• 46,596

Chương 127: GIẢNG VIÊN TÔ, CÔ LÀ QUÁI VẬT À?


Nhân viên phòng giáo vụ đứng dậy, cảm thấy vô cùng áp lực. Đầu tiên, anh ta hơi cúi đầu chào các giảng viên có mặt trong phòng. Sau đó anh ta lấy8 bảng đen từ bên dưới lên, đứng ở bàn hội nghị giới thiệu với các vị giảng viên, Phó Giáo sư, Giáo sư.


Giáo sư Tô muốn dạy môn học Chẩn3 bệnh lâm sàng. Trước kia môn này có ba học phần, bây giờ điều chỉnh thành năm học phần. Năm học phần này sẽ chia thành ba học phần học trên lớp9 và hai học phần thực hành.



Trước kia, môn Chẩn bệnh lâm sàng là môn học ở chương trình năm hai. Bây giờ sẽ điều chỉnh thành môn học ở6 học kỳ cuối của sinh viên năm cuối. Thuận theo yêu cầu của giảng viên Tô, môn học này sẽ đổi cách thức kiểm tra, chia làm thi viết và vấn đáp. 5Thi viết sẽ hoàn thành bài thi trong phòng, thi vấn đáp sẽ tiến hành khám bệnh ngẫu nhiên cho bệnh nhân trong các khoa khác nhau ở bệnh viện. Thi viết và thi vấn đáp đều chiếm năm mươi phần trăm tổng thành tích. Người có thành tích cuối cùng không đạt tám mươi lăm điểm sẽ bị đánh giá không qua môn và phải học lại vào năm sau.

Được rồi, được rồi. Tôi biết cô có trí nhớ tốt, kiến thức rộng nhưng sao cô có thể nói một mạch như thế chứ?
Điều này sẽ khiến người khác tự ti mặc cảm lắm đó!
Người trong phòng họp đều than thở khi nghe Tô Hòa nói một mạch phân loại kiến thức chuyên ngành như đang đọc tên món ăn. Trước kia, nhiều người cho rằng Tô Hòa không xứng với danh chuyên gia y học giỏi nhất cả nước, nhưng bây giờ cũng phải tâm phục khẩu phục.

Môn Chẩn bệnh lâm sàng mà cô Tô muốn dạy không xung đột với Chẩn đoán lâm sàng đã có trong chương trình đào tạo. Một môn là cơ sở, một môn là học nâng cao và chuyên sâu. Môn học mới này sẽ thay cho học phần thực tập theo quy định trước kia nên sẽ không làm tăng tổng số học phần cho sinh viên. Nhưng nếu không qua môn này thì sẽ không thể tốt nghiệp.

Nhân viên phòng giáo vụ cúi chào lần nữa, mỉm cười ngồi xuống, thở dài một hơi.
Toàn bộ phòng họp im phăng phắc, yên lặng đến nỗi có khi còn nghe được cả tiếng kim rơi.
Nhân viên phòng giáo vụ lẳng lặng mỉm cười. Nhìn tất cả mọi người bị kinh sợ mà trong lòng anh ta vô cùng thoải mái.
Trước khi cuộc họp bắt đầu, bọn họ đã đưa ra quyết định thỏa hiệp với biện pháp này, giảm tối đa sự ảnh hưởng của nó tới quyền lợi của các vị Giáo sư, Phó Giáo sư và giảng viên, chắc sẽ không bị bác bỏ đâu.
Quả nhiên không có ai muốn làm chim đầu đàn. Mặc dù trong lòng không ít người cũng có bất bình nhưng ai lại muốn đắc tội chuyên gia y học giỏi nhất nước chứ?
Nói xong, Tô Hòa quay sang hỏi nhân viên phòng hậu cần:
Tôi soạn bộ giáo án này tốn nhiều vở và mực nước nên có thể đưa tôi vài cuốn giáo án được không? Những tài liên quan đến Chẩn đoán lâm sàng hiện có nhiều chỗ không đầy đủ. Tôi chuẩn bị viết một cuốn giáo trình mới, gồm năm phần, hai mươi bảy chương. Nếu viết hết các mặt giấy của thì cần khoảng hai cuốn. Vì nó khá tốn kém nên mong mọi người thứ lỗi.


Shhh...
Những người đang ngồi nghe Tô Hòa nói vậy liền hít một hơi sâu.
Trước kia, Trần Nhâm cũng từng dạy môn Chẩn đoán lâm sàng. Trong ấn tượng của ông, môn học này chỉ cần nhắc nhở sinh viên khi chẩn bệnh phải chú ý những vấn đề gì. Dù sao sau này cũng có các lớp môn chuyên ngành dạy nâng cao cho sinh viên. Không nghĩ tới, chuyện thứ nhất mà Tô Hòa làm khi đến Đại học Thủ đô lại là một công trình lớn như vậy.
Lỡ như bọn họ bị mù mà đưa ra ý kiến phản đối rồi đuổi người ta đi thì trưởng khoa sẽ để họ sống yên sao?
Chỉ có một vị Giáo sư kỳ cựu ở khoa Y đưa ra ý kiến của mình.
Vị Giáo sư già này họ Trương, ông sinh ra trong thời kỳ loạn lạc. Vài năm trước, ông sang nước ngoài nghiên cứu học thuật cho đến khi trong nước yên ổn thì ông được hiệu trưởng của Đại học Thủ đô mời về nhậm chức. Ông ở Khoa Y Đại học Thủ đô cũng lâu rồi nhưng phần lớn ông đều nghiên cứu lý luận y học, không có nhiều đóng góp cho lĩnh vực chữa bệnh. Nếu không... với lý lịch của ông cũng thừa sức gia nhập tập thể chuyên gia y học giỏi nhất cả nước.

Giáo sư Tô, lát nữa cô ở phòng đợi tôi một lúc nhé. Tôi sẽ cầm thời khóa biểu của cô và những tài liệu giảng dạy cần dùng đến phòng làm việc của cô. Hiện tại cố vấn học tập của khoa đã đi thông báo cho những sinh viên tốt nghiệp rồi. Lớp học chiều nay, cô chuẩn bị nhé. Ngoài ra, bên phòng giáo vụ của trường học và khoa cũng phái người tới nghe giảng nên tôi nói trước với cô.

Có giảng viên mới đến, dù vị giảng viên này có chức danh cao hay thấp thì nhà trường đều sẽ cử người đến dự giờ. Thứ nhất là kiểm tra trình độ giảng dạy của giảng viên. Thứ hai là tránh xuất hiện tình trạng không có ai nghe giảng, khiến giảng viên lúng túng.
Tô Hòa mở giáo trình vừa chuẩn bị xong. Cô đếm cả tranh và chữ có hai mươi bảy trang. Cô đánh giá và sờ mũi nói:
Tôi viết sắp được ba mươi trang giáo trình rồi, không biết có đủ không nữa. Chờ lát nữa hoàn thành xong thì tôi sẽ viết thêm một ít, chắc cũng đủ hai tiết giảng bài. Nếu tài liệu giảng dạy không đủ thì tôi sẽ chọn các ca bệnh để phân tích xen kẽ vào. Chắc chắn sẽ đảm bảo đủ thời lượng tiết học.


Trong đó, chẩn đoán qua triệu chứng bệnh bao gồm ba chương, tách riêng giảng mười chín loại bệnh phổ biến; phương pháp khám bệnh, tầm quan trọng, các mục cần chú ý, nội dung và kỹ năng; với các phương pháp cơ bản như quan sát, sờ nắn, gõ, nghe, ngửi.


Kiểm tra thể trạng thể bao gồm chín chương với các nội dung chia ra giảng: khám tổng quát tình trạng cơ thể; khám da; khám tổng quát hạch bạch huyết và đặc biệt quan trọng hơn là khám đầu; khám cổ; khám ngực, khám bụng và hậu môn, trực tràng, kiểm tra bên ngoài bộ phận sinh dục; khám xương sống và chân tay. Ngoài ra còn có khám thần kinh và khám tổng quát sức khỏe.


Chẩn đoán xét nghiệm sẽ ứng dụng các thiết bị vật lý hóa học để tiến hành kiểm tra, bao gồm: xét nghiệm máu; kiểm tra huyết khối và đông máu; xét nghiệm phân và nước tiểu, sự bài tiết, dịch cơ thể; xét nghiệm chức năng gan và chức năng thận; xét nghiệm nội tiết tố và xét nghiệm sinh hóa lâm sàng. Ngoài ra còn có xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh.


Chẩn đoán bằng thiết bị gồm bốn loại: khám điện tâm đồ; khám chức năng phổi; khám nội soi và khám điện não đồ.


Cuối cùng là phần năm: viết hồ sơ bệnh án và phương chẩn đoán bệnh. Ý như tên, đây là chương dành riêng để nói về cách viết hồ sơ bệnh án, còn một phần chuyên nói về trình tự chẩn đoán bệnh và phương pháp tư duy lâm sàng, là phần thuộc về phân tích biện chứng cuối giờ học và khi tư duy thăng hoa.

Trần Nhâm:
...

Giáo sư Trương híp mắt cười với Tô Hòa:
Giáo sư Tô, môn học này của cô dành cho những sinh viên sắp tốt nghiệp học. Bởi vì học kỳ này đám sinh viên này phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp và chuẩn bị bảo vệ luận văn tốt nghiệp nên khi kết thúc môn học này của cô, nếu có sinh viên không qua môn thì cô cũng nên bố trí một kỳ thi lại. Nếu... sinh viên Đại học Thủ đô không thể tốt nghiệp sẽ ảnh hưởng đến danh dự của khoa Y Đại học Thủ đô. Cô thấy có đúng không?

Tô Hòa gật đầu. Cô nhìn vào bảng tên của Giáo sư Trương, mỉm cười nói:
Cảm ơn Giáo sư Trương đã nhắc nhở.

Vị nhân viên phòng giáo vụ cũng tranh thủ nói:
Giáo sư Trương nghĩ thật chu đáo. Thời khóa biểu của Giáo sư Tô đã sắp xếp xong. Bởi vì sinh viên sắp tốt nghiệp có lịch học ít nên môn học năm học phần này được sắp xếp tương đối dày. Sinh viên sẽ đi học từ thứ hai đến thứ sáu, còn thứ bảy và chủ nhật sẽ đến bệnh viện để thực tập. Sinh viên sẽ thay phiên học trên lớp và đi thực tập cũng hợp với đạo lý học đi đôi với hành, kết hợp lý thuyết và thực tiễn. Sinh viên cũng sẽ được sắp xếp trống một khoảng thời gian để viết luận văn tốt nghiệp và chuẩn bị bảo vệ.

Vẻ mặt của vị giảng viên trẻ chân run đầy sùng bái, dốc sức tuyên truyền thay cho Tô Hòa:
Giáo sư Trương, Giáo sư Trần, hai người nhìn giáo án mà Giáo sư Tô soạn này. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một người soạn giáo án mạch lạc và sâu sắc như vậy!

Nghe vị giảng viên trẻ chân run nói vậy, mấy giảng viên ngồi gần Tô Hòa cũng nhanh chóng hành động. Sau khi xem xong, ai cũng há hốc mồm, im lặng chuyển giáo án cho người khác đọc.
Nhưng những ai đã đọc qua giáo án Tô Hòa chuẩn bị đều có ý nghĩ:
Người viết ra giáo án như vậy là quái vật sao?

Trần Nhâm chăm chú lắng nghe Tô Hòa nói, ông không kìm được liền hỏi:
Giáo sư Tô, tôi có thể hỏi năm phần và hai mươi bảy chương gồm những nội dung nào không?

Tô Hòa cười, nói một mạch.

Bao gồm năm phần: chẩn đoán triệu chứng, kiểm tra thể trạng, chẩn đoán xét nghiệm, chẩn đoán bằng thiết bị, viết hồ sơ bệnh án và phương pháp chẩn đoán bệnh.

Tư duy rõ ràng mạch lạc, dẫn chứng cụ thể xác thực, minh họa sống động... Người xem qua cuốn giáo án không đến ba mươi trang mà Tô Hòa vừa viết đều hiểu được sự chênh lệch của mình với đẳng cấp chuyên gia y học giỏi nhất cả nước.

Không phải mình quá yếu, mà là do đối thủ quá mạnh!
Nhấn Open Chap để đọc truyện. Nếu không thấy nội dung tải lại trang và nhấn lại.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Dược Sư Trùng Sinh Năm 1979.