Chương 37: Công tước Enghien
-
Hiệp Sĩ Sainte Hermine
- Alexandre Dumas
- 4761 chữ
- 2020-05-09 04:30:04
Số từ: 4749
Dịch giả: Xuân Dương
NXB Hội Nhà Văn
Nguồn: Sưu tầm
Chúng ta sẽ nói đến lợi lộc của Fouché, khi công tước Enghien chết, vị công tước này bấy lâu vẫn khiến Bonaparte ăn không ngon ngủ không yên với mối hiểm hoạ từ nhà Bourbon cũng như với các ngai vàng khác ở châu Âu.
Trong những lời khai của mình, Georges, Moreau và Pichegru có mơ hồ nói đến điều mà Fouché từng dự đoán, đó là có một hoàng thân triều đình Bourbon sẽ đến Paris để cầm đầu âm mưu phản nghịch.
Chắc các bạn còn nhớ, vì sợ trong mối tị hiềm giữa Fouché với mình, ngài Bonaparte đã bí mật cử một người đi xác minh tin tức của viên Bộ trưởng cảnh sát tạm quyền, một Bộ trưởng không bộ nhưng thực chất lại là Bộ trưởng thực sự. Ông Régnier, Chánh án toà tối cao, ông Réal, Uỷ viên Hội đồng nhà nước, nói cho cùng họ vẫn là những người thụ động và không hay biết gì.
Và viên cảnh sát ấy đã đi, khi anh ta được một quyền lực vô hình ra lệnh thì việc đó là may hay rủi đều phụ thuộc vào ý chí trong con người và thúc đẩy anh ta đến đích đặc trưng của các sự kiện lớn của thời đại, không có ngoại lệ, đó là có ảnh hưởng của những cá nhân làm nên sự kiện ấy. Những nhân vật nổi tiếng mạnh mẽ nhất và khôn khéo nhất sẽ không bị thế lực nào chế ngự hay dắt lối. Họ bị chính các sự kiện cuốn đi. Họ có sức mạnh khi thuận theo xu thế và sẽ bị thất bại nếu chống lại xu thế ấy. Bằng chứng chính là ngôi sao chiếu mệnh của Bonaparte bừng sáng khi ông đại diện cho lợi ích của dân chúng và bị lu mờ trong tán sao chổi năm 1811. Khi liên minh với những César của người La Mã, ông muốn thống nhất tiêu chí của cách mạng với tiêu chí của nền quân chủ lỗi thời, đó là chuyện bất khả thi. Có một triết lý để thấy ở đây đó là sức mạnh nằm trong chính xã hội và trong hành động của nó chứ không phải do đi tin các phương thức lãnh đạo trong đẳng cấp hay thiên tài: Người ta rất có thể nghe theo phương thức ấy vì lợi ích của họ chứ không phải vì công lao của người thực hiện phương thức đó.
Tạo hoá đã muốn rằng con người ấy, chính là anh chàng cảnh sát, chỉ là một kẻ lặp lại trong mọi hoàn cảnh kia, phải có ý liền giống ông chủ. Rời Paris với lòng tin chắc công tước Enghien là ông hoàng được Georges chờ đợi nên anh chàng cảnh sát cứ tưởng mình là thứ ánh sáng chiếu rọi âm mưu động trời nên từ lúc đó chỉ nhất nhất nhìn nhận mọi việc theo quan điểm của mình.
Trước tiên, anh ta bảo vệ cuộc sống của công tước Enghien quả đúng bí hiểm, ông ta thỉnh thoảng hay đi đâu đó bảy, tám ngày mà săn bắn chỉ là cái cớ còn âm mưu phản loạn mới là thật.
Còn về những lần vắng mặt ấy ngay chính cha của ông ta từ Anh cũng viết cho con trai:
"Từ sáu tháng qua, người ta khẳng định với chúng ta là đứa con yêu quý của cha đã về Paris, người khác lại nói các vị chỉ cần đến Strasbourg. Cho nên, thật phí công khi con phải mạo hiểm mạng sống và tự do của mình. Những đường lối của con sắm sâu trong trái tim của con như trong tim của chúng ta vậy, nên ta rất yên tâm về mặt đó".
Ông hoàng con cũng hồi âm lại như sau:
"Thưa cha yêu quý, có lẽ cha hiểu con quá ít nên mới nói con đặt chân về mảnh đất của phe Cộng hoà, nơi chiến tuyến không phải ông trời cho con sinh vào đó. Con là người quá tự cao để có thể cúi đầu. Ông Tổng giám đốc có thể đạt được mục đích tiêu diệt con nhưng ông ta không làm con hạ mình được đâu
.
Tuy nhiên, còn một chuyện khác nghiêm trọng hơn tất cả những điều trên, một trong những điều khủng khiếp của định mệnh. Đó là việc anh chàng mưu sát nọ phát hiện những cái tên thường xuyên lui đến chỗ hoàng thân, những người có vẻ thân thiết nhất đô là hai bộ trưởng nước Anh: Ngài Francis Drake ở Munich và ngài Spencer Smith ở Stuttgart. Hai người này dù ở rất xa nhưng vẫn thường xuyên tới lui Ettenheim, thêm vào đó còn có đại tá Schmidt, cảnh sát trưởng bên nước Anh, và tướng Thumery. Theo lời một người Đức thì cách phát âm Thumenez với Dumouriez chỉ khác hai nét chữ. Trong lúc vội, tên của tướng Dumouriez thường được viết theo tiếng Pháp thay cho tên Thumery. Nếu như thế, tình hình có vẻ rất nghiêm trọng vì lực lượng phản nghịch có ở Pháp dồn nước Pháp vào giữa các thế lực: Moreau ở Paris, tướng Georges ở trung tâm và Pichegru ở phía tây, Dumouries ở phía đông. Như vậy, nước Pháp chỉ còn nước xâu xé nhau trong cuộc nội chiến với vành đai siết chặt ấy mà thôi.
Còn một chi tiết khác cũng cần nói ở đây. Đó là vào thời ấy, tôi không biết bây giờ có giống như thế nữa hay không, cảnh sát khi đi làm nhiệm vụ bao giờ cũng phải gởi hai bản báo cáo cho thanh tra. Lần này hai bản báo cáo được gởi từ một nơi, một bản đến tướng Moncey, bản kia đến chỗ ngài Réal. Vì ngài Réal còn bận làm việc với Bonaparte nên tướng Moncey nhận được bản báo cáo ấy trước ông lập tức mang nó đến chỗ ngài Bonaparte. Bản báo cáo này có tác động mạnh đến ngài Bonaparte, ông như thấy một tay Bourbon đang lăm le vũ khí ở Strasbourg chỉ chực xông vào đất Pháp để tiến hành vụ ám sát mới. Bất cứ một tham mưu sống lưu vong quanh ông hoàng này cũng có thể sẵn sàng rút gươm ra bảo vệ lợi ích của ngai vàng, Bộ trưởng Anh, cảnh sát Anh và cuối cùng là Dumouriez một kẻ Ăng lê hơn bất cứ người Anh nào. Ông ra lệnh cho tướng Moncey ra về nhưng giữ lại bản báo cáo. Ông tướng này phải đi báo cho ông Fouché, cho hai Tổng giám đốc khác và cho ông Réal đúng bảy giờ phải đến điện Tuileries.
Hôm ấy, lúc bảy giờ ngài Tổng giám đốc thứ nhất đã có hẹn với Chateaubriand. Ông liền sai thư ký là Méneval viết một lá thư gửi đến tác giả cuốn Thần đồng đạo Cơ đốc để lui lại buổi hẹn ấy đến chín giờ.
Số phận của hai thiên tài vĩ đại này kể ra cũng thật lạ lùng. Họ cùng sinh năm 1769 nên cùng đến tuổi ba mươi hai. Họ sinh ra cách nhau ba trăm dặm nhưng lại gặp nhau, quen nhau, chia tay rồi lại hội ngộ, trưởng thành không giống nhau. Một người lớn lên trong bóng của bức tường trường quân bị ảm đạm, chịu các kỷ luật quân đội hà khắc đã tạo nên các tướng rinh và chính sách. Người kia lại lang thang bên những bãi biển, đồng hành cùng sóng và gió, không có quyển sách nào ngoài cuốn sách thiên nhiên, không có ông thầy nào ngoài Đức Chúa. Sách và Chúa, hai vị thầy vĩ đại làm nên những người mơ mộng và các nhà thơ.
Một người luôn theo đuổi một mục đích, dù cái đích đó rất cao, người kia chỉ có những dục vọng, dục vọng không bao giờ thành hiện thực, một người muốn làm chủ không gian, người kia lại muốn chinh phục hư vô.
Năm 1791, khi Bonaparte về nhà vài tháng để nghe ngóng tình hình thì cũng là năm Chateaubriand lên tàu từ Saint-Malo để thở khám phá con đường đến châu Mỹ theo hướng Tây Bắc.
Chúng ta hãy cùng theo chân nhà thơ Chateaubriand rời Saint-Malo ngày 6 tháng Năm vào khoảng sáu giờ sáu. Ông đến đảo Acores sau đó đến Chactas. Những ngọn gió đưa ông đến thềm của miền đất mới. Ông qua eo biển, thả neo ở đảo Saint-Piene, ở lại đó mười lăm ngày, bị lạc giữa sương mù quanh năm bao phủ hòn đảo, lang thang trong những đám mây và các cơn gió mạnh, nghe những tiếng gầm gào của một đại dương vô hình, lạc lõng trên một bãi thạch thảo mềm mại và chết chóc, chỉ có con thuyền độc mộc lướt trên những mỏm đá dẫn đường.
Sau mười lăm ngày buông neo, kẻ lữ thứ rời Saint-Piene mệt lả bên vịnh Maryland. Ở đây sự yên tĩnh choán lấy ông. Đó những buổi đêm mỹ lệ, bình minh rạng rỡ và những buổi hoàng hôn diệu kỳ. Ngồi trên một cây cầu, ông dõi theo khối cầu mặt trời sẵn sàng lao mình xuống các lớp sóng trập trùng hiện ra trước, ông qua các cột buồm giữa không gian vô tận của đại dương. Cuối cùng, vào một ngày người ta nhìn thấy trên đầu ngọn sóng có những vệt xanh như ngọn cây bất động. Đó là châu Mỹ!
Một chủ đề rất rộng để chàng trai hai mươi hai tuổi suy ngẫm. Đây là một thế giới của những loài hoang dã, của những thiên sử chưa từng biết đến mà Colomb đã phát hiện ra, Vespuce đã đặt tên nhưng chưa có ai viết lên lịch sử cho nó.
Đã đến giờ phút hạnh phúc đi thăm nước Mỹ! Một nước Mỹ qua đại dương vừa gửi cho nước Pháp một cuộc Cách mạng do chính nó tạo ra, tự do mà nó có được chính là nhờ những thanh gươm Pháp.
Tham dự vào công cuộc xây dựng một thành phố phồn thịnh nơi mà một trăm năm trước Guillaume Penn đã mua đất của vài người Anh điêng lang thang đây đó thật là một điều kỳ thú. Một cảnh tượng tuyệt vời mở ra khi thấy một đất nước sinh ra trên bãi chiến trường giống như vài chàng Cadmus gieo trồng con người trên những luống cây đạn pháo.
Chateaubriand dừng lại ở Philadelphie không phải để thăm thú thành phố mà để thăm Washington. Washington đã chìa cho ông xem một chiếc chìa khoá của nhà ngục Bastille mà một vài người Paris thắng trận gởi cho ông. Lúc ấy, Chateaubriand chưa có gì để cho ông ta xem, nếu trở lại, ông đã có thể khoe tập "Thần đồng cơ đốc giáo" rồi.
Nhà thơ đã giữ lại kỷ niệm chuyến viếng thăm ấy suốt cả cuộc đời trong khi ngay tối hôm đón ông xong, Washington có lẽ quên ông luôn. Washington đang trong hào quang của mình, lãnh đạo một dân tộc do chính ông vừa là tướng quân vừa là người sáng lập. Còn Chateaubriand vẫn còn chìm trong bóng đêm thời trai trẻ, tiếng tăm trong tương lai của ông chưa hề ghé thăm quá khứ mà toả cho quá khứ vài tia lấp lánh. Washington đã chết mà không hề ngờ rằng con người này về sau đã nói về ông và về Napoléon như sau:
"Những ai như tôi đã từng được thấy người chinh phục châu Âu và người lập ra Hiến pháp nước Mỹ, bây giờ quay lại nhìn toàn cảnh thế giới chỉ thấy vài tên hề cười cười khóc khóc chẳng đáng nhìn chút nào?"
Washington là tất cả những gì Chateaubriand thấy tò mò khi qua khắp các thành phố trên đất Mỹ. Ông không muốn gặp con người bởi lẽ đâu đâu họ cũng na ná như nhau, đều là các du khách vượt Đại Tây Dương tìm đến tận thế giới. Chủ yếu ông đi tìm những cánh rừng nguyên sinh, đến bên bờ hồ lớn như những đại dương, xông vào giữa thảo nguyên bao la vô tận, nhtlng sa mạc, tìm một giọng nói vọng lên từ cõi lòng đơn độc.
Chúng ta hãy cùng nghe kẻ lãng du bộc bạch cảm xúc thực của bản thân. Phải nói rằng vào thời đó dù đã được nghe kể và được viết thành những vần thơ, nhưng xứ sở này vẫn còn lạ lẫm lắm. Gabriel Ferry dù đã theo dấu vết ấy cũng không làm được các tác phẩm "Những người tận vàng" hay "Bờ biển những người Anh điêng". Gustave Aimard cũng không thấy hết được các truyền thuyết tạo nên cuộc sống từ thẳm sâu những cánh rừng nguyên sinh của mình không, tất cả đều trinh nguyên trong rừng và trên thảo nguyên như chính bản thân chúng vậy. Và chính con người này đã lật bức màn đầu tiên lên khỏi chúng, ông đã thấy sự duyên dáng và thanh thiết như thuở ban sơ của ngày sáng thế.
"Sau khi đi qua Mohawk, thì tôi đặt chân vào những cánh rừng không những chưa bị chặt phá bao giờ mà còn chưa được ai ghé thăm, tôi như chao đảo trong men say, tôi đi từ cây này đến cây khác từ phải sang trái và tự nhủ với mình rằng; ở đây, chẳng phải lựa chọn đường nào, không còn thành phố, không còn những ngôi nhà chật hẹp, chẳng còn tổng thống, chẳng còn nền Cộng hoà, chẳng còn vua chúa… và để thở xem mình có tự lập được quyền tự do của mình không, tôi tha hồ làm hàng nghìn động tác mình thích khiến cho anh chàng người Hà Lan làm hướng dẫn viên phát sợ, chắc anh ta tưởng tôi bị điên
.
Ngay lập tức, kẻ lãng du nói lời từ biệt với nền văn minh, không có chỗ trú ẩn nào ngoài rừng xanh, giường là mặt đất, lấy yên ngựa làm gối, lấy áo choàng làm chăn và bầu trời chính là màn che êm ái. Còn về lũ ngựa, chúng tự do đi lại với chiếc chuông nhỏ trên cổ và bằng bản năng giao tiếp kỳ diệu, chúng không bao giờ để quá xa đống lửa do ông chủ đốt lên để xua đuổi con trùng và rắn rết.
Một chuyến du hành theo kiểu Steme đã bắt đầu như thế, chỉ có điều thay vì cày xới nền văn minh, kẻ lữ thứ lại cày xới nỗi lòng cô đơn. Thỉnh thoảng, một làng da đỏ lại đột ngột hiện ra trong tầm mắt, hoặc một bộ tộc du mục xuất hiện. Thế là con người văn minh ra hiệu cho con người hoang sơ những cơ chỉ thân thiện mà khắp nơi ai cũng hiểu được các vị chủ nhà bắt đầu cất giọng hát về người lạ.
"Đây là người xa lạ, người được phái từ Chúa trời"
Sau khúc hát đó, một em bé dắt tay ông và đưa vào lều nói:
- Đây là người mới?
Và tộc trưởng đáp:
- Hãy dẫn người đó vào lều của ta, cậu bé!
Người du khách đi vào dưới sự che trở của đứa bé rồi giống như người Hy Lạp, ngồi xuống lớp than nguội. Người ta đưa một chiếc ống điếu dài, ông hút ba hơi và phụ nữ hát lời hát an ủi rằng:
"Người xa lạ đã thấy mẹ và vợ, mặt trời lại thức và ngủ vì anh ta, như trước đây
.
Sau đó người ta rốt nước vào một chiếc cốc, đó là chiếc cốc thánh, khách uống một nửa sau đó đưa lại cho chủ nhà uống hết.
Giữa khung cảnh của cuộc sống hoang sơ này, người ta muốn màn đêm, sự yên tĩnh, đón tiếp hay nỗi buồn man mác? Khách lãng đu đã vẽ lại, chúng ta cùng nhìn xem:
"Những suy nghĩ trong đầu tôi nóng lên, tôi đứng dậy đi ra ngồi xuống một cái rễ cây rượu ra tận bờ suối. Đó là một trong những đêm châu Mỹ mà cây cọ vẽ của con ngưòỉ không bao giờ diễn tả được. Tôi còn nhớ lại những ấn tượng ấy với cả niềm thú vị thích thú
.
"Ánh trăng treo lơ lửng trên đỉnh bầu trời, đó đây, qua khoảng không bao la tinh khiết, hàng ngàn những vì tinh tú nhấp nháy. Ngay sau đó vầng trăng ngả mình xuống một đám mây giống như tuyệt ôm ấp quanh năm các đỉnh núi cao vậy. Dần dần, những đám mây tản ra, vấn vít, tạo thành một vùng trong suốt và mềm mại như lụa sa tanh trắng hoặc biến thành những cuộc tròn, những hình thù của vô vàn các con vật đang lang thang trên đồng bằng xanh lơ của nền trời. Có lúc, chúng lại biến thành những lớp sóng đều đặn xô trên một biển. Một luồng gió lại đến xé toang tôm mòn ấy. Thế là chúng vỡ oà thành vô số cuộn bông lấp lánh trắng mịn nhìn mềm mại như ta đang sờ được vào cái êm ái của chúng. Khung cảnh dưới mặt đất cũng hấp dẫn không kém. Thứ ánh sáng bàng bạc tuyệt diệu của chị Hằng tràn lặng lẽ tràn lên khắp ngọn cây, xuyên xuống các khe trông, luồn lách vào lớp bóng tối dày đặc nhất. Con suối nhỏ đang chảy dưới chân tôi, uốn lượn dưới lớp rễ của các cây sồi, cây dương liễu và cây thân ngọt chạy ra mãi xa xa, nhuốm những tia lập loá và bừng lên như một dải ruy băng bằng vải nhiễu dát những hạt kim cương lóng lánh rồi bị một dải đen cắt ngang. Dải đen ấy là một con sông, phía bên kia con sông, trên thảm cỏ thiên nhiên rộng lớn, ánh trăng lặng lẽ nằm ngủ trên những ngọn cỏ. Những cây bulô đứng tản mạn trên các thảo nguyên khi thì điệu đà lả lướt theo ngọn gió lẩn mình vào mặt đất khi lại điểm xuyết trên những tảng đá phấn lững lững, tự tạo ra bóng tối cho mình, chúng giống như những hòn đảo tối om lang thang trên một đại dương ánh sáng bất động. Tất cả đều yên tĩnh tuyệt đối, lặng yên và thư thái chỉ trừ vài tiếng lá rơi, tiếng gió vi vu, tiếng rên rỉ rất hi hữu của loài chim hù. Tuy thế, xa xa đâu đó, người ta vẫn nghe thấy tiếng ầm trang trọng của thác nước Niagara. Trong vẻ tịnh mịch ban đêm, nó vẫn lao từ miền hoang vắng này đến vầng cô quạnh khác và thở hắt qua những cánh rừng xa tít
.
"Vẻ hùng vĩ và vẻ tịch liệu của bức tranh này không sao có thể diễn tả hết bằng lời. Những đêm đẹp nhất châu Âu không tài nào sánh nổi. Giữa những cánh đồng cấy trồng của chúng ta, làm sao sức tưởng tượng được thảnh thơi bay bổng đâu đâu, nó cứng vểp phải sự sống của con người. Còn ở nơi đây, giữa xứ sở hoang vằng này, tâm hồn thoả sức tràn ra, mất hút vào một đại dương rừng già bất tử. Tâm hồn thích được đi lang thang dưới ánh sáng của các vì sao, đến bên bờ những hồ nước kẻng lồ, lượn lờ trên miệng vực trong tiếng thác rú gào, rồi buông mình xuống những cơn sóng rào, hay có thể nói là nhập vào, tan ra với tất cả thiên nhiên hoang dã và tuyệt vời này
.
"Cuối cùng, kẻ lữ khách cũng đến được thác Niagara mà tiếng ồn của nó biến mất trong hàng ngàn âm thanh buổi bình minh khi thiên nhiên thức giấc nhưng trong đêm thanh thi lại rạo rực hừng hực nghe như rất gần, nghe như muốn lôi kéo người ta đến với nó
.
Một hôm, ông đã gặp nó, vẻ tráng lệ này, Chateaubriand đã đi tìm từ nơi rất xa, trên đoạn đường hai lần ông suýt mất mạng, chúng ta sẽ không kể lại nguy hiểm ấy nhưng khi Chateaubriand kể, chúng ta hãy nghe ông nói:
"Đến nơi, tôi tiến lại gần thác, yên cương ngựa được quấn vào cánh tay. Trong lúc tôi cúi xuống nhìn thác thì một con rằn chuông động đậy ở bụi cây gần dấy, con ngựa sợ hãi chạy lên phía trước lôi tôi theo nó. Cánh tay bị vướng, tôi không thể, dừng được cứ phải theo nó đến gần bờ vực. Đột nhiên con ngựa cũng cảm nhận được mối hiểm hoạ mới, nó vội phi ngược lên cách bờ thác chục bộ
.
Như thế chưa phải đã hết thoát khỏi nguy hiểm chết người ấy, lãng tử lại tiếp tục một mối nguy hiểm khác. Lần này là hiểm hoạ có báo trước nhưng có một số người vẫn cảm thấy trong thâm tâm họ có thể nhớ lòng khoan dung của Chúa, chúng ta hãy nghe nhà du ngoại kể lại:
"Ngày trước có dây leo xuống thác nhưng nó đã bị đứt. Mặc những lời khuyên can của người dẫn đường, tôi vẫn trèo xuống phía dưới thác bằng các vách đá dựng đứng cao hai trăm bộ. Tôi lao vào cuộc mạo hiểm. Mặc tiếng gào rú của thác nước mặt lỗ xoáy rơi người hun hút phía dưới tôi cứng đâu leo xuống được hơn bốn chục bước thì đá ở đây trở nên trơn và dốc đứng hơn, không có chỗ bám cũng như chỗ cho tôi đặt chân. Tôi bị treo lơ lửng trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan và các ngón tay tôi bắt đầu rã rời trước sức nặng của cơ thể. Tôi thấy cái chết là khó tránh khỏi. Ít người có được hai phút trong đời giống như tôi đã trải qua, lủng lẳng trên miệng vực Niagara. Hai bàn tay tôi oải ra và tôi rơi xuống thật may là tôi rơi ngay xuống một mỏm đá chìa ra, tôi đã tan thành trăm mảnh nhưng tôi không cảm thấy đau mấy. Tôi chỉ cách mép tảng đá chừng nửa tấc, may mà không bị lộn xuống khi nước lạnh bắn vào người, tôi mới nhận ra mình không may như đã tượng. Một cơn đau bên tay trái ùa đến. Tôi đã làm gẫy nó, người dẫn đường của tôi nhìn thấy tôi ra hiệu liền chạy đi tìm được vài người cứu. Họ khó khăn lắm mới kéo tôi lên bằng dây cây bu-Lô và cáng tôi về nhà họ
.
Chuyện này xảy ra đúng lúc mà chàng trung uý trẻ tuổi có tên là Napoléon Bonaparte suýt chết đuối khi tắm trên sông Saône.
Lữ khách lại tiếp tục con đường của mình qua những sông hồ lớn. Hồ đầu tiên ông ta tới là Ené. Từ trên bờ, ông bàng hoàng thấy cảnh người Anh điếng mạo hiểm trên những con thuyền gỗ trước mặt nước cuồn cuộn của cơn bão kinh hoàng. Việc trước nhất là họ treo đồ của mình vào đuôi thuyền rồi đưa nó qua những cơn xoáy tuyết, giữa các lớp sóng dâng tràn. Các lớp sóng ấy lao vào mạn thuyền như thể muốn nuốt sống nó. Đám chó săn bám chặt chân xuống sàn kêu lên ư ứ trong khi chủ nhân của chúng rất bình tĩnh, lặng lẽ điều khiển con thuyền chèo theo con sóng. Các thuyền đi theo hàng dọc, ở cuối mỗi thuyền có một người can đảm nhất chỉ huy, động viên vừa khích lệ bằng từ "Oha" với mỗi lần chèo.
Trên chiếc thuyền cuối cùng, một người thủ lĩnh vẫn đứng và lái bằng một cây sào dài. Qua làn sương mù, tuyệt và sóng, người ta chỉ nhận ra họ bởi những túm lông trang trí trên đầu những cái cổ gân lên trong mỗi đợt hú và những cây đuốc trên tay hai tộc trưởng. Họ là người hoa tiêu và người dự đoán
.
"Người ta bảo rằng vị thần ẩn trong các lớp nước rất sâu và khó lường ấy
.
"Bây giờ, chúng ta cũng chuyển đến xem các mặt hồ và bờ của chúng.
Trong một khoảng không hơn hai mươi dặm tôi thay toàn những cây súng xen nhau trải ra ngút ngát, mùa hè dưới đám lá của chúng chứa toàn rắn. Mỗi lần loài bò sát này chuyển động dưới ánh nắng mặt trời, người ta thấy cuộn lên những vòng vàng, đỏ tía, đen nhánh. Trong các vòng cuộn khiếp người ấy, người ta chỉ nhận ra những đôi mắt lấp lánh, những cái lưỡi thè ra cái nhọn, cái đỏ lòm, những cái đuôi ngó ngoáy trong không trung như những mũi lao. Tiếng phì phì vang lên không ngớt âm thanh ấy giống như tiếng xào xạc của đám lá rụng vang lên từ mặt hồ Cocyte đáng sợ này
.
Trong một năm, ông cứ đi lang thang như vậy, xuống các thác nước, qua hồ, vượt rừng và chỉ dừng lại giữa đống đổ nát Ohio để càng thêm nghi ngờ về vực thẳm đen tối trong quá khứ, theo các dòng sông, hoà giọng mình vào giọng của bình minh và chiều tà của thiên nhiên mà Chúa đã tạo ra, mơ màng những vần thơ trong tập "Natchez", quên châu Âu mà sống với tự do, cô liêu và thơ.
Lang thang mãi từ rừng này sang rừng khác, từ hồ này đến hồ khác từ thảo nguyên này đến thảo nguyên khác mà không biết mình sắp đến mảnh đất nước Mỹ phì nhiêu. Một buổi tối, ông đặt chân đến một trang trại nhỏ cạnh con nước. Ông đã xin vào trú nhờ.
Đêm xuống, ngôi nhà sáng lên qua ánh đèn. Ông ngồi vào một góc nhà và trong khi chủ nhà đi nấu súp, ông khoan khoái đọc một tờ báo Anh qua ánh lửa hắt ra từ ngọn đèn vừa liếc nhìn, bốn chữ "Flight of the King" (Đức vua chạy trốn) đã đập vào mắt ông. Đó là bài báo nói về cuộc chạy trốn của vua Louis XVI và bị bắt ở Vareune. Bài báo cũng kể đến cuộc sống lưu vong của giới quý tộc và một số quý tộc hợp lại dưới ngọn cờ Bảo hoàng lời kêu gợi "Hãy cầm vũ khí!" như một tiếng gọi định mệnh với ông.
Chateaubriand trở lại Philadelphie, vượt biển, gặp cơn bão khiến ông lênh đênh mười tám ngày bên bờ biển nước Pháp.
Tháng Bảy năm 1792, ông cập cảng Havre và kêu vang "Bệ hạ gọi thần, thần có mặt!"
Đúng lúc Chateaubriand đặt chân lên tàu về cứu nhà vua một viên thiếu tá pháo binh tựa lưng vào cây trước thềm nhìn vua Louis XVI đội chiếc mũ nồi đỏ xuất hiện bên cửa sổ điện Tuileries. Bằng một giọng miệt thị rõ ràng, ông khẽ nói: Người này vô dụng rồi!
"Bởi thế - Nhà thơ bộc bạch - có lẽ điều thay đổi những mục đích ban đầu của tôi và đưa tôi vào biến cố đầu tiên đã đánh dấu sự nghiệp của tôi.
Rõ ràng nhà Bourbon chẳng cần đứa con út ít miền Bretagne vừa từ đáy sâu châu Mỹ trở về để phục vụ họ. Nếu tôi không đọc bài báo đã khiến tôi thay đổi cuộc đời tôi thì có lẽ chẳng ai nhận ra sự vắng mặt của tôi vì có ai biết tôi tồn tại đâu, một sự nhầm lẫn giữa tôi và nhận thức của mình đã cho tôi thấy tấm kịch cuộc đời. Tôi đã có thể làm gì mình muốn vì tôi là nhân chứng duy nhất của trận chiến nhưng trong số tất cả các nhân chứng, đó lại là người sợ phải đổ máu nhiều nhất
.
Chateaubriand đã kể trong tập Atala và Natchez như thế.