• 280

CHƯƠNG 17


Số từ: 3078
Nguyên tác: La Bicyclette Bleue
Dịch giả: Nguyễn Trọng Định
NXB Phụ Nữ
Nguồn: Sưu tầm
Trong hơn một tuần lễ, Lêa sờ sững, không khóc, không nói, người ta đưa gì ăn nấy, nằm ngủ co quắp trên chiếc giường con trong phòng trẻ nhỏ thuở trước. Uống thuốc theo đơn bác sĩ Blăngsa, ngồi hằng giờ trên hiên, dõi mắt về phía trước. Bố nàng, bà Ruýt, chị gái, em gái nàng, không ai làm nàng mở miệng được. Trái tim bà bảo mẫu bị bóp nghwtj khi thấy cái bóng đen mảnh dẻ im lìm, quay về phía con đường Vecđơle, như thể chờ đón ai.
Đến khi tìm thấy trong một chiíec hòm trong phòng trẻ nhỏ một chiếc áo ngắn bằng màu hồng của mẹ ngày trước, Lêa mới oà lên nức nở. Nghe tiếng khóc, Cami trong quần áo ngủ màu trắng, lết ra khỏi phòng và nói với giọng như của Idaben, tìm được những lời làm dịu được chút ít nỗi lòng đau khổ của nàng. Đầm đìa nước mắt và rã rời vì nức nở, Lêa ngủ thiếp đi trong vòng tay Cami. Rất lâu sau, tỉnh dậy một mình, nàng dấp dấp nước lê mặt, búi tóc ra phía sau và bước vào phòng mẹ. Mùi nước hoa của Idaben phảng phất trong căn buồng dèm của buông kín. Cạnh giuờng nằm, chăn đệm gọn gàng, một bó hồng rụng hết cánh hoa. Quỳ cạnh giuờng, Lêa áp má xuống tấm khăn trắng, những giọt nước mắt từ từ lăn xuống.
- Má... má yêu quý của con...
Cha nàng bước vào và đến quỳ bên cạnh.
- Sáng mai, cha con ta đến nghĩa trang, ba nhé. - Nàng nói - Bây giờ, ba nói cho con biết tình hình đã xảy ra như thế nào.
- Con muốn biết ngay bây giờ hả?
- Vâng.
- Vậy con vào phòng làm việc của ba. Ở đây ba không đủ can đảm kể lại
Vào phòng làm việc. Pie Đenmax uống liền một hơi hai cốc rượu vang mùi. Ngồi trên chiếc tràng kỷ bằng da, mặt ghế ngày một lún sâu. Lêa chờ ông nói.
- Việc xảy ra trong đêm 19 rạng sáng ngày 20 tháng 6. Mẹ con đến văn phòng liên đoàn phụ nữ công giáo mà bà là thành viên ở Boócđô để tham gia vào việc cư trú và tiếp tế cho người tị nạn. Mẹ con phải nghỉ đêm ở nhà bác Luych. Gần nửa đêm thì có báo động. Bom nổ hình như khắp thành phố, gần bến cảng, trong khu Baxtidơ, vườn hoa Ludơ, trong khu Xanh-Xơrăng, một chục quả rơi xuống phố Đavit Giônxtơn đến phố Cami Gôđơ, trên đường Râmp, gần nhà ga phía nam, vườn hoa Andat-Loren, trong hầm trú ẩn trên đường Đamua, giết chết nhiều người. Một quả rơi ngay gần biệt thự viên chỉ huy vùng, nơi đặt văn phòng thống chế Pêtanh và tướng Vâygăng.
Lêa bắt đầu sốt ruột, bom rơi ở đâu, nàng không cần biết. Điều nàng muốn biết là mẹ nàng đã chết như thế nào.
Pie Đenmax uống thêm một ly rượu.
- Má con cùng nhiều bà khác từ nhà liên đoàn phụ nữ công giáo bước ra để xuống hầm trú ẩn gần nhất. Có lẽ má con chần chừ quá lâu. Một quả bom nổ ở phố Xêgaliê, má con bị thương ở đầu và chân. Một nhà báo ở Pari có mặt ở đấy chở bà vào viện và báo tin cho bố. Khi bố tới thì má con đã hôn mê và đến lúc gần mất, ngày 10 tháng 7, thì mới tỉnh.
-Má con có nói gì về con không?
Pie Đenmax uống hết ly rượu rồi mới trả lời, giọng vẻ ngập ngừng.
- Từ cuối cùng má con phát ra là tên con.
Một nét rạng rỡ thoáng hiện trên mặt Lêa. Thế là trước khi qua đời, người mà mẹ nàng nghĩ tới chính là nàng!
- Lạy Chúa, xin tạ ơn người - Nàng vừa nói vừa sà vào vòng tay ông bố.
- Con đừng khóc, ban đêm, má con hiện về nói với chuyện với bố đấy.
Lêa kinh ngạc nhìn ông.
- Vâng, thưa cha, con tin má con luôn ở cạnh chúng ta.
Lêa bước ra ngoài, không nhận thấy nụ cười tin tưởng tuyệt đối của ông bố.
Hôm sau, khi từ nghĩa trang trở về, bố con Lêa thấy Phêđêric Hăngcơ đi với một sĩ quan khác đang tranh cãi với bà già Ruýt. Cuộc tranh cãi rất kịch liệt nếu căn cứ vào vẻ mặt giận dữ của bà bảo mẫu.
- Chào các ngài. - Pie đenmax nói lạnh lùng - Có việc gì thế bà Ruýt?
- Mấy ngài đây muốn đến ở nhà ta. Hình như họ có mang theo lệnh trưng dụng.
- Không thể được! - Lêa phản đối.
Nhưng Phêđêric Hăngcơ chỉ mảnh giấy trên tay bầ Ruýt.
- Chúng tôi không còn chỗ. Hiện bà con tôi ở Pari và Boócđô đang ở đây - Pie Đenmax nói tiếp.
- Thưa ông, tôi lấy làm tiếc, nhưng chúng tôi phải thi hành mệnh lệnh. Tôi là trung uý Ôttô Crame. Tôi cần hai căn buồng tử tế làm chỗ ngủ cho ba binh sĩ. - Viên sĩ quan nói bằng một thứ tiếng Pháp rất chuẩn - Chúng tôi sẽ cố gắng hạn chế tối đa việc quấy nhiễu ông.
- Khó lắm - Lêa lầm bầm.
- Các ông không ở được đâu. - Bà Ruýt giận dữ phản đối - Nhà chúng tôi đang có tang.
- Xin ông tin vào những lời chia buồn rất thành thực của chúng tôi. Chúng tôi có thể xem nhà được không?
Pie Đenmax giao phòng cho viên trung uý và đến ở trong phòng bà vợ.
- Ông lấy phòng tôi, ông đã biết nó rồi. - Lêa bảo Phêđêric Hăngcơ
- Tôi không muốn đuổi cô, cô gái trẻ ạ.
- Esist schon gemacht (Dọn xong rồi đấy). - Nàng đáp trong lúc lấy đồ đạc trong ngăn kéo tủ com mốt ra.
- Tôi đảm bảo với cô là tôi đã không thể làm gì được, chúng tôi nhận được lệnh từ Boócđô.
Từ đó bắt đầu một tình trạng ở chung thật khó chịu. Từ sáng sớm, bọn Đức đã xuống bếp sau khi người cần vụ của trung tá Crame soạn xong bữa sáng. Phrăngxoadơ, làm y tá ở bệnh viện Lăngxông, phải dậy sớm và thường gặp họ trwcs lò bếp đang đun nước. Dần dà, họ nói với nhau một đôi lời, và có một lần, nàng nhận ăn sáng với họ, quả là bữa ăn của họ thịnh soạn hơn bữa ăn của nàng. Còn trong ngày, không thấy mặt họ: họ ở Lănggông hay Boócđô. Tối đến, họ tìm cách về muôn. Anbectin và Lêda đờ Môngplâynet đánh giá cao thái độ lịch sự ấy. Người khó chịu về sự có mặt của họ hơn cả là Cami vốn chưa hoàn toàn hồi phục sau sinh nở. Nàng giận đến muốn phát điên lên khi biết có binh sĩ Đức ở chung dưới một mái nhà, khiến nàng kiệt sức. Bác sĩ Blăngsa chăm sóc cho nàng phản đối việc nàng muốn về Rôsa Blăngsơ, cho rằng ông khó có thể đến thăm viếng hàng ngày. Đứa con, một chú bé xinh đẹp, àm mẹ nó đã đặt cho cái tên riêng là Saclơ, trông khoẻ mạnh và phát triển bình thường, nhưng cần được theo dõi thường xuyên vì rất nhẹ cân. Cami đành nhẫn nhục nghe theo. Cuối mỗi tuần, Raymông đờ Acgila, bố chồng nàng, đến ở vài ngày với mẹ con nàng. Nhìn thấy đứa cháu nội, ông có phần nguôi đi nỗi vắng mặt con trai và mong ngóng tin tức con.
Nhờ trung uý Crame, cả gia đình được cấp dễ dàng thông hành đi lại trong vùng tự do. Các chết của Idaben làm đảo lộn cuộc sống gia đình. Bà Ruýt sớm nhận ra buồng thức ăn dự trữ đã nhanh chóng vơi cạn, không còn dầu rán, xà phòng, sôcôla, cà phê, chỉ còn một ít đường và mứt, một ít đồ hộp. Bà đi xe đạp với Lêa và Phrăngxoadơ đến Lănggông để mua sắm. Lănggông, phố xá thực tế hoang vắng dưới trời nắng chang chang, các tiệm cà phê không có khách hoặc đầy lính Đức rầu rĩ ngồi uống bia. Mọi cửa hiệu như vừa bị cướp phá: ở các hiệu tạp hoá, hiệu giày dép, hiệu quần áo không còn một chút hàng hoá. Cũng không có gì trong tủ kính hiệu bánh, hiệu bán thịt. Ở cửa hàng rượu vang, chỉ còn vài cái chai bụi bặm: người Đức đẫ qua đây, mua hết cho cá nhân họ gửi về gia đình ở Đức.
- Ngay người bán đồ ngũ kim cũng kiếm ra vàng - bà Vôla bán thực phẩm vốn bán hàng cho gia đình Đenmax từ nhiều năm nay, cho biết. - Chủ hiệu sách trước kia vẫn than vãn người Lănggông không đọc sách thế mà nay đến một cuốn sách nhỏ, một cây bút chì cũng không còn. Ái chà! Việc buôn bán trôi chảy được hai ngày. Bây giờ thì hạn chế đối với mọi người.
- Nhưng làm thế nào bây giờ? - Lêa kêu lên- ở nhà chúng tôi không còn nữa.
- Lúc mẹ cô còn sinh thời thì không có như vậy, bà đến đây trước hôm ném bom một ngày. Mặc dù chế độ tem phiếu, tôi đã bán được cho bà đầy cả một giỏ. Nhưng hôm nay...
- Bà không thể bán cho chúng tôi gì hết hả?
- Không có nhiều đâu. Cô cần những gì?
- Tôi cần cà phê, xã phòng, dầu rán, đường...
- Cà phê, tôi không còn. Chỉ còn rau diếp xoăn: dùng nó với sữa rất tốt. Sáng nay, tôi mới nhận được bơ. Tôi có thể để cho cô hai lít dầu và ba kí đường. Tôi cũng còn một ít sôcôla, miến và cá trích
-Bà bán cho tôi tất cả những gì bà có thể bán. Thế còn xà phòng...
- Được thôi. Tem phiếu của cô đâu?
Trở về Môngtiac, Phrăngxoadơ và Lêa bàn với nhau họp cả nhà lại trong phòng khách.
- Chúng ta phải có biện pháp nếu không muốn chết đói. - Lêa lên tiếng- Phải xới xáo khu đồng cỏ gần chỗ nhà giặt để trồng rau, mua gà con, thỏ, lợn... về nuôi.
- Ồ! Không đâu. - Lôrơ cắt ngang - Thế thì hôi thối lắm.
- Nhưng em không thích ăn giăm bông và thịt lợn chứ?
- Mua thêm một con bò cái để vắt sữa nữa. - Bà Linda nói thêm.
- Đúng, nó sẽ làm bạn với con Caubê và con Laurê! - Lôrơ phản đối.
- Tất cả cái đó rất tốt. - Phrăngxoadơ bảo - Nhưng thịt và thực phẩm thì làm thế nào?
- Chúng ta sẽ thu xếp với ông chủ hàng thịt ở Xanh Make: con trai ông ta là đỡ đầu của mẹ các cháu. Còn về hương liệu thì Phrăngxoadơ, tuần ba lần đến bệnh viện, có thể ghé qua nhà Vôla. Nhưng trong lúc chờ vườn rau của Lêa được thu hoạch thì sẽ gay go đấy.
- Từ nay tới đó, thống chế Pêtanh sẽ thu xếp mọi việc. - Bà bác Becnađet lên tiếng.
Becnađet Busactô không trở về Boócđô. Bà lưu lại nhà Pie Đenmax với tấm lòng biết ơn. Luyxiêng, con trai bà, đã bỏ trốn để đi gặp - theo thư để lại cho mẹ - tướng Đờ Gôn. Từ đấy, bà không nhận được tin tức gì và giận tím gan tím ruột. "Tên đào ngũ ở Luân đôn" - theo cách bà ta gọi - nghe thông báo ngày 2 tháng 8 ông bị kết án tử hình vắng mặt, bà hết sức khoan khoái.
Cuối tháng 8, một lá thư từ Đức gửi tới báo cho Raymông đờ Acgila là con trai ông, sau khi bị thương, đã bị bắt làm tù binh ở Oexphalenhôp, trong vùng Pômêrani. Cậu ta còn sống! Niềm vui vô cùng rạng rỡ trong ánh mắt Cami và Lêa.
- Tôi sẽ không được gặp con trai tôi. - Raymông đờ Acgila tuyên bố.
- Ông bạn ơi! Ông đừng làm mất vui đi. - Pie bảo - Ông nói không đúng đâu. Ít lâu nữa, Lôrăng sẽ về thôi.
- Sẽ quá muộn với tôi.
Ý nghĩ đó làm Pie Đenmax bối rối. Ông chăm chú nhìn bạn. Quả là bạn ông già đi và gầy đi nhiều.
Ngày mùng 2 tháng 9, một người đàn ông đi xe đạp tới Rôsơ Blăngsơ, xin gặp bà đờ Acgila.
- Ông cần gì bà ta? - ông già coi hầm rượu hỏi.
- Báo cho bà ấy tin tức của chồng.
- Của ông Lôrăng hả? Ồ! Ông ấy sức khoẻ ra sao, thưa ông? Ông biết không, tôi biết ông ấy từ lúc còn bé tẹo kia. - ông già xúc động nói.
- Ông ấy mạnh khoẻ, tôi hy vọng như vậy: chúng tôi cùng bị bắt cùng nhau. Ông ấy gửi thư nhờ tôi giao cho bà vợ. Từ ấy chúng tôi không gặp lại nhau.
- Bà đờ Acgila không ở đây. Bà ấy hiện ở Môngtiac gần Lănggông. Ông đờ Acgila bố cũng ở đấy.
- Có xa không ạ?
- Khoảng bốn chục cây.
- Ôi da! Chẳng nhiều nhặn gì.
- Thế nhưng phải cẩn thận, vì miền đất đó nằm trong vùng chiếm đóng. Để con trai tôi đưa ông đi: nó rất thông thạo đường đi.
Xế chiều, hai chàng trai tới nơi suôn sẻ. Khách được giới thiệu ngay với Cami.
- Chào bà. Tôi là thiếu uý Valêri. Tôi bị bắt làm tù binh cùng một lúc với trung uý đờ Acgila. Bị thương vào chân, ông nhà không trốn được. ông ấy gửi lại các giấy tờ này cho bà. Mãi tới hôm nay, tôi mới làm tròn nhiệm vụ, mong bà thứ lỗi cho. Bà có tin tức gì không?
- Không... à, thực ra thì có ạ, tôi biết anh ấy bị bắt và cầm tù ở Pômêrami.
- Lạy Chúa, ông ấy còn sống.
- Ông thương anh ấy lắm hả?
- Ông ấy là một con người nhân hậu và dũng cảm. Tất cả binh sĩ đều quý mến.
- Nhưng thưa ông, chính bản thân ông cũng trốn thoát?
- Vâng.
- Ông định làm gì?
- Sang Tây Ban Nha, và từ đó đi Bắc Phi.
- Thế nào?
- Ở Boócđô có một đường dây. Một tu sĩ dòng thánh Đôminic phụ trách.
- Một tu sĩ dòng Đôminic? - Lêa từ nãy có mặt liền hỏi - Ông ta tên gì?
- Tôi không rõ. Nơi hẹn gặp là một quán rượu ngoài cảng
- Lêa... chị không nghĩ tới chuyện?...
- Ồ! Không... Ông thiếu úy không thể ở lại Môngtiac, nguy hiểm lắm...
- Có hai sĩ quan Đức ở trong nhà chúng tôi. - Cami nói thêm.
- Ông định thế nào để đến được Boócđô? - Lêa hỏi tiếp.
- Bằng xe lửa.
- Các nhà ga đều bị kiểm soạt rất chặt, và tối nay không còn chuyến tàu nào. Ông sẽ ngủ lại trong phòng tôi.
- Không, trong phòng tôi. - Cami nói - Vì có cháu bé nên người ta không dám quấy rầy.
- Cô nói đúng. - Lêa đáp - từ nay tới đó, chúng ta đừng nói với ai hết: Không nên làm họ lo lắng làm gì. - Rồi quay sang người khách nói thêm - Chắc ông đã đói.
- Vâng, chút ít.
Lêa bưng từ nhà bếp lên một khay thịt nguội, pho mát, bánh mì và một chai vang. Khách vội ăn ngấu nghiến khiến chủ nhà phải mỉm cười.
- Tôi xin lỗi. - Khách nói trong miệng còn đầy thức ăn - Tôi nhịn đói đã hai ngày nay.
- Mời ông nghỉ đi. Cảm ơn ông nhiều lắm, ông đã mang thư anh ấy cho tôi.
Cami và Lêa bước ra ngoài.
- Chúng ta có thể ra ngoài hiên được không? - Cami hỏi.
- Cô thấy đủ sức ra tận ngoài ấy cơ à?
- Bác sĩ Blăngsa khuyên tôi nên luyện tập chút ít. Từ khi có tin Lôrăng, tôi thấy khoẻ hơn và theo thư ông thiếu uý kia mang tới cho, thì nay mai tôi sẽ gặp anh ấy.
Cami ngồi trên chiếc ghế sắt ngoài mái hiên, dưới giàn đậu tía bắt đầu tàn, mở chiếc phong bì dày cộm và bắt đầu đọc.!!!"Em yêu quý, nếu trời phù hộ thì thiếu uý Valêri sẽ trao lại cho em những dòng thư anh viết vội và này trong những giờ phút yên tĩnh hiếm hoi. Em đọc có thể thấy chán nhưng trong tình trạng mệt mỏi và âu sầu của mình, anh khó có thể thoát khỏi những trang nhật ký vô duyên này. Nhưng em biết cho là anh không ngừng nghỉ tới em và đứa con của chúng ta. Chính em là nguồn sức mạnh cho anh hy vọng.!!!Em yêu quý, em tha lỗi cho anh chỉ nói được ngắn gọn, khô khan như thế, nhưng anh đã chứng kiến biết bao người bạn, người đồng hành chết cạnh anh. Mọi người cần biết là họ đã chiến đấu ra trò. Em chớ quên điều đó vì có thể không ít người cho rằng binh lính Pháp đã bỏ chạy trước quân thù. Tiếc rằng điều ấy đúng với một số ít. Anh đã từng nhìn thấy những kẻ cướp phá thành phố Remx, vứt vũ khí trong hầm hố để bỏ chạy cho nhanh, anh đã từng thấy chúng và sẽ không bao giờ anh quên điều đó. Nhưng anh cũng nhìn thấy những người anh hùng bé nhỏ thà chết chứ không lùi bước. Đó là những người mà chúng ta phải ghi nhớ đời đời.!!!Em phải giữ sức khoẻ, cầu Chúa ban phúc lành cho em và cho Lêa.!!!Viết gần Vơn lê Rôdơ, ngày 15 tháng 6 năm 1940.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Chiếc Xe Đạp Màu Xanh.