• 1,945

Phần 3 - Chương 3


Quá tắc quy cung
Tôi ở tại một vùng ngoại ô kế cận Nữu Ước. Nhưng gần ngay nhà tôi có một khu rừng hoang, cứ mùa xuân tới thì những bụi cây đầy bông trắng, loài sóc sinh sản trong đó và có loài cúc dại mọc cao hơn đầu ngựa. Nơi đó kêu là Lâm viên (...). Tôi thích dắt con chó nhỏ của tôi lại nơi đó dạo chơi. Con Rex hiền và dễ thương. Vì nơi đó vắng người nên tôi cho nó chạy nhảy tự do, không bị xích, cũng không bị đai mõm.
Một hôm, tôi gặp một người hiến binh cưỡi ngựa, có vẻ muốn làm oai lắm. Người ấy hỏi tôi bằng một giọng xẵng:
- Tại sao để chó chạy như vậy, không có xích, cũng không có đai mõm gì hết? Không biết rằng điều đó cấm sao?
Tôi ngọt ngào đáp lại:
- Có, tôi biết, nhưng ở chỗ vắng người này tôi tưởng vô hại.
- A, thầy tưởng! Thầy tưởng! Luật pháp không cần biết thầy tưởng ra sao hết.
Con vật đó có thể giết một con sóc hay cắn một đứa nhỏ! Lần này tôi bỏ qua cho, lần sau tôi bắt được nữa thì tôi bắt buộc phải làm biên bản đưa thầy ra tòa".
Tôi ngoan ngoãn hứa sẽ vâng lời.
Và tôi giữ lời được... trong vài ngày. Con Rex không chịu đeo đai mõm. Tôi tính thử làm càn một lần nữa xem sao. Êm được trong một thời gian dài. Rồi một buổi chiều, mới leo lên ngọn một gò nhỏ, tôi hoảng lên vì thình lình thấy tượng trưng của luật pháp nghiêm khắc là chú hiến binh bữa nọ, lần này cưỡi con ngựa hồng, mà con Rex của tôi thì chạy thẳng tới chú ta.
Lần này thì ''bị" rồi. Tôi biết vậy. Cho nên không đợi chú ta gọi tôi lại, tôi vội vàng xin lỗi trước.
"Dạ, lần này tôi bị bắt tại trận. Tôi không có gì để chữa lỗi hết. Tuần trước thầy đã giao hẹn rồi, hễ bắt gặp lần nữa thì thầy phạt".
Người hiến binh đáp bằng một giọng từ tốn:
- Phải... Chắc chắn rồi... Nhưng tôi cũng hiểu thầy. ở chỗ vắng người, ai mà không muốn thả một con chó như con chó nhỏ này cho nó tự do chạy một chút.
- Dạ, ai cũng muốn như vậy hết... nhưng dù sao thì cũng là điều cấm.
- ồ! Con vật nhỏ này mà làm hại gì ai được?
- Dạ, nhưng nó có thể cắn chết những con sóc được!
- Thôi thầy, đừng làm lớn chuyện! Bây giờ tôi chỉ cho thầy. Cho con chó chạy lại đàng xa kia đi, cho khuất mắt tôi... Rồi thì thôi, không sao hết!
Chú hiến binh đó chỉ là một người như những người khác; muốn tỏ cho người ta thấy sự quan trọng của mình. Cho nên khi tự buộc tội tôi rồi thì chú đó chỉ còn mỗi một cách giữ lòng tự trọng là tỏ một thái độ khoan hồng.
Ví thử tôi đã kiếm cách tự bào chữa thì sẽ xảy ra sao? Sẽ tranh biện và rồi rút cục ra sao, bạn đã biết. Đàng này, tôi không gây sự gì hết. Tôi nhận ngay rằng chú ấy hoàn toàn có lý mà tôi thì hoàn toàn có lỗi. Tôi vui vẻ và thẳng thắn nhận ngay như vậy. Cho nên câu chuyện êm thấm. Tôi bênh vực quan điểm của chú ấy thì tất chú ấy bênh vực quan điểm của tôi. Thành thử lần trước chú ấy dọa phạt tôi, mà lần này thiệt tử tế với tôi.
Khi chúng ta biết rằng chúng ta đáng bị phạt, thì can đảm nhận lỗi trước ngay đi, chẳng hơn ư? Mình tự khiển trách mình chẳng hơn để người khác mắng mình ư?
Vậy khi biết trước thế nào người khác cũng nói những lời khó chịu với mình, thì mình tự đem những lời đó trách mình đi và người ta sẽ không làm gì mình được nữa. Như vậy thì 100 lần, có tới 99 lần, người ta sẽ đại lượng, khoan hồng với mình, nhắm mắt bỏ qua hết như chú hiến binh ở Lâm viên trên kia.
Ferdinand E.Warren, chuyên về quảng cáo cũng dùng phương pháp đó để được lòng một khách hàng khó tính. Ông ấy nói:
"Làm nghề của tôi phải đứng đắn, đúng hẹn. Một vài nhà xuất bản muốn rằng những bức quảng cáo họ đặt phải làm liền. Như vậy có lầm lỡ một chút cũng không sao. Nhưng tôi biết một nhà xuất bản nọ tìm được một tiểu tiết nào để chỉ trích thì thích lắm. Tôi nhiều khi ở phòng ông ấy ra về, ngán vì những lời chỉ trích của ông thì ít, mà ngán vì điệu bộ của ông thì nhiều. Mới rồi, làm xong một công việc gấp, tôi gởi ông ấy coi. Ông kêu điện thoại mời tôi lại vì có chỗ hỏng. Tôi chạy lại. Nỗi lo ngại của tôi quả không sai: Trong cái vẻ của ông nghịch tôi, tôi còn thấy cái vẻ khoái chí, vì gặp được dịp chỉ trích tôi. Ông hầm hầm hỏi tôi sao lại làm như vầy, như vầy...
Đây là dịp thực hành những quy tắc tôi đã học được. Tôi đáp: "Thưa ông, ông trách rất đúng, tôi có lỗi và không có gì để tự bào chữa hết. Tôi làm việc với ông đã lâu, đáng lẽ phải biết làm vừa ý ông mới phải. Tôi tự thấy xấu hổ".
Tức thì ông tự kiếm những lẽ để bênh vực tôi:
- Phải... nhưng, nghĩ kỹ, lỗi đó cũng không nặng gì, chỉ là...
Tôi ngắt lời: "Bất kỳ lỗi lớn hay nhỏ cũng có thể đưa tới những kết quả tai hại hết. Vả lại trông thấy những lầm lỡ, khó chịu lắm".
Ông ấy muốn nói mà tôi không để ông nói. Tôi thấy thích lắm. Lần đầu tiên trong đời tôi, tôi tự buộc tội tôi - mà thú vị chứ! Tôi tiếp:
- Đáng lẽ tôi phải có ý tứ một chút. Ông giao việc cho tôi đã nhiều lần; tôi không làm vừa lòng ông được thì là lỗi của tôi. Để tôi mang về vẽ lại hết.
- Đừng! Đừng! Không bao giờ tôi bắt buộc ông như vậy.
Rồi ông ấy khen công việc của tôi, chỉ muốn sửa đổi lại chút xíu thôi, và cái lỗi nhỏ cũng chẳng làm tốn công tốn của gì, xét kỹ nó chỉ là một chi tiết... một chi tiết không quan trọng.
Sự vội vàng tự buộc tội của tôi đã làm cho ông chưng hửng, hết giận. Sau cùng ông mời tôi ở lại dùng bữa, đưa cho tôi một tấm chi phiếu và đặt tôi làm một bức vẽ khác nữa".
Bất kỳ thằng khùng nào cũng tự bào chữa cho mình được mà những thằng khùng đều làm như vậy hết. Nhưng biết nhận lỗi của mình là biết vượt lên trên bọn người thường và biết một nỗi vui cao thượng hiếm có. Cho nên một ký sự đẹp nhất trong lịch sử là hồi Đại tướng Lee, trong cuộc Nam Bắc chiến tranh, tự nhận lỗi vì ông mà đạo kỵ binh của tướng Pickett phải thất bại trong cuộc tấn công tại Gettysburg.
Cuộc tấn công đó là một lỗi lầm đã làm đổ máu nhiều nhất trong đời cầm quân rất anh hùng và rực rỡ của Lee. Ông biết rằng sự thất bại đó sẽ làm cho quân phương Nam do ông chỉ huy không sao thắng được quân phương Bắc nữa và sẽ phải hoàn toàn tan nát. Ông thất vọng tới nỗi ông xin từ chức và xin cho "một người khác, trẻ hơn, tài giỏi hơn" thay ông. Nếu ông muốn trút trách nhiệm cuộc chiến bại đó thì ông thiếu gì lý lẽ: như vài người đoàn trưởng đã bỏ ông... kỵ binh tới trễ quá v.v...
Nhưng Lee, rất cao thượng, không chịu đổ lỗi cho kẻ khác. Trong khi những đội quân của Pickett bại trận, và bị thương nặng trở về, ông phi ngựa đi đón và thú: "Mọi sự đều do lỗi của tôi cả... Chỉ một mình tôi chịu trách nhiệm về cuộc chiến bại này thôi". Thiệt là cao thượng.
Trong lịch sử ít thấy những đại tướng có can đảm và đại lượng để tự nhận lỗi như vậy.
Elbert Hubbard, một trong những nhà viết chuyện hàng ngày đặc sắc nhất đã làm cho người ta say mê, thường bị người ta oán dữ vì những bài chỉ trích của ông, nhưng nhờ ông khéo léo cho nên thường khi kẻ thù của ông lại thành bạn thân của ông.
Có lần một độc giả nóng tính viết thư cho ông nói rằng không đồng ý với ông về bài ông viết kỳ trước và dùng những danh từ không đẹp đẽ gì để tặng ông. Ông trả lời bằng mấy dòng sau này:
"Nghĩ kỹ, tôi cũng không đồng ý với tôi về bài đó. Có lẽ hôm nay tôi không thích những bài tôi đã viết hôm qua nữa. Tôi sung sướng được ông cho biết ý kiến. Lần sau, nếu ông đi ngang, xin mời ông vô chơi, chúng ta bàn luận lâu về chuyện đó.
Chân thành kính chúc".
Còn có cách gì chê bai một người có giọng mềm mỏng như vậy nữa?
Những học sinh theo lớp giảng của tôi phải thi một bài kỳ dị. Mỗi người phải để cho các bạn xét đoán mình. Những bạn này phải thành thực nói cho người đó biết có chỗ nào đáng ưa, chỗ nào đáng ghét. Những lời nhận xét đó phải viết lên giấy và không ký tên, như vậy tự do tỏ được hết những ý nghĩ thầm kín nhất của mình được.
Sau khi dự kỳ thi đó, một thanh niên lại kiếm tôi, thất vọng. Các bạn anh ta chỉ trích anh ta không tiếc lời: nào là tự đắc quá, hách dịch, ích kỷ, xấu bạn, có óc phản động, đáng tống cổ ra khỏi lớp.
Buổi học sau, "tội nhân" đó đứng dậy, nhìn thẳng vào các bạn, đọc lớn tiếng những lời chửi đó của họ. Nhưng anh dằn lòng, không mạt sát lại những kẻ đã xử tội anh, mà nói:
"Các bạn, tôi biết rằng tôi không dễ thương chút nào hết, tôi không còn ngờ gì điều đó. Đọc những lời chỉ trích của anh em, tôi buồn lắm, nhưng nó có ích cho tôi. Nó đã làm cho tôi bớt tự phụ, đã cho tôi một bài học tốt. Xét cho cùng, tôi chỉ là một người cần được tình thương yêu cũng như những người khác... Các bạn chịu giúp tôi không? Chiều nay các bạn có chịu viết cho tôi ít hàng thành thực chỉ cho tôi cách phải làm sao để sửa mình không? Tôi sẽ hết sức tu tỉnh lại".
Không phải anh ấy diễn kịch đâu. Lòng anh thành thật cho nên làm cảm động tất cả thính giả. Tất cả những người mà 8 ngày trước muốn đem "hành hình" anh thì bây giờ bênh vực anh nhiệt liệt, khen lòng chân thành, khiêm nhượng của anh, sự hăng hái sửa mình của anh. Họ khuyến khích anh, khuyên anh và thú rằng đã có nhiều thiện cảm với anh.
Nhưng trong Thánh kinh đã nói: "Câu trả lời nhã nhặn của anh đã làm nguôi hết những sự giận dữ".
Khi biết chắc rằng chúng ta có lý, chúng ta phải ráng ngọt ngào và khéo léo tỏ ý kiến của ta với người khác. Nhưng khi chúng ta lầm - mà sự đó thường có lắm, nếu ta thành thật với ta - thì chúng ta phải vui vẻ nhận lỗi liền. Chẳng những sẽ có những kết quả bất ngờ mà như vậy lại còn vui hơn là kiếm cách tự bào chữa cho mình.
Xin bạn nhớ kỹ phương ngôn sau này: "Nếu phản kháng lại thì có được cũng không bõ vào đâu. Còn cứ nhịn đi thì được nhiều hơn cái mình muốn nữa".
Vậy muốn cho người khác theo ý kiến mình, xin bạn nhớ quy tắc thứ ba sau này:
"Khi bạn lầm lỡ, hãy vui lòng nhận lỗi ngay đi". Tôi ở tại một vùng ngoại ô kế cận Nữu Ước. Nhưng gần ngay nhà tôi có một khu rừng hoang, cứ mùa xuân tới thì những bụi cây đầy bông trắng, loài sóc sinh sản trong đó và có loài cúc dại mọc cao hơn đầu ngựa. Nơi đó kêu là Lâm viên (...). Tôi thích dắt con chó nhỏ của tôi lại nơi đó dạo chơi. Con Rex hiền và dễ thương. Vì nơi đó vắng người nên tôi cho nó chạy nhảy tự do, không bị xích, cũng không bị đai mõm. Một hôm, tôi gặp một người hiến binh cưỡi ngựa, có vẻ muốn làm oai lắm. Người ấy hỏi tôi bằng một giọng xẵng: - Tại sao để chó chạy như vậy, không có xích, cũng không có đai mõm gì hết? Không biết rằng điều đó cấm sao? Tôi ngọt ngào đáp lại: - Có, tôi biết, nhưng ở chỗ vắng người này tôi tưởng vô hại. - A, thầy tưởng! Thầy tưởng! Luật pháp không cần biết thầy tưởng ra sao hết. Con vật đó có thể giết một con sóc hay cắn một đứa nhỏ! Lần này tôi bỏ qua cho, lần sau tôi bắt được nữa thì tôi bắt buộc phải làm biên bản đưa thầy ra tòa". Tôi ngoan ngoãn hứa sẽ vâng lời. Và tôi giữ lời được... trong vài ngày. Con Rex không chịu đeo đai mõm. Tôi tính thử làm càn một lần nữa xem sao. Êm được trong một thời gian dài. Rồi một buổi chiều, mới leo lên ngọn một gò nhỏ, tôi hoảng lên vì thình lình thấy tượng trưng của luật pháp nghiêm khắc là chú hiến binh bữa nọ, lần này cưỡi con ngựa hồng, mà con Rex của tôi thì chạy thẳng tới chú ta. Lần này thì ''bị" rồi. Tôi biết vậy. Cho nên không đợi chú ta gọi tôi lại, tôi vội vàng xin lỗi trước. "Dạ, lần này tôi bị bắt tại trận. Tôi không có gì để chữa lỗi hết. Tuần trước thầy đã giao hẹn rồi, hễ bắt gặp lần nữa thì thầy phạt". Người hiến binh đáp bằng một giọng từ tốn: - Phải... Chắc chắn rồi... Nhưng tôi cũng hiểu thầy. ở chỗ vắng người, ai mà không muốn thả một con chó như con chó nhỏ này cho nó tự do chạy một chút. - Dạ, ai cũng muốn như vậy hết... nhưng dù sao thì cũng là điều cấm. - ồ! Con vật nhỏ này mà làm hại gì ai được? - Dạ, nhưng nó có thể cắn chết những con sóc được! - Thôi thầy, đừng làm lớn chuyện! Bây giờ tôi chỉ cho thầy. Cho con chó chạy lại đàng xa kia đi, cho khuất mắt tôi... Rồi thì thôi, không sao hết! Chú hiến binh đó chỉ là một người như những người khác; muốn tỏ cho người ta thấy sự quan trọng của mình. Cho nên khi tự buộc tội tôi rồi thì chú đó chỉ còn mỗi một cách giữ lòng tự trọng là tỏ một thái độ khoan hồng. Ví thử tôi đã kiếm cách tự bào chữa thì sẽ xảy ra sao? Sẽ tranh biện và rồi rút cục ra sao, bạn đã biết. Đàng này, tôi không gây sự gì hết. Tôi nhận ngay rằng chú ấy hoàn toàn có lý mà tôi thì hoàn toàn có lỗi. Tôi vui vẻ và thẳng thắn nhận ngay như vậy. Cho nên câu chuyện êm thấm. Tôi bênh vực quan điểm của chú ấy thì tất chú ấy bênh vực quan điểm của tôi. Thành thử lần trước chú ấy dọa phạt tôi, mà lần này thiệt tử tế với tôi. Khi chúng ta biết rằng chúng ta đáng bị phạt, thì can đảm nhận lỗi trước ngay đi, chẳng hơn ư? Mình tự khiển trách mình chẳng hơn để người khác mắng mình ư? Vậy khi biết trước thế nào người khác cũng nói những lời khó chịu với mình, thì mình tự đem những lời đó trách mình đi và người ta sẽ không làm gì mình được nữa. Như vậy thì 100 lần, có tới 99 lần, người ta sẽ đại lượng, khoan hồng với mình, nhắm mắt bỏ qua hết như chú hiến binh ở Lâm viên trên kia. Ferdinand E.Warren, chuyên về quảng cáo cũng dùng phương pháp đó để được lòng một khách hàng khó tính. Ông ấy nói: "Làm nghề của tôi phải đứng đắn, đúng hẹn. Một vài nhà xuất bản muốn rằng những bức quảng cáo họ đặt phải làm liền. Như vậy có lầm lỡ một chút cũng không sao. Nhưng tôi biết một nhà xuất bản nọ tìm được một tiểu tiết nào để chỉ trích thì thích lắm. Tôi nhiều khi ở phòng ông ấy ra về, ngán vì những lời chỉ trích của ông thì ít, mà ngán vì điệu bộ của ông thì nhiều. Mới rồi, làm xong một công việc gấp, tôi gởi ông ấy coi. Ông kêu điện thoại mời tôi lại vì có chỗ hỏng. Tôi chạy lại. Nỗi lo ngại của tôi quả không sai: Trong cái vẻ của ông nghịch tôi, tôi còn thấy cái vẻ khoái chí, vì gặp được dịp chỉ trích tôi. Ông hầm hầm hỏi tôi sao lại làm như vầy, như vầy... Đây là dịp thực hành những quy tắc tôi đã học được. Tôi đáp: "Thưa ông, ông trách rất đúng, tôi có lỗi và không có gì để tự bào chữa hết. Tôi làm việc với ông đã lâu, đáng lẽ phải biết làm vừa ý ông mới phải. Tôi tự thấy xấu hổ". Tức thì ông tự kiếm những lẽ để bênh vực tôi: - Phải... nhưng, nghĩ kỹ, lỗi đó cũng không nặng gì, chỉ là... Tôi ngắt lời: "Bất kỳ lỗi lớn hay nhỏ cũng có thể đưa tới những kết quả tai hại hết. Vả lại trông thấy những lầm lỡ, khó chịu lắm". Ông ấy muốn nói mà tôi không để ông nói. Tôi thấy thích lắm. Lần đầu tiên trong đời tôi, tôi tự buộc tội tôi - mà thú vị chứ! Tôi tiếp: - Đáng lẽ tôi phải có ý tứ một chút. Ông giao việc cho tôi đã nhiều lần; tôi không làm vừa lòng ông được thì là lỗi của tôi. Để tôi mang về vẽ lại hết. - Đừng! Đừng! Không bao giờ tôi bắt buộc ông như vậy. Rồi ông ấy khen công việc của tôi, chỉ muốn sửa đổi lại chút xíu thôi, và cái lỗi nhỏ cũng chẳng làm tốn công tốn của gì, xét kỹ nó chỉ là một chi tiết... một chi tiết không quan trọng. Sự vội vàng tự buộc tội của tôi đã làm cho ông chưng hửng, hết giận. Sau cùng ông mời tôi ở lại dùng bữa, đưa cho tôi một tấm chi phiếu và đặt tôi làm một bức vẽ khác nữa". Bất kỳ thằng khùng nào cũng tự bào chữa cho mình được mà những thằng khùng đều làm như vậy hết. Nhưng biết nhận lỗi của mình là biết vượt lên trên bọn người thường và biết một nỗi vui cao thượng hiếm có. Cho nên một ký sự đẹp nhất trong lịch sử là hồi Đại tướng Lee, trong cuộc Nam Bắc chiến tranh, tự nhận lỗi vì ông mà đạo kỵ binh của tướng Pickett phải thất bại trong cuộc tấn công tại Gettysburg. Cuộc tấn công đó là một lỗi lầm đã làm đổ máu nhiều nhất trong đời cầm quân rất anh hùng và rực rỡ của Lee. Ông biết rằng sự thất bại đó sẽ làm cho quân phương Nam do ông chỉ huy không sao thắng được quân phương Bắc nữa và sẽ phải hoàn toàn tan nát. Ông thất vọng tới nỗi ông xin từ chức và xin cho "một người khác, trẻ hơn, tài giỏi hơn" thay ông. Nếu ông muốn trút trách nhiệm cuộc chiến bại đó thì ông thiếu gì lý lẽ: như vài người đoàn trưởng đã bỏ ông... kỵ binh tới trễ quá v.v... Nhưng Lee, rất cao thượng, không chịu đổ lỗi cho kẻ khác. Trong khi những đội quân của Pickett bại trận, và bị thương nặng trở về, ông phi ngựa đi đón và thú: "Mọi sự đều do lỗi của tôi cả... Chỉ một mình tôi chịu trách nhiệm về cuộc chiến bại này thôi". Thiệt là cao thượng. Trong lịch sử ít thấy những đại tướng có can đảm và đại lượng để tự nhận lỗi như vậy. Elbert Hubbard, một trong những nhà viết chuyện hàng ngày đặc sắc nhất đã làm cho người ta say mê, thường bị người ta oán dữ vì những bài chỉ trích của ông, nhưng nhờ ông khéo léo cho nên thường khi kẻ thù của ông lại thành bạn thân của ông. Có lần một độc giả nóng tính viết thư cho ông nói rằng không đồng ý với ông về bài ông viết kỳ trước và dùng những danh từ không đẹp đẽ gì để tặng ông. Ông trả lời bằng mấy dòng sau này: "Nghĩ kỹ, tôi cũng không đồng ý với tôi về bài đó. Có lẽ hôm nay tôi không thích những bài tôi đã viết hôm qua nữa. Tôi sung sướng được ông cho biết ý kiến. Lần sau, nếu ông đi ngang, xin mời ông vô chơi, chúng ta bàn luận lâu về chuyện đó. Chân thành kính chúc". Còn có cách gì chê bai một người có giọng mềm mỏng như vậy nữa? Những học sinh theo lớp giảng của tôi phải thi một bài kỳ dị. Mỗi người phải để cho các bạn xét đoán mình. Những bạn này phải thành thực nói cho người đó biết có chỗ nào đáng ưa, chỗ nào đáng ghét. Những lời nhận xét đó phải viết lên giấy và không ký tên, như vậy tự do tỏ được hết những ý nghĩ thầm kín nhất của mình được. Sau khi dự kỳ thi đó, một thanh niên lại kiếm tôi, thất vọng. Các bạn anh ta chỉ trích anh ta không tiếc lời: nào là tự đắc quá, hách dịch, ích kỷ, xấu bạn, có óc phản động, đáng tống cổ ra khỏi lớp. Buổi học sau, "tội nhân" đó đứng dậy, nhìn thẳng vào các bạn, đọc lớn tiếng những lời chửi đó của họ. Nhưng anh dằn lòng, không mạt sát lại những kẻ đã xử tội anh, mà nói: "Các bạn, tôi biết rằng tôi không dễ thương chút nào hết, tôi không còn ngờ gì điều đó. Đọc những lời chỉ trích của anh em, tôi buồn lắm, nhưng nó có ích cho tôi. Nó đã làm cho tôi bớt tự phụ, đã cho tôi một bài học tốt. Xét cho cùng, tôi chỉ là một người cần được tình thương yêu cũng như những người khác... Các bạn chịu giúp tôi không? Chiều nay các bạn có chịu viết cho tôi ít hàng thành thực chỉ cho tôi cách phải làm sao để sửa mình không? Tôi sẽ hết sức tu tỉnh lại". Không phải anh ấy diễn kịch đâu. Lòng anh thành thật cho nên làm cảm động tất cả thính giả. Tất cả những người mà 8 ngày trước muốn đem "hành hình" anh thì bây giờ bênh vực anh nhiệt liệt, khen lòng chân thành, khiêm nhượng của anh, sự hăng hái sửa mình của anh. Họ khuyến khích anh, khuyên anh và thú rằng đã có nhiều thiện cảm với anh. Nhưng trong Thánh kinh đã nói: "Câu trả lời nhã nhặn của anh đã làm nguôi hết những sự giận dữ". Khi biết chắc rằng chúng ta có lý, chúng ta phải ráng ngọt ngào và khéo léo tỏ ý kiến của ta với người khác. Nhưng khi chúng ta lầm - mà sự đó thường có lắm, nếu ta thành thật với ta - thì chúng ta phải vui vẻ nhận lỗi liền. Chẳng những sẽ có những kết quả bất ngờ mà như vậy lại còn vui hơn là kiếm cách tự bào chữa cho mình. Xin bạn nhớ kỹ phương ngôn sau này: "Nếu phản kháng lại thì có được cũng không bõ vào đâu. Còn cứ nhịn đi thì được nhiều hơn cái mình muốn nữa". Vậy muốn cho người khác theo ý kiến mình, xin bạn nhớ quy tắc thứ ba sau này: "Khi bạn lầm lỡ, hãy vui lòng nhận lỗi ngay đi".
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Đắc Nhân Tâm.