• 48

Chương 11 phần 2


Số từ: 3404
Dịch: Đỗ Tường Linh
NXB Hà Nội
- Tớ đây, tớ đây. Đang cười nhiều tới mức không gõ nổi.
- Chà ít nhất trò hài kịch chat của tớ vẫn còn hấp dẫn.
Ừm.
- Tớ cũng thấy thực sự rất tuyệt vời khi được gặp cậu.
- Yeah, tất nhiên rồi. Cậu sẽ đưa tớ đi đâu?
- Đưa cậu?
- Trong cuộc phiêu lưu tiếp theo của chúng ta?
- Tớ cũng chưa có kế hoạch gì.
- Oki, vậy tớ sẽ đưa CẬU đi. Thứ Sáu. Công viên Dolores. Buổi hòa nhạc ngoài trời bất hợp pháp. Hãy tới đó nếu không cậu là đồ mười hai mặt.
- Đợi đã gì cơ?
- Cậu không đọc Xnet à? Nó ở khắp mọi nơi. Cậu đã bao giờ nghe nói về Speedwhores chưa?
Suýt nữa thì tôi chết sặc. Đó là ban nhạc của Trudy Doo - và Trudy Doo chính là người phụ nữ đã trả tiền tôi và Jolu cập nhật mã indienet.
- Có tớ nghe rồi.
- Họ tổ chức một buổi biểu diễn lớn và đã có khoảng năm mươi ban nhạc đăng ký, diễn ra tại các sân tennis, mang xe tải với dàn loa tới và chơi cả đêm
Tôi cảm giác như thể mình sống trên hoang đảo vậy. Làm sao mà tôi lại bỏ lỡ điều này chứ? Thỉnh thoảng, trên đường tới trường, tôi có đi ngang qua một hiệu sách của những người theo chủ trương vô chính phủ ở Valencia, chỗ đó treo poster của một nhà cách mạng cũ tên là Emma Goldman với lời chú thích
Nếu tôi không thể nhảy múa, tôi không muốn là một phần trong cuộc cách mạng của bạn.
Tôi đã vắt kiệt toàn bộ tâm sức mới tìm ra cách sử dụng Xnet để tổ chức cho những chiến binh tận tụy phá rối DHS, nhưng vụ này còn
ngầu
hơn rất nhiều. Một buổi hòa nhạc lớn - tôi không biết làm thế nào để tổ chức những sự kiện như thế này, nhưng tôi mừng vì ai đó đã làm.
Và giờ đây, khi nghĩ về nó, tôi tự hào khủng khiếp vì họ đang sử dụng Xnet để làm điều đó.
Ngày hôm sau, tôi giống hệt một thây ma. Ange và tôi đã chat chit - tán tỉnh - tới tận bốn giờ sáng. May cho tôi, hôm ấy là thứ Bảy và tôi có thể ngủ nướng, nhưng trong tình trạng váng vất sau cơn say và thiếu ngủ thì tôi khó có thể kết hợp được hai thông tin đó với nhau.
Cuối cùng thì đến giờ ăn trưa tôi cũng bò dậy được và vác xác xuống phố. Tôi vật vờ đến cửa hàng Thổ để mua cà phê - dạo này, nếu đi một mình, tôi luôn mua cà phê ở đó, như kiểu anh chàng người Thổ và tôi cùng tham gia vào một câu lạc bộ bí mật.
Trên đường, tôi đi ngang qua rất nhiều bức graffiti mới. Tôi thích nghệ thuật graffiti ở Mission; nó thường xuyên xuất hiện trong những tác phẩm trên tường cực lớn và đẹp tuyệt hoặc tranh biếm họa của sinh viên mỹ thuật. Tôi thích một điều là những người mê vẽ graffiti bất hợp pháp ở Mission vẫn tiếp tục hoạt động, ngay trước mũi DHS. Một hình thức khác của Xnet, tôi nghĩ vậy - họ hẳn phải có tất cả các cách để biết điều gì đang xảy ra, ở đâu vẽ được, camera nào đang hoạt động. Tôi thấy có vài camera đã bị phun sơn lên.
Có lẽ họ sử dụng Xnet!
Trên tường rào của một bãi để xe ô tô là dòng chữ phun sơn mới tinh, cao ba mét: ĐỪNG TIN BẤT KỲ AI TRÊN 25.
Tôi dừng lại. Ai đó đã rời
bữa tiệc
tối qua và tới đây cùng với một bình sơn chăng? Rất nhiều người trong số họ sống ở khu vực này.
Tôi mua cà phê rồi lang thang quanh thành phố một chút. Tôi cứ nghĩ mình nên gọi cho ai đó để hỏi xem họ có muốn đi xem phim hay làm gì đó không. Đó là việc tôi thường làm vào một ngày thứ Bảy lười nhác như hôm nay. Nhưng tôi gọi cho ai đây? Van sẽ không nói chuyện với tôi, tôi cũng không nghĩ mình đã sẵn sàng nói chuyện với Jolu, và Darryl...
Chà, tôi không thể gọi Darryl.
Tôi cầm cà phê về nhà, lướt qua các blog trên Xnet. Người ta không thể dùng những blog ẩn danh này để truy ra bất kỳ tác giả nào - trừ khi tác giả đó ngớ ngẩn đến mức tự viết tên mình lên - và có rất nhiều người như vậy. Hầu hết bọn họ thờ ơ với chính trị, nhưng cũng có nhiều người khác không như vậy. Họ nói về trường học và sự bất công ở đó. Họ nói về cảnh sát. Họ tag nhau.
Hóa ra kế hoạch cho buổi biểu diễn ở công viên đã được đăng hàng tuần nay. Nó nhảy từ blog này sang blog khác, tạo thành một phong trào nở rộ mà tôi không hề biết. Và buổi biểu diễn có tên là
ĐỪNG TIN BẤT KỲ AI TRÊN 25.

Chà, điều này giải thích Ange lấy nó từ đâu. Đúng là một khẩu hiệu hay.
Sáng thứ Hai, tôi quyết định sẽ ghé qua hiệu sách vô chính phủ, định bụng sẽ mua một trong những tấm poster của Emma Goldman. Tôi cần một lời nhắc nhở.
Tôi vòng xuống phố 16 và khu Mission trên đường tới trường, đi lên Valencia và đi ngang qua. Cửa hàng đóng cửa, nhưng tôi thấy giờ đóng cửa và biết chắc là họ vẫn treo tấm poster đó.
Lúc đi xuống Valencia, tôi choáng ngợp khi thấy bao nhiêu thứ ĐỪNG TIN BẤT KỲ AI TRÊN 25 ở đó. Một nửa số cửa hàng bày các món đồ ĐỪNG TIN trên cửa sổ: hộp ăn trưa, quần áo ngủ nữ, hộp bút chì, mũ lưỡi trai. Các cửa hàng hippie càng ngày càng trở nên nhanh nhạy hơn, tất nhiên rồi. Khi những khái niệm mới lan tỏa trên mạng được khoảng một hoặc hai ngày, các cửa hàng đã bắt kịp bằng cách bày các sản phẩm lên cửa sổ. Một đoạn video ngắn và vui nhộn trên YouTube của một gã tự phóng mình lên không trung bằng hai ống phản lực chứa nước có ga sẽ hạ cánh xuống hộp thư của bạn vào thứ Hai, đến thứ Ba là bạn đã có thể mua áo phông in hình lấy từ đoạn video đó.
Nhưng thật kinh ngạc khi thấy thứ gì đó nhảy từ Xnet vào các cửa hàng lớn. Những chiếc quần jean mài của các nhà thiết kế với những khẩu hiệu được viết tỉ mẩn bằng mực bút bi cấp ba. Những miếng đắp thêu cầu kỳ.
Tin tốt thường lan nhanh.
Nó được viết trên bảng khi tôi tới lớp học Nghiên cứu Xã hội của cô Galvez. Bọn tôi ngồi xuống bàn, cười với nó. Dường như nó cũng cười lại. Tôi cực kỳ phấn khích với cái ý tưởng rằng tất cả bọn tôi có thể tin tưởng lẫn nhau, rằng kẻ thù có thể bị nhận diện. Tôi biết nó không hoàn toàn đúng, nhưng nó cũng không hoàn toàn sai.
Cô Galvez bước vào, hất tóc và đặt SchoolBook của mình lên bàn rồi khởi động máy. Cô cầm phấn lên, quay mặt về phía bảng. Cả lớp bật cười. Cười vui thôi.
Cô quay lại và cũng bật cười.
Có vẻ như lạm phát đã hạ gục những chuyên gia viết khẩu hiệu của quốc gia. Bao nhiêu người trong số các em biết câu nói này xuất phát từ đâu?

Chúng tôi nhìn nhau.
Dân hippie?
Ai đó lên tiếng và cả lớp cười phá lên. Dân hippie xuất hiện khắp nơi ở San Francisco, cả kiểu cũ - những kẻ nghiện ngập, râu ria xồm xoàm và quần áo tự nhuộm lấy, lẫn kiểu mới - những kẻ thích chưng diện và chơi bóng ném hơn là chống đối lại bất cứ điều gì.

Chà, đúng rồi, dân hippie. Nhưng ngày nay, khi nói đến dân hippie, chúng ta chỉ nghĩ đến quần áo và âm nhạc. Quần áo và âm nhạc chỉ là phụ so với phần chính của cái đã khiến thập niên ấy, những năm sáu mươi, trở nên quan trọng.

Các em đã nghe nói về việc phong trào dân quyền đã đặt dấu chấm hết cho nạn phân biệt chủng tộc, những đứa trẻ da đen và da trắng như các em đi xe buýt đến miền Nam để ký những phiếu bầu cử đen và chống lại sự phân biệt chủng tộc của nhà nước. California là một trong những nơi sản sinh ra nhiều nhà lãnh đạo phong trào dân quyền nhất. Chúng ta luôn quan tâm đến chính trị hơn một chút so với những nơi khác trên đất nước, và California cũng là nơi mà những người da đen có thể tìm được công việc trong các nghiệp đoàn nhà máy như người da trắng, vậy nên họ khá hơn một chút so với bà con của mình ở miền Nam.

Các sinh viên ở Berkeley đã cử một phái đoàn gồm những người tích cực đòi tự do đi về phía Nam, những người này được chiêu mộ thêm người từ các bàn thông tin trong khuôn viên trường đại học, ở Bancroft và đại lộ Telegraph. Có lẽ các em đã thấy những chiếc bàn ấy vẫn còn ở đó tới ngày nay.

Trường Berkeley đã cố dập tắt phong trào này. Hiệu trưởng ra lệnh cấm tổ chức các hoạt động chính trị trong trường, nhưng những sinh viên đòi dân quyền không lùi bước. Cảnh sát cố gắng bắt một anh chàng đang phát tài liệu tại một trong những bàn này và tống anh ta vào một cái xe tải, nhưng ba nghìn người đã bao vây chiếc xe và không cho nó nhúc nhích. Họ không để cảnh sát tống anh ta vào tù. Họ đứng trên nóc xe tải và diễn thuyết về Luật sửa đổi đầu tiên và Quyền tự do ngôn luận.

Việc này đã kích động phong trào đòi quyền tự do ngôn luận. Đó là nơi khởi đầu của trào lưu hippie, nhưng cũng là nơi nhiều phong trào sinh viên cấp tiến xuất hiện. Những tổ chức quyền lực đen(35) như Báo Đen - rồi cả những nhóm đòi quyền lợi cho người đồng tính nam như Báo Hồng. Các nhóm phụ nữ cấp tiến, thậm chí cả ‘những người ly khai đồng tính nữ’ muốn thủ tiêu tất cả đàn ông! Và những người Yippie(36). Đã ai từng nghe về người Yippie chưa?

(35) Black Power: là một khẩu hiệu chính trị và tên để gọi những tư tưởng liên quan khác. Nó là phong trào của người Mỹ gốc Phi.


(36) Hội viên của Đảng Thanh niên Quốc tế (Youth International Party), một nhóm phản văn hóa quyết liệt thành lập năm 1968, hay còn được biết đến với cái tên Yippie.


Có phải họ đã cho Lầu Năm Góc bay lên không ạ?
tôi hỏi. Tôi đã xem một bộ phim tài liệu về vụ này.
Cô Galvez bật cười.
Cô quên mất việc này đấy, nhưng đúng thế, chính là họ! Yippie là những người hippie rất quan tâm đến chính trị, nhưng cách nhìn của họ không nghiêm trọng như cách chúng ta nghĩ về chính trị ngày nay. Họ rất ham vui. Thích chơi khăm. Họ ném tiền vào Sàn Chứng khoán New York. Họ kéo hàng trăm người chống đối đến bao vây Lầu Năm Góc với hàng trăm những kẻ biểu tình và nói một câu thần chú mà người ta cho là để làm tòa nhà bay lên. Họ phát minh ra một loại ma túy gây ảo giác tưởng tượng có thể phun vào nhau bằng súng phun nước, bắn nhau và giả bộ bị kích thích. Họ rất vui vẻ và làm nên những chương trình truyền hình tuyệt vời - một anh hề Yippie tên là Wavy Gravy đã từng tập hợp được hàng trăm người chống đối ăn vận giống ông già Noel rồi các máy quay sẽ chiếu hình ảnh cảnh sát đang bắt giữ, lôi kéo ông già Noel trên bản tin tối hôm đó - và họ đã huy động được rất nhiều người.

Khoảnh khắc hoành tráng nhất của họ là Hội nghị Dân chủ Quốc gia năm 1968, nơi họ kêu gọi các cuộc biểu tình để phản đối chiến tranh Việt Nam. Hàng nghìn người biểu tình đổ về Chicago, ngủ trong công viên và đứng gác hàng ngày. Năm đó, họ đã biểu diễn rất nhiều trò kỳ lạ, ví dụ cho một con lợn tên là Pigasus tranh cử tổng thống. Cảnh sát và người biểu tình chiến đấu trên đường - họ đã làm việc này nhiều lần trước đây, nhưng cảnh sát Chicago không đủ thông minh để chừa các phóng viên ra. Họ đánh các phóng viên, vậy là cả đất nước chứng kiến cảnh con cái họ bị cảnh sát Chicago đánh đập tàn bạo. Họ gọi đó là
cuộc bạo động của cảnh sát
.

Những người Yippie thích nói rằng, ‘Đừng bao giờ tin ai trên 30 tuổi.’ Điều này có nghĩa là những người được sinh ra ở thế hệ trước, khi nước Mỹ đang chiến đấu với kẻ thù như phát xít Đức, không bao giờ có thể hiểu được ý nghĩa của việc họ yêu đất nước mình đủ để phản đối cuộc chiến tranh với Việt Nam. Họ nghĩ rằng đến khi một người bước sang tuổi ba mươi, quan điểm của người đó đã đóng băng và không bao giờ hiểu được tại sao những đứa trẻ ngày nay lại đổ xuống đường, bỏ học và cư xử như một kẻ lập dị.

San Francisco là trung tâm của phong trào này. Những đội quân cách mạng đã được thành lập ở đây. Vì lý lẽ của mình, một vài nhóm đã cho nổ tung các tòa nhà và cướp ngân hàng. Rất nhiều đứa trẻ trong số này đã lớn lên và ít nhiều cũng sinh sống bình thường, trong khi những người khác phải vào tù. Một số người bỏ dở con đường đại học đã làm được những việc lớn lao, tuyệt vời - ví dụ như Steve Jobs và Steve Wozniak, những người đã sáng lập hãng máy tính Apple và phát minh ra chiếc PC.

Tôi thực sự bị cuốn hút bởi câu chuyện này. Tôi đã biết một chút về nó, nhưng chưa bao giờ nghe kể tường tận như thế này. Hoặc có lẽ nó chưa bao giờ quan trọng như lúc này. Đột nhiên, những cuộc biểu tình nghiêm trang, lãng nhách của người lớn trên đường không còn lãng nhách nữa. Những hoạt động như thế cũng có thể tìm được chỗ đứng trong phong trào Xnet.
Tôi giơ tay lên.
Họ có thắng không ạ? Những người Yippie có thắng không ạ?

Cô nhìn tôi thật lâu, như thể cô đang suy nghĩ lại. Không ai nói một lời. Chúng tôi đều muốn nghe câu trả lời.

Họ không thua,
cô nói.
Họ bị dội ngược lại một chút. Vài người bị vào tù vì ma túy hay những thứ khác. Vài người đổi hướng, trở thành những yuppie(37) và tiếp tục đi khắp nơi diễn thuyết về việc họ đã ngu ngốc, tham lam và ngớ ngẩn như thế nào.

(37) Viết tắt của Young Urban Professional: những người trẻ tuổi thành thị chuyên nghiệp, là một khái niệm trong những năm 1980 và đầu năm 1990 để chỉ những người trẻ tuổi từ 20 đến 30 tuổi tầng lớp thượng lưu và trung lưu, ổn định về tài chính.


Nhưng họ đã thay đổi thế giới. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc và sự tuân thủ, phục tùng không nghi ngờ mà mọi người gọi là chủ nghĩa ái quốc đã thay đổi theo một hướng rất khác. Quyền lợi của người da đen, quyền lợi của phụ nữ và quyền lợi của người đồng tính đã được ghi nhận. Quyền lợi của người Mỹ gốc Mỹ La tinh, quyền lợi của người tàn tật, toàn bộ truyền thống quyền tự do công dân được thiết lập hoặc củng cố bởi những con người này. Những phong trào chống đối ngày nay là hậu duệ trực tiếp của những cuộc đấu tranh đó.


Em không thể tin cô đang nói về họ như thế,
Charles lên tiếng. Nó nghiêng người xa khỏi ghế đến mức gần như đứng dậy, gương mặt sắc sảo, gầy gò của nó đỏ bừng. Charles có đôi mắt to, ướt và cặp môi dầy, mỗi khi nó phấn khích trông nó hơi giống một con cá.
Cô Galvez củng cố tinh thần một chút rồi nói,
Em nói tiếp đi, Charles.


Cô vừa miêu tả những kẻ khủng bố. Những kẻ khủng bố thực sự. Bọn chúng cho nổ tung các tòa nhà, cô đã nói thế. Bọn chúng cố gắng phá hủy sàn giao dịch chứng khoán. Bọn chúng đánh cảnh sát, ngăn cảnh sát bắt giữ những kẻ phạm pháp. Bọn chúng tấn công chúng ta!

Cô Galvez gật đầu chậm rãi. Tôi có thể thấy cô đang cố gắng tìm cách để đối đáp với Charles, trông nó như thể chuẩn bị nổ tung đến nơi.
Charles đã nêu lên một điểm thú vị. Những người Yippie không phải người ngoại quốc, họ là những công dân Mỹ. Khi em nói ‘Bọn chúng tấn công chúng ta,’ em cần phải xem xét rằng ai là ‘bọn chúng’ và ai là ‘chúng ta’. Khi mà đó chính là đồng bào của em...


Tào lao!
nó hét lên. Giờ nó đã đứng hẳn dậy.
Sau đó chúng ta đã ở trong một cuộc chiến. Những kẻ này đã viện trợ và tạo điều kiện cho kẻ thù. Rất dễ để nói ai là chúng ta và ai là bọn chúng: nếu bạn ủng hộ nước Mỹ, bạn là chúng ta. Nếu bạn ủng hộ những kẻ bắn vào người Mỹ, bạn là bọn chúng.


Còn ai muốn nhận xét về việc này không?

Vài cánh tay giơ lên. Cô Galvez gọi bọn nó. Vài đứa chỉ ra rằng lý do Việt Nam chống lại người Mỹ là vì người Mỹ đã bay đến Việt Nam và chạy quanh trong rừng với những khẩu súng. Những đứa khác nghĩ Charles có ý đúng, đó là mọi người không nên được phép làm những việc trái pháp luật.
Ai cũng đưa ra những luận điểm thú vị ngoại trừ Charles, nó chỉ hét vào mọi người, ngắt lời khi ai đó bày tỏ quan điểm. Mấy lần cô Galvez phải cố gắng bảo nó đợi đến lượt mình, nhưng nó không nghe.
Tôi tìm kiếm vài thứ trong SchoolBook, điều gì đó mà tôi biết mình đã đọc qua. Cô Galvez nhìn tôi đầy hy vọng. Những người khác dõi theo ánh mắt của cô và im lặng. Thậm chí, sau một hồi thì cả Charles cũng nhìn tôi, đôi mắt to ướt của nó đang bừng lên ngọn lửa thù hằn dành cho tôi.

Em muốn đọc một cái này,
tôi nói.
Nó ngắn thôi. ‘Các chính phủ đều bắt nguồn từ nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân, nên bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ.’

Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Đại chiến hacker.