• 3,701

Phụ lục 04: Tạo thế bình đẳng khi tham chiến


Chiến Tranh Tiền Tệ
Tác giả: Song Hongbing
Dịch giả: Hồ Ngọc Minh

Thông lệ quốc tế
hiện đang là một thuật ngữ khá thịnh hành, đến mức nhiều người tưởng rằng, chỉ cần tuân thủ theo
thông lệ quốc tế
thì thế giới từ đây về sau sẽ thái bình, còn việc mở cửa tài chính là chuyện thư thái bình thản giống như vui thú điền viên vậy, chẳng có gì phải lo. Cách nghĩ lan man trên trời dưới đất kiểu này chỉ e là sẽ hại nước hại dân.

Thông lệ quốc tế
được hình thành thông qua sự thao túng của các nhà ngân hàng quốc tế có địa vị lũng đoạn. Trong những điều kiện nhất định, họ cũng có thể chế tác ra một bộ
thông lệ quốc tế
bịt kín việc mở rộng phạm vi sinh tồn của ngành ngân hàng Trung Quốc. Thủ đoạn này đang trở thành thứ vũ khí hiệu quả để loại bỏ đối thủ trong cạnh tranh tài chính của các ngân hàng Anh – Mỹ.
Thoả thuận Basel đã đánh bại xu thế khuếch trương của ngành tài chính Nhật Bản năm đó, nay đã thay đầu đổi mặt nâng cấp lên thành thoả thuận Basel năm 2004. Tương tự như những gì đã làm với Nhật Bản, thoả thuận này rất có thể sẽ được các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế dùng làm công cụ để cản trở ngành tài chính Trung Quốc phát triển ra nước ngoài.
Một số quốc gia phát triển cho rằng, các tổ chức chi nhánh ngân hàng nước ngoài nằm trong biên giới nước họ cần phải đáp ứng được các yêu cầu của thoả thuận Basel thì mới có thể tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, ngay cả quốc gia sở tại của các ngân hàng nước ngoài này cũng cần phải phù hợp với yêu cầu của thoả thuận này, nếu không cũng không thể tồn tại. Những quy định như vậy chắc chắn sẽ làm tăng thêm giá thành hoạt động của tổ chức chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài này. Đối với Trung Quốc, một nước vừa mới bước chân vào ngành tài chính thế giới, việc phải đáp ứng hết những yêu cầu hà khắc như thoả thuận Basel đề ra thì chẳng khác nào rút củi dưới đáy nồi. Nói cách khác, nếu các ngân hàng bản địa của Trung Quốc không thực hiện thoả thuận Basel thì khả năng các ngân hàng này ở Mỹ cũng như các chi nhánh của nó ở châu Âu sẽ bị thay đổi thậm chí là bị đóng cửa, mạng lưới tài chính nước ngoài do Trung Quốc vất vả xây dựng nên đang tồn tại nguy cơ bị đánh sập.
Các nhà xây dựng quy tắc trò chơi của ngành ngân hàng Âu – Mỹ chiếm ưu thế cực lớn sẽ dễ dàng phong toả con đường phát triển ra ngoài của ngành tài chính Trung Quốc.
Không chỉ có vậy, các ngân hàng quốc nội của Trung Quốc còn cần phải tuân thủ những thứ được gọi là
thông lệ quốc tế, đang ngáng đường phát triển của mình, mà trong thiên hạ chẳng có quy tắc trò chơi nào bất công hơn thế. Đương đầu với những đối thủ có ưu thế như vậy, chưa kể là còn bị trói chân tay, việc thắng thua của Trung Quốc trong trò chơi này xem như đã định.
Nhận của người mà không đáp lại e là thất lễ.
Đối sách của Trung Quốc chính là,
duy trì lực lượng tác chiến trên mặt trận chính của mình đồng thời liên kết với các lực lượng bên ngoài
. Nếu nước nào đó bất chấp mọi
thông lệ quốc tế
để phong toả chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Trung Quốc, Trung Quốc cũng sẽ bắt chước làm theo, đặt ra các quy định của ngành ngân hàng
mang màu sắc Trung Quốc
để hạn chế cũng như xoá bỏ sự vận hành của các ngân hàng này tại Trung Quốc. Nhìn lại quá trình Anh – Mỹ trở thành lực lượng chủ đạo của ngành ngân hàng quốc tế, chúng ta dễ thấy rằng việc xây dựng mạng lưới ngân hàng quốc tế là con đường tất yếu. Thay vì ngồi im một chỗ và tuân theo các quy tắc áp đặt từ bên ngoài, ngành ngân hàng Trung Quốc và các ngành khác của nước này phải giữ vững thế công chính diện, trực tiếp mua lại các ngân hàng của Âu – Mỹ hoặc khuếch trương các chi nhánh, xây dựng nên mạng lưới tài chính rộng khắp thế giới của chính Trung Quốc, theo kiểu học chiến tranh từ trong lòng chiến tranh.
Nếu ngành ngân hàng Trung Quốc gặp phải trở lực trong việc mua lại hoặc khuếch trương ở nước ngoài, thì Trung Quốc cũng đừng ngại áp dụng những nguyên tắc này để hành xử với những ngân hàng của các nước tại Trung Quốc.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Chiến Tranh Tiền Tệ.