• 46,596

Chương 340: Sự hoang mang về việc thành lập khoa y học


...

Tô Hòa ngồi trong văn phòng của Vinh Dự, điều đầu tiên cô làm là hiểu rõ toàn bộ hướng nghiên cứu của tất cả giả8ng viên, sau khi hiểu được đại khái thì cô mới căn cứ vào thông tin do bộ phận hành chính cung cấp để sắp xếp từng giảng vi3ên vào từng bộ môn khác nhau.
Về phần giảng viên mới tới, thì áp dụng tiêu chuẩn thấp nhất là
0.5+0.5
, cứ hai giảng viên một văn phòng, sinh viên của họ cũng vừa vặn hợp lại thành một phòng thí nghiệm.
Việc phân cấp rõ ràng này không chỉ thể hiện sự tôn trọng ở mức cao nhất mà Thanh Đại dành cho các giảng viên, hơn nữa còn có thể động viên bọn họ, làm cho những giảng viên này có động lực thực hiện nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên, phát biểu luận văn!
Tô Hòa đọc hồ sơ cơ bản của những giảng viên, phó giáo sư và giáo sư được Thanh Đại lôi kéo mà sinh lòng thương hại Khoa Y học của những trường đại học khác. Vị Phó hiệu trưởng Vinh Dự của Thanh Đại khi kéo người đều không nhẹ tay một chút nào cả, ông đi thẳng tới trường học khác mà đào nhân tài, hơn nữa còn toàn là nhân tài quan trọng của trường. Điều này thật sự là một tai nạn mang tính hủy diệt đối với những trường đại học khác.
Người ta đang thành lập nhóm đề tài nghiên cứu êm đẹp, thế mà lại bị Vinh Dự lừa ngay người đứng đầu đề tài đi, những thành viên còn lại biết làm sao bây giờ? Đề tài nghiên cứu này về sau không còn ai chỉ đạo, hướng dẫn, chỉ cần vài ngày thì chắc chắn sẽ trở nên hỗn loạn.
Cũng may trước đó Vinh Dự phân phối cho Khoa Y học Thanh Đại một tòa nhà lớn nhất, nếu không thì làm sao có thể để Tô Hòa hào phóng như vậy cơ chứ?
Sau khi sắp xếp văn phòng cho tất cả mọi người xong xuôi, Tô Hòa lại căn cứ vào phương hướng nghiên cứu của những giảng viên này để phân họ vào các bộ môn khác nhau, giảng viên nghiên cứu Tây y phải tách ra với Đông y, nghiên cứu y học cần tách khỏi việc nghiên cứu dược học, nghiên cứu bệnh lý học phải tách với nghiên cứu sinh mạng,... Cô phân ra được hai mươi hai bộ môn nhỏ, rồi xác định hai mươi hai người dẫn đầu từng bộ môn, như vậy thì dàn khung ban đầu đã hoàn thành.
Tô Hòa hơi đau đầu mà lắc cán bút, rồi lại xây dựng chương trình học cho những sinh viên đang theo học và kế hoạch hướng dẫn nghiên cứu sinh.
Thời còn đi học, lúc nhập học cô đã từng thấy chương trình đào tạo dành cho sinh viên chính quy của khoa Y học trường Đại học Thủ đô rồi. Chương trình đó được xây dựng rất tỉ mỉ, nếu như Thanh Đại muốn thành lập khoa Y học của mình giống với khoa Y học của Đại học Thủ đô thì có thể rập khuôn hoàn toàn. Thế nhưng Tô Hòa còn muốn khoa Y học của Thanh Đại đào tạo một vài người tài giỏi về kiến thức phối hợp giữa các chuyên ngành, vì thế cô quyết định sửa đổi một vài điểm so với khoa Y trường Đại học Thủ đô.
Tại trường Đại học Thanh Đại, số tín chỉ để tốt nghiệp của các khoa cơ bản rơi vào khoảng 180, coi như khoa Y học học theo chế độ năm năm, thế nhưng tín chỉ nhiều nhất cũng chỉ khoảng 200 mà thôi. Thế nhưng khi Tô Hòa viết danh sách học phần cần học thì lên tới 260 tín chỉ, vượt qua tổng học phần gần 80 tín!
Tô Hòa cũng đã từng là sinh viên, cho nên cô biết rất rõ gần 80 tín chỉ mà đổi thành giờ lên lớp là cần bao nhiêu thời gian, vì thế cô chỉ có thể tiếp tục cắt giảm những chương trình học không quan trọng đi. Thế nhưng vấn đề mới lại xuất hiện, những học phần này là những học phần do cô nghĩ rất kỹ rồi mới ghi ra, không có học phần nào là dư thừa cả, bây giờ muốn xóa bỏ thì cũng không tìm thấy học phần nào không quan trọng mà xóa đi cả!
Thanh Đại dùng rất nhiều tiền mới mời được những vị giáo sư kia, đương nhiên điều kiệ9n sẽ rất tốt, tiêu chuẩn thấp nhất của mỗi người là
1+1
, tức là mỗi người có được một văn phòng và một phòng thí nghiệm r6iêng, thể hiện sự thành tâm của nhà trường đối với các giáo sư.
Còn tiêu chuẩn dành cho những vị phó giáo sư kia là5
1+0.5
, tức là mỗi người đều có một văn phòng độc lập, mà cứ hai người lại có một phòng thí nghiệm. Dù sao thì số nghiên cứu sinh mà mỗi phó giáo sư hướng dẫn đều không quá nhiều, nếu phân phối cả một phòng thí nghiệm riêng thì không cần thiết, quá lãng phí, nếu như những phó giáo sư này có năng lực nghiên cứu khoa học rất cao thì sẽ được tăng lên hàm giáo sư nhanh thôi, tới khi đó lại sắp xếp cho họ một phòng thí nghiệm độc lập thì cũng không muộn.
Rất rõ ràng, những trường học khác có loạn hay không đều không nằm trong phạm vi suy nghĩ của Vinh Dự, vì xây dựng Thanh Đại mà ông không chừa thủ đoạn nào cả, từ trước tới nay vẫn không kiêng nể gì cả.
Khoa Y học chia nhỏ ra nhiều bộ môn cũng có điểm tốt, ví dụ như từng bộ môn đều có giáo sư chuyên nghiệp. Thế nhưng nó cũng có điểm không tốt, đó chính là không có một nhóm đề tài nào là đầy đủ nhân viên cả, vẫn cần chiêu mộ thêm người giỏi về lấp đầy chỗ trống. Tự mình hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng là một cách rất hay, thế nhưng hiệu quả phải chậm hơn rất nhiều.
Những học phần mà cô thêm mới đều là những học phần cực kỳ quan trọng cho việc học liên ngành, không thể bỏ đi được, còn những chương trình học ban đầu của khoa Y học thì đều được cô tinh giản cả rồi, chỉ còn lại những học phần cực kỳ quan trọng, không thể bỏ được... Tô Hòa nhìn vào 260 tín chỉ này mà cảm thấy đau đầu.
Vậy nên làm cái gì đây?
Những môn học bắt buộc dành cho sinh viên thì không cần thay đổi, chỉ cần điều chỉnh chương trình năm thứ ba và năm thứ tư đại học, cắt giảm một vài môn chuyên ngành không giúp ích lớn gì với sinh viên, sau đó bổ sung môn học
Chẩn đoán bệnh lâm sàng
mà cô đã dạy tại khoa Y học trường Đại học Thủ đô vào, sau đó còn thêm một vài môn học cơ sở như vật lý, toán học, hóa học, sinh học song song với những học phần bắt buộc. Chỉ khi sinh viên học được những kiến thức cơ bản này thì mới có thể học song ngành được.
Tô Hòa vừa suy nghĩ vừa liệt kê những môn học bắt buộc ra giấy. Sau khi cô ghi tất cả môn học ra, đồng thời đối chiếu các học phần của sinh viên đang học ra để so sánh thì không khỏi trợn to mắt.

Nhấn Open Chap để đọc truyện. Nếu không thấy nội dung tải lại trang và nhấn lại.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Dược Sư Trùng Sinh Năm 1979.