• 912

Q.4 - Chương 248: Mưu Đồ Thiên Hạ


Số từ: 6639
Nguồn: Vip Văn Đàn
Từ sau khi Phạm Lãi và Văn Chủng đến nước Ngô, bỗng nhiên được đề bạt vào vị trí quan trọng chỉ sau Tướng Quốc và Đại Tư Đồ, quả thật đã gây nhiều tranh cãi tại nước Ngô, nhưng hai người này quả không phụ lòng mong đợi của Khánh Kỵ, vừa lên nhậm chức, đã thi thố hết những tài năng đặc biệt khác với người thường, chỉ với công sức trong một tháng, những lời đàm tiếu đã dần dần biến mất, cho dù vẫn có người trong lòng không phục, nhưng cũng không thể trách tội họ được, điều này thật khiến Khánh Kỵ vui mừng.
Trị vì sự vụ của một nước vô cùng nhiều và phức tạp, mà Phạm Lãi và Văn Chủng đặc biệt là sở trường xử lý các việc chính vụ, dân sinh của họ, đã bù đắp cho những khiếm khuyết mà Yểm Dư và Tôn Vũ vốn là người được sinh ra trong giới công khanh quý tộc thường mắc phải, với sự hỗ trợ của họ, tướng quốc Tôn Vũ và Đại Tư Đồ Yểm Dư đã sắp xếp nước Ngô một cách có trật tự, mọi việc mọi mặt đều đã đi vào quỹ đạo, nước Ngô đã bắt đầu có sức sống mới.
Do tác dụng của những tấm gương là Phạm Lãi và Văn Chủng, tầng lớp trí thức ở các nước trong lòng cũng bắt đầu xao động, đã có người đi đến nước Ngô, tin rằng sau mùa đông này, đến đầu xuân sang năm, sẽ càng có nhiều sĩ tử lần lượt kéo đến đây.
Việc khảo hạch các quan lại đều do Khánh Kỵ đích thân làm, luôn theo nguyên tắc đúng người đúng việc, đồng thời cũng không làm tổn thương đến bầu nhiệt huyết của sĩ tử các nước, nên phàm là những sĩ tử đã đến đây, được Khánh Kỵ khảo hạch sơ bộ, ít nhiều gì cũng cho họ một chức vụ, đồng thời đặt thêm cho chức quan đó một cái tên rất mới mẻ là
Thử Việc
, trong thời gian thử việc nếu biểu hiện tốt sẽ có thể làm tiếp, có biểu hiện ưu việt thì được đề bạt lên, cũng có thể miễn tên gọi các chức vụ đó, nhưng nếu làm thế thì không sợ bị chê trách, lại có thể loại bỏ những sĩ tử không phù hợp.
Trùng kiến nước Ngô, có những anh tài này giúp đỡ vốn không có gì là khó khăn, cái khó là ở chỗ làm thế nào để nhanh nhóng nâng cao thực lực tổng hợp của nước Ngô, nền móng của nước Ngô rất yếu so với các nước lớn ở trung nguyên, lại vừa trải qua mấy năm tiêu hao vì chiến tranh, khó khăn trước mắt chính là số nhân khẩu không ngừng gia tăng, nhưng số lương thực lại cung ứng không đủ. Khánh Kỵ lại không muốn vì thế mà làm chậm tốc độ cường hóa nước Ngô, nên dạo gần đây sứ mạng của Thành Tú đã trở nên rất quan trọng, vì muốn hắn an tâm mà lo việc thu mua lương thực, Khánh Kỵ không hề hối hắn cái kỳ hạn trong một tháng phải tìm ra Thành Bích, việc nào nặng việc nào nhẹ hắn vẫn phân biệt rất rõ.
Thời khắc này, chuyến lương thực đầu tiên đã chuyển đến nước Ngô thuận lợi, điều đó cũng có nghĩa là hắn đã thành công tìm được con đường thông suốt, những chuyến lương thực sau sẽ tự đến không dứt, căn cứ theo số liệu mà Thành Tú trình báo, dựa vào số lương thực này, nước Ngô có thể an nhàn mà qua mùa đông năm nay và mùa xuân sang năm. Rồi từ đó về sau, chỉ cần có người khai khẩn ruộng đất, chỉ cần nước Ngô tránh chiến loạn, trong cái thời đại đất hoang màu mỡ, nhân khẩu còn ít này, chẳng lo có hiểm họa thiếu lương thực.

Đại Vương, số châu báu trong quốc khố, sau khi được quy thành kim ngân, trước mắt ngoài việc thu mua lương thực, số còn lại đã giao cho Nhâm gia, xem như là số tiền mà Triều Đình bù đắp, cho những nông cụ mà Nhâm gia chế tạo để bán cho các nhà nông, ngoài ra còn chi trả một phần cho Lữ gia, để họ thu mua trâu cày. Số còn lại, thần dự tính…

Đoàn xe lương càng lúc càng tiến gần hơn, Văn Chủng lại bắt đầu vui mừng hớn hở mà tính toán. Từ khi hắn đảm nhận chức Thiếu Tư Đồ, đã tốn công sức trong bảy ngày dẫn toàn bộ nhân viên đem tất cả châu báu trong quốc khố tính toán lại rất rõ ràng, sau đó lại cứ giống như một bà quản gia tính toán chi li, mỗi một món tiền chi tiêu, hắn đều tính toán tỉ mỉ nên trả bao nhiêu thu bao nhiêu. Nếu cảm thấy số tiền chi ra với cái được lại không phù hợp, hoặc giả không phải nhu cầu cấp thiết, hắn quyết không chi ra một văn tiền nào, nên các công khanh đại phu trong Cô Tô thành đã đặt cho hắn biệt hiệu là Văn keo kiệt.

Số tiền còn lại, dĩ nhiên là vẫn tiếp tục thu mua lương thực.

Khánh Kỵ ngắt lời hắn, kéo chặt chiếc áo khoác ngoài, rồi quay đầu lại cười nói:
Tử Cầm, ngươi hãy tính toán cho kỹ càng, để lại những khoản cần dùng, số còn lại toàn bộ đều đưa cho Thành Tú để mua lương thực. Số lương thực tích trữ của Thành Gia đã mua sạch rồi, thì phải ra giá cao mà mua lương thực từ các đại phú hào và thương buôn của các nước khác.

Văn chủng ngẩn người ra, nói:
Đại Vương, thần đã tính toán qua, mấy chuyến lương thực của Thành Tú đã đến, đã có thể giải quyết vấn đề thiếu lương thực của nước Ngô ta vào mùa đông nay và xuân sang năm. Sau đó, với quy mô trồng trọt hiện có, lại thêm các di dân khai khẩn ruộng hoang, đất hoang, ra biển đánh bắt cá, các chính sách này đều được thi hành, cho dù căn cứ theo thống kê lương thực của nước ngô vào năm ngoái khi còn chiến loạn. nước Ngô cũng đã đủ tự nuôi mình.

Khánh Kỵ chỉ hắn cười:
Tử Cầm tính toán quả rất rõ ràng. Thế quả nhân hỏi ngươi, nước Ngô ta nếu muốn trở thành nước lớn trong thiên hạ như Tề Tấn, phải làm cách nào mới được thế?

Vấn đề này lại can thiệp đến nhiều mặt khác nhau, Muốn trở thành cường quốc trong thiên hạ, không ngoài những mặt Chính trị, kinh tế, quân sự phải lớn mạnh. Nhưng phía sau mỗi phương diện có những vấn đề còn sâu xa hơn. Văn Chủng đã từng nghĩ qua, đang không biết nên bắt đầu nói từ đâu. Khánh Kỵ đã nói:
Tử Cầm không cần phải nói dài dòng. Quả nhân chỉ hỏi ngươi. Nước Ngô nếu muốn trở thành cường quốc trong thiên hạ, chỉ dựa vào điều kiện nhân khẩu của nước Ngô hiện nay, cả việc binh sĩ tinh nhuệ và lương thực đầy đủ, đã có thể vang danh thiên hạ chưa?

Thời đại này, dân số đông quyết định sức mạnh của hai bên là mạnh hay yếu. Với số nhân khẩu hiện nay của nước Ngô, cho dù có lương thực như núi, nhà nhà no ấm, cũng khó mà xưng bá thiên hạ, cho nên Văn Chủng đã lập tức đáp lại:
Không thể!

Khánh Kỵ nói:
Vậy là đúng rồi, thiên hạ ngày nay, tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá một quốc gia có mạnh hay không, chính là ở sự đông đúc của nhân khẩu. Nhân khẩu đông mới có thể đảm bảo việc trồng trọt canh tác, đảm bảo có đủ nhân khẩu để phục dịch nạp thuế, đảm bảo các mặt nông công thương đều dùng đủ người, đảm bảo lúc lâm trận có đủ nguồn binh sĩ. Ngược lại, một nước giàu mạnh, quốc gia ổn định, bá tính ấm no, trẻ em ra đời nhiều, khẳng định quốc gia này có thể an tâm mà lập nghiệp, lúc đó mới nhiều người phục dịch, ngược lại cũng có thể chứng minh nước đó mạnh.

Hắn nói đến đây, híp mắt lại nhìn đoàn xe càng lúc càng gần, sau đó chỉ Tôn Vũ, hỏi:
Trường Khanh, quả nhân cho ngươi năm năm thời gian, có thể huấn luyện cho quả nhân một đội binh hành quân cấp tốc, quân kỷ nghiêm minh, lâm trận anh dũng không?

Tôn Vũ suy nghĩ một chút, khẳng định đáp:
Có thể!

Khánh Kỵ lại quay về phía Văn Chủng, nói:
Tử Cầm, Quả nhân cho ngươi thời hạn năm năm, để ngươi thi thố hết mọi tài năng, có thể tạo cho quả nhân vạn mẩu ruộng tốt, quốc khố đầy tràn, bá tánh ấm no không?

Văn Chủng trước giờ đều rất cẩn thận, suy đi nghĩ lại, mới nói:
Nếu nước Ngô ta có thể tạm ngừng binh đao, để thần có thể dễ dàng điều lý, để bá tánh có thể được bồi dưỡng phát triển. Với quốc sách hiện nay của nước Ngô ta, thần có thể làm được.


Được! Thiếu Bá, Trường Khanh và Tử Cầm chỉ cần thời gian năm năm, đã có thể cho quả nhân tinh binh và lương thực đầy đủ. Quả nhân cũng cho người thời hạn năm năm, có thể khiến nước Ngô ta văn thần, võ tướng, sĩ tử đông như mây? Nước Ngô ta có thể có hơn trăm vạn cường đinh, các ngành nghề sĩ nông công thương đều đầy rẫy nhân tài?

Chức quan Tướng Quốc, nắm giữ và xây dựng lục điển, để giúp vua trị bang, các nội dung phụ trách cụ thể rất phức tạp và nhiều, từ phương châm quốc gia cho đến cuộc sống thế tục và cả nông điền thủy lợi, rồi lại đến giáo dục phổ cập, không có gì là nằm ngoài quyền xử lý của hắn, nay Tôn Vũ làm tướng, nhưng chủ yếu thiên về quân sự, còn dân chính đa phần do Phạm Lãi phụ trách, vậy thì vấn đề giáo dục và vấn đề nhân khẩu đều do hắn phụ trách, nên Khánh Kỵ mới hỏi hắn.
Phạm Lãi suy nghĩ trong đầu nhanh chóng, lờ mờ nắm được mạch suy nghĩ của Khánh Kỵ, nhưng lúc này Khánh Kỵ đang hỏi, hắn cũng không cách nào mà suy nghĩ tiếp, chỉ đành chau mày, lắc đầu nói:
Thời hạn năm năm, hoàn thành yêu cầu của đại vương, còn khó hơn lên trời. Dạy con phải có cách, một năm trồng ngũ cốc, mười năm trồng cây, trăm năm trồng người. nếu muốn nhân tài đầy rẫy, cần mở rộng các trường học, dạy cho dân chúng tứ thuật lục nghệ, vương quan chi học, thuật nghệ phổ thông. Mới có thể đào tạo được nhân tài. Nếu tính đi tính lại, chí ít cũng mất hơn mười năm thậm chí đến hơn trăm năm mới có hiệu quả.

Tứ thuật lục nghệ, vương quan chi học, là khởi nguồn của chư tử chi học, chư tử chi học lại là khởi nguồn của quan học, nho gia xuất xứ từ tư đồ chi quan, đạo gia xuất sứ từ sử quan, âm dương gia xuất sứ từ Hy Hòa chi quan, Pháp gia xuất sứ từ lý quan, danh gia xuất sứ từ lễ quan, mặc gia xuất sứ từ thanh miếu quan, tung hoành gia xuất sứ từ hành nhân chi quan, Tạp gia là của nghị quan, nông gia là của nông tắc quan, Gia là của Bái quan.
Khởi nguồn của các học thuyết luôn xuất hiện không ngừng, mỗi học thuyết lại có sở trường riêng, và từ sớm đã có lý luận căn cơ thâm hậu, những danh nhân nổi tiếng của các học thuyết này, đều là kế thừa và phát triển các học thuyết của tiền nhân, rồi phát dương quang đại mà thôi, chứ không phải chỉ trong vòng mấy trăm năm thời xuân thu chiến quốc này, lại đột nhiên xuất hiện nhiều học thuật cao thâm đến thế.
Thời này các sĩ tử công khanh đều được học các tri thức trong các học phủ do quan phủ mở, còn về mặt tư học tuy sau này Không Khâu là nổi danh nhất, nhưng hắn lại chẳng phải người đầu tiên mở tư học, đương thời trường tư thục trng dân gian ở các nước đã có quy mô rất lớn, nên Phạm Lãi đã liệt đó vào để bổ sung cho Quan học.
Phạm Lãi lại nói:
Nếu muốn làm được đinh dịch đều đầy đủ, cứ cho là bây giờ bắt đầu khuyến khích việc kết hôn, sinh sản, cũng phải chờ hai mươi năm sau mới có hiệu quả. Muốn có trăm vạn tráng đinh, dù từ giờ không động binh đao, chuyên tâm sản xuất, phát triển sức dân, e là cũng phải hơn trăm năm trở lên.

Khánh Kỵ nói:
Đúng vậy, quả nhân có những đương thế anh tài như các ngươi trợ giúp, càng có hy vọng khiến nước Ngô lớn mạnh. Về việc muốn nước Ngô lớn mạnh, trong các nhân tố hạn chế việc phát triển của nước Ngô, điều mà nan giải nhất, cần nhiều thời gian để giải quyết nhất, chính là nhân tài và nhân khẩu. nếu nước Ngô ta muốn tự bồi dưỡng nhân tài mà cần thời gian dài thế, vậy thì tại sao lại không thu nạp nhân tài của các nước khác chứ?
Trong triều của quả nhân, Trường Khanh là người nước tề, Anh Đào là người nước Lỗ, Tử Cầm và Thiếu Bá lại đến từ nước Sở, các ngươi hiện đều là cánh tay đắc lực của quả nhân, quả nhân hy vọng có thể chiêu mộ thêm nhiều hiền tài làm trụ cột trong triều đình nước Ngô ta. Còn về sức dân, nếu việc tự tăng cường số đinh tráng không có kế sách gì tuyệt diệu để không cần chờ đến trăm năm mới thấy hiệu quả, vậy tại sao lại không thu hút di dân các nước đến nước Ngô, để làm việc cho quả nhân chứ?

Yểm Dư trong lòng thắc mắc, xen vào hỏi:
Đại vương, nước Ngô ta chẳng phải đang chiêu hiền nạp sĩ, thu hút di dân các nước sao?

Khánh Kỵ trả lời:
Không sai, nhưng quả nhân thấy tiến triển có vẻ chậm, bá tánh di cư từ các nước khác đến cần thời gian khá dài, chỉ dựa vào quốc sách ưu tiên cho việc khai khẩn ruộng đất của nước Ngô ta, chưa chắc đủ để các bá tánh hạ quyết tâm mà di cư đến nước Ngô. Trước mắt nước Tấn nam hạ bị ngăn bởi Tần Sở, nước Tề nam hạ lại bị ngăn bởi nước Lỗ và Đông Di, cuộc chiến giữa các nước chư hầu, e là cũng sắp chấm dứt chiến tranh, rút binh nghị hòa. Đến lúc đó, những bá tánh có lòng muốn di cư mà chưa kịp đi sẽ lại tiếp tục định cư trở lại, nước Ngô ta sẽ không chiêu nạp đủ nhân khẩu, vậy thì lỡ mất cơ hội rồi!


À!
Cuối cùng Phạm Lãi đã hiểu ý của Khánh Kỵ, vui mừng mà vỗ tay một cái, khen ngợi:
Tuyệt, vi thần đã hiểu ý của đại vương. Nếu các nguyên nhân khách quan không đủ để thôi thúc các bá tánh đến nước Ngô, vậy chúng ta nên tạo ra một ít nguyên nhân chủ quan để mà thúc đẩy họ. Cuộc chiến giữa các nước lần này đã đánh từ mùa đông năm ngoái đến nay, các nước đều vì chiến sự mà bỏ lỡ việc đồng áng. Trước mắt các nước vẫn còn dư lương thực, nên chưa thấy cái khốn khó, nhưng lương thực của các nước e là không đủ để chống chọi đến mùa thu sang năm. Do đó chỉ cần qua thêm vài tháng, nạn đói sẽ dần dần xuất hiện, cho đến khi cả thiên hạ đều chịu nạn. Nếu chúng ta đi trước một bước, mua lại lương thực tích trữ trong tay công khanh và thương buôn các nước. Đợi đến khi nạn đói bắt đầu xảy ra…

Mọi người nghe hắn nói, cũng đã hiểu ý của Khánh Kỵ, Văn Chủng thì há mồm tặc lưỡi, mắt trợn to hồi lâu, rồi lại vội vàng cúi đầu tính toán nói:
Thần đã hiểu, thần đã tính toán kỹ càng, còn có thể lấy đâu ra tiền, toàn bộ đều mua lương thực hết…

Mỗi khi Văn Chủng bắt đầu tính toán, như ngay lập tức hắn lại rơi vào cái thế giới của hắn, hai mắt thẳng tắp, trong miệng lẩm bẩm, cũng chẳng nghe rõ hắn đang lẩm nhẩm cái gì. Khánh Kỵ và mọi người nhìn thấy, không kềm được cười.
Bên dưới cửa thành rộng mở. Chiếc xe lương đầu tiên đã vào thành, Khánh Kỵ đi đến bên tường thành, tay vịn vào tường, mắt nhìn ra xa, nói:
Lê dân bá tánh phụng dưỡng quả nhân, phải đổ cả máu và làm ra miếng ăn để nạp thuế. Cái họ cần chẳng qua là một nơi có thể an cư lạc nghiệp. Quả nhân mong sớm lập công lớn, là vì giang sơn xã tắc, cũng là vì lê dân bá tánh có thể an cư mà lạc nghiệp. nay Tần, Sở đều đang yếu thế, Tề Tấn Lỗ Tống đều đang lo loạn trong nước, đây chính là lúc mà nước Ngô ta phải hăng hái lên. Các Khanh có biết chí hướng của quả nhân là ở đâu không?

Yểm Dư, Tôn Vũ nhìn nhau, cuối cùng Tôn Vũ tiến lên chấp tay nói:
Đại vương muốn cửu hợp chư hầu, nhất thống thiên hạ, xưng bá với các chư hầu.

Khánh Kỵ cười cười, chớp mắt nói:
Xưng bá với các chư hầu? Tề Hoàn Tấn Văn, Tần Mục Sở Trang. Nay có an phận không? Xưng bá một triều một đời rất oai phong sao? Nếu vậy thì, chi bằng quả nhân an phận ở nước Ngô mà hưởng phước, quân thần chúng ta phú quý một đời là đủ rồi, hà tất phải lao tâm khổ trí, chiêu nạp hiền lương khắp nơi?

Tôn Vũ kinh ngạc, vội hỏi:
Vậy thì… chí hướng của địa vương là

Khánh Kỵ chậm rãi nói:
Các khanh đều là tâm phúc của quả nhân, quả nhân không ngại nói cho các khanh biết. Chí hướng của quả nhân không phải là xưng bá, mà là mưu quốc!
tay hắn chỉ về phái trung nguyên, nói từng chữ từng chữ một:
Cái quả nhân cần mưu, là thiên hạ nhà Chu!

Lời Khánh Kỵ vừa nói ra, mấy vị trọng thần bênh cạnh đã hoảng hồn. Trên thành nhất thời im ắng vô cùng, có có tiếng cờ bay phần phật.
Một hồi lâu sau, Yểm Dư hoảng hốt nói:
Chí hướng của đại vương quá xa, Yểm Dư quả thật chưa từng nghĩ qua việc này. Nhưng… muốn làm được vậy, cần mất bao nhiêu năm thời gian? Chúng ta có thể thành công không?

Khánh Kỵ cười nói:
Ân Thương tồn tại hơn sáu trăm năm, đến cuối cùng, khi các chư hầu ra đời, Đại Thương đã lẫm liệt mà đứng đó, khi họ già đi, Đại Thương vẫn cứ lẫm liệt mà đứng đó, thế là rất nhiều nhiều đã quen thuộc với sự tồn tại của nó, có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến chuyện thay ngôi đổi vị, cũng giống như các khanh hiện giờ.
Thế là Vũ Vương đã nghĩ, và cũng đã hành động, chỉ với hai huyện Phong, Cảo trong tay mà khởi binh phạt Trụ, kết quả thế nào? Chúng khanh gia, thành sự tại nhân, nếu không làm thì suốt đời ngươi cũng không biết là có thể thành công hay không. Đại thế trong thiên hạ, chia cắt lâu ngày rồi cũng sẽ tái hợp, đó là xu hướng của địa thế, hôm nay quả nhân không làm, cũng có một ngày người khác sẽ làm, cho đến khi xe cùng một đường, sách cùng một chữ, người cùng một đạo lý, mà sáng tạo nên một thế giới mới. Đời người không quá trăm năm, chúng khanh có đồng ý giúp quả nhân hoàn thành đại nghiệp này không?


Làm khai quốc công thần, được phân phong với thiên hạ, làm chư hầu một phương.
Chỉ nghĩ đến mục tiêu này thôi, mọi người đã không kềm được rạo rực trong lòng, tim cũng đập thình thịch cả lên.
Khánh Kỵ đương nhiên sẽ không nói họ biết dự định này của hắn không hề chỉ là nói cho vui. Có hắn ở đây, nước Ngô trở thành cường quốc sẽ ít phải đi đường vòng hơn, nhưng nếu đợi đến khi những điều kiện để nhất thống thiên hạ chín muồi, e là những năm hắn còn sống cũng khó mà làm được. Nhưng khi Tần Hiếu Công biến pháp cường quốc, mục tiêu của hắn không phải nhất thống thiên hạ, mà là tạo ra điều kiện, thế là Doanh Chính đã làm được.
Từ nay trở đi Khánh Kỵ đã bắt đầu tích trữ lực lượng, hắn tin rằng sẽ nhanh hơn tiến trình của nước Tần nhiều, khi nước Ngô của hắn có đủ sức để mà nhất thống thiên hạ, thì từ lúc đó trở đi một nước Tần lại suy yếu lần nữa, e là sẽ còn suy yếu hơn cả nước Tây Thùy nhỏ nhoi đã từng bị nước Ngụy nuốt trọn. Cho dù sự nghiệp vĩ đại này không thể được hoàn thành bởi tay hắn, nhưng chưa chắc đã không thể để cho tử tôn của hắn làm tiếp bước cuối cùng này. Đến thời đại này cũng đã lâu rồi, ở đây hắn có người thân, có bằng hữu, có các thuộc hạ trung thành, không lâu nữa, hắn sẽ có thê tử của hắn, hài nhi của hắn, hắn cũng chẳng còn xa lạ gì với cái thế giới này, hắn như đã hoàn toàn hào hợp vào đó, đồng thời dã tâm và hoài bão của hắn cũng đã giao phí cho cái thế giới này.
Công lao một đời, nhất thống thiên hạ, đây đúng là mục tiêu chỉ dám mơ chứ không dám làm, nhưng hạng người như Tôn Vũ, Phạm Lãi không nghĩ thế. Họ tài trí khác với người thường, lòng ôm chí lớn, vào cái niên đại tư tưởng mở rộng, nhiều học thuyết mới lạ và các giả thuyết chính trị tương tự nhau, nên họ rất dễ tiếp nhân những quan điểm mới đến kinh thiên động địa. Huống hồ, có tấm gương thành công của Vũ Vương, mà Khánh Kỵ lại là người được thần linh xem trọng, lại là vị vua từng ngao du thiên phủ tiên quốc, một khi họ tiếp nhận cái chí hướng này, ngược lại còn có lòng tin hơn cả Khánh Kỵ.
Khánh Kỵ nói:
Trường Khanh, Quả nhân lệnh cho ngươi xây Lăng Yên các, sau khi Lăng Yên các được xây xong, sẽ chuyên để cung phụng những bức họa của các đại thần có công mở mang bờ cõi, bắt đầu từ triều đại của Khánh Kỵ ta trở đi, sẽ cùng với tông thất thái miếu nước Ngô ta, hưởng hương hỏa của nước Ngô, được các tử tôn quỳ lễ!

Hạng người như Tôn Vũ sau khi nghe xong đã hào khí lên mây, huyết mạch sục sôi, những suy nghĩ về việc kiến công lập nghiệp bắt đầu xuất hiện…
Trong nghị chính sảnh của Vương cung, đám người Tôn Vũ đang trình bày ý kiến của mình, thao thao bất tuyệt. Việc xưng bá và mưu quốc khác nhau, theo chí hướng của Khánh Kỵ, đám người Tôn Vũ đã thực hiện một loạt những quy hoạch đối với chính sách đối ngoại. Hiện giờ có thêm Phạm Lãi, Văn Chủng là hai nhân tài chính trị trời sinh, lại thêm binh thánh Tôn Vũ, hợp mưu hợp sức, cùng nhau nghiên cứu, rất mau chóng đã đưa ra được một sách lược tường tận, ngày ngày đều cùng Khánh Kỵ thương thảo, rồi lại hiệu chỉnh, để mau chóng đưa ra một phương hướng chính trị cụ thể, và theo đó mà phát triển.
Tôn Vũ đang phân tích các hình thế xung quanh nước Ngô, ý kiến này của hắn ngày hôm qua đã thảo luận riêng với Khánh Kỵ, lúc này hắn đang nói với đám người Phạm Lãi, Khánh Kỵ vì đã nghe hắn nói qua rồi, nên không chú ý lắm, hắn bắt đầu nghĩ đến tâm sự trong lòng.
Thành Tú vừa chuyển lương thực về Cô Tô thành, Văn Chủng đã rất nhanh chóng kiếm được một món tiền lớn lại đuổi cổ hắn đi tiếp. Bôn ba giữa các nước tuy là cực khổ, nhưng Thành Tú lại thấy vui mừng, xem ra đúng là hắn có ý muốn né tránh Khánh Kỵ, sợ là Khánh Kỵ lại truy hỏi hắn tung tích của Thành Bích. Khánh Kỵ biết rõ bụng dạ của hắn, nhưng Thành Tú thì cứ kiếm cớ che giấu né tránh, nên Khánh Kỵ lại càng khẳng định hắn đã nhận được tin tức của Thành Bích.
Nhớ lại dáng vẻ lưu luyến không nỡ của Thành Bích khi hắn rời khỏi nước Lỗ, Khánh Kỵ quả thật nghĩ không ra nàng ấy vì lý do gì mà đã đến bên cạnh hắn rồi, lại không chịu gặp mặt hắn. Khánh Kỵ không hề cho rằng Thành Bích đã gặp nguy hiểm gì, nếu quả thật nàng ấy gặp nguy hiểm, Thành Tú sẽ không ung dung tư tại như thế mà bôn ba khắp nơi vì hắn, càng không che giấu hành tung của Thành Bích với hắn.
Trừ phi… Thành Bích vì hôn sự của hắn với Diêu Quang, Tiểu Man và Nhược Tích mà tỏ lòng ghen tuông, nên đã cự tuyệt gặp hắn chăng? Theo lý mà nói cũng không đúng, tính cách của người nữ nhi thời địa này như Thành Bích, sẽ không có loại giác ngộ này, với thân phận của hắn, cho dù có cưới công chúa của thiên hạ đệ nhất đại quốc, vả lại còn hay ghen tuông, cũng không thể ngăn hắn nạp thêm phi tử. vậy chẳng lẽ trong lúc hắn rời khỏi nước Lỗ nàng ấy đã tìm được niềm vui mới?
Cái ý nghĩ này vừa xuất hiện trong đầu Khánh Kỵ, liền bị Khánh Kỵ gạt bỏ ngay, Thành Bích tuy rất phong tình, trời sinh kiều diễm, đó chỉ vẻ đẹp hại nước hại dân mà ông trời đã ban cho nàng, chứ người nữ nhi này không phải là một người lẳng lơ, với nhan sắc và thân phận của nàng, nếu nàng ấy là người tùy tiện như thế, cũng sẽ không vì một phu quân không hề yêu thương đã qua đời từ lâu mà giữ thân như ngọc. Nói cho cùng, thậm chí nàng ấy còn có vẻ sợ hãi và chán ghét nam nhân, cho đến khi nàng ấy gặp hắn…

Thành Bích, sao nàng lại trốn tránh ta chứ? chẳng lẽ là vì thân phận của Tiểu Man? Nói đến cùng thì Tiểu Man cũng được xem là như con của nàng, mà cũng không đúng, thời đại này, thê thiếp của phụ thân con trai cũng có thể tiếp nhận được, Cô và cháu cùng lấy một phu quân, Cháu cùng được gả với thúc mẫu ở góa cũng là chuyện thường tình, với thân phận của Thành Bích, Tiểu Man trước sau gì cũng không thể xem nàng ấy là mẫu thân, nên thân phận này sẽ không gây trở ngại gì, vậy thì… chẳng lẽ là do sự căm thù của Tiểu Man với nàng ấy?

Khánh Kỵ tay chống cằm nghĩ đến xuất thần, Tôn Vũ cứ cho rằng đại vương đang chăm chú lắng nghe, nên càng hứng thú mà nói:
Từ những phân tích trên, nước Ngô ta tuy chỉ nằm ở một góc đông nam, chưa chắc đã đủ mạnh để mà giành lấy Trung Nguyên. Nội bộ Tề Tấn ngoài mạnh trong yếu, công khanh làm loạn, các chư hầu ở trung nguyên thì cứ thủ cựu không có tinh thần tiến thủ, nước Ngô ta nên đánh nước Việt trước, rồi tiếp đến là Kinh Sở. Kinh Sở rất nhiều ruộng hoang màu mỡ, sĩ dân giàu có, nếu chiếm làm của riêng, thì có thể đứng vững mà nhìn thiên hạ.

Phạm Lãi nói:
Ý của đại vương là, lúc này ta cần bồi dưỡng và phát triển, tích trữ sức nước. Do đó có thể tránh được binh đao thì cứ tránh, nếu bất đắc dĩ, cũng phải hạn chế quy mô của chiến tranh ở mức thấp nhất, nước Sở tuy vừa mới bại dưới tay nước Ngô, nhưng thực lực vẫn còn, nên không dễ gì chiếm được. Vì vậy thần cho rằng, đợi đến khi thời chơ chín muồi, có thể dấy binh mà đánh nước Việt, củng cố hậu phương, loại bỏ hậu hoạn. Đối với nước Sở, phải dùng kế lâu dài. Đại vương đã phái sứ giả đến nước Tần cầu thân, nếu nước Tần ưng thuận, kết thành hôn sự này, thì hai nước đông nam sẽ kết thành hảo hữu, nước Sở ở trong thế gọng kềm, sẽ dễ dàng bị đại vương không chế.
Hơn nữa,Vương thái hậu nước Sở vẫn là trưởng công chúa của nước Tần, một khi đại vương lập tiểu công chúa nước Tần làm vương hậu, vậy thì Ngô vương hậu sẽ là ấu muội của Sở thái hậu. Nước Ngô ta có thể nhờ vào mối quan lệ này mà tăng thêm sự ảnh hưởng đối với nước Sở, nếu nước Tần không ưng thuận hôn sự này, cũng không ảnh hưởng đến con cờ Sở thái hậu này, khi thần còn ở nước Sở, cũng có hiểu biết đối với các thế lực trong triều, nay tên Phí Vô Kỵ một mình nắm đại quyền, xem Sở vương như bù nhìn, Vương thái hậu cũng rất lo buồn, rất muốn trừ khử tên Phí Vô Kỵ này. Nhưng người là bậc nữ lưu, trong triều lại chẳng có ai, vua Tần lại bế quan tự thủ, không muốn can thiệp đến chuyện bên ngoài, nên Sở thái hậu chỉ có một bàn tay không làm được gì, chỉ đành nhẫn nhịn, cho dù không có quan hệ hôn nhân này, chỉ cần để cho người cảm thấy chúng ta có thể khống chế được tên Phí Vô Kỵ, khuếch đại sức ảnh hưởng của Sở vương, thần chắc chắn sẽ thuyết phục được người, khiến người có thể phối hợp và thỏa hiệp với nước Ngô ta.

Văn Chủng lắc đầu nói:
Nếu không thì, thần cho rằng việc phạt Việt không là chuyện gấp nhất thời, tranh đoạt thiên hạ cũng không phải chuyện một sớm một chiều. Cấp bách trước mắt chính là làm nước ta cường mạnh, việc của nước Sở nên tạm gác lại một bên, về mặt ngoại giao, nên thể hiện sự kém cỏi để mà tự giữ mình, giao hảo với nước Tần, thân cận với nước Lỗ, lôi kéo nước Sở, liên kết với Tống Vệ mà quan sát động tĩnh trong thiên hạ, chờ thời cơ thích hợp.
Về mặt nội chính, chiêu nạp di dân, khai khẩn ruộng hoang, phát triển việc trồng dâu nuôi tằm, làm đầy các phủ khố, để nhân dân được lợi, tăng cường sức nước; tăng dân khẩu, mở rộng quân đội, gióa dục, đề bạt sĩ tử. Về mặt quân sự, thần cho rằng việc cần trước mắt ngược lại chính là việc người Tề nam tiến, Đông Di đang đứng trước nguy cơ trùng trùng. Ta nên nhanh chóng phát binh, lấy cớ yểm trợ Đông Di mà tiến vào đóng quân trên lãnh thổ Đông Di, trước tiên nên tạo tình huống ta đã chiếm cứ được Đông Di, sau đó lại đề nghị liên hợp với nữ vương Đông Di, như vậy chúng ta mới ở thế chủ động được.

Yểm Dư nghe đến đây bèn gật đầu nói:
Thần và người Sở đã tác chiến nhiều năm, lại từng ở nước Sở hơn một năm trời để đối địch với công tử Quang, nên rất hiểu nước Sở. Người Việt sở dĩ trở thành mối họa đầu tiên, hoàn toàn là do vị trí địa lý của họ. Nếu nói về đối thủ đáng gờm. cũng chỉ có nước Sở. Nước Sở to lớn này, bất luận là về mặt biên cương, nhân khẩu, kinh tế hay là binh lực chúng ta đều thua xa.
Điều may mắn là, hiện nước Sở gian thần đang đương đạo, Sở vương vô năng, nên mối uy hiếp lớn này tạm thời vẫn chưa đủ gây áp lực với nước ta, nhưng dựa vào lực lượng nước Ngô ta hiện giờ mà muốn chủ động công đánh nước Sở là không thể nào được, khoan nói đến việc thực lực của nước Sở, những nước nhỏ phụ thuộc vào nước Sở nhiều vô số kể, những nước nhỏ của các bộ tộc man di này dưới sự thống trị của nước Sở đã hơn trăm năm, trong lòng không phục, lúc nào cũng muốn làm cho ra lẽ, nếu chúng ta đi trước một bước chiếm lấy những vùng đất này, ngoại có thể ứng phó sự phản kích của nước Sở, nội có thể áp chế sự phản kháng của họ, để tránh việc lún sâu vào bùn không thể thoát thân được, nếu như vậy sẽ làm hỏng kế hoạch lâu dài của đại vương, nhưng ngoài ra, nên diệt Việt trước hay chiếm Đông Di trước, thần vẫn chưa nghĩ thông suốt, nhưng thần thấy Văn Chủng nói rất có lý, về đối ngoại ta không thể không có động thái gì, nhưng trước mắt việc chính vẫn là bồi dưỡng phát triển tích lũy sức nước.

Tôn Vũ tổng kết nói:
Tổng hợp lại ý kiến của các vị đại nhân, đối nội, ý kiến của mọi người đều nhất trí, không cần bàn thêm. Đối ngoại, những vấn đề mà nước Ngô ta cần đối mặt chủ yếu là nước Việt, nước Sở và Đông Di. Nước Việt nằm kề ngay nước ta, từ khi Doãn Thường xưng vương, bắt đầu nổi dã tâm, thế lực ngày càng bành trướng, bất luận nước Ngô muốn phát triển theo hướng nào, đều nhất thiết phải diệt nước Việt trước, mới có thể tiến vào mà chiếm cứ cả phái đông nam, củng cố cơ nghiệp, bằng không chẳng có tí an toàn nào. Về nước Việt cũng chỉ có thể đánh bại nước ta, mới có thể quật khởi ở Đông Nam, giữa Ngô và Vietj nhất định sẽ có chiến tranh. Nhưng muốn đánh một trận thắng nước Việt rất dễ dàng, còn muốn nuốt trọn nước Việt, thì động tĩnh có lớn hơn chút, nên có thể tạm gác một bên, để chờ thời cơ thích hợp.
Nay nước Sở là liên minh với nước ta, nhưng mối quan hệ này vô cùng mỏng manh, nay vì chuyện châu báu nước Sở, câu lưu con tin và trọng dụng hai vị đại nhân là Thiếu Bá và Tử Cầm, đã gây hiềm khích với Phí Vô Kỵ, nên mối quan hệ này càng hữu danh vô thực. Vả lại về mặt địa lý mà nói, nước Ngô ta muốn đứng vững ở Đông Nam, nhìn khắp thiên hạ, cũng nhất thiết phải mưu dồ lãnh thổ nước Sở. Chí ít cũng phải có được những nơi như Tiềm, Lục ở Đại Biệt sơn và ngay cả một mảnh đất lớn ở phia sbawcs, nếu vậy mới có thể xme là có được một Đông Nam hoàn chỉnh và kiên cố, dựa vào cái hiểm của đại giang, và sự kiên cố của sơn xuyên, tiến có thể đánh trung nguyên, lui có thể thủ.
Nhưng theo những lời mà Đại Tư Đồ vừa nói, lực lượng của nước Sở quá hùng hậu, một khi dấy binh bất chấp tất cả mà công đánh, chúng ta có thể tranh thủ những hành động liên tục về mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, để đạt được mục đích, còn có thể lấy cớ về việc chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ nước Sở mà tranh thủ được sự ủng hộ của Sở thái hậu, sử dụng đả kích quân sự với quy mô nhỏ, từ từ mà nuốt chứng nước Sở đang suy yếu này, dùng phương pháp hòa bình mà đạt được mục đích. Đó là một hành động liên tục và lâu dài, bây giờ đã có thể bắt đầu thực hiên, nhưng không thể thấy hiệu quả ngay tức thì.
Muốn củng cố Đông Nam, phải giành được Giang Hán; muốn chiếm trung nguyên, phải lấy được Hoài Tứ. Nếu có Giang Hán mà không có Hoài Tứ, sức nước sẽ yếu; Có Hoài Tứ mà không có thượng du Giang Hán, thì quốc gia sẽ nguy. Chỉ duy nhất có cách biến Giang Hán và Hoài Tứ nằm trong phạm vị thể lực của nước Ngô, khiến trung và hạ lưu của đại giang đều hợp thành một thể, lại thêm lưu vực sông Hoài liền thành một khối, năm bắc đều xuyên suốt, vậy mới có thể hình thành mục đích mà đại vương thường nói, đó là lấy các thế lực liên minh ở lưu vực đại giang đối kháng với chư hầu các nước ở lưu vực Hoàng hà.
Giang Hán ở Sở, Hoài Tứ ở Di, nếu chiến lược đối với nước Sở cần phải dùng kế sách lâu dài trên nhiều phương diện, vậy thì việc cần trước mắt chính là chiếm lấy khu vực Hoài Tứ. Vốn dĩ nếu chúng ta dẫn binh vào nơi này, nhất định sẽ bị Tề Tấn can dự vào, vì vậy muốn được nơi này vẫn cần phải diệt nước Việt trước, để nước Ngô ta không còn mối lo ở phía sau mới có thể bày mưu tính kế tiếp được, nhưng hiện nay Tề Tấn đều đang chiến tranh, Đông Di lại có ý theo nước Ngô ta, đây quả là thời cơ tốt mà trời ban cho nước Ngô ta. Do vậy, ý của thần và Văn Chủng đều giống nhau, giành Đông Di trước, không biết ý đại vương thế nào?

Khánh Kỵ vẫn đang chống cằm mà suy tư, Yểm Dư vội nói:
Đại vương cho rằng nên giành nơi nào trước?


Hả, cưới trước… cưới trước…, A! giành trước… giành nơi nào trước à?

Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Đại Tranh Chi Thế.