IV - Phòng đợi: Chương 11
-
Chuyện Người Tùy Nữ
- Margaret Atwood
- 1242 chữ
- 2020-05-09 03:49:17
Số từ: 1231
Dịch giả: An Lý
NXB Văn Học
Nguồn: Sưu tầm
Sáng hôm qua tôi đi khám. Được đưa đi, nhờ một Vệ binh, một trong đám mang băng tay đỏ chuyên trách loại việc này. Đi xe màu đỏ, anh ta ghế trước, tôi ghế sau. Không có cái bóng nào kèm theo, trong những dịp này tôi có một mình.
Tôi được đưa đi khám mỗi tháng một lần, làm đủ thứ xét nghiệm: nước tiểu, hooc môn, khám nghiệm ung thư, thử máu; cũng như ngày xưa, có điều giờ là bắt buộc.
Phòng khám nằm trong một tòa nhà văn phòng hiện đại. Chúng tôi đi thang máy lên, yên lặng, viên Vệ binh đối mặt với tôi. Nhìn vách thang máy đen bóng như gương tôi thấy được gáy anh ta. Tới phòng khám, tôi đi vào; anh ta đợi bên ngoài, trong sảnh, với các Vệ binh khác, trên dãy ghé đặt riêng cho họ.
Trong phòng đợi có mấy người đàn bà nữa, ba người tất cả, toàn áo đỏ: đây là phòng khám chuyên khoa. Chúng tôi lén lút nhìn nhau, đo cỡ bụng từng người: có ai số đỏ không? Hộ lý nhập tên chúng tôi và mã số trên thông hành vào máy Ý vi tính, xem có ai nhận xằng thân phận. Anh ta cao thước tám, quãng bốn mươi, có vết sẹo vắt chéo má; anh ta ngồi mà gõ, tay to quá khổ so với bàn phím, súng lục vẫn giắt trong bao trên vai.
Khi nghe gọi đến mình tôi đi qua cửa vào phòng trong. Phòng sơn trắng, bài trí sơ sài, cũng y như phòng ngoài, trừ tấm bình phong gập, vải đỏ căng trên khung, trên vẽ một Con mắt vàng, với thanh kiếm có đôi rắn quấn quanh dựng thẳng bên dưới, như một cái chuôi. Rắn và kiếm, những mảnh vụn biểu tượng còn sót lại.
Sau khi đi đày cái lọ nhỏ để sẵn trong ngăn vệ sinh, tôi cởi bỏ quần áo, sau tấm bình phong, gấp gọn lại để trên ghế. Người trần như nhộng, tôi nằm lên bàn khám, trên tấm ga giấy dùng một lần lạo xạo đến ghế răng. Tôi kéo tấm thứ hai, bằng vải, trùm kín người. Ngang cổ có một tấm nữa, buông từ trần xuống. Nó cắt đôi người để bác sĩ không nhìn thấy mặt tôi. Ông ta chỉ làm việc với một tấm thân.
Khi đã đâu vào đấy tôi vươn tay ra, lần tìm cái cần bên phải bàn, kéo lại. Chuông sẽ reo ở đâu đó, tôi không nghe được. Một phút sau cửa mở, tiếng chân bước vào, tiếng thở. Ông ta không được nói chuyện với tôi trừ khi bắt buộc. Nhưng tay bác sĩ này khá lắm lời.
Chúng mình ra sao rồi?
ông hỏi, một tật ngôn ngữ còn lại từ thời trước. Tấm ga được nhấc lên khỏi da thịt, luồng gió làm tôi nổi gai ốc. Một ngón tay, bọc cao su lạnh như thạch đông, luồn vào bên trong tôi, tôi bị sờ nắn, ấn thọc. Ngón tay rút ra, vào lối khác, rút lui.
Không trục trặc gì cả,
viên bác sĩ nói, cứ như cho riêng mình nghe.
Có đau gì không, bé yêu?
Ông ta gọi tôi là bé yêu.
Không,
tôi nói.
Đen lượt ngực tôi bị nắn bóp, tìm hiểu xem chín, rữa. Luồng hơi thở đến gần hơn. Tôi ngửi thấy mùi khói ám, nước hoa cạo râu, tàn thuốc bám trên tóc. Rồi giọng nói, rất nhẹ, ngay gần đầu tôi: ông ta đó, đầu chúi vào tấm màn.
Tôi có thể giúp cô,
ông ta nói. Thầm thì.
Sao?
tôi nói.
Suỵt,
ông ta nói.
Tôi có thể giúp cô. Tôi đã giúp nhiều người rồi.
Giúp tôi?
tôi nói, giọng cũng khẽ như vậy.
Làm sao được?
Ông ta biết gì, ông ta có thấy Luke, ông ta đã tìm được, ông ta có mang được anh về?
Thì cô nghĩ sao?
ông ta hỏi, vẫn thì thào khó nghe thấy. Có phải tay ông ta, đang lần ngược lên chân tôi? Ông ta đã tháo bỏ găng.
Cửa khóa rồi. Không ai vào đâu. Sẽ chẳng ai biết không phải của lão ấy.
Ông ta vén tấm màn. Nửa mặt dưới lấp trong khẩu trang y tế trắng, đúng quy tắc. Hai mắt nâu, cái mũi, cái đầu tóc nâu. Bàn tay đang nằm giữa hai chân tôi.
Phần lớn đám sọm ấy không làm nối nữa,
ông ta nói.
Hoặc đã vô sinh.
Tôi suýt hụt hơi: ông ta vừa nói một từ bị cấm. Vô sinh. Thời nay không còn tồn tại đàn ông vô sinh nữa, trên lý thuyết. Chỉ có đàn bà mắn và đàn bà điếc, theo luật định.
Rất nhiều đàn bà làm thế,
ông ta tiếp.
Cô muốn có con, phải không?
Phải,
tôi nói. Đúng vậy, và tôi không hỏi tại sao, vì đã biết. Cho tôi có con đi, không thì tôi chết mất. Lời đó không chỉ có một cách hiểu.
Cô đã xốp rồi,
ông ta nói.
Đúng thời điểm. Hôm nay hoặc ngày mai là được, vậy sao để phí cơ hội? Sẽ chỉ mất chừng phút thôi, bé yêu.
Chắc ông ta từng gọi vợ thế, ngày xưa; có thể giờ vẫn vậy, nhưng thực tình đó là một thuật ngữ chỉ loại. Chúng tôi ai cũng là bé yêu.
Tôi lưỡng lự. Ông ta đang hiến bản thân mình cho tôi, để phục vụ tôi, tự mình cũng chấp nhận hiểm họa.
Tôi ghét cái cảnh họ bắt cô trải qua,
ông ta rì rầm. Là thật, mối thông cảm thật; thế nhưng ông ta đang nhấm nháp chuyện này, thông cảm hay gì đi nữa. Mắt ông ta ướt vì xúc động, bàn tay di chuyển trên mình tôi, căng thẳng và nóng vội.
Nguy hiểm lắm,
tôi nói.
Không. Tôi không làm được.
Đấy là tội chết. Nhưng phải bắt quả tang, với hai nhân chứng. Xác suất bao nhiêu, liệu phòng có gắn máy nghe, có ai đang rình bên cửa?
Bàn tay dùng lại.
Cứ nghĩ đi,
ông ta nói.
Tôi đã xem đồ thị của cô rồi. Cô không còn nhiều thời gian nữa. Nhưng đây là mạng sống của cô.
Cảm ơn,
tôi nói. Tôi phải tạo cảm giác mình không phẫn nộ, mình vẫn sẵn sàng lắng nghe. Ông ta rút tay về, gần như uể oải, cố tình nấn ná, đây chưa phải lời chót theo như ông hiểu. Ông ta có thể làm giả kết quả, kết luận tôi bị ung thư, không có khả năng sinh nở, đẩy tôi lên tàu tống ra khu Kiều dân, với đám Phê nữ. Không một điều nào được nói thành lời, nhưng ý thức về quyền lực đó vẫn lơ lửng trong không trung khi ông ta vỗ vào đùi non của tôi, rút lui sau tấm màn buông.
Hẹn tháng sau,
ông ta nói.
Tôi mặc lại quần áo, sau bình phong. Hai tay run rẩy. Sao tôi sợ đến thế này? Tôi chưa vượt giới hạn nào, chưa đặt niềm tin nào, chưa liều gì cả, tất cả vẫn an toàn. Chính là việc có lựa chọn làm tôi khiếp hãi. Một lối thoát, một sự cứu rỗi.