• 92

Chương II: Sự im lặng của Harpocrate


Số từ: 4010
Nguồn: diendanlequydon.com
Để viết một cuốn sách, cũng như để lắp một chiếc đồng hồ
cần phải thành thạo nghề nghiệp của mình:
Tác giả không chỉ cần có trí thông minh mà thôi.
La Bruyère
Tổng biên tập của tờ báo lớn buổi sáng "Paris-Nouvelles" Max Bary đang nói chuyện điện thoại với Jacque d’Arjeau, truởng ban văn học của chính tờ báo này.
- Được rồi. Sao? "Sự im lặng của Harpocrate" á? Nghe thấy rồi, nghe thấy rồi. Ờ, tôi hiểu... Tên Hy Lạp... Thế tác giả là ai? Tôi hỏi anh về tác giả..
- Một tay Paul Doubois nào đó. Bây giờ anh nghe rõ tôi nói chưa?
- Rồi. Điện thoại bị sao ấy. Thế tay Dubois ấy là ai?
- Doubois, không phải "u" sau "D" mà là "ou". Tôi xin nhắc lại, sau "D" là "ou".
- Chuyện đó thì có nghĩa lý gì đâu! Như vậy là anh sẽ phỏng vấn chi tiết nhé, được chứ? Thế có ảnh không?
- Tất nhiên là không rồi. Tôi đang giải thích cho anh về chuyện ấy đây. Cả ảnh lẫn phỏng vấn đều bị loại trừ.
- Tại sao thế?
- Bởi vì không có tác giả.
- Thế anh ta ở đâu?
- Không ai biết gì hết. Không một ai cả!
- Nghe đây, anh d’Arjcan thân mến. Anh có hiểu anh đang nói chuyện vớ vẩn gì không? Có một tay nào đó hoàn toàn không có tên tuổi trong giới văn học bỗng dành được giải thưởng văn học Goncourt mà lại không xuất hiện tại buổi lễ. Chắc hẳn người ta đã đem anh ra diễu cợt rồi!
- Tôi xin khẳng định với anh là tôi được thông tin đầy đủ nhất hơn bất cứ một ai.
- Đúng là một chuyện rắc rối!
- Vâng, chuyện lạ lùng thật.
- Thôi được, rồi, biết đâu ông ta bị kẹt ở đâu đó, bận bịu gì hay là bị ốm thì sao?
- Không ai biết gì hết.
- Hay là ông ta ra nước ngoài rồi?
- Tôi đã nói với anh là không ai biết gì hết.
- Và không biết cả địa chỉ nữa hay sao?
- Vâng... Có nghĩa là không. Kẻ đó đã gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng giám khảo ghi rõ địa chỉ Paris của mình. Thế nhưng hóa ra đó là địa chỉ giả. Người ta đã thăm dò tin tức rồi. Nói tóm lại, vẫn chưa biết gì cả. Paul Doubois không xuất hiện.
- Như vậy đấy. Cần phải chờ ít lâu xem.
- Chính chúng ta đang chờ đây. Người ta đã thông báo trên đài về việc trao giải thưởng. Chúng ta sẽ xem xem.
- Thật lạ lùng. Rất là lạ lùng. Giới thiệu tác phẩm cho giải Goncoiirt mà sau đó thậm chí cũng không nghiên cứu lai lịch người ta! Thế cuốn tiểu thuyết ấy ra sao? Đầu đề là gì ấy nhỉ? Anh vừa nói với tôi mà!
- "Sự im lặng của Harpocrate".
- "Sự im lặng của Garpo...". Thôi được... Thế anh đã đọc nó chưa?
- Chưa. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ đó. Tôi có cảm tưởng rằng người ta trao giải thưởng không phải là cho tiểu thuyết...
- Tôi nghe đây. Cái gì? Anh hãy nhắc lại xem! Lại có kẻ nào đó phá rối!
- Alô, bây giờ anh nghe rõ chưa?
- Rồi. Như vậy là anh đang nói gì đó về cuốn tiểu thuyết?
- Đúng thế. Mỗi một thành viên trong ban giám khảo đã nhận được một bản "Sự im lặng của Harpocrate". Tác phẩm được đánh máy và ký tên Paul Doubois ở dưới. Đấy là tất cả tin tức về tay Doubois với "ou" sau "D" ấy.
- Thế đấy! Thế còn bức thư gửi ông Chủ tịch thì sao?
- Không có gì đáng lưu ý cả. Như mọi bức thư bình thưởng! Chả có gì để suy xét trong bức thư hết. Thêm vào đó, như tôi đã nói với anh, đó là địa chỉ giả. Đúng thật là không thể ghen tỵ với tình cảnh của các thành viên trong ban giám khảo. Không thể nhận ra ông Chủ tịch được nữa. Còn bên báo chí thì bắt đầu giơ nanh vuốt ra. Người ta đã chuẩn bị sẵn một số đề mục cho các số báo buổi chiều: "Người được giải thưởng - Ông X". "Ban giảm khảo đang lùng kiếm người để trao giải thưởng"... Tất cả đều thật lạ lùng.
- Anh d’Arjean, anh hãy nghe nhé, dù sao cũng hãy cố gắng đào bới một số chi tiết cụ thể nào đó. Thế còn "Sự im lặng của Harpocrate" là cái gì thế?
- Là tiểu thuyết.
- Chuyện đó thì rõ rồi, nhưng Harpocrate là ai vậy?
- Ồ, biết nói cho anh thế nào nhỉ... Đấy là thần Hy Lạp....
- Ờ, đúng rồi, tôi thật là quá thể.
- Đó là thần Im lặng.
- Ừ, đúng rồi.
- Cuốn tiểu thuyết vượt hẳn tất cả những gì mà người ta có thể tưởng tượng được. Người ta nói rằng đấy là một tuyệt tác. Nó đã gây cho ban giám khảo một ấn tượng đặc biệt. Bởi anh cũng biết là giải thưởng đã được quyết định ngay từ trước. Đúng hơn là có hai ứng cử viên: Jules Vollar cho tác phẩm "Phong cảnh vắng bóng mặt trời" và Armande Raymond với tác phẩm "Những thiếu nữ mộ đạo" của bà ta...
- Tôi biết "Những thiếu nữ mộ đạo" thực tế ra sao rồi... Tác phẩm đọc... rất được đấy chứ?
- Nói chung là như vậy. Nhưng dù sao thì Vollar được đánh giá cao hon hẳn. Thực thà mà nói "Những thiếu nữ mộ đạo" đâu phải là tiểu thuyết. Nói tóm lại vào thời điểm cuối cùng bỗng nhiên xuất hiện cái tên Doubois. Có ai đó nói "Vì bậc thiên tài thì có thể áp dụng mọi biện pháp để nâng đỡ. Và đích thực là chúng ta đang có một tài năng mới...".
- Được rồi. Anh hãy nghe đây, chả cần phải cuống quít lên làm gì. Riêng tôi thì có cảm tưởng rằng nhân tài ấy sắp xuất hiện. Nếu như không phải chính anh ta thì sẽ có ai đó trong số bạn bè hay họ hàng của anh ta sẽ xuất hiện. Và ngay lập tức mọi sự sẽ trở nên rõ ràng: Doubois bị ốm hay đang lưu lạc ở đâu đó, thiếu gì chuyện có thể xảy ra...
- Thế còn địa chỉ giả thì sao?
- Tất cả các thiên tài đều đãng trí... Alô, anh hãy chờ và tìm tòi tư liệu! Chúng ta sẽ đưa ra một đề mục tuyệt diệu với phần mở đầu cực kỳ giật gân ở ngay trên trang nhất, sẽ đăng ảnh và...
- Nếu như chúng ta kiếm được...
- Ờ, rõ rồi. Thế còn bản thân cuốn tiểu thuyết thì sao? Anh đã đọc chưa?
- Tôi đào đâu ra bây giờ?
- Ồ, ông bạn già ơi, anh hãy xoay xở tùy thích nhưng chúng ta cần phải biết nội dung cuốn sách hay một đoạn trích nào đó... Anh hãy nhờ Morelly, ngài André Morelly, thành viên ban giám khảo. Ông ta vốn là bạn của gia đình tôi. Ờ, mà chính anh cũng biết ông ta đấy thôi. Hãy làm sao để ông ta đưa cho anh cái bản thảo bất hạnh ấy. Muốn thế nào thì muốn ít nhất là anh phải xem qua cuốn sách!
- Hiện nay ban giám khảo đang tiến hành họp kín...
- Ở đâu thế?
- Vẫn ở đó thôi, ở quảng trường Gayon trong nhà hàng "Drouan"...
- Được rồi. Anh hãy ngồi đó và thu thập một ít tư liệu kha khá một chút cho số báo mới. Tôi rất trông cậy ở anh đấy!...
- Tôi sẽ làm mọi việc có thể...
° ° °
Chiều dần buồng xuống thành phố. Một buổi chiều tháng mười một lạnh lẽo, ẩm ướt. Thời tiết này thì người ta chỉ ước được ngồi bên lò sưởi với đĩa súp nóng mà thôi.
Tên giết người đang ngồi bên máy thu thanh. Buổi biểu diễn nhạc nhẹ vừa mới kết thúc và bắt đầu phát bản tin cuối cùng. Giọng nói trầm trầm đều dặn của phát thanh viên ngọt ngào tuôn vào căn phòng. Sau bản báo cáo về cuộc thảo luận trong Hạ nghị viện anh ta chuyển sang phần tin vắn.
Thành Paris. Ngày hôm nay, theo truyền thống, ở nhà hàng "Drouan trên quảng trường Gayon" đã tiến hành phiên họp của hội đồng giám khảo Viện hàn lâm Goncourt....
(Tên giết người nghĩ: "Cái quảng trường ảm đạm, bé xíu với vẻ quê mùa...").
Phát thanh viên tiếp tục :
- Giải thưởng đã được trao cho ông Paul Doubois với tiểu thuyết "Sự im lặng của Harpocrate". Đồng thời ông Jules Vollar, tác giả của "Phong cảnh vắng bóng mặt trời" và bà Armande Raymond với tiểu thuyết "Những thiếu nữ mộ đạo" đã nhận được một số phiếu bầu. Chủ tịch Hội đồng giám khảo đã tuyên bố với chúng tôi rằng: "Paul Doubois, tác giả của cuốn tiểu thuyết ‘Sự im lặng của Harpocrate’ được trao giải thưởng văn học Goncourt đã không có mặt trong buổi lễ tuyên bố quyết định của Hội đồng giảm khảo. Hội đồng giám khảo đã yêu cầu tác giả có mặt kịp thời hay báo tin về địa điểm lưu trú hiện nay của ông ta...".
Tiếp theo đó, giọng nói trầm trầm kể về nạn lụt ở Tunisie. Rồi một giọng nữ nối tiếp lời giọng nam báo tin rằng cuối cùng người ta đã khám phá ra vụ án bí ẩn về việc đầu độc ở Grenoble. Số là vợ một tay bán hàng giò chả và cô em gái của bà ta đã chết bất đắc kỳ tử trong một tình huống rất khả nghi. Mọi sự hóa ra hoàn toàn đơn giản. Chính tên hàng giò chả đã gây tội ác bằng cách bỏ thuốc chuột vào thức ăn của họ.
Sau đó một phát thanh viên với kiểu phát âm chữ "r" trong cổ họng không dễ chịu lắm đọc kết quả đua ngựa. Mấy phút sau Tên giết người tắt đài.
° ° °
Gần 8 giờ chiều, khi rời khỏi phòng làm việc của mình Tổng biên tập tờ "Paris-Nouvelles" Max Bary đụng ngay phải tay phóng viên Joseph Robenne. Anh ta vừa mới trở về từ Grenoble, nơi mà anh ta đến điều tra vụ án tên hàng giò chả đánh thuốc độc. Thật ra mà nói, trong vụ án này chẳng có gì là bí ẩn cả. Những nghi vấn đầu tiên của cảnh sát đã được khẳng định rất nhanh chóng. Tên hàng giò chả đã rắc bả chuột vào cà phê buổi sáng của vợ và em gái vợ. Hắn ta đã thú nhận tất cả.
Joseph Robenne chỉ báo cáo ngắn gọn vài lời về cuộc điều tra. Mọi việc đã được làm sáng tỏ nhanh chóng đến nỗi anh ta thậm chí cũng chẳng đặc biệt đi sâu vào bản chất vấn đề.
- Ồ, anh đấy ư, Robenne - Tổng biên tập thốt lên - Đúng lúc tôi đang nghĩ đến anh... vừa ở Grenoble về hả?
- Vâng, chào anh.
Họ bắt tay nhau.
- Anh biết rồi chứ? - Bary hỏi - Đã đọc thông báo cuối cùng chưa?
- Chưa, tôi vừa mới chân ướt chân ráo về đến đây và còn chưa kịp nhìn thấy số báo buổi chiều.
- Vào đây... Tôi sẽ kể tóm tắt cho anh nghe. Đó là chuyên về giải thưởng Goncourt.
- Anh cho phép chứ?
Anh ngồi xuống chiếc ghế bành bọc da và châm thuốc hút.
- Anh có mệt không? - Bary hỏi.
- Vâng, cũng hơi mệt chút xíu...
- Vụ án ở Grenoble hóa ra là chuyện vặt phải không?
- Vâng, chẳng có ầm ĩ. Như vậy anh đã mở đầu về chuyện giải thưởng Goncourt. Kẻ nào số đỏ vậy? Người ta đồn về Yollar...
- Nào, anh hãy nghe đây! Rất có thể là chính anh sẽ nghiên cứu chuyện này. Mọi việc rất đơn giản: người được giải thưởng nói chung là không có.
- Không có là thế nào?
- Thì thế đấy. Người ta đã quyết định trao giải thưởng cho một trong số các tiểu thuyết đã nhận được nhiều phiếu bầu nhất. Nhưng người được giải lại không thấy xuất hiện.
- Nhưng vẫn còn thời gian cơ mà!
- Tất nhiên rồi. Nhưng dù sao thì trường hợp này rất không bình thường.
Bary lục lọi trong đống giấy tờ la liệt khắp bàn ông ta.
- Tôi đã dúi mấy tờ bao buổi chiều vào đâu ấy nhỉ? À, đây rồi... Anh hãy nhìn những đề mục này xem: "Ông X. được giải thưởng văn học Goncourt". "Cần tuyển mộ tác giả". "Sự im lặng của Harpocrate và của người được giải". "Ai là người được giải thưởng Goncourt?". "Giải thưởng Goncourt lơ lửng giữa trời".
Joseph Robenne cầm mấy tờ báo và bắt đầu đọc chúng với vẻ bình thản. Mái đầu xoăn tròn trịa của anh ta với những sợi tóc vàng nghiêng nghiêng trên những cột báo mới còn thơm phức mùi mực in một cách chăm chú. Thỉnh thoảng anh ta lại nhíu mày ngạc nhiên, và đôi mắt xanh trong như thủy tinh của anh ta biểu lộ vẻ ngạc nhiêu, thắc mắc đầy lý thú.
Bary đi đi lại lại trong phòng, nhai nhai cái tẩu rỗng. Sau đó ông ta dừng lại tước mặt tay phóng viên và há miệng ra. Nhưng chẳng nói gì cả, ông ta lại bước đi. Ông rất hiểu Robenne. Chàng trai này rất có đầu óc và nhạy cảm. Khi chưa hiểu rõ sự việc anh ta sẽ không phát biểu ý kiến của mình.
Rồi Joseph ngẩng đầu lên và mỉm cười.
- Thú vị thật! - Anh khẽ nói.
- Ờ, đúng là thú vị...
Bary nhún vai.
- Đó là tư liệu tốt cho số báo đấy. - Joseph tiếp tục.
- Tất nhiên là thế rồi. - Tổng biên tập đồng ý - Nhưng tôi còn lo ngại...
Ông ta dừng lại và đăm chiêu cắn cắn cái đầu tẩu thuốc của mìnb, Joseph ngạc nhiên nhìn Bary.
- Tôi sợ - Tổng biên tập lại nói tiếp - rằng d’Arjean không đủ sức việc này.
- Tại sao vậy?
- Ờ, tất nhiên, d’Arjcan là một ký giả, là một nhà phê bình có tiếng, chuyện đó khỏi phải bàn. Anh ta soạn thảo tin tức rất khéo, nói chung anh ta biết việc của mình. Thế nhưng tôi có cảm tưởng rằng có một cái gì đó ẩn đằng sau chuyện người được giải thưởng đã biến mất này. Anh phải bắt tay vào việc thôi, anh Robenne ạ... Ờ, tôi biết rằng anh mệt mỏi, tâm trạng không được thoải mái cho lắm. Vụ án tên hàng giò chả không đáng phải nhọc xác... Nhưng dù sao...
- Xin lỗi anh, nhưng việc này không thuộc lĩnh vực của tôi.
Joseph lắc đầu và vẩy tàn thuốc. Nụ cười ẩn trong khóe miệng trẻ thơ của anh ta.
- Không, đấy không phải là lĩnh vực của tôi. Tôi không quen biết với giới văn chương, với các nhà văn. Tôi thường tham quan các trường tổng hợp mà không có quan hệ với văn học. Đấy, nếu như vấn đề liên quan đến một tội ác mẫu mực nào đó trong một căn phòng khóa chặt cực kỳ chắc chắn hay là về tòa án hội thẩm... Còn tất cả những chuyện khác...
- Ồ, ồ... Chính anh tự thú nhận rằng anh thích tất cả những gì bí ẩn. Vậy thì, vấn đề đã được giải quyết nhé?
- Anh hãy đợi chút đã! Cứ suy luận theo những cái tôi vừa mới đọc xong thì tin tức của các đồng nghiệp của tôi quả là nghèo nàn. Người ta quyết định trao giải thưởng. Đúng theo thủ tục, Hội đồng giám khảo đã họp sơ bộ. Họ xem xét ứng cử viên Vollar và... tên bà ta là gì nhỉ?... Armande Raymond. Bỗng nhiên có ai đó tiến cử một tay Doubois nào đó. Các quý ngài thành viên của Hội đồng giám khảo đã trao đổi ý kiến, tranh luận. Nói tóm lại, "Sự im lặng của Harpocrate" là một trong những sự kiện văn học vang dội nhất của thế kỷ này. Phong thái rất đặc biệt, một bầu không khí khác thường, những quan sát tâm lý không ngờ... Tóm lại có đầy đủ mọi dấu hiệu của thiên tài. Và thế là vấn đề cần được giải quyết là trao giải thưởng cho Vollar hay Armande Raymond hay cho một tác phẩm hơn hẳn không thể chối cãi nào khác nữa. Hội đồng giám khảo dao động, tính toán thế này thế kia, tranh luận. Không ai biết Doubois thiên tài, cái hiện tượng đột biến bí ẩn ấy. Và rồi cái nút rối đã được tháo gỡ. Người ta quyết định trao giải thưởng cho Doubois, thế nhưng... Doubois không thấy xuất hiện. Người ta đi tìm Doubois theo địa chỉ mà anh ta đẩ viết trên phong bì. Ở đó chả có Doubois nào hết. Và cho đến giờ Hội đồng giảm khảo đang trong cơn tuyệt vọng hoàn toàn.
- Hoàn toàn đúng như vậy! Ờ, thế ý kiến của anh ra sao?
Joseph khoát tay.
- Tôi có thể có ý kiến gì được nhỉ? Doubois đã giành được giải thưởng Goncourt cho mình. Doubois ở đâu nhỉ? Doubois ấy là ai? Tôi chẳng biẽt gì hơn anh cả. Rồi bỗng nhiên hóa ra đó là một trò đùa độc địa... Bởi vì mọi chuyện đều có thể xảy ra...
- Ồ, không! Khó có chuyện ai đó trong số các nhà văn của chúng ta viết một tác phẩm thiên tài mà lại quyết định giấu tên. Không, chuyện đó được loại trừ!
- Ai mà biết được? Đúng là rất hiếm nhưng vẫn có thể gặp những kẻ khiêm tốn trong số các nhà văn.
Mắt Joseph bừng lên. Vẻ mệt mỏi như biến đâu mất. Bary thân thiện vỗ lưng anh.
- Tôi đã nói rồi mà. Việc này là để cho anh!
- Không, không, anh nhầm rồi. Lĩnh vực của tôi - Than ôi! - Đấy là tội ác trong lọ mực...
- Thì đấy, lọ mực đã có rồi...
Joseph đứng dậy ném tập báo trên đầu gối xuống bàn. Anh có dáng người tầm thước. Và cái áo choàng khoác trên người anh trông hơi vụng về.
- Cũng thú vị nếu được làm quen... - Im lặng chút ít, Joseph nói tiếp - Cũng thú vị nếu được làm quen với cuốn tiểu thuyết ấy nhỉ.
- Tất nhiên rồi. - Bary trả lời - Tôi đã yêu cầu d’Arjean tìm hiểu cụ thể hơn. Nhưng mấy vị trong Hội đồng giảm khảo dường như không muốn thông báo chuyện gì cả. Người từ các nhà xuất bản liên tục được phái đến nhưng người ta từ chối tất cả. Họ đang chờ người được giải thưởng. Và tôi đã nói với d’Arjean như sau: "Hãy nghe đây, ông bạn già ạ, anh cứ việc xoay xở tùy ý nhưng anh phải xem qua bản thảo để ngàv mai cho các độc giả của chúng ta một bài báo tổng quát đầy đủ... Tôi hy vọng là...".
Một hồi chuông điện thoại cắt ngang lời nói của ông Tổng biên lập.
- Alô! - Bary nói - Alô! Vâng, tôi đây... Xin chào.. Ồ, thế à... Có lẽ nào? Rất tốt! Tuyệt... Tôi rất tin tưởng... ông ta đồng ý chứ? Ồ, tất nhiên, ông ta không thể từ chối... Cái gì? Tất nhiên rồi... Rất tiếc... Không còn gì nữa hả? Anh mệt lắm phải không? Ông già Simonie phãt khùng lên hả? Ờ, càng nhiều chi tiết càng tốt. Đúng là như vậy đấy. Anh hãy ngoáy ngay mấy dòng đi! Cái gì? Ghép ảnh ông già Simonic trên nền một bóng đen hả? Một ý kiến tuyệt diệu! Và có thể viết thêm một dòng chữ: "Ngài Simonie, tác giả nổi tiếng của tập thơ ‘Những bông hoa của bóng râm’ cùng người giải thưởng giấu mặt..." Vào lúc mười giờ hả? Được thôi, mười giờ thì mười giờ. Tôi vẫn chưa kịp liên lạc với Morelly. Tôi sẽ gọi thử bây giờ đây. Tạm biệt nhé! Đúng thế đấy! Cảm ơn. Tôi cũng chúc anh như vậy...
Bary gác máy xuống.
- D’Arjean vừa gọi điện.
- Anh ta nói gì vậy?
- Nói chung là chưa có gì mới. Ban giám khảo đang nổi điên lên. Ông già Simonie - anh đã biết nhà thơ Simonie rồi đấy - cũng đang lồng lộn, gào thét. Ông ta nói rằng đây là nỗi nhục cho Viện hàn lâm Goncourt và định phát đơn kiện kẻ đùa cọt. D’Arjean có một ý kiến tuyệt diệu là ghép ảnh Simonie trên nên một bóng đen thể hiện người được giải thưởng lạ mặt.
- Cũng được đấy!
- Ờ, suýt nữa thì quên mất điều quan trọng nhất. D’Arjean đã moi được vài điều từ chỗ Morelly. Anh có nghe về Morelly rồi chứ? Ông ta viết tiểu thuyết lịch sử. Đó là người bạn của gia đình tôi. Ông ta không thể từ chối chúng tôi và đã cho biết một vài tin tức. D’Arjean đã gặp ông ta và đặt vô số câu hỏi. Nhưng vấn đề chính thì vẫn còn bí mật. Doubois vẫn ẩn náu như trước. Morelly đã đọc cuốn tiểu thuyết và kể lại nội dung cho d’Arjean. Cốt truyện không có gì phức tạp. Đó là truyện miêu tả lại một tội ác.
- Truyện trinh thám à?
- Không, theo tôi thì không phải. Như tôi hiểu thì đấy là một cái gì đó kiểu hồi ký. Hồi ký của một kẻ đứng trước sự cần thiết phải giết người. Anh có hiểu không? Tôi đã nói là anh rất nên nghiên cứu vụ này mà.
Joseph phá lên cười.
- Một vụ giết người trên giấy? Tóm lại là tay Doubois kể lại lịch sử một tội lỗi.
- Đấy, đúng thế.
- Nhưng từ đó suy ra kết luận là vụ giết người, theo tôi nghĩ, đã được thực hiện khá mạnh bạo.
- Người ta nói rằng tội ác được miêu tả rất có sức thu hút.
Joseph huýt sáo với vẻ không được kiên quyết cho lắm. Anh mở hộp thuốc lá và nhìn thẳng vào mặt Bary nói :
- Tôi có một đề nghị mà chắc hẳn là anh sẽ thích. Vì rằng anh vốn thích những đề mục giật gân đúng không? Chúng ta sẽ giả sử là vụ giết người mà Doubois miêu tả đích thực là có thật hoàn toàn trong thực tế.
- Được rồi.
- Trong trường hợp đó thì trên trang nhất có thể cho một đề mục cực kỳ giật gân.
Joseph rút một điếu thuốc, chậm rãi vê vê giữa mấy ngón tay, và nheo mắt lại anh nói tiếp :
- Đúng là giật gân! "Kẻ giết người được giải thưởng văn học Goncourt". Với cái đề mục này thì nhà thơ trí thức Gaston Simonie có thể chết đứng mất thôi. Được đấy chứ? "Kẻ giết người được giải thưởng văn học Goncourt"...
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook KẺ GIẾT NGƯỜI ĐƯỢC GIẢI GONCOURT.