• 1,548

PHẦN I.3


Số từ: 17887
Người dịch: Trần Thanh Hương
Omega Plus phát hành
NXB Lao Động
--------
Nguồn text: Trạm Sách
Trường Y đã làm sâu sắc hơn những hiểu biết của tôi về mối quan hệ giữa ý nghĩa, cuộc đời và cái chết. Tôi nhìn thấy ‘tính quan hệ của con người’ mà mình đã viết thời đại học trong mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân. Là sinh viên y khoa, chúng tôi đương đầu với cái chết, sự thống khổ và các đòi hỏi trong công việc chăm sóc bệnh nhân, đồng thời lại được che chở khỏi gánh nặng thực sự của trách nhiệm dù rằng có thể nhận thấy bóng ma ám ảnh của nó. Sinh viên y khoa dành hai năm đầu tiên miệt mài trên lớp học, kết bạn, nghiên cứu và đọc sách; rất dễ xem công việc chỉ đơn thuần là mở rộng thêm của việc học trên giảng đường. Nhưng bạn gái tôi, Lucy, người tôi gặp trong năm đầu trường Y (và sau trở thành vợ tôi) đã hiểu được ẩn tình của học thuật. Khả năng yêu thương của nàng là gần như vô hạn và là một bài học đối với tôi. Một đêm trên ghế sofa trong căn hộ của tôi, nàng thận trọng suy xét một xấp giấy những đường uốn lượn tạo thành hình điện tâm đồ EKG, và sau đó xác định một cách chính xác chứng rối loạn nhịp tim gây chết người. Đột nhiên, nàng sáng tỏ và bật khóc: cho dù cái
EKG thực tế
này có đến từ đâu thì người bệnh cũng không còn sống nữa. Những dòng kẻ nguệch ngoạc này không chỉ là dòng kẻ; chúng là những rung tâm thất dần hóa thành đường thẳng báo hiệu cái chết, và chúng có thể khiến bạn rơi nước mắt.
Lucy và tôi cùng theo học trường Y của Yale khi Shep Nuland vẫn còn giảng dạy ở đây, nhưng tôi chỉ biết đến ông với tư cách của một độc giả, Nuland là một nhà triết học - bác sĩ phẫu thuật danh tiếng, tác giả của cuốn sách đầy ảnh hưởng về cái chết, How We Die
(Hiểu về Sự chết)13
, xuất bản khi tôi còn học cấp ba nhưng chỉ đến tay tôi khi tôi đang theo học trường Y. Hiếm cuốn nào trong số những cuốn tôi đọc đề cập đến thực tế cơ bản của sự tồn tại một cách trực tiếp và trọn vẹn như thế: mọi sinh vật, cho dù là một chú cá vàng hay một đứa cháu nội, đều chết. Tôi nghiền ngẫm nó trong đêm, đặc biệt ghi nhớ những mô tả của ông về căn bệnh của bà ông và cách mà đoạn văn đó, một cách hoàn hảo, đã làm sáng tỏ được những phương thức mà trong đó các khía cạnh cá nhân, y học và tinh thần trộn lẫn với nhau. Nuland nhớ lại khi ông còn là một đứa trẻ và thường chơi trò chơi lấy ngón tay ấn lõm vào da của bà mình để xem mất bao lâu nó mới trở lại trạng thái cũ – một phần của quá trình lão hóa, mà cùng với chứng khó thở mới phát hiện, đã cho thấy
bà dần đi tới chứng suy tim xung huyết… một sự suy giảm trầm trọng lượng oxy mà khối máu lão hóa có thể nhận được từ các mô lão hóa của những lá phổi lão hóa.
Nhưng
điều hiển nhiên nhất,
ông tiếp tục,
là quá trình từ từ lìa đời… Tại thời điểm Bubbeh ngừng cầu nguyện, bà gần như dừng hết luôn mọi thế sự khác.
Với cú đột quỵ cuối cùng của mình, Nuland liên tưởng tới Religio Medici
của Sir Thomas:
Chúng ta không biết tới những vật lộn và đớn đau đưa ta đến thế giới, nhưng việc thoát ra khỏi nó thường không phải là một chuyện dễ dàng.

Trong nỗ lực thấu hiểu hơn những đặc tính của cái chết, tôi dành rất nhiều thời gian nghiên cứu văn học ở Stanford và lịch sử y học ở Cambridge, rốt cuộc chỉ để cảm thấy chúng vẫn chỉ là một ẩn số không thể đoán biết. Nhưng miêu tả như của Nuland khiến tôi tin rằng ta chỉ có thể biết được những thứ như vậy khi thực sự giáp mặt với chúng. Tôi theo đuổi ngành Y để được làm chứng nhân cho những bí ẩn song hành cùng cái chết, những biểu thị mang tính kinh nghiệm và sinh học của nó: vừa vô cùng cá nhân, vừa tuyệt đối phi cá nhân.
Tôi nhớ Nuland trong các chương mở đầu của cuốn How We Die
đã viết về những trải nghiệm khi còn là một sinh viên y khoa trẻ tuổi, một mình trong phòng mổ với một bệnh nhân tim đã ngừng đập. Trong một hành động tuyệt vọng, ông đã mổ ngực bệnh nhân và cố gắng bơm tim bằng tay không, nói trần trụi là ra sức bóp vắt sự sống quay trở lại. Bệnh nhân chết, và ông thầy hướng dẫn tìm thấy Nuland trong tình trạng toàn thân đầy máu me, và thất bại.
Trường Y đã thay đổi nhiều khi tôi vào trường, tới mức mà cảnh tượng tương tự hoàn toàn là điều không tưởng: là một sinh viên y khoa, chúng tôi hầu như không được phép chạm vào người bệnh chứ đừng nói gì tới việc mổ ngực họ ra. Điều duy nhất không thay đổi, đó là tinh thần trách nhiệm quả cảm giữa cảnh máu me và thất bại. Điều này gây ấn tượng với tôi như một hình ảnh chân chính của một bác sĩ.
Sự sống đầu tiên tôi chứng kiến cũng là cái chết đầu tiên.
Gần đây tôi đã hoàn thành vòng 1 trong kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề, kết thúc hai năm nghiên cứu chuyên sâu vùi trong sách vở, chìm trong các thư viện, nghiền ngẫm đống ghi chú bài giảng và nằm dài trên giường ôn lại đống thẻ ghi chú tự làm. Hai năm kế tiếp, tôi dành thời gian ở bệnh viện và phòng khám, cuối cùng cũng áp dụng vào thực tế mớ kiến thức lý thuyết đó để làm dịu nhẹ những thống khổ với bệnh nhân chứ không phải các khái niệm trừu tượng như trọng tâm ban đầu. Tôi bắt đầu tại phòng sản phụ khoa, làm ca đêm trong phòng chuyển dạ và sinh đẻ.
Bước vào bệnh viện khi mặt trời đã lặn, tôi cố gắng nhớ lại từng bước chuyển dạ, độ mở tử cung tương ứng, tên từng điểm mô tả vị trí xuống thai của đứa trẻ - bất kỳ điều gì có thể hữu ích lúc cần thiết. Là một sinh viên Y, nhiệm vụ của tôi là học thông qua quan sát và tránh ngáng đường. Các bác sĩ nội trú, những người đã kết thúc chương trình học ở trường và giờ đang hoàn thành đào tạo chuyên khoa và các y tá với nhiều năm kinh nghiệm lâm sàng sẽ là những người hướng dẫn chính của tôi. Nhưng nỗi sợ hãi vẫn len lỏi – tôi có thể cảm thấy những nhịp đập của nó - rằng trong những phút ngẫu nhiên hay dự tính, tôi sẽ có thể bị gọi qua đỡ đẻ, và thất bại.
Tôi tới phòng đợi của bác sĩ để gặp bác sĩ nội trú hướng dẫn mình. Bước vào trong phòng, tôi thấy một người phụ nữ trẻ tóc tối màu đang nằm trên sofa, rào rạo nhai bánh kẹp trong khi đang xem tivi và đọc một bài báo khoa học. Tôi tự giới thiệu bản thân mình.

Ồ, chào,
cô nói.
Tôi là Melissa. Tôi sẽ ở đây hay trong phòng nghỉ nếu cậu cần gặp. Có lẽ điều tốt nhất cậu có thể làm là chú ý đến bệnh nhận Garcia. Cô ấy hai mươi hai tuổi, đến đây vì cơn chuyển dạ sớm và mang song thai. Mọi người khác thì đều khá bình thường.

Giữa những lần cắn bánh, Melissa tóm tắt cho tôi một loạt sự việc và thông tin. Cặp song sinh mới hai mươi ba tuần rưỡi; hy vọng là có thể giữ cho thai kỳ tiếp tục cho đến khi song thai phát triển thêm càng lâu càng tốt; hai mươi tư tuần được coi là điểm lùi về khả năng sống sót, và mỗi một ngày sau đó đều tạo ra sự khác biệt; bệnh nhân đang sử dụng vài loại thuốc để kiểm soát các cơn co tử cung. Máy nhắn tin của Melissa vang lên.

Được rồi,
cô nói, đu chân ra khỏi ghế,
Tôi phải đi rồi. Cậu có thể ở đây nếu cậu thích. Chúng tôi có rất nhiều kênh truyền hình cáp hay đấy. Hoặc cậu đi cùng tôi cũng được.

Tôi theo Melissa tới phòng y tá. Một bức tường treo đầy máy theo dõi, hiển thị những đường viễn trắc lượn sóng.

Cái gì vậy?
tôi hỏi.
Đó là kết quả của máy đo trương lực cơn co tử cung và nhịp tim thai. Để tôi đưa cậu đi gặp bệnh nhân. Cô ấy không nói tiếng Anh. Cậu có nói tiếng Tây Ban Nha không?
Tôi lắc đầu. Melissa dẫn tôi tới đó. Căn phòng tối om. Người mẹ nằm trên giường, nghỉ ngơi và yên lặng, băng theo dõi quấn quanh bụng cô, theo sát cơn co và nhịp tim của cặp song sinh, gửi tín hiệu tới màn hình mà tôi đã thấy ở phòng y tá. Người cha ngồi cạnh giường nắm tay vợ, lo lắng hằn trên trán, Melissa thì thầm gì đó với họ bằng tiếng Tây Ban Nha sau đó dẫn tôi ra ngoài.
Trong vài tiếng sau đó, mọi sự diễn ra thuận lợi. Melissa ngủ trong phòng chờ. Tôi cố gắng giải mã những đường nguệch ngoạc không thể hiểu trong đồ thị của Garcia, giống như việc đọc chữ tượng hình vậy, và rời khỏi nó chỉ với chút kiến thức rằng tên của cô là Elena14
, đây là lần mang thai thứ hai, cô không được chăm sóc tiền sản và cũng không có bảo hiểm. Tôi viết tên những loại thuốc cô đang dùng và ghi chú lại rằng mình cần tìm hiểu thêm. Tôi có đọc một chút về sinh non trong cuốn sách tìm được trong phòng chờ. Những đứa trẻ sinh non, nếu chúng sống sót, thường có một tỷ lệ cao mắc chứng xuất huyết não và bại não. Nhưng mặt khác ba thập kỷ trước, anh trai Suman của tôi cũng sinh non gần tám tuần và giờ đang là một nhà thần kinh học. Tôi bước tới một y tá và hỏi cô cách đọc những đường nguệch ngoạc trên máy theo dõi, vốn chẳng rõ ràng hơn
chữ bác sĩ
là bao nhưng hiển nhiên là có thể nói trước một tình trạng bình yên hay là thảm họa. Cô gái bắt đầu nói với tôi về cách đọc những cơn co tử cung và nhịp tim, theo cách mà nếu cậu nhìn kỹ vào đây, và cậu sẽ thấy…
Cô dừng lại. Vẻ lo lắng thoáng trên mặt. Không nói lời nào cô đứng bật dậy và chạy tới phòng Elena, sau đó phi vội ra ngoài, vơ lấy điện thoại và nhắc Melissa. Một phút sau, Melissa đến, mắt lờ đờ liếc những đường kẻ và lao tới phòng bệnh nhân. Tôi bám phía sau. Cô bật mở điện thoại và gọi bác sĩ chính, líu ríu những biệt ngữ mà tôi chỉ hiểu phần nào. Cặp song sinh đang gặp nguy hiểm, tôi hiểu được điều đó, và cơ hội sống sót duy nhất hiện giờ là mổ bắt con.
Vẫn còn đang choáng váng, tôi được đi theo tới phòng mổ. Họ đặt Elena nằm ngửa trên bàn, truyền thuốc vào ven cô. Một y tá điên cuồng phết vào bụng bầu của cô thứ dung dịch khử trùng, trong khi đó bác sĩ chính, bác sĩ nội trú và tôi xịt tẩy cồn lên bàn tay và cánh tay. Tôi bắt chước các động tác gấp rút của họ, đứng yên lặng khi miệng họ rủa thầm. Bác sĩ gây mê luồn ống vào khí quản bệnh nhân trong khi bác sĩ mổ kỳ cựu và bác sĩ chính đầy sốt ruột.

Nhanh lên,
ông nói.
Chúng ta không có nhiều thời gian đâu. Cần phải nhanh lên.

Tôi đứng ngay cạnh bác sĩ chính khi ông mổ phanh bụng người phụ nữ, tạo một vệt cong dài dưới rốn, ngay dưới đỉnh của phần dạ con nhô lên. Tôi gắng dõi theo nhất cử nhất động, đào bới trong trí não những hình vẽ giải phẫu trong sách giáo khoa. Ông rạch một đường đầy tự tin qua cân mạc thẳng bao phủ cơ, sau đó tách phần cân mạc và thớ cơ bên dưới bằng tay, để lộ ra hình ảnh loáng thoáng của tử cung tròn như trái dưa. Ông lại tiếp tục rạch mở nó, một khuôn mặt nhỏ xíu xuất hiện, sau đó biến mất trong làn máu. Bàn tay vị bác sĩ thọc sâu vào, kéo ra một, sau đó là hai em bé tím ngắt hầu như không cử động, mắt nhắm nghiền, giống như những chú chim rơi khỏi tổ quá sớm. Xương của chúng hiện ra qua lớp da trong mờ, trông chúng giống như những bức phác họa nháp của hai đứa trẻ hơn là hai đứa trẻ bằng xương bằng thịt. Chúng nhỏ xíu, khó mà ẵm bế được, không lớn hơn nhiều so với bàn tay bác sĩ mổ. Chúng nhanh chóng được chuyền tới vị chuyên gia về trẻ sơ sinh đang đợi, người này nhanh chóng đưa chúng tới đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt.
Cơn nguy cấp tạm đẩy lui, nhịp độ cuộc phẫu thuật chậm lại, sự điên cuồng chuyển sang thứ gì đó tương tự như bình yên. Mùi thịt cháy thoảng qua trong không khí khi đao dốt chặn lại những tia máu bắn ra. Tử cung được khâu lại, những sợi chỉ giống như một hàng răng ngậm vết thương đóng lại.

Giáo sư, thầy có muốn đóng màng bụng không?
. Melissa hỏi.
Em đọc gần đây rằng điều đó là không cần thiết
.

Không để ai bị tan rời những gì Chúa đã kết cho họ,
bác sĩ chính nói.
Ít nhất thì không lâu hơn tạm thời. Tôi thích để mọi sự lại như lúc trước thấy chúng – hãy khâu lại đi.

Màng bụng là một tấm màng bao phủ khoang bụng. Bằng cách nào đó tôi đã hoàn toàn mất dấu chỗ nó bị phanh ra và giờ đây tôi cũng chẳng thể nhìn thấy nó. Với tôi, vết thương giống như một đống mô lộn xộn, dù vậy đối với những bác sĩ phẫu thuật, nó có một sự ngăn nắp thấy rõ, giống như một khối cẩm thạch trong mắt nhà điêu khắc vậy.
Melissa gọi lấy chỉ khâu màng bụng, chạm kẹp forcep vào vết thương và kéo lên một lớp mô trong suốt giữa cơ và tử cung. Đột nhiên, tấm màng bụng và lỗ hổng trong nó trở nên rõ ràng. Cô khâu nó lại, rồi chuyển đến vùng cơ và cân mạc, giữ chúng lại gần nhau bằng một chiếc kim lớn và vài mũi khâu vòng lớn. Bác sĩ chính rời đi, lớp da được khâu lại với nhau. Melissa hỏi nếu tôi có muốn thực hiện hai mũi khâu cuối.
Hai tay tôi run rẩy khi kéo kim qua lớp mô dưới da. Khi thắt chặt sợi chỉ, tôi thấy chiếc kim khẽ cong. Lớp da dính lại không cân phẳng, một cục mỡ thụt qua.
Melissa thở dài,
Không cân rồi,
cô nói.
Cậu chỉ cần phải bắt lấy lớp da này – cậu nhìn thấy sọc trắng mỏng này không?

Tôi có thấy. Không chỉ trí não tôi phải được rèn luyện mà cả đôi mắt của tôi nữa.

Kéo!
Melissa cắt các nút thắt thiếu chuyên nghiệp của tôi đi, khâu lại vết thương, đặt vào đó một miếng gạc và bệnh nhân được đưa đến phòng hồi sức.
Như Melissa đã nói với tôi trước đó, hai mươi tư tuần trong dạ con được coi là ranh giới của khả năng sống sót. Cặp song sinh đã qua hai mươi ba tuần và sáu ngày. Các bộ phận cơ thể đã hình thành, nhưng có lẽ chưa sẵn sàng cho trách nhiệm duy trì sự sống. Chúng bị nợ tới gần bốn tháng phát triển an toàn trong tử cung nơi dòng máu đầy oxy và dinh dưỡng đến qua dây rốn. Hiện giờ khí oxy sẽ phải đi qua lá phổi và những lá phổi chưa đủ khả năng giãn nở một cách phức tạp và thưc hiện việc trao đổi khí vốn được gọi là hô hấp. Tôi đến thăm cặp song sinh ở phòng chăm sóc đặc biệt, mỗi đứa nằm trong một lồng ủ bằng nhựa trong suốt, lọt thỏm giữa những chiếc máy lớn không ngừng kêu bíp, hầu như khó có thể thấy giữa mớ dây dợ và ống xoắn xuýt lại. Chiếc lồng ấp có lỗ thông nhỏ ở cạnh bên, nơi cha mẹ có thể vươn tới và khẽ vỗ tay chân bé, đem đến một chút đụng chạm bằng da thịt của người sống.
Mặt trời đã lên, ca trực của tôi kết thúc. Tôi được về nhà, hình ảnh của cặp song sinh đưa ra khỏi tử cung phá quấy giấc ngủ của tôi. Giống như một lá phổi chưa trưởng thành, tôi cảm thấy chưa sẵn sàng cho trách nhiệm suy trì sự sống.
Khi quay trở lại làm việc tối hôm đó, tôi được phân công phụ trách một thai phụ khác. Không ai nhận thấy có vấn đề gì trong thai kỳ này. Mọi thứ đều theo trình tự hết mức có thể, hôm nay thậm chí còn là ngày dự sinh của cô. Cùng với y tá, tôi theo dõi diễn tiến đã ổn định của người mẹ, những cơn co tử cung hành hạ thể xác với mật độ tăng dần. Y tá báo cáo lại độ mở tử cung, từ ba đến năm rồi đến mười centimet.

Ok, đến lúc phải rặn rồi,
y tá nói.
Quay lại tôi, bà nói,
Đừng lo lắng – chúng tôi sẽ nhắn cho cậu khi tới lúc sinh.

Tôi bắt gặp Melissa ở phòng chờ của bác sĩ. Sau một lúc, nhóm bác sĩ sản được gọi vào phòng: thời điểm sinh đến gần. Bên ngoài cửa, Melissa đưa cho tôi một áo choàng, găng tay và một đôi bọc ủng.

Sẽ nhem nhuốc lắm đấy,
cô nói.
Chúng tôi vào phòng. Tôi ngượng nghịu đứng nép về một bên cho tới khi Melissa đẩy tôi ra trước, giữa đôi chân bệnh nhân, ngay trước mặt bác sĩ chính.

Rặn!
y tá động viên.
Lại nào: như thế, nhưng đừng hét.

Tiếng thét không ngừng lại, và đi kèm đó là máu và các chất lỏng khác phun ra. Những biểu đồ y học gọn ghẽ chẳng có gì là liên quan đến Tự nhiên, màu máu đỏ không chỉ trong răng và vuốt mà còn trong sinh nở. (Đây không phải là một bức ảnh của Anne Gedders15
.) Việc học để trở thành bác sĩ thực hành rõ ràng là một kiểu giáo dục rất khác so với là một sinh viên y trên lớp. Đọc sách và trả lời những câu hỏi trắc nhiệm chẳng hề giống với hành động thực tế, cộng thêm với cả trách nhiệm đi kèm. Việc biết rằng ta cần phải thận trọng khi kéo chiếc đầu ra trước để tạo thuận lợi cho vai chui ra an toàn chẳng giống với việc thực hành nó. Nếu tôi kéo quá mạnh thì sao? (Tổn thương thần kinh vĩnh viễn
, trí não tôi gào lên.) Cái đầu ló ra ở mỗi cơn rặn và thụt lại trong lúc nghỉ, thò ra ba, lại lùi lại hai. Tôi chờ đợi. Bộ não con người đã đem đến cho cơ thể chức năng cở bản nhất: sinh sản, một hoạt động nguy hiểm. Nhưng cũng vẫn bộ não đó khiến cho những thứ như các đơn vị chuyển dạ và sinh nở, máy đo nhịp tim, tiêm gây tê màng cứng và mổ cấp cứu trở thành những thứ khả thi và không thể không cần đến.
Tôi đứng yên, không biết lúc nào phải ra tay cũng như phải làm gì. Giọng bác sĩ chính chỉ huy đôi bàn tay tôi hướng tới chiếc đầu đang trồi ra và trong lần rặn kế tiếp, tôi nhẹ nhàng định hướng đôi vai khi một bé gái chui ra. Cô bé khá lớn, tròn trịa và nhớt nhát, có lẽ to gấp ba lần kích thước của sinh mệnh giống như chú chim đêm trước. Melissa kẹp dây rốn và tôi cắt nó. Đôi mắt mở ra và cô bé bắt đầu khóc. Tôi giữ cô bé thêm một chút, cảm nhận sức nặng và thực thể của em, sau đó chuyển lại cho y tá để đưa đến mẹ em.
Tôi bước tới phòng đợi để thông báo cho toàn thể gia đình tin tốt lành. Hàng tá người thân tập trung tại đó nhảy lên vì vui sướng, một sự náo loạn với những cái bắt tay và ôm hôn. Tôi là một nhà tiên tri16
trở lại từ đỉnh núi với giao ước17
mới thuận lợi! Tất cả những nhem nhuốc của sự sinh đẻ đều biến mất; tại đây tôi vừa mới ôm trên tay thành viên mới nhất của gia đình này, cháu của người đàn ông này, em họ của cô gái này.
Quay trở lại phòng sinh, đầy hăm hở, tôi gặp đúng Melissa.

Này, cô có biết cặp song sinh đêm trước thế nào không?
tôi hỏi.
Mặt cô tối lại. Trẻ A chết chiều hôm qua; trẻ B không gượng nổi qua hai mươi tư giờ và đã chết trong khoảng thời gian tôi đỡ đẻ bé mới. Tại khoảnh khắc đó, tôi chỉ có thể nghĩ về Samuel Beckett, về phép ẩn dụ rằng cặp sơ sinh đó đã chạm tới giới hạn cuối cùng:
Một ngày chúng ta được sinh ra, một ngày khác chúng ta sẽ chết đi, cùng một ngày, cùng một giây… Cửa sinh cũng là cửa tử, ánh sáng lóe lên một khoảnh khắc, và lần nữa lại là đêm.
Tôi đã đứng cạnh gần
người đào mộ
với chiếc forcep
của anh. Những cuộc đời này đã thành gì?

Cậu nghĩ rằng vậy là tồi tệ lắm sao
cô tiếp tục.
Hầu hết các thai phụ có trẻ sinh non vẫn phải trải qua quá trình chuyển dạ và sinh con. Cậu có tưởng tượng được không? Ít ra thì những nhóc này đã có một cơ hợi.

Một que diêm bập bùng mà không cháy, Người mẹ vẫn đang rền rĩ trong phòng 543, vành mắt đỏ khô héo của người cha, vệt nước mắt khẽ rơi trên khuôn mặt anh: cái phương diện đối nghịch của niềm vui, sự hiện diện bất ngờ, phi lý và không thể chịu đựng nổi của cái chết… Còn thể lý giải cho nó thế nào đây, lời lẽ nào có thể an ủi?

Mổ cấp cứu liệu có phải là lựa chọn đúng không?
tôi hỏi.

Chẳng có gì để thắc mắc,
cô nói.
Đó là cơ hội duy nhất mà chúng ta có.


Điều gì sẽ xảy ra nếu không mổ?


Có lẽ là chúng sẽ chết. Đường nhịp tim bất thường xuất hiện khi máu thai nhi chuyển sang tính axit; dây rốn có thể đã bị tổn thương, hoặc có gì đó nghiêm trọng đang xảy ra.


Nhưng làm sao biết được lúc nào thì đường biểu đồ ở ngưỡng bất thường? Cái gì tệ hơn, việc được sinh quá sớm hay phải đợi quá lâu để được sinh ra?


Tự phán quyết.

Một phán quyết. Trong đời tôi, tôi đã bao giờ phải đưa ra quyết định gì khó khăn hơn là lựa chọn giữa bánh kẹp bò nướng và bánh kẹp Reuben? Làm thế nào tôi có thể học được cách đưa ra những phán quyết như vậy và sống với nó? Tôi vẫn còn có rất nhiều bài học thực hành cần học, nhưng liệu chỉ kiến thức có là đủ khi mà sự sống và cái chết luôn cùng đặt trên bàn cân? Hiển nhiên, trí tuệ không thôi là chưa đủ mà còn cần có sự minh bạch về mặt đạo đức. Không hiểu sao, tôi buộc phải tin rằng tôi sẽ không chỉ thu được kiến thức mà cả sự thông thái nữa. Xét cho cùng, khi tôi bước vào bệnh viện một ngày trước, sinh và tử chỉ đơn thuần là một khái niệm xa xôi trừu tượng, vậy mà hiện tại, tôi đã thấy chúng thật gần. Có lẽ Pozzo của Beckerr đã đúng. Có lẽ sự sống chỉ là
chốc lát
, quá ngắn ngủi để xét đến. Nhưng sự tập trung của tôi sẽ phải dồn vào vai trò sắp tới, gắn bó mật thiết với chuyện khi-nào và thế-nào của cái chết – người đào mộ với một chiếc kẹp forcep.
Không lâu sau đó, đợt thực hành tại sản phụ khoa của tôi kết thúc. Ngay sau đó là tới giải phẫu học chuyên khoa u bướu. Mari, một người bạn học và tôi cùng chuyển phiên với nhau. Trong vài tuần, sau một đêm không ngủ, cô được phân đến hộ tá trong ca Whipple, một ca mổ phức tạp bao gồm sự tái sắp xếp các cơ quan khoang bụng để cắt bỏ ung thư tuy. Đây là dạng ca mổ àm sinh viên Y thường phải đứng yên – hoặc tốt hơn cả là lùi lại – trong 9 giờ đồng hồ liên tục. Nó được coi là một ca phẫu thuật hữu dụng nhất cho tôi nếu tôi được chọn hỗ trợ bởi tính phức tạp cực độ của nó – chỉ có bác sĩ nội trú chính mới được phép tham dự. Nó thực sự khó khăn, một bài kiểm tra tối thượng về kỹ năng của các bác sĩ ngoại tổng quát. Mười lăm phút sau khi ca mổ bắt đầu, tôi thấy Mari đang khóc trong hành lang. Bác sĩ mổ luôn bắt đầu bằng một Whipple với việc gắn vào đó một chiếc camera nhỏ qua đường rạch nhỏ xíu để theo dõi sự di căn vì ca mổ sẽ là vô ích và phải hủy bỏ nếu ung thư đã lan rộng. Khi đứng đó, chờ đợi trong phòng mổ với một ca phẫu thuật kéo dài tới 9 giờ ở phía trước, Mari đã thầm ước: con thật mệt – lạy Chúa, xin hãy tìm thấy gì đó.
Quả đã thấy. Bệnh nhân bị khâu lại, cả quy trình bị hủy bỏ. Ban đầu là thở phào, sau đó là một nỗi xấu hổ sâu sắc giày vò. Mari bật khóc trong phòng mổ, cần một lời xưng tội và đã gặp tôi.
Năm thứ tư đại học, tôi phát hiện ra rất nhiều bạn bè cùng lớp đều lần lượt chọn chuyên khoa trong những lĩnh vực ít đòi hỏi (ví dụ như khoa X-quang, khoa da liễu) để đăng ký chương trình nội trú. Thấy kỳ lạ, tôi thu thập số liệu từ vài trường Y có tiếng và nhận thấy xu hướng tương tự: khi kết thúc đại học, hầu hết sinh viên đều nhắm tới các chuyên khoa về
lối sống
– những chuyên khoa với nhiều thời gian nhân văn hơn, lương cao hơn và ít áp lực hơn – chủ nghĩa lý tường trong những bài luận văn xin nhập học của họ dần chai lại hoặc mất hẳn. Khi thời điểm tốt nghiệp đến gần, theo truyền thống ở Yale, chúng tôi ngồi lại với nhau để viết lại lời thề cho lễ phát bằng. Chúng tôi cóp nhặt pha trộn lời lẽ của Hippocrates, Maimonides, Osler với vài vị thủy tổ vĩ đại khác của ngành y thuật. Mấy sinh viên tranh luận về việc cắt đi phần chúng tôi tuyên thệ phải đặt lợi ích của bệnh nhân lên trên bản thân mình. (Hầu hết chúng tôi đều nhất trí không để cuộc thảo luận này kéo dài. Những từ đó được giữ lại. Đối với tôi, kiểu chủ nghĩa vị kỷ này giống như một sự phản đề và cần phải được xem như hoàn toàn có lý. Thực vậy, đây chính là cách mà chín mươi chín phần trăm con người lựa chọn công việc của họ: lương lậu, môi trường làm việc, thời gian. Nhưng vấn đề là ở chỗ. Đặt lối sống lên đầu là cách mà bạn kiếm tìm một công việc chứ không phải là tiếng gọi thôi thúc.
Với tôi, tôi chọn phẫu thuật thần kinh làm chuyên khoa của mình. Vốn đã dự tính khá lâu, lựa chọn này được tôi củng cố trong một đêm ở phòng mổ sau ca phẫu thuật. Tôi đã âm thầm thành kính lắng nghe bác sĩ phẫu thuật thần kinh nhi khi ông ngồi xuống bên cha mẹ của một đứa trẻ bị khối u não lớn nhập viện trong đêm đó vì những cơn đau đầu. Ông không chỉ chia sẻ những thông tin lâm sàng mà còn đề cập tới khía cạnh con người, thừa nhận tính bi đát của tình huống hiện tại đồng thời đưa ra hướng dẫn cho họ. Trên thực tế, mẹ cậu bé là một bác sĩ chuyên khoa X-quang. Khối u trông ác tính – người mẹ đã xem kỹ những bản scan và giờ cô ngồi trên chiếc ghế nhựa, tàn tạ dưới ánh đèn huỳnh quang.

Claire,
vị bác sĩ phẫu thuật khẽ khàng mở lời.

Nó có tệ như vậy thật không?
người mẹ ngắt lời,
Anh có nghĩ đó là ung thu không?


Tôi không biết. Điều tôi biết – cô cũng biết đấy – là cuộc đời của cô sắp sửa, mà thực ra là đã bắt đầu thay đổi. Đây sẽ là một đoạn đường dài, cô hiểu chứ? Các bạn phải ở bên cạnh nhau vì nhau, nhưung cũng cần phải nghỉ ngơi nếu cần thiết. Căn bệnh kiểu này có thể mang các bạn đến bên nhau nhưng cũng có thể chia rẽ các bạn. Hơn bất kỳ lúc nào, mọi người phải ở bên nhau. Tôi không muốn bất kỳ ai trong hai người thức cả đêm bên giường bệnh hoặc không chịu rời giường bệnh viện lấy một chút. Được chứ?

Ông tiếp tục mô tả quy trình phẫu thuật dự tính, những hậu quả và khả năng có thể, quyết định nào cần phải đưa ra ngay tại thời điểm này, quyết định nào nên bắt đầu tính tới dù không khẩn cấp, và kiểu quyết định nào họ chưa cần phải quá lo lắng vội. Kết thúc cuộc trò chuyện, cả gia đình không hề thấy khuây khoả nhưng họ có vẻ sẵn sàng đối diện tương lai. Tôi đã quan sát khuôn mặt của hai người – ban đầu nhợt nhạt, vô tri, gần như thuộc về một thế giới khác – giờ đây sắc bén và tập trung. Và khi tôi ngồi đó, tôi nhận ra rằng những câu hỏi đan xen giữa sự sống, cái chết và ý nghĩa, những câu hỏi mà tất cả mọi người đều phải đối mặt tại thời điểm nào đó, thường nổi lên trong một tình huống y khoa. Trong những tình huống thực khi một khi ai đó đối mặt với các câu hỏi này, nó trở thành một bài tập sinh học và triết học cần thiết. Con người là những sinh vật đầu phải chịu các định luật vật lý, bao gồm cả phần nói về entropy luôn tang. Bệnh tật là những phần tử bất tuân; điều kiện tất yếu của sự sống là sự trao đổi chất; và cái chết là sự chấm dứt.
Dù mọi bác sĩ đều chữa bệnh, bác sĩ phẫu thuật thần kinh thì lại làm việc trong một lò tôi luyện nhân cách: như một điều tất yếu, mỗi ca mổ não là một sự thao tác trên cái thực thể của bản thể chúng ta và mỗi cuộc đối thoại với bệnh nhân trải qua phẫu thuật não đều phải đối diện với thực tế này. Thêm vào đó, đối với bệnh nhân và gia đình, phẫu thuật não là sự kiện bi thảm nhất mà họ từng phải đối mặt và nó có tác động như bất kỳ một biến cố lớn lao trong đời. Trong những thời điểm nguy cấp đó, câu hỏi không chỉ đơn thuần là sống hay chết mà còn là cuộc sống nào đáng sống. Liệu bạn có đánh đổi khả năng nói chuyện của bạn – hay của mẹ bạn – chỉ để sống thêm vài tháng câm lặng? Hay mở rộng điểm mù thị giác, đổi lại khả năng nhỏ về việc mắc xuất huyết não gây chết người có thể được loại trừ? Mất chức năng cánh tay phải để ngưng động kinh? Bạn sẽ chấp nhận để con mình gánh chịu bao nhiêu đau đớn về thần kinh trước khi thừa nhận cái chết là tốt hơn cả? Bởi vì, bộ não dàn xếp mọi trải nghiệm của chúng ta về thế giới, bất kỳ một vấn đề về phẫu thuật thần kinh nào cũng buộc bệnh nhân và gia đình, lý tưởng nhất là với sự dẫn dắt của bác sĩ, phải trả lời câu hỏi: Điều gì khiến cuộc đời đủ ý nghĩa để sống tiếp?
Tôi bị thúc ép bởi phẫu thuật thần kinh và đòi hỏi không khoan dung của nó đối với sự hoàn hảo; giống như ‘arete’ một khái niệm Hy Lạp cổ, tôi nghĩ, đức hạnh yêu cầu sự vượt trội cả về đạo đức, cảm xúc, tâm trí lẫn thể chất. Phẫu thuật thần kinh dường như mang đến sự đối diện trực tiếp và thử thách nhất với ý nghĩa, nhân diện và cái chết. Đi kèm với trách nhiệm khổng lồ mà họ phải gánh vác, những bác sĩ phẫu thuật thần kinh cũng là chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác: phẫu thuật thần kinh, đơn vị chăm sóc đặc biệt, thần kinh học, X-quang học. Tôi nhận ra tôi sẽ không chỉ phải rèn luyện não và dôi bàn tay, tôi còn phải rèn luyện cặp mắt và có lẽ là các bộ phận cơ thể khác nữa. Ý nghĩ này lấn át và làm tôi si mê: có lẽ cả tôi nữa, tôi cũng có thể tham gia vào hàng ngũ những người đa năng, những người đã sải bước vào những bụi bờ dày đặc nhất của các vấn đề tinh thần, khoa học và cảm xúc, để tìm thấy hoặc chạm khắc ra một lối thoát.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Lucy và tôi, một cặp mới cưới tiến thẳng tới California để bắt đầu chương trình nội trú. Tôi ở Stanford, Lucy thì vẫn thẳng tiến trên con đường tại UCSF. Trường Y đã chính thức ở lại sau lưng chúng tôi – giờ thì những trách nhiệm thực đang đợi. Rất nhanh tôi kết thân với vài người bạn ở bệnh viện, đặc biệt là Victoria, đồn nội trú với tôi và Jeff, một bác sĩ nội trú về giải phẫu tổng quát có thâm niên hơn chúng tôi vài năm. Trong suốt bảy năm đào tạo kế tiếp, chúng tôi sẽ trưởng thành từ những chứng chân của các bi kịch y học để trở thành nhân vật chính trong đó.
Một thực tập sinh trong năm đầu nội trú chỉ hơn nhân viên bàn giấy ở cái phông nền về sự sống và cái chết một chút. Dù vậy, khối lượng công việc vẫn vô cùng lớn. Ngày đầu tiên ở bệnh viện, bác sĩ trưởng nội trú nói với tôi,
Bác sĩ nội trú về phẫu thuật thần kinh không chỉ là những bác sĩ phẫu thuật giỏi nhất - chúng ta là những bác sĩ giỏi nhất của bệnh viện. Đó là mục tiêu của anh. Hãy khiến chúng tôi tự hào.
Ông chủ tịch, vọng qua phòng bệnh:
Lúc nào cũng ăn bằng tay trái. Anh cần phải học cách thuận cả hai tay.
Một trong những bác sĩ nội trú lâu năm:
Nhắc nhở cho cậu biết nhé – sếp vừa mới li dị, giai đoạn này ông ấy thực sự quăng mình vào công việc. Đừng có tán gẫu gì cả.
Một thực tập cũ thay vì hướng dẫn thì lại ném cho tôi một danh sách bốn mươi ba bệnh nhân:
Điều duy nhất tôi có thể nói cho cậu là: họ luôn có thể làm tổn thương cậu hơn nữa, nhưng họ không thể dừng thời gian lại được.
Rồi anh bỏ đi.
Tôi không rời bệnh viện trong hai ngày đầu tiên. Nhưng thời gian chỉ như một giờ làm việc khi đứng trước đống giấy tờ dài lê thê, giết thời gian và tưởng như bất khả thi. Tuy vậy, khi bạn làm việc tại bệnh viện, những giấy tờ bạn sắp xếp không chỉ là giấy tờ, chúng là những mảnh ghép của các câu chuyện tràn đầy mạo hiểm cùng chiến thắng. Như cậu bé Matthew tám tuổi, nhập viện vì những cơn đau đầu để rồi phát hiện ra cậu đã bị một khối u tiếp giáp khối dưới đồi. Vùng dưới đồi điều tiết những nhu cầu cơ bản của chúng ta: ngủ, đói, khát, ham muốn tình dục. Bất kỳ một khối u nào sót lại cũng có thể bắt Matthew phải chịu đựng một cuộc đời phụ thuộc vào phóng xạ, phẫu thuật hay ống thông não… tóm lại, nó sẽ ăn trọn tuổi thơ cậu. Loại bỏ hoàn toàn khối u có thể ngăn chặn điều đó, nhưng nguy cơ là phá huỷ vùng đồi dưới của cậu, biến cậu thành nô lệ của những thèm khát. Bác sĩ phẫu thuật phải làm việc, lồng một đèn nội soi nhỏ qua mũi Matthew và khoan thủng đáy sọ cậu. Khi đã vào trong, ông thấy được một mặt phẳng rõ và cắt bỏ khối u. Vài ngày sau, Matthew nhảy nhót quanh phòng bệnh, ăn trộm kẹo từ những y tá và sẵn sàng để về nhà. Tối hôm đó, tôi vui vẻ điền vào những trang dài bất tậntrong hồ sơ ra viện của cậu.
Tôi để mất bệnh nhân đầu tiên vào thứ Ba.
Đó là một cụ bà tám mươi hai tuổi, nhỏ nhắn và thanh mảnh, khoẻ mạnh nhất ở khu Ngoại tổng quát nơi tôi thực tập một tháng. (Khi khám nghiệm tử thi, nhà nghiên cứu bệnh học đã phải choáng váng khi biết tuổi cụ:
Bà ấy có những bộ phận cơ thể của một người năm mươi tuổi!
Bà nhập viện vì bị táo bón do chứng tắc ruột nhẹ. Sau sáu ngày hy vọng đường ruột có thể tự gỡ rối, chúng tôi thực hiện một cuộc tiểu phẫu để xử lý. Khoảng 8 giờ tối thứ Hai, tôi rẽ qua để kiểm tra, và bà vẫn tỉnh táo, mọi việc đều ổn. Khi chúng tôi nói chuyện, tôi lôi từ trong túi ra một danh sách những công việc phải làm trong ngày và gạch đi dòng cuối cùng (theo dõi sau mổ, bà Harvey). Đã đến lúc về nhà và nghỉ ngơi.
Chừng quá nửa đêm, điện thoại reo. Bệnh nhân gặp sự cố. Thế là cmả giác thoả mãn về công việc mang tính thủ tục đột nhiên tan biến, tôi ngồi dậy và đưa ra chỉ thị:
Một lít LR, EKG truyền nhanh, X-quang ngực, ảnh tĩnh điện – tôi đang đến.
Tôi gọi cho bác sĩ chính, cô bảo tôi thêm vào các xét nghiệm và gọi lại khi nắm rõ tình hình hơn. Tôi tăng tốc tới bệnh viện và bắt gặp bà Harvey đang vật lộn để thở, nhịp tim tăng mạnh, truỵ huyết áp. Cho dù tôi có làm gì bà cũng không thể khá hơn; và vì tôi là thực tập khu ngoại tổng quát duy nhất có mặt, máy nhắn tin của tôi reo liên hồi với những cú tôi có thể xử lý (bệnh nhân cần thêm thuốc ngủ) và những cú tôi không thể (đứt vỡ phình động mạnh chủ trong phòng cấp cứu). Tôi đang chới với, giằng xé theo hàng ngàn hướng, mọi thứ vượt tầm kiểm soát và bà Harvey vẫn không có tiến triển. Tôi sắp xếp chuyển bà sang phòng chăm sóc đặc biệt, tại đó, chứng tôi bơm vào người bà đủ thứ thuốc và chất lỏng để giữ bà khỏi bàn tay tử thần. Suốt mấy tiếng sau đó, tôi chạy qua chạy lại giữa bệnh nhân đang doạ từ bỏ mạng sống ở phòng cấp cứu, và bệnh nhân đang có dấu hiệu chết dần trong phòng chăm sóc đặc biệt. Năm giờ bốn mươi lăm phút sáng, khi một bệnh nhân từ phòng cấp cứu được chuyển đến phòng mổ, bà Harvey vẫn khá ổn định. Bà cần tới mười hai lít dịch, hai đơn vị máu, một máy thở và ba máy tăng áp để có thể duy trì mạng sống.
Khi tôi rời bệnh viện vào lúc 5 giờ chiều tối thứ Ba, bà Harvey vẫn không khá lên – nhưng cũng không tệ đi. Lúc 7 giờ, chuông điện thoại reo: bà bị ngừng tim phổi và đội chăm sóc đặc biệt đang cố gắng thực hiện hồi sức tim phổi cho bà. Tôi lao đến bệnh viện và một lần nữa, bà vượt qua. Vừa vặn thoát chết. Lần này thay vì tạt về nhà, tôi ăn tạm bữa tối gần bệnh viện để đề phòng.
Vào 8 giờ, điện thoại lại reo: Bà Harvey đã chết.
Tôi về nhà để ngủ.
Tôi cảm thấy mình ở đâu đó giữa tức giận và buồn bã. Vì bất kỳ lý do gì, thì bà Harvey đã vượt qua được những mớ giấy tờ kia để trở thành bệnh nhân của tôi chứ không ai khác. Ngày sau đó, tôi tham dự quá trình khám nghiệm tử thi, quan sát các nhà bệnh lý học làm giải phẫu và cắt bỏ các bộ phận của bà. Tôi tự mình kiểm tả chúng, sờ vào chúng, kiểm tra những nút thắt tôi đã thắt trong ruột bà. Từ thời điểm đó, tôi đã quyết định đối xử với tất cả công việc giấy tờ của mình như những bệnh nhân thực thụ chứ không phải ngược lại.
Năm đầu tiên đó, tôi có thể thấy được phần của mình trong những cái chết. Đôi khi thấy nó khi lên nhìn đâu đó ngóc ngách, đôi khi bẽ bàng khi thấy nó ở nagy trong cùng phòng. Đây là một vài người mà tôi đã thấy họ ra đi:
1. Một ông nghiện rượu, mất khả năng đông máu, bị chảy máu tới chết ở những khớp xương và dưới da. Mỗi ngày, những vết bầm tím lan rộng. Trước khi hôn mê, ông ngước nhìn tôi và nói,
Thật không công bằng – tôi toàn pha rượu với nước cơ mà.

2.Một nhà nghiên cứu bệnh học, chết vì viêm phổi, khò khè từng hơi thở hấp hối trước khi được đưa đi khám nghiệm tử thi – chuyến đi cuối cùng của cô tới phòng bệnh lý học, nơi cô đã dành rất nhiều năm trong cuộc đời mình ở đó.
3.Một người đàn ông làm tiểu phẫu thần kinh để trị chứng đau dây thần kinh trên mặt: một giọt nhỏ xi măng dạng lỏng được nhỏ dây thần kinh để giữ cho mạch máu khỏi tạo áp lực lên nó. Một tuần sau, ông bắt đầu đau dữ đội. Hầu như mọi xét nghiệm đã được thực hiện nhưng không có chẩn đoán nào được đưa ra.
4.Hàng tá các trường hợp chấn thương đầu khác: tự tử, bị bắn súng, đánh nhau, tai nạn xe máy, đâm ô tô. Có cả một vụ bị nai sừng tấn công.
Đôi khi, sức nặng của cái chết trở nên thật rõ ràng như sờ thấy được. Nó ở trong không khí, sự căng thẳng và đau đớn. Đôi khi, bạn hít thở mà không nhận ra. Nhưng khi khác, giống như những ngày trời nồm ẩm ướt, nó có sức nặng riêng đến ngạt thở. Đôi khi ở bệnh viện, tôi cảm thấy như mắc kẹt trong một mùa hè ở chốn rừng hoang vô tận, người sũng mồ hôi, những cơn mưa nước mắt của các gia đình có người thân bỏ mạng đang ào ào rơi xuống.
Năm thứ hai đào tạo, bạn sẽ là người đầu tiên phải tới phòng cấp cứu. Vài bệnh nhân bạn không thể cứu. Số khác lại có thể. Lần đầu tiên đẩy nhanh một bệnh nhân hôn mê từ phòng cấp cứu sang phòng mổ, tôi đã hút sạch máu trong sọ anh ta, nhìn anh tỉnh dậy, bắt đầu nói chuyện với người nhà và phàn nàn về vết rạch trên đầu. Tôi bị lạc trong một tình trạng ngây ngất, lòng vòng quanh bệnh viện tận đến 2 giờ sáng mà không biết mình đang ở đâu. Mất tới bốn mươi lăm phút tôi mới có thể tìm đường ra.
Thời gian biểu rút cạn sức lực. Là những bác sĩ nội trú, chúng tôi phải làm việc tới một trăm giờ mỗi tuần. Dù quy định chỉ là tối đa tám mươi tám giờ nhưng luôn có nhiều việc chồng chất hơn. Mất tôi giàn giụa, mạch đập dồn dập trên đầu, tôi nốc xuống từng ngụm nước tăng lực vào lúc 2 giờ sáng. Lúc làm việc tôi có thể duy trì được, nhưng ngay khi rời khỏi bệnh viện, sự kiệt sức tấn công. Tôi loạng choạng qua chỗ đậu xe, thường chợp mắt một chút trước quãng thời gian 15 phút lái xe về nhà.
Không phải bác sĩ nội trú nào cũng có thể chịu đựng được áp lực. Một người bạn của tôi đơn giản là không chịu nổi việc bị quy tội và quy trách nhiệm. Anh là một bác sĩ phẫu thuật tài năng, nhưng thường không thể thừa nhận lỗi lầm. Một bữa nọ, tôi ngồi kề bên trong phòng chờ, anh van nài tôi cứu lấy sự nghiệp của anh.

Tất cả những gì anh phải làm,
tôi nói,
là nhìn thẳng vào mắt tôi và nói,
Tôi xin lỗi. Những gì đã xảy ra là lỗi của tôi, và tôi sẽ không để chuyện này xảy ra nữa.


Nhưng chính y tá là người –


Không. Anh phải nói được điều đó và thực sự muốn làm vậy. Thử lại đi.


Nhưng –


Không. Nói
đi.

Cứ tiếp tục như vậy suốt một tiếng đồng hồ cho đến khi tôi biết anh ta đã bị huỷ hoại.
Stress dồn đẩy một bác sĩ nội trú khác ra khỏi nghề mãi mãi; cô đã chọn một công việc ít đòi hỏi hơn trong lĩnh vực tư vấn.
Những người khác thậm chí còn trả cái giá cao hơn nhiều.
Kỹ năng nâng lên thì trách nhiệm cũng nhiều lên. Học được cách cân nhắc cuộc đời nào có thể cứu, cuộc đời nào không và cuộc đời nào không nên
làm như vậy đòi hỏi một khả năng tiên lượng phi phàm. Tôi đã phạm nhiều sai lầm. Đẩy một bệnh nhân lao tới phòng mổ để cứu một phần não chỉ đủ cho trái tim còn đập nhưng không bao giờ còn có thể nói chuyện, ăn uống qua một chiếc ống và bị ép buộc phải sống một cuộc đời không bao giờ mong muốn…Tôi dần coi đây như một thất bại nặng nề hơn cả việc để bệnh nhân ra đi. Sự tồn tại mập mờ của quá trình chuyển hoá vô thức trở thành một gánh nặng không thể chịu đựng nổi, thường người bệnh bị bỏ lại tại viện chăm sóc, nơi người thân của họ, chẳng thể đạt được sự biểu quyết đối với số phận của họ, viếng thăm họ mỗi lúc một thưa dần, cho tới cái kết cục không thể tránh khỏi là cái chết do thối loét vì nằm liệt giường hoặc vì bệnh viêm phổi. Vài người sống lay lắt kiểu này và chào đón những khả năng của nó, mắt mở to. Nhưng nhiều người khác thì không, hoặc không thể như vậy, và lúc này bác sĩ phẫu thuật thần kinh phải học cách phán xử.
Tôi đã bắt đầu trong sự nghiệp này, một phần nào đó, nhằm theo đuổi cái chết: nắm lấy nó, lột mặt nạ của nó và nhìn thẳng vào nó, không chớp mắt. Ngành phẫu thuật thần kinh thu hút tôi không chỉ ở sự quấn quýt của sinh và tử. Tôi đã nghĩ rằng cuộc đời nằm giữa khoảng trống giữa sự sống và cái chết có thể đem tới cho tôi không chỉ một sân khấu cho những hành động trắc ẩn mà còn là sự nâng cấp về tồn tại của chính bản thân tôi: tránh càng xa càng tốt những vật chất tầm thường, những tự cao tự đại, để mà đi tới nơi đó
, trong tâm của vấn đề, những quyết định và vật lộn thực sự giữa sống-và-chết… sự siêu nghiệm hẳn sẽ được tìm thấy ở đó?
Nhưng trong quá trình nội trú, một thứ gì đó dần mở rõ. Giữa chuỗi vô tận những chấn thương đầu này, tôi bắt đầu hoài nghi việc ở quá gần gũi với thứ ánh sáng hừng hực trong những khoảnh khắc ấy chỉ khiến tôi mù loà trước tự nhiên, giống như người đang tìm hiểu thiên văn học bằng cách nhìn thẳng vào mặt trời vậy. Tôi chưa hẳn là ở bên cạnh
bệnh nhân trong những khoảnh khắc then chốt, mà gần như chỉ là có mặt ở đó. Tôi đã chứng kiến rất nhiều thống khổ; tệ hơn cả, tôi trở nên chai lì với chúng. Khi chết chìm, thậm chí chìm trong máu đỏ, người ta mới học cách thích nghi, học cách tự nổi, tự bơi, thậm chí là tận hưởng cuộc sống, gắn kết với y tá, bác sĩ và những người khác cùng hội cùng thuyền, những người đang đón cùng một ngọn sóng.
Cậu bạn đồng nghiệp Jeff và tôi cùng nhau xử lý các vụ chấn thương. Mỗi khi anh gọi tôi xuống phòng chấn thương vì có một ca tổn thương vùng đầu nào đó, chúng tôi luôn rất ăn ý. Cậu ta sẽ ước định vùng bụng sau đó hỏi tôi ý kiến về chức năng nhận thức của bệnh nhân.
Ừm, anh ta vẫn có thể làm thượng nghị sĩ
, tôi từng trả lời vậy,
nhưng chỉ ở một bang nhỏ thôi
. Jeff cười, và từ lần đó, quy mô dân số của bang trở thành thước đo của chúng tôi cho mức độ nghiêm trọng của mỗi chấn thương.
Anh này, Wyoming hay California
. Jeff thường hỏi khi phải xác định chế độ chăm sóc cần thiết ở mức độ nào,
Hoặc tôi sẽ nói,
Jeff, tôi biết huyến áp bệnh nhân bất ổn, nhưng tôi sẽ chuyển bệnh nhân đến phòng mổ, nếu không anh ta sẽ từ Washington xuống thành Idaho mất – cậu có thể cho anh ta ổn định lại được không?

Một hôm đang ở nhà ăn, vừa định lấy bữa ăn trưa điển hình của mình – Cocacola ăn kiêng và bánh kẹp kem – thì máy nhắn của tôi thông báo chuẩn bị có một ca chấn thương nghiêm trọng. Tôi chạy nhanh đến phòng chấn thương, vừa kịp nhét vội chiếc bánh kẹp ra sau máy tính thì người hỗ trợ y tế đã đẩy bang ca bệnh nhân đến và thuật lại chi tiết:
Nam, hai mươi hai tuổi, tai nạn xe máy, bốn mươi dặm một giờ, có thể não đã chui ra theo đường mũi…

Tôi đi thẳng vào việc, gọi một khay ống thông khí quản, kiểm tra những chức năng sống khác của chàng trai. Khi anh ta đã được thông khí an toàn, tôi xem những thương tổn: mặt bầm tím, chỗ da xây xát do cọ trên đường, đồng tử giãn rộng. Chúng tôi bơm cho cậu ấy Manitol để giảm sung phù não và nhanh chóng chuyển cậu ta tới máy soi cắt lớp: hộp sọ vỡ nát, xuất huyết nặng trên diện rộng. Trong đầu, tôi đã dự liệu mổ rạch qua da đầu ra sao, khoan sọ thế nào để tháo lượng máu xuất huyết. Huyết áp của cậu đột nhiên tụt. Chúng tôi vội vã đẩy ngược cậu lại phòng chấn thương, và ngay khi đội xử lý chấn thương tới, tim cậu ngừng đập. Một cơn lốc những nỗ lực vây quanh cậu: ống thông tĩnh mạch được luồn vào trong động mạch đùi, những đường ống nhét sâu trong ngực, thuốc được đẩy vào ven tĩnh mạch và đồng thời, những nắm đấm thúc mạnh vào trái tim cậu để giữ cho dòng máu chảy thông. Sau ba mươi phút, chúng tôi để cậu ra đi. Với dạng chấn thương đầu thế này, chúng tôi thầm thì nhất trí rằng cái chết là hơn cả.
Tôi lách ra khỏi phòng chấn thương ngay khi gia đình được đưa tới nhìn than thể của cậu. Sau đó tôi nhớ ra: Cocacola ăn kiêng, bánh kẹp kem... và cả sức nóng ngột ngạt trong căn phòng đó. Nhờ sự trợ giúp của một bác sĩ nội trú cấp cứu thế thân cho tôi, tôi lại lẻn vè phòng như một bóng ma để cứu lấy chiếc bánh kẹp kem ngay trước thân thể của cậu con trai không thể cứu.
Ba mươi phút trong tủ lạnh đã cứu sống chiếc bánh. Khá ngon miệng, đồng thời cạy mẩu socola ra khỏi kẽ răng trong lúc gia đình nạn nhân đang nói lời tạm biệt cuối cùng. Tôi tự nhủ, trong khoảng thời gian ngắn ngủi là một bác sĩ, tôi có lẽ đã sa ngã nhiều hơn là tiến bộ về mặt đạo đức.
Vài ngày sau, tôi nghe tin Laurie, một người cùng trường Y đã bị ô tô đâm và một bác sĩ phẫu thuật thần kinh đã tiến hành ca mổ để cứu sống cô. Cô rơi vào trạng thái ngưng tim – hô hấp, được hồi sức và ra đi vào hôm sau. Tôi không muốn biết thêm gì nữa. Những ngày mà ái đó đơn giản là bị
chết trong một tai nạn ô tô
đã xảy ra rồi. Giờ đây, những lời này mở ra trong tôi
một hộp Pandora
với đủ những thứ hình ảnh tuôn ra từ đó: chiếc xe đẩy bệnh nhân lăn vội, máu trong phòng chấn thương, đường ống nhét sâu xuống họng và những cú nện trên ngực cô. Tôi có thể thấy được những bàn tay, đôi tay tôi đang cạo sạch da đầu Laurie, con dao mổ rạch ở đầu cô, có thể nghe thấy sự điên cuồng của máy khoan, ngửi thấy mùi xương cháy khét, bụi của nó xoáy lên, và cả khen nứt khi tôi cố cạy một phần sọ ra. Cô chẳng còn gì giống cô của mọi khi, trong mắt bạn bè và gia đình trở thành một người xa lạ. Có lẽ đã có những ống luồn sâu trong ngực, và một chân đang được kéo dãn liên tục . . .
Tôi không hỏi chi tiết. Tôi đã có quá nhiều chi tiết rồi.
Khoảnh khắc đó, tất cả những lần tôi thất bại trong khả năng thấu cảm đột ngột quay ngược trở lại: trước sức ép của những đòi hỏi khác. Những con người đang thống khổ mà tôi đã trông thấy, ghi chú và gói ghém cẩn thận trong phiếu chẩn đoán, cái ý nghĩa trong đó mà tôi không thể nhận ra – chúng đều quay trở lại, mong báo thù, đầy tức giận và không gì có thể lay chuyển.
Tôi sợ rằng tôi đang trên con đường trở thành một bác sĩ kiểu Tolstoy, luôn bận tâm với thứ chủ nghĩa hình thức rỗng tuếch, chú tâm nhớ vẹt mấy phương thức chữa bệnh và hoàn toàn để lỡ điều quan trọng lớn lao hơn của con người. (
Các bác sĩ bước vào thăm khám cho cô, lần lượt trao đổi ý kiến với nhau. Họ nói nhiều bằng tiếng Phám, tiếng Đức và Latin, đổ lỗi cho nhau, kể ra những đống thuốc cho tất cả những loại bệnh mà họ biết, vậy mà điều đơn giản chưa từng lướt qua óc họ, đó là thứ bệnh Natasha đang chịu đựng là điều họ không thể biết.
)18
. Một người mẹ vừa mới bị chẩn đoán ung thư não đến chỗ tôi. Chị bối rối, sợ hãi và mất tinh thần bởi những điều không rõ. Tôi thì kiệt sức, rời rã. Lướt nhanh qua những câu hỏi của chị, tôi khẳng định ca mổ sẽ thành công, và cũng an ủi chính bản thân mình rằng chẳng lấy đâu ra thời gian để trả lời những thắc mắc của cô một cách thỏa đáng. Nhưng tại sao tôi không dành ra chút thời gian cơ chứ?
Một cựu chiến binh hung hăng từ chối mội lời khuyên và dỗ dành của các y bác sĩ cùng các nhà vật lý trị liệu trong nhiều tuần lễ; kết quả là vết thương ở lưng ông ta vã ngay ra khi chúng tôi vừa cảnh báo. Được gọi tới phòng mổ, tôi khâu vết thương nứt mẻ trong khi ông ta gào lên vì đau đớn, tôi tự nhủ với bản thân mình rằng ông ta xứng đáng bị vậy.
Không ai xứng đáng bị vậy.
Tôi có được chút an ủi sơ sài khi biết rằng William, Carlos William và Richard Selzer đã tự thú còn làm nhiều điều tệ hơn vậy, và tôi đã thề là sẽ làm tốt hơn. Giữa những bi kịch và thất bại, tôi sợ rằng mình đã mất dần tầm quan trọng phi thường trong mối quan hệ con người, không phải giữa bệnh nhân và người thân của họ mà là giữa bác sĩ và bệnh nhân. Kỹ thuật xuất sắc chưa đủ. Là một bác sĩ nội trú, lý tưởng cao nhất của tôi không phải là cứu lấy mạng sống – ai rồi cũng sẽ phải chết – mà là dẫn dắt để người thân và gia đình họ có được sự thấu hiểu về cái chết hoặc bệnh tật. Khi một bệnh nhân được chuyển tới trong tình trạng cháy máu đe dọa đến tính mạng, mẩu đối thoại đầu tiên với bác sĩ phẫu thuật sẽ mãi mãi tô màu cho kí ức của người thân về cái chết, từ việc thanh thản ra đi. (
Có lẽ đã đến lúc anh ấy ra đi rồi
) cho tới nỗi đau đớn vì tiếc nuối (
Những bác sĩ đó không chịu lắng nghe! Họ thậm chí còn không buồn cứu anh ấy
!
) Khi không có chỗ cho con dao mổ thì lời nói chính là công cụ duy nhất của các bác sĩ phẫu thuật.
Bởi trong nỗi thống khổ độc nhất vô nhị gây ra do tổn thương não bộ nghiêm trọng – nỗi thống khổ mà gia đình thường cảm nhận rõ nét hơn là chính nạn nhân – các bác sĩ không chỉ là người duy nhất nhìn rõ ý nghĩa trọn vẹn đó. Khi gia đình đứng xung quanh người thân yêu của họ - người thân yêu với cái đầu xén cạo chứa bộ nào méo mó – chính họ cũng thường không nhận ra ý nghĩa trọn vẹn. Họ thấy quá khứ, những kí ức chất dồn, tình yêu mới nhen, tất cả đều được đại diện bởi cơ thể trước mặt. Còn tôi nhìn thấy những khả năng trong tương lai, máy thở gắn vào trong người thông qua một vết cắt mở trên cổ, thứ dung dịch sền sệt nhỏ qua một lỗ nhỏ trên bụng, tiềm năng hồi phục đau đớn, kéo dài và chỉ phần nào đó – hoặc đôi khi rất có thể, sẽ không có sự trở lại của con người họ hằng nhớ. Trong những khoảnh khắc này, tôi thường hành động không phải như một đối thủ của cái chết – như tôi vẫn thường thế - mà như một đại sứ của nó. Tôi phải giúp nhưng gia đình đó hiểu rằng, con người mà họ đã biết – con người độc lập, đầy sự sống đó - giờ chỉ còn trong quá khứ, và rằng, tôi cần họ đưa ra thông tin để tôi hiểu được anh ấy/chị ấy muốn kiểu tương lai như thế nào: một cái chết nhẹ nhàng hay một tương lai bị chằng buộc giữa những túi dung dịch đi vào đi ra trong cơ thể, để bám trụ cuộc sống ngay cả khi đã mất đi khả năng chiến đấu.
Giá mà tôi mộ đạo hơn chút khi còn trẻ, có lẽ tôi đã trở thành một mục sư bởi vai trò của một mục sư vốn là cái tôi kiếm tìm.
Với trọng tâm mới, sự đồng thuận có hiểu biết – một thủ tục khi bệnh nhân ký vào tờ giấy chấp nhận phẫu thuật – không còn là hoạt động pháp lý nhằm liệt kê càng nhanh càng tốt những rủi ro có thể xảy đến, giống như giọng thuyết mình cho một quảng cáo thuốc mới, mà là một cơ hội để xây dựng hiệp ước với người đồng xứ khổ đau: Chúng ta bên nhau và đây là những lối ra - bằng mọi giá, tôi nguyện sẽ dẫn anh tới bờ bên kia.

Tại thời điểm này trong kỳ nội trú, tôi đã có năng lực và kinh nghiệm hơn. Cuối cùng tôi đã có thể thở một chút, không còn phải gắng sức cầm cự cho cuộc sống của riêng mình. Giờ đây tôi chấp nhận mọi trách nhiệm về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Tôi nghĩ về cha tôi. Là một sinh viên Y, Lucy và tôi đã chứng kiến những cuộc thăm bệnh của ông ở Kingman, quan sát khi ông mang tới sự dễ chịu và hài hước cho bệnh nhân của mình. Với một phụ nữ vừa hồi sức sau một liệu pháp tim:
Cô có đói không? Tôi mang gì cho cô ăn nhé?
.

Gì cũng được
, cô nói.
Tôi chết đói mất.


À, tôm hùm và bít tết thì sao?
Ông nhấc điện thoại và gọi xuống trạm điều dưỡng.
Bệnh nhân của tôi cần tôm hùm và bít tết – ngay lập tức!
Quay trở lại cô, ông nói kèm theo nụ cười:
Đang trên đường đến, nhưng nó có thể trông giống một cái bánh kẹp gà tây hơn đấy
.
Sự kết nối dễ dàng giữa nười với người mà ông tạo ra, niềm tin ông truyền dẫn vào bệnh nhân là nguồn cảm hứng đối với tôi.
Một bệnh nhân ba mươi lăm tuổi ngồi trên giường bệnh phòng chăm sóc đặc biệt, tia hoảng hốt ánh trên mặt cô. Cô đang đi mua quà sinh nhật cho em gái thì lên cơn động kinh. Bản scan cho thấy một khối u lành trên não đang tạo áp lức lên thùy trán phải. Nói theo rủi ro phòng mổ thì đây là dạng khối u lành nhất, ở vị trí lý tưởng nhất; và một ca phẫu thuật chắc chắn có thể loại bỏ những cơn động kinh của cô. Một khả năng khác là cả đời sẽ phải gắn bó với thứ thuốc chống động kinh đầy độc tính. Nhưng tôi có thể thấy ý nghĩ về ca phẫu thuật não đang khiến cô khiêp đảm. Cô cô đơn trong chốn xa lạ, bị cuốn phăng đi khỏi những huyên náo quen thuộc nơi trung tâm mua sắm để tới phòng chăm sóc đặc biệt với những tiếng bíp và chuông reo kỳ quái cùng mùi thuốc khử trùng. Rất có khả năng cô sẽ từ chối phẫu thuật nếu tôi bắt đầu một bài diễn văn xa cách liệt kê tất cả những rủi ro và biến chứng. Tôi có thể làm vậy nhập lại sự chối từ của cô vào bảng, coi như trách nhiệm của tôi đã hết và chuyển tới nhiệm vụ tiếp theo. Thay vì đó, với sự cho phép của cô, tôi mời gia đình cô đến và chúng tôi cùng nhau bình tĩnh và thảo luận về những lựa chọn. Khi nói chuyện, tôi có thể thấy sự khủng khiếp về lựa chọn mà cô phải đối mặt đã thu nhỏ lại thành một quyết định khó khăn nhưng có thể chấp nhận được. Tôi đã gặp cô trong khoảng không gian mà cô là một con người chứ không phải một vấn đề cần giải quyết. Cô đã chọn phẫu thuật. Ca mổ tiến hành tốt đẹp. Cô về nhà ngay hai hôm sau và không bao giờ lên cơn động kinh nữa.
Bất kì một đau ốm nặng nào cũng làm thay đổi cuộc sống của bệnh nhân, thậm chí của cả gia đình họ. Nhưng các bệnh về não có thêm sự xa lạ của cái bí ẩn. Cái chết của cậu con trai thách thức cả vũ trụ vốn ngăn nắp của người làm cha mẹ. Còn gì có thể khó hiểu hơn khi một bệnh nhân chết não, nhưng cơ thể anh còn ấm, và trái tim còn đập? Cội nguồn của từ ‘thảm họa’
(disaster) mang nghĩa một vì sao đang nổ tung và không hình ảnh nào có thể diễn tả tốt hơn cái nhìn của bệnh nhân khi nghe chẩn đoán của bác sĩ phẫu thuật thần kinh. Đôi khi, cái tin gây sốc tâm trí tới mức não bộ phải chịu một cơn chập điện. Hiện tượng này gọi là hội chứng
tâm sinh
, một phiên bản nặng hơn của cơn xúc động khi ai đó phải nghe tin dữ. Khi mẹ tôi đơn côi trong trường đại học và nghe tin bố của bà, người đã đấu tranh thắng lợi để giành được quyền giáo dục cho con gái mình tại vùng nông thôn Ấn Độ những năm 1960, đã qua đời sau một thời gian dài nhập viện, bà đã bị động kinh tâm sinh – duy trì cho tới khi bà về quê hương chịu tang. Một bệnh nhân của tôi, sau khi bị chẩn đoán mắc ung thư não, đã đột ngột rơi vào hôn mê. Tôi yêu cầu chuỗi kiểm tra, chụp quét và điện não đồ EEG để tìm hiểu nguyên nhân mà không ra kết quả. Phép thử dứt điểm nhất là phép thử đơn giản nhất: tôi nâng cánh tay bệnh nhân lên trước mặt và thả xuống. Một người trong trạng thái hôn mê tâm sinh sẽ giữ lại đủ ý chí để tránh không tự đánh mình. Cách điều trị bao gồm việc nói chuyện theo kiểu trấn an cho tới khi ngôn từ của bạn kết nối và bệnh nhân thức tỉnh.
Ung thư não thường có hai loại: ung thư sơ cấp sinh ra trong não và loại di căn từ đâu đó trong cơ thể, thường là phổi. Phẫu thuật không chữa được bệnh, nhưng nó có thể kéo dài cuộc sống; đối với hầu hết mọi người, ung thư não hứa hẹn cái chết chỉ trong vòng một hoặc có thể hai năm là cùng. Bà Lee ở tuổi cuối ngũ tuần với đôi mắt màu xanh nhạt đã chuyển đến chỗ tôi hai ngày trước từ một bệnh viện gần nhà cách đây khoảng một tram rưỡi cây số. Chồng bà, áo sơ mi kẻ sọc cài trong chiếc quần jean nhăn, đứng ngay cạnh giường đang bồn chồn sờ nhẫn cưới trên tay. Tôi giới thiệu bản thân và ngồi xuống. Bà kể cho tôi nghe câu chuyện của mình: Vài ngày trước, bà cảm thấy chút tê tê ở tay phải, sau đó bắt đầu mất kiểm soát với nó đến độ không thể cài nổi cúc áo. Bà đến phòng cấp cứu địa phương, sợ rằng mình có thể bị đột quỵ. Bà được chụp cộng hưởng từ ở đó và được chuyển tới đây.

Có ai nói với bà rằng bản chụp cho thấy điều gì không?
tôi hỏi.

Không.
Trách nhiệm bị đùn đẩy vẫn như thường làm với tin dữ. Đôi khi, chúng tôi phải tranh cãi với bác sĩ chuyên khoa ung thư xem ai là người nói ra. Bao nhiêu lần tôi đã làm vậy rồi? Tôi nhận ra, điều đó phải dừng lại.

Thôi được,
tôi nói.
Chúng ta có rất nhiều điều để nói. Nếu không ngại, bà có thể cho tôi biết bà hiểu chuyện gì đang xảy ra không? Điều này giúp tôi không bỏ sót bất kỳ điều gì cần giải thích.


Tôi nghĩ tôi bị một cơn đột quỵ, nhưng tôi đoán là . . . không phải?


Vâng. Bà không bị đột quỵ.
Tôi dừng lại. Tôi có thể thấy một vực thẳm mênh mông giữa cuộc sống bà có tuần trước đó và cuộc sống bà chuẩn bị bước vào. Bà và chồng bà dường như không sẵn lòng nghe về ung thư não – có ai cơ chứ? – do đó tôi bắt đầu lùi lại vài bước.
Ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy một khối chất trong não dẫn đến những triệu chứng của bà
.
Im lặng.

Bà có muốn xem ảnh chụp không?


Có.

Tôi chiếu những tấm ảnh lên màn hình cạnh giường để chỉ rõ đâu là mũi, mặt và tai để hướng dẫn bà. Sau đó tôi kéo lên khối u, một vòng trắng gợn bao quanh tâm chết màu đen.

Đó là gì?
bà hỏi.
Bất kỳ cái gì. Có thể là một chứng nhiễm khuẩn. Chúng ta không biết cho đến sau phẫu thuật.

Tôi vẫn giữ nguyên ý định đánh lạc hướng câu hỏi, để mặc những lo lắng hiển nhiên lơ lửng trong đầu họ được cởi bỏ.

Chúng ra không biết chắc cho tới sau phẫu thuật.
Tôi bắt đầu,
Nhưng trông nó có vẻ như là một khối u não.


Có phải là ung thư không?


Phải nói lại là chúng ta không biết chắc chắn cho tới khi nó được cắt bỏ và xem xét bởi các nhà bệnh lý học, nhưng nếu buộc phải đoán thì tôi nghĩ là đúng.

Dựa trên ảnh chụp, không còn nghi ngờ gì rằng đây là u nguyên bào thần kinh đệm – một dạng ung thư nào tăng triển, loại ác tính nhất. Dù vậy tôi hành động một cách nhẹ nhàng, thăm dò thái độ từ bà Lee và chồng bà. Nếu nhắc đến khả năng ung thư não, tôi không nghĩ rằng họ còn có thể nghe thêm điều gì khác. Một nồi súp bi kịch tốt nhất nên được chia phần ra bằng thìa. Chỉ rất ít bệnh nhân muốn cả một nồi cùng một lúc, đa số cần thời gian để tiêu hóa. Họ không hỏi về chẩn đoán – không giống như đối với chấn thương khi bạn chỉ có mười phút để giải thích và đưa ra các quyết định quan trọng, tại đây tôi chỉ có thể để mọi việc ổn định. Tôi thảo luận chi tiết những gì đang chờ đợi trong vài ngày kế tiếp; ca phẫu thuật đòi hỏi điều gì; chúng tôi sẽ chỉ cạo một dải nhỏ trên đầu bà ra sao để trông mái tóc vẫn đẹp; tay bà sẽ yếu hơn một chút sau ca môt nhưng rồi sẽ khỏe lại thế nào; rằng đây chỉ là bước đầu tiên trong cuộc đua marathon; rằng nghỉ ngơi là quan trọng; và rằng tôi không trông chờ họ phải ghi nhớ những gì tôi vừa nói và chúng tôi sẽ nói lại mọi chuyện đó một lần nữa.
Sau ca phẫu thuật, chúng tôi lại nói chuyện, lần này thảo luận về hóa trị, xạ trị và những dự đoán về tiến triển bệnh. Tại thời điểm này, tôi đã học được vài nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất, thống kê cụ thể là dành cho việc nghiên cứu chứ không phải trong phòng bệnh. Một thống kê chuẩn – đường cong Kaplan-Meier – biểu thị số bệnh nhân còn sống theo thời gian . Nó là thước đo để chúng tôi đánh giá quá trình tiến triển bệnh, qua đó chúng tôi hiểu được sự ác liệt của một căn bệnh nào đó. Với u nguyên bào thần kinh đệm, đường cong sụt dốc mạnh cho đến khi chỉ còn khoảng 5% bệnh nhân sống sót sau hai năm. Thứ hai, đưa thông tin chính xác là một điều quan trọng, nhưng luôn cần để lại một khoảng không gian cho hy vọng. Thay vì nói,
thời gian sống trung bình là mười một tháng
, hay
Bà có chín mươi lăm phần trăm khả năng ra đi trong vòng hai năm
, tôi sẽ nói,
Hầu hết bệnh nhân sống nhiều tháng cho đến đôi năm.
Đối với tôi, đây là mô tả thành thật hơn. Vấn đề là bạn không thể nói với một cá nhân nào đó rằng họ ở đâu trên đường cong: bà ta sẽ chết trong vòng sáu hay sáu mươi tháng? Tôi tin rằng thật là vô trách nhiệm khi tỏ ra chính xác một cách máy móc hơn mức cần thiết. Những ngụy bác sĩ đưa ra các con số cụ thể (
Bác sĩ nói tôi chỉ còn sống được sáu tháng.
): họ là ai, tôi tự hỏi, và ai dạy họ môn thống kê?
Khi nghe tin, bệnh nhân đa phần giữ im lặng. (Suy cho cùng, một trong những ý nghĩ nguyên sơ của từ ‘bệnh nhân’ (patient) là kiên nhẫn – ý chỉ
những người cam chịu khó khăn mà không than vãn.
) Cho dù vì lòng tự trọng hay do choáng váng, sự im lặng thường chế ngự; và do đó nắm chặt tay bệnh nhân trở thành một phương pháp giao tiếp hiệu quả. Một vài người sẽ trở nên cứng rắn ngay lập tức (thường là vợ/chồng bệnh nhân chứ không phải chính họ):
Bác dĩ, chúng tôi sẽ quyết đấu và chiến thắng nó
. Vũ khí chiến đấu khá đa dạng từ những cầu nguyện, đầu tư tiền bạc, cho đến thảo dược hay tế bào gốc. Đối với tôi, sự cứng rắn đó luôn có vẻ mong manh. Sự lạc quan phi thực tế thường là lựa chọn duy nhất thay cho nỗi tuyệt vọng đến nát lòng. Ở mọi trường hợp, trong tính cấp bách của phẫu thuật thì thái độ hiếu chiến đó là hợp lý. Tại phòng mổ, khối u tối xám dường như là một kẻ xâm lược trong những nếp cuộc hồng hào của não bộ và tôi cảm thấy được sự đe dọa thực sự (Bắt được mày rồi, đồ khốn kiếp, tôi lẩm bẩm). Cắt bỏ được khối u đem lại sự thỏa mãn – ngay cả khi tôi biết rằng những tế bào ung thư tí xíu đã phân tán ra khắp bộ não nhìn có vẻ khỏe mạnh. Việc tái phát, dù gần như không thể tránh khỏi, là vấn đề của một ngày khác.
Chỉ từng thìa từng thìa một
. Sự cởi mở trong tính chất quan hệ của con người không có nghĩa là để lộ ra mọi sự thật lớn lao đằng sau hậu cung mà có nghĩa là gặp gỡ bệnh nhân tại vị trí của họ, trong điện chính, và mang họ càng xa càng tốt.
Dù vậy, sự cởi mở đối với tính quan hệ của con người cũng có giá của nó.
Một buổi tối năm thứ ba, tôi vô tình gặp Jeff, cậu bạn trong khoa Ngoại tổng quát, một chuyên khoa cũng nặng nề và căng thẳng tương tự. Chúng tôi đều nhìn ra sự chán nản của nhau.
Cậu trước đi
, cậu ta nói. Tôi mô tả về cái chết của một cậu nhóc bị bắn vào đầu chỉ vì đi nhầm màu giày, cậu nhóc đã suýt chiến thắng… Giữa nhan nhản những khối u não không thể phẫu thuật và cứu sống gần đây, hy vọng của tôi đặt vào cậu bé, nhưng cậu đã không qua khỏi. Jeff trầm ngâm, tôi chờ đợi câu chuyện của anh. Thay vì vậy anh cười lớn, đấm vào tay tôi và nói,
Tớ nghĩ tớ đã học được một điều: nếu có lúc nào đó nản lòng về công việc, ít ra tớ luôn có thể nói chuyện với một tay bác sĩ phẫu thuật để làm mình vui lên
.
Lái xe về nhà trong đêm muộn hôm đó, sau khi nhẹ nhàng giải thích với một bà mẹ mới sinh rằng đứa bé đã chào đời mà không có não và sẽ sớm ra đi sau đó, tôi bật đài lên; NPR đang đưa tin về đợt hạn hán liên tục ở California. Đột nhiên, nước mắt tôi tuôn trào trên mặt.
Ở bên bệnh nhân trong những khoảnh khắc như vậy hiển nhiên có cái giá về mặt cảm xúc nhưng nó cũng đem lại phần thưởng nhất định. Tôi không cho rằng mình đã từng có khi nào dành ra lấy một phút để tự hỏi tại sao tôi làm những việc này, hay liệu nó có xứng đáng hay không. Tiếng gọi bảo vệ cuộc sống – và không chỉ là cuộc sống mà còn là nhân diện, và có lẽ cũng không quá lời khi nói tấm hồn của ai đó - là một điều hiển nhiên trong sự thiêng liêng của nó.
Trước mỗi ca mổ não, tôi nhân ra mình cần phải hiểu được trí óc của từng bệnh nhân: nhân diễn, nững giá trị, điều gì khiến cuộc đời anh ta đángg sống và sự phá hủy nào có thể khiến cái chết trở thành việc hợp lẽ. Cái giá của sự cống hiến của tôi cho thành công là rất lớn và những thất bại không thể tránh thường mang đến cho tôi sự áy náy khó mà chịu đựng nổi. Những gánh nặng đó là điều khiến y học trở nên thần thánh và hoàn toàn bất khả: khi nâng đỡ sự khốn cùng của ai đó, có đôi khi ta buộc phải sụp đổ dưới sức nặng của nó.
Giữa kỳ thực tập nội trú, chúng tôi dành riêng thời gian cho quá trình đào tạo bổ sung. Có lẽ chỉ duy nhất trong y học, đặc tính của ngành phẫu thuật thần kinh – về việc phải xuất sắc trong mọi sự - đồng nghĩa với việc chỉ xuất sắc trong phãu thuật thần kinh thôi là chưa đủ. Để cơ thể gánh vác lĩnh vực này, các bác sĩ phẫu thuật thần kinh kiêm nhà báo Sanjay Gupta, còn thì hầu hết các bác sĩ tập trung vào các ngành liên quan. Con đường khắc nghiệt mà cũng vinh quang nhất đó là trở thành bác sĩ phẫu thuật thần kinh kiêm nhà thần kinh học.
Trong năm thứ tư, tôi bắt đầu làm việc ở phòng thí nghiệm Stanford, chuyên sâu vào lĩnh vực khoa học thần kinh vận động cơ bản nhất và sự phát triển của công nghệ bộ phận giả trong thần kinh, điều này cho phép những bệnh nhân bị tê liệt có thể điều khiển một đai gạt máy tính hay cánh tay robot bằng trí não. Đứng đầu phòng nghiên cứu là một giáo sư trong ngành kỹ sư điện và sinh học thần kinh, một người Ấn thế hệ thứ hai, thường được mọi người gọi là
V
một cách trìu mến. V hơn tôi bảy tuổi nhưng chúng tôi coi nhau như đồng hữu. Phòng nghiên cứu của anh đã dẫn đầu trên thế giới về khả năng đọc các tín hiệu tới não. Suy cho cùng nếu cánh tay robot của bạn không thể cảm nhận được việc nó đang cầm ly rượu mạnh thế nào, bạn sẽ bóp vỡ rất nhiều ly. Tuy vậy ứng dụng của việc viết cá tín hiệu đi vào não hay
neuromodulation (điều biến thần kinh)
còn rộng hơn thế nhiều: khả năng điều khiển sự phóng điện (phát xung thần kinh) sẽ cho phép chưa trị một lượng lớn các căn bệnh tâm thần và thần kinh không thể chữa hoặc khó chữa hiện nay, từ rối loạn trầm cảm cho đến bệnh Huntington, tâm thần phân liệt, Tourette cho tới OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế) … những khả năng là vô hạn. Dẹp phẫu thuật sang một bên, tối giờ đây bắt tay vào học cách áp dụng những kỹ thuật mới này trong liệu pháp gien trong một loạt những thí nghiệm
lần đầu tiên có mặt trên đời
.
Sau khi đã ở phòng nghiên cứu khoảng một năm, V và tôi gặp nhau trong một buổi nói chuyện hằng tuần. Tôi đã dần yêu thích những cuộc nói chuyện thế này. V không giống như những nhà khoa học mà tôi biết. Anh nhỏ nhẹ và quan tâm sâu sắc đến con người và những nghĩa vụ lâm sàng, anh thường thú nhận với tôi rằng bản thân anh cũng rất mong muốn trở thành một bác sĩ phẫu thuật thần kinh. Tôi đã học được rằng, khoa học cũng là một nghề nghiệp đầy tính chính trị, cạnh tranh và ác liệt như bất kỳ một ngành nghề nào khác mà bạn thấy, chứa đầy cám dỗ khiến người ta kiếm tìm những con đường dễ đi.
Ai đó có thể tin tưởng việc V luôn luôn chọn con đường trung thực (và thường là khiêm nhường) ở phía trước. Trong khi hầu hết các nhà khoa học thường thông đồng để cho ra các bài báo trong các tờ tạp chí danh tiếng nhất và trở nên nổi tiếng, V duy trì quan điểm rằng bổn phận duy nhất của chúng ta là thành thực đối với câu chuyện khoa học và kể nó ra một cách không thỏa hiệp. Tôi chưa từng gặp một ai rất thành công mà đồng thời luôn giữ vững cam kết với cái tốt đẹp. V là một con người mẫu mực thực sự.
Thay vì mỉm cười mỗi khi tôi ngồi xuống đối diện với anh, anh trông có vẻ khổ sở. Anh thở dài và nói,
Tôi cần anh đội chiếc mũ bác sĩ của mình vào ngay bây giờ
.

Được
.

Họ nói tôi bị ung thư tuyến tụy
.

V…vậy ư. Kể cho tôi nghe đi
.
Anh liệt kê tình trạng sụt cân dần dần, khó tiêu và bản chụp CT
đề phòng
gần đây của mình – một quy trình thực sự phi chuẩn mực tại thời điểm này – đã cho thấy một khối chất ở tụy. Chúng tôi thảo luận con đường phía trước ca phẫu thuật Whipple đáng sợ trong tương lai gần (
Anh sẽ cảm thấy như bị xe tải tông vậy
, tôi nói); ai là nhà phẫu thuật tốt nhất; những tác động của căn bệnh này tới vợ con anh; và làm thế nào để duy trì phòng nghiên cứu trong quá trình vắng mặt kéo dài. Ung thư tụy có một tiên lượng ảm đạm nhưng dĩ nhiên không ai biết điều này đối với V có ý nghĩa như thế nào.
Anh ngừng lại và nói.
Phaul, cậu có nghĩ cuộc đời tôi có ý nghĩa gì không? Liệu tôi có lựa chọn đúng?

Điều này thật choáng váng: ngay cả một người mà tôi vẫn luôn coi là hình mẫu đạo đức cũng đưa ra những câu hỏi thế này khi phải đối mặt với cái chết.
Ca phẫu thuật của V, hóa trị và xạ trị đều rất khó khăn nhưng đã thành công. Anh quay trở lại công việc một năm sau đó, cùng lúc tôi quay trở lại với các nghĩa vụ lâm sàng của mình ở bệnh viện. Tóc anh thưa và trắng đi nhiều, tia sáng trong mắt anh cũng tối đi. Trong buổi gặp mặt hàng tuần cuối cùng của chúng tôi, anh quay sang tôi và nói,
Cậu biết đấy, ngày hom nay là ngày đầu tiên mà mọi chuyện đều cảm thấy thật xứng đáng. Ý tôi là, dĩ nhiên là, vì các con, tôi luôn có thể làm mọi thứ, nhưng hôm nay là ngày đầu tiên mà mọi thống khổ chịu đựng đều trở nên xứng đáng
.
Những điều các bác sĩ hiểu được về cái địa ngục mà chúng tôi đặt bệnh nhân vào mới ít ỏi làm sao.
Trong năm thứ sáu, tôi trở lại bệnh viện và làm toàn thời gian. Nghiên cứu của tôi ở phòng thí nghiệm của V giờ chuyển thành những ngày với những khoảnh khắc nghỉ ngơi và nhàn rỗi như vẫn vậy. Hầu hết mọi người, thậm chí là những đồng nghiệp gần gũi nhất của bạn cũng không thể hiểu nổi cái lỗ đen gọi là bác sĩ nội trú phẫu thuật thần kinh. Một trong những y ta yêu thích của tôi sau khi ở lại đến mười giờ đêm để giúp chúng tôi kết thúc một ca khó và dài đã nói:
Ơn Chúa ngày mai là ngày nghỉ. Anh cũng vậy hả?


Ừm, không.


Nhưng ít ra anh có thể đến muộn chút hay gì đó chứ? Thường anh đến lúc mấy giờ?


Sáu giờ sáng.


Không đời nào?


Ngày nào cũng vậy.


Cả cuối tuần?


Đừng hỏi nữa.

Trong giới nội trú chúng tôi lưu truyền câu:
Ngày thì dài, nhưng năm thì ngắn.

Đối với bác sĩ nội trú phẫu thuật thần kinh, một ngày thường bắt đầu lúc sáu giờ sáng và kéo dài cho đến khi ca mổ kết thúc, điều này phụ thuộc một phần vào việc anh nhanh nhẹn thế nào trong phòng mổ.
Kỹ năng mổ của một bác sĩ nội trú được đánh giá bằng kỹ thuật và tốc độ của anh ta. Bạn không thể lóng ngóng, bạn không thể chậm chạp. Kể từ lúc đóng kín lại vế thương đầu tiên, bạn dành quá nhiều thời gian để làm các công đoạn chính xác, kỹ thuật viên phòng mổ sẽ tuyên bố,
Kiểu như chúng ta có một nhà phẫu thuật thẩm mỹ ở đây vậy!
Hay
Tôi hiểu chiến thuật của anh rồi: đến khi anh khâu xong nửa trên của vế thương, thì nửa dưới đã kịp đóng lại! Một công đôi việc – thật thông minh!
Bác sĩ chính thường khuyên người mới rằng,
Học cách làm nhanh trước đã, rồi học cách làm tốt sau.
Trong phòng mổ, ánh mắt mọi người luôn hướng về cái đồng hồ. Vì bệnh nhân: anh ấy đã được gây mê bao lâu rồi? Trong những ca mổ dài, các tế bào thần kinh có thể bị tổn thương, cơ bắp có thể bị hư hỏng và thận có thể bị suy. Vì tất cả mọi người: Bao giờ chúng ta mới có thể ra khỏi nơi này đêm nay?
Tôi có thể thấy là có hai chiến thuật để cắt ngắn thời gian, có lẽ được minh họa rõ nhất bằng châu chuyện Rùa và Thỏ. Thỏ chạy nhanh hết sức có thể, tay thoăn thoắt nhìn không ra, dụng cụ loảng xoảng rơi xuống đất; lớp da cắt mở như một bức rèm, nắp sọ nằm trên khay ngay trước khi bụi xương kịp yên. Kết quả là vết mổ có thể cần mở thêm một centimet đâu đó bởi nó chưa được đặt một cách tối ưu. Đối lập với Thỏ, Rùa tiến hành cẩn trọng, không một cử động thừa thãi, đo hai lần, cắt một lần. Không một bước nào trong ca mổ cần xem lại; mọi sự diễn tiến theo một phong cách chính xác và ngay ngắn. Nếu như Thỏ tạo quá nhiều lỗi sai nhỏ và liên tục phải điều chỉnh, Rùa thắng. Nhưng nếu Rùa dành quá nhiều thời gian lên kế hoạch cho từng bước, Thỏ thắng.
Điều thú vị về thời gian trong phòng mổ đó là dù bạn có chạy đua một cách điên cuồng hay tiến hành từ tốn, bạn đều không có cảm giác nó đang trôi đi. Nế, như Heidegger lập luận, sự nhàm chán chính là việc nhận thức được thời gian đang trôi, thì một ca mổ đem đến cảm giác trái ngược, sự chú tâm cao độ khiến vị trí kim đồng hồ tưởng chừng luôn ngẫu nhiên. Hai giờ có thể cảm giác như một phú. Chỉ khi sợi chỉ cuối cùng vào vị trí và vết thương được đặt gạc, thời gian mới bình thường trở lại. Bạn gần như có thể nghe thấy một tiếng gió rít bên tai. Sau đó bạn bắt đầu tự hỏi: Mất bao lâu bệnh nhân mới tỉnh lại? Bao lâu thì ca kếp tiếp được đẩy vào? Và mấy giờ tôi mới có thể về nhà tối nay?
Mãi tận đến khi ca mổ cuối cùng kết thúc tôi mới có thể cảm nhận được độ dài của một ngày và sự nặng nề trong bước chân tôi. Mấy thủ tục hành chính cuối cùng trước khi rời khỏi bệnh viện cảm giác như chiếc đe hạ xuống.
Không đợi đến ngày mai được hay sao chứ?
Không.
Thở dài, và Trái Đất tiếp tục quay về phía Mặt Trời.
Là bác sĩ nội trú chính, hầy hết mọi trách nhiệm đều đặt trên vai tôi và những cơ hội thành công – hay thất bại – đều lớn hơn bao giờ hết. Nỗi đau thất bại đã khiến tôi hiểu được ràng sự xuất sắc về mặt kỹ thuật là một đòi hỏi về mặt đạo đức
. Thành ý tốt là chưa đủ, đặc biệt khi quá nhiều thứ phụ thuộc và kỹ năng của tôi, khi sự khác biệt giữa thảm kịch và chiến thắng được định hình bởi chỉ một hay hai milimet.
Một ngày, Matthew, cậu bé bị u não đã từng làm cả khu phòng bệnh viện yêu mến vài năm trước tái nhập viện. Vùng dưới đồi của cậu hóa ra đã bị tổn thương một chút trong cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u não ngày đó. Cậu bé tám tuổi dễ mến giờ là một tên quỷ mười hai tuổi. Cậu bé không ngừng ăn; cậu đánh đấm hung bạo. Cánh tay mẹ cậu đầy những vết sẹo cào bầm tím. Cuối cùng, Matthew bị nhốt lại: cậu bé đã trở thành một con ác ma, chỉ do một milimet tổn thương. Đối với mỗi ca phẫu thuật, gia đình và bác sĩ phẫu thuật thường cùng nhau xác quyết rằng lợi ích vượt trên những rủi ro, nhưng điều này vẫn thật đau lòng. Không ai muốn nghĩ về việc Matthew sẽ như thế nào khi trở thành một cậu bé hai mươi tuổi nặng tới hơn 140kg.
Một bữa khác, tôi đặt một điện cực sâu chín centimet trong não bệnh nhân để chữa chứng run rẩy của bệnh Parkinson. Mục tiêu là nhân dưới đồi, não cấu trúc hình hạnh nhân nhỏ xíu nằm sâu trong não. Những thành phần khác của nó phục vụ các chức năng khác nhau: vận động, nhận thức, cảm xúc. Trong phòng mổ, chúng tôi bật dòng điện để đánh giá cơn run. Do tất cả ánh mắt lên tay trái bệnh nhân, chúng tôi thống nhất rằng chứng run đã khá hơn.
Khi đó, tiếng bệnh nhân vang lên, đầy bối rối trong những tiếng thầm thì khẳng định của chúng tôi:

Tôi cảm thấy… buồn quá.


Ngắt điện.


Ồ, cảm giác đó qua rồi,
bệnh nhân nói.

Chúng ta sẽ kiểm tra lại dòng điện và trở kháng. Được chưa. Điện vào…


Không, mọi thứ… Buồn
quá. Chỉ có tối tăm và, và… buồn thâm.


Tháo điện cực.

Chúng tôi kéo điện cực ra và gắn lại, lần này dịch hai minimet về bên phải. Chứng run biến mất. Thật may mắn bệnh nhân cảm thấy ổn.
Rồi một lần, tôi cùng một trong các bác sĩ trực đang thực hiện ca tối muộn, một ca phẫu thuật mở hộp sọ dưới chấm điều trị di dạng cuống não. Đó là một trong những ca mổ tinh vi nhất, có lẽ là ở phần khó nhất trên cơ thể… tới được đó rất phức tạp bất kể là bạn có kinh nghiệm cỡ nào. Nhưng đêm đó, tôi thấy thực linh hoạt, các dụng cụ dường như một phần trên ngón tay tôi: da, cơ, và xương tự mở ra và tôi ở đó, nhìn chằm chằm vào chỗ phình lấp lánh vàng, một khối chất nằm sâu trên cuống não. Đột nhiên, bác sĩ trực dừng tôi lại.

Paul, điều gì sẽ xảy ra nếu anh cắt sâu thêm hai milimet dưới đây?
anh nhỉ.
Nhưng slide bài giảng về giải phẩu học thần kinh vù vù trong đầu tôi.

Chứng song thị à?


Không.
anh nói.
Hội chứng khoa trong.
Thêm hai milimet, và bệnh nhân sẽ tê liệt vĩnh viễn, riêng khả năng nháy mắt được giữ lại. Anh không nhìn vào kính hiển vi,
Tôi biết điều này là bởi vì lần thứ ba thực hiện ca phẫu thuật này, chính xác là điều đã xảy ra.

Phẫu thuật thần kinh đòi hỏi sự cam kết đối với tài năng của một con người và sự cam kết đối với nhân diện của một người khác. Quyết định tiến hành phẫu thuật hay không bao gồm việc đánh giá khả năng của một ai đó, cũng như ý thức sâu sắc của người đó về bệnh nhân và những gì họ coi trọng. Có những vùng não bộ được coi là bất khả xâm phạm như vỏ não vận động sơ cấp, làm tổn thương nó có thể dẫn đến chứng tê liệt vùng cơ thể bị ảnh hưởng. Nhưng những vùng bất khả xâm phạm nhất của vỏ não phải là những vùng kiểm soát ngôn ngữ. Chúng thường nằm ở bên trái, và được gọi là vùng Wernicke và vùng Broca: vùng Wernicke là để hiểu ngôn ngữ và vùng Broca là để tạo ra ngôn ngữ. Tổn thương vùng Broca dẫn đến mất khả năng nói và viết, cho dù bệnh nhân có thể hiểu nó một cách dễ dàng. Tổn thương vùng Wernicke dẫn đến mất khả năng hiểu ngôn ngữ; và cho dù bệnh nhân vẫn có thể nói, thứ ngôn ngữ họ tạo ra chỉ là một chuỗi những từ, cụm từ, và hình ảnh rời rạc, một thứ ngữ pháp không có ngữ nghĩa. Nếu cả hai vùng đều bị tổn thương, bệnh nhân bị cô lập hoàn toàn, một điều trọng tâm trong bản chất loài người bị đánh cắp vĩnh viễn. Sau khi ai đó trải qua một chấn thương đầu hay một cơn đột quỵ, sự phá hủy ở những vùng này thường ngăn cản động cơ cứu người của các bác sĩ phâu thuật: Dạng cuộc đời nào mà lại tồn tại khi không có ngôn ngữ cơ chứ?
Thuở tôi còn là sinh viên Y, bệnh nhân đầu tiên mà tôi gặp với vấn đề này là một người đàn ông sáu mươi hai tuổi bị u não. Chúng tôi bước vào phòng ông trong một ca trực sáng và bác sĩ nội trú hỏi ông,
Ông Michaels, hôm nay ông thấy thế nào?


Bốn sáu một tám mười chín!
ông trả lời, khá lịch sự.
Khối u đã làm gián đoạn mạch ngôn ngữ nói của ông, do vậy ông chỉ có thể phát ngôn ra những dãy số, nhưng ông vẫn còn ngôn điệu, ông vẫn có thể biểu lộ cảm xúc: cười, cau có, thở dài. Ông liệt kê ra một chuỗi số khác, lần này cấp bách hơn. Có điều gì đó ông muốn nói với chúng tôi, nhưng những con số chẳng mang lại gì ngoài sự sợ hãi và tức giận. Cả nhóm chuẩn bị rời phòng; vì lý do gì đó tôi nán lại.

Mười bốn một hai tám,
ông cầu xin, níu lấy tay tôi.
Mười bốn một hai tám.


Tôi xin lỗi.


Mười bốn một hai tám,
ông nói đẩy thê lương, nhìn thẳng vào mắt tôi.
Và rồi tôi rời phòng để theo kịp nhóm. Ông chết sau vài tháng, được chôn theo với thông điệp gì đó ông dành cho thế giới.
Khi khối u hay sự dị dạng nào đó tiếp giáp với những vùng ngôn ngữ này, các bác sĩ phẫu thuật phải rất thận trọng, họ yêu cầu một loạt những ảnh chụp quét khác nhau, một cuộc kiểm tra tâm lý học thần kinh kỹ lưỡng. Dù vậy, ca mổ phải được thực hiện trong lúc bệnh nhân còn tỉnh táo và nói chuyện. Khi bộ não được phô ra, trước lúc khối u bị cắt bỏ, bác sĩ phẫu thuật sử dụng một điện cực đầu tròn cầm tay để đưa dòng điện tới vùng nhỏ của vỏ não trong khi bệnh nhân vẫn thực hiện những nhiệm vụ bằng lời như nói tên các vật thể, có thể đọc bảng chữ cái, vân vân. Khi điện cực đưa dòng điện tới vùng có tính quyết định của vỏ não, nó phá hủy lời nói của bệnh nhân:
A, B, C, D, E gừ gừ gừ mmm… F G H I…
Nhờ đó bộ não và khối u được định vị để xác định phần cắt có thể cắt bỏ an toàn, và bệnh nhân được giữ tỉnh táo trong toàn bộ quá trình bằng việc luôn được giữ cho bận rộn với một số hợp những nhiệm vụ bằng lời và các mẩu chuyện nhỏ.
Một buổi tối, khi đang chuẩn bị cho một trong những ca như vậy, tôi xem lại hình chụp cộng hưởng từ MRJ của bệnh nhân và nhận thấy khối u đã hoàn toàn bao phủ các vùng ngôn ngữ. Không phải là dấu hiệu tốt. Xem xét lại những ghi chú, hội đồng ung thư của bệnh viện – một nhóm những chuyên gia về phẫu thuật, u bướu, chuẩn đoán hình ảnh, và bệnh lý học – đều cho rằng đây là ca nếu mổ thì quá nguy hiểm. Một bác sĩ phẫu thuật đâu có thể lựa chọn tiếp tục
. Tôi có chút phẫn nộ: ở một vài thời điểm nào đó, công việc của chúng tôi là nói
Không
. Bệnh nhân được đẩy xe lăn vào phòng. Anh nhìn chăm chú vào tôi và chỉ vào đầu:
Tôi muốn cái thứ khốn khiếp này ra khỏi đầu tôi. Được chứ?

Bác sĩ trực bước tới và thấy biểu cảm trên khuôn mặt tôi.
Tôi biết.
anh nói.
Tôi đã cố gàn anh ta về chuyện này trong suốt hai giờ. Đừng để tâm. Anh sẵn sàng rồi chứ.


Thay vì liệt kê bảng chữ cái hay đếm số như thường lệ, chúng tôi được phục vụ bằng một
bài kinh

đầy tục tũi và bối thúc.

Cái thứ khốn nạn đó ra khỏi đầu tôi chưa đấy?
Sao các anh chậm lại thế? Làm nhanh lên! Tôi muốn nó ra ngay. Tôi không thể ở đây nguyên cái ngày khốn nạn này. Tôi không quan tâm, cho nó ra đi

Tôi chậm chạp loại bỏ khối u lớn, chú tâm vào bất kỳ một dấu hiệu nhỏ nào cho thấy trở ngại về ngôn ngữ. Trong màn độc thoại không ngơi nghỉ của bệnh nhân, khối u nằm trên đĩa petri, bộ não sạch bóng ánh tia lập lòa.

Sao anh dừng lại? Cái đồ khốn khiếp nhà anh? Tôi đã bảo tôi muốn thứ khốn nạn đó ra cơ mà?


Xong rồi,
tôi nói.
Nó ra rồi.

Làm sao mà anh ta vẫn có thể nói được? Với kích cỡ và vị trí của khối u, điều đó dường như bất khả. Những lời tục tĩu có vẻ như chạy theo một dòng mạch khác trong vùng ngôn ngữ. Cũng có lẽ khối u đã khiến bộ não anh ta, liên kết lại mạch thần kinh bằng cách nào đó…
Mà hộp sọ không thể tự đóng lại được. Vẫn còn cả ngày mai cho việc suy đoán này nọ.
Tôi đã đi tới đỉnh cao của kỳ nội trú. Tôi nắm thành thạo những ca phẫu thuật cốt lõi. Nghiên cứu của tôi thu được cái giải thưởng cao quý nhất. Công việc chảy về từ khắp mọi nơi trên cả nước. Stanford có một vị trí trùng khớp với mối quan tâm của tôi, cho một bác sĩ phẫu thuật, kiêm nhà khoa học thần kinh tập trung vào các kỹ thuật điều biến thần kinh. Một trong những bác sĩ nội trú trẻ đều gặp tôi và nói:
Tôi vừa nghe tin từ các sếp – nếu họ thuê anh, anh sẽ là hướng dẫn chuyên ngành của tôi đấy.


Suỵtttt…
tôi nói.
Nói trước bước không qua.

Tôi cảm thấy như thể những mạch đơn lẻ về sinh học, đạo đức, cuộc sống và cái chết cuối cùng cũng đã bắt đầu đan quyện vào nhau, nếu không phải thành một hệ thống đạo đức hoàn hảo thì cũng là một thế giới quan rõ ràng, mạch lạc, và tôi cảm nhận được vị trí của mình trong đó. Bác sĩ làm việc trong những lĩnh vực đò hỏi trách nhiệm cao gặp gỡ bệnh nhân tại các khoảnh khắc cong vênh, những khoảnh khắc chân thật nhất, nơi sự sống và nhân diện bị đe dọa; nhiệm vụ của họ bao gồm việc hiểu được điều gì khiến cuộc đời của một bệnh nhân nào đó đáng sống, và có kế hoạch cứu giữ những điều đó nếu có thể - hoặc nếu không thể thì chấp nhận một cái chết bình an. Quyền lực đó đòi hỏi một trách nhiệm sâu sắc, đi kèm với tội lỗi và sự cáo buộc lẫn nhau.
Điện thoại reo khi tôi đang dự hội thảo ở San Diego, bà bác sĩ đồng nội trú, Victoria.

Paul?

Có gì đó không hay rồi. Bụng tôi quặn lại.

Có chuyện gì vậy?
tôi nói.
Im lặng.

Vic?


Là Jeff. Anh ấy tự sát rồi.


Cái gì?



Jeff
đang chuẩn bị kết thúc khóa học bổng ngoại khóa ở Midwest
và cả hai chúng tôi đều bận rộn đến kiệt sức… chúng tôi mất liên lạc. Tôi cố gắng gợi lại lần nói chuyện cuối mà không thể.

Anh ấy – anh ấy đã gặp biến chứng rắc rối và bệnh nhân chết. Đêm qua anh ấy trèo lên nóc một tòa nhà và nhảy xuống. Tôi không biết làm gì thêm.

Tôi cố tìm ra một vấn đề nào đó để làm sáng tỏ vấn đề. Không có gì. Tôi chỉ có thể tưởng tượng ra thứ cảm giác tội lỗi lấn át, như một con sóng thủy triều, đã nâng anh lên và tung anh ra khỏi toà nhà đó.
Tôi ao ước, một cách tuyệt vọng, rằng tôi đã có thể bước cùng anh ra khỏi cửa bệnh viện đêm đó. Tôi ước chúng tôi có thể thương xót lẫn nhau như trước kia. Tôi ước tôi có thể nói với Jeff những gì tôi đã hiểu về cuộc đời và những lựa chọn của chúng tôi về cuộc đời, chỉ để lắng nghe những lời khuyên khôn ngoan của anh. Cái chết đến với tất cả chúng ta. Đến với chúng ta, với bệnh nhân của chúng ta: đó là định mệnh của chúng ta, những cơ thể sống. Hầu hết cuộc đời đang sống với sự thụ động về cái chết, đã là điều xảy đến với bạn và những người xung quanh bạn. Nhưng Jeff và tôi đã được đào tạo nhiều năm để có thể chủ động giao chiến với cái chết, để vật lộn với nó, như Jacob vật lộn với thiên sứ19
, và trong khi làm việc đó, trực diện với ý nghĩa của cuộc đời. Chúng tôi mang trên mình một cái ách nặng nề về trách nhiệm trọng đại. Cuộc sống của bệnh nhân và nhân diện của họ có thể nằm trong tay chúng tôi, song cái chết sẽ luôn chiến thắng. Cho dù bạn có hoàn hảo nhưng nhân gian thì không. Bí kíp là bạn biết rằng cuộc đời đã chơi gian, rằng bạn rồi sẽ thua, rằng đôi tay hay phán đoán của bạn sẽ sơ sẩy và dù vậy vẫn cần phải vật lộn để giành chiến thắng cho bệnh nhân của mình. Bạn không bao giờ có thể đạt được sự hoàn hảo, nhưng bạn có thể tin vào đường tiệm cận của những gì mình không ngừng hướng tới.

[←13] Ấn bản tiếng Việt đã được AlphaBooks phát hành tháng 11/2016

[←14] Là tên họ. (ND)
[←15] Tên một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh trẻ em nổi tiếng. (ND)
[←16] Ở đây chỉ Moses trở về từ núi Sinai sau khi nhận lãnh giáo huấn.
[←17] Lời hứa của Thiên Chúa với con người về những gì Người sẽ làm nếu con người thực thi những điều được giao kết.
[←18] Trích đoạn tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình của Leo Tolstoy

[←19] Được kể trong sách Sáng thế 32:22-32 và Ô-sê 12:4
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Khi hơi thở hóa thinh không.