• 142

Chương 18: Đàm phán


Chuyến thăm bất ngờ tới Việt Nam

Cảm xúc bây giờ của Wiiliam có chút là lạ, hắn chuẩn bị một lần nữa dẫm chân lên mành đất này ‘Bình tĩnh nào William’, hắn tự lẩm nhẩm trấn an mình.

Chính phủ Việt Nam sau khi nhận được tin tức trực tiếp từ Luân Đôn có vẻ cực kỳ ngạc nhiên khi vị Tiểu Hoàng đế này muốn đích thân sang thăm Việt Nam. Rốt cục có ý đồ gì, hai nước thực tế còn chưa bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao nữa.

Thực ra để thực hiện chuyến công du này, William bị rất nhiều người phản đối và chỉ trích, coi đây là hắn tâm lý tuổi nhỏ quấy phá. Vừa sau đợt khủng bố không bao lâu lại dám đi thăm một quốc gia Cộng Sản mà theo giới truyền thông phương Tây, nó cũng nguy hiểm trả kém cạnh mấy khủng bố Trung Đông. Nhiều kẻ cơ hội mong sao hắn bị xử lý luôn tại đây. William nếu biết bọn họ nghĩ gì chắc chỉ cười khẩy ngu dốt thiếu hiểu biết nhưng cũng không trách họ được, dù sao bất đồng chính kiến về nhiều mặt không phải ai cũng hiểu được.

William nhớ lần đó Gia đình Tổng Thống Bill Clinton sang thăm Việt Nam, khi ấy hắn còn quá nhỏ, chỉ nghe cha kể: ‘Lúc đầu Tổng thống chỉ ở trong xe không dám ngó ra sợ khủng bố nhưng về sau thấy dân mình đứng đầy hai bên đường vẫy chào vô cùng nhiệt liệt, cuối cùng vẫn là nhoài cả người ra ngoài đáp lại'

Nên lần này hắn rất thoải mái, không có chút nào sợ hãi. Có đôi lúc William nghĩ, không biết có thằng khủng bố nào đui mù sang đất nước này không, nghệ thuật cưa bom ở Việt Nam tuyệt đối cao thủ thế giới.

Phi cơ A300-600F của Không lực Hoàng gia No 32 (Royal) RAF đã dừng lại hẳn tại sân bay Nội Bài.


Hóa ra hồi xưa nơi này vắng vẻ thật đấy. Rất ít khách, có lẽ một phần vì hắn viếng thăm nên một số chuyến bị hủy cũng nên


Thực ra kiếp trước cả đời gần như chả mấy khi ra khỏi cửa, tiếng Nhật người ta hay gọi là Otaku nên chắc chắn hắn không đi máy bay lần nào và hiển nhiên cũng chả biết Sân bay to nhất nhất Việt Nam nó tròn hay nó méo.

Thôi đánh giá , William cuối cùng từ thang máy bay chạm đất, xung quanh bao phủ cả khối người, lần này tháp tùng hắn có Ngoại trưởng, phiên dịch viên và cô nàng cố vấn Maria, nhưng theo yêu cầu của William, tất cả đều đi máy bay khác. Có lẽ bọn họ lo nghĩ rào cản ngôn ngữ, nhưng rất xin lỗi đây mới thực sự là tiếng mẹ đẻ của hắn, không tính Hệ thống phúc lợi cho hắn khả năng ngôn ngữ cực mạnh, chỉ cần hắn muốn là có thể trong giây lát thông thạo. Có lẽ là một trong những thứ hắn cho là đáng giá mà bàn tay vàng có thể cung cấp.

Trưởng ban đón tiếp là người đầu tiên hắn gặp mặt. Mọi người đừng nhầm lẫn quy trình, ở các nước thuộc Đế quốc Anh, không có nghi lễ đón tiếp nguyên thủ quốc gia nào hết, chỉ có người đứng đầu khu vực đó và toàn quyền sẽ ra hẳn sân bay đón tiếp hắn.


Good morning, sir. Welcome to Viet Nam



Xin chào. Rất vui được gặp ngài


Phía Việt Nam chơi hẳn khẩu ngữ Luân Đôn, nếu hắn không đối đáp lại thì thật thất lễ.


Thật kinh ngạc. Giọng Việt của ngài rất chuẩn
– Gặp quỷ rồi, mặc dù tên đối diện hắn là Vua của Đế quốc Anh nhưng thế này thật hơi quá. Vị này thật sự 5 tuổi chứ? Hắn cảm tưởng mình đang nói chuyện với một đứa trẻ Việt Nam chứ không phải người Anh.


Ngài có thể giữ sự kinh ngạc đó lại, có thể về sau cần dùng đấy


Nghi lễ tiếp đón tại sân bay cũng không dài lắm, chào hỏi vài câu với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao sau đó lên xe về Phủ Chủ tịch.

Đoàn xe của hắn có 8 mô-tô hộ tống, một xe cảnh sát dẫn đường, bên Anh quốc huy động thêm 20 xe đặc vụ được chuyên cơ riêng vận chuyển tới, đây là phương tiện chính của đặc nhiệm SAS. Đường phố chính có dây cờ và biểu ngữ, cũng có người dân đứng bên đường dõi theo nhưng nơi này có vẻ xa trung tâm, lượng người không nhiều nhưng khi bắt đầu qua cầu Thăng Long (tất nhiên không phải cầu Chương Dương vì nó tới hết tháng 6 năm nay mới khánh thành) mật độ càng lúc càng đông và đỉnh điểm khi vào bốn quận nội thành.

Người dân đứng kín vỉa hè, có khi tràn ngập một bên đường, ai nấy đều vẫy tay vô cùng nhiệt liệt và tất nhiên William không chậm trễ chút nào, nhờ cơ thể phát triển tốt, đặc biệt về chiều cao, hắn có thể thoải mái nhoài người ra đáp lễ, tuyệt đối không thể để thua lão Bill.


Xin chào !!!


Đám thanh niên đang ra sức thể hiện trình độ Anh văn mức Hello của mình, mong có thể giao tiếp vài câu với vị tiểu Hoàng đế này bỗng thấy đối phương nói được tiếng nước mình.

Nelson Mandela từng nói: ‘Nếu bạn nói chuyện với một người bằng thứ tiếng anh ta hiểu, những điều đó sẽ được ghi nhớ bằng đầu. Nếu bạn nói chuyện bằng ngôn ngữ của anh ta, những điều đó sẽ khắc sâu vào tim’

Một câu kinh điển mà William muốn triệt để áp dụng nó vào lúc này. Đoàn xe không tiếp tục đi thẳng như trước mà thi thoảng đỗ lại, William muốn trực tiếp trò truyện với những người dân nơi đây, nỗi nhớ quê hương của hắn cũng được thỏa mãn phần nào.

Phải mất gần một tiếng hơn William mới lết tới đích. Đoàn tiếp đón chính thức đã chờ hắn từ lâu, dẫn đầu là Chủ tịch nước Trường Chinh.


Xin chào ngài, ngài có thể nói tiếng Việt được chứ, tôi rất thích giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ của đất nước mình sẽ đặt chân tới



À vâng! Rất vinh dự được tiếp đón ngài …v…v


Một tràng các câu khách sáo, có vẻ nhận được tin biết hắn quá thông thạo tiếng việt nên Ngài chủ tịch không quá kinh ngạc lắm

Cố gắng không để mình ngủ gật, William sợ nhất văn hóa này tại Việt Nam, dài dòng văn tự. Không ngờ chết rồi sang thế giới khác vẫn không thoát được nhưng việc kế tiếp lại để hắn sáng mắt lên. Một cô gái nhỏ tầm cỡ 6~7 tuổi gì đó, tay cầm bó hoa đưa tới trước mặt hắn. William biết mình phải làm gì, tay đưa ra đỡ bó hoa nhưng không hiểu sao bàn tay ăn mặn lại sờ cô nàng hai cái làm cô bé đỏ bừng mặt nhẹ rụt tay về. May sao không có ai thấy, nếu không cả đời anh danh của hắn chấm dứt từ đây.


Cậu tên gì? Mình là William, William Wettin



Mình tên là Ngô Thúy Hà



Tên rất đẹp, chúng ta sẽ còn gặp lại


Nói xong William tiếp tục chào hỏi với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phong Quốc hội ..v…v rất nhiều khâu nhưng hắn vẫn chưa thấy được người mình muốn gặp nhất. Sau đó là quốc ca hai nước, duyệt đội danh dự đại diện của 3 quân chủng hải-lục-không quân, đi qua đội tiêu binh vào trong.

Cuối cùng hắn mới nhớ ra người đứng đầu không bao giờ ra ngoài tiếp đón mà phải tại phòng khánh tiết. Đang hiện đang đứng trước mắt hắn là Tổng Bí Thư Lê Duẩn. Một cái bắt tay một cái ôm, đúng là lão làng không ngại William nhỏ tuổi chút nào.


Tôi rất muốn biết mục đích chuyến công du của ngài tới Việt Nam lần này là gì không?



Có lẽ hơi đường đột nhưng ngài chắc hẳn đã biết tin gần đây xung đột giữa Anh và Trung Quốc



Đúng vậy, tôi đã rất kinh ngạc trước sức mạnh hải quân Hoàng gia



Các lãnh đạo Trung Quốc đều là những kẻ đầy tham vọng và tính xâm lược rất cao, tôi muốn tìm một người hợp tác và đất nước này phù hợp mọi yếu tố



Hợp tác? Về điều gì?



Trung Quốc là một quốc gia đông dân, bọn họ sẽ lại tiếp tục đứng lên thực hiện tham vọng đó. Điều này đã chứng minh qua nhiều năm qua, cuộc chiến tranh Tây Tạng 1950, xâm lược quần đảo Hoàng Sa năm 1974 . Việc bức thiết mở rộng phạm vi thế lực của chính quyền Bắc Kinh đang làm ảnh hưởng tới sự vận chuyển giao thương trên biển của nhiều nước trong đó có Anh. Vì vậy nước Anh muốn có sự hỗ trợ từ các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á. Việt Nam đã từng chiến đấu với Trung Quốc, có biên giới tiếp giáp họ và sở hữu những hải đảo trên biển bị Trung Quốc ngắm tới



Chính phủ Trung Quốc là kẻ thù của chúng tôi không giả. Nhưng Việt Nam sẽ không trở thành quân cờ của những nước khác
– Nghe tới hắn nhắc lại nỗi đau của nước mình, cụ Tổng có vẻ rất khó chịu.


Chúng ta là hợp tác thưa ngài Tổng Bí Thư. Nước Anh lần này tới đây mang theo thành ý thực sự mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với quý quốc.



Vậy ngài không sợ ảnh hưởng tới quan hệ với Mỹ sao? Chúng tôi vẫn còn đang bị Chính phủ Hoa Kỳ cấm vận



Nước Anh không lo ngại Mỹ hay bất cứ đất nước nào, chúng tôi có quan điểm riêng của mình



Vậy thành ý đó là?



Ngày tới chúng tôi sẽ có cuộc đàm phán với Trung Quốc tại Thụy Sĩ về vấn đề Hồng Kông và nhiều thứ khác nữa, như vấn đề chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa sẽ được đưa vào trong cuộc họp. Việt Nam sở hữu tính pháp lý tại đó, nước Anh sẽ trợ giúp các vị thu hồi lại vùng đã mất
– William cuối cùng thật sự ngửa bài.


Vậy chúng tôi cần đổi lại những gì?
– Xưa nay không ai cho không ai cái gì. Làm Tổng bí thư đã bao năm nay, ông càng hiểu rõ điều đó.


Nước Anh muốn giống như Liên Xô, thuê đảo Phú Lâm làm khu vực quân sự như một điều kiện trao đổi.



Chúng tôi sẽ họp quốc hội thảo luận vấn đề này



Vậy ngài phải nhanh chóng một chút, hội nghị đàm phán sắp diễn ra


………………………….


Các đồng chí thấy sao? Lần này người Anh mang tới đầy đủ thiện chí



Nhưng chúng ta ngay giáp Trung Quốc, không thể đảm bảo họ không tiếp tục lần nữa tiến hành xâm lược Việt Nam
– Chủ tịch Quốc Hội ông Nguyễn Hữu Thọ


Chúng ta không sợ Mỹ, cũng không có sợ Trung Quốc. Nếu bọn chúng lại dám tiếp tục đặt chân lên đất nước này, vậy thì hãy chuẩn bị gánh lấy hậu quả
– Đúng là cụ Duẩn, vô cùng cứng rắn trong chính sách đối ngoại đối với người hàng xóm khổng lồ của mình, và đây cũng là lý do tại sao William muốn thật nhanh chóng thực hiện chuyến thăm Việt Nam lần này. Tỷ lệ thành công là rất lớn.


Tôi cũng tán thành, nước Anh là cường quốc cả về thương mại và quân sự trên biển. Là xúc tác rất lớn cho kế hoạch Đổi mới tới đây
– Chủ tịch Trường Trinh đã nhận rõ xu thế của thời đại mới, việc hợp tác lần này sẽ mang lại chỗ tốt cho Việt Nam không chỉ một hai.

………………………….

Thụy Sĩ

Lần này là cuộc họp có sự tham gia của Anh, Trung Quốc, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô và Việt Nam

Quan điểm của Trung Quốc: Nhượng bộ một phần thời gian tiếp tục cho Anh thuê Hồng Kông và chỉ thế mà thôi.

Quan điểm của Anh: Yêu cầu Trung Quốc trao trả độc lập cho Tây Tạng, giao trả quần đảo Hoàng Sa về Việt Nam, Hồng Kông hoàn toàn trở thành một vùng đất của Đế quốc Anh. Trung Quốc không được phép xây dựng hải quân vượt quá một trăm tàu với lý do bảo vệ An ninh hàng hải.

Đại diện phía Liên Xô: Từ thời Gorbachyov, xung đột giữa Moskva với nhóm NATO đã có chiều hướng giảm bớt đi rất nhiều và họ hiện tại cũng chả ưa gì Trung Quốc. Nên quan điểm của nước này gần như trung lập.

Về phía Pháp, chính sách của tổng thống Francois Mitterrand là duy trì mối quan hệ của Pháp đối với các cựu thuộc địa, mà ông sợ rằng rơi vào ảnh hưởng của Anh. Việt Nam đang tiếp xúc rất gần với Anh quốc nên nước Pháp không thể bị bỏ lại đằng sau. Ông ta cũng đồng ý với quan điểm về Hoàng Sa, còn những thứ khác không đả động tới. Đúng là con cáo già.

Cuối cùng là Hoa Kỳ: Tổng thống Ronald Reagan là người rất thành công về chính sách ngoại giao (ít nhất là trước vụ tai tiếng Iran-Contra) và việc tái thiết lập tinh thần và niềm tự hào của người Mỹ. Ông ta là người ủng hộ về kinh tế hơn là chiến tranh trực diện. Và kết quả là, tuy không quá ủng hộ nước Anh nhưng cũng không phản đối.

Cuộc tranh luận kéo dài tới ngày thứ năm mới quyết định xong

Ngày 8 tháng 6 năm 1985

Trên các trang nhất đưa tin đánh giá kết quả cuộc họp đàm phán sáu bên


Trung Quốc giao trả lại Ấn Độ vùng Aksai Chin và Trans-Karakoram Tract, đồng thời cũng giao trả lại quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 . Quân đội Anh cùng Trung quốc cộng đồng quản lý Tây Tạng và lấy đó làm vùng đệm ngăn cách giữa Ấn Độ và Trung Quốc tránh cho chiến tranh xảy ra. Hồng Kông tiếp tục được Anh thuê 99 năm với giá 1 Đô La Hồng Kông. Điều sau cùng thật sự chẳng khác nào phát tát mạnh vào bản mặt kiêu ngạo mà giảo hoạt của chính quyền Bắc Kinh



Sự thất bại thảm hại của Trung Quốc là điều mọi người có thể đoán được, nhưng họ có vẻ vẫn đang nuôi hy vọng



Nước Anh tiếp tục giữ vững quyền thống trị của mình trên biển …


………………………………


Cậu làm rất đẹp đấy William
– Maria cười nói


Mọi việc không kết thúc dễ dàng vậy đâu, người Trung Quốc từ bỏ rất nhiều để đổi lại không bị hạn chế về Hải quân. Nhưng chúng ta cũng không đơn giản để bọn họ thoải mái phát triển
– William cũng không quá tự hào thành quả vừa mới đạt được, nguy hiểm vẫn còn ẩn núp mà chưa phải bị xóa sổ.
 
Thích ngọt sủng, thích tiêu tiền không hết hãy đọc Xuyên Nhanh: Nam Thần, Có Chút Cháy!

Sự Kiện Dzựt Cô Hồn
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Đế Quốc Anh.