• 46,596

Chương 462: Phần quà lớn dành tặng nước m


Tô Hòa thoải mái thừa nhận:
Vâng, đúng vậy.


Hứa Chí Bình giơ ngón cái với Tô Hòa, hào phóng khen ngợi:
Vốn dĩ tôi cứ nghĩ cô Tô chỉ tà8i giỏi trên phương diện nghiên cứu khoa học, không ngờ cô Tô cũng hiểu biết về tài chính thế giới, lại càng không ngờ nhân cơ hội này đề xuất tá3i thiết lập tài chính tiền tệ. Nếu kế hoạch của cô Tô đây thành sự thật, e rằng chính phủ nước M sẽ hối hận đến xanh ruột.


Ông cụ Cố th9ấy Hứa Chí Bình thừa nước đục thả câu, không thể kiên nhẫn được nữa, giận dỗi:
Này ông Hứa, ông có thể thẳng thắn chút được không? Lằng nhà lằn6g nhằng, giấu giấu giếm giếm, làm người khác khó chịu thật đó.


Hẳn là ngài Hứa cũng biết vàng mới là loại tiền tệ giao dịch phổ biến nhất nhưng bởi vì nước M đã phát triển hơn các quốc gia bình thường nên nước M đã quy định loại tiền tệ có mức độ phổ biến trên thế giới tương đương với vàng sẽ là đồng đô la. Đề cập đến hàng loạt các vấn đề thương mại với số lượng lớn, chúng ta không thể sử dụng đồng nhân dân tệ, cũng không thể sử dụng bảng Anh, không thể sử dụng đồng euro, không thể sử dụng đồng krona, chỉ có thể dùng đồng đô la.

Mà lần này chuyện cháu muốn làm chính là đô la hóa! Để loại bỏ hoàn toàn tiêu chí đồng đô la có giá trị ngang với vàng, nếu như có thể làm giá trị của đồng nhân dân tệ sánh ngang vị trí với vàng là tốt nhất. Nếu không làm được, chúng ta thà đưa ra một loại tiền tệ khác cũng phải đẩy ngã vị trí của đồng đô la trong giới thương mại tài chính quốc tế.

Ông cụ Khúc chép miệng:
Không cần biết dùng đô la, nhân dân tệ hay dùng loại tiền mới mà cháu nói thì cũng chỉ có thể sử dụng nó để giao dịch, có ích lợi gì nữa đâu.

Hứa Chí Bình chỉ Tô Hòa, nói:
Cứ để cô Tô tự nói đi, cô Tô, nếu cháu th5ật sự muốn như vậy, Bộ Tài chính và ngân hàng trung ương sẽ hoàn toàn ủng hộ!


Vậy là tốt nhất, nhân lúc nó bệnh, tiêu diệt nó, một lần quét sạch hết độc tố còn sót lại, sau này dù thế giới đồng đô la có sóng gió cuồn cuộn, tài chính khủng hoảng đến thảm thương thì chúng ta cũng không cần lo lắng.

Có vẻ như ông cụ Tiêu đã hiểu ý Tô Hòa, đang định hỏi Tô Hòa xem ông nghĩ đúng hay không thì nghe Tô Hòa công bố đáp án chính xác:
Chuyện cháu muốn làm là tiến hành ‘đô la hóa’ thương mại xuất nhập khẩu.

Hứa Chí Bình tiếp lời Tô Hòa, giải thích thay cô:
Ông Khúc, cái nhìn của ông là cái nhìn điển hình của dân ngoài nghề, thực tế không hề đơn giản như ông nghĩ đâu.


Ban nãy cô Tô đã đề cập, bây giờ trong xã hội quốc tế, đô la và vàng đã đồng giá trị, ngoại trừ nước M, đây là điều vô cùng không công bằng với các quốc gia khác. Đô la là gì? Xét đến cùng, chẳng qua nó chỉ là một tờ giấy được in hoa văn và tem chống giả của ngân hàng Liên bang nước M, tại sao nó lại có giá trị tương đương với vàng?


Nước M chỉ cần sử dụng vốn chi phí cực thấp in ra đồng đô la là có thể đổi được đủ loại vật tư của các quốc gia khác. Điều này có công bằng với các quốc gia khác không?


Làm người khác khó chịu hơn không phải những chuyện này mà là bởi vì hệ thống tài chính của chủ nghĩa tư bản có sự biến động và thiết sót. Một hệ thống kinh tế được kiểm soát hoàn toàn bởi thị trường sẽ có ‘đỉnh sóng’ và ‘bụng sóng’, ‘đỉnh sóng’ là thời kỳ hoàng kim mà chúng ta thường nói, còn ‘bụng sóng’ là thời kỳ khủng hoảng kinh tế mà mọi người vừa nghe đã sợ mất mật.


Nước M sẽ làm gì khi khủng hoảng kinh tế xảy ra? Họ sẽ in và phát hành đô la với số lượng lớn, sau đó đổi lấy các loại vật tư từ khắp nơi trên thế giới để đảm bảo nguồn cung trong nước, mà việc in ấn phát hành vi phạm nguyên tắc tài chính sẽ dẫn đến đồng đô la bị giảm giá trị, lúc đó, khủng hoảng kinh tế tại nước M sẽ lan ra tất cả các quốc gia nắm giữ đồng đô la trên thế giới.


Ông nghĩ lại xem, ông dùng hai triệu tấn dầu mỏ để đổi lấy đô la của nước M, kết quả bỗng dưng ông biết đồng đô la bị mất giá, số đô la trong tay ông không đổi nổi nửa triệu tấn dầu, ông thua lỗ bao nhiêu, ông bực mình không?

Được Hứa Chí Bình giảng một cách đơn giản dễ hiểu, tất cả những lãnh đạo vốn không biết kinh tế tài chính đều hiểu rõ.

Ông cụ Cố thuộc tuýp người nóng nảy, lập tức gõ tay lên bàn hỏi Hứa Chí Bình:
Ông Hứa, nếu cô Tô đã nói ‘đô la hóa’ là chuyện quan trọng thì sao ông không làm sớm? Tôi thấy ông cũng hiểu tầm quan trọng và tất yếu của ‘đô la hóa’, sao ông không thực thi?


Tô Hòa đón đầu Hứa Chí Bình, giải thích thay cho Hứa Chí Bình:
Bởi vì không thể.



Trước khi nước Z và nước M không công khai đối đầu, nước Z tuyệt đối không được làm như vậy, nếu không sẽ được xem như chủ động phát động chiến tranh, không những nước Z phải gánh chịu áp lực khổng lồ mà còn dẫn đến những tai nạn chưa từng có. Áp lực từ phía dư luận quốc tế sẽ chèn ép nước Z, đến lúc đó chắc chắn nước Z sẽ trở thành mục tiêu tấn công, có điều tình hình bây giờ đã khác.


Tô Hòa nhún vai một cách vô tội, giọng điệu nhẹ nhàng:
Nếu truyền thông quốc tế hỏi chúng ta tại sao phải đi con đường ‘đô la hóa’, chúng ta có thể kể khổ với họ, nói rằng ‘chúng tôi cũng không muốn làm vậy đâu, đều là vì nước M ép chúng tôi phải làm như thế’, nhưng trên thực tế, từ lâu chúng ta đã muốn tiến hành. Không chỉ có chúng ta muốn làm vậy mà rất nhiều quốc gia đã bị khủng hoảng tài chính nước M giày vò cũng muốn làm, chỉ là họ không có cơ hội thôi, mà nước M lại đích thân trao cơ hội này cho chúng ta.


Mọi người nhìn bộ dạng
đã được của hời còn khoe mẽ
của Tô Hòa, nhịn không được bật cười, loại phương pháp
xấu xa
này đúng là làm người khác thích thú!
Nhấn Open Chap để đọc truyện. Nếu không thấy nội dung tải lại trang và nhấn lại.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Dược Sư Trùng Sinh Năm 1979.