Chương 109: Christophe Saliceti, ngài Bộ trưởng Bộ cảnh sát và chiến tranh
-
Hiệp Sĩ Sainte Hermine
- Alexandre Dumas
- 2754 chữ
- 2020-05-09 04:30:34
Số từ: 2742
Dịch giả: Xuân Dương
NXB Hội Nhà Văn
Nguồn: Sưu tầm
Việc sửa soạn của những chàng trai lịch lãm nhanh chóng kết thúc.
Bá tước Léo mà các bạn đã nhận ra là René là một trong số những chàng trai đó. Vì cấp bậc phụ tá thuyền trưởng Surcouf và cấp đại uý hải quân thứ ba của ngài Lucas không được phê chuẩn nên anh không muốn mặc bộ quân phục xộc xệch như một tên cướp biển hay bộ trang phục tầm thường như một thủy thủ, do đó anh mặc trang phục như thanh niên thời bấy giờ, tức là chiếc áo rơ danh gột cổ nhỏ rủ xuống có đính núm hình khuyết áo, chiếc quần bó bằng vải cachemire, đôi bót ống vểnh, cà vạt và áo gilê trắng, mũ vành vểnh. Ba giờ chiều là lúc người ta báo có người tên là bá tước Léo muốn gặp ngài bộ trưởng Bộ Quân cảnh.
Vẫn còn hai ba người nữa chờ đến lượt gặp bộ trưởng, nhưng vì ngài bộ trưởng muốn gặp bá tước Léo nên bảo họ trở lại vào ngày mai vì thời gian diện kiến đã hết.
Ngài Bộ tướng Quân cảnh Christophe Saliati là người đảo Corse, khi ấy ông đã sáu mươi tuổi.
Là luật sư ở Bastia khi nổ ra cuộc cách mạng Pháp, ông được bổ làm đại biểu và cử vào Quốc hội lập hiến. Ông được tham gia vào việc ra sắc luật nhập những người đảo Corse thành công dân Pháp rồi ông trở thành viên của chính quyền Quốc ước và Hội đồng Năm trăm. Sau cuộc đảo chính ngày 18 Brumaire, ông xa lánh Bonaparte một thời gian do phản đối hành động chính trị này nhưng lại nhanh chóng được tin tưởng. Khi Joseph được phong vua Naples, ông được giao làm bộ trưởng bộ Quân cảnh.
Ông có khuôn mặt đẹp, những đường nét thanh nhã. Ông là cánh tay đắc lực cho vua Joseph Bonaparte trở thành chỗ dựa vững chắc cho ngài trong chính nhà mình.
Đang ngồi bên bàn làm việc, khi nghe "Bá tước Léo đến!", ông duyên dáng đứng dậy và chỉ cho anh chiếc ghế.
Léo bày tỏ lòng cảm ơn về lòng nhân từ và sự hồi âm nhanh chóng của ông.
- Thưa ngài - ông Saliceti nói - Tôi vừa hân hạnh tiếp ngài vừa âu lo một điều rằng ngài đến Naples để thay vị trí của tôi.
- Ồ thưa ngài - Anh chàng mà chúng ta khi gọi là Léo khi gọi là René vừa cười vừa nói - Cái vị trí này quá hoàn hảo nên tôi có nhã ý định liếc nhìn nó một lát.
- Thế chẳng phải ngài là người đến từ Rome cùng đại uý Manhès hay sao?
- Vâng, thưa ngài và ngài cũng chứng tỏ cảnh sát của ngài đã hoàn tất nhiệm vụ thế nào để tôi còn dám hy vọng thậm chí giữ cái ước muốn viển vông là kế vị ngài.
Khi đi ngang qua nhà tù Vicana, ngài đã để lại đó hai tên cướp bị ngài bắt sống và bỏ lại xác ba tên trên đường đứng không?
- Chúng tôi đã cố gắng hết sức có thể trong trương hợp như vậy - Léo đáp - Chúng tôi đã không thể làm hơn thế thưa ngài.
- Bây giờ liệu tôi có thể biết điều gì khiến ngài dành cho tôi cái vinh hạnh được đón tiếp, tôi có thể giúp gì cho ngài?
- Thưa Bộ trưởng, tôi có cái bất hạnh bị Napoléon Bệ hạ chối từ song bù lại, tôi cũng không biết vì sao lại được ngài Fouché đoái thương.
- Thế cũng là nhiều rồi đấy. - Saliceti nói - Fouché không xấu như người ta vẫn nói, ông ấy cũng tốt lắm. Tôi biết ông ta từ hồi chính quyền Quốc uớc. Chúng tôi luôn tán đồng quan điểm với nhau và rất gắn bó. Ngài không chuyển nhiệm vụ nào cho tôi đấy chứ?
- Không, thưa ngài. Khi tôi đến nhận lệnh và hỏi tôi phải đi đâu ông ấy bảo: "Anh đã thấy những lời khuyên của tôi đúng chưa? Thế thì tốt, hãy đến Naples, đến gặp ông Saliceti, cố gắng phục vụ em trai hoàng đế cho tốt rồi trở lại gặp tôi".
- Thế ngài không yêu cầu ông ấy tiến cử gì à? - Saliceti hỏi.
- Có chứ, nhưng ông ấy nói với tôi: "Anh bạn thân mến, không cần đâu. Anh là một người đàn ông may mắn, hãy thẳng tiến, may mắn sẽ tìm
- Ngài là người đồng hành rất tuyệt, tôi đã biết điều đó, ngài có muốn gì ở tôi không?
- Thưa Bộ trưởng, thực tình tôi bắt đầu đồng ý với ngài Fouché. Ngài hãy vạch cho tôi một con đường, tôi sẽ đi theo.
- Ngài không phải là nhà ngoại giao cũng không phải là người mánh khoé đúng không? - Saliceti hỏi.
- Ồ thật lòng là không. - René đáp - Tôi chỉ là một binh sĩ hoặc là một thủy thủ thôi. Hãy cử tôi đến những nơi tôi có thể cho mình chết đi, trên biển hay trên cạn với tôi đều như nhau cả.
- Tại sao phải làm anh chết cơ chứ?
- Vì tôi là người tham vọng, vì tôi muốn có một vị trí thật cao, chỉ như vậy tôi mới lấy lại hạnh phúc mà tôi đã đánh mất.
- Chúng tôi không có hải quân thưa ngài. Chúng ta đã chuẩn bị hai tàu chiến và nó chỉ hoàn thành sau hai năm. Như thế thì lâu cho ngài quá. Chúng tôi cũng không có chiến tranh gì lớn. Mảnh đất Gaète cũng sắp đầu hàng trong năm sáu ngày nữa. Ngài là tay săn hổ báo cự phách nhưng chúng tôi không có rừng rậm như ở Miến Điện, chúng tôi chỉ có những con hổ tên là Tombio, Parafante, Benincasa, Ireland Bizzarro(1). Ngài có muốn săn những con hổ ấy không? Sẽ là một cấp hàm cho mỗi con ngài hạ hay bắt sống.
- Tôi đồng ý. - René nói - Tôi thích những cuộc đại chiến, tôi thích làm quân nhân hơn là thợ săn, nhưng ngài Fouché có lẽ có cái lý của ông ấy khi hướng tôi về lĩnh vực này.
- Tôi nghĩ mình hiểu suy nghĩ của ông ấy. Đó là ông ấy rất quan tâm đến ngài và ông ấy gửi ngài đến chỗ tôi vì chắc tôi sẽ chia sẻ mối quan tâm ấy. Tôi sẽ nói về ngài với Đức vua, hãy quay lại đây gặp tôi.
- Khi nào?
- Ngày mai.
René đứng dậy và cúi chào.
- Ngài cho phép tôi báo cho ngài Fouché mọi việc chứ? - Anh hỏi.
- Ngài hãy viết sang Pháp càng ít càng tốt, ngài từng viết trong thư về những người ngài yêu hay ghét. Trong lúc này hãy hạn chế những lời tiến cử.
- Tôi hiểu thưa ngài nhưng làm sao với một người vĩ đại như Ngài Napoléon…
- Suỵt! Saliceti nói - Ngài Napoléon là đồng hương của tôi, và trước mặt tôi, tôi chỉ cho phép người ta so sánh ông ấy với mặt trời: Mặt trời cũng còn có vết thưa ngài.
Bá tước Léo chào rồi xin phép ông Bộ trưởng đi ra.
Về đến cửa khách sạn La Victoria, anh gặp lại Manhès. Khuôn mặt của chàng đại uý trẻ sáng lên:
- Nhân thể tôi báo cho ngài một điều - Anh ta nói - tôi đã kể về ngài với đức vua, bệ hạ đã nói với tôi là muốn gặp ngài.
- Bạn thân mến của tôi - Léo nói với Manhès - Từ khi tôi quan hệ với các bộ trưởng và tôi vừa gặp ngài Saliceti chừng bốn mươi lăm phút, tôi trở thành người có nhãn mác rồi. Ngài Saliceti có lòng sẽ nói về tôi với Bệ hạ cứ để ông ấy làm vậy, tôi nghĩ ông ấy muốn tôi theo con đường khác với con đường ông ấy định chỉ cho tôi.
- Tất nhiên, ngài có lý lắm. - Manhès nói - Nhưng từ giờ đến đó còn phải xem đã. Bây giờ ngài định làm gì với phần ngày còn lại? Ngài có muốn ăn tối ở Pompei không?
- Rất sẵn lòng - Léo nói rồi rung chuông:
- Phục vụ - Anh bảo - chuẩn bị một cỗ xe đẹp và hai con ngựa tốt cho ngày hôm nay nhé.
Ông chủ Martin Zir cho đóng ngựa vào cỗ xe đẹp nhất khách sạn ông ta hiểu rằng hai chàng trai mới đến cách một tiếng, một người đã được vua triệu kiến, người kia đến nhà ngài bộ trưởng, thì phải là người xứng đáng với mọi ánh mắt ngưỡng mộ.
Hai chàng trai lên xe.
Ngày hôm ấy quả rất đẹp: dù mới chỉ ở nửa kia của tháng giêng nhưng người ta đã cảm thấy từ phía đảo Sicile những làn gió biển ấm áp làm những đoá hoa hồng Paestun nở bung gấp hai lần bình thường và sắp run rẩy chết đi dưới đáy vịnh Baies.
Tuy thời tiết chưa sang xuân nhưng cũng không còn cái giá băng mùa đông. Cái bến cảng Le Môle rất bẩn tuy vậy cũng rất náo nhiệt trải dài từ Piliero đến cổng del Carmine. Những con lợn con mà người ta vấp sau mỗi bước chân là những lao công duy nhất trên các đường phố ở Naples. Nước vịnh nơi này sáng lên cùng mũi Campanella một bên và bên kia là mũi Misène. Đảo Cap xanh lơ nằm trên các con sóng như một cò quan tài, những lớp sóng bạc tràn dâng như các thiếu nữ mang đoá hoa còn ngủ dưới lớp tuyết bừng lên trước không khí ấm áp và vui vẻ nói với Métestase rằng:
Ồ tuổi trẻ, mưa xuân của cuộc đời!
Ồ mùa xuân, tuổi trẻ trong nam!
Tất cả cười đùa, ca hát ném những bông hoa hay chửi rủa. Cảnh đấy kéo dài hai dặm, tức là từ Môle đến tận Resina. Đến Resina, quang cảnh đã thay đổi. Vẫn những thiếu nữ, những tu sĩ, những ca sĩ và những chú lợn con như thế song tất cả gắn với những nhà làm mì ống, một thứ nghề truyền thống quen thuộc với mọi người dân .
Biểu tượng nơi đây là hình ảnh khổng lồ về những người đàn ông mình trần cõng trên lưng những khối bột to vừa nói tới những luật sành ăn trên đời. Chắc chắn những người làm mì ống ở là có tiếng nhất trong toàn cõi Italie.
Đến gần , hai thanh niên ngỡ mình lạc vào một cuộc nổi dậy hay một cuộc tấn công băng cướp. Tiếng súng vang lên dồn dập đến độ họ thấy tiếc khi không mang vũ khí theo.
Thế nhưng khi lại gần hỏi thăm họ mới vỡ lẽ ra chẳng có cuộc đọ súng nào cả mà đó là những tiếng của vô số tiếng ném hộp để chào thánh Antoine.
Hai chàng trai của chúng ta không để ý đến lịch, tưởng đến tháng sáu mới diễn ra buổi lễ thần thánh nổi tiếng. Nhưng người ta giải thích cho hai chàng rằng đó không phải là lễ thánh Antoine de Padoue, người chiến thắng Vésure và thuần hoá ngọn lửa mà là lễ thánh Antoine được minh hoạ bằng âm mưu của Callot cơ. Việc chào mừng, tôn vinh thánh giải thích cho họ tại sao lại có nhiều lợn con chạy trên đường đến vậy.
Cuối cùng họ cũng đến Pompei.
Thành phố dưới lòng đất hồi ấy vốn còn nguyên chứ không bị san phẳng như ngày nay. Nó từng nổi tiếng đến mức cho người ta cái ý tưởng tuyệt vời rằng nếu đào lại sẽ thu hút rất nhiều khách hiếu kỳ.
Đến đây, bá tước Léo giải thích cho bạn mình thế nào là atrium impluvium, triclinium(2) và cuối cùng là lối kiến trúc của một ngôi nhà Hy Lạp - La Mã.
Vừa ra khỏi lòng đất, họ đi vào phố Lăng Mộ, những chiếc ghế băng hình vòng mà người chết rất thích được đặt quanh mộ của họ để những người thân cha mẹ, bạn bè hay đơn giản là những người đi dạo đến ngồi.
Anh cũng chỉ cho Manhès như thể anh đang sống ở thời kẻ phóng túng Diomède cho xây ngôi nhà đẹp nhất thị trấn.
Đêm xuống trước khi Manhès kịp thoả chí tò mò của mình. Họ như lùi lại mười tám thế kỷ và trải qua ba giờ với người đương thời Pline l Ancien và Pline le Jeune.
Rồi đột nhiên, bối cảnh thay đổi, thay vì bóng tối và sự im lặng chốn nghĩa địa, họ đi vào một đường phố sống động và náo nhiệt hình như ở chỗ này, buổi tối còn ầm ĩ hơn ban ngày. Mặt trăng treo lơ lửng như một quả đạn bị súng cối khổng lồ bắn lên trời Biển giống như một tấm rèm bằng hơi bạc trên đó vài chiếc thuyền toả ánh đèn vẽ lên vệt đen hình một ngư dân tay cám đinh ba rình đâm con cá mà ánh đèn nhử nó ngoi lên mặt nước.
Chặng đường dài từ Pompei trở về được những vì sao soi bằng hàng hà đốm sáng giống như trên đường thành một tối thắp moceoleti vào những ngày cuối cùng của lễ hội hoá trang (3)
Phải tận mắt nhìn cử động ấy, có thể nói phải cảm giác thoát khỏi mọi lời nói xung quanh mới hiểu được mạch sống cương trào từ tay Chúa gieo trồng trong những tỉnh lỵ được ánh nắng mặt trời ban phước này
Đến , xe dừng lại cho ngựa nghỉ lấy sức. Cỗ xe nhanh chóng bị đám dân hiếu kỳ mến khách vây quanh, họ leo lên bậc xe đến nhìn tận mắt, sờ tay vào những riềm bạc của Manhès hay hình trang trí khuyết áo bằng lụa của Léo.
Đột nhiên, giữa đám đông xuất hiện một tu sĩ dòng thánh François và một kẻ hành khất.
Kẻ hành khất nói bằng đặc ngữ vô cùng thiểu não khiến người ta ngỡ rằng ông ta sắp kiệt sức.
- Một grano xin các đức ông! Một grano xin các đức ông! - Tôi đói chết mất, tôi chưa ăn gì từ ba ngày rồi!
Viên thầy tu vừa nói bằng cái giọng mũi khìn khịt phân biệt rõ tông đồ dòng François vừa lắc lắc cái túi tiền trong đó có vài xu.
- Các quý ngài, hãy ban chút gì cho những linh hồn tội lỗi phải chịu trong bể khổ từ hơn nghìn năm qua mà các vị cũng nghe tiếng gào thét của họ mặc những âm thanh vây quanh chúng ta, nếu bể khổ không ở trong lòng đất.
Kẻ ăn xin nhắc lại.
- Lạy đức ông!
Trong khi vị thầy tu cũng lặp lại.
- Các quý ngài!
Thế là Manhès ra hiệu muốn nói.
Cả hai con người trên đều im bặt.
- Này ông bạn - Anh nói với thầy tu - Nếu các linh hồn đã chờ được suốt nghìn năm trong bể khổ, họ vẫn có thể chờ thêm vài ngày nữa, trong khi kẻ khốn khổ này không có gì ăn suốt 72 giờ qua thì không nên bỏ lỡ giây phút nào kẻo ông ấy chết vì đói mất.
Nói rồi anh kéo túi tiền của vị thầy tu mở ra rồi dốc vào mũ của kẻ hành khất. Xong việc, anh bỏ mặc vị thầy tu đứng như trời trồng quay về phía người đánh ngựa hô to:
- Avanti! Avanti!
Cỗ xe lao đi nhanh và chỉ dừng lại trước cổng khách sạn La .
Chú thích:
(1) những tên cướp thời ấy.
(2) Tên những bức hoạ tuyệt đẹp trong biệt thự của Diomède, sau này người ta khai quật được và đưa vào viện bảo tàng .
(3) Lễ hội có thắp vô số nến