• 866

Chương 22


Số từ: 10356
Dịch giả: Nguyễn Đỗ Mục
Hiệu đính: Cao Xuân Huy
Nguồn: Nhà Xuất Bản Văn Học
Quân Sơn-nhung tức là nước Linh-Chi , phía Tây giáp nước Yên , phía Đông Bắc giáp với Tề và Lỗ. Chúa nước Linh-chi ỷ mình là nơi hiểm-địa, không ai dám xâm lấn nên chẳng chịu tùng phục ai, lại còn phá phách nhiều nơi, cướp bóc của cãi .
Trước đây, đã một lần xâm lấn nước Tề, bị Thế-tử Hốt nước Trịnh, đem binh giúp Tề đánh một trận phải lui về . Nay nghe nước Tề làm bá chủ, nên cử đại binh sang đánh nước Yên, mục đích làm cho nước Yên sợ oai mình, không dám tùng phục Tề nữa .
Nước Yên cự không lại, phải sai sứ sang Tề cầu cứu .
Tề hoàn-công hay tin hỏi Quản-trọng :
- Nước Yên bị giặc Sơn-nhung xâm lấn, ta phải làm cách nào để cứu nước Yên .
Quản-trọng nói :
- Yên là một nước trong hội minh chủ, nay đã cầu cứu thì không bỏ qua được. Vả lại, quân Sơn-Nhung lâu nay không tùng-phục nhà Châu, ta cũng nên mượn cớ mà đem quân chinh phạt.
Tề hoàn-công nhậm lời, kiểm điểm binh mã kéo đi .
Khi qua đến sông Tề-thức thuộc địa giới nước Lỗ, Lỗ trang-công thân hành đến nơi tiếp đón, làm tiệc đãi đằng.
Lỗ trang-công nói :
- Minh công đánh được quân Sơn-nhung chẳng những nước Yên đội ơn, mà nước Lỗ tôi cũng lấy làm toại nguyện . Vậy xin Minh-công cho tôi được đem quân giúp sức.
Tề hoàn-công nói :
- Tôi không dám làm phiền Hiền hầu đến những nơi hiểm-địa ấy . Nếu tôi không thắng được sẽ cần đến sự giúp đỡ của Hiền-hầu cũng chẳng muộn.
Nói xong từ biệt Lỗ trang-công kéo quân đi .
Lúc ấy Chúa nước Linh-chi tên Mật-lư , đem quân quấy nhiễu nước Yên đã hai tháng rồi, cướp bóc của cải, bắt đàn bà, con gái không biết bao nhiêu mà kể . Nay nghe tin binh Tề đến cứu, bèn lật đật rút lui về nước.
Tề hoàn-Công đem binh đến nơi .
Yên trang-Công khai thành nghinh tiếp, và tạ ơn khó nhọc đã đem binh đến cứu .
Quản-trọng nói :
- Quân Sơn-nhung chưa thua mà kéo về, nếu quân ta trở về ắt chúng lại đến phá rối nữa . Bây giờ phải thừa thế thẳng đến nội địa mà đánh mới dứt hậu hoạn được.
Tề hoàn-công khen phải, truyền tiến binh .
Yên trang-công thưa :
- Tôi xin đem binh đi tiên phong mà giúp Minh công .
Tề hoàn-công nói :
- Nước Yên vừa bị quân giặc tàn phá, ta nở nào để hiền-hầu đi tiên phong . Xin Hiền-hầu cứ đem binh đi sau làm tiếp ứng mà trợ oai cũng đủ.
Yên trang-công nói :
- Cách đây tám mươi dặm có một nước gọi là Vô-chung cũng là giống người Sơn-nhung nhưng không thuộc nước Linh-chi, Minh công nên sai người đi dụ để mượn chúng đưa đường thì mới tinh .
Tề hoàn-công đắc ý, liền sai Thấp-bằng đem vàng bạc đến dụ vua nước Vô-chung .
Vua nước Vô-chung sai tướng Hồ nhi-bang đem hai ngàn quân đến giúp.
Hồ nhi-bang theo Thấp-bằng đến ra mắt Tề hoàn-công .
Tề hoàn-công hậu thưởng, và khiến đi tiền đội .
Đi độ ba ngày , đến một nơi rừng núi hiểm trở, hai bên đá dựng chập chồng, Tề hoàn-công hỏi Yên trang-công :
- Chỗ nầy kêu là chỗ gì ?
Yên trang-công thưa :
- Đây là Quy-từ, yết lộ của Sơn-nhung ra vào.
Tề hoàn-công thương nghị với Quản-trọng rồi cho đốn cây lập đồn, khiến Bảo Thúc-nha ở lại đó trấn thủ, coi việc vận lương .
Cách hai ngày sau, đại binh tiến bước.
Chúa nước Linh-chi, hay được tin binh Tề đến đánh, liền sai mời Đại-tướng Tốc-mãi đến thương nghị.
Tốc-mãi nói :
- Quân Tề từ xa đến đây, binh lao mã liệt ta phải đánh gấp chớ nên trì hoãn.
Mật-lư y lời, đem quân mai phục trong rừng, rồi sai Tốc-mãi dẫn một ngàn binh, đợi nghênh-chiến.
Hồ nhi-bang vừa kéo binh thì gặp Tốc-mãi đã dàn quân sẵn.
Hai bên đánh nhầu một trận.
Tốc-mãi giả thua, kéo binh chạy.
Hồ nhi-bang đuổi theo, vừa đến giữa rừng , binh phục của Mật-Lư nổi dậy, ó lên một tiếng, áp đến chém giết, quân của Hồ nhi-Bang bị chết rất nhiều, bỏ chạy trở lại.
Còn Hồ nhi-bang bị quân của Mật-Lư bắt trói.
May thay , đại binh của Tề hoàn-Công đền kịp đánh đuổi Mật-Lư, giải cứu cho Hồ nhi-bang khỏi tay giặc đem về trại.
Hồ nhi-bang có ý thẹn thuồng.
Tề hoàn-công vỗ về, an ủi .
- Ra trận thắng-bại lẽ thường, tướng quân chớ lấy thế làm áy náy .
Nói xong chọn một con ngựa tốt tặng cho Hồ nhi-bang .
Hồ nhi-bang cảm tạ lui ra .
Tề hoàn-công tiến quân đến núi Phục-long truyền quân đóng trại nơi đỉnh núi . Lại khiến Vương-tử Thành-phủ và Tân tu-vô đóng trại dưới núi, đem những binh xa kết liền với nhau làm một bức thành giả, canh giữ rất nghiêm nhặt.
Sáng hôm sau, Mật-lư cũng với Tốc-mãi đem hơn một vạn quân đến khiêu chiến. Nhưng vì bị bức thành binh xa ngăn đón không làm sao tiến quân được, phải đánh cầm chừng.
Quản-trọng trèo lên ngọn núi cao xem thấy quân sĩ Sơn-nhung lớp nằm lăn xuống đất lớp ôm nhau nô đùa, bỏ cả ngựa xe, vũ khí . Bèn vỗ vai Hồ nhi-bang, nói :
- Lúc nầy là lúc tướng quân có thể đem quân ra đánh trả thù đó .
Hồ nhi-bang trợn mắt, nhìn số quân Sơn-nhung đang nằm dưới bãi rồi hậm hữuc kéo quân ra đi .
Thấp-bằng nói :
- Tôi e giặc Sơn-nhung dùng kế để dụ ta chăng ?
Thữuc vậy quân Sơn-nhung thấy quân Tề không ra đánh nên cho hai đội quân phục nơi mé rừng, rồi khiến một số quân sĩ giả cách trễ biếng mà dụ địch.
Tuy nhiên, Quản-Trọng đâu phải không biết binh-pháp, nhìn Thấp-bằng mỉm cười nói :
- Ta đã liệu trước cả rồi.
Nói xong khiến Thành-phủ đem một toán quân đi về phía tả, Tân tu-vô dẫn một toán quân đi về phía hữu, để chận quân mai phục.
Hồ nhi-bang vừa kéo quân xuống khỏi núi quân giặc ào ào bỏ chạy .
Hồ nhi-bang giục ngựa đuổi theo . Nhưng nghe trên núi có tiếng kẻng thu quân, nên Hồ nhi-bang quay ngựa trở lại .
Mật-lư thấy Hồ nhi-bang không đuổi theo lòng tức tối, ra hiệu cho hai toán quân trong rừng ùa ra truy kích.
Vừa lúc ấy hai đạo quân của Thành-phủ và Tân tu-vô cũng vừa kéo đến đổ ra đánh.
Hai bên xáp chiến một hồi, hai đạo binh Sơn-nhung vỡ loạn bỏ chạy, bị chết không biết bao nhiêu mà kể.
Mật-lư thu góp tàn quân, thấy hao hơn nữa, lòng buồn bã nói với tướng Tốc-mãi.
- Xưa nay chưa hề có nước nào đem binh đánh nước ta mà thắng trận như vầy . Nay ngươi có kế chi chăng ?
Tốc-mãi nói :
- Quân Tề đóng trên đỉnh Phúc-long sơn xung quanh không có suối nước , chỉ có con sông Nhụ-thuỷ mà thôi . Nay ta đắp ngang nguồn sông, làm cho nước sông không chảy tới, ắt binh Tề phải chết khát .
Mật-lư nói :
- Kế ấy tuy hay, song phải kéo dài thời gian . Hiện nay, quân ta hao hụt quá nhiều, nếu quân Tề thiếu nước uống liều chết mà tiến binh thì ta lấy gì cự địch.
Tốc-mãi, nói :
- Một mặt phải sai sứ qua nước Cô-Trúc viện binh thêm .
Mật-lư đẹp ý, truyền quân chặt cây, đào đất lấp dòng sông Nhụ-thuỷ, rồi sai người qua cầu cứu nước Cô-trúc .
Tề hoàn-công đang ở trên núi Phúc-long bàn bạc với các tướng sĩ mưu việc tiến quân, xảy nghe quân vào báo :
- Giặc Sơn-nhung lấp lòng sông Nhụ-thuỷ quân sĩ không còn nước uống .
Mọi người kinh hãi ngơ ngác nhìn nhau .
Tề hoàn-công hỏi :
- Xung quanh núi nầy không có một khe nước nào sao ?
Quân sĩ tâu :
- Chúng tôi đã tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy một vũng nước nào cả .
Quản-trọng nói :
- Xin cho quân sĩ đào giếng, lấy nước mà uống.
Tề hoàn-công truyền đào giếng lấy nước, hễ ai đào được giếng có nước trước thì sẽ trọng thưởng.
Quân sĩ thi nhau đào khắp nơi nhưng tuyệt nhiên, không chỗ nào có mạch nước cả.
Phần thì mệt phần lại khát ai nấy chán nản.
Tề hoàn-công muốn rút quân về.
Thấp-bằng nói :
- Xin Chúa-công hãy chậm rãi, tôi còn có cách nầy.
Nói xong dẫn quân đi tìm ổ kiến.
Tề hoàn-công trông thấy hỏi :
- Trong lúc quân sĩ thiếu nước, khanh lại đi tìm ổ kiến làm chi ?
Thấp-bằng thưa :
- Giống kiến là một linh vật, nơi nào có nước ắt nó làm tổ mà ở.
Quân sĩ đi tìm một lúc lâu, bắt gặp một tổ kiến nơi hướng mặt trời mọc.
Thấp-bằng cho đào nơi đó.
Quả nhiên, tìm được một mạch nước rất trong trẻo.
Quân sĩ reo hò, không còn sợ chết khát nữa.
Tề hoàn Công khen Thấp-bằng là bậc kỳ tài và đặt tên giếng nước ấy là Thánh-tuyền.
Chúa nước Linh-chi, sau khi đắp xong dòng sông Nhụ-thuỷ cho người dò xét, thấy binh Tề lâu ngày mà không thiếu nước, lấy làm lạ hỏi tướng Tốc-mãi :
- Đã lâu sao binh Tề vẫn chưa thiếu nước ?
Tốc-mãi nói :
- Tôi có nghe quân Tề vừa đào được suối nước, đặt tên là Thánh-tuyền. Nhưng đó chỉ là sống tạm với thời gian, thế nào cũng phải kéo binh về . Ta chờ họ rút binh, đem quân truy kích, đoạt một số vũ khí mà dùng.
Chúa tôi đắc ý, cả ngày say sưa không còn lo nghĩ gì nữa .
Bỗng một hôm, có tin báo :
- Quân Tề đem đại binh đến vây thành .
Mật-Lư và Tốc-mãi kinh hãi bỏ trốn.
Quân Sơn-nhung mất Chúa, chạy tán loạn, lớp thì đầu hàng, lớp ôm nhau kêu khóc.
Tề hoàn Công không cho quân sĩ giết hại một người nào, kéo quân vào thành mở ngục thả một số đàn bà con gái rất đông , mà trước đây bọn Sơn-nhung đã bắt bên nước Yên .
Đoạn chiêu an bá tánh.
Quân Sơn-Nhung thấy vua Tề nhơn đức, rủ nhau ra đầu hàng hết.
Tề hoàn-công hỏi quân Sơn-nhung :
- Chúa bây hiện giờ trốn nơi nào ?
Quân Sơn-nhung thưa :
- Nước tôi giáp với nước Cô-Trúc, hai nước vốn giao hảo với nhau . Trước đây Chúa-công tôi có cho người sang mượn quân, nhưng chưa kịp đi . Nay Chúa-công tôi tất trốn qua nước đó .
Tề hoàn-công hỏi :
- Nước Cô-trúc mạnh hay yếu đường sá thế nào ?
Quân Sơn-nhung thưa :
- Cô-Trúc là một nước lớn, địa thế hiểm-trở, cách đây chừng trăm dặm, có suối Tỵ-Nhỉ làm giới hạn.
Quản-trọng nói :
- Người Sơn-nhung chiếm miền rừng núi, tuyệt địa khó lòng, sớm đánh tối đầu, rất nên nguy hiểm. Nay nước Linh-Chi và Cô-trúc đã kết giao, nếu lấy được Linh-Chi mà không phá được Cô-Trúc thì Linh-chi không thể giữ nỗi . Xin Chúa-công kéo quân đánh Cô-trúc một thể .
Tề hoàn-công nhậm lời , truyền nghĩ binh lại đó ba ngày, rồi kéo sang đánh Cô-trúc.
Nói về Chúa nước Linh-chi là Mật-Lư sau khi bỏ thành chạy trốn sang nước Cô-trúc , đem việc bại binh thuật lại.
Chúa nước Cô Trúc là Đáp lý-kha nghe nói than rằng :
- Ta vừa toan cất binh đến giúp chẳng ngờ Hiền-hầu lại bị thảm bại như vầy. Thôi thì cứ ở lại đây, chờ ta chỉnh tu binh mã dõng sẽ mưu việc phục quốc cho .
Mật-lư cúi đầu cảm tạ, lòng buồn không vơi .
Xảy có quân vào báo :
- Quân nước Tề chiếm nước Linh-chi nay lại cử binh sang đánh Cô-trúc nữa.
Đáp lý-kha cười lớn nói :
- Đã lấy được nước Linh-chi, còn mạo hiểm đến đây mà chịu chết !
Nói rồi truyền quân thu hết các thuyền bè nơi suối Tỵ-Nhỉ để ngăn giặc.
Đại tướng Hoàng-hoa thưa :
- Tôi sợ quân Tề có thể đóng bè qua suối, xin Chúa-công cho quân sĩ phục nơi mé rừng mà phòng bị trước là hơn .
Đáp lý Kha nói :
- Việc đóng bè để đổ binh qua sông không phải chốc lát mà làm xong . Ta không cần phải lo sớm.
Nói rồi cùng Mật-lư uống rượu say sưa cả ngày không lo gì cả.
Trong lúc đó, binh Tề đã kéo đến bên Tỵ-nhĩ .
Nơi đây núi đá lởm chởm cỏ cây rậm rạp chận kín đường đi .
Quản-trọng liền khiến lấy diêm tiêu, lưu hoàng rải khắp nơi rồi đốt lửa.
Lửa cháy rần rần cây cối hai bên đường thành tro, mở đường cho xe ngựa đi được .
Tuy nhiên, núi đá lởm chởm, những xe lương thữuc đi rất chậm chạp khó khăn . Quân-sĩ đem lòng chán nản.
Quản-trọng thấy thế đặt vài bài hát, để quân sĩ hát cho vui mà quên cực nhọc.
Bài hát như vầy :
Non cao vòi vọi, đèo đá chơ vơi
Mây trôi man mác bên trời
Khó khăn đâu dễ làm vơi được lòng
Bánh xe dù long , bàn tay người đở
Thân trai là nợ , há sọ gian truân
Quyết lòng xẻ núi lấp sông
Núi dầu cao mấy, chẳng bằng quân ta .
Quân sĩ vừa hát, vừa đẩy xe đi, quên cả mệt nhọc.
Chẳng mấy chốc, xe đã qua khỏi đồi núi hiểm nghèo.
Tề hoàn-công ngoảnh đầu nhìn lại, tấm tắc khen thầm :
- Sức mạnh của câu ca, lời hát quả thữuc nhiệm mầu !
Quản-trọng nói :
- Thể xác và tinh thần của con người là hai mối tương-quan , thể xác mệt mỏi, tinh thần tất yếu đuối. Ngược lại như tinh thần hưng khởi , thể chất ắt sung mãn. Do đó, kích thích tinh thần là điều cần thiết.
Tề hoàn-công nói :
- Trọng-phụ qua là một kẻ thấu đáo nhân tình.
Qua khỏi vài hòn núi nữa, lại đến một cụm núi cao, xe cộ phải dừng lại, không có lối đi . Trước mặt hai bên đá dựng như vách, chỉ có một con đường nhỏ ở giữa vừa một người một ngựa.
Tề hoàn-công biến sắc, nói :
- Chỗ nầy nếu bị phục binh, chúng ta sẽ không còn một mạng .
Nói vừa dứt lời mặt vua xây xẩm, thoáng thấy trong kẹt đá nhảy ra một quái thú, nữa người nửa vật, mình mặc áo đỏ, đầu đội mũ đen, bước đến trước mặt Tề hoàn-công cúi đầu thi lễ, rồi giơ tay một vén vạt áo lên đoạn chạy biến vào núi.
Tề hoàn-công kinh hãi, quay qua hỏi Quản-trọng :
- Khanh có thấy gì chăng ?
Quản-trọng đáp :
- Tôi không thấy gì cả .
Tề hoàn-công thuật lại quái-trạng vừa rồi cho Quản-trọng nghe .
Quản-trọng đáp :
- Theo tôi đoán, đó là thần Du-nhi . Một vị thần núi đến mách bảo với Chúa-công đó.
Tề hoàn-công hỏi :
- Tại sao lại vén áo lên để làm gì ?
Quản- trọng đáp :
- Vén áo là ý nói, phía trước mặt có nước, mà vén phía tay mặt là ý nói phía tay mặt nước sâu, bảo phải đi phía trái. Nay xin đóng quân nơi đây do thám thì biết.
Tề hoàn-công khiến quân thám-tử đi dò xét.
Quân về báo :
- Phía trước có suối Tỵ-nhỉ, sâu lắm. Chúa nước Cô-trúc đã thâu đoạt hết thuyền bè, không thể qua đặng.
Tề hoàn-công còn đang suy nghĩ , bỗng có toán quân khác về báo :
- Suối Tỵ-nhỉ phía mặt sâu thăm thẳm, nhưng về phía trái thì cạn, lội không quá gối.
Tề hoàn-công vỗ tay, cười lớn :
- Thế thì đúng theo lời thần Du-nhi đã mách bảo rồi.
Yên trang-công nói :
- Thuở nay tôi không nghe nói suối Tỵ-Nhỉ có chỗ nào cạn như vậy . Đây chắc là thần Du-nhi muốn độ Minh-công qua sông đó .
Tề hoàn-công hỏi :
- Từ đây đến Cô-trúc còn bao xa ?
Yên trang-công đáp :
- Thành quách nước Cô-trúc mới dựng lên từ đời nhà Thương . Qua khỏi suối Tỵ-nhỉ có ba hòn núi cách nhau ba mươi dặm gọi là Tiên-đoàn sơn , Mã-tiên sơn và Song-tử sơn . Ba hòn núi ấy chính là ba ngôi mộ của Tiên-quân xứ Cô-trúc. Khỏi ba hòn núi ấy đến Vô-đệ thành tức là Kinh-đô rồi .
Tề hoàn-công cả mừng, truyền quân theo triền núi tiến về hướng trái mà lội qua suối.
Lúc ấy Chúa nước Cô-trúc đang ăn uống, nghe quân báo rằng quân Tề đã qua suối rồi lòng hoảng sợ, sai tướng Hoàng-hoa đem năm ngàn quân ra cự địch.
Mật-lư nói :
- Tôi tới đây đã lâu chưa lập được công trạng gì, xin đi với Tốc-mãi làm tiên-phuộng
Tướng Hoàng-hoa cười lớn :
- Thôi thôi, một vị vua mất nước, một bại tướng không còn một tên quân, lại muốn theo tôi mà làm gì ?
Nói xong, tướng Hoàng-hoa kéo quân ra đi .
Mật-lư có ý trẽn tràng.
Đáp lý-kha thấy vậy nói :
- Hiền-hầu kéo binh đi trước mà tiếp ứng cho Hoàng-Hoa, rồi tôi sẽ đem quân đến sau .
Mật-lư tuân lệnh, kéo quân đến Mã-tiên sơn, nghĩ đến lời nói của Hoàng-hoa lòng không nguôi giận .
Hoàng-Hoa kéo quân vừa đến mé suối Tỵ-nhỉ, gặp đại binh của Tề hoàn-công, cầm đầu là tướng Cao-hắc.
Hai bên khai chiến đánh với nhau một lúc .
Cao-hắc yếu thế gần bỏ chạy, xảy có Vương-tử Thành-phủ đem binh tiếp ứng.
Hai bên đánh với nhau dư trăm hiệp, bất-phân thắng bại.
Vương-tử Thành-phủ cả giận hét :
- Sơn cẩu ! Mi tài cán chi mà dám đương sức với ta .
Nói xong, giục trống cho ba quân áp trận.
Hoàng-Hoa vẫn là tay thao lược, có sức mạnh hơn người, nên không lấy thế làm nao núng, trợn mắt, chỉ vào mặt Vương-tử Thành-phủ nói :
- Ta quyết xây nấm mồ để vùi xác chúng bây !
Hai bên đánh năm mươi hiệp nữa thì đạo trung-quân của Tề hoàn-công tiếp đến , bên hữu có Công-tử Khai-phương, bên tả có Thụ-điêu, áp tới đánh nhầu.
Tướng Hoàng-Hoa tuy có sức mạnh, song binh Tề quá đông . Nhắm cự không lại quảy ngựa bỏ chạy.
Binh Tề rượt theo, chém giết binh Cô-trúc không biết bao nhiêu mà kể.
Tướng Hoàng-hoa một mình một ngựa chạy riệt đến Đoàn-tử sơn , thấy trên núi quân Tề đã chiếm mất rồi, bèn quày ngựa chạy vòng ra sau núi tẩu thoát. Chạy một đổi nửa đến chân núi Mã-tiên sơn, thấy quân của Mật-Lư vừa kéo đến, lòng mừng rỡ cho ngựa lần tới.
Thấy tướng Hoàng-hoa mặt mày hơ-hải, Mật-lư mỉm cười hỏi :
- Tướng-quân chưa bao giờ biết thất trận, sao nay lại bỏ cả binh sĩ chạy về đây một mình ?
Tướng Hoàng-hoa thẹn thùng cúi mặt xuống đất không đáp, biết Mật-lư muốn trả thù cử chỉ khinh dễ của mình vừa rồi, song cũng bỏ qua , xin một ít lương khô ăn cho đỡ đói rồi sẽ hay .
Mật-lư sai lấy gói cơm , móc đưa cho Hoàng-hoa ăn .
Ăn xong, Hoàng-hoa xin một con ngựa cởi.
Mật-lư lựa một con ngựa ốm trao cho .
Tướng Hoàng-hoa lòng đầy căm tức, nhưng chẳng biết nói sao, đành lủi thủi trở về Vô-đệ thành ra mắt Đáp lý-kha .
Đáp lý-kha nói :
- Bởi ta không nghe lời khanh nên mới thất trận.
Hoàng-hoa nói :
- Bởi Mật-lư trốn sang nước ta , nên binh Tề mới đem quân đến đánh. Chi bằng chém Mật-lư nạp đầu cho Tề hầu , thà giảng hoà thì hơn .
Đáp lý-kha nói :
- Mật-lư cùng khốn về đây với ta, ta nở nào lại xử bạc như vậy.
Quan Tể-tướng Ngột luật-cổ nói :
- Tôi xin dâng một kế có thể phá binh Tề dễ như chơi .
Đáp lý Kha hỏi :
- Kế gì vậy ?
Ngột luật-cổ nói :
- Phía Bắc nước ta có một cái bể cát, không có nước non, cây cối gì cả .Xưa nay người trong nước chết, thường đem thây ra bỏ nơi đây, xương chất thành đống , ban ngày cũng như ban đêm, bóng ma hiện hình kêu khóc rất ghê rợn. Đặc biệt là thỉnh thoảng có lồng luồng gió độc thổi đến, ai ngộ phải đều xây xẩm mặt mày rồi chết ngay . Nếu gạt quân Tề đến đó, tự nhiên phải bỏ mạng.
Đáp lý Kha nói :
- Quân Tề dại gì mà đến nơi đó ?
Ngột luật-cổ nói :
- Chúa-công hãy tạm đem cung-quyến ẩn-trú nơi Dương-sơn, rồi sai người nói dối với Tề hầu rằng Chúa-công trốn đi cầu cứu nước khác,thế nào Tề hầu cũng đem quân đuổi theo .
Hoàng-hoa nói :
- Tôi xin đem quân đến giả cách đầu hàng , rồi dụ binh Tề đến đó cho .
Đáp lý Kha nhậm lời.
Hoàng-hoa kéo quân ra đi, nghĩ bụng :
- Nếu ta không chém đầu Mật-Lư đem nạp thì Tề-hầu đâu có tin ta . Vả lại đó cũng là dịp để ta trả thù quân bội nghĩa.
Nghĩ rồi kéo binh đến Mã-tiên sơn, vào ra mắt Mật-lư .
Lúc ấy Mật-lư đang đốc quân chống lại cuộc tấn công của binh Tề, nghe Hoàng-Hoa kéo binh đến tiếp ứng thì mừng lắm, vội ra tiếp đón.
Hoàng-hoa thừa lúc Mật-Lư bất ý, rút gươm chém một nhát bay đầu .
Tốc-mãi xem thấy nổi giận, giục ngựa đến quyết giết cho được Hoàng-hoa trả thù cho chúa mình.
Hai đàng dành nhau được một lúc, Tốc-mãi mồ hôi ướt giáp, biết mình cự không lại , bỏ cả quân sĩ chạy sang trại Hồ nhi-bang xin đầu hàng.
Hồ nhi-bang cho là giả dối, khiến quân bắt Tốc-mãi đem chém.
Còn Hoàng-hoa xách đầu Mật-lư thẳng đến trại Tề hoàn-công xin-vào ra mắt .
Tề hoàn-công cho vào.
Hoàng-hoa quỳ móp dưới trướng tâu :
- Chúa-công tôi đã đem cả gia quyến đến nước Sa-tích mà viện binh . Tôi can mãi không được nên đến đây đầu đàng. Nếu Minh-công không chê tôi hèn yếu , tôi xin đi trước dẫn đường để đưa Minh-công vào thành.
Tề hoàn-công thấy đầu Mật-lư, nên tin thật bèn cho Hoàng-Hoa làm tiên phong . Rồi kéo rốc binh mã vào thành nước Cô-trúc.
Khi đến nơi, thấy thành quách đều bỏ trống, Tề hoàn-công lại càng tin lời Hoàng-hoa là thật.
Hoàng-hoa nói :
- Nay Đáp lý-ba dẫn gia quyền đi cầu vinh , sớm tối ắt đem quân về báo thù . Xin Minh-công cho người theo truy cản, bắt Đáp lý-ba mà giết đi thì mới giữ thành nầy được.
Tề hoàn-công khen phải, liền sai Cao-hắc dẫn một ngàn quân theo Hoàng-hoa đi tiền bộ, lại giao thành cho Yên trang-công trấn giữ rồi kéo đại binh theo sau, để phòng binh viện kéo về.
Đi được một lúc thì trời gần tối, không còn thấy đạo binh của Cao-hắc và Hoàng-hoa đâu nữa, trước mặt chỉ thấy một bãi sa-mạc rộng thênh thênh, bốn bề hoang vắng, gió thổi lạnh lùng, xa xa văng vẳng những tiếng ma kêu, quỷ khóc lẫn với tiếng huýt, tiếng gầm của loài hổ-mang và thú dại.
Quân sĩ người người rởn ốc, và cứ thỉnh thoảng một luồng gió thổi đến một số quân binh ngã gục, ngất thở.
Quản-trọng thất kinh nói với Tề hoàn-công :
- Tôi được nghe xứ nầy có cái bể cát rất độc, chắc bể cát ấy là đây . Xin chớ đến nữa.
Tề hoàn-công truyền thâu quân .
Nhưng quân sĩ lạc đường không biết hướng nào trở lại.
Trong lúc trời tối mịt mùng, rải rác những đống xương khô ngổn-ngang trên bãi, cứ mỗi tên quân lạc ra khỏi đoàn là bị một con ác-điểu từ đâu bay đến mổ vào sọ, như một nhát búa , hốt hút lấy tuỷ óc mà ăn .
Quản-trọng truyền đánh kiễng lên thu quân vào một chỗ, rồi bảo vệ Tề hoàn-công tìm đường cũ trở lại.
Nhưng, đường cũ đã mịt mù, không còn dấu vết.
Quản-trọng nói :
- Nước Chung-vô tiếp giáp với nước nầy, những con ngựa già xứ Chung-vô ắt thuộc đường, vậy thì bảo Hồ nhi-bang chọn lấy vài con ngựa già thả cho đi trước, quân ta theo sau, ắt thoát đặng.
Tề hoàn-Công làm theo kế ấy, quả nhiên ra khỏi sa mạc.
Nhắc lại tướng Hoàng-hoa, có ý đi trước để đánh lừa binh Tề, và lập kế đưa Cao-hắc đến núi Dương-sơn .
Nhưng đi được một lúc, Cao-hắc thấy Hoàng-hoa cứ một mạch đi thẳng, không chờ đại binh theo sau, lòng nghi ngại, không dám đi nữa.
Hoàng Hoa biết ý, lập tức bắt sống Cao-hắc, rồi thẳng đường đến núi Dương-sơn, vào yết kiến Đáp lý-kha, và nói :
- Mật-lư thua trận ở Mã-tiên sơn , bị quân Tề giết, nay tôi đã trá hàng, gạt được quân Tề vào nơi bể cát, lại bắt sống được tướng Cao-Hắc đem về đây, xin Chúa-công định liệu.
Đáp lý Kha bảo Cao Hắc :
- Nếu nhà ngươi chịu đầu hàng, ta tha chết.
Cao-hắc trừng mắt nhìn lên, hét lớn :
- Ta là quan nước Tề, có bao giờ lại thần phục loài khuyển-dương . Chúng bây đừng có nói những lời vô lễ đó !
Hoàng-hoa cả giận, rút gươm chém Cao-hắc một nhát bay đầu .
Đoạn họp binh lại, cùng với Đáp lý-kha kéo quân về thu phục Kinh-thành.
Yên trang-công chống giữ, nhưng không lại, phải bỏ thành, đem binh chạy về Đoàn-tử sơn .
Trong khi ấy, đại binh của Tề hoài-Công đã ra khỏi biển cát, kiểm điểm binh mã thấy hao hơn hai phần mười.
Tề hoàn-công nói :
- Không giao tranh mà binh mã bị tổn thương thật là đau đớn .
Quản-trọng nói :
- Bây giờ trở lại nơi Kinh-thành Cô-trúc để quân sĩ nghỉ ngơi rồi sẽ tính.
Tề hoàn-công y lời, truyền quân kéo về thành Cô-trúc.
Về gần đến nơi bỗng thấy nhân dân già trẻ, dắt nhau đi lũ lượt .
Quản Trọng sai người đến dò hỏi, mới biết Đáp lý-Kha đã đánh đuổi Yên trang-công mà chiếm thành rồi.
Nhân dân nước kia tránh vào rừng nay nghe thành đã lấy lại nên trở về yên trú.
Tề hoàn-công thất kinh đưa mắt nhìn Quản-trọng.
Quản-trọng nói :
- Tôi đã có cách lấy lại kinh thành Cô-trúc rồi !
Nói xong , khiến Hồ nhi-bang cho quân thay hình đổi dạng lẫn với đám đông người , lẻn vào thành để làm nội ứng. Đoạn truyền quân vây kín ba mặt thành chỉ chừa cửa phía Bắc để phục binh mà bắt Đáp lý-kha .
Đêm ấy Đáp lý-kha hay tin quân Tề kéo đến, liền đốc quân lên mặt thành chống giữ .
Bỗng trong thành lửa cháy sáng ngời , đoàn quân nội ứng của Hồ nhi-bang nổi dậy, ó lên một tràng , tràn ra mở bét bốn cửa thành.
Bên ngoài quân Tề kéo vào ba mặt.
Đáp lý-kha thất kinh vội lên ngựa chạy thoát ra cửa phía Bắc.
Đi được vài ba dặm xảy nghe một tiếng pháo lệnh, binh Tề phục hai bên rừng kéo ra đông như kiến.
Đáp lý-Kha bị bắt, còn tướng Hoàng-hoa và Ngột luận-cổ bị chết trong đám loạn quân .
Tề hoàn-công kéo binh vào thành truyền chém đầu Đáp lý-kha bêu nơi Bắc-môn, rồi treo bản phủ-dụ nhân dân .
Dân Cô-trúc thuật lại chuyện Cao-hắc bị giết.
Tề hoàn-Công thương tiếc vô cùng, khiến ghi công vào sổ để khi về nước gia-ân .
Yên trang-công đang đóng binh ở Đoàn-tử sơn nghe Tề hoàn-Công đã chiếm được Kinh-thành Cô-trúc liền kéo binh đến chúc mừng.
Tề hoàn-Công nói với Yên trang-công :
- Tôi đem binh sang giúp quí-quốc, may thu phục được hai nước Linh-chi và Cô-trúc nầy rộng hơn năm trăm dặm vậy xin biếu .
Yên trang-công nói :
- Tôi đã làm phiền Minh-công quá nhiều, và mang ơn quá trọng, lẽ đâu còn dám hưởng ơn huệ ấy.
Tề hoàn-công nói :
- Linh-chi và Cô-trúc, hai nước giáp liền với nước Yên, nếu giao cho người khác ắt bị quấy nhiễu. Hiền-hầu chớ nên chối từ hãy nhận lấy mà mở mang bờ cõi rồi sai sứ vào triều cống nhà Châu như thế tôi cũng đã được một phần vinh dự rất lớn.
Yên trang-công từ chối không được, phải nhận lời.
Tề hoàn-công truyền mở tiệc khao thưởng ba quân, lại cắt một thuở ruộng nơi chân núi Tiên-đoàn sơn thưởng công cho Hồ nhi-bang , rồi kéo binh về nước.
Yên trang-Công đưa tiễn Tề hoàn-Công ra khỏi nước Yên , rồi mới trở về .
Từ đấy, nước Yên trở nên một nước hùng mạnh ở phía Bắc.
Khi Tề hoàn-công về đến sông Tể-thủy, địa giới nước Lỗ .
Lỗ trang-công ra đón tiếp, mở tiệc nơi mé sông khoản đãi để chúc mừng .
Tề hoàn-công đem những bảo vật lấy được ở hai nước Linh-chi và Cô-trúc đem chia cho Lỗ trang-công .
Lỗ trang-công vì mến tài Quản-Trọng, lại biết được Quản-trọng có một cái ấp riêng gọi là Tiểu-cốc ở địa phận nước Lỗ, bèn cho người đến đó sửa sang, xây thành quách rất tử tế.
Trong thời gian Lỗ trang-công còn ở ngôi, nước Lỗ được thái bình cường thịnh. Nhưng vào tháng tám năm đó Lỗ trang-công tạ thế khiến cho nước Lỗ sinh ra rối loạn.
Quân Sơn-nhung tức là nước Linh-Chi , phía Tây giáp nước Yên , phía Đông Bắc giáp với Tề và Lỗ. Chúa nước Linh-chi ỷ mình là nơi hiểm-địa, không ai dám xâm lấn nên chẳng chịu tùng phục ai, lại còn phá phách nhiều nơi, cướp bóc của cãi .
Trước đây, đã một lần xâm lấn nước Tề, bị Thế-tử Hốt nước Trịnh, đem binh giúp Tề đánh một trận phải lui về . Nay nghe nước Tề làm bá chủ, nên cử đại binh sang đánh nước Yên, mục đích làm cho nước Yên sợ oai mình, không dám tùng phục Tề nữa .
Nước Yên cự không lại, phải sai sứ sang Tề cầu cứu .
Tề hoàn-công hay tin hỏi Quản-trọng :
- Nước Yên bị giặc Sơn-nhung xâm lấn, ta phải làm cách nào để cứu nước Yên .
Quản-trọng nói :
- Yên là một nước trong hội minh chủ, nay đã cầu cứu thì không bỏ qua được. Vả lại, quân Sơn-Nhung lâu nay không tùng-phục nhà Châu, ta cũng nên mượn cớ mà đem quân chinh phạt.
Tề hoàn-công nhậm lời, kiểm điểm binh mã kéo đi .
Khi qua đến sông Tề-thức thuộc địa giới nước Lỗ, Lỗ trang-công thân hành đến nơi tiếp đón, làm tiệc đãi đằng.
Lỗ trang-công nói :
- Minh công đánh được quân Sơn-nhung chẳng những nước Yên đội ơn, mà nước Lỗ tôi cũng lấy làm toại nguyện . Vậy xin Minh-công cho tôi được đem quân giúp sức.
Tề hoàn-công nói :
- Tôi không dám làm phiền Hiền hầu đến những nơi hiểm-địa ấy . Nếu tôi không thắng được sẽ cần đến sự giúp đỡ của Hiền-hầu cũng chẳng muộn.
Nói xong từ biệt Lỗ trang-công kéo quân đi .
Lúc ấy Chúa nước Linh-chi tên Mật-lư , đem quân quấy nhiễu nước Yên đã hai tháng rồi, cướp bóc của cải, bắt đàn bà, con gái không biết bao nhiêu mà kể . Nay nghe tin binh Tề đến cứu, bèn lật đật rút lui về nước.
Tề hoàn-Công đem binh đến nơi .
Yên trang-Công khai thành nghinh tiếp, và tạ ơn khó nhọc đã đem binh đến cứu .
Quản-trọng nói :
- Quân Sơn-nhung chưa thua mà kéo về, nếu quân ta trở về ắt chúng lại đến phá rối nữa . Bây giờ phải thừa thế thẳng đến nội địa mà đánh mới dứt hậu hoạn được.
Tề hoàn-công khen phải, truyền tiến binh .
Yên trang-công thưa :
- Tôi xin đem binh đi tiên phong mà giúp Minh công .
Tề hoàn-công nói :
- Nước Yên vừa bị quân giặc tàn phá, ta nở nào để hiền-hầu đi tiên phong . Xin Hiền-hầu cứ đem binh đi sau làm tiếp ứng mà trợ oai cũng đủ.
Yên trang-công nói :
- Cách đây tám mươi dặm có một nước gọi là Vô-chung cũng là giống người Sơn-nhung nhưng không thuộc nước Linh-chi, Minh công nên sai người đi dụ để mượn chúng đưa đường thì mới tinh .
Tề hoàn-công đắc ý, liền sai Thấp-bằng đem vàng bạc đến dụ vua nước Vô-chung .
Vua nước Vô-chung sai tướng Hồ nhi-bang đem hai ngàn quân đến giúp.
Hồ nhi-bang theo Thấp-bằng đến ra mắt Tề hoàn-công .
Tề hoàn-công hậu thưởng, và khiến đi tiền đội .
Đi độ ba ngày , đến một nơi rừng núi hiểm trở, hai bên đá dựng chập chồng, Tề hoàn-công hỏi Yên trang-công :
- Chỗ nầy kêu là chỗ gì ?
Yên trang-công thưa :
- Đây là Quy-từ, yết lộ của Sơn-nhung ra vào.
Tề hoàn-công thương nghị với Quản-trọng rồi cho đốn cây lập đồn, khiến Bảo Thúc-nha ở lại đó trấn thủ, coi việc vận lương .
Cách hai ngày sau, đại binh tiến bước.
Chúa nước Linh-chi, hay được tin binh Tề đến đánh, liền sai mời Đại-tướng Tốc-mãi đến thương nghị.
Tốc-mãi nói :
- Quân Tề từ xa đến đây, binh lao mã liệt ta phải đánh gấp chớ nên trì hoãn.
Mật-lư y lời, đem quân mai phục trong rừng, rồi sai Tốc-mãi dẫn một ngàn binh, đợi nghênh-chiến.
Hồ nhi-bang vừa kéo binh thì gặp Tốc-mãi đã dàn quân sẵn.
Hai bên đánh nhầu một trận.
Tốc-mãi giả thua, kéo binh chạy.
Hồ nhi-bang đuổi theo, vừa đến giữa rừng , binh phục của Mật-Lư nổi dậy, ó lên một tiếng, áp đến chém giết, quân của Hồ nhi-Bang bị chết rất nhiều, bỏ chạy trở lại.
Còn Hồ nhi-bang bị quân của Mật-Lư bắt trói.
May thay , đại binh của Tề hoàn-Công đền kịp đánh đuổi Mật-Lư, giải cứu cho Hồ nhi-bang khỏi tay giặc đem về trại.
Hồ nhi-bang có ý thẹn thuồng.
Tề hoàn-công vỗ về, an ủi .
- Ra trận thắng-bại lẽ thường, tướng quân chớ lấy thế làm áy náy .
Nói xong chọn một con ngựa tốt tặng cho Hồ nhi-bang .
Hồ nhi-bang cảm tạ lui ra .
Tề hoàn-công tiến quân đến núi Phục-long truyền quân đóng trại nơi đỉnh núi . Lại khiến Vương-tử Thành-phủ và Tân tu-vô đóng trại dưới núi, đem những binh xa kết liền với nhau làm một bức thành giả, canh giữ rất nghiêm nhặt.
Sáng hôm sau, Mật-lư cũng với Tốc-mãi đem hơn một vạn quân đến khiêu chiến. Nhưng vì bị bức thành binh xa ngăn đón không làm sao tiến quân được, phải đánh cầm chừng.
Quản-trọng trèo lên ngọn núi cao xem thấy quân sĩ Sơn-nhung lớp nằm lăn xuống đất lớp ôm nhau nô đùa, bỏ cả ngựa xe, vũ khí . Bèn vỗ vai Hồ nhi-bang, nói :
- Lúc nầy là lúc tướng quân có thể đem quân ra đánh trả thù đó .
Hồ nhi-bang trợn mắt, nhìn số quân Sơn-nhung đang nằm dưới bãi rồi hậm hữuc kéo quân ra đi .
Thấp-bằng nói :
- Tôi e giặc Sơn-nhung dùng kế để dụ ta chăng ?
Thữuc vậy quân Sơn-nhung thấy quân Tề không ra đánh nên cho hai đội quân phục nơi mé rừng, rồi khiến một số quân sĩ giả cách trễ biếng mà dụ địch.
Tuy nhiên, Quản-Trọng đâu phải không biết binh-pháp, nhìn Thấp-bằng mỉm cười nói :
- Ta đã liệu trước cả rồi.
Nói xong khiến Thành-phủ đem một toán quân đi về phía tả, Tân tu-vô dẫn một toán quân đi về phía hữu, để chận quân mai phục.
Hồ nhi-bang vừa kéo quân xuống khỏi núi quân giặc ào ào bỏ chạy .
Hồ nhi-bang giục ngựa đuổi theo . Nhưng nghe trên núi có tiếng kẻng thu quân, nên Hồ nhi-bang quay ngựa trở lại .
Mật-lư thấy Hồ nhi-bang không đuổi theo lòng tức tối, ra hiệu cho hai toán quân trong rừng ùa ra truy kích.
Vừa lúc ấy hai đạo quân của Thành-phủ và Tân tu-vô cũng vừa kéo đến đổ ra đánh.
Hai bên xáp chiến một hồi, hai đạo binh Sơn-nhung vỡ loạn bỏ chạy, bị chết không biết bao nhiêu mà kể.
Mật-lư thu góp tàn quân, thấy hao hơn nữa, lòng buồn bã nói với tướng Tốc-mãi.
- Xưa nay chưa hề có nước nào đem binh đánh nước ta mà thắng trận như vầy . Nay ngươi có kế chi chăng ?
Tốc-mãi nói :
- Quân Tề đóng trên đỉnh Phúc-long sơn xung quanh không có suối nước , chỉ có con sông Nhụ-thuỷ mà thôi . Nay ta đắp ngang nguồn sông, làm cho nước sông không chảy tới, ắt binh Tề phải chết khát .
Mật-lư nói :
- Kế ấy tuy hay, song phải kéo dài thời gian . Hiện nay, quân ta hao hụt quá nhiều, nếu quân Tề thiếu nước uống liều chết mà tiến binh thì ta lấy gì cự địch.
Tốc-mãi, nói :
- Một mặt phải sai sứ qua nước Cô-Trúc viện binh thêm .
Mật-lư đẹp ý, truyền quân chặt cây, đào đất lấp dòng sông Nhụ-thuỷ, rồi sai người qua cầu cứu nước Cô-trúc .
Tề hoàn-công đang ở trên núi Phúc-long bàn bạc với các tướng sĩ mưu việc tiến quân, xảy nghe quân vào báo :
- Giặc Sơn-nhung lấp lòng sông Nhụ-thuỷ quân sĩ không còn nước uống .
Mọi người kinh hãi ngơ ngác nhìn nhau .
Tề hoàn-công hỏi :
- Xung quanh núi nầy không có một khe nước nào sao ?
Quân sĩ tâu :
- Chúng tôi đã tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy một vũng nước nào cả .
Quản-trọng nói :
- Xin cho quân sĩ đào giếng, lấy nước mà uống.
Tề hoàn-công truyền đào giếng lấy nước, hễ ai đào được giếng có nước trước thì sẽ trọng thưởng.
Quân sĩ thi nhau đào khắp nơi nhưng tuyệt nhiên, không chỗ nào có mạch nước cả.
Phần thì mệt phần lại khát ai nấy chán nản.
Tề hoàn-công muốn rút quân về.
Thấp-bằng nói :
- Xin Chúa-công hãy chậm rãi, tôi còn có cách nầy.
Nói xong dẫn quân đi tìm ổ kiến.
Tề hoàn-công trông thấy hỏi :
- Trong lúc quân sĩ thiếu nước, khanh lại đi tìm ổ kiến làm chi ?
Thấp-bằng thưa :
- Giống kiến là một linh vật, nơi nào có nước ắt nó làm tổ mà ở.
Quân sĩ đi tìm một lúc lâu, bắt gặp một tổ kiến nơi hướng mặt trời mọc.
Thấp-bằng cho đào nơi đó.
Quả nhiên, tìm được một mạch nước rất trong trẻo.
Quân sĩ reo hò, không còn sợ chết khát nữa.
Tề hoàn Công khen Thấp-bằng là bậc kỳ tài và đặt tên giếng nước ấy là Thánh-tuyền.
Chúa nước Linh-chi, sau khi đắp xong dòng sông Nhụ-thuỷ cho người dò xét, thấy binh Tề lâu ngày mà không thiếu nước, lấy làm lạ hỏi tướng Tốc-mãi :
- Đã lâu sao binh Tề vẫn chưa thiếu nước ?
Tốc-mãi nói :
- Tôi có nghe quân Tề vừa đào được suối nước, đặt tên là Thánh-tuyền. Nhưng đó chỉ là sống tạm với thời gian, thế nào cũng phải kéo binh về . Ta chờ họ rút binh, đem quân truy kích, đoạt một số vũ khí mà dùng.
Chúa tôi đắc ý, cả ngày say sưa không còn lo nghĩ gì nữa .
Bỗng một hôm, có tin báo :
- Quân Tề đem đại binh đến vây thành .
Mật-Lư và Tốc-mãi kinh hãi bỏ trốn.
Quân Sơn-nhung mất Chúa, chạy tán loạn, lớp thì đầu hàng, lớp ôm nhau kêu khóc.
Tề hoàn Công không cho quân sĩ giết hại một người nào, kéo quân vào thành mở ngục thả một số đàn bà con gái rất đông , mà trước đây bọn Sơn-nhung đã bắt bên nước Yên .
Đoạn chiêu an bá tánh.
Quân Sơn-Nhung thấy vua Tề nhơn đức, rủ nhau ra đầu hàng hết.
Tề hoàn-công hỏi quân Sơn-nhung :
- Chúa bây hiện giờ trốn nơi nào ?
Quân Sơn-nhung thưa :
- Nước tôi giáp với nước Cô-Trúc, hai nước vốn giao hảo với nhau . Trước đây Chúa-công tôi có cho người sang mượn quân, nhưng chưa kịp đi . Nay Chúa-công tôi tất trốn qua nước đó .
Tề hoàn-công hỏi :
- Nước Cô-trúc mạnh hay yếu đường sá thế nào ?
Quân Sơn-nhung thưa :
- Cô-Trúc là một nước lớn, địa thế hiểm-trở, cách đây chừng trăm dặm, có suối Tỵ-Nhỉ làm giới hạn.
Quản-trọng nói :
- Người Sơn-nhung chiếm miền rừng núi, tuyệt địa khó lòng, sớm đánh tối đầu, rất nên nguy hiểm. Nay nước Linh-Chi và Cô-trúc đã kết giao, nếu lấy được Linh-Chi mà không phá được Cô-Trúc thì Linh-chi không thể giữ nỗi . Xin Chúa-công kéo quân đánh Cô-trúc một thể .
Tề hoàn-công nhậm lời , truyền nghĩ binh lại đó ba ngày, rồi kéo sang đánh Cô-trúc.
Nói về Chúa nước Linh-chi là Mật-Lư sau khi bỏ thành chạy trốn sang nước Cô-trúc , đem việc bại binh thuật lại.
Chúa nước Cô Trúc là Đáp lý-kha nghe nói than rằng :
- Ta vừa toan cất binh đến giúp chẳng ngờ Hiền-hầu lại bị thảm bại như vầy. Thôi thì cứ ở lại đây, chờ ta chỉnh tu binh mã dõng sẽ mưu việc phục quốc cho .
Mật-lư cúi đầu cảm tạ, lòng buồn không vơi .
Xảy có quân vào báo :
- Quân nước Tề chiếm nước Linh-chi nay lại cử binh sang đánh Cô-trúc nữa.
Đáp lý-kha cười lớn nói :
- Đã lấy được nước Linh-chi, còn mạo hiểm đến đây mà chịu chết !
Nói rồi truyền quân thu hết các thuyền bè nơi suối Tỵ-Nhỉ để ngăn giặc.
Đại tướng Hoàng-hoa thưa :
- Tôi sợ quân Tề có thể đóng bè qua suối, xin Chúa-công cho quân sĩ phục nơi mé rừng mà phòng bị trước là hơn .
Đáp lý Kha nói :
- Việc đóng bè để đổ binh qua sông không phải chốc lát mà làm xong . Ta không cần phải lo sớm.
Nói rồi cùng Mật-lư uống rượu say sưa cả ngày không lo gì cả.
Trong lúc đó, binh Tề đã kéo đến bên Tỵ-nhĩ .
Nơi đây núi đá lởm chởm cỏ cây rậm rạp chận kín đường đi .
Quản-trọng liền khiến lấy diêm tiêu, lưu hoàng rải khắp nơi rồi đốt lửa.
Lửa cháy rần rần cây cối hai bên đường thành tro, mở đường cho xe ngựa đi được .
Tuy nhiên, núi đá lởm chởm, những xe lương thữuc đi rất chậm chạp khó khăn . Quân-sĩ đem lòng chán nản.
Quản-trọng thấy thế đặt vài bài hát, để quân sĩ hát cho vui mà quên cực nhọc.
Bài hát như vầy :
Non cao vòi vọi, đèo đá chơ vơi
Mây trôi man mác bên trời
Khó khăn đâu dễ làm vơi được lòng
Bánh xe dù long , bàn tay người đở
Thân trai là nợ , há sọ gian truân
Quyết lòng xẻ núi lấp sông
Núi dầu cao mấy, chẳng bằng quân ta .
Quân sĩ vừa hát, vừa đẩy xe đi, quên cả mệt nhọc.
Chẳng mấy chốc, xe đã qua khỏi đồi núi hiểm nghèo.
Tề hoàn-công ngoảnh đầu nhìn lại, tấm tắc khen thầm :
- Sức mạnh của câu ca, lời hát quả thữuc nhiệm mầu !
Quản-trọng nói :
- Thể xác và tinh thần của con người là hai mối tương-quan , thể xác mệt mỏi, tinh thần tất yếu đuối. Ngược lại như tinh thần hưng khởi , thể chất ắt sung mãn. Do đó, kích thích tinh thần là điều cần thiết.
Tề hoàn-công nói :
- Trọng-phụ qua là một kẻ thấu đáo nhân tình.
Qua khỏi vài hòn núi nữa, lại đến một cụm núi cao, xe cộ phải dừng lại, không có lối đi . Trước mặt hai bên đá dựng như vách, chỉ có một con đường nhỏ ở giữa vừa một người một ngựa.
Tề hoàn-công biến sắc, nói :
- Chỗ nầy nếu bị phục binh, chúng ta sẽ không còn một mạng .
Nói vừa dứt lời mặt vua xây xẩm, thoáng thấy trong kẹt đá nhảy ra một quái thú, nữa người nửa vật, mình mặc áo đỏ, đầu đội mũ đen, bước đến trước mặt Tề hoàn-công cúi đầu thi lễ, rồi giơ tay một vén vạt áo lên đoạn chạy biến vào núi.
Tề hoàn-công kinh hãi, quay qua hỏi Quản-trọng :
- Khanh có thấy gì chăng ?
Quản-trọng đáp :
- Tôi không thấy gì cả .
Tề hoàn-công thuật lại quái-trạng vừa rồi cho Quản-trọng nghe .
Quản-trọng đáp :
- Theo tôi đoán, đó là thần Du-nhi . Một vị thần núi đến mách bảo với Chúa-công đó.
Tề hoàn-công hỏi :
- Tại sao lại vén áo lên để làm gì ?
Quản- trọng đáp :
- Vén áo là ý nói, phía trước mặt có nước, mà vén phía tay mặt là ý nói phía tay mặt nước sâu, bảo phải đi phía trái. Nay xin đóng quân nơi đây do thám thì biết.
Tề hoàn-công khiến quân thám-tử đi dò xét.
Quân về báo :
- Phía trước có suối Tỵ-nhỉ, sâu lắm. Chúa nước Cô-trúc đã thâu đoạt hết thuyền bè, không thể qua đặng.
Tề hoàn-công còn đang suy nghĩ , bỗng có toán quân khác về báo :
- Suối Tỵ-nhỉ phía mặt sâu thăm thẳm, nhưng về phía trái thì cạn, lội không quá gối.
Tề hoàn-công vỗ tay, cười lớn :
- Thế thì đúng theo lời thần Du-nhi đã mách bảo rồi.
Yên trang-công nói :
- Thuở nay tôi không nghe nói suối Tỵ-Nhỉ có chỗ nào cạn như vậy . Đây chắc là thần Du-nhi muốn độ Minh-công qua sông đó .
Tề hoàn-công hỏi :
- Từ đây đến Cô-trúc còn bao xa ?
Yên trang-công đáp :
- Thành quách nước Cô-trúc mới dựng lên từ đời nhà Thương . Qua khỏi suối Tỵ-nhỉ có ba hòn núi cách nhau ba mươi dặm gọi là Tiên-đoàn sơn , Mã-tiên sơn và Song-tử sơn . Ba hòn núi ấy chính là ba ngôi mộ của Tiên-quân xứ Cô-trúc. Khỏi ba hòn núi ấy đến Vô-đệ thành tức là Kinh-đô rồi .
Tề hoàn-công cả mừng, truyền quân theo triền núi tiến về hướng trái mà lội qua suối.
Lúc ấy Chúa nước Cô-trúc đang ăn uống, nghe quân báo rằng quân Tề đã qua suối rồi lòng hoảng sợ, sai tướng Hoàng-hoa đem năm ngàn quân ra cự địch.
Mật-lư nói :
- Tôi tới đây đã lâu chưa lập được công trạng gì, xin đi với Tốc-mãi làm tiên-phuộng
Tướng Hoàng-hoa cười lớn :
- Thôi thôi, một vị vua mất nước, một bại tướng không còn một tên quân, lại muốn theo tôi mà làm gì ?
Nói xong, tướng Hoàng-hoa kéo quân ra đi .
Mật-lư có ý trẽn tràng.
Đáp lý-kha thấy vậy nói :
- Hiền-hầu kéo binh đi trước mà tiếp ứng cho Hoàng-Hoa, rồi tôi sẽ đem quân đến sau .
Mật-lư tuân lệnh, kéo quân đến Mã-tiên sơn, nghĩ đến lời nói của Hoàng-hoa lòng không nguôi giận .
Hoàng-Hoa kéo quân vừa đến mé suối Tỵ-nhỉ, gặp đại binh của Tề hoàn-công, cầm đầu là tướng Cao-hắc.
Hai bên khai chiến đánh với nhau một lúc .
Cao-hắc yếu thế gần bỏ chạy, xảy có Vương-tử Thành-phủ đem binh tiếp ứng.
Hai bên đánh với nhau dư trăm hiệp, bất-phân thắng bại.
Vương-tử Thành-phủ cả giận hét :
- Sơn cẩu ! Mi tài cán chi mà dám đương sức với ta .
Nói xong, giục trống cho ba quân áp trận.
Hoàng-Hoa vẫn là tay thao lược, có sức mạnh hơn người, nên không lấy thế làm nao núng, trợn mắt, chỉ vào mặt Vương-tử Thành-phủ nói :
- Ta quyết xây nấm mồ để vùi xác chúng bây !
Hai bên đánh năm mươi hiệp nữa thì đạo trung-quân của Tề hoàn-công tiếp đến , bên hữu có Công-tử Khai-phương, bên tả có Thụ-điêu, áp tới đánh nhầu.
Tướng Hoàng-Hoa tuy có sức mạnh, song binh Tề quá đông . Nhắm cự không lại quảy ngựa bỏ chạy.
Binh Tề rượt theo, chém giết binh Cô-trúc không biết bao nhiêu mà kể.
Tướng Hoàng-hoa một mình một ngựa chạy riệt đến Đoàn-tử sơn , thấy trên núi quân Tề đã chiếm mất rồi, bèn quày ngựa chạy vòng ra sau núi tẩu thoát. Chạy một đổi nửa đến chân núi Mã-tiên sơn, thấy quân của Mật-Lư vừa kéo đến, lòng mừng rỡ cho ngựa lần tới.
Thấy tướng Hoàng-hoa mặt mày hơ-hải, Mật-lư mỉm cười hỏi :
- Tướng-quân chưa bao giờ biết thất trận, sao nay lại bỏ cả binh sĩ chạy về đây một mình ?
Tướng Hoàng-hoa thẹn thùng cúi mặt xuống đất không đáp, biết Mật-lư muốn trả thù cử chỉ khinh dễ của mình vừa rồi, song cũng bỏ qua , xin một ít lương khô ăn cho đỡ đói rồi sẽ hay .
Mật-lư sai lấy gói cơm , móc đưa cho Hoàng-hoa ăn .
Ăn xong, Hoàng-hoa xin một con ngựa cởi.
Mật-lư lựa một con ngựa ốm trao cho .
Tướng Hoàng-hoa lòng đầy căm tức, nhưng chẳng biết nói sao, đành lủi thủi trở về Vô-đệ thành ra mắt Đáp lý-kha .
Đáp lý-kha nói :
- Bởi ta không nghe lời khanh nên mới thất trận.
Hoàng-hoa nói :
- Bởi Mật-lư trốn sang nước ta , nên binh Tề mới đem quân đến đánh. Chi bằng chém Mật-lư nạp đầu cho Tề hầu , thà giảng hoà thì hơn .
Đáp lý-kha nói :
- Mật-lư cùng khốn về đây với ta, ta nở nào lại xử bạc như vậy.
Quan Tể-tướng Ngột luật-cổ nói :
- Tôi xin dâng một kế có thể phá binh Tề dễ như chơi .
Đáp lý Kha hỏi :
- Kế gì vậy ?
Ngột luật-cổ nói :
- Phía Bắc nước ta có một cái bể cát, không có nước non, cây cối gì cả .Xưa nay người trong nước chết, thường đem thây ra bỏ nơi đây, xương chất thành đống , ban ngày cũng như ban đêm, bóng ma hiện hình kêu khóc rất ghê rợn. Đặc biệt là thỉnh thoảng có lồng luồng gió độc thổi đến, ai ngộ phải đều xây xẩm mặt mày rồi chết ngay . Nếu gạt quân Tề đến đó, tự nhiên phải bỏ mạng.
Đáp lý Kha nói :
- Quân Tề dại gì mà đến nơi đó ?
Ngột luật-cổ nói :
- Chúa-công hãy tạm đem cung-quyến ẩn-trú nơi Dương-sơn, rồi sai người nói dối với Tề hầu rằng Chúa-công trốn đi cầu cứu nước khác,thế nào Tề hầu cũng đem quân đuổi theo .
Hoàng-hoa nói :
- Tôi xin đem quân đến giả cách đầu hàng , rồi dụ binh Tề đến đó cho .
Đáp lý Kha nhậm lời.
Hoàng-hoa kéo quân ra đi, nghĩ bụng :
- Nếu ta không chém đầu Mật-Lư đem nạp thì Tề-hầu đâu có tin ta . Vả lại đó cũng là dịp để ta trả thù quân bội nghĩa.
Nghĩ rồi kéo binh đến Mã-tiên sơn, vào ra mắt Mật-lư .
Lúc ấy Mật-lư đang đốc quân chống lại cuộc tấn công của binh Tề, nghe Hoàng-Hoa kéo binh đến tiếp ứng thì mừng lắm, vội ra tiếp đón.
Hoàng-hoa thừa lúc Mật-Lư bất ý, rút gươm chém một nhát bay đầu .
Tốc-mãi xem thấy nổi giận, giục ngựa đến quyết giết cho được Hoàng-hoa trả thù cho chúa mình.
Hai đàng dành nhau được một lúc, Tốc-mãi mồ hôi ướt giáp, biết mình cự không lại , bỏ cả quân sĩ chạy sang trại Hồ nhi-bang xin đầu hàng.
Hồ nhi-bang cho là giả dối, khiến quân bắt Tốc-mãi đem chém.
Còn Hoàng-hoa xách đầu Mật-lư thẳng đến trại Tề hoàn-công xin-vào ra mắt .
Tề hoàn-công cho vào.
Hoàng-hoa quỳ móp dưới trướng tâu :
- Chúa-công tôi đã đem cả gia quyến đến nước Sa-tích mà viện binh . Tôi can mãi không được nên đến đây đầu đàng. Nếu Minh-công không chê tôi hèn yếu , tôi xin đi trước dẫn đường để đưa Minh-công vào thành.
Tề hoàn-công thấy đầu Mật-lư, nên tin thật bèn cho Hoàng-Hoa làm tiên phong . Rồi kéo rốc binh mã vào thành nước Cô-trúc.
Khi đến nơi, thấy thành quách đều bỏ trống, Tề hoàn-công lại càng tin lời Hoàng-hoa là thật.
Hoàng-hoa nói :
- Nay Đáp lý-ba dẫn gia quyền đi cầu vinh , sớm tối ắt đem quân về báo thù . Xin Minh-công cho người theo truy cản, bắt Đáp lý-ba mà giết đi thì mới giữ thành nầy được.
Tề hoàn-công khen phải, liền sai Cao-hắc dẫn một ngàn quân theo Hoàng-hoa đi tiền bộ, lại giao thành cho Yên trang-công trấn giữ rồi kéo đại binh theo sau, để phòng binh viện kéo về.
Đi được một lúc thì trời gần tối, không còn thấy đạo binh của Cao-hắc và Hoàng-hoa đâu nữa, trước mặt chỉ thấy một bãi sa-mạc rộng thênh thênh, bốn bề hoang vắng, gió thổi lạnh lùng, xa xa văng vẳng những tiếng ma kêu, quỷ khóc lẫn với tiếng huýt, tiếng gầm của loài hổ-mang và thú dại.
Quân sĩ người người rởn ốc, và cứ thỉnh thoảng một luồng gió thổi đến một số quân binh ngã gục, ngất thở.
Quản-trọng thất kinh nói với Tề hoàn-công :
- Tôi được nghe xứ nầy có cái bể cát rất độc, chắc bể cát ấy là đây . Xin chớ đến nữa.
Tề hoàn-công truyền thâu quân .
Nhưng quân sĩ lạc đường không biết hướng nào trở lại.
Trong lúc trời tối mịt mùng, rải rác những đống xương khô ngổn-ngang trên bãi, cứ mỗi tên quân lạc ra khỏi đoàn là bị một con ác-điểu từ đâu bay đến mổ vào sọ, như một nhát búa , hốt hút lấy tuỷ óc mà ăn .
Quản-trọng truyền đánh kiễng lên thu quân vào một chỗ, rồi bảo vệ Tề hoàn-công tìm đường cũ trở lại.
Nhưng, đường cũ đã mịt mù, không còn dấu vết.
Quản-trọng nói :
- Nước Chung-vô tiếp giáp với nước nầy, những con ngựa già xứ Chung-vô ắt thuộc đường, vậy thì bảo Hồ nhi-bang chọn lấy vài con ngựa già thả cho đi trước, quân ta theo sau, ắt thoát đặng.
Tề hoàn-Công làm theo kế ấy, quả nhiên ra khỏi sa mạc.
Nhắc lại tướng Hoàng-hoa, có ý đi trước để đánh lừa binh Tề, và lập kế đưa Cao-hắc đến núi Dương-sơn .
Nhưng đi được một lúc, Cao-hắc thấy Hoàng-hoa cứ một mạch đi thẳng, không chờ đại binh theo sau, lòng nghi ngại, không dám đi nữa.
Hoàng Hoa biết ý, lập tức bắt sống Cao-hắc, rồi thẳng đường đến núi Dương-sơn, vào yết kiến Đáp lý-kha, và nói :
- Mật-lư thua trận ở Mã-tiên sơn , bị quân Tề giết, nay tôi đã trá hàng, gạt được quân Tề vào nơi bể cát, lại bắt sống được tướng Cao-Hắc đem về đây, xin Chúa-công định liệu.
Đáp lý Kha bảo Cao Hắc :
- Nếu nhà ngươi chịu đầu hàng, ta tha chết.
Cao-hắc trừng mắt nhìn lên, hét lớn :
- Ta là quan nước Tề, có bao giờ lại thần phục loài khuyển-dương . Chúng bây đừng có nói những lời vô lễ đó !
Hoàng-hoa cả giận, rút gươm chém Cao-hắc một nhát bay đầu .
Đoạn họp binh lại, cùng với Đáp lý-kha kéo quân về thu phục Kinh-thành.
Yên trang-công chống giữ, nhưng không lại, phải bỏ thành, đem binh chạy về Đoàn-tử sơn .
Trong khi ấy, đại binh của Tề hoài-Công đã ra khỏi biển cát, kiểm điểm binh mã thấy hao hơn hai phần mười.
Tề hoàn-công nói :
- Không giao tranh mà binh mã bị tổn thương thật là đau đớn .
Quản-trọng nói :
- Bây giờ trở lại nơi Kinh-thành Cô-trúc để quân sĩ nghỉ ngơi rồi sẽ tính.
Tề hoàn-công y lời, truyền quân kéo về thành Cô-trúc.
Về gần đến nơi bỗng thấy nhân dân già trẻ, dắt nhau đi lũ lượt .
Quản Trọng sai người đến dò hỏi, mới biết Đáp lý-Kha đã đánh đuổi Yên trang-công mà chiếm thành rồi.
Nhân dân nước kia tránh vào rừng nay nghe thành đã lấy lại nên trở về yên trú.
Tề hoàn-công thất kinh đưa mắt nhìn Quản-trọng.
Quản-trọng nói :
- Tôi đã có cách lấy lại kinh thành Cô-trúc rồi !
Nói xong , khiến Hồ nhi-bang cho quân thay hình đổi dạng lẫn với đám đông người , lẻn vào thành để làm nội ứng. Đoạn truyền quân vây kín ba mặt thành chỉ chừa cửa phía Bắc để phục binh mà bắt Đáp lý-kha .
Đêm ấy Đáp lý-kha hay tin quân Tề kéo đến, liền đốc quân lên mặt thành chống giữ .
Bỗng trong thành lửa cháy sáng ngời , đoàn quân nội ứng của Hồ nhi-bang nổi dậy, ó lên một tràng , tràn ra mở bét bốn cửa thành.
Bên ngoài quân Tề kéo vào ba mặt.
Đáp lý-kha thất kinh vội lên ngựa chạy thoát ra cửa phía Bắc.
Đi được vài ba dặm xảy nghe một tiếng pháo lệnh, binh Tề phục hai bên rừng kéo ra đông như kiến.
Đáp lý-Kha bị bắt, còn tướng Hoàng-hoa và Ngột luận-cổ bị chết trong đám loạn quân .
Tề hoàn-công kéo binh vào thành truyền chém đầu Đáp lý-kha bêu nơi Bắc-môn, rồi treo bản phủ-dụ nhân dân .
Dân Cô-trúc thuật lại chuyện Cao-hắc bị giết.
Tề hoàn-Công thương tiếc vô cùng, khiến ghi công vào sổ để khi về nước gia-ân .
Yên trang-công đang đóng binh ở Đoàn-tử sơn nghe Tề hoàn-Công đã chiếm được Kinh-thành Cô-trúc liền kéo binh đến chúc mừng.
Tề hoàn-Công nói với Yên trang-công :
- Tôi đem binh sang giúp quí-quốc, may thu phục được hai nước Linh-chi và Cô-trúc nầy rộng hơn năm trăm dặm vậy xin biếu .
Yên trang-công nói :
- Tôi đã làm phiền Minh-công quá nhiều, và mang ơn quá trọng, lẽ đâu còn dám hưởng ơn huệ ấy.
Tề hoàn-công nói :
- Linh-chi và Cô-trúc, hai nước giáp liền với nước Yên, nếu giao cho người khác ắt bị quấy nhiễu. Hiền-hầu chớ nên chối từ hãy nhận lấy mà mở mang bờ cõi rồi sai sứ vào triều cống nhà Châu như thế tôi cũng đã được một phần vinh dự rất lớn.
Yên trang-công từ chối không được, phải nhận lời.
Tề hoàn-công truyền mở tiệc khao thưởng ba quân, lại cắt một thuở ruộng nơi chân núi Tiên-đoàn sơn thưởng công cho Hồ nhi-bang , rồi kéo binh về nước.
Yên trang-Công đưa tiễn Tề hoàn-Công ra khỏi nước Yên , rồi mới trở về .
Từ đấy, nước Yên trở nên một nước hùng mạnh ở phía Bắc.
Khi Tề hoàn-công về đến sông Tể-thủy, địa giới nước Lỗ .
Lỗ trang-công ra đón tiếp, mở tiệc nơi mé sông khoản đãi để chúc mừng .
Tề hoàn-công đem những bảo vật lấy được ở hai nước Linh-chi và Cô-trúc đem chia cho Lỗ trang-công .
Lỗ trang-công vì mến tài Quản-Trọng, lại biết được Quản-trọng có một cái ấp riêng gọi là Tiểu-cốc ở địa phận nước Lỗ, bèn cho người đến đó sửa sang, xây thành quách rất tử tế.
Trong thời gian Lỗ trang-công còn ở ngôi, nước Lỗ được thái bình cường thịnh. Nhưng vào tháng tám năm đó Lỗ trang-công tạ thế khiến cho nước Lỗ sinh ra rối loạn.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Đông Chu Liệt Quốc.