Chương 27: Vụ tấn công
-
Hiệp Sĩ Sainte Hermine
- Alexandre Dumas
- 1945 chữ
- 2020-05-09 04:29:58
Số từ: 1933
Dịch giả: Xuân Dương
NXB Hội Nhà Văn
Nguồn: Sưu tầm
Lũ ngựa chỉ chờ lệnh ấy bèn tung vó lao đi. Đến Tulileries, chúng tự dừng lại vì đây là điểm đỗ quen thuộc.
Bonaparte đang ở cùng phòng Joséphine, Fouché không muốn xuống vì e lại lôi kéo phụ nữ vào vấn đề chính trị. Hắn nhờ Boumerine đi báo Tổng giám đốc lên ngay sau đó.
- Thế nào, ông Fouché. Có chuyện gì không?
- Thưa công dân Tổng giám đốc, có rất nhiều chuyện để nói, tôi e là không làm rầy ngài chứ.
- Ông làm tốt đấy. Xem nào, ông nói đi.
Trước mặt ngài Boumerine ư? - Fouché hỏi thầm.
- Quý ông Boumerine là một người điếc, một kẻ câm, một kẻ mù. Ông cứ nói đi.
- Tôi đã cho một nhân viên lanh lợi nhất theo dõi người của Cadoudal - Fouché bắt đầu kể - Ngay đêm hôm đó, hắn đã gặp Laurent đẹp mã, thủ lĩnh quân Jéhu và ngay lập tức tổ chức này hoạt động trở lại.
- Thế sau đó?
Hắn đi Strasbourg, qua cầu Kell đi thăm công tước Enghlen ở Enenheim.
Fouché, ông không để ý đúng mức đến công tước trẻ đó rồi. Đó là người duy nhất trong gia tộc còn nghị lực để tiếp tục chiến đấu và còn kiên cường lắm; người ta báo cho tôi hắn đã vài lần đến Strasbourg. Cần phải theo dõi hắn.
- Xin ngài yên tâm, chúng ta sẽ không rời mắt khỏi hắn.
- Thế người của ta có biết họ đã làm gì, nói gì không?
- Làm gì ư? Họ ăn tối. Còn nới gì thì rất khó đoán vì họ ăn cùng nhau.
- Họ chia tay khi nào?
Khoảng mười một giờ đêm. Công dân Sol de Grisolles tiếp tục sang nước Anh. Mười hai giờ đêm, người của tôi cũng đi theo.
- Tất cả có thế thôi à?
- Không, tôi còn một chuyện quan trọng nhất muốn nói với ngài.
- Tôi nghe đây.
- Quân Jéhu đã bắt đầu hành động.
- Khi nào?
- Hôm qua. Chúng chặn một xe chở thuế ban đêm.
- Chúng lấy hết chứ?
- Không. Tôi được báo trước nên cài quân lính bên trong nên khi bị chặn trong xe đã bắn ra. Một tên bị chết, một tên khác bị bắt.
- Một kẻ mạt hạng à?
- Không ngược lại.
- Quý tộc?
- Và là quý tộc nhất.
- Hắn cung khai bí mật chứ?
- Không.
- Hắn sẽ khai?
- Tôi không nghĩ vậy.
- Ít ra cũng phải biết tên hắn chứ?
- Tôi biết.
- Hắn tên là gì?
- Hector de Sainte-Hermine.
- Cái gì? Là kẻ tôi đã ký giấy kết hôn nhưng hắn lại biến mất đúng lúc hắn phải ký sao.
Fouché gật đầu.
- Cho xử hắn đi - Bonaparte kêu to.
- Danh tiếng nước Pháp sẽ bị tổn hại.
- Thế thì cho bắn hắn sau một bức tường, một xó hàng rào hay hố nào đấy.
- Đó cũng là điều tôi thay mặt anh ta đến xin ngài.
- Thế hả! Vậy thì mong muốn của anh ta được chấp thuận rồi đấy.
- Cho phép tôi mang tin tốt này về cho anh ta?
- Hắn ở đâu?
- Ở nhà tôi?
- Sao lại ở nhà ông?
- Vâng, anh ta hứa sẽ không trốn.
- Đó là một kẻ trọng nhân phẩm chứ?
- Vâng.
- Tôi gặp hắn được chứ?
- Tuỳ ngài, thưa Tổng giám đốc.
- Ồ không, tôi sẽ mềm lòng và lại tha cho anh ta mất.
- Trong lúc này, đó sẽ là tấm gương xấu nhất đấy ạ.
- Ông có lý. Thôi ông đi đi, ngày mai chuyện này phải kết thúc đấy.
- Đó là quyết định cuối cùng của ngài?
- Đúng thế. Chào ông.
Fouché chào lại rồi đi ra. Năm phút sau, hắn đã về nhà.
- Thế nào rồi? - Hector nắm tay vào nhau hỏi.
- Đồng ý rồi - Fouché đáp.
- Không bản án, không ồn ào?
- Tên anh sẽ không bị nhắc đến, từ lúc đó, anh không còn tồn tại với bất cứ ai.
- Tôi hy vọng điều ấy được thực hiện bằng súng chứ?
- Đúng.
- Khi nào?
- Ngày mai.
Sainte-Hermine cầm tay Fouché và bắt tay ông ta đầy biết ơn.
- Ôi! Xin cảm ơn, cảm ơn ông!
- Bây giờ thì đi thôi.
Sainte-Hermine ngoan ngoãn đi theo như đứa trẻ. Xe vẫn chờ họ ngoài sân. Fouché lên xe sau đó đến lượt Hector.
- Đến Vincennes - Fouché ra lệnh.
Nếu chàng thanh niên còn chưa tin thì từ đã khiến anh ta yên tâm. là nơi xử các vụ án quân sự.
Cả hai người xuống xe rồi được đưa vào pháo đài. Ông Herel, quản lý, bước đến trước mặt Fouché. Fouché nói thầm vài câu viên tổng quản gật đầu vâng dạ:
- Vĩnh biệt ngài Fouché - Sainte Hermine nói xin ngàn lần đa tạ ngài.
- Tạm biệt.
- Tạm biệt ư? - Sainte-Hermine kêu lên - Ý ông là sao?
- Thì nhờ Chúa! Ai biết cơ chứ?
Trong lúc đó, Saint-Régeant và Limoelan đã đến và ngay ngày đầu đã bắt tay vào việc.
Thợ Nề theo cách gọi của Fouché - đã trở về và thông báo với ông ta rằng Saint-Régeant và Limoelan đã rời London đi Paris. Đây là hai quân bài mà Georges dùng cho kế hoạch của mình nhưng kế hoạch đó vẫn chưa hoàn tất hoặc chỉ thành công khi hai quân bài này ghi điểm.
Nhưng cách thức họ tấn công Tổng giám đốc là gì, không ai biết, thậm chí mọi người còn chưa hay biết gì về sự hiện diện bí mật của họ tại .
Tổng giám đốc không sống khép mình. Buổi tối ông thường đi bộ trên phố Duroc, ban ngày thì đi xe đến La Malmaison hoặc bốn lần trong tuần kèm theo một đoàn tuỳ tùng vài người đến các nơi, như viện Hài kịch hay nhà hát Opera.
Bonaparte không hẳn là người văn chương. Ông đánh giá tổng thể tác phẩm qua các chi tiết, ông yêu thích Corneille không phải vì thơ của ông ta mà vì tư tưởng nằm trong đó. Mỗi khi tình cờ ông đọc vài câu thơ bằng tiếng Pháp, y như rằng chỉ được vài câu. Tuy nhiên ông cũng vẫn yêu văn học lắm.
Về âm nhạc, ông chỉ coi đó là một thứ giải trí với ông, cũng như một người Italie, đó là thú vui như thú vui thể xác.
Ông bị lạc giọng nên không thể hát nổi hai câu thế nhưng ông vẫn đánh giá cao các thiên tài bậc thầy như Gluck, Beethoven, Mozart, Spontini. Tác phẩm mốt nhất thời bấy giờ là bản La Création của Haydn sáng tác cách đó ba năm.
Có một truyền thuyết về câu chuyện của nhà soạn nhạc bậc thầy người này. Ông ta là con trai một người thợ đóng xe bần hàn, vào mỗi chủ nhật, vẫn hành nghề chơi nhạc lưu động với cây đàn hạc cùng người vợ và cậu con sáu tuổi. Dong duổi trên một chiếc xe, họ đi từ làng này sang làng khác. Có ông thầy giáo ở Hainbourg nhận ra cậu bé có thiên bẩm về âm nhạc nên nhận về nhà dạy những kiến thức cơ bản về sáng tác và xin cho cậu một chân trong dàn đồng ca , giáo đường . Trong bảy hay tám năm, đám đông đến đi thính ngưỡng giọng nam cao quãng trên tuyệt đẹp cho đến lúc cậu bị vỡ tiếng. Chàng trai không còn nguồn sống nào khác vì giọng của cậu chỉ nuôi cậu đến đó, đành trở về làng và được một nghệ sĩ đồng thời là thợ làm tóc giả nghèo đói đón chào. Ông sung sướng nhận một người hát hay mà trước đây ông vẫn ngưỡng mộ ở nhà thờ. Để không bị chết đói, Haydn đã phải làm việc cật lực mười sáu giờ một ngày để cho ra tác phẩm Opera đầu tay "Quỷ thọt" được công diễn tại Carinthie.
Kể từ lúc đó, ông được cứu sống. Hoàng tử Esterhazy đã cho vời ông vào cung và giữ ông ở lại ba mươi năm. Nhưng khi hoàng tử đến, ông đã nổi tiếng rồi. Các ông hoàng đôi khi cứ muốn hiện diện bên các nhà đại nghệ sĩ song họ lại đến quá muộn.
Những người nghèo sẽ ra sao khi không có những người nghèo khác? Giờ đây, vinh quang đã đến với Haydn và như thể báo ân, ông lấy con gái người làm tóc giả giống như vì biết ơn mà Xanthippe đã thưởng Socrate một ân phúc vậy.
Tác phẩm của Haydn được công diễn ở Pháp và ngài Tổng giám đốc đã tuyên bố trước sẽ tham dự buổi mở màn. Lúc ba giờ chiều, khi đang làm việc với Boumerine, ông nói:
- Này Boumerine, tối nay đừng ăn tối với tôi. Tôi sẽ đến nhà hát lớn cho nên không thể dẫn anh đi. Tôi sẽ đi cùng Lannes, Berthier và Launston nhưng anh cũng có thể đến đó, buổi tối là của anh mà.
Tuy nhiên, lúc ra đi, Bonaparte đã lưỡng lự mãi vì hôm đó ông có quá nhiều việc. Sự lưỡng lự ấy kéo dài từ tám giờ đến tám giờ mười lăm phút.
Trong mười lăm phút dùng dằng ấy đã có chuyện xảy ra quanh điện Tuileries như sau:
Có hai người đàn ông đi vào phố Saint-Nicaise, một con phố hẹp mà ngày nay không còn nữa. Đó là con phố ngài Tổng giám đốc sẽ phải đi qua. Họ dẫn một con ngựa kéo xe bò chở một thùng thuốc súng. Khi đến giữa phố, một người rút một đồng hai mươi tư xu đưa cho một cô bé để cô giữ ngựa. Người kia chạy về phía điện Tuileries sau đó đứng ở đấy ra hiệu còn người này sẵn sàng châm lửa vào ngòi nổ.
- Đúng tám giờ mười lăm, người đứng phía điện Tuileries hô "Hắn kia!" thì người bên cỗ máy châm lửa rồi chạy biến. Chiếc xe tứ mã của ngài Tổng giám đốc kèm theo tốp lính tinh nhuệ cưỡi ngựa ra khỏi cửa điện Louvre như một cơn lốc xoáy. Vừa vào đầu con phố trên, người đánh ngựa tên là Germain, nhưng Tổng giám đốc đặt biệt danh là César, thấy một con ngựa và một chiếc xe bò chặn ngang anh ta liền kêu lên mà không dừng lại cũng không hãm ngựa:
- Xe kia, sang phải!
Rồi anh lạng sang phía bên trái. Cô bé liền cho xe nép sang phải. Xe của ngài Tổng giám đốc vượt qua, đoàn người cũng vụt qua nhưng mới chỉ hết con phố, sang ngả rẽ đầu tiên, họ đã nghe một tiếng nổ kinh hồn tương đương với mười quả pháo nổ cùng lúc.
- Chúng định cài pháo chúng ta. Dừng lại, César?
Chiếc xe dừng lại. Bonaparte nhảy xuống.
- Xe của vợ tôi đâu? - ông hỏi.
Thật kỳ diệu là thay vì đi thẳng ngay, bà còn lại phía sau để tranh luận với Rapp về màu một chiếc khăn bằng vải Cachemire.