Q.4 - Chương 246: Cách Vào Thành Của Tiểu La Lị
-
Đại Tranh Chi Thế
- Nguyệt Quan
- 5956 chữ
- 2020-05-09 12:27:28
Số từ: 5949
Nguồn: Vip Văn Đàn
Trước tiên là phụ thân lâm trọng bệnh, sau đó là để vương thái tôn lại làm tin, trung hiếu hai đường, đều không thể bắt bẻ được, khiến cho ta không còn lý do nào mà cố giữ hắn lại nước Ngô. Đứa bé này có qua thêm vài năm nữa cũng chỉ là một đứa trẻ, lúc đó nếu nước Việt thật tìm cơ hội khai chiến với nước Ngô ta, chẳng lẽ ta có thể chịu mọi mắng chửi trong thiên hạ mà đem đứa bé này giết đi sao? Hảo thủ đoạn, hảo mưu kế…
Khánh Kỵ không thể kềm nổi sự chán ghét và muốn giết chết tên câu Tiễn này, bỗng nhiên cái ý nghĩ khiến cho tên Câu Tiễn này trộm gà không thành mà còn mất cả gạo xuất hiện, Khánh Kỵ bế lấy Dự cười lớn:
Tốt, nếu ngươi đã cho Vương thái Tôn làm tin, quả nhân ưng thuận với ngươi. Quả nhân rất thích đứa trẻ này, muốn nhận nó làm nghĩa tử, ngươi có đồng ý chăng?
Câu Tiễn nghe xong lời đề nghị của Khánh Kỵ thì trong lòng vui mừng, tuy nói là do bức bách không còn cách nào khác, hắn chỉ đành nhẫn tâm đưa con trẻ làm tin với nước Ngô, nhưng đứa trẻ này rốt cuộc vẫn là cốt nhục của mình, nếu Khánh Kỵ chịu nhận đứa trẻ này làm nghĩa tử, sau này đứa trẻ sẽ thêm phần an toàn, nghĩ đến đây, Câu Tiễn lập tức trả lời:
Hài nhi của hạ thần, có thể được đại vương để mắt tới, Thần rất đỗi vui mừng.
Ha ha ha…, được!
Khánh Kỵ bế đứa bé, nhè nhẹ tung lên, rồi lại đỡ lấy, chơi vui đến nỗi chiếc miệng nhỏ xíu của Dự cười hi hi, thấy Khánh Kỵ ôm lấy mình không tung lên nữa, Dự còn chưa cam tâm nên đá hai chiếc chân nhỏ xíu, chiếc lưng nhỏ nhắn giẫy giụa, lại có chút chơi chưa chán.
Nước Việt tuy đã mạo phạm quả nhân trước, nhưng niệm tình ngươi đã kịp thời đến thỉnh tội, giao ra tên phản nghịch, lại cho mượn lương thực, hiến tặng gỗ và khoáng thạch, và dịch phu thợ cả, lại cho vương tôn làm tin ở nước Ngô, đủ thấy ngươi thành thật thỉnh tội, từ đây quả nhân sẽ miễn tội cho Câu Tiễn, tạm đưa vào dịch quán cư ngụ, đợi khi lương thực và gỗ được chuyển đến nước Ngô, thực hiện xong khế ước, sẽ cho câu Tiễn về nước. Bãi triều!
Câu Tiễn vội vàng nói:
Đại vương, vú nuôi của đứa bé…
Khánh Kỵ trầm ngâm một lúc, biết đứa trẻ này vẫn còn nhỏ tuổi, nếu không giữa lại vú nuôi bên cạnh, Câu Tiễn sẽ khó tránh hoài nghi hắn muốn trộm long tráo phụng, vàng thau lẫn lộn, bèn cười nói:
Đứa bé đã quen thuộc với vú nuôi, đương nhiên cũng được lưu lại, ha ha…, ngươi cứ yên tâm, đứa bé này vẫn là người chủ tương lai của nước Việt, quả nhân sẽ cho người tận tâm chăm sóc, hai nước Ngô Việt, từ đây sẽ là huynh đệ chi bang, vĩnh kết hảo hữu!
Gánh nặng trong lòng Câu Tiễn đã được bỏ xuống, người đứng trên bậc người đứng dưới bậc, mỗi người đều ôm một mưu đồ riêng mà cười …
Mắt nhìn Câu Tiễn rời khỏi, nụ cười trên môi Khánh Kỵ vụt tắt, trao đứa bé cho một thái giám, căn dặn:
Chuẩn bị xe ngựa, quả nhân phải đến Nhâm phủ một chuyến, mang theo cả vú nuôi và Việt vương tôn.
Phủ đệ Nhâm gia, xe ngựa của Khánh Kỵ lặng lẽ chạy đến.
Nhâm Nhược Tích là người ưa sạch sẽ, mỗi ngày mục dục ba lần. Lúc này đã là chiều, nàng mặc một chiếc áo mỏng nhẹ và thoải mái, vừa từ trong dục thất trở về phòng mình. Thị nữ đang đứng phía sau chảy lại mái tóc bồng bềnh như mây của nàng, bỗng nhiên, nghe vài tiếng gõ cửa bên ngoài, một giọng nói nhỏ nhẹ vang lên:
Tiểu thơ, đại vương đã đến.
Sao?
Nhâm Nhược Tích kinh ngạc, vội vàng đứng dậy nói:
Sao đại vương lại đến, mau mau thay xiêm y cho ta.
Nhìn bộ dạng tóc tai đang rối của mình trong gương, nàng luống cuống chân, lại ngồi trở xuống, gấp gáp nói:
Mau qua đây, giúp ta chải lại tóc.
Vài nô tì ở cạnh bên nàng rối hết cả tay chân, vừa bới lại tóc cho nàng xong, đã nghe tiếng bước chân đang đi trên hành lang, cánh cửa vừa mở, vài thị nữ bên cạnh Nhâm Nhược Tích gấp gáp quỳ lạy:
Nô tì tham kiến đại…
Miễn lễ bình thân, các ngươi lui ra.
Vài thị nữ lập tức làm theo lời lui ra, Nhâm Nhược Tích lúc này mới đỏ cả mặt mà quay người lại thi lễ nói:
Thần thiếp tham kiến đại vương.
Miễn đi, miễn đi
Khánh Kỵ mỉm cười ngắm nhìn nàng, Nhâm Nhược Tích khuôn mặt tuyệt đẹp, đôi mắt như tranh vẽ, làn da mới vừa mục dục xong của nàng trắng trẻo hồng hào, mịn màng mượt mà, vừa săn chắc như thiếu nữ, lại vừa ung dung yêu kiều như thiếu phụ.
Khánh Kỵ khen ngợi:
Tuyệt đẹp, nghĩ lại thì khi mỹ nhân vừa mục dục xong càng thêm xinh đẹp tuyệt trần, tiếc là quả nhân đã đến chậm một bước, quả là không có được phần phước này.
Đâu phải đại vương chưa từng thấy qua.
Nhâm Nhược Tích yêu kiều liếc hắn:
Nhược Tích chuyến này trở về đô thành, không hề báo hành tung cho đại vương biết, sao đại vương lại gấp gáp đến đây, làm cho thiếp không kịp điểm tô son phấn, thật là thất lễ với đại vương.
Khánh Kỵ cười nói:
Nàng là chuẩn vương phi của quả nhân, hành tung của nàng dù không nói ra, cũng tự có người đến báo với ta. Uhm, kỳ thực ngày trước nàng vừa về đến là ta đã biết, nhưng cho đến lúc này ta mới có thể đến thăm nàng được, ta và nàng trước giờ gặp nhau ít nhưng xa nhau nhiều, chẳng ngờ đến lúc nước Ngô đã được yên ổn, quả nhân vẫn cứ bận rộn thế này.
Khánh Kỵ vừa nói vừa mở rộng đôi tay ôm lấy Nhược Tích vào lòng, hai người cùng ngồi trên chiếc giường. Tông Bá và Hành Nhân đã đưa sính lễ sang Nhâm Phủ, đã chính thức xác định thân phận vương phi của Nhâm Nhược Tích, chỉ còn chờ Quý Thị và Thúc Thị nước Lỗ đưa nữ nhi sang thành thân, thì có thể cùng lúc nhập cung với Diêu Quang và Tiểu Man. Danh phận phu thê đã định, nên khi gặp nhau riêng tư thế này, cũng có phần ung dung và thoải mái hơn, Nhâm Nhược Tích cũng không thận trọng như trước nữa.
Đại vương, sứ giả nước Sở đã được an bài xong rồi à?
Đương nhiên, không chỉ có sứ giả nước Sở, Câu Tiễn nước Việt cũng vừa đến Cô Tô.
Câu Tiễn? Hắn đến làm gì?
Khánh Kỵ kể lại đầu đuôi câu chuyện, rồi hỏi:
Nhược Tích, Nàng thấy sao?
Nhâm Nhược Tích dựa vào trước ngực hắn, chăm chú suy nghĩ rồi nói:
Nước Việt đối với nước Ngô, trước giờ vẫn chưa từng có ý tốt gì, bây giờ không có, sau này cũng sẽ không có. Nước Việt bị nước Ngô áp chế ở một góc Đông Nam, con đường quan trọng để họ bắc tiến đến Trung Nguyên, liên hệ với các nước chư hầu trong thiên hạ đã bị nước Ngô khống chế, cứ như một con đại bàng mà bị cắt đi đôi cánh, nếu Việt Vương là một người biết an phận thủ thường không có dã tâm thì cũng đành, bằng không, cho dù ai làm Việt Vương, thì việc đầu tiên chính là đánh bại nước Ngô, nếu không đánh được nước Ngô, nước Việt vĩnh viễn không có ngày được xuất đầu lộ diện. nào là huynh đệ chi bang, vĩnh thế hảo hữu, đều không thể tin được, Đại vương sao không nhân cơ hội này mà lấy mạng của Câu Tiễn?
Ha ha, đúng là cách nghĩ của phụ nữ!
Khánh Kỵ ôm lấy chiếc eo nhỏ nhắn mềm mại của nàng, hôn nhẹ lên đôi môi đỏ hồng:
Mối họa của nước Ngô là nước Việt, chứ không phải là Câu Tiễn. Giết Câu Tiễn, diệt nước Việt, đây là chuyện tuy một mà hai, tuy hai mà một, nếu hiện giờ quả nhân không thể thu phục nước Việt, vậy thì giết một tên Câu Tiễn có tác dụng gì. Hôm nay giết một tên Câu Tiễn, chắc gì ngày mai ở nước Việt sẽ không xuất hiện một tên Câu Tiễn khác? Thời cơ chưa chính mùi ngược lại sẽ bị nắm thóp. Tên Câu Tiễn đó có thể nhẫn nhịn đến thế, chẳng lẽ quả nhân lại không thể nhẫn nhịn sao?
Nhâm Nhược Tích thở dài:
Đại vương không bị những thủ đoạn của Câu Tiễn mê hoặc là tốt, nhưng vậy cũng đâu cần nhận hài nhi của hắn làm nghĩa tử, có thêm danh nghĩa phụ tử này, sau này đại vương dụng binh với nước Việt, khó tránh vướng tay vướng chân, chẳng làm được gì.
Ai nói thế?
, Khánh Kỵ cười gian xảo:
Ta lại nghĩ rằng có thêm danh phận này rồi, càng lợi cho ta hành sự sau này.
Nhâm Nhược Tích ngồi thẳng dậy, hỏi:
Vậy vương thái tôn nước Việt, hiện đang được nuôi dưỡng trong cung sao?
Khánh Kỵ mỉm cười nói:
Không, ta đã đem đến đây cho nàng, chút nữa nàng an bài thỏa đáng, để đứa bé vào ở trong Nhâm gia bảo.
Nhâm Nhược Tích kinh ngạc:
Nhâm gia Bảo? Đứa bé này được giữ lại nước Ngô làm con tin, thân phận khác người thường, để đứa bé ở tại Nhâm gia bảo, điều này… có thích hợp hay không?
Có gì mà không thích hợp, dựa vào lực lượng của Nhâm Gia Bảo, muốn bảo vệ một đứa bé chẳng phải dễ như trở bàn tay sao?
Khánh Kỵ mỉm cười:
Đứa bé đó trông rất đáng yêu, ta không muốn giữ nó trong cung, đã là người thì nhất định sẽ có tình cảm, nếu giữ đứa bé lại bên cạnh lâu ngày, ta e sẽ ảnh hưởng đến quyết đoán của ta sau này.
Đại vương…
, Nhâm Nhược Tích lo lắng nhìn hắn, lắp bắp nói:
Đại vương dự tính… dự tính sau này sẽ làm gì đứa bé?
Khánh Kỵ cười, bản tính người mẹ của con gái đúng là dạt dào, vừa nãy nàng còn trách sao Khánh Kỵ không một kiếm giết chết Câu Tiễn, nhưng đối với đứa bé, dù là một đứa bé không có can hệ gì với mình, nàng ấy cũng đã động lòng thương xót.
Nàng yên tâm đi, đứa bé là vô tội, ta sẽ không làm hại nó, nhưng thân phận đặc thù của nó, đã xác định rõ ràng lập trường giữa ta và nó, đã xác định có một số việc nó nhất thiết phải gánh chịu và đối mặt. Sau này, cũng có thể ta sẽ đoạt lấy một số cái của nó, nhưng ta sẽ tặng cho nó những món khác, ta tin rằng như vậy đối với nó, đối với tử tôn của nó mà nói, không phải là họa, mà là phước.
Nhâm Nhược Tích nghe xong cũng không hiểu cho lắm, nhưng nàng biết việc này có liên quan đến mối quan hệ trọng đại giữa hai nước trong tương lai, hiện giờ Khánh Kỵ sẽ không nói quá rõ ràng với nàng, bèn nói:
Nếu đã vậy thì, chàng cứ yên tâm. Là vua một nước, có lúc khó tránh phải dùng một số thủ đoạn, nhưng… hễ nghĩ đến việc chàng sẽ ra tay với một đứa trẻ vô tội, thiếp vẫn cảm thấy khó chịu.
Đương nhiên là không, người, có chuyện nên làm, có chuyện không nên làm, không phải cứ vì đạt được mục đích mà bất chấp thủ đoạn. Người như thế, có khác gì so với cầm thú?
Khánh Kỵ vỗ vỗ vào vai của nàng, nhẹ nhàng cười nói:
Đợi khi nàng sinh cho ta một hài nhi nàng sẽ biết, ta rất là thích trẻ con.
Nhâm Nhược Tích ngay tức thì thẹn thùng đỏ mặt, nhỏ nhẹ nói:
Nói một hồi chàng lại không nghiêm túc, ai phải sinh hài nhi cho chàng chứ?
Khánh Kỵ nghiêm mặt nói:
Nam nữ yêu nhau, nối dõi tông đường, việc đại sự như thế, còn có việc gì nghiêm túc hơn chứ?
Đôi tay Khánh Kỵ đột nhiên ôm chặt hơn, kề sát bên tai Nhâm Nhược Tích nói nhỏ nhẹ:
Ta và nàng danh phận đã định, chi bằng hôm nay cùng quả nhân làm chuyện nghiêm túc thì thế nào?
Thiếp mới không thèm…
, Nhâm Nhược Tích cười rồi ngồi dậy muốn chạy ra, bị Khánh Kỵ kéo, lại ngã ngay vào người hắn.
Khánh Kỵ vừa rút cây ngọc trâm trên tóc nàng, vừa nhỏ nhẹ nói:
Còn mắc cỡ gì, nàng đã là người của ta rồi, chẳng lẽ có thể chạy thoát khỏi tay ta sao?
Cây ngọc trâm vừa được rút ra, mái tóc đen và xinh đẹp của nàng xõa xuống, tóc dài đến tận eo, đôi mắt mơ màng của nàng như chứa đầy những cơn sóng nhỏ, một cảm giác khó tả đã làm rung động đến tâm hồn Khánh Kỵ. Nhâm Nhược Tích lúc này trông thật có phong vị của nữ nhi, trong tích tắc như đã nhóm lên ngọn lửa trong lòng Khánh Kỵ.
Hãy giao nàng cho ta
, Khánh Kỵ dùng giọng nhỏ nhẹ nói:
Diêu Quang và Tiểu Man còn nhỏ tuổi, quả nhân không muốn họ sớm sinh đẻ, Nhược Tích, nàng hãy vì quả nhân… sinh một tiểu vương tử đầu tiên, được không?
Đầu óc Nhâm Nhược Tích như đang quay cuồng, giống như vừa bị ai đó trút một ly rượu nồng, đôi mắt nàng say, thân thể nàng say, lòng nàng cũng say, say đắm trong những lời nói ngọt ngào của Khánh Kỵ, nàng không hề chống cự đã được Khánh Kỵ cởi thắt lưng, trút bỏ chiếc áo tơ mỏng.
Thân thể nàng trông đẹp đẽ vô cùng, mái tóc đen bồng bềnh và thân thể trắng nõn nà như tuyết tương phản nhau đến là thú vị, dung nhan tú lệ trông thật đáng yêu, đôi vai thon thả và bộ ngực nở nang đầy đặn như tạo nên những đường cong uyển chuyển.
Khánh Kỵ ngắm nhìn đến nỗi si mê, hơi thở cũng dần gấp gáp hơn, tay hắn ôm lấy thân thể như ngọc như ngà của mỹ nhân, nhẹ nhàng đè nàng xuống giường, vuốt ve cơ thể nàng. Nhược Tích đã bị cái lưỡi của hắn chặn lại trên môi, chỉ có thể phát ra những tiếng rên nhỏ nhẹ.
Sau một hồi âu yếm vuốt ve, Nhâm Nhược Tích hơi thở gấp gáp, trong đôi mắt nàng như long lanh nước, vẻ mặt như đang ý loạn tình mê. Nàng đã động tình, lúc này đã không thể suy nghĩ được gì nữa. Cuối cùng nàng bỏ luôn chút thận trọng cuối cùng, ôm chặt lấy hắn, nhỏ nhẹ thì thầm:
Đại vương, hãy yêu thiếp…
Được!
Khánh Kỵ gỡ bỏ đôi hoa tai óng ánh của nàng, đôi tay từ từ di chuyển về phía dưới, nâng chiếc mông tròn trịa của nàng, nhỏ nhẹ nói bên tai nàng:
Bây giờ, để chúng ta cùng làm chuyện nghiêm túc nhé…
Sứ giả hai nước Ngô Sở trong cùng một ngày đến Cô Tô, nhưng Khuất Đoan nước Sở chỉ ở lại trên núi Cô Tô ba ngày, đã sợ cuống cuồng mà về nước. Hắn đã mất một món tiền lớn mới được chức quan này, nên không muốn bệnh chết ở nước Ngô, để cho tên Phí Vô Kỵ lại đem bán chức quan của hắn cho người khác với giá tiền tốt hơn.
Còn Câu Tiễn muốn đi cũng đi không được, mỗi ngày đều gióng mắt mà trông bên Nước Việt mau chóng đem lương thực, khoáng thạch đến, để sớm thực hiện lời hứa với nước Ngô và đón hắn trở về. Hắn biết, không ít người Ngô hận hắn đến tận xương tủy, rất nhiều người đều mong Khánh Kỵ đem hắn đi chém, nếu cứ tiếp tục ở lại nước Ngô, Khánh Kỵ có thể nào một ngày nào đó đột nhiên hối hận mà thay đổi chủ ý.
Câu Tiễn vẫn chưa chờ được tin tức của nước Việt, thì sứ giả nước Sở lại đến. Trước khi Câu Tiễn đi sứ sang Ngô vì để đề phòng vạn nhất, nên đã phái sứ giả đến bái kiến Phí Vô Kỵ, để chuẩn bị cho đến lúc then chốt thì gây áp lực với nước Ngô. Nay Khánh Kỵ không có ý gây khó dễ cho câu Tiễn, nên Phí Vô Kỵ cũng không cần phí sức lực, mà được hưởng trắng một mớ châu báu và mỹ nữ, nhưng cái mà hắn quan tâm nhất vẫn là số châu báu đã bị nước Ngô cướp đi, nên lần này sứ giả mà hắn phái đi kiên cường hơn Khuất Đoan nhiều. Được biết Câu Tiễn không bị hề hấn gì, nên vị sứ thần này bèn thực hiện sứ mệnh thứ hai, kịch liệt chỉ trích nước Ngô đã tham lam nuốt trọn số tài phú của nước Sở, yêu cầu họ giao ra bảo vật. Về phần nước Ngô thì cứ khẳng định chắc nịch là số tài phú đã bị ngọn lửa của Phù Sai đốt thành tro bụi, sứ giả nước Sở lại không thể xông vào nội cung để mà tìm chứng cớ, nên đôi bên chỉ là đấu võ mồm với nhau mà thôi, đấu võ mồm với nhau đến mất cả vui, vị sứ giả đó đến cuối cùng cũng chẳng lo gì đến đám quyền quý nước Sở đang ngắm phong cảnh ở trên núi Cô Tô, thì đã tức tối bỏ về nước rồi. Nghe nói Ngô và Sở đang gây nhau ác liệt, Câu Tiễn thầm mừng trong bụng, nhưng nay hắn thân đang ở tại Cô Tô, nên đại kế nước Sở và nước Việt cùng nhau chống lại nước Ngô trong nhất thời không thể thực hiện được. Câu Tiễn ngày ngóng đêm mong, cuối cùng cũng mong được tin tức của nước Việt. Số lương thảo, vật liệu và những người thợ vừa qua đến biên giới, Kinh Lâm đã cho người cưỡi ngựa nhanh đưa tin về Cô Tô, Khánh Kỵ cũng rất mau lẹ, vừa hay tin đã liền căn dặn trong cung thiết đại yến tiêc, để tiễn Câu Tiễn về nước.
Câu Tiễn được trở về nước, gánh nặng trong lòng đã được trút bỏ, nhất thời mặt mày hớn hở, tinh thần phấn chấn. Trong yến tiệc ăn uống no say, cười nói vui vẻ. Rượu quá tam tuần, hắn bèn nâng ly, mời rượu Khánh Kỵ nói:
Hoàng tại thượng lệnh, chiếu hạ tứ thời, tính tâm sát từ, nhân giả đại vương. Cung thân hồng ân, lập nghĩa hành nhân. Cửu đức tứ tấc, uy phục quần thần. Vu hồ hưu tai, truyền đức vô cực, thượng cảm thái dương, giáng thuỵ dực dực. Đại vương trường thọ vạn tuế, trường bảo Ngô quốc. Uy danh khắp tứ hải đều thừa nhận, chư hầu tuân phục. Xin kính người ly rượu này, vĩnh thọ vạn phúc!
Nói xong quỳ xuống hành đại lễ, nâng ly uống cạn. Khánh Kỵ mỉm cười, cũng nâng ly nhấp môi một ngụm, sau khi nhận xong lễ này của hắn, Câu Tiễn quay về chỗ ngồi, thần sắc ung dung, rò ràng hắn nhìn thấy kế bên có người gai mắt vì những lời nói nịnh hót của hắn, mà vẫn thản nhiên như không có gì.
Chúc Dung thấy vậy cười lạnh lùng, nhè nhẹ nghiêng người, thì thầm với Yểm Dư:
Để ấu tử phải làm tin ở nước Ngô, đến lúc gần về cũng không lo đến thân thích, cũng chẳng cầu được gặp mặt, người này quả là không có lương tâm.
Yểm Dư khẽ cười, đáp lại:
Chưa hẳn là thế, chỉ là tâm đủ tối, và da đủ dày thôi!
Ở bàn thiện án bên kia, Anh Đào cũng đang thì thầm to nhỏ, hắn nói nhỏ với Tôn Vũ, Tôn Vũ ngước mắt nhìn, tuỳ tiện liếc nhìn Câu Tiễn, rồi lại mỉm cười, nhỏ giọng đáp:
Anh tướng quân đừng xem thường hắn, hắn cố tình làm như thế, tỏ ra khiêm nhường, chẳng qua là vì muốn đại vương xem thường hắn mà thôi.
Ồ? thì ra tên tặc tử này có ý đồ khác!
Anh Đào lại trợn mắt liếc Câu Tiễn, lại nhỏ giọng nói với Tôn Vũ:
Người này lòng dạ khó lường, không phải là láng giềng tốt, thả hắn về nước, chẳng khác nào thả hổ về rừng. Đại Vương đã căn dặn không được giết hắn, hà cớ gì chúng ta không âm thầm ra tay?
Tôn Vũ nhấp một ngụm rượu, lớn tiếng nói vài câu vui đùa với mọi người, rồi lại thì thầm nói với Anh Đào:
Ngươi có kế sách gì?
Anh Đào mắt nhìn lướt qua xung quanh, nhỏ giọng đáp:
Nếu như Câu Tiễn trên đường trở về bị thổ phỉ giết, vậy là không liên can gì đến ta rồi?
Tôn Vũ cười nhạt, lắc đầu đáp:
Chỉ cần Câu Tiễn chết trên đất Ngô, bất luận là lý do gì, cũng khó tránh miệng lưỡi thiên hạ.
Anh Đào chậc lưỡi, không cam tâm nói:
Vậy thì, cứ để hắn như thế về nước sao?
Tôn Vũ đưa mắt nhìn Khánh Kỵ, Khánh Kỵ đang cầm đũa gấp thức ăn, bất chợt vén tay áo nâng ly, cùng với các đại thần kính rượu mình, lúc Tôn Vũ đưa mắt nhìn lên, Khánh Kỵ như có cảm giác, ánh mắt hắn cũng nhìn lại về phía Tôn Vũ, anh mắt hai người gặp nhau, Khánh Kỵ mỉm cười, dường như đã nắm được toàn bộ tâm tư của hắn trong lòng.
Tôn Vũ thôi nhìn, nâng ly uống cạn, rồi nhẹ nhàng buông ly xuống bàn, nói:
Tâm tư của đại vương ngày càng kín đáo, mỗi khi ra mưu kế cứ như ngựa chạy trên không, không hề để lại dấu vết, khiến người không thể đoán được. Ta cũng chưa đoán được đại vương đang có dự tính gì, nhưng… ta nhìn thấy được, đối với hạng người như Câu Tiễn, đại vương còn nhìn sâu và thấu đáo hơn cả ta và ngươi, đối phó với hắn, thiết nghĩ đại vương cũng đã có kế, nếu chưa được đại vương ra hiệu, ngươi không nên manh động, kẻo làm hỏng việc tốt của đại vương.
Anh Đào nghe xong bán tín bán nghi, nhưng thấy Tôn Vũ nói một cách trịnh trọng, Anh Đào chỉ đành gạt bỏ cái ý nghĩ này.
Sau yến tiệc, Khánh Kỵ bày đầy đủ nghi lễ, đích thân tiễn Câu Tiễn ra Xà Môn. Khánh Kỵ nhận Dự làm nghĩa tử, nên cũng như có tình huynh đệ với Câu Tiễn, được Ngô vương Khánh Kỵ đích thân đưa tiễn, cũng không có gì là quá đáng, chỉ là lần này lễ nghi rất long trọng, rất nhiều bá tánh trong thành xếp hàng dài đứng xem. Trong chốc lát ở đầu thành Cô Tô lại trở nên huyên náo hơn.
Ngoài Xà Môn, Câu Tiễn dừng bước. Tạ lễ lần nữa, mời Ngô vương trở về. Khánh Kỵ dừng bước cười nói:
Vương nhi Dự ngoan ngoãn dễ thương, Vương phi Nhâm thị của quả nhân vô cùng yêu thích, nay đã đưa đến ở tại Nhâm Gia Bảo, thái tử đang nóng lòng muốn trở về, không thể gặp mặt Dự một lần, thật là đáng tiếc.
Câu Tiễn vội đáp:
Thần phụ bệnh đã lâu, Câu Tiễn luôn lo lắng trong lòng, nay được lệnh của đại vương, há dám chậm trễ lên đường sao? còn Dự nhi, được đại vương yêu thích, có đại vương chăm sóc, có khác nào phụ thân thân sinh. Do đó, thần rất là an tâm.
Khánh Kỵ cười cười, đưa tay ra hiệu cho người mang lên rượu tiễn đưa, nói:
Hai nước Ngô Việt, hiềm khích đã lâu, nay thái tử đích thân đi sứ sang, thỉnh tội với nước Ngô, quả nhân đã miễn tội nhận tử, cũng đã biểu thị thành ý của quả nhân. Nguyện hai nước Ngô Việt từ đây hoá can qua thành ngọc bạch, đời đời hảo hữu, quả nhân và thái tử cùng nhau nỗ lực vì điều này!
Câu Tiễn nâng ly, nghiêm mặt nói:
Đại vương miễn tội chết cho thần, được sống mà quay về nước. Tình sâu nghĩa nặng này, Câu Tiễn không dám phụ lòng, nguyện cùng nước Ngô, vĩnh kết hảo hữu, có trời đất và thần linh chứng giám, nếu trái lời, trời chu đất diệt.
Nói xong nâng ly uống cạn, Khánh Kỵ gật đầu, cũng nâng ly uống cạn, cười nói:
Tiễn quân ngàn dặm, cũng có lúc chia tay. Quả nhân dừng bước tại đây, chúc thái tử bình an.
Tạ đại vương!
Câu Tiễn vái dài tận đất, quay người lên xe, cùng với đoàn binh sĩ hộ tống của nước Ngô chầm chậm rời khỏi Cô Tô. Xe giá vừa khởi động, chầm chậm lăn bánh, cho đến khi qua một chiếc cầu nhỏ, ngón tay cái bị Câu Tiễn nắm chặt trước ngực giờ mới được buông lỏng:
Khánh Kỵ quả không nuốt lời, quả nhiên thả ta về nước. Lần sang sứ nước Ngô này, đã hoá giải được mối nguy nước Ngô phạt Việt, để cho nước Việt ta có cơ hội thở phào nhẹ nhõm, ngày sau khi có cơ hội…, hôm nay ta đã bò dưới chân ngươi thế nào, ngày sau ta bắt ngươi trả lại thế ấy!
Đoàn xe của Câu Tiễn đã đi xa, Khánh Kỵ quay trở về thành, nhưng khi thấy trên thành dưới thành đều là con dân nước Ngô, Khánh Kỵ bèn vẫy tay với họ, biểu thị chút tâm ý. Sau khi Khánh Kỵ thu phục Cô Tô rất là biết lo cho dân, những gì hắn làm đã nằm sâu trong tim của mỗi người dân, vừa thấy Khánh Kỵ vẫy tay, các bá tánh phút chốc đứng cả dậy, huyên náo hô hào đại vương, vui mừng hớn hở, lòng kính yêu của họ đều bộc lộ trong từng câu hoan hô.
Khánh Kỵ thấy vậy không tiện bước vào xe, chỉ đành mỉm cười tiếp tục vẫy tay với người dân. Lúc đó, trong đám đông có ba người quần áo rách rưới không ngừng hô to đại vương, đồng thời cố gắng chen lên trước, những thị vệ thân cận của Khánh Kỵ hợp thành một bức tường người, để ngăn không cho mọi người tiến gần đại vương, lúc này thấy có ba người miệng gọi và muốn xông qua, các binh sĩ liền chĩa mũi mâu ra ngoài, miệng la lớn:
Đứng lại, đứng lại, đại vương khởi giá, đừng đứng đó mà cản đường.
Hai người nam tử quần áo rách rưới bị trường mâu cản lại, mắt nhìn Khánh Kỵ sắp rời đi, mà mắt mở to lại không biết phải làm sao, tuy họ đã lớn tiếng kêu gào, nhưng do bá tánh xung quanh cũng đang hô to đại vương, âm thanh vang vọng đến tận biển tận núi, nên đã hoàn toàn lấn áp tiếng êu gào của họ, ngay cả những người ở gần bên cũng không nghe thấy.
Một tên tiểu ăn mày kế bên trên mặt dính nào là tro nào là bùn thấy tình hình như thế bèn đứng vững chân, rồi đưa tay vào trong ngực, lấy ra một món đồ, cố hết sức ném về phía Khánh Kỵ
Không hay rồi, có thích khách!
tên binh sĩ đó không ngờ rằng một tên ăn mày nhỏ nhoi lại cất giữ vũ khí trong người, hắn ngăn lại không kịp, lập tức hét to. Khánh Kỵ đã nhiều phen chết đi sống lại, nay hắn đã là đại vương, trước mắt vẫn chưa có người nối dõi, giang sơn nước Ngô có thể nói hoàn toàn được định đoạt trên sự an nguy của hắn, cho nên khi đã vào Cô Tô thành, Tôn Vũ đã chọn ra một số võ sĩ tinh nhuệ trung thành, do Cấm Vệ Thống Lĩnh Viên Tố đích thân huấn luyện võ nghệ, để trở thành thị vệ bên cạnh Khánh Kỵ.
Những người này phản ứng mau lẹ, vừa thấy trên không trung có một dị vật, đang bay về hướng Khánh Kỵ, họ lập tức lao đến, một tên binh sĩ đã giương thuẫn đỡ lấy,
bốp
một tiếng đã đỡ được vật lạ đó, Khánh Kỵ đang đứng đó mỉm cười vẫy tay không hề có đề phòng, đã bị một đám thân binh loạn tay loạn chân giữ hắn nằm sấp xuống đất, chỉ nghe những tiếng
bùm bùm loảng xoảng
vang lên, các tấm khiêng đã che chắn xung quanh và trên dưới Khánh Kỵ đến nỗi mưa gió cũng không lọt qua được.
Bá tánh xung quanh kinh hoàng la lớn:
Đại vương bị hành thích!
trong phút chốc chạy toán loạn cả lên, đội thị vệ của Khánh Kỵ như gặp đại địch đến, mười mấy tay kiếm vây lấy chung quanh Khánh Kỵ, các cung thủ thì giương cung sẵn sàng, mũi tên sắc nhọn hướng về phía đám đông, bất cứ lúc nào cũng có thể bắn, ngoài ra còn có các binh sĩ cầm mâu cầm thương tiến về phía ba tên ăn mày, mười mấy cây trường mâu trông cứ như là gai nhọn trên lưng nhím, lập tức xù ra, hướng vào những chỗ trống chung quanh ba tên ăn mày, vây chặt lấy họ.
Ba người này thấy tình hình thay đổi nhanh chóng sợ đến nỗi trợn tròn mắt há hốc mồm ra, tên tiểu ăn mày mới lúng túng giải thích nói:
Ta… ta chỉ là muốn gọi thúc ấy mà thôi…
Những mũi dao sắc nhọn xung quanh dao động, tên tiểu ăn mày giật nảy mình, đột nhiên mở to họng, hét to đến tận mây xanh:
Khánh Kỵ đại thúc, ta sắp chết rồi!
Lúc này trên phố không còn tiếng kêu la, nên tiếng gọi cao mấy đề-xi-ben này nghe rất rõ ràng. Khánh Kỵ nghe tiếng gọi này rất quen tai, nên vội vàng đẩy những chiếc thuẫn đang che hắn đến độ mưa gió không lọt ra, lồm cồm bò dậy một cách thảm hại. Nhìn tứ phía nói:
Vừa nãy ai đã gọi quả nhân?
Là hắn, tên tiểu ăn mày đó. Ăn mày mà to gan dám gọi tên huý của đại vương!
Hữu vệ binh Sở Kiệt phẫn nộ hét to về phía tên tiểu ăn mày.
Khánh Kỵ nhìn theo hướng tay hắn chỉ, nhìn thấy tên tiểu ăn mày, liền ngây người ra. Tên tiểu ăn mày thấy hắn nhìn mình, cũng không màng đến những mũi mâu sắc nhọn đang vây chung quanh, vội vàng giơ tay nói:
Đại thúc, là ta, ta là Thi Di Quang đây.
Di Quang?
Khánh Kỵ hoảng hốt, vội vã đẩy những hộ vệ ra tiến lên phía trước, đồng thời căn dặn:
Sở Kiệt, hãy thu lại người ngựa của ngươi, đừng làm kinh động đến bá tánh, họ không phải là thích khách.
Khánh Kỵ vừa hạ lệnh, những mũi mâu sắc bén xoạt một tiếng đã được thu lại hết, Khánh Kỵ đi đến bên cạnh Thi Di Quang. Thi Di Quang bổ nhào vào trong lòng hắn, hai tay ôm lấy eo hắn, vùi đầu khóc nức nở.
Khánh Kỵ liền an ủi nói:
Đừng sợ, đại thúc ở đây, sẽ không ai làm hại ngươi đâu, ngươi đến đây với ai, cha ngươi đâu?
Khánh Kỵ vừa hỏi, vừa đưa mắt dáo dác tìm trong đám đông, những đã nhìn qua nhìn lại hết hai lượt, vẫn không thấy bóng dáng của Thi lão đại, nhưng lại bị thu hút bởi hai nam tử quần áo rách rưới.
Thi Di Quang nghe hắn nhắc đến phụ thân, càng khóc thê thảm hơn, hai người đó do dự một hồi, mới bước đến trước mặt Khánh Kỵ, chấp tay thi lễ nói:
Đào thần nước Sở Phạm Lãi, Văn Chủng, tham kiến đại vương
Khánh Kỵ ngạc nhiên nói:
Quả nhiên là các ngươi, sao các ngươi lại ăn mặc như thế, sao Thi Di Quang lại đi chung với các ngươi?
Phạm Lãi lắc đầu thở dài nói:
Việc này quả thật một lời khó mà nói hết được, à… đại vương quen biết Di Quang sao?
Khánh Kỵ càng ngạc nhiên hơn, hắn nhìn chung quang, nói:
Việc này… quả nhân cũng một lời khó nói hết được, vả lại đây cũng không tiện nói chuyện, nào, các ngươi hãy cùng quả nhân lên xe, chúng ta về thành nói tiếp.
Hai người họ hoảng hốt nói:
Không dám, mời đại vương lên xe, Phạm Lãi, Văn Chủng đi theo xe là được.
Khánh Kỵ không lấy làm ngạc nhiên nói:
Các ngươi và quả nhân vẫn là bằng hữu cũ, đã đến đây thì là khách, đừng chấp nhặt lễ quân thần. Mau cùng quả nhân lên xe.
Hắn nói xong bèn ngồi xổm xuống, lau nước mắt cho Thi Di Quang, nhỏ nhẹ nói:
Di Quang, theo thúc thúc về nhà nhé, có việc gì thúc thúc sẽ làm chủ cho ngươi, được chưa nào?
Uhm!
Thi Di Quang mặt đầy nước mắt, khóc thút thít mà gật đầu, đôi tay nhỏ bé vẫn nắm chặt lấy áo Khánh Kỵ, quay mặt về phía Phạm Lãi, gọi một tiếng:
Nghĩa phụ.
Phạm Lãi gật đầu đồng ý nói:
Uhm, nếu là vậy, nữ nhi cùng đại vương lên xe đi.
Cái gì? Cái gì cái gì?
Khánh Kỵ hiếu kỳ hỏi:
Thiếu Bá, ngươi gọi Di Quang là gì?
Phạm Lãi lúng túng đáp:
Trên đường Phạm Lãi đến nước Ngô, đã cứu được Thi Di Quang trong tay một bên lái buôn. Phụ mẫu Di Quang đều đã mất, không nơi nương tựa, nên đã bái Phạm Lãi làm nghĩa phụ, nên gọi nhau là nghĩa phụ và nữ nhi. Sao… sao thế?
Nữ nhi?
Tiểu Tây Thi trong lòng Khánh Kỵ còn đang nước mắt giàn giụa, lại quay đầu sang nhìn khuôn mặt dơ dáy và sa sút của Phạm Lãi, nét mặt có vẻ kỳ quái.