Chương 719: Câu chuyện thứ nhất (5)
-
Hồ Sơ Bí Ẩn
- Khố Kỳ Kỳ
- 1782 chữ
- 2022-02-07 11:40:35
Tôi luôn cho rằng Trần Tử An đang bịa chuyện. Phần lớn chi tiết trong câu chuyện có lẽ là thật, nhưng là do ông ta nghe người khác kể lại, còn bản thân ông ta không thực sự gặp phải những chuyện quái dị như vậy.
Giống như cái người tóc bờm ngựa gặp phải ma nữ Sa Sa ngày hôm đó, một đám người ở dưới lầu đứng xem, qua hôm sau liền có thể thổi phồng lên với người khác.
Dáng vẻ tự tìm đường chết vừa nãy của Trần Tử An càng khiến tôi tin là trước giờ ông ta chưa bao giờ thật sự từng gặp ma, nên ông ta mới xúc động như thế và vô cùng để tâm đến chuyện này.
Tôi quan sát điệu bộ của Trần Tử An, đoán xem câu nói đó của ông ta có mấy phần là thật, liệu có phải là giả vờ như bản thân có thể nghe thấy gì đó, bây giờ đang nói bừa hay không.
Trái lại thì Trần Tử An đang nhìn tôi với vẻ hoài nghi, lại nhìn về hướng núi Khóc Mộ,
Cậu không nghe thấy sao?
Tôi không trả lời.
Trang Hoài hỏi luôn là có thể ăn cơm ở đâu.
Trần Tử An sờ đầu, đi trước dẫn đường.
Tôi còn chưa biết thôn này có tên là gì. Trần Tử An nói ở đây có một khu du lịch nông thôn cũng không phải là nói bừa, chỉ có điều cái khu du lịch nông thôn này có chút mộc mạc, tường phía ngoài của khu du lịch được quét rất đẹp, xung quanh có khá nhiều rác, mặt tường bên trong càng trọc lóc, vết sơn loang lổ, vừa nhìn liền biết là rất lâu rồi chưa được sửa sang lại.
Khu du lịch này có lẽ cũng là khu duy nhất trong thôn, người trong thôn không nhiều lắm, đa số là người đứng tuổi và người già, vào giờ này cũng không đi cày ruộng ở gần đó, cũng không thèm trông coi gà vịt đang chạy đầy trong sân, nếu không xếp bàn chơi đánh bài dưới bóng cây, thì cũng nằm trên ghế dựa mà ngủ, nhìn có vẻ vô cùng nhàn nhã.
Chủ của khu du lịch nông thôn là một người phụ nữ bốn năm mươi tuổi, nhìn có chút mập giống như đa số bà chủ khác ở độ tuổi như vậy. Bà ta có một đôi mắt tam giác, lớn tiếng với Trần Tử An một cách bất mãn bằng tiếng địa phương ở Hối Hương. Lúc này không phải là đang trong mộng cảnh, nên tôi cũng không biết họ đang nói cái gì.
Từ tình cảnh vắng vẻ trong phòng ở của khu du lịch thì có thể thấy bà ta làm ăn không được tốt cho lắm, nhưng thái độ của bà ta thì lại ra vẻ ta đây tiệm lớn không coi khách ra gì.
Trần Tử An nói với bà ta một lúc lâu mới xong, quay đầu báo cho chúng tôi biết giá tiền, còn giải thích một câu:
Bây giờ đã qua thời gian mở cửa, lại chưa đặt trước, nên bà ta muốn giá cao hơn một chút.
Năm món ăn, hai món mặn, hai món chay và một canh, hơn 800 tệ, đợi đến khi đồ ăn được bưng lên thì nhìn có vẻ không ngon mắt, mùi vị cũng rất bình thường, nếu không mặn hay nhạt thì cũng bị khét.
Trần Tử An quay đầu muốn nói gì đó với bà chủ thì đã không thấy bà ta đâu, gọi mấy tiếng cũng không ai thèm tới.
Chúng tôi thì đã trả tiền trước rồi.
Ăn qua loa đại chút đi.
Trang Hoài lạnh nhạt nói.
Trần Tử An không vui lắm. Bữa cơm này là bốn người chia đều, mỗi người hai trăm tệ, khi ông ta trả tiền có vẻ vô cùng xót ruột.
Chỗ này mở ở đây mà có khách sao?
Lữ Xảo Lam ăn xong nửa chén cơm cứng như rơm, buông đũa xuống.
Tôi cũng không biết, nhưng cũng mở ở đây rất lâu rồi. Nhà bà ta có làm ruộng nuôi heo, có khách hay không cũng chẳng sao cả.
Trần Tử An nói.
Chúng tôi cũng ăn đại chút đồ ăn để xoa dịu cơn đói bụng rồi chuẩn bị rời đi.
Bà chủ đó ở ngay sân bên cạnh, cũng không biết là nghe thấy tiếng động hay là đã lắp đặt camera gì đó, chúng tôi vừa ra khỏi cửa thì bà ta cũng đi ra từ cái sân bên cạnh, còn chặn chúng tôi lại.
Bà ta lại nói tiếng địa phương, chỉ có Trần Tử An là hiểu.
Trần Tử An liền thay đổi sắc mặt, nói tiếng địa phương cãi nhau với bà ta, chúng tôi đều không biết là xảy ra chuyện gì.
Tôi kéo Trần Tử An lại, hỏi ông ta là có chuyện gì.
Bà chủ đó hô hoán, người trong thôn ở xung quanh đều kéo tới. Nhìn dáng vẻ kia thì hình như bộ đồng phục trên người Trang Hoài không có tác dụng gì ở đây.
Trần Tử An tức điên người nói:
Bà ta nói chúng ta không ăn hết thức ăn, lãng phí lương thực, phải đền tiền! Mẹ nó chứ!
Tôi nhìn kĩ bà chủ đang ngẩng đầu ưỡn ngực. Xem ra bà chủ này không chỉ là đơn thuần quen với cách làm ăn này, mà còn rõ ràng là muốn uy hiếp tống tiền.
Trần Tử An không chịu nhường nhịn, chửi nhau với bà ta.
Trang Hoài nhíu mày, nói hai câu muốn ngăn cản chuyện ầm ĩ này. Bà chủ thì giả ngu, tiếp tục gào thét bằng tiếng địa phương, người trong thôn ở xung quanh đều ồn ào cả lên, không thèm nhìn tới Trang Hoài. Vẻ mặt của Trang Hoài bắt đầu khó chịu giống như Trần Tử An.
Đang lúc muốn lên tiếng thì tôi nghe thấy tiếng khóc vọng tới từ phía núi Khóc Mộ.
Trước đây, tiếng khóc đó là của một người, bi ai thảm thiết, rất nỉ non, lại như có như không. Nhưng lúc này tiếng khóc đã trở thành của rất nhiều người, thật giống như tiếng khóc bi ai của một đội đưa tang, còn vô cùng vang vọng.
Tôi nghe thấy rất rõ ràng, cũng nhìn thấy vẻ mặt của Trần Tử An biến đổi trong phút chốc.
Trần Tử An kinh ngạc quay đầu nhìn về phía núi Khóc Mộ.
Ông ta quả thật là không nói dối, ông ta thực sự nghe thấy tiếng khóc.
Tôi vừa nghĩ đến đây thì có người đi ra từ trong căn nhà của khu du lịch.
Lúc trước chúng tôi ngồi ở cái bàn trong phòng khách ăn một bữa cơm, vốn chẳng chú ý tới hoàn cảnh của cái căn lầu đó, nên cũng không biết là hồi nãy có người ở bên trong.
Người đi ra là một ông lão, dáng người rất thấp bé, có lẽ chỉ cao khoảng một mét rưỡi, vô cùng gầy gò, tóc lưa thưa vài cọng, để râu dài, nhưng cũng thưa thớt giống như mái tóc của ông ta vậy.
Ông ta chạy chậm ra trông khá buồn cười, vẫy tay, hô lên một câu gì đó bằng tiếng địa phương.
Bà chủ đang khí thế hừng hực và những người đang xem kịch vui đó đều sững sờ, rồi tất cả đều lộ ra vẻ mặt có chút kì lạ.
Bà chủ xua tay, nói với Trần Tử An câu gì đó, liền đi lên dìu ông già bước vào trong phòng. Xem tình hình thì có vẻ việc này đã kết thúc một cách quái lạ như vậy.
Nhân vật chính đã đi, những người khác cũng đều tản ra, ai về nhà nấy, đều không dừng lại trên con đường đất, thậm chí cũng không ngồi ở trước cửa nhà nữa.
Trong lòng tôi hơi động, gọi ông lão đó,
Ông ơi, cho cháu hỏi là đã xảy ra chuyện gì vậy ạ? Có liên quan tới tiếng khóc đó sao?
Người ở đây tuy rằng đều nói tiếng địa phương, nhưng không phải là thực sự nghe không hiểu tiếng phổ thông. Vào thời buổi này có lẽ đã không còn người nào hoàn toàn không hiểu tiếng phổ thông nữa rồi.
Bước chân của ông lão và bà chủ đều dừng lại, kinh ngạc nhìn về phía tôi.
Cháu có nghe thấy. Xin hỏi là có chuyện gì được không ạ?
Tôi khẳng định một câu trước, rồi lại đưa ra câu hỏi.
Vẻ mặt ông lão phức tạp.
Bà chủ thì có chút hoảng loạn.
Vẻ mặt của Trần Tử An thì lại hưng phấn, nói hai câu bằng tiếng địa phương.
Ông lão nhìn nhìn Trần Tử An rồi mặc kệ, nói với bà chủ câu gì đó. Hai người thì thà thì thầm, cuối cùng bà chủ có vẻ không hài lòng lắm nhìn về phía chúng tôi.
Được rồi, các cậu vào trong ngồi đi.
Bà chủ lên tiếng, dùng tiếng phổ thông, giọng điệu của bà ta cứng nhắc, vẻ mặt cũng rất khó chịu.
Tôi không để ý, đi theo sau hai người vào trong tòa lầu nhỏ đó.
Trên bàn vẫn còn bày thức ăn thừa của chúng tôi để lại.
Bà chủ dìu ông lão đến ngồi bên cạnh bàn ăn.
Chúng tôi cũng đành theo ý chủ nhà, tới ngồi bên bàn. Có điều, khi nhìn thấy chút đồ ăn còn thừa đó thì ai cũng liền nhớ tới kinh nghiệm tốn tiền chết tiệt lần này, nên chẳng vui vẻ nổi.
Ông lão dường như nhận ra điều gì đó, đẩy bà chủ. Bà chủ nhăn nhó, nhưng vẫn nhanh nhẹn đi lấy một cái mâm tới dọn những đĩa thức ăn thừa đó rồi bưng đi.
Ông lão không để ý tới dầu mỡ ở trên bàn, không chờ bà chủ quay lại thì đã lên tiếng hỏi:
Cậu trai trẻ đến từ vùng khác sao?
Ông ta nói chuyện vẫn có chút khẩu âm địa phương, nhưng không phải là dùng tiếng địa phương khiến người ta hoàn toàn không hiểu gì kia.
Vâng. Bạn cháu bị mất tích ở đây, cháu tới để tìm cô ấy.
Tôi thành thật nói.
Ông lão thở dài,
Ồ, gặp phải ma dẫn đường rồi à.
Ông ơi, ông có thể giúp chúng cháu được không? Cháu chỉ là muốn tìm thấy bạn cháu thôi. Nếu như tìm thấy thì chúng cháu sẽ rời đi ngay lập tức.
Tôi nói nhưng lời nói đã ẩn chứa ý uy hiếp.
Trong thời gian chưa tới hai ngày này, tôi đã hoàn toàn không có chút thiện cảm nào với người Hối Hương, nên đương nhiên là không thể quá khách sáo.