• 46,596

Chương 106: Thanh đại kéo người


Trước khi Tô Hòa đến, cái danh
cái đùi của khoa Y
vẫn luôn thuộc về Trần Nhâm, nhưng mà không thấy đề tài nghiên cứu của Giáo sư Trần N8hâm còn cần vị
chuyên gia trẻ tuổi giỏi nhất nước
này giúp đỡ à?

Nếu có thể được
cái đùi mới của khoa Y
chỉ bảo, biết đâu đề3 tài nghiên cứu giày vò bọn họ bao lâu nay, khiến bọn họ rụng cả tóc lại có lối ra.

Trong phút chốc, cả khoa Y đều náo động. Trầ9n Nhâm đang ở nhà chơi với cháu cũng nhận được tin tức. Ông lập tức đưa đứa cháu trai mình yêu quý nhất cho con dâu, cầm áo khoác và cặp6 sách rồi vội vàng ra cửa.
Bởi vì có cái danh hiệu
chuyên gia y học giỏi nhất nước

Giáo sư
nên những vấn đề được coi là v5ấn đề rắc rối thì Tô Hòa đều được bật đèn xanh cả. Các loại thủ tục đều có người chủ động làm giúp, Tô Hòa chỉ cần ký tên và ấn dấu vân tay là xong. May mà những giảng viên trẻ tuổi mới nhận chức hồi khai giảng tháng chín năm trước không nhìn thấy, không thì không biết bọn họ sẽ xót xa đến mức nào nữa.
Nửa tiếng trôi qua, các loại thủ tục đã được làm xong rất nhanh. Tô Hòa ngồi ở trong văn phòng được dọn dẹp từ trước, nhìn chiếc bàn gỗ mới tinh, lại quay sang nhìn phong cảnh tươi đẹp bên ngoài cửa sổ, trong lòng bỗng sinh ra một cảm xúc như được thuộc về.
Từ hôm nay trở đi, trên người cô đã có chức vụ ở trường Đại học Thủ đô.

Nếu bây giờ đã có tài liệu giảng dạy rồi, thì chọn giáo trình nhất định sẽ nghe ý kiến của Giáo sư Tô. Nếu hiện giờ còn chưa có tài liệu giảng dạy thì phải nhờ cô tự mình biên soạn giáo trình, đến lúc ấy khoa sẽ phối hợp với cô trong việc sửa chữa, hiệu đính và xuất bản để hoàn thành giáo trình giảng dạy.

Thái độ của cán bộ phòng giáo vụ rất chân thành.
Tô Hòa mỉm cười nhận lấy danh sách, ánh mắt đảo qua danh sách chương trình học, hỏi:
Mỗi học kỳ cần dạy tối thiểu, tối đa bao nhiêu môn?

Tô Hòa mở ngăn tủ ra xem, bên trong có mấy quyển vở mới và một cây bút máy, còn có cả bốn bình mực màu sắc khác nhau nữa. Cô đóng cửa tủ lại, đứng dậy định đi ra ngoài, không ngờ cán bộ phòng giáo vụ lại đột nhiên đến tìm cô.

Giáo sư Tô, đây là danh sách lớp học trong nửa học kỳ này, có một số lớp đã bị các giảng viên khác chọn rồi, có một số lớp chưa được chọn, nhưng những chương trình học của các giảng viên hằng năm đều cố định như vậy. Tôi có đánh dấu ở phía sau những lớp ấy, cô nhìn xem có muốn chọn lớp nào không?


Chủ nhiệm Trương nói, nếu trên danh sách này không có lớp cô muốn chọn thì cô có thể đề ra chương trình giảng dạy của mình. Sau khi khoa nghiên cứu xong, nếu khoa đồng ý thì những chương trình ấy sẽ được thêm vào trong danh sách những môn học bắt buộc của các sinh viên trúng tuyển khoa Y nửa năm sau.

Cán bộ phòng giáo vụ nghe thấy vấn đề cơ bản như vậy thì sửng sốt một phen, sau đó lại bình tĩnh lại ngay, mỉm cười giải thích:
Trong khoa không có quy định rõ ràng về việc dạy mấy môn, chỉ cần mỗi giảng viên dạy đủ tám mươi tiết trong một học kỳ là được. Mười sáu tiết là một học phần. Vậy nên Giáo sư Tô chỉ cần chọn chương trình dạy cho đủ năm học phần là được.

Tô Hòa hiểu rõ, cô nhìn danh sách từ trên xuống dưới một lượt, không thấy môn nào có năm học phần, nên hỏi lại:
Không có một môn chiếm cả năm học phần à? Tôi nhớ là khoa Y Đại học Long Thành có môn như vậy, nếu có thì nhờ anh lấy danh sách những môn chiếm năm học phần ra cho tôi xem.

Tô Hòa có suy nghĩ của riêng mình. Tuy nói học phần quyết định giờ dạy học, dù năm học phần là một môn hay là hai môn thì thời gian đi dạy đều như nhau, nhưng thực tế lượng công việc lại khác nhau.
Nếu năm học phần là cùng một môn thì cô chỉ cần quen biết một lớp nhất định, lúc chuẩn bị bài thi cuối kỳ, sửa đổi giáo trình cũng chỉ cần làm một lần thôi, còn có thể rảnh rỗi thêm một thời gian.

Ngoài chuyện lười biếng cho những việc đó ra, Tô Hòa cũng có những dự định khác nữa.

Cô không cho rằng những môn học có lượng thời gian giảng dạy chỉ chiếm hai ba học phần có thể truyền đạt được hết tinh hoa của môn học cho sinh viên. Đối với những sinh viên đi học thật sự, trong thời gian hai, ba mươi tiết học có thể nắm được những tri thức quan trọng của một môn đã là tốt rồi. Còn những phương pháp nghiên cứu, sự rõ ràng của môn học ấy, sinh viên có thể hiểu được mới là lạ.

Dược Thị ở núi Dược Vương bắt đầu từ người làm việc vặt, chỉ riêng việc đọc sách thảo dược đã chiếm rất nhiều thời gian rồi, ngắn thì hai ba năm, lâu là mấy chục năm, đủ để nhận thấy kiến thức cơ bản quan trọng thế nào.

Đừng nói là một môn chiếm hai ba học phần, có mà cả năm học phần tám mươi tiết, Tô Hòa đều cảm thấy ngắn. Nhưng chế độ đào tạo trong nước là như vậy thì cô chỉ có thể cố gắng lựa chọn trong phạm vi mình có thể lựa chọn thôi.

Cán bộ phòng giáo vụ khó xử. Những môn học năm học phần này trước giờ đều do các Giáo sư đức cao vọng trọng giảng dạy, bao nhiêu năm nay hầu như không hề thay đổi, nay Tô Hòa lại muốn thò chân vào thì phải làm sao?
Nhấn Open Chap để đọc truyện. Nếu không thấy nội dung tải lại trang và nhấn lại.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Dược Sư Trùng Sinh Năm 1979.