể ăn chung. Cả hai bên đều tiết kiệm được tiền.

Hơn cả tiền, cách này sẽ giúp tránh rắc rối với chủ nhà, Dina thầm nghĩ, bằng cách đánh bại Ibrahim. Lão cứ việc chờ hai tư tiếng ngoài cửa, và chẳng gặp ai hết. Cả những người hàng xóm tọc mạch nữa, nếu họ âm mưu chỉ điểm cho lão, hòng lấy lòng lão ngõ hầu giải quyết việc riêng của mình. Thêm nữa, bánh puri và chapati tươi thì ngon khỏi chê.
Nhưng lý do này có đủ để làm thân thêm với hai người thợ may không? Xáo trộn ranh giới mà cô đã vạch ra một cách cẩn trọng nhường ấy liệu có phải là một hành động khôn ngoan?
Dì không biết,
cô nói.
Biết đâu chú Ishvar và Om không thích ngày nào cũng phải ăn cơm dì nấu.

Không thích ư? Ngon thế cơ mà!
Om kêu lên.
Cô nhai chậm rãi, cho bản thân thời gian suy nghĩ.
Ừm, ta có thể thử trong một tuần.


Như thế thì tốt quá,
Ishvar nói.

Cháu sẽ làm bánh chapati,
Om nói.
Cháu là vô địch chapati đấy.

Chiếc xe tải của chính phủ đang dỡ hàng mới ở cửa hàng thực phẩm. Dina cùng hai người thợ may đứng vào dòng người đang xếp hàng trong khi hai người cu li vác những bao tải năm chục cân trên vai. Ánh nắng hắt lấp loáng từ những chiếc móc thép lớn họ dùng để móc vào tải gạo. Những giọt mồ hôi nhỏ xuống, vô tình rơi trúng mặt vải gai màu cát, tạo thành những chấm tròn màu nâu sậm. Bên trong cửa hàng, những bao lương thực xếp hàng ngay ngắn, như những thây ma trong nhà xác, bên cạnh là chiếc cân treo lủng lẳng bằng một sợi xích to nặng dòng từ trên trần nhà xuống.

Mấy anh chàng này làm ăn chậm chạp quá,
Ishvar nói,
ai lại cứ vác từng bao một như thế. Ra đi, Om, chỉ cho họ cách vác hai bao một lúc đi.


Đừng trêu cậu bé tội nghiệp nữa,
Dina nói, khi thấy cậu vờ xắn tay áo lên.
Mà sao cậu ấy gầy thế? Anh có chắc cậu ấy không bị giun không?


Không không, cô Dina, không có giun đâu, tin tôi đi. Với lại, tôi sẽ sớm cưới vợ cho nó, tài nấu nướng của vợ nó sẽ đắp thêm da thịt cho nó ngay ấy mà.


Cậu ấy còn trẻ thế, đã lấy vợ thế nào được.


Gần mười tám rồi, còn trẻ gì nữa.


Cô Dina nói đúng đấy, bác thôi ngay cái ý tưởng điên rồ ấy đi,
Om nhấm nhẳng.

Đồ mặt khỉ.

Hàng người ngày càng dài hơn. Phía sau có người gào thúc giục, người bán hàng lập tức nhảy vào tham chiến, sẵn sàng
thù tiếp
kẻ lắm điều kia.
Nói phải nghĩ một tí chứ! Nếu xe tải không được dỡ hàng, thì tôi biết bán cho các người cái gì? Sỏi với cát chắc?


Chúng mày toàn bán cho bọn tao cái của ấy còn gì!
Người kia thét lại, đám đông cười ồ.
Chúng mày chưa bao giờ ăn thử hàng mình bán à?
Ông ta là một người nhỏ thó có một cái bướu rất to, khiến ai nấy trong hàng đều quay ra nhìn chằm chặp.

Tiên sư thằng khốn, cút xéo cho ông nhờ! Có ai ép mày mua đâu!

Những người đứng gần ông kia cố ngăn cuộc tranh cãi khỏi đi quá xa. Họ nhắc ông rằng gây lộn ở một cửa hàng thực phẩm thật không phải hành động khôn ngoan, thắng cuộc là điều bất khả thi khi trong khi lương thực thực phẩm của ta phụ thuộc ở tay người. Có người còn bảo, nếu ông ta kích động quá, khéo cái bướu vỡ tung mất.

Cái bướu này là do lũ khốn bán hàng này gây ra chứ đâu!
Ông ta đỏ mặt tía tai.
Chúng nó bán muối rởm, muối không có i-ốt! Bọn bán hàng béo ị, tham lam kia chính là nguồn cơn những nỗi khổ của bọn chúng ta! Đồ con phe, đồ làm giả thực phẩm, đồ giết người!

Xe tải chở mì lăn bánh rời đi. Những hạt mì vương vãi từ các bao tải thủng đánh dấu nơi nó từng đỗ lại. Một người đàn ông đi chân đất, mặc chiếc áo gi lê cùng quần cộc nhanh nhẹn nhặt các hạt mì rơi bỏ vào một cái lon dầu thực vật rỗng, rồi chạy theo xe tải tới điểm dừng tiếp theo; tối nay lão sẽ được một bữa ra trò.
Người phục vụ treo cân lên, cửa hàng lại tiếp tục bán. Chi tiết hàng mua được điền vào phiếu thực phẩm của Dina. Bên cạnh gạo và đường như lệ thường, cô mua, theo hướng dẫn của hai người thợ may, tối đa định mức hạt mì đỏ và trắng cùng một phần yến mạch và kê, mà theo như hai bác cháu nói, là rất thơm ngon, rất bổ dưỡng, và nhất là không đắt.
Họ nhìn mặt cân trong khi mỗi món được đem lên cân, mắt dán vào cây kim cho đến khi đòn cân đứng yên. Một đám mây bụi bốc lên khi người phục vụ nghiêng đĩa vào miệng túi vải của Dina. Các hạt rào rào đổ xuống như một một dòng thác êm dịu. Xong xuôi, hai người thợ may vác mấy chiếc túi ra xưởng xay xát.
Tối hôm đó, Om đâm ra hơi hồi hộp về danh tiếng làm chapati của mình. Cậu trộn và nhào bột tích cực hơn hẳn ngày thường, tập trung cao độ khi cán bánh, sao cho chiếc nào chiếc nấy đều phải tròn xoe. Một góc méo đồng nghĩa với việc miếng bột bị vo lại thành bánh tròn và đem cán lại.
Đến bữa, tất cả đều khen ngợi thành công của cậu. Lời khen còn thể hiện trong tốc độ biến mất của tám chiếc bánh cậu đã làm. Nức lòng, cậu quyết định từ nay trở đi sẽ làm mười hai chiếc.
Cửa sổ vừa mở ra, lũ mèo đã kéo đến kêu meo meo ầm ĩ. Maneck nói cho Ishvar và Om biết tên cậu đã đặt cho vài con: John Wayne là con thích đi lại nghênh ngang, ra vẻ ta đây là sếp ở ngõ này; Vijayanthimala, con cậu thích nhất, một con mèo mướp nâu trắng, cứ nhảy cỡn lên như đang ở giữa một trường đoạn nhảy múa trong phim; Raquel Welch, ngồi lừ đừ, vươn vai, không bao giờ thèm lao đến chỗ có thức ăn; và Shatrughan Sinha, tính tình hung hăng côn đồ, phải ném thức ăn thật xa chỗ nó đứng để những con khác còn có cơ được xơi.

John Wayne là ai?
Om hỏi.

Nam diễn viên Mỹ. Típ anh hùng, kiểu như Amitabh Bachchan ấy. Đi lại trông như người bị trĩ, mà lúc nào dưới nách cũng kẹp mấy củ hành. Cuối phim bao giờ cũng thắng.


Thế còn Raquel Welch.


Nữ diễn viên Mỹ.
Cậu ghé sát lại.
Vú to lắm,
cậu thì thầm, trong khi những tiếng meo meo vẫn vang lên không ngớt phía dưới cửa sổ.
Om cười toe toét.
May mà hôm nay tớ làm thêm bánh chapati. Xem ra cô ấy thích ăn lắm.


Cái gì thế này?
Dina hỏi.
Giờ cháu còn dạy thói quen xấu cho thợ của dì đấy à. Đóng cửa lại ngay cho dì.
Cô tự hỏi không biết có gì đó vượt tầm kiểm soát đang nảy mầm ở đây, khi tất cả cùng nấu cùng ăn như thế này. Quá thân mật. Cô thầm mong mình không phải hối hận vì chuyện này.
Ishvar đứng sang một bên, còn hai cậu trai kia vẫn tiếp tục ném.
Cô Dina ạ, người ta nói ai cho lũ thú vật vô tri ăn sẽ được hưởng nhiều phúc đức lắm đấy.


Cũng chả phúc đức lắm đâu, nếu chúng mò vào tận đây tìm thức ăn. Chúng có thể giết chết chúng ta bằng những thứ vi khuẩn vi trùng bẩn thỉu mang từ cống rãnh lên.

Trong toa lét, mùi nước giải của hai người thợ khi trước cứ phảng phất trong không gian lẫn trong mũi Dina nay bỗng biến mất. Lạ thật, cô thầm nghĩ, sao người ta có thể quen với mọi thứ nhanh đến thế.
Bỗng cô giật mình: mùi khai đã trở thành bình thường vì đó là mùi chung của tất cả mọi người. Bọn họ đều cùng ăn một loại thức ăn, cùng uống một nguồn nước. Cùng hội cùng thuyền.

Hôm nay ta ăn món chả đỗ cay nhé,
Ishvar gợi ý.
Công thức của Rajaram.


Tôi có biết làm món đó đâu.


Không sao, tôi làm được, cô Dina, hôm nay cô nghỉ đi.
Ông lo đứng bếp, sai Om và Maneck đi mua nửa quả dừa tươi, ớt xanh, lá bạc hà, và một bó rau mùi nhỏ. Những nguyên liệu còn lại – ớt đỏ khô, hạt thìa là, và me – đã có sẵn trong ngăn đựng gia vị.
Đi nhanh rồi về nhé,
ông dặn.

Còn nhiều việc cho hai đứa làm lắm.

Tôi giúp gì được không?
Dina hỏi.

Chúng ta cần một cốc đậu xanh.

Cô đong đủ số đậu và đổ ngập nước, rồi đặt nồi lên bếp.
Giá ta ngâm được qua đêm thì không cần phải luộc nữa,
ông nói.
Nhưng thế này cũng được.

Khi hai cậu trai về đến nhà, ông phân công Om nạo dừa còn Maneck thái hai củ hành; trong khi đó, ông băm nhỏ bốn quả ớt xanh, sáu quả ớt đỏ, rau mùi, và lá bạc hà.

Mấy củ hành này cay gớm,
Maneck vừa nói vừa sụt sịt và đưa tay áo lên chùi mắt.

Bài tập tốt cho cậu đấy,
Ishvar nói.
Ai cũng có lúc phải khóc trong đời.
Ông liếc sang đầu bàn bên kia và thấy những vòng tròn trắng to mập rơi ra dưới lưỡi dao.
Ấy ấy, thái mỏng thôi.

Đậu đã luộc xong. Ông chắt nước và đổ cả nồi đậu vào cối. Ông cho nửa thìa cà phê hạt thìa là cùng toàn bộ số ớt đã băm nhỏ, rồi bắt đầu giã cho nhuyễn. Tiếng chày nện lộc cộc thôi thúc Maneck họa thêm tiếng chũm chọe bằng cách lấy dao gõ lên nồi.

Này ông trưởng ban nhạc, hành của ông xong chưa đấy?
Ishvar hỏi. Hỗn hợp trong cối dần chuyển thành một thứ cháo nhuyễn đặc sệt màu vàng xen lẫn những chấm xanh, đỏ, và nâu. Ông trộn những nguyên liệu còn lại vào, đoạn xúc một chút để đưa lên mũi ngửi, kiểm tra thử mùi vị.
Hoàn hảo. Giờ đến lúc cho chảo reo rồi. Trong khi tôi rán chả, Om sẽ lo phần sốt. Mau lên, nghiền nốt chỗ cơm dừa và sốt ớt xanh rau mùi còn lại đi.

Chảo rán kêu xèo xèo khi Ishvar nhẹ nhàng thả những viên chả to cỡ quả bóng bàn vào dầu sôi. Ông dùng một chiếc thìa ấn xung quanh, để những viên chả trôi bập bềnh cho đến khi lên màu đều. Trong khi đó, Om lăn tảng đá nghiền tới lui trên phiến đá phẳng. Một lát sau, Maneck vào thay phiên. Từng giọt quý giá nhỏ ra, thứ sốt màu xanh dần đầy lên nhờ công sức của họ.
Dina đứng hít hà mùi thơm của những miếng chả đang dần chuyển sang màu vàng nâu ngon lành trong dầu nóng. Cô ngắm nhìn cuộc dọn rửa diễn ra trong tiếng cười nói và đùa bỡn, Ishvar dọa hai cậu trai rằng nếu viên đá nghiền không được rửa đến bóng lừ, ông sẽ bắt cả hai phải liếm cho kì sạch thì thôi, y như mèo. Khác quá, cô tự nhủ – từ căn phòng nhếch nhác, u ám nhất nhà, gian bếp đã thoắt biến thành một nơi vui tươi, tràn đầy sức sống và tiếng cười.
Ba mươi phút sau, bữa tiệc đã sẵn sàng.
Phải ăn ngay cho nóng,
Ishvar nói.
Nào, Om, đi lấy nước cho mọi người đi.

Ai nấy bẻ vụn chả đỗ ra và rưới sốt lên. Ishvar chờ đợi phán quyết, miệng nở nụ cười hãnh diện.

Tuyệt vời!
Maneck kêu lên.
Dina vờ làm mặt buồn, kêu rằng cậu chưa bao giờ khen thức ăn cô nấu bằng những mĩ từ cỡ ấy. Cậu bèn ra sức xuê xoa.
Thức ăn dì nấu cũng tuyệt vời mà dì, nhưng cũng giống những món Parsi mẹ cháu hay nấu. Chỉ vì thế nên vị giác của cháu mới không bùng nổ mà thôi.

Ishvar và Om tỏ ra rất khiêm tốn về công lao của mình.
Có gì đâu. Cũng dễ làm thôi mà.


Ngon tuyệt,
Dina xác nhận.
Ý tưởng ăn chung của Maneck quả là rất hay. Giá tôi biết từ đầu là thức ăn hai bác cháu nấu ngon thế này, tôi đã thuê hai người làm đầu bếp chứ chẳng phải thợ may rồi.


Xin lỗi cô,
nghe khen, Ishvar tươi cười,
chúng tôi không nấu ăn vì tiền – chỉ nấu cho chính mình và bạn bè thôi.

Lời ông nói lại khuấy động lớp cặn tội lỗi quen thuộc trong cô. Giữa họ vẫn tồn tại một hố sâu; cô không nhìn nhận họ như cách họ nhìn nhận cô.
Sang những tuần tiếp theo, hai người thợ may mở rộng phần đóng góp của mình từ bánh chapati, puri và chả đỗ sang các món chay như sốt pho mát cay, rau xào thập cẩm, khoai tây tẩm gia vị chiên. Tối nào cũng có bốn người, hoặc ít nhất hai người, đi lại tất bật trong bếp. Khoảng thời gian ảm đạm nhất của mình, Dina chợt nghĩ, đã trở thành lúc vui vẻ nhất.
Vào những ngày cô nấu các món cơm, hai người thợ may không phải làm chapati nữa, nhưng họ vẫn vào bếp để giúp một tay, nếu không bận ra ngoài tìm phòng để thuê.
Hồi tôi còn bé ở quê,
Ishvar kể khi đang dở tay vo gạo, nhặt sạn,
tôi từng giúp bà cụ nhà tôi làm thế này. Nhưng theo chiều ngược lại. Chúng tôi ra đồng khi việc gặt hái đã xong và tìm mót những hạt lúa còn sót lại sau khi tuốt đập sàng sảy.

Cô nhận ra họ đang kí thác cho mình từng mẩu quá khứ, và thật không gì quý giá hơn thế. Những mảnh ghép nối vào câu chuyện ngày càng dài thêm về hai người thợ may.

Hồi ấy,
Ishvar tiếp lời,
tôi cứ nghĩ đời người ta chỉ mong có thế. Một con đường gập ghềnh, lổn nhổn đá dăm, lẫn trong đó là một hạt gạo nhỏ, nếu ta may mắn.


Còn sau này?


Sau này tôi phát hiện ra là có nhiều loại đường khác nhau. Và với mỗi loại đường lại có một cách đi riêng.

Cô thích cách nói của ông.
Anh miêu tả hay lắm.

Ông cười.
Chắc là nhờ theo học nghề may đấy. Thợ may vốn rất thạo vụ xem mẫu vải, đọc bản vẽ mà.


Thế còn cậu thì sao, Om? Cậu có giúp mẹ đi mót lúa không?


Không.


Nó thì cần gì,
Ishvar chêm vào.
Lúc nó ra đời, bố nó – cậu em trai tôi – đã ăn nên làm ra nhờ nghề may rồi.


Nhưng bố vẫn bắt cháu đi học cái nghề làm da thối hoắc kia,
Om nói.

Cậu chưa kể cho tớ nghe chuyện ấy đấy nhé,
Maneck nói.

Còn nhiều chuyện tớ chưa kể với cậu lắm. Cậu đã kể hết với tớ chưa?


Học làm da là để xây dựng nhân cách,
Ishvar giải thích.
Và để dạy Om về gốc gác của mình, nhắc nó nhớ đến cộng đồng của chính nó.


Nhưng tại sao cậu ấy lại cần được nhắc nhở?


Chuyện dài lắm.


Kể đi,
Dina và Maneck không hẹn mà đồng thanh kêu lên, khiến cả hai bật cười.

Hồi ở quê, chúng tôi từng là thợ da,
Ishvar bắt đầu kể.

Ý bác ấy là,
Om ngắt lời,
gia đình chúng tôi thuộc đẳng cấp Chamaar, đẳng cấp của thợ thuộc và nhuộm da.


Phải,
Ishvar nói, rồi tiếp mạch chuyện,
xưa kia, trước khi thằng Omprakash đẻ ra rất lâu, lúc bố nó, Narayan, với tôi mới chỉ là hai thằng bé, một đứa mười, một đứa mười hai, hai đứa được bố chúng tôi, tên là Dukhi, đưa đi học nghề thợ may…


Dạy tớ cách dùng đi,
Om nói.

Cái gì kia?


Dao với nĩa ấy.


Được,
Maneck nói.
Bài học đầu tiên. Không được chống khuỷu tay lên bàn.

Ishvar gật đầu tán đồng. Ông nhận xét rằng nó sẽ khiến mọi người nể phục và tăng thêm giá trị của Om khi hai bác cháu quay về làng để tìm cho cậu một cô vợ.
Ăn uống bằng những loại dụng cụ sang trọng – đấy là một kĩ năng tuyệt vời, giống như chơi một loại nhạc cụ vậy.

Tấm chăn ghép của Dina lại tiếp tục rộng thêm. Với hai người thợ hăng hái xử lý hết lô hàng nọ tới lô hàng kia từ Công ty Au Revoir, vải vụn chồng chất lớp lớp như đất bồi của một con sông nặng phù sa. Sau mỗi bữa tối, cô lại ngồi với đống vải, lựa chọn và kết hợp những mảnh đẹp nhất trong số vải mới có.

Mấy mảnh mới này có kiểu cách hoàn toàn khác các mảnh vải cũ,
Maneck nói.
Dì có nghĩ trông sẽ ổn không?


Nhà phê bình khăn trải giường lại bắt đầu rồi đấy,
cô rên rỉ.

Hình vuông với tam giác và đa giác,
Om nói.
Trông sẽ hơi rối đấy, chắc luôn.


Trông sẽ rất đẹp,
Ishvar nói, giọng bề trên.
Cứ kiên nhẫn ghép, cô Dina ạ – bí quyết là ở đấy. Ôi chà, thoạt nhìn thì thấy chỉ toàn những vải vụn, giẻ rách vớ vẩn, đến khi ghép vào với nhau mới thấy.


Chính xác,
cô nói.
Hai thằng bé này không hiểu đâu. Nhân tiện, trong tủ còn nhiều vải lắm, nếu hai người cũng muốn làm món gì đó.

Ishvar nghĩ ngay đến Shankar, làm tặng lão một cái áo vét mới cũng là việc hay. Ông mô tả vấn đề cho Dina nghe: phần chi dưới cụt lủn, không một loại trang phục nào có thể bám trụ nổi, dù là khố hay quần lót hay quần dài, vì lão liên tục phải vặn vẹo uốn éo trên bệ lăn. Một khi món đồ tuột khỏi eo, lão đành chịu cứng chả làm gì nổi cho đến khi Ông trùm đi tuần ngang qua.

Tôi nghĩ tôi đã có câu trả lời rồi,
Dina nói. Cô tìm thấy bộ đồ bơi cũ dùng hồi đi học, loại một mảnh, và giải thích thiết kế của nó. Làm nhái lại cũng dễ thôi, chỉ cần sửa sang một chút như thêm tay áo, cổ áo, và một hàng khuy ở mặt trước áo.

Ý tưởng của cô thật là số dách,
Ishvar trầm trồ.
Ông sắp riêng một lố vải pô-pơ-lin màu nâu nhạt, và chiều hôm sau cầm theo cuộn thước dây sang Vishram. Vừa thổi phù phù đĩa nước trà, ông và Om vừa nhìn qua cửa sổ. Shankar đang thử bài mới trên vỉa hè.
Ông trùm ăn mày siêu sáng tạo đã kéo dài cái bệ bằng cách đóng thêm một tấm ván nữa. Shankar nằm ngửa trên đó, huơ huơ hai mẩu đùi cụt lủn trong không khí. Chỉ cần cử động mạnh là hai hòn dái của lão lại tòi ra khỏi mớ vải quấn mông. Lão cố nhồi lại vào trong, nhưng làm thế đòi hỏi một cú rướn người vô cùng khổ sở, nên một lúc sau, lão đành để mặc cho bìu chảy thõng thẹo.

Ới các ông bà ơi, cho lão một xu,
lão hát, lắc lắc chiếc ống bơ xin tiền theo nhịp một và ba. Chiếc ống bơ đứng giữa trán lão, nằm lọt giữa hai lòng bàn tay cụt ngón. Khi mệt, lão đặt nó bên cạnh đầu, để hai tay thoải mái huơ vẫy như hai mẩu đùi cụt.
Đến khi hai người thợ uống xong trà, lão đã đang ngồi dậy. Góc nhìn từ tư thế nằm ngửa vẫn còn mới mẻ với lão, lão chỉ có thể thử nghiệm từng chút một, phập phồng trong những phút dài sợ hãi, chỉ lo ai đó sẽ giẫm lên người mình. Giờ cao điểm, khi hàng đoàn người tràn qua vỉa hè, là khoảng thời gian của nỗi kinh hoàng tột độ.
Thấy Ishvar và Om bước ra, lão đẩy chiếc bệ rời lề đường để tới nói chuyện với hai bác cháu.

Mới có bệ lăn cải tiến hả, Shankar?


Biết làm sao được, phải không ngừng thỏa mãn bà con thôi. Ông trùm nghĩ đã đến lúc thay đổi. Từ khi chúng ta rời khỏi cái chốn kinh khủng kia, ông ấy đối xử với tôi tốt lắm. Còn tử tế hơn cả trước kia. Mà ông ấy cũng không gọi tôi là Sâu nữa, mà dùng tên thật, như hai người.

Lão rất phấn khởi khi biết kế hoạch của họ nhằm thiết kế một chiếc áo vét có một không hai dành riêng cho lão. Cả ba cùng ra một chỗ kín đáo trong con ngõ sau lưng Vishram để Ishvar đo đạc cho lão.

Chắc bác sướng lắm nhỉ,
Om nói.
Giờ bác có thể ngủ ngay trong lúc làm việc được rồi.


Cậu không biết đó là một chốn thần tiên đến mức nào đâu,
Shankar ranh mãnh đáp.
Chỉ mới ba ngày, và những gì tôi được thấy. Nhất là khi mấy cái váy bay xập xòe trên đầu tôi.


Thật á?
Om ghen tị lắm.
Bác thấy gì?


Từ ngữ nào cũng là quá kém cỏi, không thể tả hết cái chín muồi, cái căng mọng, của những thứ mà đôi mắt tôi đã được chén.


Có lẽ cậu cháu tôi đang muốn thay bác nằm trên bệ trong một, hai ngày đấy,
Ishvar lạnh lùng nói.

Trước hết cậu ta phải làm gì đó với đôi chân mình đã,
Shankar nói, máu đùa chua cay lại nổi lên.
Tôi biết rồi, chỉ cần quỵt tiền Ông trùm. Thế là tự khắc chân tay sẽ gãy hết ráo.

Chỉ tới ngày hôm sau, món quà đã hoàn thành, và khi hai người thợ ra ngoài vào buổi tối để tiếp tục cuộc tìm kiếm chỗ ở, họ dừng lại chỗ vỉa hè nơi Shankar ngồi. Họ muốn đưa lão ra ngõ sau và giúp lão mặc thử chiếc áo vào để xem có vừa không, nhưng lão tỏ ra hơi ngần ngại.
Có lẽ Ông trùm sẽ không thích thế đâu,
lão nói.

Tại sao?


Vải mới trông tốt quá.
Lão quyết định sẽ không mặc cho đến khi nào được cho phép.
Họ tiu nghỉu bỏ đi, mang theo bọc tóc lấy từ dưới gầm chiếc bệ lăn của Shankar. Một thời gian khá dài không thấy anh chàng thu mua tóc gửi gắm gì, nhưng trong vài ngày vừa qua, các bọc hàng của anh ta gửi bỗng trở nên thường xuyên. Chiếc rương của họ đã dần đầy lên.

Nếu bảo tóc dài rất hiếm, thì sao tự nhiên Rajaram lại gom được nhiều thế?


Bác sẽ không tự làm mình mệt đầu vì mấy món tóc của anh ta đâu.

Tuần sau đó, hai người thợ rốt cuộc cũng nhìn thấy lão ăn mày bận món quà của họ. Ban đầu thật khó mà nhận ra, bởi Ông trùm đã sửa sang lại món đồ may bằng vải pô-pơlin nâu. Khắp áo lấm lem bùn đất, cùng một lỗ rách ở mặt trước, giờ tấm áo đã rất phù hợp với Shankar.

Lão trùm khốn nạn,
Om nói.
Làm hỏng hết tác phẩm của chúng ta.


Đừng phán xét ông ấy qua chuyện quần áo này,
Ishvar nói.
Liệu cháu có đến làm việc cho cô Dina mà lại thắt cà vạt hoặc đội một cái khăn xếp cho đám cưới không?


Chú thích
[43] Tên loạt phim thần thoại truyền hình dài tập có nội dung dựa trên bộ sử thi vĩ đại Mahabharata của Ấn Độ. Loạt phim bắt đầu được chiếu trên kênh truyền hình trung ương Ấn Độ vào cuối những năm 1980.
[44] Bánh mì chiên bơ với ăn sốt cà chua và rau thái nhỏ, một món ăn nhanh rất phổ biến ở Mumbai, Ấn Độ.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Cân bằng mong manh.