Chương 13: Ba hiệp sĩ Sainte-Hermine người cha
-
Hiệp Sĩ Sainte Hermine
- Alexandre Dumas
- 3118 chữ
- 2020-05-09 04:29:54
Số từ: 3106
Dịch giả: Xuân Dương
NXB Hội Nhà Văn
Nguồn: Sưu tầm
Ngày hôm sau, khi đồng hồ điểm ba giờ, Hector de Sainte-Hermine gõ cửa lâu đài phu nhân Sourdis. Bên ngoài toà nhà có một khoảng trống khá rộng trồng cây cảnh và trúc đào. Cánh cửa toà nhà mở ra phố Beaune. Nhưng đó là cửa lớn, còn một cánh cửa nhỏ khác hầu như không lộ rõ được sơn màu tường quay ra hướng nhà ga.
Cửa mở, một người Thuỵ Sĩ hỏi tên khách rồi cho anh vào, một người hầu, chắc do tiểu thư Sourdis sai đã đợi sẵn trong phòng chờ.
- Phu nhân không thể tiếp ngài còn tiểu thư đang chờ ngài ngoài vườn và mong ngài thứ lỗi cho phu nhân mẹ nàng - Người hầu đó nói.
Rồi anh ta đi trước dãn đường cho chàng trai trẻ đến cửa khu vườn.
- Mời ngài đi lối này - Tên hầu nhanh nhảu - Tiểu thư đang ở trong đó.
- Đúng như vậy, dưới ánh nắng của một ngày đẹp trời tháng ba, Claire quấn quanh mình một chiếc khăn lông chồn khiến cô rực rỡ như loài hoa điểm tuyết, một trong những loài hoa đấu xuân. Một tấm thảm Smyme dày trải dưới chân để ngăn vị đất tươi nồng xộc vào đôi giày nhung màu xanh da trời cô đang đi.
Vừa nhìn thấy Saint-Hermine, dù cô đang đợi chàng thậm chí cô còn nghe tiếng chuông đồng hồ điểm giờ, nhưng một làn mây hồng vẫn phủ trên đôi má bánh mật.
Cô gái đứng dậy mỉm cười.
Còn chàng trai rảo bước thật nhanh. Khi đã đến gần, Claire đưa tay chỉ về phía cửa sổ: mẹ nàng đang ngồi ở trong phòng có. cửa sổ quay ra vườn, từ đây bà có thể quan sát hai người nhưng không nghe được gì.
Sainte-Hermine trang trọng cúi chào, điều đó vừa thể hiện sự biết ơn và kính trọng của anh. Claire chỉ ghế cho Sainte-Hermine ngồi.
- Thưa tiểu thư - Sainte-Hermine nói - Tôi biết tả thế nào cho nàng hiểu được niềm hạnh phúc của mình khi có thể trò chuyện một mình với nàng. Đây là khoảnh khắc mà trời rủ lòng thương dành cho tôi và nó cũng quyết định hạnh phúc hay bất hạnh cả cuộc đời tôi tôi đã chờ đợi một năm nhưng hy vọng chỉ có ba ngày. Nàng thật tốt bụng khi ở vũ hội đã cho tôi biết nàng quan tâm đến sự lo lắng của tôi. Gặp nàng, tôi vừa hạnh phúc lại vừa đau khổ, nàng cũng thấy nỗi đau và niềm vui giằng xé tôi khiến tôi luôn âu lo đúng không. Tôi sẽ nói cho nàng biết tại sao, có thể đây là câu chuyện dài nhưng chỉ có như vậy nàng mới hiểu về con người tôi.
- Xin chàng cứ nói mọi điều chàng cho là cần. Em luôn lắng nghe.
- Chúng tôi, hay đúng ra là tôi vì tôi là người cuối cùng trong nhà, xuất thân từ một gia đình có thế lực ở Jura. Cha tôi là võ tướng dưới triều vua Louis XVI, ông là một trong số những người bảo vệ đức vua trong cuộc nổi dậy 10 tháng Tám, chỉ có điều cha tôi không trốn đi như những quý tộc khác mà ở lại Pháp. Đức vua chết nhưng mọi hy vọng vẫn chưa tắt, ông nghĩ bằng cách nào đó có thể cứu được Hoàng hậu từ nhà ngục . Ông dồn một số tiền lớn cho dò la và được biết một trong số vệ binh thành phố có. một chàng trai người miền nam tên là Toulan. Người này rất yêu hoàng hậu, sẵn sàng hy sinh vì bà. Cha tôi quyết định liên kết với người này hay đúng ra là lợi dụng vị trí của anh ta ở cứu hoàng hậu.
Sau đó, anh trai cả Léon de Sainte-Hermine của tôi vì mệt mỏi khi thấy mình không làm được gì nên xin phép cha tôi rời Pháp sang phục vụ cho quân đội của Condé. Sau khi cha tôi đồng ý anh ấy ngay lập tức sang với hoàng thân. Câu chuyện ở nhà tiếp diễn như sau: Vẫn còn một bộ phận lớn người hiếu kỳ, trong số đó có số ít người phục vụ trung thành đòi phải được gặp hoàng hậu. Vậy là chính quyền xếp đặt cho những người này đứng dọc đoạn đường hoàng hậu đi ra vườn hai lần mỗi ngày. Nhân lúc quân lính gác không chú ý, người ta có thể nói vài lời với hoàng hậu hoặc đưa giấy tờ cho bà.
Toulan vốn có ân tình cũ với cha tôi, lòng biết ơn và tình yêu đã thúc đẩy anh ta làm việc như sau: Cha mẹ tôi lấy cớ thăm hoàng hậu, ăn mặc giống như những phú hộ ở Jura, nói giọng Besançon đến nhờ Toulan. Anh ta sắp xếp cho cha mẹ tôi đứng dọc lối đi của hoàng hậu.
Giữa những tù nhân của nhà và các nhà quý tộc có một số ký liệu riêng giúp cho họ hiểu nhau như những con tàu trên biển. Hôm qua cha mẹ tôi đến thăm hoàng hậu, vừa bước ra khỏi phòng, hoàng hậu đã thấy một cọng rơm dựng trên tường. Điều này có nghĩa: "Hãy chú ý, chúng tôi lo cho lệnh bà". Thực ra, lúc đầu hoàng hậu không chú ý nhưng phu nhân Elisabeth nhìn thấy đã ra hiệu cho chị dâu. Hai nữ tù nhân nhận ra hôm đó Toulan đến trực. Toulan còn rất yêu hoàng hậu.
Hoàng hậu cũng biết tình cảm của chàng trai đáng thương này nên cảm thấy ngày anh ta trực đến gần, bà viết sẵn một mẩu giấy "ama po co chetemela morte!" (Hãy yêu ít thôi hỡi kẻ sợ chết) rồi giấu sẵn bên người. Vừa nhìn thấy Toulan, bà đưa luôn mầu giấy cho anh ta.
Chưa cần biết trong giấy viết gì Toulan đã nhảy lên sung sướng. Ngay từ hôm đó, anh ta sẽ chứng tỏ cho hoàng hậu thấy là mình không sợ chết. Toulan sắp đặt cho cha mẹ tôi đứng trong cầu thang của toà tháp để hoàng hậu được tiếp xúc với họ. Mẹ tôi cầm một bó hoa cẩm chướng tuyệt đẹp. Thấy thế, hoàng hậu thốt lên: "Ôi những bông hoa mới đẹp làm sao, chúng thơm quá!". Mẹ tôi rút bông hoa đẹp nhất đưa cho hoàng hậu. Bà liếc nhìn Toulan xem có nên nhận hay không. Toulan gật đầu.
Trong hoàn cảnh thông thường, chuyện đó không có gì đặc biệt, nhưng trong ngày hôm ấy, họ đã nghẹn thở, những con tim phải gắng mới đập nổi. Ngay lập tức hoàng hậu nhận ra trong đài hoa có kẹp một mảnh giấy nhỏ bèn vội vàng giấu vào trong áo.
Cha tôi đã nhiều lần kể lại rằng mẹ tôi, nữ bá tước Sainte-Hermine hôm đó quá căng thẳng khiến sắc mặt bà nhợt nhạt và khủng khiếp nhưng may là không ai chú ý.
Hoàng hậu rất bình tĩnh, không vội rút ngắn thời gian đi dạo mọi ngày. Bà lên gác theo đúng giờ, chỉ có điều khi còn một mình với em gái và con gái, bà mới xé bông hoa giấu trong áo.
Trong đó có một mảnh giấy lụa ghi nét chữ ly ti nhưng vẫn đọc được. Nó có nội dung như sau:
Thứ tư, ngày kia, hãy yêu cầu được xuống vườn như mọi lần hoàng hậu yêu cầu. Sau khi dạo ba, bốn vòng, hãy giả bị mệt và lại gần quầy ăn giữa vườn, sau đó yêu cầu chị Plumeau cho phép ngồi nghỉ tại đó. Điều quan trọng là lệnh bà phải nghỉ ở đó đúng 11 giờ trưa để những người giải thoát cho lệnh bà phối hợp ăn ý.
Ở đó một lát, lệnh bà giả vờ khó chịu và ngất đi. Người ta sẽ cho đóng cửa để cấp cứu. Hoàng hậu sẽ ở cùng phu nhân Elisabeth và phu nhân Royale. Nắp hầm sẽ mở ra. Hãy nhanh chóng chui xuống đó, cả ba người sẽ được cứu".
Cả ba chi tiết đáng tin cậy đã xuất hiện. Sự xuất hiện của Toulan, cọng rơm trên tường và mảnh giấy này khiến những nữ phạm nhân khá yên tâm, vả lại, họ còn gì dể mất? Vấn đề là làm sao thực hiện được đúng chỉ dẫn trên.
Chín giờ sáng thứ tư, hoàng hậu dọc lại mảnh giấy rồi sang phòng Royale. Nhưng ngay lập tức, bà chạy ra gọi lính gác.
Họ đang ăn trưa nên hoàng hậu phải gọi vài lần. Mãi sau mới có một người lính xuất hiện.
- Công dân cần gì? - Anh ta hỏi.
- Marie-Antoinette giải thích Royale đang bị ốm và cần đi tắm nắng, nhưng người ta chỉ cho họ đi dạo vào giữa trưa, khoảng thời gian nắng chói chang nên bà xin phép hôm đó Royale được đi dạo sớm hơn từ mười giờ đến mười hai giờ thay vì từ mười hai giờ đến hai giờ chiều như mọi khi. Hoàng hậu xin anh ta đi báo cho tướng Santerre, người có quyền quyết định. Bà còn nói thêm là sẽ biết ơn sâu sắc khiến anh này phải ngả mũ:
- Thưa bà - Anh ta nói - tướng quân sẽ ở đây trong nửa tiếng nữa và khi ông đến chúng tôi sẽ chuyển yêu cầu của bà - Rồi vừa rút lui vừa tự nhủ mình không sai khi giúp phạm nhân, anh ta lẩm bẩm: Đúng vậy! Đúng vậy!
- Cái gì đúng? - Một người lính khác hỏi.
- Cho bà ấy dẫn cô con gái ốm yếu đi dạo.
- Phải rồi - Người kia nói - Cho bà ta dẫn cô con gái từ quảng trường cách mạng, nơi xử các tội phạm. Trước sau gì người ta chẳng dẫn họ ra đó.
Hoàng hậu nghe câu trả lời của người lính mà rùng mình nhưng bà chỉ tập trung đến việc làm sao thực hiện đúng chỉ dẫn.
Chín giờ ba mươi, Santerre đến.
Thật xuất sắc thay một con người như Santerre, một chút thô bạo, một chút tàn nhẫn, người bị buộc tội oan là cho đánh trống cắt lời vua trên giá treo cổ và ông ta chẳng bao giờ khuây khoả vì chuyện đó chỉ có điều ông tỏ ra khó chịu với cả quốc hội lẫn công xã đến nỗi suýt mất đầu ở đó.
Ông ta chấp thuận yêu cầu của hoàng hậu.
Một trong số lính gác đến báo tin cho bà biết tướng Santerre đã đồng ý.
- Cảm ơn ông - Bà nói kèm theo một nụ cười duyên đã từng làm Bamave và Mirabeau thất điên bát đảo, sau đó quay lại con chó nhỏ phía sau:
- Black, mày cũng nên vui vì được đi dạo cùng ta - Sau đó lại quay lại người lính - Chúng tôi có thể đi lúc mấy giờ
- Vào lúc mười giờ như bà đã ấn định.
Hoàng hậu nhún mình và người lính ấy lui bước.
Còn lại ba người phụ nữ nhìn nhau vừa lo âu xen lẫn hy vọng và vui mừng. Royale xà vào lòng mẹ, phu nhân Elisabeth lại gần nắm lấy tay Marie-Antoinette.
- Chúng ta hãy cùng cầu nguyện - Hoàng hậu nói, nhưng chỉ cầu nguyện trong thâm tâm thôi để không ai biết chúng ta đang cầu nguyện.
Mười giờ, một tiếng súng vang đến tận tai hoàng hậu.
- Các lính canh thay phiên đấy - Phu nhân Elisabeth nói.
- Thế thì họ sắp tìm chúng ta rồi - Royale nói.
Thấy hai người tái mét, hoàng hậu khuyên:
- Can đảm lên! - Nhưng chính bà cũng tái người đi.
- Mười giờ rồi, cho phạm nhân xuống - Tiếng từ dưới vọng lên.
- Chúng tôi đây rồi - Hoàng hậu đáp lại.
Lớp chắn đầu tiên mở, dẫn ra một hành lang tối mờ. Chính nhờ bóng tối ấy mà họ giấu được cảm xúc của mình, con chó nhỏ mừng rỡ chạy phía trước. Nhưng đến một cánh cửa, nó sững lại hít phía dưới rồi sủa lên những tiếng rền rĩ, nghe tiếng rên ri tru tréo đau đớn như thể nó đang kêu trước lúc chết.
Hoàng hậu đi qua nhanh nhưng chỉ được vài bước bà phải dừng lại vịn vào tường, hai người phụ nữ lại gần và trở nên bất động.
- Con chó nhỏ Black đuổi theo họ.
- Thế nào?- Một giọng kêu to - Bà ta có xuống hay không?
- Chúng tôi đây rồi - Lính dẫn đường đáp.
- Đi thôi! Hoàng hậu gắng gượng nói.
Khi bà xuống chân cầu thang, tiếng trống gọi lính gác vang lên không phải để xếp hàng danh dự mà báo hiệu canh phòng cẩn mật và cũng để chứng tỏ sự cẩn trọng, bà sẽ không thể trốn được.
Cánh cửa lớn nặng nề mở ra. Ba phạm nhân bước ra sân. Họ đi nhanh ra vườn tường bao của khu sân vẫn còn đầy những lời tục tĩu và những bức tranh thô lỗ do đám lính nô nghịch vẽ về họ.
Thời tiết hôm ấy rất đẹp, ánh nắng mặt trời còn dịu dàng dễ chịu. Hoàng hậu đi dạo khoảng bốn mươi lăm phút. Mười một giờ kém mười lăm, bà lại gần nhà ăn nơi có một người phụ nữ tên là Plumeau bán thịt lợn, rượu vang và nước cho binh lính.
Hoàng hậu bước đến ngưỡng cửa, chuẩn bị vào ngồi nhờ thì nhận ra tên bán giày Simon đang ngồi ăn trưa. Hắn là một trong số những kẻ thù thô thiển nhất của bà. Hoàng hậu lùi lại một bước, bà gọi con chó nhỏ đã nhảy vào trước để quay ra.
Nhưng Black đã tiến thẳng đến chỗ nắp đậy hầm nơi chị goá Plumeau đựng thức ăn và dỗ uống. Nó dán mũi vào cạnh nắp.
Hoàng hậu run lên, bà đoán được điều gì thu hút nó vào đấy. Bà gọi nó giật giọng nhưng Black như không hề nghe hoặc vờ không nghe. Đột nhiên nó càu nhàu rồi sủa rất giận dữ. Một ý nghĩ loé lên trong đầu tên bán giày khi thấy con chó nhất định không tuân lệnh chủ. Hắn chạy ra cửa và gào to:
- Lính đâu! Tạo phản! Lính đâu?
- Black! Black? - Hoàng hậu tuyệt vọng kêu lên và tiến vài bước vào nhà ăn.
Nhưng con chó không nghe mà càng sủa to.
- Lính đâu! - Simon tiếp tục kêu to - Lấy vũ khí! Có bọn quý tộc trong hầm nhà công dân Plumeau. Chúng đến để cứu hoàng hậu! Quân tạo phản! Có kẻ phản nghịch!
- Cầm vũ khí! - Đám lính hô to.
Một vài lính gác mang súng chạy lại chỗ hoàng hậu bao vây ba người và dân họ về toà nhà. Mặc dù chủ đã đi xa nhưng con chó nhỏ vẫn ở đó, nó tưởng có nguy hiểm nhưng lần này bản năng của nó đã nhầm.
Hơn chục lính xông vào nhà ăn. Simon mắt nảy lửa chỉ vào nắp hầm nơi con chó Black vẫn đang sủa.
- Ở đấy kia, dưới nắp hầm! - Simon hô hoán - Tôi đã thấy cái nắp động đậy. Tôi chắc chắn như vậy.
- Lên đạn! - Đám vệ binh bảo nhau.
Người ta nghe tiếng đạn nạp vào súng lách cách.
- Đấy! Đấy! Vẫn tiếng Simon gào to.
Một sĩ quan, nhấc nắp lên, hai người khác nhảy vào giúp anh ta nhưng cái nắp vẫn không nhúc nhích.
- Chúng giữ phía dưới đấy - Simon kêu lên - Bắn qua nắp đi!
- Thế còn rượu của tôi! - Công dân Plumeau kêu lên - Các ông sẽ làm bể hết!
Simon vẫn tiếp tục hét:
- Bắn!
- Thôi im đi! - Một sĩ quan mắng hắn - Còn các anh, mang rìu lại đây bổ cái nắp này ra.
Đám lính tuân lệnh.
- Bây giờ - Viên sĩ quan nói - Tất cả hãy sẵn sàng bắn vào trong khi đã mở nắp.
Người ta lấy rìu bổ vào nắp hầm ngay khi có một lỗ thủng, hai chục viên đạn xả liên tiếp vào đó khiến lỗ thủng ngoác ra nhanh chóng. Nhưng dưới đó không có ai.
Viên sĩ quan lấy một cây đuốc và nhảy xuống dưới hầm trống rỗng.
- Theo tôi! - Anh ta ra lệnh rồi vội vã chạy xuống bậc thang.
- Tiến lên! - Đám vệ binh hô hét rồi cùng chạy theo chỉ huy của họ.
- Ái chà! Chị Plumeau! - Simon kêu to và chỉ tay vào chị - Chị cho bọn quý tộc mượn hầm để giải thoát hoàng hậu đúng không?
Nhưng Simon đã đổ oan cho chị. Tường hầm nhà chị ta bị đục thủng dẫn đến một đường hầm khác rộng ba bộ, cao năm bộ dẫn đến phố Corderie.
Viên sĩ quan chạy theo hướng đó nhưng gặp một hàng rào sắt chắn lại.
- Chú ý! - Viên sĩ quan nói với cấp dưới - Chúng không chạy xa được đâu! Bốn người ở lại đây giết hết không để sót một ai. Tôi sẽ đi báo cáo. Quan quý tộc muốn giải thoát hoàng hậu.
Cuộc giải cứu ấy còn có tên là cuộc giải cứu Hoa cẩm chướng mà ba nhân vật chính là cha tôi, hiệp sĩ Maison-Rouge và Toulan trong đó cha tôi và Toulan bị đưa ra pháp trường còn hiệp sĩ Maison-Rouge ẩn được trong nhà người thợ thuộc da phố Saint-Victor nên thoát chết.
Tuy nhiên, trước khi chết, cha tôi vẫn ra lệnh cho anh trai tôi theo gương ông và sẵn sàng hy sinh vì nền quân chủ.
Còn anh trai của chàng - Claire không nén nổi xúc động trước câu chuyện thì thầm hỏi -Anh ấy có tuân theo lệnh cha không"
- Nàng sẽ biết - Hector trả lời - nếu nàng cho phép tôi tiếp tục kể.
- Vâng! Hãy kể đi! Em xin lắng nghe bằng cả trái tim đây! - Claire kêu lên.