Hồi 37: Gửi lời đưa di thư tình sầu miên man - Xả thân toan cứu nạn tâm lực uổng phí
-
Giang Hồ Tam Nữ Hiệp
- Lương Vũ Sinh
- 9533 chữ
- 2020-05-09 09:43:28
Số từ: 9529
Nguồn: truyenfull.vn
Lữ Tứ Nương cười nói:
Không cần căng thẳng, tỉ chỉ muốn muội cùng đi mời danh y mà thôi
. Phùng Anh ngạc nhiên hỏi:
Mời danh y? Có phải là danh y họ Diệp không? Chẳng phải ông ta đã đi xa rồi sao?
Lữ Tứ Nương nói:
Ông ta chỉ đến nhà Trần Khang ở huyện Hoài Nhu mà thôi
.
Huyện Hòai Nhu cách đây có xa không?
Cách đây khoảng hai trăm dặm, chúng ta có thể đi một ngày là tới nơi, hôm sau sẽ trở về
. Phùng Anh cả mừng, yên tâm ngủ một giấc, ăn xong cơm trưa thì cùng Lữ Tứ Nương lên đường.
Khi trời sụp tối họ đến Sương Bình, lúc này đã cách Hòai Nhu sáu mươi dặm. Họ dừng chân ở đây một đêm, hôm sau trời vừa tản sáng Lữ Tứ Nương và Phùng Anh đã thi triển khinh công chạy một mạch hơn ba mươi dặm, vào đến ranh giới huyện Hòai Nhu. Phùng Anh hít gió buổi sáng, người thấy thoải mái. Lữ Tứ Nương chỉ cánh đồng ở phía trước, nói:
Ở cuối cánh đồng kia có thôn Hoàng Trúc, nơi ông ta ẩn cư. Có lẽ đi thêm ba mươi dặm nữa
. Phùng Anh lo lắng nói:
Nghe nói danh y họ Diệp tánh tình rất quái dị, nếu ông ta không chịu chữa thì thế nào?
Lữ Tứ Nương trả lời:
Muội yên tâm, ông ta là bằng hữu của tổ phụ tỷ. Chúng ta cứ nói ra lai lịch, lẽ nào ông ta không thèm để ý đến
. Khi họ đang nói chuyện, chợt thấy phía trước có người rượt đuổi nhau, từ xa đã nghe tiếng quát tháo chém giết. Lữ Tứ Nương ngạc nhiên, chợt kêu lên:
Anh muội, xem kìa!
Phùng Anh nhìn theo hướng chỉ của Lữ Tứ Nương, thấy trong đám người dưới chân núi có một thiếu nữ, tuy nàng nhìn không rõ nhưng bóng dáng rất quen thuộc. Phùng Anh giật mình, đứng sững sờ. Lữ Tứ Nương nói:
Muội nhìn xem nàng ta hình như rất giống muội đấy!
Phùng Anh nói:
Ồ, đó chắc chắn là tỷ muội song sinh của muội! Chúng ta mau đuổi theo!
té ra cánh đồng ở dưới chân núi cách họ đến hai mươi dặm, đám người chợt tản vào sơn cốc, Phùng Anh định thần thầm nhủ:
Cứu Đường thúc thúc rất quan trọng, không thể phân thân đuổi theo nàng thiếu nữ ấy
. Rồi nàng chỉ đành thở dài, lẩm bẩm:
Lại bỏ qua một cơ hội
. Lữ Tứ Nương an ủi:
Đã biết nàng xuất hiện ở đây, chúng ta cứ mời danh y trước chữa cho Hiểu Lan rồi sẽ đi tìm cũng không muộn
.
Hai người lại xuống núi, băng ngang qua cánh đồng, khi đến thôn Hoàng Trúc, quả nhiên vẫn chưa đến trưa. Họ dò hỏi nhà của Trần Khang, nơi danh y họ Diệp ở nhờ. Nhà họ Trần ở phía Tây của thôn Hoàng Trúc, phía sau nhà có một vạt rừng trúc, trông rất uông nhã. Hai người đến trước cửa, thấy cửa lớn mở hé, bên trong có tiếng người ồn ào.
Lữ Tứ Nương gõ cửa mấy lượt mà không có người bước ra, bên trong tựa như đang cãi nhau, có người nói:
Bọn ta có ý tốt mời mọc, ông có đi hay không?
có người nói:
Y không chịu thì cứ trói lại!
Lữ Tứ Nương nói:
Không xong, chắc chắn có người buộc ông ta phải chữa bệnh!
Phùng Anh nói:
Chúng ta vào đuổi bọn người này đi
. Bên ngoài lại có tiếng người vọng ra:
Bọn ta đã biết ngươi nấp ở đây!
có người bảo:
Ngươi nhẫn tâm để cho huynh đệ của ta tàn phế hay sao?
Phùng Anh lòng lo như lửa đốt, kêu:
Bọn hung đồ chớ có cưỡng ép người!
rồi rút phắt thanh đoản kiếm lao vào bên trong.
Trong khách sảnh có bốn người đang bao vây một ông già. Phùng Anh vừa tới nơi, bốn người này chợt buông ông già chạy ra. Trong bốn người có ba đại hán cao lớn. Có một người là ông già trông rất hiền từ, không giống như hạng hung đồ. Ba đại hán cao lớn đồng thanh quát:
Ngươi đã đả thương huynh đệ của bọn ta lại còn muốn đuổi tận giết tuyệt?
Phùng Anh ngạc nhiên, ba người ấy đã rút binh khí hè nhau xông lên. Ông già kêu:
Khoan đã, ngươi là người thế nào của Niên Canh Nghiêu?
ba đại hán rất hung hăng, Phùng Anh đang nổi nóng, làm sao có thể dừng lại được, chỉ nghe tiếng binh khí gãy rổn rảng, cây Đoạn Ngọc kiếm của Phùng Anh múa trái quét phải, chặt gãy toàn bộ binh khí của ba người ấy, một người trong số đó còn bị đâm trúng xương sườn. Ông già chợt nổi giận:
Nha đầu, ngươi ra tay thật ác độc!
rồi cầm tẩu thuốc bổ xuống đầu Phùng Anh, đồng thời điểm vào huyệt Kiên Tỉnh của nàng, Phùng Anh thầm nhủ:
Ông già này trông diện mạo hiền từ thế mà cùng một giuộc với bọn này!
rồi nàng xoay thanh kiếm, lập tức đâm vào huyệt Hồn Môn của ông ta.
Ông già xoay người lướt bước, tiếp tục vung cái tẩu thuốc đánh ra chiêu Vân Ma Tam Vũ, đây là một chiêu gồm ba thức, công lực phi phàm. Phùng Anh không dám khinh địch, thi triển tuyệt chiêu Lưu Tinh Phi Xử và Dã Mã Thao Điền trong Truy Phong kiếm pháp, hai chiêu này tấn công ở bên trên và bên dưới, bên trên đâm vào hai mắt, bên dưới đâm vào đan điền, kiếm thế rất hiểm hóc. Ông già gạt ngang cái tẩu thuốc đổi công làm thủ, cây kiếm của Phùng Anh bị ông ta giằng xuống, nàng chỉ cảm thấy cánh tay tê rần. Còn ông già trong sảnh tức giận nói:
Sao lại có lẽ này, đây đâu phải là chiến trường mà các ngươi đánh nhau!
Phùng Anh không hề biết rằng, ông già đang đối địch với nàng chính là Quảng Liên. Số là trong đêm nàng một tuổi, Quảng Liên đến uống rượu, gặp lúc bọn Huyết Trích Tử truy bắt Châu Thanh nên bị vạ lây, Chung Vạn Đường bế Phùng Lâm cùng Quảng Liên chạy thoát, Chung Vạn Đường đến nhà họ Niên dạy học tránh thù, không tiện ở cùng Quảng Liên, bởi vậy giới thiệu ông ta đến chỗ Trại chủ Trương Linh Phong ở núi Thiên Đài. Trương Linh Phong cao hơn Chung Vạn Đường một bậc, là một đại đạo nổi danh trong chốn lục lâm, Quảng Liên chỉ là một võ sư nhà quê chất phác, vốn chẳng muốn làm nghề cướp bóc, nhưng việc đã đến nước đấy chỉ đành chấp nhận.
Trương Linh Phong tính tình hào sảng, rất thích sự chất phác của Quảng Liên, hai người rất hợp nhau. Khi rảnh rổi Trương Linh Phong chỉ điểm võ công cho ông ta, sau đó còn để ông ta làm Phó trại chủ. Quảng Liên và Trương Linh Phong chỉ hơn kém nhau sáu bảy tuổi, Trương Linh Phong ngại không nhận ông ta làm học trò, nhưng Quảng Liên cảm ơn tri ngộ, cứ kiên quyết đòi hành lễ bái sư.
Trương Linh Phong chết đi, con trai của ông ta là Trương Thiên Trì làm Trại chủ, Quảng Liên vẫn ở núi Thiên Đài giúp đỡ cho y. Trương Thiên Trì không tài bằng cha mình, nhiều lần bị quan binh tấn công, thế lực ngày một suy yếu. Chung Vạn Đường đã chết, tin ấy truyền đến, Quảng Liên lấy làm đau lòng. Sai người đi dò hỏi mới biết Phùng Anh đã sớm mất tích. Một ngày nọ Quảng Liên trò chuyện với Trương Thiên Trì, bảo rằng sau khi Chung Vạn Đường chết đi, võ công của phái Vô Cực thất truyền, kiếm phổ y thư của Phó Thanh Chủ không biết đã rơi vào tay ai. Trương Thiên Trì nổi lòng tham, sai hai đồ đệ lén đến nhà họ Niên tìm di thư, không ngờ bị Phùng Lâm giết chết, sau đó Trương Thiên Trì mới không dám sai người đi nữa.
Lại mấy năm trôi qua, Trương Thiên Trì bị quan binh tấn công, sơn trại bị đốt, chỉ dắt được hơn mười thủ hạ cùng Quảng Liên chạy thoát. Từ đó lưu lạc trên giang hồ, tình cảnh ngày càng tệ hơn. May mà y tuy mất sơn trại nhưng cũng là Chưởng môn của phái Thiên Đài, người trong võ lâm coi như cũng tôn trọng y. Khi quan binh truy bắt, thường có người báo tin cho y vì thế mới sống qua ngày trên giang hồ.
Trương Thiên Trì lại nhớ đến y thư của Phó Thanh Chủ, đến huyện Trần Lưu lục soát, gặp lúc Lý Trị và Phùng Lâm chạy ra khỏi nhà họ Niên, Trương Thiên Trì đã tra xét diện mạo của Phùng Lâm, biết nàng là kẻ thù giết đồ đệ của mình, liền sai người đuổi theo cho đến gần Bắc Kinh. Ngày hôm ấy Quảng Liên và vài đồ đệ của Trương Thiên Trì đi ở phía trước, gặp Lý Trị và Phùng Lâm ở cánh đồng tại huyện Hòai Nhu, mấy tên đồ đệ của Trương Thiên Trì đến khiêu chiến, bị Phùng Lâm dùng đao độc đả thương, may có Quảng Liên yểm hộ nên mới thoát. Phùng Lâm và Lý Trị không biết lai lịch của họ, vả lại cũng sợ gây chuyện sẽ khiến quan binh chú ý nên sau khi ra tay đã nấp lên núi.
Phùng Lâm ra tay rất hiểm độc, ba người bị thương không những trúng độc hôn mê mà xương cốt gãy lìa, có khả năng bị tàn phế. Trương Thiên Trì từ sau đuổi tới, thấy thế cả giận. Nhưng cứu người quan trọng hơn nên chẳng rảnh truy tìm kẻ địch. Trương Thiên Trì lưu lạc các nơi, theo thói quen của chốn lục lâm, cần phải tra xét những người có tiếng trong vùng. Thuốc kim sang của Trương Thiên Trì mang theo không trị nổi, y nhớ đến danh y Diệp Thọ Thường đang ẩn cư ở nhà họ Trần tại thôn Hoàng Trúc liền bảo Quảng Liên dắt người đến mời ông ta chữa trị. Trương Thiên Trì biết Diệp Thọ Thường có liên quan đến phái Vô Cực, mà Quảng Liên lại là bằng hữu của Chung Vạn Đường, bởi vậy mới phái Quảng Liên đi. Không ngờ Quảng Liên đã gặp phải Phùng Anh ở đây.
Quảng Liên học được võ công của phái Thiên Đài, lại thêm mười tám năm rèn luyện, võ nghệ hơn hẳn trước kia. Phùng Anh liên tục đánh đến hai mươi chiêu mà vẫn không đắc thủ, nàng chợt thay đổi kiếm pháp, vận dụng những chiêu số tinh diệu trong Truy Phong kiếm pháp, phối hợp với khinh công, tìm sơ hở tấn công, thanh kiếm chỉ Đông đánh Tây, chỉ Nam đánh Bắc như điện chớp lửa xẹt. Quảng Liên đã già, thân pháp không lanh lẹ như Phùng Anh, bị nàng tấn công đến luống cuống chân tay. Phùng Anh đánh gấp tới, xem ra sắp đâm trúng Quảng Liên. Lữ Tứ Nương đang đứng xem chợt nhảy vọt tới giữa hai người, tay trái kéo Phùng Anh ra, tay phải chụp được cái tẩu thuốc của Quảng Liên rồi trả trở lại nói:
Ông hãy nghỉ ngơi một lát
.
Quảng Liên chưa từng thấy ai có võ công cao cường như Lữ Tứ Nương, không dám đánh tiếp nữa nên xoay người bỏ đi. Những kẻ đi cùng đành cõng đồng bọn chạy đi.
Lữ Tứ Nương bước tới thi lễ, ông già trong sảnh tức giận nói:
Các ngươi đã quấy rối đủ chưa?
Lữ Tứ Nương nói:
Diệp công công...
đang định nói ra thân phận nhờ ông ta chữa trị. Nào ngờ ông già trợn mắt, vỗ bàn nói:
Ta đã bảo ta không biết trị bệnh, ta cũng chẳng phải là Diệp công công gì cả, các người còn lôi thôi ở đây làm gì?
Lữ Tứ Nương ngạc nhiên nói:
Ông không phải là Diệp công công?
ông già trả lời:
Đã bảo không phải là không phải, ta không đổi tên ngồi không đổi họ, Trần Khang chính là ta, bình sinh chỉ biết gãy đàn nhưng ta cũng không gãy cho các ngươi nghe!
rồi phất tay áo tức giận lui vào bên trong.
Lữ Tứ Nương và Phùng Anh không khỏi nhụt chí, Phùng Anh nhảy đến cửa, chặn lại hỏi:
Vậy xin hỏi Diệp lão tiên sinh ở đâu?
Trần Khang trợn mắt nói:
Không biết. Có biết cũng không nói cho ngươi nghe! Ta đã quá phiền phức, các người thấy chưa đủ hay sao?
Lữ Tứ Nương vội nói:
Cháu gái của Triết Đông Lữ Lưu Lương xin thỉnh an người!
Trần Khang giật mình, quay lại hỏi:
Cái gì, cô nương là cháu gái của Lữ Lưu Lương?
Lữ Tứ Nương nói:
Khi tiên tổ còn sống, thường nhắc đến hai vị tiền bối, bảo rằng nếu tiểu điệt nữ có đến kinh đô phải đến chào hỏi
. Trần Khang lập tức đổi sắc mặt, hỏi:
Cái gì? Tổ phụ của cô nương cũng biết tôi sao?
Lữ Tứ Nương nói:
Lão trượng có tài đánh đàn nổi danh thiên hạ ai mà không biết!
Trần Khang chợt nói:
Ý nghĩa thật sự của mấy chữ ‘cao sơn lưu thủy’ là thế nào?
Lữ Tứ Nương trả lời:
Ngoài là lời ngâm vịnh, còn thể hiện ý của Chung Tử Kỳ khuyên Bá Nha
. Trần Khang nói:
Khuyên cái gì?
Lữ Tứ Nương nói:
Khuyên ông ta vứt bỏ công danh vui cùng sông núi. Chỉ có sông núi quê hương mới có thể gợi lên tiếng đàn
. Trần Khang ồ một tiếng, lấy ra một cây cổ cầm đặt trên bàn:
Cô nương có thể nghe tôi gãy đàn
. Rồi nhắm mắt đàn một hồi, hỏi:
Cô nương có nghe được gì không?
Lữ Tứ Nương rơi nước mắt nói:
Đa tạ lời chia buồn của lão trượng, cũng đa tạ lời khích lệ của người
. Té ra Trần Khang đã đàn bài
Hoàng điểu chi ca
, bài này có ý nghĩa tiếc thương cho hiền nhân. Đây là một bài trong
Tần phong
của Kinh thi, trong đó có câu
Như khả độc thề, nhân bách kỳ thân
(có nghĩa có thể chuộc lại mạng của người ấy, ta chấp nhận lấy một trăm đổi cho một) bài thứ hai là
Vu điền chi ca
, là một bài tán ca, ca tụng võ sĩ trong
Trịnh phong
của Kinh thi, dụng ý là khích lệ tinh thần tiến thủ của Lữ Tứ Nương. Xem ra ông ta đã nghe hiệp danh của nàng.
Lữ Tứ Nương vừa nói đã trúng, Trần Khang nói:
Cô nương đã không gạt ta, cô nương đúng là cháu gái của Lữ Lưu Lương!
Lữ Tứ Nương nói:
Tôi có một người bằng hữu đang gặp nguy. Mong người chữa trị
. Trần Khang nói:
Nửa năm trước, ông ta đã rời khỏi nơi này
. Lữ Tứ Nương nói:
Đi đâu? Lão trượng có thể cho biết không?
Trần Khang cười nói:
Nể mặt tổ phụ của cô nương, tôi chỉ đành để các người đi làm phiền Diệp lão đầu. Diệp lão đầu còn có một người bằng hữu là Trần họa sư ở Khang trang thuộc phía Đông Bát Đạt lĩnh, một đồ đệ họ Dương ở Nam Khẩu thuộc phía Tây Bát Đạt lĩnh. Hai người này mời ông ta đến ở. Tôi cũng không biết hiện giờ ông ta đang ở nhà ai. Khang trang và Nam Khẩu cách đây hơn một trăm dặm, các người hãy nghỉ ngơi một đêm, sáng mai đi tiếp
. Lữ Tứ Nương nói:
Không cần, để chúng tôi đến thăm Diệp công công rồi sẽ quay lại nghe người gãy đàn
. Trần Khang nói:
Cũng được!
rồi thở dài:
Bây giờ chẳng mấy ai hiểu được tiếng đàn của ta!
Lữ Tứ Nương từ biệt ra khỏi nhà họ Trần, lúc này trời đã trưa, nàng bàn bạc với Phùng Anh rằng:
Không ngờ sự việc lại trắc trở thế này. Chúng ta hãy chia nhau lên đường. Tỷ đến Khang trang tìm họa sư họ Trần. Muội đến Nam Khẩu tìm người họ Dương. Nhớ lấy, muội phải tôn kính đối với các bậc tiền bối, nếu nóng nảy sẽ hỏng việc
. Phùng Anh đỏ mặt, nói:
Đương nhiên
. Thế rồi hai người chia nhau lên đường.
Phùng Anh thầm tình, giả sử đến Nam Khẩu, tìm được, lập tức sẽ thuê xe mời ông ta về, bốn ngày sẽ đến nơi. Nào ngờ nàng lại đi nhầm đường, may mà vừa phát giác đã lập tức hỏi người ta, đến nửa đêm mới lần dò đến Nam Khẩu. Phùng Anh dò đường đến nhà họ Dương, nàng nhảy lên mái nhà, chợt thấy bên trong đèn đuốc vẫn còn thắp sáng, Phùng Anh định nhảy xuống bái kiến, nhưng nàng lại ngại làm bọn họ giật mình nên nằm phục trên mái ngói nhìn xuống bên dưới.
Chỉ thấy trong căn phòng có một cái bàn đặt một lư hương, khói hương vờn quanh. Một ông già ngồi trên cái ghế thái sư, bên cạnh có một ông già đang đứng. Phùng Anh thầm nhủ:
Người đang ngồi chắc là Diệp Thọ Thường đây
.
Diệp Thọ Thường khép hờ hai mắt, miệng thì giảng giải y đạo cho người đứng bên cạnh mình. Giảng giải xong Diệp Thọ Thường lại nói:
Thời gian không còn nhiều nữa, nay ta sẽ truyền tâm pháp
. Rồi cầm cây bút lông sói vừa viết vừa giảng, Phùng Anh đang định bỏ đi, Diệp Thọ Thường chợt ngẩng đầu nói:
Này, ngươi nghe lén đã lâu, sao vẫn còn chưa xuống?
Phùng Anh thất kinh, thầm nhủ:
Hỏng bét, lần này chắc chắn ông ta sẽ trách
. Nàng chỉ đành lướt người xuống, bước tới thi lễ, nói:
Xin tiền bối thứ lỗi, tôi vốn định ngày mai đến, nhưng...
nàng đang định tìm lời, ông già chợt nói:
Đưa tay tới, ta sẽ bắt mạch cho ngươi
. Phùng Anh ngạc nhiên, Diệp Thọ Thường cầm tay nàng, một hồi sau chợt buông tay nói:
Lạ thật, lạ thật. Bệnh người thân ngươi không có một năm cũng nửa năm, tại sao ngươi không đi chữa trị?
Phùng Anh ngạc nhiên nói:
Diệp công công, làm sao người biết?
Diệp Thọ Thường trả lời:
Căn cơ nội công của ngươi rất vững chắc, sư phụ của ngươi là ai?
Phùng Anh không dám giấu giếm, đáp rằng:
Sư phụ của vãn bối là Thiên Sơn Dịch Lan Châu
. Diệp Thọ Thường nói:
Ồ, thật kỳ lạ, té ra ngươi là đồ đệ của Dịch Lan Châu
. Ông ta nhắm mắt một hồi, nói:
Trong người của ngươi có một luồng uất khí, mà can hỏa lại nóng, chắc chắn có việc gì rất đáng nghi ngờ mà không giải thích được. Nửa đêm ngươi đến gặp ta, chắc là muốn mời ta chữa trị. Nếu không phải người thân, ngươi sẽ không lo lắng như thế. Nếu không phải bệnh lạ, ngươi không thể lo lắng lâu như thế. Ngươi nói thử xem, người thân của ngươi bị bệnh gì?
Phùng Anh mừng rỡ nói:
Diệp công công, người đúng là y đạo thông huyền, liệu việc như thần. Vãn bối muốn mời người trị bệnh, người thân của vãn bối...
nói chưa xong, ông già đứng bên cạnh vội lên tiếng:
Sư phụ, sao người lại lo lắng đến thế?
Phùng Anh vội vàng nói:
Lữ tỷ tỷ đã kêu vãn bối đến đây. Tỷ ấy bảo vãn bối thăm hỏi người cho tổ phụ của tỷ ấy
. Diệp Thọ Thường chợt thấy nàng nói mấy câu thừa thải, bất giác hỏi:
Tỷ tỷ nào của ngươi? Tổ phụ của ả là ai?
Phùng Anh nói:
Tỷ tỷ của vãn bối là Lữ Tứ Nương, còn tổ phụ của tỷ ấy là Lữ Lưu Lương
. Diệp Thọ Thường cười ha hả, chợt mặt lộ vẻ không vui nói:
Cháu gái của Lữ Lưu Lương sao lại tầm thường thế? Lẽ nào không biết người làm nghề y gặp bệnh lạ, trừ phi vạn bất đắc dĩ chắc chắn sẽ chữa trị, cần gì phải lôi cả tổ phụ ra?
Phùng Anh mừng rỡ nói:
Vâng vâng!
không ngờ Diệp Thọ Thường trợn mắt, nói:
Đáng tiếc ta không thể đi!
Phùng Anh vội kêu:
Người chẳng phải nếu không vạn bất đắc dĩ mới không đi hay sao?
Diệp Thọ Thường nói:
Ta chính là đang vạn bất đắc dĩ đây!
Phùng Anh lo đến nỗi ứa nước mắt:
Y chỉ còn có ba ngày rưỡi nửa, nếu người không cứu, chẳng ai có thể cứu y
. Diệp Thọ Thường hơi ngạc nhiên, cười khổ nói:
Y làm sao biết ngày chết?
Phùng Anh trả lời:
Không phải là y có thể tự biết mà người ta buộc y biết
. Diệp Thọ Thường càng lấy làm lạ hơn, nói:
Có chuyện này nữa ư, ta chưa từng nghe, người ép y chết là ai?
Phùng Anh nói:
Là đương kim Hoàng đế
. Diệp Thọ Thường trả lời:
Ồ, thế thì ta phải chữa trị
.
Vậy tiểu nữ sẽ cõng người đi, đến khi trời sáng chúng ta lại sẽ thuê xe ngựa
. Diệp Thọ Thường lại lắc đầu:
Không, ta không thể đi! Nhưng ngươi cứ kể chịu trứng cho ta nghe thử
. Ông già đứng bên cạnh lại bảo:
Sư phụ, sáu mươi năm qua người ngày nào cũng hành y, hôm nay đừng lo lắng nữa
. Ông già nổi giận nói:
Nói càn, ta đã nghe thấy bệnh lạ, nếu không tìm cách chữa trị, có chết cũng không yên lòng
. Ông già ấy chỉ đành cười khổ nói:
Thôi được, đệ tử sẽ ghi lại y án cho ngài
.
Phùng Anh kể lại việc Đường Hiểu Lan bị Ung Chính lừa uống rượu độc và những triệu chứng gần đây. Diệp Thọ Thường nói:
Có rượu độc như thế sao? Y án xưa nay đều không ghi. Đấy là rượu độc gì?
rồi lại nhắm mắt suy nghĩ một chốc, tựa như không nghĩ ra, ông ta mở mắt thở dài nói:
Đáng tiếc ta không thể đến xem tận nơi
. Phùng Anh lo lắng, run giọng nói:
Vậy có còn cách nào không?
Diệp Thọ Thường nói:
Đừng lo, để ta suy nghĩ tiếp
. Rồi nhắm mắt tịnh tọa, chẳng hề nhúc nhích. Phùng Anh và ông già đứng bên cạnh cũng rất lo lắng, tiếng gà gáy vang lên từng hồi, ông ta vẫn ngồi suốt một canh giờ, mới ho một tiếng, mở mắt ra nói:
Dương lão đệ, ngươi hãy bốc thuốc cho y. Hãy dùng lục hợp ninh thần hoàn nghiền nát phối hợp với bảy vị thuốc khác. Dùng lá ngô đồng mùa thu và một đôi dế trống mái làm chất dẫn
. Ông già đứng bên cạnh là đệ tử của ông ta, trong nhà có rất nhiều loại thuốc quý, bởi vậy lập tức chuẩn bị. Diệp Thọ Thường nói:
Thuốc này chỉ có thể dùng thử một lần
. Rồi cầm bút viết một bài thuốc, nói tiếp:
Uống xem thuốc vừa rồi, nếu thấy có hiệu quả, lại uống thêm ba lần theo bài thuốc này. Đây chỉ là loại thuốc giúp an thần ngủ ngon, rất dễ tìm
.
Phùng Anh cả mừng, nhận lấy gói thuốc và bài thuốc, đang định cáo từ, Diệp Thọ Thường chợt nói:
Này, ngươi không trả tiền chữa bệnh sao?
Phùng Anh không ngờ ông ta lại nói thế, đỏ mặt trả lời:
Trên người tiểu nữ không mang theo tiền, tiểu nữ... tiểu nữ đưa cho người xâu chân trâu này vậy
. Diệp Thọ Thường nói:
Ta đã lớn tuổi, còn cần những thứ đó làm gì? Ngươi hãy làm cho ta một việc, coi như là trả tiền thuốc
. Phùng Anh nói:
Xin công công cứ căn dặn
. Diệp Thọ Thường nói:
Y thuật của ta là do Phó Thanh Chủ chỉ điểm, mấy mươi năm qua, coi như ta không phụ lòng kỳ vọng của người, đã trị được không ít người bệnh, tích lũy được không ít y án, đáng tiếc người không xem qua được. Hỡi ơi!
ông già đứng bên cạnh nói:
Sư phụ đừng đau lòng, tổ sư biết chúng ta có thể kế thừa y bát của người, nếu có linh thiêng chắc chắn cũng thấy an ủi
.
Diệp Thọ Thường chợt cười lạnh nói:
Cái gì, ngươi dám nói chúng ta có thể kế thừa y bát của tổ sư?
ông già đứng bên cạnh lo lắng nói:
Đệ tử ngu muội, y đạo còn thấp kém, thua xa các bậc tiền bối. Nhưng sư phụ dốc hết cả đời nghiên cứu y đạo, coi như cũng có thể sánh được với Phó sư tổ năm xưa
. Diệp Thọ Thường lắc đầu nói:
Còn kém lắm! Ta vẫn còn nhiều điều chưa biết, cũng như căn bệnh lúc nãy. Mỗi khi ta nghĩ không thông, hận không thể tìm sư tổ để hỏi. Song, ta tự tin y án của ta có thể hơn hẳn người khác
. Ông ta ngập ngừng rồi nói:
Ngươi có biết võ công và y thuật của Phó Thanh Chủ truyền cho ai không?
Phùng Anh nói:
Nghe nói là đồ tôn của ông ta tên Chung Vạn Đường, Chung Vạn Đường lại truyền võ công cho Niên Canh Nghiêu, nhưng không biết có truyền y thuật cho y hay không
. Diệp Thọ Thường thở dài:
Không có!
rồi ngập ngừng nói:
Dịch Lan Châu có thể thay phái Vô Cực tìm truyền nhân y bát
. Phùng Anh nói:
Vãn bối cũng nghe sư phụ nói đến điều này
.
Phùng Anh rất lấy làm lạ, Diệp Thọ Thường bảo có chuyện muốn nhờ nàng, tại sao lại cứ nhắc đến những chuyện xưa. Ông ta lại thở dài, trầm giọng nói:
Phó sư tổ có một quyển y thư gọi là Kim châm độ kiếp. Sau này nếu sư phụ của ngươi thay phái Vô Cực lập truyền nhân, có lẽ có người đã lấy được cuốn di thư này, nếu hành vi thuộc chính phái, ngươi hãy dắt y đến đây, bảo y kế thừa y án của ta. Phó tôn sư năm xưa bôn ba vì việc nước, y án không còn nhiều. Được di thư của ông ta, lại xem y án của ta mới có thể phát dương quang đại y học. Đời ta đã dứt, mong có người hơn được người trước. Chuyện này rất quan trọng, ngươi có biết không?
Phùng Anh khom người nói:
Thưa biết!
Diệp Thọ Thường lại nói:
Vì ngươi là hiệp nữ trong chốn võ lâm, cho nên ta mới nhờ ngươi làm việc này
.
Phùng Anh hơi ngạc nhiên, nói:
Vãn bối nhất định sẽ làm được
. Diệp Thọ Thường đột nhiên nhắm mắt ngồi yên, từ từ gục đầu xuống. Ông già đứng bên cạnh bước tới bắt mạch, chợt quỳ xuống đất, cung kính dập đầu ba cái rõ to, nói:
Đệ tử nhất định kế thừa di chiếu của tiên sư. Đệ tử sẽ bảo quản y án của người, đợi người tài đến đến lấy, người hãy yên tâm mà ra đi!
Phùng Anh ngạc nhiên nói:
Diệp công công thế nào rồi?
ông già nói:
Người đã chết
. Phùng Anh rơi nước mắt, nói:
Có phải tôi đã khiến lao tâm quá độ không?
ông già đáp:
Không liên quan đến cô nương. Tiên sư tinh thông Thái tố kinh, người đã sớm đoán được ngày ra đi của mình. Cho nên đã tranh thủ truyền tâm pháp cho tôi. Song phải khi chết mà còn có thể trị bệnh giúp người thân của cô nương thật là điều không ngờ
. Phùng Anh cảm kích vô cùng, cũng quỳ xuống dập đầu ba cái rõ to.
Ông già đưa Phùng Anh ra khỏi cửa, trịnh trọng nói:
Cô nương đừng đánh mất đơn thuốc này. Mong người thân của cô nương có thể khỏi bệnh
. Phùng Anh bái tạ, thấy sắc trời đã sáng nên vội vàng cáo từ. Lại nói Quảng Liên bị Lữ Tứ Nương và Phùng Anh đuổi khỏi nhà họ Trần, trong lòng rất bực tức, vài tên đầu mục nói:
Ả nha đầu ra tay thật lợi hại, chúng ta mời Trại chủ đến, không thể buông tha cho ả
. Quảng Liên trầm ngâm không nói, chợt nghĩ bụng:
Khi ả nha đầu đụng độ với mình ở ngoài cánh đồng, ra tay còn độc địa hơn, chẳng thèm lên tiếng đã dùng phi đao đả thương ba người. Sau đó gặp ở nhà họ Lục, ra tay tuy lợi hại, nhưng chỉ chặt gãy binh khí, đánh một người bị thương nhẹ, so với lúc đầu hình như đã nương tay, không biết là vì nguyên cớ gì
.
Bọn Trương Thiên Trì đợi ông ta ở một hòn núi gần Bát Đạt lĩnh, Quảng Liên không mời được danh y, lại có một người bị thương nên rất hổ thẹn, vừa đi vừa nghĩ cách để Trương Thiên Trì không đi trả thù. Trương Thiên Trì võ công còn cao hơn cả Quảng Liên, nhưng Quảng Liên cẩn thận hơn y. Quảng Liên biết Trương Thiên Trì rất nóng tính, lần này có đến bốn thủ hạ bị thương, chắc chắn sẽ tìm ả nha đầu liều mạng. Nhưng ả này bản lĩnh rất cao, vả lại thiếu nữ đi cùng ả võ công còn thần kỳ hơn. Quảng Liên nghĩ bụng:
Giờ đây đã đuối thế, sao có thể chuốc thêm phiền toái? Mình nhận ơn lớn của Trương Linh Phong, sao để con trai của ông ta đi nạp mạng được
. Trên lòng thầm tính nhưng vẫn chưa nghĩ ra cách nào ngăn cản y. Đến chiều, Bát Đạt lĩnh đã ở trước mặt, đang đi, ở góc núi chợt một người nhảy ra quát:
Các ngươi là ai, đứng lại cho ta!
Quảng Liên nhìn lại, người ấy mũi ưng miệng sư tử, mặt mũi nanh ác, té ra đó chính là Long Mộc Công. Long Mộc Công là tù trưởng tộc Lê, tướng mạo kỳ dị, Quảng Liên vừa nhìn đã nổi giận, ngẩng mặt cười ha hả:
Đi mòn gót sắt tìm chẳng có, nay thấy được chẳng mất công phu! Long thị vệ, thật may mắn!
Té ra sau khi Hầu Tam Biến dắt Phùng Anh chạy ra khỏi cung, bọn người trong cung sợ Hầu Tam Biến quen thuộc đường lối lại sẽ dẫn kẻ địch vào, vì thế một mặt chỉnh đốn thị vệ, mặt khác Cáp Bố Đà lại sai thị vệ tâm phúc đi khắp nơi tìm Hầu Tam Biến và Phùng Anh. Hải Vân hòa thượng và đồ đệ của lão là Long Mộc Công lục soát ở các huyện gần kinh đô. Hôm nay bọn chúng băng qua Bát Đạt lĩnh, Hải Vân hòa thượng lên cao nhìn xa, để Long Mộc Công tiếp ứng bên dưới.
Lúc đầu Long Mộc Công còn tưởng bọn Quảng Liên là hạng vô danh tiểu tốt trong hắc đạo, muốn tiện tay bắt sống để lập công nhỏ. Không ngờ Quảng Liên nói ra lai lịch của y, bất giác ngạc nhiên, y nhìn lại thì thấy ngờ ngợ quen, Quảng Liên quát:
Ngươi đã nhìn rõ chưa? Món nợ ở nhà Phùng Quảng Triều tại Nhữ Châu Hà Nam, ngươi có còn nhớ không?
Long Mộc Công trợn mắt, quát:
Hừ, ta tưởng là ai, té ra là lão thất phu lọt lưới nhà ngươi. Lão tử bình sinh giết người không đếm xuể, làm sao nhớ được! Ngươi có tài cán gì mà báo thù cho Phùng Quảng Triều?
rồi rút kiếm ra tay.
Mười bảy năm trước, Quảng Liên bị Long Mộc Công đánh chạy chối chết, võ công của hai người hơn kém nhau rất xa. Long Mộc Công nào coi ông ta ra gì, vừa động thủ chân đã bước vào trung cung, lúc thì đâm kiếm. Nào ngờ trong vòng mười bảy năm sự việc thay đổi quá nhiều, Quảng Liên ngày nay đã khác lúc trước, cái tẩu thuốc đánh ra một chiêu Cử Hỏa Thiêu Thiên, lập tức gạt trường kiếm của Long Mộc Công ra ngoài. Long Mộc Công thất kinh, Quảng Liên gạt cái tẩu thuốc xuống, điểm vào huyệt Thiên Khu của y, Long Mộc Công buộc phải thối lui ba bước, cao giọng kêu:
Sư phụ đến đây!
Quảng Liên cười lớn:
Sao không bảo sư nương ra cứu mạng?
rồi vội vàng đuổi theo, cái tẩu thuốc đâm vào hậu tâm của y. Long Mộc Công trở tay đánh lại một kiếm, người xoay nửa vòng rồi đâm xéo tới. Quảng Liên đè tẩu thuốc xuống cây trường kiếm của Long Mộc Công, quát:
Đi!
rồi vùng tay một cái, Long Mộc Công bị đẩy ra hơn một trượng. Long Mộc Công đúng là bản lĩnh cũng không kém, y không hề ngã xuống đất, lại kêu lớn:
Sư phụ!
Quảng Liên đổi chiêu đánh tiếp, Long Mộc Công tránh mấy chiêu chỉ có thể chống đỡ chứ chẳng thể trả đòn. Quảng Liên càng đánh càng dữ, khoảng được năm mươi chiêu, người bên cạnh kêu:
Phó trại chủ, có một hòa thượng đến!
Quảng Liên nói:
Hay lắm, để cho sư phụ của y nạp mạng thay!
Long Mộc Công phấn chấn tinh thần, gắng gượng đánh một kiếm, đâm ngược vào be sườn của Quảng Liên. Quảng Liên đã sớm đoán được y sẽ đánh chiêu này nên rút tẩu thuốc trở lại, Long Mộc Công đánh hụt, trọng tâm không vững, chồm người về phía trước, Quảng Liên cười lớn, cái tẩu thuốc sắp đánh ra một chiêu Đảo Đả Kim Chung kêu bốp một tiếng, xương cổ của Long Mộc Công vỡ nát, ông ta cười lớn nói:
Ông tân gia, hôm nay tôi đã trả được thù cho ông!
Chỉ trong chớp mắt, Hải Vân hòa thượng đã đuổi tới nhanh như bay, lớn giọng quát:
Ai dám đả thương đồ đệ của ta?
bốn thủ hạ của Quảng Liên nào biết lợi hại, vội vàng xông lên. Quảng Liên vừa giải quyết xong Long Mộc Công, lập tức đã nghe tiếng kêu thảm vang lên, chỉ thấy hòa thượng vung kiếm lên, lập tức tia máu tuôn ra, chỉ trong chớp mắt bốn đại hán đã chết dưới kiếm của y. Quảng Liên cả giận, điểm cái tẩu thuốc về phía trước, Hải Vân hòa thượng cũng tiến về phía trước, kiếm quang mở rộng, quét vào cổ tay của ông ta, Quảng Liên gạt ra ngoài, thân pháp của Hải Vân hòa thượng di chuyển rất nhanh, kiếm chiêu lại như điện, chợt chém ngang xuống, Quảng Liên rụt vai, đấm ngược vào huyệt Bối Lương của y, Hải Vân hòa thượng lách người, kiếm thế hơi lệch qua, vù một tiếng, kiếm phong lướt qua vai, Quảng Liên thầm kêu:
Nguy hiểm!
rồi nhảy vọt ba bước, sau đó xoay lại tiếp tục tấn công.
Quảng Liên tuy khổ luyện mười tám năm, nhưng so với Hải Vân hòa thượng vẫn còn kém một bậc. May mà võ công của phái Thiên Đài có nhiều chiêu số kỳ lạ, cái tẩu thuốc có thể sử dụng như ngũ hành kiếm, cũng có thể dùng để điểm huyệt, bởi vậy ông ta mới có thể đánh được hơn trăm chiêu.
Lúc này trời vừa sụp tối, màn đêm đã bao trùm, tiếng chim kêu táo tác, Quảng Liên không cầm cự nổi nữa, đã cảm thấy lạnh mình. Ông ta liều mạng chợt phản kích. Hải Vân hòa thượng đang xử đến chiêu Tiên Nhân Hoán Ảnh, chiêu này gồm hai thức, một hư một thực, hư đâm vào mặt, thực đâm vào be sườn, y tưởng rằng Quảng Liên không gạt trên cũng chặn dưới, lúc đó hư thực sẽ đổi cho nhau, Quảng Liên chẳng thể thoát nổi. Nào ngờ Quảng Liên liều mạng, đột nhiên nhảy bổ đến đánh vào trung bàn của y, chỉ nghe soạt một tiếng, xương ngực của Quảng Liên đã bị mũi kiếm của y chặt gãy, trước ngực Hải Vân hòa thượng đã bị cái tẩu thuốc của ông ta đánh một cú rất mạnh!
Hải Vân hòa thượng có nội công thâm hậu, trúng cú đánh này mà vẫn còn cầm cự được, nhưng ngực đã đau như dao cắt, bất giác cả giận, co giò đá một cước khiến Quảng Liên lộn nhào, Quảng Liên vốn đã bị thương, lại trúng cú đá này nên ngất ngay tại chỗ.
Hải Vân hòa thượng cười gằn, đưa tay ôm ngực, đang định đến cắt thủ cấp của kẻ địch, chợt nghe trên núi có người quát:
Lão giặc trọc Hải Vân, chạy đi đâu cho thoát?
Hải Vân vừa nghe đã sợ đến nỗi hồn bay phách tán, thầm nhủ:
Tên này chắc không sống nổi, mình phải chạy thôi
. Rồi y cố nén cơn đau, vội tìm đường bỏ chạy.
Người vừa mới lên tiếng chính là Lý Trị.
Từ lúc Lý Trị cùng Phùng Lâm chạy ra khỏi nhà họ Niên, chàng đã biết nàng không phải là Phùng Anh, nhưng vì gần gũi đã lâu, tình yêu đã sớm nảy nở, tuy biết nàng không phải Phùng Anh nhưng cũng không nỡ xa rời.
Khi Phùng Lâm chạy ra khỏi nhà họ Niên chính là lúc Phùng Anh chạy vào, tuy chỉ nhìn lướt qua nhưng đã khó quên! Lúc này Phùng Lâm mới biết trên đời còn có một người rất giống mình! Nhưng nàng vẫn chưa biết người đó chính là tỷ tỷ của mình!
Phùng Lâm đã quên hết chuyện lúc nhỏ. Lý Trị ba lần bốn lượt gợi lại cho nàng mà vẫn chẳng ích gì. Nhưng Phùng Lâm lại nhớ chuyện từ sau khi đến phủ Tứ bối lạc. Lý Trị tuy không biết Phùng Anh là tỷ tỷ của nàng nhưng lúc nhỏ đã nghe mẹ nói rằng, Phùng Anh được Dịch Lan Châu cứu ra từ phủ Tứ bối lạc, bất giác lại nghĩ:
Trên đời sao có chuyện vừa khéo đến thế? Hai người có tướng mạo giống nhau, vả lại đã từng sống ở phủ Tứ bối lạc?
Lý Trị vốn là người chất phác, trọng tình cảm. Chàng Phùng Anh là đôi thanh mai trúc mã, nhưng lúc nhỏ lại không biết chuyện nam nữ, trong lòng chỉ coi đối phương là bằng hữu tốt nhất. Lúc này Lý Trị tuy đã yêu Phùng Lâm nhưng rốt cuộc vẫn không quên Phùng Anh. Chàng ta thầm nhủ:
Anh muội đã xuống núi, dẫu thế nào mình cũng phải tìm cho ra nàng
. Phùng Lâm cũng nghĩ như thế. Nhưng Phùng Lâm là người Hoàng đế muốn bắt, cả hai người đều không dám lộ mặt ở đường lớn, chỉ chọn đi ở những đường vắng vẻ, hơn một năm mới đến huyện Hòai Nhu ở ngoại ô Bắc Kinh.
Trong một năm này, hễ rảnh là Lý Trị lại xem y thư của Phó Thanh Chủ, đọc nhuyễn như cháo chảy, chàng lại nghiên cứu căn bệnh ly hồn. Chỉ là khi chàng chưa nắm rõ, không dám thử nghiệm ở Phùng Lâm.
Trong một năm này, Phùng Lâm cũng nghiên cứu kỹ càng quyền kinh kiếm phổ của Phó Thanh Chủ, Phùng Lâm tinh thông nhiều loại võ công, nay có được chân truyền của nội gia, võ công càng cao hơn ngày trước!
Hôm nay họ đang đi ở cánh đồng dưới chân Bát Đạt lĩnh. Chợt bọn người Quảng Liên đời di thư. Phùng Lâm ra tay đả thương ba người, cùng Lý Trị chạy lên núi. Lý Trị chợt nghĩ ra một chuyện, nói:
Không xong!
Phùng Lâm cười nói:
Ca ca ngốc, đã đánh thắng trận, còn có gì không xong?
Lý Trị chau mày nói:
Ta đã nhớ lại. Vốn là muội không phải truyền nhân của phái Vô Cực
. Phùng Lâm nói:
Muội vốn chỉ lừa huynh mà thôi. Lẽ ra huynh không nên biết điều này, tại sao giờ mới nhớ ra
. Lý Trị cười khổ nói:
Ta chỉ mãi đọc di thư nên quên bẵng hết mọi chuyện. Y thư của Phó Thanh Chủ ngoại trừ truyền nhân y bát của phái Vô Cực, người khác không được lấy
. Phùng Lâm chưng hửng, cười nói:
Chả lẽ phải trả lại cho Niên Canh Nghiêu sao?
Đương nhiên không thể, nhưng chúng ta cũng không nên chiếm làm của riêng
Dù sao cũng là vật vô chủ, chúng ta giữ lấy có hề gì?
Nhưng người quân tử chẳng làm như thế
. Phùng Lâm giận dỗi nói:
Huynh đã đọc thuộc y thư, muội cũng đã tập quyền kinh kiếm quyết, làm sao lấy ra bây giờ?
Lý Trị rất khổ não, nói:
Sớm biết như thế, huynh đã không nên đọc
.
Huynh chẳng phải nói Dịch bá mẫu của huynh có thể lập truyền nhân cho phái Vô Cực sao? Bảo người lập muội là được rồi
. Lý Trị nói:
Muội và phái Vô Cực có quan hệ gì, muội đâu phải là đệ tử của Chung Vạn Đường
. Phùng Lâm chợt nói:
Lần đầu tiên muội nghe tên Chung Vạn Đường đã cảm thấy rất quen, không biết là vì nguyên cớ gì? Có lẽ không chừng muội cũng có liên quan đến phái Vô Cực
. Lý Trị cười nói:
Muội lại gạt huynh!
Phùng Lâm tuy thắc mắc, Lý Trị trong lòng cứ không yên, sau đó Phùng Lâm chẳng hề để ý đến chàng nữa. Đến chiều, hai người đã tới Bát Đạt lĩnh, chợt nghe trong rừng vọng ra tiếng chuông chùa. Lý Trị nói:
Chúng ta đến đấy ở nhờ một đêm
. Hai người tìm đến một ngôi chùa hoang vắng, tiếng chuông vọng ra từ ngôi chùa này. Lý Trị đến gõ cửa, tiếng đọc kinh bên trong ngừng lại, ở nơi cửa có một ni cô trung niên tay cầm tràng hạt nói:
Dưới chân núi không xa có nhà nông, tôi chỉ là một ni cô, không tiện cho khách ở nhờ
.
Phùng Lâm ngẩng đầu nhìn, chợt thấy ni cô này tựa như rất quen, ni cô cũng thấy Phùng Lâm, chợt đổi sắc mặt, người hơi rung nói:
Ồ, té ra cũng có một nữ cư sĩ, xin mời vào, mời vào!
Lý Trị không biết tại sao bà ta lại thay đổi nhanh như thế, chỉ thấy Phùng Lâm đã theo bà ta vào trong liền nói tiếng đáp tạ. Ngôi chùa cổ tuy hoang vắng nhưng bên trong rất sạch sẽ, ni cô chợt thở phào, quay đầu lại hỏi:
Xin hai vị cho biết tên?
Lý Trị và Phùng Lâm đều dùng tên giả trên đường, ni cô vừa hỏi, Lý Trị đã nói tên giả của hai người ra, trên mặt ni cô lộ vẻ thất vọng.
Lý Trị rất lấy làm lạ, Phùng Lâm thì thấy ngẩn ngơ, tựa như cảm thấy có một việc gì đó liên quan rất mật thiết với mình. Ni cô trung niên mời hai người ngồi rồi nói:
Xin hỏi nữ cư sĩ năm nay bao nhiêu tuổi?
Phùng Lâm nói:
Mười tám tuổi!
Lý Trị thầm nhủ:
Ni cô này thật vô lễ, sao vừa gặp mặt đã hỏi tuổi tác của người ta?
Thật kỳ lạ, Phùng Lâm vốn rất nghịch ngợm, thế mà lại tỏ ra ngoan ngoãn trước ni cô này, bà ta hỏi gì thì nàng đáp nấy, chẳng hề giận dỗi, cũng chẳng hề cười đùa. Lý Trị sợ nàng để lộ thân phận, chốc chốc lại cắt lời họ. Một hồi sau, ni cô vẫn ngồi gợi chuyện với Phùng Lâm. Lý Trị hỏi thẳng:
Chúng ta đã đi một ngày, trong bụng đã đói, không biết có thể cho một ít cơm chay không?
ni cô chợt nhớ ra, nói:
Xin lỗi cư sĩ, tôi đã chậm trễ
. Rồi bước vào nhà bếp.
Lý Trị vội vàng nói bên tai Phùng Lâm:
Muội không thể nói bừa được, hãy nhớ lấy, đừng nói chuyện muội đã từng ở phủ Tứ bối lạc. Chuyện này rất bí mật, đâu biết ni cô này là người thế nào?
Phùng Lâm lại tỏ vẻ khó chịu, nói:
Ni cô này rất thân thiện lại hiền lành, tựa như người thân của muội vậy
. Nhưng thấy Lý Trị không vui, chỉ đành cười bảo:
Huynh hãy yên tâm, muội sẽ không nói bừa
. Ni cô ấy lại bước ra, tay cầm nửa bát cơm chay, nói:
Thật không may, chỉ còn thừa một ít. Cơm và thức ăn đều đã hết, lúc này trời vẫn chưa tối, cư sĩ có thể xuống núi xin cho tôi một ít gạo không?
Lý Trị không tiện từ chối, Phùng Lâm nói:
Huynh hãy mau đi đi, huynh chẳng phải hòa thượng, không cần hóa duyên, dùng tiền là mua được
. Lý Trị nói:
Chi bằng chúng ta xuống núi ở trọ để khỏi quấy rầy sư thái
. Ni cô nói:
Không sao, tôi thích hai người nghỉ đêm tại đây
. Phùng Lâm nói:
Đúng thế, muội cũng thích ở đây. Huynh đi mau!
Lý Trị hết cách, chỉ đành bưng cái bát ra cửa, khi chạy xuống núi trời đã tối. Lý Trị thầm trách:
Trong thiên hạ sao lại có một ni cô chẳng hiểu lý lẽ như thế
. Chàng không biết xin gạo ở đâu, chợt nghe bên dưới có tiếng quát tháo, té ra đó là tiếng của Hải Vân hòa thượng. Lý Trị quát một tiếng lập tức phóng xuống.
Xuống đến chân núi, Hải Vân hòa thượng đã bỏ chạy, chỉ thấy hai người nằm la liệt, chỉ có một người vẫn còn cử động được. Lý Trị vội vàng đến lật người ấy lại, người ấy mặt đầy máu, mở to mắt kêu:
Té ra là ngươi! Ngươi cứ đâm một đao để ta chết cho rồi!
Lý Trị ngạc nhiên, nhưng chợt nhớ lại đây là người mới đòi sách của mình, trong lòng lấy làm áy náy:
Tôi với ông chẳng thù chẳng oán, giết ông làm gì?
Quảng Liên nói:
Ngươi không giết ta cũng chẳng sống nổi, chi bằng cứ cho ta một nhát đao, ta sẽ biết ơn ngươi
. Lý Trị nhẹ nhàng bắt mạch cho ông ta rồi nói:
Đừng lo, tôi có thể trị cho ông
. Quảng Liên tựa như đã đỡ hơn, lại nói:
Sư đệ của ta muốn cướp sách của các người, các người đừng đối chọi với y, hãy tránh mặt y!
Lý Trị đang lấy làm lo lắng vì chuyện di thư của Phó Thanh Chủ, hỏi:
Sư đệ của ông là ai?
Quảng Liên nói:
Là Chưởng môn Trương Thiên Trì của phái Thiên Đài
. Vì ông ta nói quá nhiều nên đã đuối sức, hơi dần dần yếu đi. Lý Trị lại xem qua vết thương của ông ta, thấy ông ta bị thương tuy nặng nhưng mình vẫn còn cứu nổi, liền nói:
Ông không cần nói nhiều, tôi sẽ cõng ông đến ngôi chùa gần đây để trị cho ông. Lẽ ra chúng tôi không nên lấy quyển sách ấy, chúng ta hãy hòa giải với nhau
. Quảng Liên hít sâu một hơi, nói:
Ngươi không cần an ủi ta, xương ngực ta đã gãy, lại bị nội thương, dù có danh y cũng khó trị. Ngươi lấy đức báo oán đúng là một trang quân tử. Trước khi chết ta nhờ ngươi hai việc
. Lý Trị nói:
Ông không chết được đâu!
Quảng Liên vẫn một mực nói:
Ngươi không hứa, ta chết không nhắm mắt
. Lý Trị nghe thế liền bảo:
Ông cứ nói đi
.
Sau khi ta chết, ngươi hãy đem di thể của ta trao cho Trương Thiên Trì. Hôm nay y không thấy ta trở về, ngày mai chắc chắn sẽ đi ngang qua đây, ngươi gặp y, bảo y mau chóng giải tán mọi người rồi ẩn cư đi thôi
.
Nhưng ông vừa mới bảo tôi phải tránh mặt y kia mà
.
Đúng thế, ta sẽ để lại thư
. Rồi cắn ngón tay, xé toạc áo viết một bức huyết thư, viết xong sức đã tận, chỉ nói được một câu:
Ta còn có hai đứa cháu ngoại...
đến đây thì bất tỉnh nhân sự.
Lý Trị vội vàng bắt mạch cho ông ta, chỉ thấy mạch tuy yếu nhưng vẫn chưa đứt, liền bẻ gai tùng đâm vào huyệt để huyết khí lưu thông, lại lấy thuốc kim sang mang theo bôi vào vết thương cầm máu, thầm nhủ:
Giờ đây ông ta bị thương quá nặng, không thể cử động. Bị nội thương tốt nhất là phải tịnh dưỡng
. Thế rồi ngồi xuống xoa bóp cho Quảng Liên. Một hồi sau, Lý Trị thở phào, cảm thấy đã đói, may mà bọn Quảng Liên có mang theo lương khô. Lý Trị lấy lương khô nhai lót dạ rồi dựa vào gốc cây, bất giác cũng ngủ thiếp đi.
Không biết bao lâu, Lý Trị đột nhiên bị người ta lay tỉnh, chàng mở mắt ra nhìn, chỉ nghe Phùng Lâm trách cứ:
Sao huynh lại ngủ cùng người chết thế này?
Lý Trị nhảy bật dậy, nói:
Bây giờ là lúc nào?
Là lúc nào nữa? Trời đã sắp sáng! Muội tưởng huynh đã xảy ra chuyện gì. Vị sư thái ấy cũng không yên lòng, đòi đi theo muội tìm huynh, nhưng muội thấy bà ta không biết võ công, cho nên một mình xuống núi tìm
.
Sau khi huynh đi, bà ta lại nói gì?
Bà ta hỏi chuyện lúc nhỏ của muội, muội chẳng nhớ được, có thể nói được gì? Nhưng muội bảo biết võ công, bà rất vui mừng
.
Sau muội lại cho bà ta biết những điều này?
Phùng Lâm dẫu môi nói:
Điều này cũng không được nói điều kia cũng không được nói, thật là vô lý, ni cô ấy đâu phải người xấu
.
Lý Trị không cãi với nàng, ngồi dậy bắt mạch cho Quảng Liên, thấy mạch tượng của ông ta rất tốt, chàng chần chừ một hồi rồi nói với Phùng Lâm:
Muội hãy ở đây làm cho huynh một chuyện
. Phùng Lâm hỏi:
Đây là ai thế?
Đây là người chặn đường chúng ta lúc sáng
.
Vậy huynh nhọc lòng chữa trị cho ông ta làm gì?
Từ từ huynh sẽ nói cho muội nghe. Bây giờ muội hãy nghe lời huynh
. Phùng Lâm giận dỗi nói:
Được rồi, nói đi!
Muội không được làm càn, phải làm theo lời huynh dặn!
Được rồi, muội sẽ nghe lời huynh
.
Huynh muốn muội ở đây đợi một tên cường đạo
. Rồi trao bức huyết thư cho Phùng Lâm, nói:
Cường đạo tên Trương Thiên Trì, là sư đệ của người này, muội gặp y, dắt y lên chùa cho huynh. Còn nữa, nếu y động thủ với muội, muội không được đả thương y
.
Được thôi, muội sẽ giúp huynh
. Lý Trị mỉm cười, cõng Quảng Liên lên núi. Lúc này trời đã sáng tinh mơ.
Lại nói Phùng Anh lấy được gói thuốc, trên đường hết sức lo lắng, cứ cầm chắc trong tay sợ đánh rơi. Khi trời sáng, nàng đi ngang qua Bát Đạt lĩnh, phía trước chợt có mười thớt ngựa xông ra, có người kêu:
Chính là ả nha đầu này đả thương huynh đệ chúng ta!
Tốp người này chính là bọn Trương Thiên Trì. Trương Thiên Trì không thấy Quảng Liên trở về, biết có chuyện xảy ra, ba người bị thương lại đã chết vì chất độc phát tác, chỉ đành đỡ những người bị thương lên lưng ngựa đi tìm kiếm. Bọn họ vừa ra khỏi cửa núi thì gặp Phùng Anh. Trương Thiên Trì nghe nói nàng là hung thủ, bất giác lửa giận bốc lên, thế là rút đôi Phán Quan bút xông tới ra đòn sát thủ!
Lần này khiến Phùng Anh bất ngờ, nàng không kịp lên tiếng kẻ địch đã lao tới phía trước, Phùng Anh lia thanh kiếm, Trương Thiên Trì võ công rất cao cường, hai cây bút đâm xéo ra, bút trái đâm vào huyệt Khúc Trì của nàng, bút phải đâm vào huyệt Huyền Cơ, Phùng Anh buộc phải tiếp chiêu. Trong lúc vội vàng nàng quên bẵng mình đang cầm thuốc trong tay trái, tay phải cầm đoản kiếm hất lên, chặn binh khí kẻ địch, tay trái vươn ra điểm vào huyệt đạo của kẻ địch. Ngay lúc này Phùng Anh kêu lên một tiếng kinh hãi, gói thuốc đã rơi xuống đất, nàng vội vàng nhặt lên, Trương Thiên Trì đang lo lắng, chợt nghe Phùng Anh kêu kinh hoảng, tưởng rằng nàng đã trúng ám khí của đồng bọn nên lập tức vung bút điểm vào sau lưng Phùng Anh.
Phùng Anh trở tay đánh ra một kiếm đâm vào vai phải của y, vội vàng kêu:
Ta không thù không oán với các ngươi, các ngươi để ta lấy thuốc, ta sẽ tha cho các ngươi!
Trương Thiên Trì nói:
Hừ, ngươi còn muốn chạy?
rồi hai cây bút điểm nhanh tới khiến Phùng Anh chẳng thể thoát thân. Thủ hạ của y thấy Phùng Anh kêu lên, lập tức có người nhặt thuốc, cười nói:
Đây là thuốc gì quý báu thế?
Vừa nói vừa xé bao thuốc, lại bảo:
Hừ, cả lá cây và dế mà cũng lấy làm thuốc, chắc chắn đây là một tên nữ yêu!
rồi tiện tay ném xuống dòng suối, bị nước suối cuốn mất dạng!
Phùng Anh đau đớn vô cùng, Đường Hiểu Lan chỉ còn sống không quá ba ngày, thuốc chẳng còn nữa, Diệp Thọ Thường đã chết, dù ông ta còn sống cũng hết cách, đúng là nàng đã rơi vào tâm trạng tuyệt vọng! Chỉ thấy trước mắt hoa lên, suýt nữa đã bị đôi bút của Trương Thiên Trì đâm trúng.
Phùng Anh đau đớn quá nổi điên lên, kêu:
Hôm nay ta không giết ngươi, thề không làm người!
kiếm pháp chợt thay đổi lợi hại hơn trước, võ công của Trương Thiên Trì tuy cao nhưng làm sao đỡ nổi Thiên Sơn kiếm pháp. Huống chi Phùng Anh đã liều mạng cho nên toàn đà đánh những đòn sát thủ. Năm mươi chiêu trôi qua, Trương Thiên Trì rơi vào nguy hiểm. Bè đảng của Trương Thiên Trì thấy kiếm quang bay bổng, khí lạnh tỏa ra xung quanh, chẳng phân biệt được bóng người nữa, chẳng dám bước lên giúp tay.
Trương Thiên Trì không ngờ rằng Phùng Anh lợi hại đến thế, bị nàng đánh đến luống cuống chân tay, cõi lòng lạnh lẽo, chợt nghe thuộc hạ kêu:
Lại có một ả yêu nữ. Trời ơi, ban ngày gặp ma, chạy mau, chạy mau!
Trương Thiên Trì phải dốc hết sức chống đỡ, chẳng dám nhìn ra ngoài, chỉ nghe một giọng nói trong trẻo vang lên:
Ngươi có phải là Trương Thiên Trì không?
Trương Thiên Trì nói:
Đúng thế! Nữ anh hùng nào đấy?
Giọng nói ấy lại trả lời:
Đừng lo, ta giúp ngươi
. Người đến thì kiếm đến, một luồng thanh quang lướt đến trước mặt. Phùng Anh cả kinh, xoay mũi kiếm đâm xuống một nhát, xuyên vào xương tì bà của Trương Thiên Trì, rồi nàng rút kiếm chặn lại, bất giác ngẩn người, hai kiếm chạm nhau, cả hai người đồng thời quát lên:
Ngươi là ai?
Trương Thiên Trì đau đến tận tim phổi, tay phải rũ xuống chẳng giở lên nổi, y ngước mắt lên nhìn, chỉ thấy hai thiếu nữ diện mại y hệt nhau, hai kiếm giao nhau, hai bên đều sững sờ. Y sợ đến nỗi hồn bay phách tán, lạc giọng kêu:
Ma, đúng là gặp ma!
Té ra người đến sau là Phùng Lâm, nàng không ngờ lúc này đã gặp lại người mà mình muốn tìm.
Chính là:
Đi rách giày sắt chẳng thấy đâu, gặp nhau cứ ngỡ là trong mộng.
Muốn biết sau đó thế nào, mời xem hồi sau sẽ rõ.