• 159

Chương 80: Thay đổi


Sau một thời gian cửa tiệm của lão Chẩm Thương làm ăn phát đạt, Trầm Khung lúc này cũng nhận ra rằng, cho dù ở thời đại nào thì cũng luôn luôn tồn tại sự bắt chước. Chỉ sau bốn tháng, hàng loạt cửa tiệm trên con đường nơi lão Chẩm Thương đặt cửa tiệm cũng đã treo các biển quảng cáo ăn theo. Không những thế, chiến lược kinh doanh của Trầm Khung cũng bị các tiệm khác sao chép.

Đứng trước tình hình đó, Trầm Khung dù không nói là bị bất ngờ nhưng chính là đứng nhìn người khác dùng đồ của mình mà không xin phép thì đúng là cũng có chút bực tức trong người.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cơ bản thì Trầm Khung chỉ gian lận thôi chứ nào có phải hắn kỳ công nghĩ ra nên cảm giác không vui ấy chỉ một lúc sau là hết. Trầm Khung nhận thấy rằng, nếu cứ ngồi chờ người khác đem tiền đến thế này thì không phải là ý tưởng kinh doanh tốt nên hắn cần phải nghĩ ra cách khác, nghĩ ra cái gì đó khiến người khác chủ động đem tiền đến cho hắn. Cách gì đó …

Và sau một tháng, Trầm Khung đã thuyết phục thành công lão Chẩm Thương dùng số tiền lợi nhuận trong bốn tháng để đầu tư vào kế hoạch của hắn để mở ra một hướng phát triển khác cho cả hai.

Trong kế hoạch mới này của Trầm Khung, hắn hướng tới việc nhảy vào thị trường xây dựng với ý tưởng về công trình kiến trúc mới, độc đáo, tiện dụng và cực kỳ cần thiết cho tất cả các hộ gia đình trên thế giới này. Về mặt tương lai của kế hoạch, Trầm Khung cảm thấy tự tin tuyệt đối về tương lai sáng lạng dành cho hắn thông qua kế hoạch này.

Và kế hoạch của Trầm Khung chính là xây dựng … nhà xí

Thật! Chẳng đùa tí nào cả. Kế hoạch mà Trầm Khung cảm thấy cực kỳ có triển vọng chính là xây nhà xí hay còn có cạch gọi lịch thiệp hơn là nhà vệ sinh.

Ý tưởng xây nhà vệ sinh này chính là được hình thành trong đầu của Trầm Khung sau bao tháng hắn phải chịu đựng cảnh phải hắ phải tiến hành đoạt động sinh hoạt cá nhân trong tình trạng mà Trầm Khung cảm thấy không có vệ sinh chút nào.

Có thể ở thế giới trước, Trầm Khung từng đọc và xem nhiều phim về xuyên không cũng như phim về thời kỳ trong quá khứ. Trong tất cả những thứ đó, nhất là về mấy thể loại truyện xuyên không thì tuyệt nhiên chỉ nói về hoặc là nhân vật chính gian khổ thế nào hay là sung sướng thế nào chứ tuyệt nhiên không có bộ nào nói về vấn đề sinh hoạt cá nhân cả. Trầm Khung nhiều lúc thắc mắc không biết mấy tên nhân vật đó có hay không cảm thấy không thích nghi với cách vệ sinh cá nhân của thời đại này? Riêng hắn thì thật đúng là không thể nào chịu nỗi à. Đây cũng chính là động lực khiến Trầm Khung phải ra sức thuyết phục lão Chẩm Thương tiến hành kế hoạch này và cũng như là lý do chính khiến hắn tin tưởng vào tương lai thành công ở phía trước.

Về mặt cơ bản, một nhà vệ sinh theo phương thức tự hoại thì bao gồm 3 công việc chính. Đầu tiên là đào một cái hố, tiếp đó là gia công lại cái hố rồi xây bích lại và cuối cùng là lắp bồn vệ sinh lên.

Trong ba việc kể trên, hai việc đầu thì không cần phải nói gì thêm nhưng còn về việc thứ 3 thì đồi hỏi Trầm Khung phải bỏ ra vài ngày để vẽ ra cái mô hình thiết kế bồn cầu dạng thông thường. Kế đó, Trầm Khung là tốn kha khá thời gian để hắn cùng với lão Chẩm Thương tìm một xưởng nung đồ gốm có thể hợp tác và tiến hành sản xuất thử nghiệm trước rồi sau đó mới tính toán thêm độ chịu lực cũng như bàn thêm kế hoạch khác.

Tóm gọn lại thì, cả một mớ công việc trên đã ngốn hế của Trầm Khung hai tháng.

Nếu nói thẳng ra thì, những việc ấy chả có gì nhiều với một thằng gian lận về kiến thức như Trầm Khung, nhưng vì hắn còn phải bận làm việc tại dinh thự vì thân phận chính cả hắn chính là một đầy tớ nên đó là điều không thể không làm. Và nhờ ơn La Thiên chiếu cố nên hắn mới có thời gian chạy đi chạy lại khắp nơi chứ nếu là như một tên đầy tớ bình thường thì hắn nào có thời gian làm mấy việc này.

Và cũng chính bởi vì thế, ta thấy rằng trong thời xưa thường có rất ít kẻ đầy tớ có ý chí vươn lên. Lấy Trầm Khung làm ví dụ, nếu Trầm Khung không được La Thiên chiếu cố, hắn suốt ngày sẽ phải đầu tắt mặt tối với công việc bên trong dinh thự. Khi ấy, đừng nói rằng là hắn có thời gian để chạy đây chạy đó mà có khi đến cả bước ra khỏi cửa dinh thự thì hắn cũng không được phép.

Lại xét thêm, nếu Trầm Khung không được ra ngoài và không có thời gian rãnh để suy nghĩ thì làm sao hắn có thể hợp tác với lão Chẩm Thương kia chứ? Và nếu cứ như thế thì chả phải cuộc đời hắn đã gắn chặc với công việc hiện tại của hắn hay sao?

Vô hình chung, ta nhìn thấy một điểm đáng chú ý ở đây đó chính là
thứ ta làm xây dựng nên tương lai của ta
.

Một người đầy tớ sẽ phải luôn tất bật với công việc đầy tớ của mình, suốt ngày trong đầu anh ta chỉ suy nghĩ về làm sao để làm tốt công việc của mình, làm sao để co thời gian nghỉ ngơi một chút và làm sao để tăng thêm lương mà hiếm khi nào anh ta nghĩ về chuyện sẽ đi theo một con đường khác để thay đổi cuộc đời.

Một người nông dân tất bật với công việc đồng án, sáng ra thăm đồng và chiều lại về nghỉ ngơi. Trong đầu người nông dân lúc nào cũng suy nghĩ về việc làm sao để lứa không bị bệnh, làm sao để được bội thu, ngày mai phải ăn cái gì, … trong đầu người nông dân lúc ấy chỉ có thể xoay quanh bởi những suy nghĩ về cây lúa và làm sao để cây lúa có thể nuôi sống ông chứ tuyệt nhiên nào có việc ông ta nghĩ đến chuyện là sẽ tìm một hướng đi khác cho cuộc đời mình trong khi bản thân ông ta thì đang mệt mỏi với chuyện cây lúa.

Qua trên, ta thấy rằng cuộc đời của một con người luôn gắng chặc lấy công việc của chính mình. Cuộc đời con người đó như thế nào, là giàu sang phú quý, hay là vinh là nhục, … tất cả đều được quyết định một phần bởi công việc mà anh ta đang làm.

Một người nông dân sẽ sống hết đời với danh nghĩa là một người nông dân, một người đầy tớ sẽ sống hết đời với danh nghĩa là một người đầy tớ, một giáo viên sẽ sống hết đời với danh nghĩa là một nhà giáo, một người thương nhân sẽ sống hết đời với công việc buôn bán của mình, … qua vài nêu trên và quanh cuộc sống của tôi cùng bạn, chúng ta đều thấy rằng con người thường sống trọn đời với công việc mà họ làm.

Vậy tại sao lại như vậy? Tại sao con người lại có xu hướng sống hết đời với công việc của mình? Nếu lấy Trầm Khung làm ví dụ, bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng Trầm Khung sẽ mãi không bao giờ sống trong kiếp đầy tớ và hắn sẽ có ngày vươn lên. Nhưng vì đâu mà bạn nghĩ như vậy? Là vì Trầm Khung là nhân vật chính ứ? Hay là vì điều gì?

Từ việc xuất phát điểm là một tên người ở bị người ta ghét bỏ, Trầm Khung cố gắng nỗ lực để trở nên hòa nhập với mọi người và sau đó là lấy được thiện cảm của tất cả bọn họ. Ngoài việc làm tốt công việc bên trong dinh thự, Trầm Khung còn ý thức phải luôn tự rèn luyện bản thân để có một cơ thể khỏe mạnh (vì trong thời đại này kẻ có sức khỏe tốt thì chính là có một lợi thế rất to lớn và thêm nữa là vì thời đại này y học chưa phát triển cao nên việc chết vì bệnh cảm thông thường không phải là điều gì đó lạ). Và hơn hết, Trầm Khung luôn suy nghĩ về việc mở rộng quan hệ (mà điển hình là lão Chẩm Thương) để giúp hắn tăng cơ hội trong cuộc sống và sau đó là luôn suy nghĩ về những điều khác lạ ngoài công việc của mình để tạo ra một tầm nhìn khác và tạo ra một con đường đi mới.

Ban đầu là nghĩ kế giúp lão Chẩm Thương buôn bán được tốt hơn, Trầm Khung đã thuyết phục được lão ta chuyển sang đi theo bên xây dựng với dự án xây nhà vệ sinh với nhiều hứa hẹn trong tương lại. Qua điều đó, ta nhìn thấy gì từ Trầm Khung, một kẻ với công việc là đầy tớ trong dinh thự của Khúc Lục La Thiên? Phải chăng là câu
thứ ta làm xây dựng nên tương lai của ta
đã sai?

Không, qua hình ảnh Trầm Khung,
thứ
ở đây không phải là việc hắn làm, không phải một đầy tớ trong dinh thự mà
thứ
ở đây chính là
suy nghĩ
.

Một người nông dân luôn luôn suy nghĩ về cây lứa, một người giáo viên luôn luôn suy nghĩ về công việc giảng dạy của mình, một tên đầy tớ luôn nghĩ đến làm tốt việc và làm cho chủ nhân vui lòng. Trong ba ví dụ trên, tất cả họ đều có một điểm chung chính là suy nghĩ bị bó buộc bên trong chính công việc của mình và điều mà bạn cũng có thể thấy ở Trầm Khung, suy nghĩ của hắn thực chết cũng bị bó buộc bở
thứ
và những "thứ" có thể giúp hắn
đổi đời
.

Đúng vậy,
đổi đời
. Một từ nghĩ vô cùng xa xỉ và khi từ
đổi đời
được gắn vào danh một ai đó thì mặc định rằng mọi người sẽ luôn có xu hướng ngưỡng và ước ao được như kẻ đó. Nhưng đáng tiết thay, cho bao nhiêu kẻ ước ao, cho bao nhiêu kẻ mong muốn thì hai chữ
đổi đời
vẫn là thứ quá xa xỉ với họ vì dù rằng thì ai ai cũng có thể dịch được nghĩa của từ "đổi đời" nhưng để thật sự hiểu được nó thì nào có mấy ai.


Đổi đời
nếu dịch ra đơn giản thì chỉ là viết gọn của
thay đổi cuộc đời
hay
cuộc đời thay đổi
ở cả hai thể bị chủ động và bị động. Và trong suy nghĩ của chúng ta,
đổi đời
thường được mặc định là kẻ nghèo trở nên giàu có. Phải! Đó là thứ được mặc định trong đầu của hầu hết tất cả mọi người khi nghe nói một ai đó
đổi đời
.

Thật chất, cuộc đời đổi từ nghèo sang giàu đấy chỉ là cái kết của những gì họ đã làm và được mọi người thấy tính tại thời điểm hiện tai mà thôi. Mọi người tại đây đều quên rằng thật ra chữ
đời
có nghĩa vô cùng đặc biệt.

Lấy ví dụ như câu
Cuộc đời của anh chính là em
, ý trong câu này có nghĩa rằng cô gái chính là những gì mà người con trai danh tất cả cho.
Cuộc đời là những chuyến đi
, ý trong câu này có nghĩa rằng những cuộc hành trình chính là những gì mà người đó dành tất cả cho.
Kiếm con người còn, kiếm mất người mất
hiểu theo nghĩa khác chính là
cuộc đời chính là kiếm
, ý nghĩa của câu này chính là người này dành tất cả cuộc đời cho kiếm.

Qua ví dụ trên, bạn có thể thấy chữ
đời
đặc biệt như thế nào. Nhưng hơn hết, trên tất cả, khi chữ
đời
đi chung với chữ
đổi
có nghĩa rằng người đó sẽ đổi thứ mà người đó dành tất cả cho. Người con trai không còn dành tất cả cho người con gái, người kia không còn dành tất cả cho những cuộc hành trình và người nọ không còn dành tất cả cho kiếm.

Tiếp tục theo cách nói này thì, người nông dân không còn dành tất cả cho cây lúa nữa, người giáo việc không còn dành tất cả cho việc giảng dạy nữa và người đầy tớ không còn dành tất cả cho việc hoàn thành tốt công việc và làm vui lòng chủ nhân nữa.

Qua tất cả những điều trên, tất cả những gì làm nên ý nghĩa của hai từ
đổi đời
và làm nên một con người
đổi đời
chính là thay đổi thứ mà ta đã từng "dành tất cả cho". Và hành động gọi là
dành tất cả cho
ấy được gọi với hai từ ngắn gọn là
suy nghĩ
.

Thay Đổi Suy Nghĩ (Change Your Mind - Think Outside The Box) chính là
đổi đời
. Khi bạn hỏi tất cả những người đã
đổi đời
trên thế giới này thì tôi chắc chắn rằng câu trả lời của họ cũng chỉ quy tụ về bốn chữ này mà thôi,
thay đổi suy nghĩ
.

Suy nghĩ hình thành nên hành động, hành động hình thành thói quen, thói quen hình thành tính cách và tính cách hình thành số phận.

Suy nghĩ của ta hình thành nên số phận của ta.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Du Giới.