• 230

Chương 9: Tiền vàng rải đường


Nhớ tới bà nội vẫn còn đang nằm trong quan tài, tôi vội kéo vạt áo ông nội,
Ông nội, bà nội vẫn còn nằm trong quan tài, hay chúng ta đưa bà đi chôn được không ạ?



Không còn thời gian nữa rồi!
Ông nội lắc đầu, đi thẳng tới trước quan tài của bà nội, dịu dàng vuốt ve quan tài, nhẹ giọng nỉ non:
Tiểu Mai, lão già này có lỗi với bà, không cho bà được một cuộc sống tốt đẹp. Thật ra trước khi gặp được bà, tôi không phải là một người bình thường. Chỉ đáng tiếc cái nghề này của chúng tôi, mệnh vừa hèn, lại vừa ngắn. Bà yên tâm, tôi nhất định sẽ để Sơ Cửu được sống sót.


Ông nội vừa nói chuyện vừa khóc, tôi có ngốc đến mấy cũng biết kẻ đến tìm ông nội là một người không đơn giản.

Nếu không, ông nội cũng sẽ không sợ hãi đến thế. Nhưng tôi cũng thầm chứng minh được một điều rằng, hồi còn trẻ, nhất định ông nội cũng không phải hạng người tầm thường.

Tôi im lặng không nói gì, ông nội kéo tôi vào phòng của cha. Cha tôi đã tỉnh lại, nhưng cơ thể rất suy nhược, sắc mặt tái nhợt vô cùng.

Ông nội nói cha bị ma nhập, dương khí trong người bị hao hụt, phải mất một thời gian mới khỏe lại được.

Cha tôi cũng đã nghe thấy động tĩnh bên ngoài, bèn quay sang hỏi tôi:
Sơ Cửu, ban nãy đã xảy ra chuyện gì?


Tôi không biết phải giải thích với cha như thế nào, đành nhìn về phía ông nội. Nhưng ông lại lắc đầu, ngồi xuống mép giường, nói:
Thằng Hai, kẻ thù của tao đã tìm đến tận cửa rồi. E là lần này nhà chúng ta lành ít dữ nhiều, không ai thoát được cả.



Là tại mẹ thằng Sơ Cửu mà ra đúng không? Năm đó mẹ tôi đưa cô ta về nhà, ông đã nói cô ta sẽ hại chết cả nhà chúng ta. Quả nhiên con đàn bà đó không phải thứ gì tốt lành, đúng là đồ sao chổi. Biết thế năm đó tôi đã giết chết cô ta rồi vứt trôi sông cho xong, cũng không đến nỗi phải…



Câm miệng lại, thằng súc sinh!
Cha tôi còn chưa nói xong, ông nội đã tức giận trừng mắt lên,
Chuyện này không liên quan đến mẹ Sơ Cửu, cô ta là người tốt. Đã đến lúc này rồi, mày còn định ngụy biện cho bản thân nữa à? Tao không ngại nói cho mày biết, nếu như người đứng phía sau mẹ Sơ Cửu đến đây, đừng nói là cả nhà chúng ta, mà ngay cả người trong cả cái thôn này cũng chạy đằng trời!



Hừ! Ông trách tôi? Sao không nói bản thân mình ấy? Phải, là tôi đánh cô ta, nhưng tôi biết xuống tay nặng nhẹ ra sao, tôi sẽ không đánh chết cô ta. Nhưng tôi đâu biết được cô ta tự nhiên nổi điên nổi khùng thế nào mà lại đi treo cổ chứ!
Cha tôi cũng sửng cồ lên, mặt đỏ gay, gân cổ cãi lại.


Mày…
Ông nội cáu điên, giơ tay lên định đánh cha tôi. Nhưng lần này tay ông đánh xuống lưng chừng thì ngừng lại, sau cùng nắm lại thành nắm đấm rồi hạ xuống, ông thở dài chán nản:
Giờ tao không muốn cãi nhau với mày, tao chỉ muốn nói cho mày biết, kẻ thù của tao đã đến rồi, tao không phải đối thủ của kẻ đó nên tất cả chúng ta đều sẽ phải chết. Với năng lực của tao, liều thêm cái mạng già này nữa cũng chỉ có thể để một người rời khỏi đây. Cho nên, mày ở lại đây giúp tao, chúng ta đưa Sơ Cửu rời đi.


Dứt lời, ông nội cũng chẳng buồn để tâm xem cha tôi có đồng ý hay không, ông nhìn về phía tôi, nói với giọng hiền từ:
Sơ Cửu, ông nội không nắm chắc được phần thắng, nhưng mệnh là của cháu. Sống chết có số, phú quý nhờ trời. Nếu như cháu có thể sống sót rời khỏi đây thì đừng quay trở về nữa. Lát nữa ông nội chuẩn bị xong sẽ bảo cháu đi. Cháu chớ có lưu luyến, cũng chớ quay về nữa.


Ông nội vội vàng dặn dò tôi xong, gương mặt ông lại càng thêm nghiêm túc và nặng nề, giống như sắp phải nghênh đón kẻ thù quá lợi hại vậy.

Tôi muốn bảo ông nội đi cùng, nhưng ông nội gạt tay tôi ra, nhanh chóng xoay người đi ra ngoài. Khoảnh khắc ông nội xoay người, tôi nhìn thấy nơi khóe mắt ông có giọt nước mắt rơi xuống, nhưng ông không muốn để cho tôi nhìn thấy, chỉ lạnh lùng nói:
Thằng Hai, ở đây trông Sơ Cửu, tao đi lấy mấy thứ.


Ông nội nói xong, dứt khoát đi ra khỏi phòng, không hề ngoảnh đầu lại. Tôi gọi với theo nhưng bị cha tôi kéo lại. Đến khi không nhìn thấy ông nội tôi đâu nữa, cha tôi mới bảo tôi:
Sơ Cửu, mau đỡ tao dậy.


Tôi vâng một tiếng, vội vàng đỡ cha đứng dậy. Thân thể cha thoáng loạng choạng, đến khi đứng vững được một lát, cha tôi mới bắt đầu mặc quần áo.

Cha mặc quần áo xong lại bắt tôi đỡ ông ấy đi ra ngoài, lúc nhìn thấy quan tài trong sân, cha tôi cũng bị dọa cho mặt mày trắng bệch.

Tôi thấy cảm xúc cha tôi có gì đó là lạ, nên cũng không dám nói năng gì. Ngay lúc tôi còn chưa kịp phản ứng thì đã thấy cha tôi nhặt một cây gậy lên, chống trên mặt đất, nhanh chóng đi tới cổng, mở cổng rồi chạy ra bên ngoài.


Cha, cha mau quay lại đi, ông nội nói bên ngoài nguy hiểm lắm!
Tôi nhìn thấy cha tôi bỏ chạy, bèn vội vã đuổi theo.


Hừ! Còn lâu bố mày mới ở lại chết thay cho cái thằng con hoang như mày! Muốn chết thì mày đi mà chết, tao không hầu!
Cha tôi không thèm ngoảnh đầu lại, chống cây gậy khập khà khập khiễng chạy ra đầu thôn.

Tôi cuống hết cả lên, đang định đuổi theo, ông nội chợt gọi tôi:
Sơ Cửu, mặc kệ cái thằng súc sinh đấy, nó không ra được khỏi thôn Ma Câu này đâu. Quan tài đã đưa đến tận cửa rồi, nó mà ra khỏi thôn là chết chắc. Ông nội sống can đảm cả một đời, không ngờ lại sinh ra cái thằng nhát chết như nó. Haizzz!


Lúc ông nội nói chuyện, tôi đã để ý thấy có gì đó sai sai. Cha tôi chạy rất nhanh, nhưng sau lưng ông ấy lại vẫn luôn có gió thổi bám theo.

Những tờ tiền vàng không biết thổi từ đâu đến, rơi đầy sau lưng ông ấy, dần dần trải thành một con đường nhỏ.


Ông nội, không được, cháu phải đi kéo cha cháu về!
Tôi không muốn cha tôi gặp chuyện, tuy rằng từ nhỏ ông ấy đối xử với tôi không ra gì, nhưng dù gì ông ấy cũng là cha tôi.


Sơ Cửu, đừng đi, con đường này được trải bằng tiền âm phủ, là để cho người chết đi, nó đã bị quấn lấy rồi, không còn đường quay lại nữa đâu.
Ông nội định chạy tới kéo tôi lại, tôi nghiêng người tránh né, chạy tót lên phía trước một khoảng thật xa, quay đầu lại cười bảo:
Ông nội, ông ấy là cha cháu, cháu không thể trơ mắt nhìn ông ấy đi lên con đường dành cho người chết! Mọi người đã làm quá nhiều chuyện cho cháu rồi, cháu không muốn liên lụy đến mọi người nữa.



Sơ Cửu! Nó không phải cha ruột của cháu!
Ông nội cuống quýt hét lên.

Lúc nghe thấy đáp án này, tôi đã chết đứng, một lát sau tôi mới lấy lại tinh thần. Sau cùng tôi vẫn mở miệng hỏi về chuyện mà tôi vẫn đè nén trong lòng bấy lâu nay:
Ông nội, ông ấy thật sự không phải cha cháu sao? Vậy có phải lời đồn thổi trong thôn là đúng không ạ, ông mới là cha ruột của cháu?


Lúc tôi hỏi câu này, ông nội đã sửng sốt đứng nguyên tại chỗ. Ông không bước lại gần để kéo tôi về nữa, biểu cảm của ông cũng rất kì quái, nhưng ngay sau đó ông lại cười ha ha, dù vậy, ông vẫn không hề mở miệng nói chuyện, không phủ nhận, mà cũng không thừa nhận.

Nhìn vẻ mặt của ông nội, rốt cuộc tôi cũng hiểu rõ. Lúc ấy tôi nào hiểu được cái gì gọi là đau thấu tâm can, chỉ biết dùng sức nhắm chặt mắt lại, nước mắt tuôn như suối.

Hóa ra tôi thật sự là thằng con hoang như trong lời đồn đại! Tôi không nên sinh ra trên cõi đời này, vì vậy tôi nên chết thay cho ông ấy.

Chẳng rõ cơn giận bộc phát từ đâu, tôi sải bước chạy đuổi theo cha tôi.

Chân tôi đạp lên trên con đường rải đầy tiền âm phủ, mãi đến khi đuổi tới đầu thôn tôi mới chú ý đến cây cầu đá ở đầu thôn đã bị gãy mất.

Mà cha tôi đứng ở trên cây cầu gãy đó, sốt ruột như kiến bò chảo nóng, nửa muốn quay về nửa muốn nhảy xuống sông bơi sang bờ bên kia.


Cha, cha mau quay lại đi, con với ông sẽ ở lại, để cho cha đi.
Cha không biết tôi đã đuổi kịp, ông quay đầu nhìn tôi, cười mỉa mai,
Hừ! Định lừa bố đây về chịu chết à, không có cửa đâu, mày phắn ngay, không tao giết chết mày giờ.


Thật kì lạ, tự dưng bây giờ tôi lại không sợ ông ấy nữa, nên tôi chậm rãi bước lên cây cầu.

Nhưng đúng lúc này, dưới chân cây cầu gãy lại vang lên tiếng hô của người lái đò:
Đò nhỏ qua sông, chỉ chở người có duyên!



Nhà đò, đợi tôi với, tôi muốn qua sông!
Cha tôi vui mừng khôn xiết, quay đầu nhìn tôi một cái đầy hả hê, sau đó nhảy xuống dưới.

Đến khi tôi chạy được đến chỗ mà cha vừa đứng thì thấy cha tôi đã lên được đò, đứng ở ngay mũi đò, còn không quên ngoái đầu lại phất tay với tôi:
Thằng con hoang, bố đây đi nhé. Nhìn thấy mày là tao lại thấy nỗi sỉ nhục của tao, giờ thì tốt rồi, sau này tao cũng không cần phải nhìn thấy mày nữa. Mau cút về đợi chết với lão già kia đi!


Thuyền đánh cá chầm chậm tiến vào trong màn sương, tôi đang định quay về tìm ông nội thì không ngờ, người lái đò kia đúng lúc ấy lại ngẩng đầu lên, nhìn tôi chòng chọc, sau đó nở một nụ cười cực kì quỷ dị!

Người đó… chính là chú Tư!!!
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Hành Tẩu Âm Dương.