Chương 511: Tấn công quận phụng ấp (19)
-
Hệ Thống Livestream Của Nữ Đế
- Nấm Hương Xào
- 1648 chữ
- 2022-02-06 08:39:36
Vệ Từ trầm ngâm:
Đây cũng là biện pháp tốt, nhưng nghe đồn Thanh Y Quân cũng phải hai trăm nghìn người, sau này tù binh bắt được chắc chắn sẽ nhiều hơn. Chẳng lẽ chủ công muốn cho tất cả tù binh đi đào mỏ hay sao? Dù có là mỏ sắt khổng lồ thì cũng không đào được bao lâu.
Một khi số lượng tù binh vượt qua giới hạn thì sẽ biến thành tai họa ngầm lớn. Lao dịch đào quặng rất cực khổ, nếu cho những tù binh này lao dịch cả đời thì khó mà đảm bảo bọn họ sẽ không nghĩ cách đoàn kết lại mà gây sự. Tù binh không thể thiếu, rất nhiều công việc khổ cực đều cần tù binh làm, nhưng cũng không được quá nhiều, vì số lượng quá nhiều sẽ như lấy đá đập vào chân mình. Nếu muốn có danh tiếng tốt, trở thành vị vua nhân đức chân chính, thậm chí còn phải nghĩ cách sắp xếp ổn thỏa đường đi nước bước sau này cho bọn họ.
Vệ Từ hi vọng chủ công nhà mình không chỉ làm việc tốt mà còn phải đạt được danh tiếng tốt chứ đừng để bị thiệt thòi giống như trước đây. Anh sẽ không tự ý quyết định thay cô, thứ nhất anh không có cái suy nghĩ đó, thứ hai bệ hạ cũng không phải là người thích bị người khác quản thúc. Ý tốt một hai lần cô có thể mỉm cười đồng ý, không so đo tính toán, nhưng tự tiện quyết định nhiều lần cô sẽ không chấp nhận được. Cho nên, Vệ Từ chỉ đề cập đến, còn về phần quyết định như thế nào thì hoàn toàn nghe theo ý kiến của cô. Cho dù anh không nói, đợi sau này số lượng tù binh nhiều rồi cô cũng sẽ nhận ra vấn đề này.
Khương Bồng cơ nghĩ rồi nói:
Tử Hiếu lo lắng cũng phải, sau này không thể bắt quân bại trận toàn thiên hạ làm tù binh...
Nếu suy xét kỹ, lời này của Khương Bồng Cơ cực kỳ kiêu ngạo.
Lúc này mới thâu tóm được huyện Tượng Dương và huyện Thành An thôi mà cô đã tự cho bản thân là chủ công cả thiên hạ rồi, giọng điệu này còn không tính là kiêu ngạo sao?
... Như vậy đi, loạt tù binh này tạm thời cho đi đào mỏ, thời hạn là nửa năm. Nếu như biểu hiện tốt và không có tật xấu khác thì có thể cho cơ hội chuộc thân. Tù binh được tính là nô lệ, cho dù không có hộ tịch chính thức nhưng cũng tính là tài sản cá nhân của cô.
Những tù binh này muốn lấy lại được tự do à? Có thể, nghĩ cách tự chuộc thân là được.
Vệ Từ cau mày, hỏi:
Chuộc thân? Không biết cách chuộc thế nào?
Khương Bồng Cơ đáp:
Đám tù binh Thanh Y Quân này không giống nhóm tù binh nửa năm trước, tác phong và hành vi của bọn chúng vô cùng xấu xa, nếu không dạy dỗ tử tế thì chỉ có thể coi là cặn bạ, căn bản không thể trọng dụng. Chi bằng để cho bọn chúng đào mỏ nửa năm tĩnh tâm.
Đương nhiên, thời gian này đám tù binh đó vẫn là nô lệ.
Nếu nửa năm không gây sự, biểu hiện tốt thì cho bọn họ một cơ hội tạm thời làm dân quân tự vệ, huấn luyện đơn giản, phần lớn thời gian thường ngày đi khai hoang và làm việc đồng áng. Thời gian rảnh có thể làm các công việc khác, dựa theo sức lao động mà cấp tiền bạc hoặc lương thực. Nếu như có thể giúp quân ta kiến công lập nghiệp, thì xem xét tình hình cụ thể mà thu hồi nô tịch, trả lại tự do.
Khương Bồng Cơ đương nhiên không muốn nuôi một đám tù binh vô dụng. Nhưng nếu cứ bóc lột sức lao động của bọn chúng thì sẽ trở thành một tai họa ngầm, không bằng lạt mềm buộc chặt, cho chút lợi lộc và hy vọng. Đây không phải là quyết định cuối cùng nhưng cũng đủ để mọi người có hướng xử lý tù binh.
Đất đai bỏ hoang ở phương Bắc quá nhiều, năm ngoái lại gặp phải trận động đất lớn như thế, rất nhiều đất đai không ai trồng trọt. Huyện Thành An vì Thanh Y Quân mà bỏ lỡ vụ mùa năm ngoái và vụ xuân năm nay, điều này có nghĩa là trong hai năm gần như không thu được một hạt thóc nào.
Ruộng nhiều gạo ít, không biết bao nhiêu người phải chịu đói.
Điểm tích lũy của Khương Bồng Cơ bây giờ không ít, có thể đổi được nhiều lương thực, nhưng cô lại không muốn lệ thuộc vào con đường tắt này. Một thế lực mạnh phải tự nuôi được mình, thậm chí phải có lương thực dồi dào, không chỉ cho dân chúng ăn no mà còn có thể đủ tiền tài và lương thực đánh giặc. Đổi lương thực ở cửa hàng của hệ thống tất nhiên đơn giản, nhưng nếu không có quy trình sản xuất lương thực hoàn chỉnh thì rời ra hệ thống một cái là chết đói ngay!
Đừng quên, cô chỉ giam cầm được hệ thống con, bản thể của nó vẫn còn ẩn náu ở xó xỉnh nào đó. Không chỉ vậy, theo như mấy lần cô thăm dò hệ thống thì những điểm tích lũy này còn có tác dụng khác. Nghĩ vậy, Khương Bồng Cơ cảm thấy cứ bắt đám tù bình này làm việc là hơn, không thể để chúng rảnh rỗi được.
Từ Kha trầm ngâm hồi lâu, hơi dao động với kiến nghị này của Khương Bồng Cơ.
Cô cho nô lệ một cơ hội chuộc thân, không hề bịt kín tất cả đường lui. Những tù binh này nếu muốn ăn năn hối cải, cứ chịu khó biểu hiện nửa năm là có thể trở thành dân quân canh tác đồn điền, về phần tỉ lệ phân phối lương thực thu hoạch giữa hai bên, Khương Bồng Cơ cũng sẽ không quá ác.
Nếu như nông cụ, hạt giống, trâu cày là do quan phủ bỏ ra thì quan thu bốn phần, dân sáu phần. Nếu như nông cụ, hạt giống, trâu cày do người dân tự chi thì quan thu ba phần, phân cho dân bảy phần.
Toàn bộ đất đai đều là của quan phủ, lúc rảnh rỗi sẽ điều động binh lính làm huấn luyện viên, truyền dạy vài chiêu đánh giặc. Bọn họ cũng có cơ hội ra chiến trường, nếu có thể kiến công lập nghiệp, dựa theo công lao lớn nhỏ còn có thể thoát khỏi nô tịch. Nếu chỉ muốn làm một người dân bình thường thì lúc rảnh có thể tham gia các công việc có thù lao khác. Bọn họ làm việc vài năm thậm chí còn có thể mua đất ruộng cho mình, quan thu một phần dân chín phần.
Khương Bồng Cơ nói ý tưởng của mình cho hai mưu sĩ, càng nói càng vỡ vạc ra, tư duy càng thêm linh hoạt.
Binh lính của cô cũng có thói quen thu hoạch vụ mùa, cày bừa vụ xuân. Năm ngoái huyện Tượng Dương khai hoang ruộng đất quá nhiều, mỗi nhà được phân rất nhiều đất đai, căn bản không làm kịp, vụ xuân lại ngắn, bỏ lỡ thì thật đáng tiếc.
Nếu như năm nay ông trời thương tình thì lương thực thu hoạch vụ mùa không chỉ đủ nuôi đội quân của cô mà còn dư sức nuôi sống cả cái huyện Tượng Dương này.
Chỉ có điều binh lính của cô vẫn chú trọng vào huấn luyện, canh tác và những công việc chân tay khác chỉ là phụ mà thôi.
Dân quân thì canh tác lại là việc chính, huấn luyện chỉ là phụ, cho dù tố chất tác chiến không cao thì cũng tốt hơn người dân bình thường.
Nhưng mà...
Từ Kha nhíu mày hỏi:
Cái tỷ lệ phân chia này hình như hơi thấp rồi.
Quan phủ cấp nông cụ, hạt giống, trâu cày thì dù thế nào cũng phải chiếm năm phần chứ, dù sao đất cũng không phải của dân chúng, hơn nữa cũng không thu thuế đất, theo như lời của chủ công thì lương thực quan phủ thu đã bao gồm cả thuế lương thực rồi...
Tính ra thì tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn thuế lương thực hiện nay.
Không thể tính như vậy được, tính toán chính xác ra cũng không nhiều lắm đâu...
Vệ Từ lại hiểu được cách nghĩ của cô:
Đối với dân quân dự bị, chắc chủ công không định phát tiền lương. Cho dù có phát đi nữa thì cũng thấp hơn binh lính của chúng ta rất nhiều.
Lương thực phân cho những dân quân dự bị này đúng là của bọn họ tự làm tự ăn.
Quan phủ không phát tiền, nếu như chiến tranh tới, địch tấn công vào bọn họ còn phải lấy vũ khí chống đỡ.
Tính ra thì gần như là bọn họ tự trồng trọt, tự nuôi bản thân, tự phát tiền cho mình, lúc đánh giặc lại vẫn phải ra chiến trường...
So với thời hoàng kim trong ký ức của Vệ Từ mà nói, tỷ lệ thuế bây giờ còn hơi cao ấy.
Nhưng mà thứ hấp dẫn nhất là những tù binh hai bàn tay trắng này qua một thời gian cố gắng có cơ hội mua đất đai, khi ấy thuế lương thực chỉ thu mười phần trăm, cũng chính là quan thu một dân được chín mà Khương Bồng Cơ vừa mới nói.
Với tình hình hiện nay, tỉ lệ thu thuế này đến dân chúng bình thường còn không dám nghĩ tới.