9.
-
Dặm Đường Xanh
- Stephen King
- 844 chữ
- 2020-05-09 02:27:25
Số từ: 839
Dịch giả: Khắc Vinh
Nhà xuất bản: NXB Thanh Niên
Nhà dưỡng lão, nơi tôi đang gạch ngang một nhúm chữ
t
và chấm lên đầu một mớ lộn xộn những chữ
i
cuối cùng, được gọi là Georgia Pines. Nó cách Atlanta khoảng 60 dặm và cách xa cuộc đời khoảng 200 năm ánh sáng như hầu hết mọi người, cứ cho là những người dưới 80 tuổi - trải qua cuộc sống. Bạn nào đang đọc tập truyện này hẳn muốn cẩn thận biết chắc không có một nơi chốn như thế chờ đợi mình trong tương lai. Nó không phải là một nơi chốn độc ác, phần lớn thì không; có truyền hình cáp, thức ăn ngon, nhưng theo cách của nó, cũng độc bằng một chai thuốc độc ở Khu E tại Cold Mountain dạo nào.
Ở đây có một kẻ gợi tôi nhớ lại một chút về Percy Wetmore, kẻ đã có việc làm trên Dặm Đường Xanh nhờ có họ hàng với Thống Đốc tiểu bang. Tôi nghi ngờ việc tay này có họ hàng với nhân vật quan trọng nào đó, mặc dù hắn làm ra vẻ như thế. Brad Dolan là tên hắn. Hắn luôn chải đầu, giống như Percy, và luôn luôn nhét thứ gì đó để đọc trong túi quần sau. Với Percy là những tạp chí như Argosy
và Men’s Adventure
; với Brad thì những quyển sách bỏ túi rẻ tiền gọi là Những Câu Chuyện Tếu Thô Tục và Bệnh Hoạn.
Hắn luôn luôn hỏi mọi người vì sao gã người Pháp băng qua đường hoặc cần bao nhiêu người Ba Lan để gắn một cái bóng đèn, hoặc trong một đám tang ở khu Harlem có bao nhiêu đạo tì. Giống như Percy, Brad là một gã đần độn vốn nghĩ rằng không có gì vui nhộn, trừ khi nó là điều tầm thường.
Ngày hôm kia Brad đã nói gi đó gây ấn tượng cho tôi vì điều đó thật sự thông minh, nhưng tôi không đánh giá hắn cao. Tục ngữ có câu:
Thậm chí một cái đồng hồ chết cũng đúng giờ hai lần trong ngày
.
May mắn cho ông không mắc chứng bệnh Alzheimer đó, Paulie
là điều hắn đã nói. Tôi ghét hắn gọi tôi là Paulie nhưng hắn cứ gọi; tôi đã chịu thua không đòi hắn thôi đi. Có những câu nói khác - không hẳn là tục ngữ - áp dụng được cho Dolan:
Có thể dẫn một con ngựa đến dòng nước nhưng không thể buộc nó uống
là một;
Có thể chải chuốt cho nó nhưng không thể đưa nó ra trình diễn
là câu khác. Trong tính cách đần độn thì hắn cũng như Percy.
Khi bình phẩm về chứng bệnh Alzheimer thì hắn đang lau sàn phóng tắm nắng, nơi tôi đang xem qua những trang đã viết. Có rất nhiều trang và tôi nghĩ có khả năng thêm một số lượng lớn nữa trước khi tôi viết xong.
- Cái bệnh Alzheimer đó, ông biết nó thật sự là gì không?
- Không. - Tôi trả lời. - Nhưng tôi chắc anh có thể nói cho tôi nghe, Brad.
- Là bệnh AIDS của người già. - Hắn đáp rồi phá ra cười, như hắn hay làm với những câu chuyện tếu ngu ngốc của hắn.
Tuy nhiên tôi không cười vì điều hắn nói chạm đến một sợi thần kinh ở đâu đó. Không phải vì tôi mắc bệnh Alzheimer; mặc dù ở Georgia Pines xinh đẹp này có rất nhiều, bản thân tôi chỉ gặp những khó khăn thông thường về trí nhớ của tuổi già. Những vấn đề đó dường như liên quan đến thời điểm
nhiều hơn về sự kiện.
Nhìn lại những gì tôi đã viết cho đến nay, tôi nhận thấy mình nhớ
tất cả mọi sự kiện đã xảy ra vào năm 1932; chính thứ tự thời gian của chúng mới thỉnh thoảng gây nhầm lẫn trong đầu. Thế nhưng, nếu cẩn thận, tôi nghĩ có thể giữ cho điều đó không phát tác. Dù ít hay nhiều.
John Coffey đến Khu E và Dặm Đường Xanh vào tháng Mười năm đó, bị kết án giết chết hai bé gái song sinh 9 tuổi nhà Detterick. Đấy là điểm mốc chính của tôi, và nếu giữ điều đó trong tầm nhìn, tôi sẽ viết tốt. William
Wild Bill
Wharton đến sau Coffey, Delacroix đến trước. Con chuột cũng thế, con chuột mà Brutus Howell - với bạn bè là Brutal - gọi là Steamboat Willy và Delacroix kết thúc bằng tên gọi ông Jingles.
Dù bạn gọi là gì thì con chuột vẫn đến trước, thậm chí trước cả Del - khi nó xuất hiện vẫn còn là mùa hè, và chúng tôi có hai tù nhân khác trên Dặm Đường Xanh: Tù Trưởng Arlen Bitterbuck; và Tổng Thống, Arthur Flanders.
Con chuột đó. Con chuột trời đánh. Delacroix yêu nó, nhưng Percy Wetmore chắc chắn là không.
Percy thù ghét nó ngay từ lúc đầu.