Chương 11: Hồi 11
-
Càn Long Du Giang Nam
- Thanh Phong
- 12941 chữ
- 2020-05-09 05:45:58
Số từ: 12934
Nguồn: NXB Văn Học
Nói về vua không muốn các quan nghinh tiếp bèn đi qua tiệm ngủ khác ngụ đở một hai ngày chờ Nhựt Thanh lành bịnh sẽ sang chơi nơi khác, tiệm ngủ nầy thì thuộc cửa hướng Nam, cận thành có một cái bến đò , tiệm nầy hiệu là Long khách điếm, Nhựt Thanh ở đó dưỡng bịnh, còn vua thì đi dạo chơi, sớm đi tối về bình yên vô sự, cách vài ngày Nhựt Thanh lành mạnh như xưa. Lúc ấy nhằm ngày mồng năm tháng năm, quan dân đồng thưởng giai tiết , đua bơi ghe phụng dưới sông ba ngày, rất nên vui đẹp, ghe đều kết bông hoa rực rỡ , treo màn trướng xuê xoang, vật thực rượu trà đem theo du ngoạn chẳng thiếu món chi , đua nhau trương buồm lướt sóng chật sông, các phú hộ tài tử và đĩ điếm đều mướn thuyền du ngoạn, ngủ âm, trống nhạc đầy sông inh ỏi.
Ngày ấy vua cùng Nhựt Thanh ăn cơm sớm đặng sửa soạn đi thưởng tiết Ðoan Dương, bèn đi thẳng đến bến đò mướn một chiếc thuyền kết nhưng bông hoa rực rỡ, các vật thực về phần chủ thuyền chịu, có cấp theo một đứa tiểu đồng để hầu hạ sai chát, giá mướn du ngoạn mỗi ngày mười lượng.
Vua cùng Nhựt Thanh xuống thuyền trương buồm thăng chỉ giòng sông ; thấy thuyền buồm vô số, ngủ âm nhạc trổi vang tai, pháo đốt mịt sông, thuyền bè liên kết rực rỡ, chẳng khác chốn thị thành , buồm gấm huê thuyền chói lòa mặt nước, xa xem vọi vọi thấy cãnh núi Kim Sơn , chót núi liên tiếp với mày, đá rạng lố hình, vua xem rất nên toại chí , xảy nghe tiếng nhạc đến trỏi bên tai, pháo vang trước mặt, bèn day lại thấy một chiếc thuyền phụng, vẽ đũ năm màu, bề dài mười trượng, rộng lớn hai tầm, phân ra ba từng, lướt sóng chạy đến ồ ồ, như ngựa sải trên bờ , khi thuyền ấy xông lướt kề khít thuyền vua, vua thấy ro ràng , từng trên treo đồ kiển ngoạn rất xinh, màn trướng kim tòng xích tụi treo khắp. Còn hai bên hông thuyền gấm trương làm cánh phụng để bọc gió bôn đằng trên mặt nước ; từng giữa cũng bài trì huê dạng chẳng kém từng trên , lại có treo một tấm liển hứng nhơn đổ thi thỉnh giáo, nghĩa là rao ai có tài làm thi hay thì trọng thưởng. Vua thấy vậy ngứa nghề bèn hối bạn bắc đòn dài rồi dắt Nhựt Thanh qua thuyền phụng ấy , khi qua đến nơi, thấy trên án treo những khăn, quạt, giày vớ, ống điếu, bình ngọc thạch, cùng các món đồ chơi khác kể không xiết, các món nói đây là để thưởng kẻ tài cao học rộng, lại thấy trên bàn giấy viết mực và đề mục làm thi phú, cùng liển đối chẳng thiếu chi, văn nhơn tài tử tại đó cũng đông, lăng xăng tranh tài giành thưởng. Khi ấy có hai người làm chũ, hay về việc khão thi phú, lật đật đứng dậy chào mừng vua và Nhựt Thanh rồi thết đãi trà nước xong rồi , vua hỏi rằng :
- Chẳng hay hai ông tên là chi và nhà cửa ở đâu mà bày cuộc chơi có ích như vầy ?
Bọn tôi rất đẹp lòng.
Người thứ nhứt thưa rằng :
- Tôi họ Trần tên Ngọc Trì , con quan Huyện trấn nhậm tại tỉnh nầy, quê quán ở tỉnh Quảng Ðông, huyện Phan Ngung , còn người này họ Tiêu tên Hồng, bà con cô cậu với tôi, tỉnh Phước Kiến, thi đậu về Thám Huê, nhơn về thăm bà con, đi đến đây gặp tiết Ðoan Dương, nên ở lại với tôi ngoạn thưởng tiết lành , tuy là đậu võ Thám Huê song việc văn cũng thạo ; nên bọn chúng tôi nương dịp tốt này bày cuộc văn chương ra đây , đặng tìm trang tài tử trước là kết bầu bạn, sau học thêm cho rõ đạo Khổng trình.
Vua nghe nói cả mừng, bèn vưng chịu các việc đã tỏ đây . Nguyên vua là đại tiên ở cỏi trên, lâm phàm trị thế, tài cao học rộng bác lãm thi thơ, nên không tị hiềm sự chơi nhỏ mọn ấy . Bèn lảnh đề mục làm thơ về sự ngọc Hà châu , bốn câu như vầy :
Hà châu vật báu bởi trời sinh
Ánh dọi sáng lòa tợ Ðẩu tinh
Mường tượng hột sương gieo ngọn cỏ
Giống hình giọt nước điểm bông quỳnh
Vua làm không nháy mắt đã rồi, giao cho hai ông thị chứng xem, thấy chữ viết như cù giởn sóng, giống phụng múa đền Nam và lời nói hay vô giá , trang nhả vô cùng, cả khen, liền lấy quạt khăn mà tặng thưởng, khi ấy Nhựt Thanh hứng chí, bèn xin lảnh đề mục làm một bài thơ nói về tiết Ðoan Dương đi chơi phụng thuyền. Tám câu như vầy :
Ðoan Dương tiết đến cảnh khoe tươi
Thuyền phụng vầy đoàn tách dặm khơi
Buồm gấm trải giăng ngời mặt xước
Ðèn lé tỏ rạng ảnh da trời
Dập dìu tài tử chen đua bút
Inh ỏi nhạc thiều tiếng kẻ còi
Chẳng khác du xuân ngày tái ngộ
Cuộc vui trăm họ đáng ngàn thoi
Hai người thị sự thấy thơ Nhựt Thanh làm cũng hay so tài cao bặt thiệp thì thua vua , liền thưởng tặng các món đồ chơi .
Nhựt Thanh đều thâu chấp. Hai người liền xin vua đặt giùm ít đôi liền đối .
Vua chẳng từ nan liền cất bút viết bốn câu đối như vầy :
1 - Ðèn rạng đêm đông họ Hạ Hầu đọc Xuân thu truyện.
Nắng ngời ngày hạ người Nam Kinh hát cuộc Tây tương
2 - Củi táo gói khiêng đứt đoạn một lần thành bốn bó
Cột nhà ba trụ giao nguyên trọn cuộc đặng hai căn.
3 - Bảy dậm sơn trường đi bán lẻ đường kia ba dặm rưỡi.
Chín khe mang động quá trung khe khi ấy bốn khe dư.
4 - Tây tích , tích Tây ba tháp cảnh chùa, chùa ba tháp
Bắc Kinh, kinh Bắc năm tòa non núi, núi năm từng.
Vua làm bốn câu đối vừa , liền làm luôn bài thơ bốn câu nói về cảnh chùa Kim Sơn như vầy :
Kim Sơn đồ sộ ngó vơi vơi
Liên tiếp Hoài dương cũng một trời
Văng vẳng chuông ngân kình bặt dấu
Ngọc tiêu trổi tiếng ngọc tuôn rơi
Bốn câu thơ nầy rồi, vua làm luôn một bài tám câu về bông sự với trăng (huê nguyệt) như vầy :
Huê thơm nguyệt rạng lưỡng tương nghi
Thương nguyệt chạnh huê trái thữa thì
Trăng lặn huê tàn ngơi chén rượu
Huê tàn trăng lặn bặt hơi thi
Trăng lờ huê ũ lòng ngao ngán
Huê phát trăng tròn hội khã vi
Nhớ thuở dưới trăng ngâm vịnh phú
Vầy cùng huê nguyệt giải sầu bi
Chư nhơn tài tử xúm xem các văn từ của vua làm đều khen rộ, và nói với vua rằng :
- Tài tiên sanh đường ấy, thật là trong thiên hạ có một mà thôi.
Khi ấy hai người thị sự là Trần Ngọc Trì và Tiêu Hồng tặng thêm các vật vô số ; Nhựt Thanh lấy làm vui mừng đắc chí. Chẳng ngờ có một Công tữ tên là Thái Phương, con quan Tam giang Tổng trấn, học hành cũng đã lâu năm biết quẹt lọ ít chữ thấy Nhựt Thanh thâu lấy đồ tặng thưởng nhiều thì nột ý , một là chẳng ai đếm xĩa đến mình, hai là văn từ đề mục, thi phú mắc lắm làm chẳng đặng câu nào, xét vậy càng thêm mắc cở, trước là hỗ với các thi nhân , sau là hổ cùng kẻ hầu hạ của mình, lại thấy Nhựt Thanh hân hoan , đắc chí làm vậy thì cả giận, bèn nói với Nhựt Thanh rằng :
- Ta xem bài thơ mầy làm du ngoạn phụng thuyền chơi cảnh Ðoan Dương nầy, xét ra cho kỷ chẳng hay chút nào, theo ý ta thì không thưởng mầy một món cóc rác gì hết, nay mầy lảnh được của tặng ấy, là bởi người ta vị tình mà cho , mầy chớ nên mừng mà vinh mặt vinh mày . Nhựt Thanh nghe Thái Phương mắng nhiếc thì mắc cở , bèn nổi xung mà nói :
- Ta cũng mi vốn không quen không biết , sao lại dám cả gan nhục mạ ta, như ngươi nói giỏi lấy lảnh đề mục lành thơ một người một bài, nếu ngươi hơn ta thì của tặng nầy sẽ để lại cho mi, bằng thua thì theo ta mà mang gói.
Vua thấy hai người rầy lộn cải lẩy với nhau e sanh oán thù , bèn lấy lời ngọt dịu can dứt hai đàng, thì Thái Phương mắc cở lui gót xuống thuyền nhỏ mà về.
Khi ấy Trần Ngọc Trì nói :
- Nó là đứa hay sanh sự thù vặt hại người, nay nó đã kết oán, xin nhị vị tiên sanh phải cẩn thận giữ mình kẻo lâm hại ngày sau.
Vua bèn hỏi :
- Vậy chớ người ấy con ai mà cang cường ngang dọc lắm vậy ?
Ngọc Trì liền tỏ căn do gốc tính và tên họ nó cho vua nghe :
- Bởi nó ỷ thế cha nó quyền hành lớn hại người như cỏ rác, coi phép nước như không, dân tình đều sợ nó như cọp, còn cha nó hay nghe lời làm thiệt hại dân ; mỗi khi bắt người hảm hại giao cho cha tôi xử đoán, thì cha tôi kiếm thế bào chửa cứu người, tâm như thiết thạch, cầm mực nhắc cân, thương dân như con, chẳng sợ quyền thế ấy chút nào, nên cha con có lòng hờn giận mà không tỏ ra. Bởi vậy hai anh em tôi đây không ưa bọn nó.
Vua nghe Ngọc Trì tỏ các điều ác của cha con Thái Phương thì ghi dạ, rồi nói :
- Ai làm dữ nấy lo, bọn ta cứ việc vui chơi ngày nay thì hơn. Nay tôi xem hai ông là người văn vật, có lẻ thi phú rất hay , xin hãy bày lời châu ngọc vạch mở trí ra, chẳng hay nhị vị khứng cùng chăng ?
Hai người cùng đáp rằng :
- Tiên sanh dạy bảo, bọn tôi há chẳng nghe lời sao .
Bèn xin ra đề .
Nhựt Thanh nói :
- Cứ theo để huê nguyệt ấy làm .
Hai người vưng lời, rồi cất bút viết liền chẳng suy nghĩ chút nào , bài thơ Trần Ngọc Trì làm tám câu như vầy :
Gương trăng ảnh dọi thấu lòng huê
Rực rỡ mình huê ngó chỉnh tề
Mây tỏ ủ màu huê với nguyệt
Bóng tùng ám sắc nguyệt cùng huê
Riêng hờn mây kéo che hình nguyệt
Căm hận tàng cao phủ đóa huê
Thi phú cầm chừng trông thức nguyệt
Vài hồ tiển hứng ngóng màu huê
Tiêu Hồng cũng làm một bài tám câu theo đề như vầy :
Trăng thanh giãi muộn hứng tình huê
Ðôi cụm chói ra tợ má kề
Huê hứng gương trăng xem hớn hở
Bông chào đuốc nguyệt ngó tê mê
Cụm huê gió thỗi hơi ngàn dặm
Vừng nguyệt mây che ủ bốn bề
Với hỏi ả Hằng sao lỉnh lảng
Ðể cho hoa chịu tiếng đồn chê
Vua xem hai bài thơ tuồng chủ viết như dao cắt, lời nói thanh tân trang nhả thì có lòng mừng, khen vô cùng, bèn nói :
- Thơ hai ông làm hay hơn của bọn tôi thập bội.
Trần Ngọc Trì và Tiêu Hồng khiêm nhường thưa :
- Chúng tôi học hành sơ lược, đâu dám sánh cùng nhị vị tiên sanh, xin rộng tình chỉ dẩn ít nhiều ơn ấy cảm đội vô cùng.
Khi còn đang chuyện trò thì trời đã tối, vua muốn cáo từ lui gót, thì Ngọc Trì và Tiêu Hồng. lưu luyến cầm vua và Nhựt Thanh ở lại vui chơi một tiệc.
Vua thấy hai người có lòng lưu luyến bèn ở lại làm thi chơi long phụng thuyền, kế tiệc xong đồng vui vầy hoan lạc, vua dùng kinh điển, sách vở mấy chổ khúc mắc, viễn vọng u thâm bạch hỏi , hai người đối đáp như lưu lại bặt thiệp vô cùng, chuyện trò cùng nhau rất ưng ý. Khi mản tiệc vua liền từ biệt ra về chổ ngủ , và hẹn ước . Rồi sẽ đến tương hội đàm đạo cùng nhau giải muộn .
Rạng ngày vua cùng Nhựt Thanh nhớ lời hẹn; bèn ăn cơm sớm tuốt qua cửa Nam môn đến bến đò, xảy gặp Thái Phương đang hỏi mướn chiếc thuyền của vua đã mướn đi chơi hôm qua, thì chủ thuyền không muốn cho Thái Phương mướn, vì nó biết Thái Phương hẹp hòi bụng xấu , trả tiền ít nên nó làm lơ , kế đó thấy vua và Nhựt Thanh đi đến, thì nó lật đật đón rước nói rằng :
- Hôm qua hai ông dặn tôi đậu thuyền tại đây chờ hai ông, nay quả như lời, xin hai ông
xuống đi chơi cho sớm, tự ý hai ông trả tiền mướn ít nhiều tôi không nệ .
Khi ấy Thái Phương thấy chỉ thuyền mừng rỡ đón rước hai người gây lộn với va hôm qua một cách rất cung kính, còn va thì nó coi không ra gì, liền nổi xung mắng rằng :
- Bớ thằng đó , mầy là đứa khốn kiếp, sao mày dám khinh bạc tao ? Vậy chớ hai người đó có tiền, còn tao đây không tiền hay sao , mầy không cho tao mướn, số mầy chếi tại tay tao nên khiến cho mấy khi dể tao dường ấy.
Tên chủ đò sợ hoảng kinh, cúi đầu lạy thưa rằng :
- Tôi đâu dám khi dễ Công tử, bởi vì tôi dã hứa hồi hôm qua cho hai ông đó mướn lỡ rồi, xin Công tử xét lại tha tội cho tôi nhờ .
Thái Phương trợn mắt quyết tình không dung , bèn khiến mấy tay thủ hạ rằng :
- Áp bửa thuyền nó rồi đập chết nó đi.
Mấy tên thủ hạ vâng lời áp lại làm dữ , tên chủ đò thất kinh cúi đầu lạy mãi.
Vua thấy sự bất bình như vậy liền nổi xung. Còn Nhựt Thanh cả giận nạt lên một tiếng, rồi xông vào cứu chửa, đánh bọn ấy ngã lăn, đứa thì gảy tay, đứa thì bể đầu.
Thái Phương liệu bề không xuôi vừa muốn chạy trốn, bị Nhựt Thanh đá một đá nhào xuống đất, hộc máu chết giấc ; Nhựt Thanh cố ý đánh chết đặng trả thù hôm qua .
Vua thấy vậy kéo lại không cho đánh nữa , vì sợ Nhựt Thanh giận đánh chết thì sanh ra sự khó lòng. Vua liền dắt Nhựt Thanh đi đến chổ khác, kiếm thuyền mướn đặng đến hội diện với Trần Ngọc Trì và Tiêu Hồng kẻo thất ước, nhưng mà mướn thuyền không được nên còn đi thơ thẩn lui chổ đánh hồi nảy đó .
Còn tên chủ đò sợ bị tội , bỏ đò cuốn gói trốn mất .
Ðây nói về Tam giang Tổng trấn tên là Thái Chấn Võ đương ngồi tại nhà giởn với các hầu thiếp, xãy thấy quân hào hển chạy về bị thương tích dập mặt lổ đầu, còn con mình là Thái Phương máu mủ đầy mình đi không được nhờ quân lính cõng về .
Khi ấy Thái Phương nói :
- Xin cha đem quân đi bắt kẻ cường đồ báo cừu cho con.
Chấn Võ thất kinh ôm con mà khóc và hỏi :
- Vậy chớ ai đánh con ra thân thể như vầy, hãy nói cho cha đi bắt lũ ấy .
Thái Phương nhào lăn khóc và tỏ các sự tích ấy cho Chấn Võ nghe .
Chấn Võ nghe nói nổi xung, bèn phát lịnh tiển cho quân binh đi bắt cường đồ ; Chấn Võ bổn thân dẩn một trăm quân cầm khí giới và năm sắc cờ, thẳng riết đến bến đò.
Khi ấy phố phường đóng cửa chặc cứng, đường sá chẳng ai dám đi .
Khi Chấn Võ đem quân đến nơi thì không thấy ai hết, thấy có một chiếc đò kéo để trên bờ đó .
Chấn Võ sợ cường đồ thoát khỏi qua sông, liền sai quân đến Tam giang quan nói cho đạo binh thủy đặng ngừa đón, còn Chấn Võ thì dẫn quân đi riết theo mé sông, gặp hai ngươi còn đi thơ thẩn thì quân đã bị đánh khi nảy nhìn biết mặt liền hô lên rằng :
- Lũ cường đồ kia cà !
Quân nghe hò liền áp ta phủ vây .
Lúc ấy quân lính áp tới thình lình , còn vua thì tay không cự chẳng lại .
Nhựt Thanh nhảy ào xuống sông lặn trốn ; vua thấy Nhựt Thanh thoát nạn rồi, bèn day lại đoạt binh khí của quân mà chống cự , chẳng dè bị giăng dây vấp chân té xuống, bị chúng nó bắt.
Thái Chấn Võ thấy quân bắt được côn đồ thì mừng lắm, liền khiến trói lại dẫn về nha, đi nữa đường gặp quân Huyện là Trần Tường , vốn là người ở tỉnh Quảng Ðông huyện Phan Ngung, thi đậu Thám Huê, tính hạnh thanh liêm, trăm họ đều kính mến người như cha mẹ . Nay tình cờ gặp Chấn Võ đem quân đi rất đông, khí giái rực rỡ , bộ tịch hâm hở , dường thể giận ai, lại có bắt đặng một người hớn tử , diện mạo đường đường, chẳng phải tay du thủ, thì nghĩ rằng :
- Hớn tữ này bị nó bắt ắt là gia hại chớ chẳng không . Chi bằng ta lập kế lảnh về tra vấn, đặng kiếm kế tha kẻo tội nghiệp .
Tính rồi bèn xuống kiệu lướt thẳng vào vòng quân ra mắt Chấn Võ .
Khi ấy Chấn Võ đang ngồi trên ngựa, bộ rất oai nghi, sắc diện giận dữ chẳng vui, song Trần Tường không nao sợ chút nào, đứng trước đầu ngựa vòng tay thưa rằng :
- Xin ngài dừng ngựa cho tôi bẩm gởi một điều .
(Nguyên Chấn Võ với Trần Tường không tương đắc cùng nhau , còn Chấn Võ hằng lo hại Trần Tường, song thấy Trần Tường làm quan rất thanh liêm, dân tình yêu mến, nên khó nổi ra tay, lại Trần Tường chẳng phải là quan võ không thuộc về tay va sai cắt, tính thế hại không được nên phát làm lơ).
Nay gặp Trần Tường chận hỏi cực chẳng đả phải xuống ngựa đáp lể rồi nói rằng :
- Chẳng hay quan huyện có việc chi gấp rút đón ta lại hỏi, sao chẳng đến nhà đàm luận ?
Trần Tường đáp rằng :
- Nhơn vì tình cờ gặp ngài dẫn quân lính về đến đây , lại có bắt được một người , chẳng hay phạm tội chi, xin ngài tỏ cho tôi biết, rồi giao người ấy cho tôi đem về nha nghiệm hình tra hỏi thế cho ngài, ước đặng chăng ?
Thái Chấn Võ nghe nói thì cười rằng :
- Ta đâu dám làm nhọc trì ông . Nguyên người nầy to gan lớn mật chẳng nể phép vua, đánh con ta hộc máu chết giấc tại huê thuyền, lại đánh quân lính dập mặt lổ đầu, vốn nó hai đứa, nay bắt đặng một , còn thằng kia nhãy xuống sông trốn mất, nay ta bắt nó đem về nha tra khảo cho ra người chủ chốt đồng mưu xúi nó, như chiếu theo luật hình thì tội nầy nặng lắm, nên ta khó nổi giao cho ông phán đoán.
Nói rồi giục ngựa ra đi.
Quan Huyện giận nói rằng :
- Vả chăng tên nầy là dân chớ không phải là quân lính, như quân lính thì về phần ngài cai quản , còn như dân tình cùng người thương khách thì tôi xử đoán , dẩu thiệt kẻ cường đồ đánh con ngài hay là phạm đến nhà quốc thích có bằng cớ đành rành , thì chiếu theo luật trị tội, há ỷ thế làm ngang , hãm hại kẻ mồ côi được sao ? Vậy xin ngài hãy xét lại.
Nói rồi bèn kiếu ra về, khi ấy Chấn Võ thấy quan huyện nói bấy nhiêu lời, thấm mật nhằm lý , và thấy quan Huyện giận bỏ đi thì bước lại nắm tay quan huyện cười lớn nói :
- Theo lời ông công luận rất nhằm, xin nhờ ông tra xét dùm cho ra lẻ , và khán dùm luật nghiệm tang tích con tôi và mấy tên quân bị thương tích.
Quan Huyện nói :
- Việc ấy là bổn phận tôi phải lo , xin ngài chớ ngại .
Nói rồi lảnh kẻ phạm tội về nhà .
Rạng ngày Thái Chấn Võ sai quân mời quan Huyện đến khán luật nghiệm và có quan Phủ tại tĩnh đến chứng .
Khi khán tang tích rồi quan Huyện kiếu ra về thì Chấn Võ căn dặn đôi ba phen về sự ấy xin phán đoán cho phân minh . Khi quan Huyện về tới nha suy nghĩ một mình , sực nhớ tới con mình có học chuyện rằng : Ngày nọ nó đi du thuyền gặp Cao Thiên Tứ , Nhựt Thanh làm thơ lấy làm tương đắc , nó lại khen hai người ấy cao tài rộng học , lại ngày ấy cũng có Thái Phương xen vô đó ỷ thế hiếp ngưới , nên gây lộn với Nhựt Thanh gần sanh ra sự dữ, nhớ con ta với Cao Thiên Tứ và Tiêu Hồng can gián mới khõi, nó lại khen Cao Thiên Tứ là người rất nên đoan chánh , ăn nói chỉnh tề, cốt cách phi phàm, nay sanh ra sự nầy, bởi tại Chấn Võ không nghiêm dạy con, để ra húng hiếp người, nay bị tay hào kiệt đánh gần chết, xét cũng đáng , bèn tính kế cứu người cho khỏi ngục, ngặt tang án còn đó khó nổi cứu tha.
Lúc ấy Ngọc Trì thấy lòng cha có ý muốn cứu người tài ngỏ thì thôi thúc cầu xin cha lập kế cứu người kẻo tội nghiệp , còn Tiêu Hồng cũng sẳn lòng cứu Cao Thiên Tứ , sẳn dịp ấy liền thưa với quan Huyện hay rằng :
- Xin dượng chớ lo, vã chăng từ ngày tôi ở kinh đi về, có gặp quan Tổng đốc Bá Ðạt đi do thám các tĩnh, nay nghe người đã đến tĩnh này, vậy dượng nương dịp ấy thát kế, để đình vụ nầy lại vài bửa sẽ hỏi, vì dượng lúc này mắc lo đi nghinh tiếp quan đại thần nhập cảnh, như vậy trì huởn ra được ít ngày, thì thương tích chúng nó sẽ hết , khi ấy dượng phóng xá Cao Thiên Tứ như chơi .
Ngọc Trì đáp rằng :
- Anh tính rất hay, song đã khán , nghiệm rồi làm sao cho tiện ?
Quan Huyện nói :
- Không can chi đâu mà con lo, như lời anh con tính đó rất hay.
Bèn kêu kẻ nha dịch dặn dò rằng :
- Như quan Thủ Bị có đến đây hỏi ta, thì bây thưa rằng ta mắc đi rước quan Tổng Ðốc vài ngày sẽ trở về xử đoán .
Ðây nói về Chấn Võ sai Thủ Bị đến nha, hiệp cùng quan Huyện phán đoán, chẳng dè khi đến nha thì kẻ nha dịch thưa lời cho quan Thũ Bị hay rằng :
- Quan Huyện mắc đi rước quan Tổng Ðốc vài bửa sẽ về .
Chấn Võ hay tin ấy thì nổi giận và sanh nghi cho quan Huyện làm chủ xúi giục côn đồ đánh con va, nên có ý diên trì đặng kiếm cớ cứu chửa, bèn tính kế dâng tờ mật cáo với quan Tổng Ðốc rằng :
- Trần Ngọc Trì là con quan Huyện, có thù hiềm với con tôi là Thái Phương nên mướn côn đồ đánh gần chết, nay quan Huyện có ý binh vực, không chịu tra xét thẩm án, lại muốn tha quân côn đồ .
Khi tờ mật cáo ấy chạy đến quan Ðốc Phủ là Trang Hữu Cung coi rồi lấy làm nghi ngại không biết chơn giả thể nào, vì thường nghe Trần Tường làm Huyện rất thanh liêm một mãy chẳng tham , thương dân như con, lẻ đâu lại làm tác tệ dường ấy, nên giao tờ mật cáo ấy cho Bá Ðạt coi , xin người dến Trấn Giang tra xét giùm.
Bá Ðạt nói :
-Ta ở đây đã lâu tìm kiếm Chúa thượng không được, ta có ý đến chổ khác đặng tìm, vậy luôn dịp này ta sẽ thi hành cận tiện hơn.
Nói rồi, bèn từ giả lên đường , các quan đưa đón một dặm đường mới trở lại, khi ấy quan Tổng Ðốc xuống thuyền thẳng qua Trấn Giang, đi dọc đàng có lòng tìm kiếm vua các chổ song bặt tin, khi vừa đến Trấn giang thấy văn võ các quan đến bến đò nghinh tiếp, ngài liền dạy các quan về nha làm việc, song mời một mình quan huyện Trần Ngọc Tường ở lại nha quan Tuần phũ mà thôi, khi ấy quan Tổng đốc mặc đồ thường mời quan Huyện ngồi một bên trò chuyện , quan Huyện thưa :
- Phận tôi nhỏ nhoi, đâu dám vô phép cùng ngồi với ngài, xin cho tôi đứng hầu.
Quan Tổng đốc nói :
- Không can chi phòng ngại, ta mời ngồi thì cứ ngồi đặng ta nói việc kín cho mà nghe.
Quan Huyện vâng lời ngồi một bên, quan Tổng Ðốc phán rằng :
- Nguyên ta đi tuần vảng dân tình ở tại phũ Trang Hữu Cung, người có đưa tờ mật cáo cũa Chấn Võ kiện ông cho ta coi, trong tờ ấy cáo rằng : Con ông với Công tử Thái Phương hai người có hiềm khích nhau, nên ông làm chủ mưu xúi bọn côn đồ đánh Thái Phương sút huyết gần chết, nay tên hung phạm ấy đã bắt đặng rồi, giao cho ông thẩm xét, mà ông không thẩm án, có ý tha đi , lẻ giả chơn ta chưa rõ , nên phải hỏi lại ông . Nguyên vụ ấy Trang đại nhơn cậy ta tra xét giùm và người lại có tỏ cho ta biết tánh hạnh ông làm quan rất thanh liêm, thương dân như con, không lẻ ông bỏ phép nước mà tư vị điều quấy, vậy công việc làm sao ông hảy nói hết cho tôi biết, không can chi phòng ngại .
Quan Huyện dứng dậy thuật hết các việc đầu đuôi rằng: Từ ngày con tôi là Trần Ngọc Trì và Tiêu Hồng du ngoạn phụng thuyền nhằm lúc Ðoan Dương , có gặp Cao Thiên Tứ và Nhựt Thanh ý hiệp tình đầu về sách vở , chẳng dè có xen Thái Phương vô dó, ỷ thế hỏn hào , gây lộn với Nhựt Thanh mới sanh ra sự đánh đập này. khi ấy tôi thấy Chấn Võ đem binh đi bắt được Cao Thiên Tứ , là người rất nên đường đường diện mạo, phẩm cách phi phàm, chẳng phải tay du thủ, tôi sợ nó đem về dinh ra tay độc thũ thì uổng đúng người ngay, nên tôì đón giành, lảnh đem về dinh , tôi tính bề tha cứu .
Quan Tổng Ðốc nghe nói tên phạm ấy là Cao Thiên Tứ , thì lật đật hỏi :
- Người ấy bây giờ giam cầm tại đâu, có bị thương tích chăng ?
Quan Huyện bẩm rằng :
- Không có thương tích chi cả và còn đương giam tại ngục và phần nha tôi canh giử.
Quan Tổng Ðốc bèn đuổi mấy tên quân hầu ra và nói cho với quan Huyện rằng :
- Thật ông là người nhơn đức, nguyên Cao Thiên Tứ ấy là tên của Thánh thượng giả danh đặng đi chơi Giang Nam đó , ta biết tên ấy là nhờ nhị vị đại thần Trần Hoàng Mưu Và Lưu Dung tỏ vẽ, nay ta phụng lịnh nhị vị đại thần đi do thám kiếm tìm Thánh thượng đặng rước về, đi đã lâu ngày mà kiếm không ra, may trời xui gặp tại đây xin ông hết lòng với nhà nước chớ cho ai hay, vậy ông hãy mau đến ngục rước về nhà ông, còn ta thay đồ hèn hạ sẽ lén đi sau đến đó ra mắt ngài.
Trần Tường nghe nói nữa mầng nữa sợ, bèn lật đật cáo lui tuốt về nhà nói rõ với con đến ngục giam mời Cao Thiên Tứ thẳng vào chổ tịnh phòng, khi đó Bá Ðạt đã đến chực hờ tại đó, còn cha con Trần Tường cúi đầu bái yết vua và quì móp dưới đất mà tâu rằng :
- Cha con chúng tôi nhục nhản, không rõ thánh thượng giáng lâm, để Bệ hạ đến thân cực khổ , tội đáng phân thây muôn đoạn , xin Bệ hạ rộng dung xét cho chúng tôi nhờ phần phước.
Vua phán rằng :
- Cha con Trần khanh không tội chi mà sợ, hãy dậy cho mau ra cửa ngoài ngăn giử đừng cho ai vào.
Cha con Trần Tường cám tạ ơn vua lui gót trở ra.
Khi ấy vua ngồi trên ghế giao kỷ còn Bá Ðạt quì mọp bái yết dưới đất ra mắt vua mà tâu :
- Kẻ hạ thần vâng lời Ðại học sĩ là Trần Hoàng Mưu và Lưu Dung, tầm thánh giá hồi kinh, sửa lo việc nước trị dân làm trọng, kẻo quân liêu có lòng kính trọng, còn Hoàng thái hậu luống trông, lo sợ mình rồng chẳng an quới thể.
Vua phán :
- Trong vài ngày ta sẽ phản giá hồi kinh, vậy khanh hãy đứng dậy chớ khá tâu nữa. Nay sẳn dịp gặp khanh đây , khá tua lảnh ý chĩ của trẫm , một là bắt nội nhà em của Diệp binh bộ ở tại Nam kinh, vì ngày trước nó sanh tâm cướp giá , khi bắt rồi thì giam cầm chúng nó tại thiên lao chờ trẫm về sẽ phân đoán. Còn cha con Chấn Võ tội ác đã đầy, chẳng nên dung tha , phải bắt giải đi cho Trang Hữu Cung kết án ; Trần Tường tri huyện làm quan thanh liêm ngay thẳng, có công cứu giá, sắc phong Tam giang Tổng Trấn , thế cho Chấn Võ, còn Tiêu Hồng đả đậu võ Thám Huê, võ nghệ tinh thông, phong làm Trung quân, hay việc quân vụ giúp việc cùng Tổng Trấn, chờ khi về quê quán thăm viếng bà con xong rồi sẽ thăng nhậm chức ấy . Phán rồi vua giao thánh chĩ cho Bá Ðạt hiệp cùng Trang Hữu Cung thi hành, an bài các việc rồi phục chỉ cho vua hay, vua dặn dò rồi ra đi .
Khi ấy Bá Ðạt và cha con Trần Tường lén đưa vua ra khỏi nha rồi trở lại, Bá Ðạt trao chiếu cho Trần Tường mà nói :
- Nay Bệ hạ thăng chức cho ông làm Tam giang Tổng Trấn, thế cho Chấn Võ bị cách chức và kết án.
Cha con quan Huyện cả mầng, liền bày hương án cảm tạ thánh ân, và tạ ơn Bá Ðạt có lòng ái mộ .
Khi ấy Bá Ðạt chẳng dám ở lâu vì có thánh chỉ ân cần mật sự, nên từ biệt Trần Tường xuống thuyền thẳng chỉ đến nhà Chấn Võ, truyền thánh chỉ ra, nả tra cả gia quyến Chấn Võ giải đến tĩnh thành.
Còn Trang Tuần phủ khi được chiếu chỉ vua, thì đi bắt cả nhà Diệp Hoằng Cơ giải nạp về kinh.
Ðây nói về vua ra khỏi nha huyện gặp Nhựt Thanh đương đi dọ thám tại đó, cha con bèn tỏ việc một hồi , rồi khiến Nhựt Thanh đi lấy đồ hành lý mướn thuyền thẳng qua Tòng Giang phủ, đi dọc đàng xem phong cảnh rất vui, xa xem thấy Ðộng Ðình hồ, cùng các cửa biển phong cảnh hơn sông rạch, lại thấy thuyền chài câu lưới kết đoàn lĩnh ngỉnh ngoài khơi .
Khi thuyền đến phủ Tòng giang, vua và Nhựt Thanh lên bờ ghé tiệm ngủ mà nghĩ một đêm, rạng ngày vua hỏi chủ tiệm rằng :
- Ta thường nghe tĩnh nầy có cá Lý ngư bốn tai ngon lắm, chẳng biết có quả như lời đồn chăng ?
Chủ tiệm cười mà đáp rằng :
- Xứ tôi đây thường có thứ cá ấy nhiều lắm , thật là vật quí, nhằm lúc tháng hai tháng ba thì có nhiều, nay khách quan đến đây không nhằm mùa tiết của nó, lúc nầy dầu có cũng khó gặp .
Vua nghe nói thì tiếc thầm rằng :
- Mình không có lộc ăn , nên đến đây chậm trể .
Rồi hỏi thăm chủ tiệm chỉ các chổ phong cảnh tốt ghi nhớ trong bụng, liền dẫn Nhựt Thanh đi chơi, thấy đường xá rộng rải lại nhiều, chợ búa kinh dinh đông giảo, phố xá nguy nga. Vua đi dạo xem phố phường tính cả thảy là 360 dảy, mỗi chổ đều chất hàng hóa dẩy đầy thì nghĩ thầm rằng :
- Hèn chi thiên hạ đồn xứ Tòng Giang nầy giàu có lớn chẳng sai .
Lúc trời vừa đứng bóng, vua thấy đồ vật thực dưới biển đem bán cho các tiệm rất nhiều, thì chăm chỉ coi có cá Lý ngư không, đặng mua ăn cho biết mùi ngon giống cá ấy ra thể nào , xảy thấy hai người bưng một cái mâm cây có đựng hai con cá Lý ngư thì trong lòng vui đẹp vô cùng, bèn kiến Nhựt Thanh kêu mua mắc rẻ chớ nài.
Tên bán cá đáp rằng :
- Thứ cá nầy lúc mùa Xuân chẳng thiếu gì và rẻ, còn lúc nầy trời nắng , nó trốn dưới đáy nước khó bắt. Vì có quan Phủ tân nhậm, đã có lời truyền dạy tôi hơn một tháng nay, phải ra sức bắt mà nạp cho ông bao nhiêu cũng mua, nên tôi không nài khó nhọc, xuống đáy biển may tầm được hai con, như khách quan muốn mua ăn cho biết mùi ngon thì mỗi con giá năm lượng bạc, bằng không tôi sẽ đem dưng nạp cho quan phủ .
Nói rồi liền bưng cá ra đi. Vua ưng chịu mua theo giá ấy, vì muốn biết mùi ngon không nài hao tốn. Khi vua vừa lấy bạc ra trả, xảy thấy một người đi tới, ăn mặc tề chỉnh, chơn đi giày, tay cầm quạt kim phiến, có vài tên gia đinh theo hầu , xốc lại nạt :
- Tháng bán cá , sao dám bán cá ấy, vì ta đã dặn mầy hơn một tháng rồi, nay bây ham tiền mà bán làm vậy, tội ắt không dung, hãy đem vô nha lập tức .
Lại nói :
- Còn hai tháng nầy , sao dám mua cá của ta ?
Hai tên bán cá nghe Công tử Luận Xương nói bấy nhiêu lời, thì hồn phi phách tán, liền cúi đầu lạy nói rằng :
- Tại hai người nầy cưỡng bức giành mua chớ tôi đâu dám bán. Xin gia gia thứ tội cho kẻ tiểu nhơn nhờ .
Công tử nghe nói nổi giận trợn mắt mắng vua và Nhựt Thanh rồi hối quân xách cá ra đi.
Khi ấy vua biết người ấy là con quan Tri phủ trấn nhậm Tòng giang , mặt mày hung ác chẳng phải kẻ tư văn .
Lúc ấy người ta xúm coi cũng đông khi thấy công tử Luận Xương đi rồi nói chuyện hỏi Vua rằng:
- Việc nầy rất may cho hai người khỏi bị bắt về nha trị tội .
Nguyên cha con Tri phủ từ ngày đáo nhậm xứ này, hơn một tháng nay, bõ qua việc nước, không xữ đoán vụ kiện thưa chút nào , cứ nghe lời con làm hại dân tình nhiều điều oan khúc, như có tiền lo thì may khỏi họa, nếu người còn trấn nhậm đây lâu ngày, thì ắt là trăm họ mang khốn đốn chớ chẳng không.
Vua nghe nói cả giận nghĩ thầm rằng :
- Việc mua cá nhỏ mọn bỏ qua thì phải , còn việc nó hại dân khó nổi làm ngơ .
Bèn tuốt theo giành cá lại nói :
- Cá nầy tuy ngươi dặn trước, song thằng bán cá đã chịu bán trước cho ta, ngươi phải chia hai cho ta .
Nói rồi khiến Nhựt Thanh giựt lại một con .
Luận Xương nổi giận hành hung, mắng :
- Bây là đồ chó con dám lừng lẩy đến trước miệng cọp trêu ngươi hay sao ?
Nói rồi hô quân tùy tùng áp bắt đem về nha trị tội, bị Nhựt Thanh đánh lũ ấy ngã lăn, Luận Xương thấy vậy áp vào binh, vì ỷ võ nghệ giỏi, dụng quờn thế kêu là Cao tháo mã đánh xuống, Nhựt Thanh tránh không kịp té nhào, Luận Xương nhãy đến chụp bắt Nhựt Thanh.
Vua thấy quờn thế Luận Xương mạnh dạn, liền lật đật dùng miếng tuyệt thủ đánh tới, trúng nhằm hạ nang lăn nhào dưới đất, kêu la om sòm .
Ấy là :
Thị phi vì bởi thài lai miệng.
Phiền muộn do nơi xướng đứng đầu
Nói về vua không muốn các quan nghinh tiếp bèn đi qua tiệm ngủ khác ngụ đở một hai ngày chờ Nhựt Thanh lành bịnh sẽ sang chơi nơi khác, tiệm ngủ nầy thì thuộc cửa hướng Nam, cận thành có một cái bến đò , tiệm nầy hiệu là Long khách điếm, Nhựt Thanh ở đó dưỡng bịnh, còn vua thì đi dạo chơi, sớm đi tối về bình yên vô sự, cách vài ngày Nhựt Thanh lành mạnh như xưa. Lúc ấy nhằm ngày mồng năm tháng năm, quan dân đồng thưởng giai tiết , đua bơi ghe phụng dưới sông ba ngày, rất nên vui đẹp, ghe đều kết bông hoa rực rỡ , treo màn trướng xuê xoang, vật thực rượu trà đem theo du ngoạn chẳng thiếu món chi , đua nhau trương buồm lướt sóng chật sông, các phú hộ tài tử và đĩ điếm đều mướn thuyền du ngoạn, ngủ âm, trống nhạc đầy sông inh ỏi.
Ngày ấy vua cùng Nhựt Thanh ăn cơm sớm đặng sửa soạn đi thưởng tiết Ðoan Dương, bèn đi thẳng đến bến đò mướn một chiếc thuyền kết nhưng bông hoa rực rỡ, các vật thực về phần chủ thuyền chịu, có cấp theo một đứa tiểu đồng để hầu hạ sai chát, giá mướn du ngoạn mỗi ngày mười lượng.
Vua cùng Nhựt Thanh xuống thuyền trương buồm thăng chỉ giòng sông ; thấy thuyền buồm vô số, ngủ âm nhạc trổi vang tai, pháo đốt mịt sông, thuyền bè liên kết rực rỡ, chẳng khác chốn thị thành , buồm gấm huê thuyền chói lòa mặt nước, xa xem vọi vọi thấy cãnh núi Kim Sơn , chót núi liên tiếp với mày, đá rạng lố hình, vua xem rất nên toại chí , xảy nghe tiếng nhạc đến trỏi bên tai, pháo vang trước mặt, bèn day lại thấy một chiếc thuyền phụng, vẽ đũ năm màu, bề dài mười trượng, rộng lớn hai tầm, phân ra ba từng, lướt sóng chạy đến ồ ồ, như ngựa sải trên bờ , khi thuyền ấy xông lướt kề khít thuyền vua, vua thấy ro ràng , từng trên treo đồ kiển ngoạn rất xinh, màn trướng kim tòng xích tụi treo khắp. Còn hai bên hông thuyền gấm trương làm cánh phụng để bọc gió bôn đằng trên mặt nước ; từng giữa cũng bài trì huê dạng chẳng kém từng trên , lại có treo một tấm liển hứng nhơn đổ thi thỉnh giáo, nghĩa là rao ai có tài làm thi hay thì trọng thưởng. Vua thấy vậy ngứa nghề bèn hối bạn bắc đòn dài rồi dắt Nhựt Thanh qua thuyền phụng ấy , khi qua đến nơi, thấy trên án treo những khăn, quạt, giày vớ, ống điếu, bình ngọc thạch, cùng các món đồ chơi khác kể không xiết, các món nói đây là để thưởng kẻ tài cao học rộng, lại thấy trên bàn giấy viết mực và đề mục làm thi phú, cùng liển đối chẳng thiếu chi, văn nhơn tài tử tại đó cũng đông, lăng xăng tranh tài giành thưởng. Khi ấy có hai người làm chũ, hay về việc khão thi phú, lật đật đứng dậy chào mừng vua và Nhựt Thanh rồi thết đãi trà nước xong rồi , vua hỏi rằng :
- Chẳng hay hai ông tên là chi và nhà cửa ở đâu mà bày cuộc chơi có ích như vầy ?
Bọn tôi rất đẹp lòng.
Người thứ nhứt thưa rằng :
- Tôi họ Trần tên Ngọc Trì , con quan Huyện trấn nhậm tại tỉnh nầy, quê quán ở tỉnh Quảng Ðông, huyện Phan Ngung , còn người này họ Tiêu tên Hồng, bà con cô cậu với tôi, tỉnh Phước Kiến, thi đậu về Thám Huê, nhơn về thăm bà con, đi đến đây gặp tiết Ðoan Dương, nên ở lại với tôi ngoạn thưởng tiết lành , tuy là đậu võ Thám Huê song việc văn cũng thạo ; nên bọn chúng tôi nương dịp tốt này bày cuộc văn chương ra đây , đặng tìm trang tài tử trước là kết bầu bạn, sau học thêm cho rõ đạo Khổng trình.
Vua nghe nói cả mừng, bèn vưng chịu các việc đã tỏ đây . Nguyên vua là đại tiên ở cỏi trên, lâm phàm trị thế, tài cao học rộng bác lãm thi thơ, nên không tị hiềm sự chơi nhỏ mọn ấy . Bèn lảnh đề mục làm thơ về sự ngọc Hà châu , bốn câu như vầy :
Hà châu vật báu bởi trời sinh
Ánh dọi sáng lòa tợ Ðẩu tinh
Mường tượng hột sương gieo ngọn cỏ
Giống hình giọt nước điểm bông quỳnh
Vua làm không nháy mắt đã rồi, giao cho hai ông thị chứng xem, thấy chữ viết như cù giởn sóng, giống phụng múa đền Nam và lời nói hay vô giá , trang nhả vô cùng, cả khen, liền lấy quạt khăn mà tặng thưởng, khi ấy Nhựt Thanh hứng chí, bèn xin lảnh đề mục làm một bài thơ nói về tiết Ðoan Dương đi chơi phụng thuyền. Tám câu như vầy :
Ðoan Dương tiết đến cảnh khoe tươi
Thuyền phụng vầy đoàn tách dặm khơi
Buồm gấm trải giăng ngời mặt xước
Ðèn lé tỏ rạng ảnh da trời
Dập dìu tài tử chen đua bút
Inh ỏi nhạc thiều tiếng kẻ còi
Chẳng khác du xuân ngày tái ngộ
Cuộc vui trăm họ đáng ngàn thoi
Hai người thị sự thấy thơ Nhựt Thanh làm cũng hay so tài cao bặt thiệp thì thua vua , liền thưởng tặng các món đồ chơi .
Nhựt Thanh đều thâu chấp. Hai người liền xin vua đặt giùm ít đôi liền đối .
Vua chẳng từ nan liền cất bút viết bốn câu đối như vầy :
1 - Ðèn rạng đêm đông họ Hạ Hầu đọc Xuân thu truyện.
Nắng ngời ngày hạ người Nam Kinh hát cuộc Tây tương
2 - Củi táo gói khiêng đứt đoạn một lần thành bốn bó
Cột nhà ba trụ giao nguyên trọn cuộc đặng hai căn.
3 - Bảy dậm sơn trường đi bán lẻ đường kia ba dặm rưỡi.
Chín khe mang động quá trung khe khi ấy bốn khe dư.
4 - Tây tích , tích Tây ba tháp cảnh chùa, chùa ba tháp
Bắc Kinh, kinh Bắc năm tòa non núi, núi năm từng.
Vua làm bốn câu đối vừa , liền làm luôn bài thơ bốn câu nói về cảnh chùa Kim Sơn như vầy :
Kim Sơn đồ sộ ngó vơi vơi
Liên tiếp Hoài dương cũng một trời
Văng vẳng chuông ngân kình bặt dấu
Ngọc tiêu trổi tiếng ngọc tuôn rơi
Bốn câu thơ nầy rồi, vua làm luôn một bài tám câu về bông sự với trăng (huê nguyệt) như vầy :
Huê thơm nguyệt rạng lưỡng tương nghi
Thương nguyệt chạnh huê trái thữa thì
Trăng lặn huê tàn ngơi chén rượu
Huê tàn trăng lặn bặt hơi thi
Trăng lờ huê ũ lòng ngao ngán
Huê phát trăng tròn hội khã vi
Nhớ thuở dưới trăng ngâm vịnh phú
Vầy cùng huê nguyệt giải sầu bi
Chư nhơn tài tử xúm xem các văn từ của vua làm đều khen rộ, và nói với vua rằng :
- Tài tiên sanh đường ấy, thật là trong thiên hạ có một mà thôi.
Khi ấy hai người thị sự là Trần Ngọc Trì và Tiêu Hồng tặng thêm các vật vô số ; Nhựt Thanh lấy làm vui mừng đắc chí. Chẳng ngờ có một Công tữ tên là Thái Phương, con quan Tam giang Tổng trấn, học hành cũng đã lâu năm biết quẹt lọ ít chữ thấy Nhựt Thanh thâu lấy đồ tặng thưởng nhiều thì nột ý , một là chẳng ai đếm xĩa đến mình, hai là văn từ đề mục, thi phú mắc lắm làm chẳng đặng câu nào, xét vậy càng thêm mắc cở, trước là hỗ với các thi nhân , sau là hổ cùng kẻ hầu hạ của mình, lại thấy Nhựt Thanh hân hoan , đắc chí làm vậy thì cả giận, bèn nói với Nhựt Thanh rằng :
- Ta xem bài thơ mầy làm du ngoạn phụng thuyền chơi cảnh Ðoan Dương nầy, xét ra cho kỷ chẳng hay chút nào, theo ý ta thì không thưởng mầy một món cóc rác gì hết, nay mầy lảnh được của tặng ấy, là bởi người ta vị tình mà cho , mầy chớ nên mừng mà vinh mặt vinh mày . Nhựt Thanh nghe Thái Phương mắng nhiếc thì mắc cở , bèn nổi xung mà nói :
- Ta cũng mi vốn không quen không biết , sao lại dám cả gan nhục mạ ta, như ngươi nói giỏi lấy lảnh đề mục lành thơ một người một bài, nếu ngươi hơn ta thì của tặng nầy sẽ để lại cho mi, bằng thua thì theo ta mà mang gói.
Vua thấy hai người rầy lộn cải lẩy với nhau e sanh oán thù , bèn lấy lời ngọt dịu can dứt hai đàng, thì Thái Phương mắc cở lui gót xuống thuyền nhỏ mà về.
Khi ấy Trần Ngọc Trì nói :
- Nó là đứa hay sanh sự thù vặt hại người, nay nó đã kết oán, xin nhị vị tiên sanh phải cẩn thận giữ mình kẻo lâm hại ngày sau.
Vua bèn hỏi :
- Vậy chớ người ấy con ai mà cang cường ngang dọc lắm vậy ?
Ngọc Trì liền tỏ căn do gốc tính và tên họ nó cho vua nghe :
- Bởi nó ỷ thế cha nó quyền hành lớn hại người như cỏ rác, coi phép nước như không, dân tình đều sợ nó như cọp, còn cha nó hay nghe lời làm thiệt hại dân ; mỗi khi bắt người hảm hại giao cho cha tôi xử đoán, thì cha tôi kiếm thế bào chửa cứu người, tâm như thiết thạch, cầm mực nhắc cân, thương dân như con, chẳng sợ quyền thế ấy chút nào, nên cha con có lòng hờn giận mà không tỏ ra. Bởi vậy hai anh em tôi đây không ưa bọn nó.
Vua nghe Ngọc Trì tỏ các điều ác của cha con Thái Phương thì ghi dạ, rồi nói :
- Ai làm dữ nấy lo, bọn ta cứ việc vui chơi ngày nay thì hơn. Nay tôi xem hai ông là người văn vật, có lẻ thi phú rất hay , xin hãy bày lời châu ngọc vạch mở trí ra, chẳng hay nhị vị khứng cùng chăng ?
Hai người cùng đáp rằng :
- Tiên sanh dạy bảo, bọn tôi há chẳng nghe lời sao .
Bèn xin ra đề .
Nhựt Thanh nói :
- Cứ theo để huê nguyệt ấy làm .
Hai người vưng lời, rồi cất bút viết liền chẳng suy nghĩ chút nào , bài thơ Trần Ngọc Trì làm tám câu như vầy :
Gương trăng ảnh dọi thấu lòng huê
Rực rỡ mình huê ngó chỉnh tề
Mây tỏ ủ màu huê với nguyệt
Bóng tùng ám sắc nguyệt cùng huê
Riêng hờn mây kéo che hình nguyệt
Căm hận tàng cao phủ đóa huê
Thi phú cầm chừng trông thức nguyệt
Vài hồ tiển hứng ngóng màu huê
Tiêu Hồng cũng làm một bài tám câu theo đề như vầy :
Trăng thanh giãi muộn hứng tình huê
Ðôi cụm chói ra tợ má kề
Huê hứng gương trăng xem hớn hở
Bông chào đuốc nguyệt ngó tê mê
Cụm huê gió thỗi hơi ngàn dặm
Vừng nguyệt mây che ủ bốn bề
Với hỏi ả Hằng sao lỉnh lảng
Ðể cho hoa chịu tiếng đồn chê
Vua xem hai bài thơ tuồng chủ viết như dao cắt, lời nói thanh tân trang nhả thì có lòng mừng, khen vô cùng, bèn nói :
- Thơ hai ông làm hay hơn của bọn tôi thập bội.
Trần Ngọc Trì và Tiêu Hồng khiêm nhường thưa :
- Chúng tôi học hành sơ lược, đâu dám sánh cùng nhị vị tiên sanh, xin rộng tình chỉ dẩn ít nhiều ơn ấy cảm đội vô cùng.
Khi còn đang chuyện trò thì trời đã tối, vua muốn cáo từ lui gót, thì Ngọc Trì và Tiêu Hồng. lưu luyến cầm vua và Nhựt Thanh ở lại vui chơi một tiệc.
Vua thấy hai người có lòng lưu luyến bèn ở lại làm thi chơi long phụng thuyền, kế tiệc xong đồng vui vầy hoan lạc, vua dùng kinh điển, sách vở mấy chổ khúc mắc, viễn vọng u thâm bạch hỏi , hai người đối đáp như lưu lại bặt thiệp vô cùng, chuyện trò cùng nhau rất ưng ý. Khi mản tiệc vua liền từ biệt ra về chổ ngủ , và hẹn ước . Rồi sẽ đến tương hội đàm đạo cùng nhau giải muộn .
Rạng ngày vua cùng Nhựt Thanh nhớ lời hẹn; bèn ăn cơm sớm tuốt qua cửa Nam môn đến bến đò, xảy gặp Thái Phương đang hỏi mướn chiếc thuyền của vua đã mướn đi chơi hôm qua, thì chủ thuyền không muốn cho Thái Phương mướn, vì nó biết Thái Phương hẹp hòi bụng xấu , trả tiền ít nên nó làm lơ , kế đó thấy vua và Nhựt Thanh đi đến, thì nó lật đật đón rước nói rằng :
- Hôm qua hai ông dặn tôi đậu thuyền tại đây chờ hai ông, nay quả như lời, xin hai ông
xuống đi chơi cho sớm, tự ý hai ông trả tiền mướn ít nhiều tôi không nệ .
Khi ấy Thái Phương thấy chỉ thuyền mừng rỡ đón rước hai người gây lộn với va hôm qua một cách rất cung kính, còn va thì nó coi không ra gì, liền nổi xung mắng rằng :
- Bớ thằng đó , mầy là đứa khốn kiếp, sao mày dám khinh bạc tao ? Vậy chớ hai người đó có tiền, còn tao đây không tiền hay sao , mầy không cho tao mướn, số mầy chếi tại tay tao nên khiến cho mấy khi dể tao dường ấy.
Tên chủ đò sợ hoảng kinh, cúi đầu lạy thưa rằng :
- Tôi đâu dám khi dễ Công tử, bởi vì tôi dã hứa hồi hôm qua cho hai ông đó mướn lỡ rồi, xin Công tử xét lại tha tội cho tôi nhờ .
Thái Phương trợn mắt quyết tình không dung , bèn khiến mấy tay thủ hạ rằng :
- Áp bửa thuyền nó rồi đập chết nó đi.
Mấy tên thủ hạ vâng lời áp lại làm dữ , tên chủ đò thất kinh cúi đầu lạy mãi.
Vua thấy sự bất bình như vậy liền nổi xung. Còn Nhựt Thanh cả giận nạt lên một tiếng, rồi xông vào cứu chửa, đánh bọn ấy ngã lăn, đứa thì gảy tay, đứa thì bể đầu.
Thái Phương liệu bề không xuôi vừa muốn chạy trốn, bị Nhựt Thanh đá một đá nhào xuống đất, hộc máu chết giấc ; Nhựt Thanh cố ý đánh chết đặng trả thù hôm qua .
Vua thấy vậy kéo lại không cho đánh nữa , vì sợ Nhựt Thanh giận đánh chết thì sanh ra sự khó lòng. Vua liền dắt Nhựt Thanh đi đến chổ khác, kiếm thuyền mướn đặng đến hội diện với Trần Ngọc Trì và Tiêu Hồng kẻo thất ước, nhưng mà mướn thuyền không được nên còn đi thơ thẩn lui chổ đánh hồi nảy đó .
Còn tên chủ đò sợ bị tội , bỏ đò cuốn gói trốn mất .
Ðây nói về Tam giang Tổng trấn tên là Thái Chấn Võ đương ngồi tại nhà giởn với các hầu thiếp, xãy thấy quân hào hển chạy về bị thương tích dập mặt lổ đầu, còn con mình là Thái Phương máu mủ đầy mình đi không được nhờ quân lính cõng về .
Khi ấy Thái Phương nói :
- Xin cha đem quân đi bắt kẻ cường đồ báo cừu cho con.
Chấn Võ thất kinh ôm con mà khóc và hỏi :
- Vậy chớ ai đánh con ra thân thể như vầy, hãy nói cho cha đi bắt lũ ấy .
Thái Phương nhào lăn khóc và tỏ các sự tích ấy cho Chấn Võ nghe .
Chấn Võ nghe nói nổi xung, bèn phát lịnh tiển cho quân binh đi bắt cường đồ ; Chấn Võ bổn thân dẩn một trăm quân cầm khí giới và năm sắc cờ, thẳng riết đến bến đò.
Khi ấy phố phường đóng cửa chặc cứng, đường sá chẳng ai dám đi .
Khi Chấn Võ đem quân đến nơi thì không thấy ai hết, thấy có một chiếc đò kéo để trên bờ đó .
Chấn Võ sợ cường đồ thoát khỏi qua sông, liền sai quân đến Tam giang quan nói cho đạo binh thủy đặng ngừa đón, còn Chấn Võ thì dẫn quân đi riết theo mé sông, gặp hai ngươi còn đi thơ thẩn thì quân đã bị đánh khi nảy nhìn biết mặt liền hô lên rằng :
- Lũ cường đồ kia cà !
Quân nghe hò liền áp ta phủ vây .
Lúc ấy quân lính áp tới thình lình , còn vua thì tay không cự chẳng lại .
Nhựt Thanh nhảy ào xuống sông lặn trốn ; vua thấy Nhựt Thanh thoát nạn rồi, bèn day lại đoạt binh khí của quân mà chống cự , chẳng dè bị giăng dây vấp chân té xuống, bị chúng nó bắt.
Thái Chấn Võ thấy quân bắt được côn đồ thì mừng lắm, liền khiến trói lại dẫn về nha, đi nữa đường gặp quân Huyện là Trần Tường , vốn là người ở tỉnh Quảng Ðông huyện Phan Ngung, thi đậu Thám Huê, tính hạnh thanh liêm, trăm họ đều kính mến người như cha mẹ . Nay tình cờ gặp Chấn Võ đem quân đi rất đông, khí giái rực rỡ , bộ tịch hâm hở , dường thể giận ai, lại có bắt đặng một người hớn tử , diện mạo đường đường, chẳng phải tay du thủ, thì nghĩ rằng :
- Hớn tữ này bị nó bắt ắt là gia hại chớ chẳng không . Chi bằng ta lập kế lảnh về tra vấn, đặng kiếm kế tha kẻo tội nghiệp .
Tính rồi bèn xuống kiệu lướt thẳng vào vòng quân ra mắt Chấn Võ .
Khi ấy Chấn Võ đang ngồi trên ngựa, bộ rất oai nghi, sắc diện giận dữ chẳng vui, song Trần Tường không nao sợ chút nào, đứng trước đầu ngựa vòng tay thưa rằng :
- Xin ngài dừng ngựa cho tôi bẩm gởi một điều .
(Nguyên Chấn Võ với Trần Tường không tương đắc cùng nhau , còn Chấn Võ hằng lo hại Trần Tường, song thấy Trần Tường làm quan rất thanh liêm, dân tình yêu mến, nên khó nổi ra tay, lại Trần Tường chẳng phải là quan võ không thuộc về tay va sai cắt, tính thế hại không được nên phát làm lơ).
Nay gặp Trần Tường chận hỏi cực chẳng đả phải xuống ngựa đáp lể rồi nói rằng :
- Chẳng hay quan huyện có việc chi gấp rút đón ta lại hỏi, sao chẳng đến nhà đàm luận ?
Trần Tường đáp rằng :
- Nhơn vì tình cờ gặp ngài dẫn quân lính về đến đây , lại có bắt được một người , chẳng hay phạm tội chi, xin ngài tỏ cho tôi biết, rồi giao người ấy cho tôi đem về nha nghiệm hình tra hỏi thế cho ngài, ước đặng chăng ?
Thái Chấn Võ nghe nói thì cười rằng :
- Ta đâu dám làm nhọc trì ông . Nguyên người nầy to gan lớn mật chẳng nể phép vua, đánh con ta hộc máu chết giấc tại huê thuyền, lại đánh quân lính dập mặt lổ đầu, vốn nó hai đứa, nay bắt đặng một , còn thằng kia nhãy xuống sông trốn mất, nay ta bắt nó đem về nha tra khảo cho ra người chủ chốt đồng mưu xúi nó, như chiếu theo luật hình thì tội nầy nặng lắm, nên ta khó nổi giao cho ông phán đoán.
Nói rồi giục ngựa ra đi.
Quan Huyện giận nói rằng :
- Vả chăng tên nầy là dân chớ không phải là quân lính, như quân lính thì về phần ngài cai quản , còn như dân tình cùng người thương khách thì tôi xử đoán , dẩu thiệt kẻ cường đồ đánh con ngài hay là phạm đến nhà quốc thích có bằng cớ đành rành , thì chiếu theo luật trị tội, há ỷ thế làm ngang , hãm hại kẻ mồ côi được sao ? Vậy xin ngài hãy xét lại.
Nói rồi bèn kiếu ra về, khi ấy Chấn Võ thấy quan huyện nói bấy nhiêu lời, thấm mật nhằm lý , và thấy quan Huyện giận bỏ đi thì bước lại nắm tay quan huyện cười lớn nói :
- Theo lời ông công luận rất nhằm, xin nhờ ông tra xét dùm cho ra lẻ , và khán dùm luật nghiệm tang tích con tôi và mấy tên quân bị thương tích.
Quan Huyện nói :
- Việc ấy là bổn phận tôi phải lo , xin ngài chớ ngại .
Nói rồi lảnh kẻ phạm tội về nhà .
Rạng ngày Thái Chấn Võ sai quân mời quan Huyện đến khán luật nghiệm và có quan Phủ tại tĩnh đến chứng .
Khi khán tang tích rồi quan Huyện kiếu ra về thì Chấn Võ căn dặn đôi ba phen về sự ấy xin phán đoán cho phân minh . Khi quan Huyện về tới nha suy nghĩ một mình , sực nhớ tới con mình có học chuyện rằng : Ngày nọ nó đi du thuyền gặp Cao Thiên Tứ , Nhựt Thanh làm thơ lấy làm tương đắc , nó lại khen hai người ấy cao tài rộng học , lại ngày ấy cũng có Thái Phương xen vô đó ỷ thế hiếp ngưới , nên gây lộn với Nhựt Thanh gần sanh ra sự dữ, nhớ con ta với Cao Thiên Tứ và Tiêu Hồng can gián mới khõi, nó lại khen Cao Thiên Tứ là người rất nên đoan chánh , ăn nói chỉnh tề, cốt cách phi phàm, nay sanh ra sự nầy, bởi tại Chấn Võ không nghiêm dạy con, để ra húng hiếp người, nay bị tay hào kiệt đánh gần chết, xét cũng đáng , bèn tính kế cứu người cho khỏi ngục, ngặt tang án còn đó khó nổi cứu tha.
Lúc ấy Ngọc Trì thấy lòng cha có ý muốn cứu người tài ngỏ thì thôi thúc cầu xin cha lập kế cứu người kẻo tội nghiệp , còn Tiêu Hồng cũng sẳn lòng cứu Cao Thiên Tứ , sẳn dịp ấy liền thưa với quan Huyện hay rằng :
- Xin dượng chớ lo, vã chăng từ ngày tôi ở kinh đi về, có gặp quan Tổng đốc Bá Ðạt đi do thám các tĩnh, nay nghe người đã đến tĩnh này, vậy dượng nương dịp ấy thát kế, để đình vụ nầy lại vài bửa sẽ hỏi, vì dượng lúc này mắc lo đi nghinh tiếp quan đại thần nhập cảnh, như vậy trì huởn ra được ít ngày, thì thương tích chúng nó sẽ hết , khi ấy dượng phóng xá Cao Thiên Tứ như chơi .
Ngọc Trì đáp rằng :
- Anh tính rất hay, song đã khán , nghiệm rồi làm sao cho tiện ?
Quan Huyện nói :
- Không can chi đâu mà con lo, như lời anh con tính đó rất hay.
Bèn kêu kẻ nha dịch dặn dò rằng :
- Như quan Thủ Bị có đến đây hỏi ta, thì bây thưa rằng ta mắc đi rước quan Tổng Ðốc vài ngày sẽ trở về xử đoán .
Ðây nói về Chấn Võ sai Thủ Bị đến nha, hiệp cùng quan Huyện phán đoán, chẳng dè khi đến nha thì kẻ nha dịch thưa lời cho quan Thũ Bị hay rằng :
- Quan Huyện mắc đi rước quan Tổng Ðốc vài bửa sẽ về .
Chấn Võ hay tin ấy thì nổi giận và sanh nghi cho quan Huyện làm chủ xúi giục côn đồ đánh con va, nên có ý diên trì đặng kiếm cớ cứu chửa, bèn tính kế dâng tờ mật cáo với quan Tổng Ðốc rằng :
- Trần Ngọc Trì là con quan Huyện, có thù hiềm với con tôi là Thái Phương nên mướn côn đồ đánh gần chết, nay quan Huyện có ý binh vực, không chịu tra xét thẩm án, lại muốn tha quân côn đồ .
Khi tờ mật cáo ấy chạy đến quan Ðốc Phủ là Trang Hữu Cung coi rồi lấy làm nghi ngại không biết chơn giả thể nào, vì thường nghe Trần Tường làm Huyện rất thanh liêm một mãy chẳng tham , thương dân như con, lẻ đâu lại làm tác tệ dường ấy, nên giao tờ mật cáo ấy cho Bá Ðạt coi , xin người dến Trấn Giang tra xét giùm.
Bá Ðạt nói :
-Ta ở đây đã lâu tìm kiếm Chúa thượng không được, ta có ý đến chổ khác đặng tìm, vậy luôn dịp này ta sẽ thi hành cận tiện hơn.
Nói rồi, bèn từ giả lên đường , các quan đưa đón một dặm đường mới trở lại, khi ấy quan Tổng Ðốc xuống thuyền thẳng qua Trấn Giang, đi dọc đàng có lòng tìm kiếm vua các chổ song bặt tin, khi vừa đến Trấn giang thấy văn võ các quan đến bến đò nghinh tiếp, ngài liền dạy các quan về nha làm việc, song mời một mình quan huyện Trần Ngọc Tường ở lại nha quan Tuần phũ mà thôi, khi ấy quan Tổng đốc mặc đồ thường mời quan Huyện ngồi một bên trò chuyện , quan Huyện thưa :
- Phận tôi nhỏ nhoi, đâu dám vô phép cùng ngồi với ngài, xin cho tôi đứng hầu.
Quan Tổng đốc nói :
- Không can chi phòng ngại, ta mời ngồi thì cứ ngồi đặng ta nói việc kín cho mà nghe.
Quan Huyện vâng lời ngồi một bên, quan Tổng Ðốc phán rằng :
- Nguyên ta đi tuần vảng dân tình ở tại phũ Trang Hữu Cung, người có đưa tờ mật cáo cũa Chấn Võ kiện ông cho ta coi, trong tờ ấy cáo rằng : Con ông với Công tử Thái Phương hai người có hiềm khích nhau, nên ông làm chủ mưu xúi bọn côn đồ đánh Thái Phương sút huyết gần chết, nay tên hung phạm ấy đã bắt đặng rồi, giao cho ông thẩm xét, mà ông không thẩm án, có ý tha đi , lẻ giả chơn ta chưa rõ , nên phải hỏi lại ông . Nguyên vụ ấy Trang đại nhơn cậy ta tra xét giùm và người lại có tỏ cho ta biết tánh hạnh ông làm quan rất thanh liêm, thương dân như con, không lẻ ông bỏ phép nước mà tư vị điều quấy, vậy công việc làm sao ông hảy nói hết cho tôi biết, không can chi phòng ngại .
Quan Huyện dứng dậy thuật hết các việc đầu đuôi rằng: Từ ngày con tôi là Trần Ngọc Trì và Tiêu Hồng du ngoạn phụng thuyền nhằm lúc Ðoan Dương , có gặp Cao Thiên Tứ và Nhựt Thanh ý hiệp tình đầu về sách vở , chẳng dè có xen Thái Phương vô dó, ỷ thế hỏn hào , gây lộn với Nhựt Thanh mới sanh ra sự đánh đập này. khi ấy tôi thấy Chấn Võ đem binh đi bắt được Cao Thiên Tứ , là người rất nên đường đường diện mạo, phẩm cách phi phàm, chẳng phải tay du thủ, tôi sợ nó đem về dinh ra tay độc thũ thì uổng đúng người ngay, nên tôì đón giành, lảnh đem về dinh , tôi tính bề tha cứu .
Quan Tổng Ðốc nghe nói tên phạm ấy là Cao Thiên Tứ , thì lật đật hỏi :
- Người ấy bây giờ giam cầm tại đâu, có bị thương tích chăng ?
Quan Huyện bẩm rằng :
- Không có thương tích chi cả và còn đương giam tại ngục và phần nha tôi canh giử.
Quan Tổng Ðốc bèn đuổi mấy tên quân hầu ra và nói cho với quan Huyện rằng :
- Thật ông là người nhơn đức, nguyên Cao Thiên Tứ ấy là tên của Thánh thượng giả danh đặng đi chơi Giang Nam đó , ta biết tên ấy là nhờ nhị vị đại thần Trần Hoàng Mưu Và Lưu Dung tỏ vẽ, nay ta phụng lịnh nhị vị đại thần đi do thám kiếm tìm Thánh thượng đặng rước về, đi đã lâu ngày mà kiếm không ra, may trời xui gặp tại đây xin ông hết lòng với nhà nước chớ cho ai hay, vậy ông hãy mau đến ngục rước về nhà ông, còn ta thay đồ hèn hạ sẽ lén đi sau đến đó ra mắt ngài.
Trần Tường nghe nói nữa mầng nữa sợ, bèn lật đật cáo lui tuốt về nhà nói rõ với con đến ngục giam mời Cao Thiên Tứ thẳng vào chổ tịnh phòng, khi đó Bá Ðạt đã đến chực hờ tại đó, còn cha con Trần Tường cúi đầu bái yết vua và quì móp dưới đất mà tâu rằng :
- Cha con chúng tôi nhục nhản, không rõ thánh thượng giáng lâm, để Bệ hạ đến thân cực khổ , tội đáng phân thây muôn đoạn , xin Bệ hạ rộng dung xét cho chúng tôi nhờ phần phước.
Vua phán rằng :
- Cha con Trần khanh không tội chi mà sợ, hãy dậy cho mau ra cửa ngoài ngăn giử đừng cho ai vào.
Cha con Trần Tường cám tạ ơn vua lui gót trở ra.
Khi ấy vua ngồi trên ghế giao kỷ còn Bá Ðạt quì mọp bái yết dưới đất ra mắt vua mà tâu :
- Kẻ hạ thần vâng lời Ðại học sĩ là Trần Hoàng Mưu và Lưu Dung, tầm thánh giá hồi kinh, sửa lo việc nước trị dân làm trọng, kẻo quân liêu có lòng kính trọng, còn Hoàng thái hậu luống trông, lo sợ mình rồng chẳng an quới thể.
Vua phán :
- Trong vài ngày ta sẽ phản giá hồi kinh, vậy khanh hãy đứng dậy chớ khá tâu nữa. Nay sẳn dịp gặp khanh đây , khá tua lảnh ý chĩ của trẫm , một là bắt nội nhà em của Diệp binh bộ ở tại Nam kinh, vì ngày trước nó sanh tâm cướp giá , khi bắt rồi thì giam cầm chúng nó tại thiên lao chờ trẫm về sẽ phân đoán. Còn cha con Chấn Võ tội ác đã đầy, chẳng nên dung tha , phải bắt giải đi cho Trang Hữu Cung kết án ; Trần Tường tri huyện làm quan thanh liêm ngay thẳng, có công cứu giá, sắc phong Tam giang Tổng Trấn , thế cho Chấn Võ, còn Tiêu Hồng đả đậu võ Thám Huê, võ nghệ tinh thông, phong làm Trung quân, hay việc quân vụ giúp việc cùng Tổng Trấn, chờ khi về quê quán thăm viếng bà con xong rồi sẽ thăng nhậm chức ấy . Phán rồi vua giao thánh chĩ cho Bá Ðạt hiệp cùng Trang Hữu Cung thi hành, an bài các việc rồi phục chỉ cho vua hay, vua dặn dò rồi ra đi .
Khi ấy Bá Ðạt và cha con Trần Tường lén đưa vua ra khỏi nha rồi trở lại, Bá Ðạt trao chiếu cho Trần Tường mà nói :
- Nay Bệ hạ thăng chức cho ông làm Tam giang Tổng Trấn, thế cho Chấn Võ bị cách chức và kết án.
Cha con quan Huyện cả mầng, liền bày hương án cảm tạ thánh ân, và tạ ơn Bá Ðạt có lòng ái mộ .
Khi ấy Bá Ðạt chẳng dám ở lâu vì có thánh chỉ ân cần mật sự, nên từ biệt Trần Tường xuống thuyền thẳng chỉ đến nhà Chấn Võ, truyền thánh chỉ ra, nả tra cả gia quyến Chấn Võ giải đến tĩnh thành.
Còn Trang Tuần phủ khi được chiếu chỉ vua, thì đi bắt cả nhà Diệp Hoằng Cơ giải nạp về kinh.
Ðây nói về vua ra khỏi nha huyện gặp Nhựt Thanh đương đi dọ thám tại đó, cha con bèn tỏ việc một hồi , rồi khiến Nhựt Thanh đi lấy đồ hành lý mướn thuyền thẳng qua Tòng Giang phủ, đi dọc đàng xem phong cảnh rất vui, xa xem thấy Ðộng Ðình hồ, cùng các cửa biển phong cảnh hơn sông rạch, lại thấy thuyền chài câu lưới kết đoàn lĩnh ngỉnh ngoài khơi .
Khi thuyền đến phủ Tòng giang, vua và Nhựt Thanh lên bờ ghé tiệm ngủ mà nghĩ một đêm, rạng ngày vua hỏi chủ tiệm rằng :
- Ta thường nghe tĩnh nầy có cá Lý ngư bốn tai ngon lắm, chẳng biết có quả như lời đồn chăng ?
Chủ tiệm cười mà đáp rằng :
- Xứ tôi đây thường có thứ cá ấy nhiều lắm , thật là vật quí, nhằm lúc tháng hai tháng ba thì có nhiều, nay khách quan đến đây không nhằm mùa tiết của nó, lúc nầy dầu có cũng khó gặp .
Vua nghe nói thì tiếc thầm rằng :
- Mình không có lộc ăn , nên đến đây chậm trể .
Rồi hỏi thăm chủ tiệm chỉ các chổ phong cảnh tốt ghi nhớ trong bụng, liền dẫn Nhựt Thanh đi chơi, thấy đường xá rộng rải lại nhiều, chợ búa kinh dinh đông giảo, phố xá nguy nga. Vua đi dạo xem phố phường tính cả thảy là 360 dảy, mỗi chổ đều chất hàng hóa dẩy đầy thì nghĩ thầm rằng :
- Hèn chi thiên hạ đồn xứ Tòng Giang nầy giàu có lớn chẳng sai .
Lúc trời vừa đứng bóng, vua thấy đồ vật thực dưới biển đem bán cho các tiệm rất nhiều, thì chăm chỉ coi có cá Lý ngư không, đặng mua ăn cho biết mùi ngon giống cá ấy ra thể nào , xảy thấy hai người bưng một cái mâm cây có đựng hai con cá Lý ngư thì trong lòng vui đẹp vô cùng, bèn kiến Nhựt Thanh kêu mua mắc rẻ chớ nài.
Tên bán cá đáp rằng :
- Thứ cá nầy lúc mùa Xuân chẳng thiếu gì và rẻ, còn lúc nầy trời nắng , nó trốn dưới đáy nước khó bắt. Vì có quan Phủ tân nhậm, đã có lời truyền dạy tôi hơn một tháng nay, phải ra sức bắt mà nạp cho ông bao nhiêu cũng mua, nên tôi không nài khó nhọc, xuống đáy biển may tầm được hai con, như khách quan muốn mua ăn cho biết mùi ngon thì mỗi con giá năm lượng bạc, bằng không tôi sẽ đem dưng nạp cho quan phủ .
Nói rồi liền bưng cá ra đi. Vua ưng chịu mua theo giá ấy, vì muốn biết mùi ngon không nài hao tốn. Khi vua vừa lấy bạc ra trả, xảy thấy một người đi tới, ăn mặc tề chỉnh, chơn đi giày, tay cầm quạt kim phiến, có vài tên gia đinh theo hầu , xốc lại nạt :
- Tháng bán cá , sao dám bán cá ấy, vì ta đã dặn mầy hơn một tháng rồi, nay bây ham tiền mà bán làm vậy, tội ắt không dung, hãy đem vô nha lập tức .
Lại nói :
- Còn hai tháng nầy , sao dám mua cá của ta ?
Hai tên bán cá nghe Công tử Luận Xương nói bấy nhiêu lời, thì hồn phi phách tán, liền cúi đầu lạy nói rằng :
- Tại hai người nầy cưỡng bức giành mua chớ tôi đâu dám bán. Xin gia gia thứ tội cho kẻ tiểu nhơn nhờ .
Công tử nghe nói nổi giận trợn mắt mắng vua và Nhựt Thanh rồi hối quân xách cá ra đi.
Khi ấy vua biết người ấy là con quan Tri phủ trấn nhậm Tòng giang , mặt mày hung ác chẳng phải kẻ tư văn .
Lúc ấy người ta xúm coi cũng đông khi thấy công tử Luận Xương đi rồi nói chuyện hỏi Vua rằng:
- Việc nầy rất may cho hai người khỏi bị bắt về nha trị tội .
Nguyên cha con Tri phủ từ ngày đáo nhậm xứ này, hơn một tháng nay, bõ qua việc nước, không xữ đoán vụ kiện thưa chút nào , cứ nghe lời con làm hại dân tình nhiều điều oan khúc, như có tiền lo thì may khỏi họa, nếu người còn trấn nhậm đây lâu ngày, thì ắt là trăm họ mang khốn đốn chớ chẳng không.
Vua nghe nói cả giận nghĩ thầm rằng :
- Việc mua cá nhỏ mọn bỏ qua thì phải , còn việc nó hại dân khó nổi làm ngơ .
Bèn tuốt theo giành cá lại nói :
- Cá nầy tuy ngươi dặn trước, song thằng bán cá đã chịu bán trước cho ta, ngươi phải chia hai cho ta .
Nói rồi khiến Nhựt Thanh giựt lại một con .
Luận Xương nổi giận hành hung, mắng :
- Bây là đồ chó con dám lừng lẩy đến trước miệng cọp trêu ngươi hay sao ?
Nói rồi hô quân tùy tùng áp bắt đem về nha trị tội, bị Nhựt Thanh đánh lũ ấy ngã lăn, Luận Xương thấy vậy áp vào binh, vì ỷ võ nghệ giỏi, dụng quờn thế kêu là Cao tháo mã đánh xuống, Nhựt Thanh tránh không kịp té nhào, Luận Xương nhãy đến chụp bắt Nhựt Thanh.
Vua thấy quờn thế Luận Xương mạnh dạn, liền lật đật dùng miếng tuyệt thủ đánh tới, trúng nhằm hạ nang lăn nhào dưới đất, kêu la om sòm .
Ấy là :
Thị phi vì bởi thài lai miệng.
Phiền muộn do nơi xướng đứng đầu