• 46,596

Chương 448: Tô hòa “vẽ bánh*”



Nếu hai người thực sự muốn tôi nói thêm vài điều, vậy tôi sẽ nói một vài ý nữa. Phương hướng phát triển phải kết hợp với tình hình thực tế, như vậy 8mới có thể đề ra kế hoạch thích hợp để phát triển lâu dài.



Dưới thời Tần Hán, tê giác, ngà voi, phỉ thúy, ngọc trai của tỉnh Đông Việt là 3những vật phẩm quý giá mà biết bao người ở Trung Nguyên tìm kiếm. Trái cây và hải sản là những món đồ người Đông Việt trao đổi với người nơi khác. Ở9 tỉnh Đông Việt, tổ tiên chúng ta đã mở ra ‘Con đường tơ lụa trên biển’, từ lâu thành phố Dương đã là cảng biển trao đổi buôn bán giữa nước Z với cá6c nước ở Đông Nam Á, châu Phi và châu Âu.



Dưới thời Đường Tống, cùng với việc trao đổi buôn bán trên biển ngày càng thịnh vượng, thành phố5 Dương đã trở thành trung tâm tài chính của triều đình, tại sao đến bây giờ, Chủ tịch Trương và bí thư Diệp lại phải dùng suy nghĩ ‘Một nghèo hai trắng’ để nói về tỉnh Đông Việt? Tôi thực sự không hiểu.


Cảm ơn Giáo sư Tô đã nhắc nhở, chúng tôi hiểu rồi.
Chủ tịch Trương nói với Tô Hòa những lời rất chân thành, ánh mắt bí thư Diệp nhìn Tô Hòa cũng tràn đầy cảm kích.
Tô Hòa khoát tay:
Không cần đâu, tôi chỉ nói vài lời, tâm sự với mọi người một vài ý nghĩ trong đầu tôi, hy vọng có thể giúp ích cho mọi người. Có điều, đã nói đến chuyện này rồi thì tôi cũng cần trao đổi với hai người một việc quan trọng hơn, đó là phải đánh giá cao khả năng sáng tạo, phải tiêu diệt những thứ bất chính ngay từ đầu mới có thể phát triển vững bền và lâu dài được.


Khả năng sáng tạo ư?


Tài nguyên nông sản của tỉnh Đông Việt là điều không cần tôi phải nói vì hiện tại lĩnh vực này vẫn đang hoạt động tốt, nhưng tôi muốn Chủ tịch Trương và bí thư Diệp hiểu rằng, đối với những sản vật nông nghiệp này, các cấp lãnh đạo càng cần làm tốt việc kiểm soát và kịp thời lập kế hoạch thích hợp theo sự thay đổi thời tiết hàng năm. Hơn nữa, chính phủ còn cần phải làm tốt vai trò điều tiết thị trường, để mỗi một loại trái cây đều có thể biến thành tiền cho dân, đổi thành miếng thịt cho họ, đây mới là đạo lý cốt yếu.


Tiêu chuẩn hóa thị trường, ổn định hóa khâu vận hành, đây là tiền đề quan trọng mà một tỉnh nhỏ muốn phát triển buôn bán không thể thiếu.


Ngoại trừ những thứ này, thời cổ đại, ngành công nghiệp nhẹ của tỉnh Đông Việt cũng rất nổi danh, tại sao bây giờ lại không tiếp tục phát huy những ưu thế ở ngành công nghiệp nhẹ? Tôi nhớ ngành dệt may của tỉnh Đông Việt khá ổn, sao lại không tiếp tục phát triển, phấn đấu để một ngày nào đó, người dân cả nước đều dùng vải của tỉnh Đông Việt?


Nếu ngành dệt may được nâng lên một tầm cao mới, tại sao không kết hợp những lợi thế trong ngành dệt may của tỉnh Đông Việt để tiến vào ngành sản xuất trang phục, để tất cả mọi người đều mặc quần áo tỉnh Đông Việt làm ra, thậm chí nếu tiến xa hơn, chúng ta còn có thể xuất khẩu?

Chủ tịch Trương và bí thư Diệp nghe những lời này của Tô Hòa xong, hô hấp dần nhanh hơn. Dù họ biết những lời mà Tô Hòa vừa nói rất khó thực hiện được, nhưng trên đời này làm gì có chuyện gì dễ dàng chứ?
Việc càng khó, sau khi làm được rồi mới càng đạt được thành công vang dội!
Bí thư Diệp ghi lại cụm từ này vào cuốn sổ nhỏ, nghi ngờ hỏi:
Như thế nào mới là đánh giá cao? Dù sao sản xuất cũng là một quy trình dây chuyền, Giáo sư Tô có thể nói rõ thêm được không?


Lấy một ví dụ, nếu muốn phát triển nghề sản xuất các mặt hàng may mặc, hãy mạnh dạn mời các nhà thiết kế nổi tiếng trong nước đến thiết kế, chỉ có vậy mới có thể nhanh chóng hội nhập trên trường quốc tế, dĩ nhiên, nếu tỉnh Đông Việt chịu bỏ tiền thuê những nhà thiết kế nước ngoài cũng được.


Một vấn đề nữa, đó là nguyên vật liệu sản xuất mặt hàng, chúng ta không thể chỉ dùng những nguyên vật liệu hiện có mà hãy để mắt đến những nguyên liệu tốt hơn, làm sao để lấy được những nguyên liệu này? Dĩ nhiên chính phủ phải đầu tư các quỹ nghiên cứu khoa học cho các trường cao đẳng và đại học để những người tài đi vào nghiên cứu.

Công nông nghiệp và khoa học kỹ thuật cùng kém phát triển.
Tô Hòa nhấp một ngụm trà, ngón tay gõ xuống bàn rồi đột nhiên than thở:
Suy cho cùng đều là vì tư tưởng của mọi người vẫn chưa được cởi mở. Đất nước kêu gọi chúng ta chú trọng phát triển công nghiệp nặng, nhưng việc thực thi chính sách cần phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Việc quốc gia đưa ra chính sách là vì muốn phát triển kinh tế, muốn dân giàu nước mạnh, nhưng một khi chính sách phát triển công nghiệp nặng gặp phải những điều kiện bất lợi như ở tỉnh Đông Việt thì chúng ta phải tùy cơ ứng biến, sửa đổi cho phù hợp.


Khi đánh giá năng lực một người lãnh đạo, điều chúng ta nhìn vào không phải việc anh ta thực hiện chính sách ra sao, mà là anh ta đã đóng góp được gì cho người dân địa phương, nếu như anh ta làm được, vậy thì anh ta làm được bao nhiêu?


Cũng giống như vậy, các chính sách, điều lệnh, quy tắc vận hành các hoạt động kinh doanh... không nên chỉ để người cầm quyền quyết định mà nên để những người đã nghiên cứu sâu về các phương diện ấy cùng thảo luận, đưa ra một phương án thống nhất rồi để người cầm quyền quyết định. Bây giờ là thời đại mới rồi, mặc dù người cầm quyền nắm quyền cao nhất nhưng không nên nhúng tay vào lĩnh vực chuyên môn dẫn đến việc dẫn dắt sai lầm, hay nói cách khác là chỉ huy tầm bậy.


Từ sau khi mang thai, khẩu vị của Tô Hòa tốt hơn rất nhiều, cô vừa ăn vừa nói, thấy thức ăn đã gần hết, cô mới kết thúc câu chuyện, tổng kết lại:
Chỉ những người thực sự chuyên tâm nghiên cứu mới có thể hiểu ra bản chất của mọi chuyện, nếu tỉnh Đông Việt muốn phát triển, đương nhiên không thể thiếu sự trợ giúp của những người đó.

Nhấn Open Chap để đọc truyện. Nếu không thấy nội dung tải lại trang và nhấn lại.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Dược Sư Trùng Sinh Năm 1979.