• 4,585

CHƯƠNG 6: THƠ CHẲNG QUA LÀ GHÉP CHỮ.


Uy Trì Cung mắt sáng tới khiếp người, tóm ngay lấy tay Vân Diệp hỏi:
- Bảo Lâm làm được chuyện đó thật sao?
- Trừ hắn ra, tiểu chất không nghĩ ra được nhân tuyển thứ hai, Trường Tôn Xung thông minh nhưng không chịu được khổ, Lý Hoài Nhân cũng không kém, nhưng hứng lên là làm bậy, Xử Mặc trừ làm quan binh thì chẳng làm được gì khác, chuyện này Trình bá bá phải cầu bệ hạ nhiều lần mưới được. Hiện đám Bảo Lâm đang ở nhà làm mô hình, đoán chúng xong được tám phần rồi, bá bá rảnh rỗi thì tới thư viện xem thành tựu của bọn họ cho yên tâm, trong triều có bá bá, tiểu chất không tin ai có thể ngăn cản Bảo Lâm lập công.
Úy Trì Cung cầm bát rượu tu cạn, gằn giọng nói:
- Kẻ nào dám cản trở nhi tử ta lập công sẽ là đại địch sinh tử của ta, tiểu tử, sau khi Bảo Lâm thành công, lão phu dẫn nó tới thư viện tạ ơn Lý cương tiên sinh.
Bỏ tâm sự xuống rồi, Úy Trì Cung lớn tiếng mời rượu đám huynh đệ, tới Lý Nhị cũng không bỏ qua. Thấy ông ta vui vẻ như thế, Lý Nhị bất giác nhìn ông ta mấy lượt, ông ta rất hiểu viên hàng tướng mình thu phục được, lúc này đúng là thực sự cao hứng.
Lý Nhị biết Úy Trì Cung lo cái gì, hiện thấy ông ta nghĩ thông rồi, mình cũng bớt đi phiền toái, càng có hứng uống rượu, làm Vân Diệp rót không kịp.
Mấy quan văn chịu không nổi kiểu uống rượu này, Vương Khuê vỗ bàn nói lới:
- Ức hiếp người quá lắm, lão phu thấy bây giờ chúng ta bắt đầu làm thơ uống rượu.
Lý Tịnh cười lớn:
- Lão Vương, không uống được rượu thì thôi, lấy bản lĩnh giữ nhà của mình ra làm gì.
Vương Khuê đốp chát lại:
- Năm người lão phu là người nhã nhặn, các ngươi dùng cách uống rượu của đám dã nhân chuốc lão phu, chẳng lẽ không cho lão phu dùng cách văn minh đáp lại, làm thơ, mỗi người một bài, không làm được thì uống.
Lý Nhị ngồi ở chủ vị nhìn bọn họ công kích nhau, bản thân rót rượu nho thong thả thưởng thức, làm thơ cũng được, đấu rượu cũng xong, với ông ta mà nói chẳng là gì, Sài Thiệu cũng ngồi vững vàng, ông ta văn võ song toàn, thời trẻ lang thang phóng túng ở Trường An, là lãng tử có tiếng.
Lý Tịnh chẳng sợ, ông ta cũng được xem như văn từ phong phú, thương cho Lý Tích xuất thân ăn cướp, làm gì biết thơ phú, thấy Trường Tôn Xung đánh trống cười như thằng ngốc, lập tức tóm hắn trợ trận.
Trường Tôn Vô Kỵ bực bội hỏi:
- Ngươi bắt con ta làm gì, có giúp thì nói cũng phải giúp ta.
- Câu này không đúng rồi, ông chui vào đám quan văn là chuyện của ông, nhi tử ông là giáo úy dưới trướng lão phu, chủ soái có nạn, nó không nên chịu thay à?
Thủ đoạn vô lại này làm đám Trường Tôn Vô Kỵ, Phòng Huyền Linh khịt mũi coi thường, Lý Tích làm việc luôn đi đường vòng, không đi đường lớn, gả khuê nữ cũng xin hoàng hậu giúp, dát vàng lên mặt.
- Tiểu tử, làm nữa làm thơ, phần của Tần bá bá, Ngưu bá bá, Úy Trì bá bá ngươi cần ngươi làm thay, không cần hay, qua được là xong.
Trình Giảo Kim an bài nhiệm vụ cho Vân Diệp, còn Lý Thừa Càn đã bị Lý Hiếu Cung, Lý Đạo Tông bắt mất, Lý Hoài Nhân bị đá hai cái, làm thơ với hắn thì quá khó.
Vương Khuê, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hồi là thi văn đại gia, Trường Tôn Vô Kỵ, Sài Thiệu cũng chẳng phải hạng tầm thường, bên phía đối diện trừ Lý Tịnh là nhân vật hạng nhất, số còn lại không đáng nhắc tới, Vân Diệp toán học cao tuyệt, làm thơ lại là điểm yếu, chưa bao giờ nghe thấy y làm bài thơ nổi tiếng nào, Trường Tôn Xung có chút danh tiếng, nhưng đối đầu với cha hắn, khó tin hắn nhảy ra được khỏi lòng bàn tay ông ta.
Hoàng đế đương nhiên là trọng tài, làm Lý Nhị rất bất mãn, cũng rất hụt hẫng, ông ta thích làm thơ ở yến hội, nhưng thân phận luôn hạn chế ông ta, lần nào mở tiệc ông ta cũng là trọng tài.
Với cái tính của Lý Nhị mà nói, ông ta bất mãn sẽ làm khó dễ người khác, bản thân không có phần, chơi không đã, cũng không cho người khác được chơi thoải mái, há mồm một cái là định ra quy củ, làm thơ phải đúng quy củ, hợp vần thi ca, không được giống bài thơ của Trình Giảo Kim làm lần trước, kiểu tùy tiện, ôi chao mẹ của ta, một cành cây thật lớn, phải có ý vị.
Vừa đưa ra quy củ đám tướng quân kêu trời như bọng, trước kia bọn họ dựa vào loại bài thơ cái cây thuận miệng đọc ra để qua ải, bệ hạ làm thế là thiên vị quan văn trắng trợn.
- Tiểu tử, có vấn đề gì không, bệ hạ nâng độ khó lên không ít, xem chừng khó mà qua ải.
Trình Giảo Kim lo lắng hỏi, ông ta biết thơ văn không phải sở trưởng của Vân Diệp, nhưng võ tướng có thể thua chứ không thể sợ tham chiến, chết cũng phải cắn của kẻ địch vài lạng thịt, đó là truyền thống của tướng quân Đại Đường.
- Bá bá yên tâm, chuyện vặt, bài thơ bá bá làm trước kia cũng không tệ.
- Nói bậy, đó là lão phụ bị ép quá làm bừa, thôi toi rồi, tiểu tử ngươi ngay cả thơ của lão phu cũng thích thì tám phần là thua rồi.
- Bá bá, thơ bọn họ làm chỉ là trò chơi văn tự, lấy mấy chữ xếp đi xếp lại, đại gia thực sự làm thơ do cảm hứng ra, đem linh hồn thân thể của mình dung nhập vào đó, không thể thiếu tinh khí thần, thơ như thế, hoặc bi phẫn, hoặc cảm khái, hoặc hào hùng, phải mang linh hồn mới có tình cảm, còn lại chỉ là đống chữ ghép lại, đâu đáng gọi là thơ.
Thấy Vân Diệp khoác lác, đám Trình Giảo Kim yên tâm hẳn, nhưng bị Vương Khuê ngồi bên kia nghe lén từ xì khói, quát lớn:
- Tức chết đi được, tiểu tử, dám khoác lác coi thường tiên hiền, hôm nay nếu ngươi không làm được bài thơ phù hợp vần luật, mai lão phu đánh lên Ngọc Sơn, xem ngươi còn mặt mũi nào dạy đệ tử.
Chửi mắng Vân Diệp xong, còn thêm dầu thêm mỡ vào lời Vân Diệp vừa bình luận về thơ phú mọi người làm, đám Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối đồng loạn tím mặt, chửi mắng Vân Diệp không biết trời cao đất dày, xúc phạm văn hoa thiên hạ, muốn y phải có câu trả lời.
Vân Diệp nghĩ nửa ngày trời không ra năm Trinh Quan có bài thơ nào nổi tiếng, mấy bài thơ lưu lại của Lý Nhị chẳng qua vì ông ta là hoàng đế, sử gia nể mặt mới chép vào, còn về người khác, đúng là chẳng nghe thấy.
- Tiểu tử, khẩu khí lớn lắm, hợp triệt áp vận là vần luật mới có năm đầu Đại Đường, ngươi đã nói khảng khái như thế thì làm một bài thơ hay cho trẫm nghe xem, nếu không Vương khanh có đánh lên Ngọc Sơn thì trẫm cũng mặc.
Vân Diệp đứng dậy thi lễ với Vương Khuê:
- Vừa rồi tiểu tử ăn nói càn rỡ, mong lão tiên sinh tha thứ.
Sắc mặt Vương Khuê mới dịu xuống, lại nghe y nói tiếp:
- Tiểu tử học toán, phát hiện chuyện trên đời đều tuân theo trình tự, thơ văn cũng thế, dùng toán học sắp chữ, đúng là làm ra cả đống thơ hợp vần đúng luật, có bài còn rất hay, ví như bài thơ Trình bá bá của tiểu tử làm đúng là rất hay.
Vương Khuê thiếu điều hộc máu, dùng cách sắp xếp toán học làm thơ? Khinh người quá lắm.
Lý Nhị trấn an Vương Khuê đang sắp nổi khùng, nghiến răng nói với Vân Diệp:
- Hay lắm, ngươi giải thích cho trẫm nghe xem danh tác vịnh cây khô của Trình bá bá ngươi hay ở chỗ nào.
Đám võ tướng lo lắng nhìn Vân Diệp, bọn họ cũng không thấy hai câu " Ôi chao mẹ của ta, một cành cây thật lớn" hay ở chỗ nào.
Đi tới giữa sảnh Vân Diệp chắp tay một vòng, nói:
- Các vị trưởng bối, khi đó quá gắp, Trình bá bá của tiểu tử còn chưa đọc hết hai câu sau, chỉ cần nối lại sẽ là bài thơ tuyệt cú có vzzfn có điệu.
- Mau đọc đi, nếu không mai lão phu tới Ngọc Sơn tìm Lý Cương tính sổ.
Vân Diệp lắc lư đầu ngâm: xem tại
Ôi chao mẹ của ta
Một cành cây thật lớn
Xuân tới rêu là lá
Đông về tuyết là hoa.
Vân Diệp vừa đọc xong các vị tướng quân tức thì luôn mồm khen hay, đến Lý Nhị cũng phải thừa nhận là một bài thơ hay, hai câu đầu thẳng thắn, hai câu sau miêu tả cái cây khô sống động, không có đại tài, không làm được bài thơ như vậy.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Đường Chuyên.