• 1,548

PHẦN II.3


Số từ: 11971
Người dịch: Trần Thanh Hương
Omega Plus phát hành
NXB Lao Động
--------
Nguồn text: Trạm Sách
Trong lần hẹn kế tiếp với Emma, chúng tôi nói chuyện về cuộc đời và chuyện dòng đời sẽ xô đẩy tôi đến đâu. Tôi nhớ lại Henry Adams từng thử so sánh lực khoa học của một động cơ đốt trong với lực tồn tại của Đức mẹ Đồng Trinh. Những câu hỏi về mặt khoa học nay đã được giải đáp, cho phép những câu hỏi về sự tồn tại được phát huy tối đa, dù rằng cả hai đều nằm trong tầm ảnh hưởng của bác sỹ. Gần đây tôi phát hiện ra bị trí bác sỹ phẫu thuật – nhà khoa học ở Standord – công việc vốn đoán chắc dành cho riêng tôi – nay đã có người thế chỗ khi tôi đau ốm. Tôi rất đau lòng, và nói với cô điều đó.

Ừm,
cô nói,
thứ bác sỹ - giáo sư này có thể là một cuộc đua thực sự đấy. Nhưng chắc anh đã biết điều đó. Tôi rất tiếc.


Tôi cho rằng cái khiến tôi thực sự hứng thú là những dự án khoa học kéo dài tới hai mươi năm. Không có kiểu khung thời gian như vậy, tôi không chắc mình sẽ muốn trở thành một nhà khoa học.
Tôi cố an ủi bản thân.
Chúng ta đâu thể làm được gì mấy trong vài năm đâu?


Đúng. Và nhớ rằng là anh đang rất tuyệt. Anh đã quay trở lại công việc. Anh sắp có con. Anh tìm thấy giá trị của mình và điều đó chẳng dễ dàng gì.

Cuối ngày hôm đó, một trong những giáo sư trẻ, từng là bác sĩ nội trú và là một người bạn thân thiết, chặn tôi lại trên hành lang.

Này,
cô nói.
Trong buổi họp khoa, mọi người đã thảo luận rất nhiều về việc phải làm gì với anh.


Làm gì với tôi à, thế nào?


Tôi nghĩ một vài giáo sư lo lắng về khả năng tốt nghiệp của anh.

Tốt nghiệp chương trình nội trú đòi hỏi hai việc: đáp ứng một danh sách những yêu cầu cấp quốc gia và địa phương (cái này tôi đã hoàn thành) và sự chúc phúc của cả khoa.

Sao?
tôi nói.
Tôi không có ý tự phụ, nhưng mà tôi là một tay phẫu thuật tốt, tốt như bất kì –


Tôi biết. Tôi nghĩ họ có lẽ chỉ muốn thấy anh làm trọn vẹn công việc của một bác sĩ chính. Đó là vì họ thích anh. Nghiêm túc đấy.

Tôi nhận ra đó là sự thực. Trong vài tháng trước đó, tôi làm việc như một kỹ thuật viên phòng mổ đơn thuần. Tôi đã dùng căn bệnh ung thư như một cái cớ để không làm trọn vẹn trách nhiệm đối với bệnh nhân. Mặt khác, đó dù sao cũng là một cái cớ tốt, thật chết tiệt. Giờ đây tôi bắt đầu tới sớm hơn, về muộn hơn, quay trở lại việc chăm sóc bệnh nhân, thêm vào bốn tiếng cho mỗi ngày làm việc vốn kéo dài mười hai giờ. Các bệnh nhân do đó lại trở thành tiêu điểm suy nghĩ của tôi trong mọi lúc. Hai ngày đầu tiên tôi đã nghĩ là mình phải bỏ cuộc khi phải chiến đầu với từng cơn buồn nôn dồn dập, nỗi đau và sự mệt mỏi, buộc phải lui về ngủ trên chiếc giường không sử dụng những lúc mất tinh thần. Nhưng tới ngày thứ ba, tôi bắt đầu tận hưởng công việc bất kể người ngợm suy nhược. Kết nối với bệnh nhân mang tới ý nghĩa trong công việc. Tôi uống thuốc chống nôn mửa và thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) giữa những ca mổ và trước mỗi phiên làm việc. Thay vì tìm đến một chiếc giường không ai dùng, tôi bắt đầu nghỉ ngay trên ghế sofa của các bác sĩ nội trú, theo dõi họ khi chăm sóc bệnh nhân và giảng giải trong lúc chịu đựng những cơn co thắt lưng. Cơ thể càng bị tra tấn tôi càng say mê làm việc. Cuối tuần đầu tiên, tôi ngủ liên tục trong bốn mươi giờ đồng hồ.
Tôi cũng dần chủ động hơn:

Sếp,
tôi nói,
Tôi đang xem lại các ca cho ngày mai, tôi biết ca đầu tiên là liên bán cầu nhưng có lẽ sẽ an toàn và dễ dàng hơn nếu chúng ta thử xuyên vỏ não vùng đỉnh.

Vậy sao?
bác sĩ trực nói.
Để tôi xem lại các bản chụp… ừ đúng đấy. Anh thay đổi lại lịch đặt được không?

Ngày hôm sau:
Xin chào, tôi Paul đây. Tôi mới gặp ông F và gia đình ở đơn vị chăm sóc đặc biệt – tôi nghĩ chúng ta cần thực hiện mổ ACDF26
cho ông ấy vào ngày mai. Tôi đặt lịch được chứ? Khi nào anh rảnh?

Và như vậy tôi đã quay lại với nhịp làm việc trọn vẹn ở phòng mổ.

Y tá, cô có thể nhắn cho bác sĩ S được không? Tôi nghĩ tôi sẽ làm xong ca này trước khi anh ấy đến.


Tôi đã kết nối được rồi. Anh ấy nói anh có lẽ chưa xong được đâu.

Bác sĩ trực chạy tới, thở hổn hển, thay đồ và ngó vào kính hiển vi.

Tôi chọn một góc khá nhọn để tránh xoang,
tôi nói,
nhưng cả khối u đã ra rồi.


Cậu tránh được xoang sao?


Đúng.


Và loại bỏ nó nguyên khối?


Đúng, anh có thể nhìn, nó đang trên bàn.


Trông tuyệt. Tuyệt đấy. Làm sao cậu có thể làm nhanh vậy? Xin lỗi tôi không thể đến sớm hơn được.


Không vấn đề gì.

Một phần kì quái của bệnh tật đó là khi phải trải qua nó, giá trị của bạn không ngừng thay đổi. Bạn phải tìm ra điều gì là quan trọng với mình và sau đó lại tiếp tục tìm kiếm. Tôi cảm thấy giống như ai đó lấy đi thẻ tín dụng của mình và tôi phải học cách chi tiêu sao cho hợp lý. Bạn có thể quyết định rằng bạn muốn dành thời gian để làm một bác sĩ phẫu thuật, nhưng hai tháng sau có thể bạn sẽ thấy khác. Hai tháng sau đó, bạn có thể muốn học chơi saxophone hay cống hiến cho nhà thờ. Chết là sự kiện chỉ xảy ra trong chốc lát, nhưng sống cùng bệnh hiểm nghèo lại là cả một quá trình.
Tôi ngạc nhiên nhận ra mình đã trải qua cả năm pha đau buồn – chuỗi rập khuôn
Phủ nhận Tức giận Mặc cả Suy sụp Chấp nhận
– nhưng lại theo chiều người lại. Khi nghe chẩn đoán, tôi đã chuẩn bị cho cái chết. Tôi thậm chí còn cảm thấy ổn. Tôi đã chấp nhận nó. Tôi đã sẵn sàng. Sau đó tôi rơi vào trạng thái suy sụp khi biết rằng mình có lẽ chưa chết ngay, điều này dĩ nhiên là chuyện tốt, nhưng cũng rất bối rối và mệt mỏi lạ kỳ. Tốc độ phát triển của khoa học ung thư và các thống kê cho thấy rằng tôi có thể sống thêm một năm hoặc thậm chí mười năm nữa. Những căn bệnh lớn thường làm sáng tỏ cuộc đời. Vậy nhưng tôi chỉ biết rằng tôi sẽ chết – điều mà tôi cũng đã biết trước rồi. Tình trạng hiểu biết của tôi vẫn vậy nhưng khả năng lập kế hoạch ăn trưa thì bị quăng xuống địa ngục. Con đường phía trước có lẽ sẽ rõ ràng nếu như tôi biết chính xác mình còn bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm. Cho tôi ba tháng, tôi dành thời gian cho gia đình. Cho tôi một năm, tôi sẽ viết sách. Cho tôi mười năm, tôi sẽ quay trở lại với việc chữa bệnh. Cái sự thực rằng bạn sẽ sống thêm từng ngày một chẳng có ý nghĩa gì: Tôi sẽ làm gì với ngày đó đây?
Tại thời điểm nào đó, tôi bắt đầu mặc cả một chút – hoặc cũng không hẳn là mặc cả. Kiểu như:
Lạy Chúa, con đã đọc Job, và con không hiểu nó, nhưng nếu như đây là bài thử về đức tin, Cha có lẽ đã biết đức tin của con khá yếu ớt, và có lẽ cai hẳn được việc cứ phải cho mù tạt cay vào bánh kẹp thịt bò cũng kiểm tra được chứ sao? Cha đâu cần phải mạnh tay thế này…
Sau đó, sau những lần mặc cả là cơn tức giận kéo đến:
Con đã làm việc cả đời để đạt được chừng này, giờ Cha mang đến cho con ung thư sao?

Và giờ, cuối cùng, tôi đã đi tới mức Phủ nhận. Có lẽ là phủ nhận hoàn toàn. Có lẽ, khi không có sự chắc chắn nào cả chúng ta đành mặc định rằng mình sẽ sống rất lâu. Có lẽ đó là cách duy nhất để nhìn về phía trước.
Tôi thường phẫu thuật tới đêm muộn hoặc tới tận sáng sớm, tập trung vào việc tốt nghiệp. Chẩn đoán bệnh đã là chuyện chín tháng trước. Cơ thể tôi bị hạ gục. Tôi quá mệt chẳng muốn ăn chút gì đó mỗi lần về nhà. Tôi tăng dần liều lượng Tylenol và NSAID và thuốc chống nôn mửa. Tôi bắt đầu bị ho không ngừng, có lẽ là do những vết sẹo trên phổi do các khối u đã chết. Tôi tự nhủ rằng mình chỉ cần duy trì nhịp độ tàn nhẫn này thêm đôi ba tháng nữa thôi và rồi tôi sẽ tốt nghiệp chương trình nội trú và ổn định trong vị trí thư thả hơn của một giáo sư.
Vào tháng Hai, tôi bay tới Wisconsin cho một cuộc phỏng vấn. Họ mời chào mọi thứ mà tôi mong muốn: Hàng triệu đô la để mở phòng thí nghiệm khoa học thần kinh, đứng đầu một cơ sở dịch vụ lâm sàng của riêng tôi, sự linh động nếu tôi cần để chăm sóc sức khỏe bản thân, chức danh giáo sư được bổ nhiệm chính thức, những đề nghị hấp dẫn về công việc cho Lucy, lương cao, cảnh đẹp, thị trấn điền viên, lãnh đạo hoàn hảo.
Tôi hiểu vấn đề sức khỏe của anh, và anh có quan hệ gắn bó với bác sĩ ung thư của mình,
chủ nhiệm khoa nói với tôi.
Do đó nếu anh muốn duy trì việc chăm sóc sức khỏe ở đó, chúng tôi sẽ cấp vé máy bay để anh di chuyển qua lại – dù rằng chúng tôi cũng có trung tâm ung thư hàng đầu ở đây nếu anh muốn thử khám phá. Liệu còn gì tôi có hể làm khiến cho vị trí này hấp dẫn hơn nữa không?

Tôi nghĩ về những gì Emma đã nói. Tôi đi từ việc không thể tin rằng mình có thể trở thành bác sĩ phẫu thuật tới khi trở thành một bác sĩ phẫu thuật. Một sự chuyển đổi mang theo lực đổi đức tin. Cô đã luôn lưu tâm về phần nhân diện này của tôi ngay cả khi tôi không thể. Cô đã làm những gì tôi từng thử thách bản thân mình nhiều năm trước trong vài trò của một bác sĩ: Chấp nhận trách nhiệm to lớn đối với linh hồn hôi và đưa tôi trở lại vị trí tôi có thể quay lại với chính bản thân mình. Tôi đã đạt được những đỉnh cao trong việc học nghề phẫu thuật thần kinh, mục tiêu trở thành không chủ một bác sĩ phẫu thuật mà là bác sĩ phẫu thuật kiêm nhà khoa học. Mọi thực tập sinh đều khao khát điều này; nhưng hầu như không ai làm được điều đó.
Đêm đó, ngài chủ nhiệm khoa đưa tôi về khách sạn sau bữa tối. ông dừng xe và tấp vào bên đường.
Để tôi cho anh thấy điều này,
ông nói. Chúng tôi ra ngoài và đứng trước bệnh viện, nhìn qua một hố nước đóng bang, phía bờ hồ tít xa toả sang lấp lánh ánh đèu chiếu ra từ các toà nhà.
Vào mùa hè, anh có thể bơi hoặc chèo thuyền đi làm. Vào mùa đông, anh có thể trượt bang hay trượt ván.

Hệt như truyện cổ tích. Và chính tại khoảnh khắc đó, tôi như bị sét đánh: Nó thực sự là chuyện cổ tích. Chúng tôi sẽ không bao giờ có thể chuyển đến Wiscousin. Nếu bệnh của tôi tái phát nghiêm trọng trong vòng hai năm thì sao? Lucy sẽ bị cô lập, tướt đoạt ra khỏi vòng tay bạn bè và gia đình, một mình chăm lo cho người chồng sắp chết và em bé mới sinh. Càng cố cưỡng lại nó, tôi càng điên tiết nhận ra rằng căn bệnh ung thư đã thay đổi toàn bộ phép tính. Trong vài tháng trước, tôi đã nỗ lực từng tí một để khôi phục cuộc sống trở lại với quỹ đạo trước kia, cố gắng phủ nhận việc nó có ảnh hưởng tới cuộc đời mình. Giờ đây tôi muốn được cảm nhận chiến thắng, nhưng thay vì đó tôi chỉ cảm thấy thân thể mình như bị những chiếc càng cua kẹp lại, và tôi vùng vẫy trong vô vọng. Lời nguyền ung thư tạo ra một sự tồn tại căng cứng và lạ kỳ, thử thách tôi đừng để bị đui mù hay trói buộc bởi các chết tới gần. ngay cả khi căn bệnh tạm rút lui, nó vẫn là một ám ảnh lớn.
Khi tôi vừa đánh mất vị trí giáo sư ở Stanford, tôi an ủi bản thân rằng điều hành một phòng thí nghiệm chỉ hợp lý trong bối cảnh thời gian khoảng hai mươi năm, giờ tôi nhận ra đó là một thực tế. Freud bắt đầu sự nghiệp của ông là một nhà khoa học thần kinh xuất sắc. Khi ông thấy rằng khoa học thần kinh cần tới ít nhật một thế kỷ để có thể bắt kịp với tham vọng thực sự của ông trong việc tìm hiểu bộ não, ông đã gạt kính hiển vi của mình sang một bên. Tôi nghĩ tôi cảm thấy tương tự. Dùng nghiên cứu của mình để làm thay đổi ngành phẫu thuật thần kinh là một canh bạc mà khả năng thắng cuộc chỉ là rất nhỏ xét tới chuẩn đoán bệnh của tôi; phòng nghiên cứu không phải là nơi mà tôi muốn đặt cược toàn bộ thời gian còn lại của mình.
Tôi lại nghe thấy tiếng của Emma vang lên: Anh phải tìm ra điều gì là quan trọng nhất với mình.

Nếu tôi không còn muốn tìm cách bay trên quỹ đạo cao nhất của một bác sĩ phẫu thuật thần kinh kiêm nhà khoa học, vậy tôi muốn gì?
Một người cha?
Một bác sĩ phẫu thuật thần kinh?
Dạy học?
Tôi không biết. Nhưng ngay cả khi tôi không biết mình muốn gì, tôi cũng đã học được một điều, một điều không hề có trong Hippocrat, Maimonide, hay Osler, nghĩa vụ của bác sĩ không phải là ngăn chặn cái chết hay đưa bệnh nhân trởi lại cuộc sống cx của họ, mà là ôm lấy bệnh nhân cũng như gia đình họ trong vòng tay, những người mà cuộc sống đang dần tan vỡ và làm việc cho tới khi họ có thể đứng đây, đối mặt, và hiểu được sự tồn tại của chính bản thân mình.
Sự ngạo mạn của chính tôi, một bác sĩ phẫn thuật đang hiện ra trần trụi trước mắt tôi: khi tôi dốn mọi chú ý vào trách nhiệm và quyền lực cảu tôi đối với cuộc đời bệnh nhân, nó chỉ là thức trách nhiệm tạm thời, một quyền lực phù du. Một khi cơn khủng hoảng được giải quyết, bệnh nhân thức tỉnh, tháo ống thở, và sau đó là được cho xuất viện, họ và người thân sẽ tiếp tục sống – mọi thứ sẽ không bao giờ trở lại như cũ. Những lời của bác sĩ có thể làm xoa diệu tâm hồn, giống như con dao mổ của ông ta làm dịu đi những căn bệnh trên não. Dù vậy họ vẫn sẽ luôn phải vật lộn với những bất bình và sự hoành hành, cả về mặt cảm xúc và thể chất của bệnh tật.
Emma không mang lại cho tôi nhận diện đó. Cô bảo vệ khả năng rèn giũa ra một con người mới của tôi. Và cuối cùng thì tôi cũng biết mình sẽ phải mà vậy.
Một buổi sang mùa xuân trời trong như pha lê của ngày Chú Nhật thứ ba của mùa chay27
. Lucy và tôi tới nhà thờ cùng cha mẹ. Ông bà từ Arizona bay sang thăm chúng tôi và cuối tuần. Chúng tôi ngồi bên nhau trên một hàng ghế gỗ dài có tựa lưng, mẹ tôi bắt đầu một cuộc trò chuyện phiếm với gia đình bên cạnh, ban đầu là khen ngợi đôi mắt của cô con gái nhỏ, sau đó nhanh chóng chuyển tới những vấn đề khác. Kỹ năng lắng nghe, tâm tình của và kết nối của bà thể hiện sắc bén. Bài đọc thánh kinh của linh mục bỗng khiến tôi khúc khích. Nó mô tả hình ảnh một Đức Chú đầu chán nản khi thứ ngôn ngữ ẩn dụ của Ngài bị dịch ra theo nghĩa đen tầm thường thường bới đám con chiên của ngài:
Chú Jesus trả lời,
Ai uống nước giếng này rồi sẽ lại khác, nhưng ai uống nước Ta cho thì sẽ không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì người ấy sẽ trả thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời.
Người đàn bà thưa,
Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó, để tôi không còn khát hay khỏi phải đến đây kéo nước làm gì.

Cùng lúc đó, môn đệ của ngày thúc giục,
Rabbi, ăn đi.
Nhưng ngài nói với họ,
Ta có thức ăn mà các ngươi không biết.
Các môn đệ lần lượt nói với nhau,
Rốt cuộc là ai đã đem đồ ăn đến cho ngài?

Nhưng đoạn như thế này có một sự chăm chích rõ ràng về việc đọc Kinh theo đúng nghĩa đen câu chữ. Điều này mang tôi trở lại với Thiên Chúa giáo sau một khoảng thời gian dài kể từ thời đại học, khi đó cảm nhận của tôi về Thánh thần và Chúa Jesus, nói một cách giảm nhẹ, thì là đã trởi nên hời hợt. Trong suốt thời gian tôi tại vị ở trường phái vô thần đầy cứng rắng, vũ khí chính chống lại Thiên chúa giáo là sự thất bại của nó ở những cơ sở thực nghiệm. Rõ rang nhũng lý luận đầy khai sang mang đến một vũ trụ mạch lạc và chặt chẽ hơn nhiều. Rõ ràng con dao cạo của Ockham28
đã giải thoát con người theo nó khỏi niềm tin mỳ quáng. Không có minh chứng nào về Chúa, do đó, thật chẳng có lý do gì để tin bào Chúa.
Tôi sinh trưởng trong một gia đình Công giáo mộ đạo, hằng đêm chúng tôi đều cầu nguyện và đọc Kinh. Dù vậy, tôi giống như hầu hết mẫu người khoa học khác, chỉ tin vài những nhận thức vật chất hữu hình về hiện thực, tin bào quan điểm khoa học tuyệt đối có thể đưa đến một lý thuyết siêu hình học trọn vẹn, gạt bỏ đi những khái niệm lỗi thời như linh hồn, Chúa, và những người đàn ông đàn trắng rậm râu, mặc áo choàng. Thời thanh niêu đôi mươi, tôi đã dành nhiều thời gian xây dựng cái khung cho sự nỗ lực như vậy. Tuy nhiên, cuối cùng thì vấn đề cũng trở nên rõ ràng: biến khoa học thành người nắm quyền của siêu hình học tức là loại bỏ không chỉ Chúa khỏi thế giới mà còn cả tình yêu, sự thù hận, và lẽ sống – coi một thới giới mà tự thân nó là hiển nhiên không phải
thế giới mà chúng ta đang sống. Điều đó không có nghĩa là nếu bạn tin vào ý nghĩa sống, bạn cũng phải tin vào Chúa. Điều đó tức là nếu bạn tin rằng khoa học không chứng tò gì về Chúa, bạn sẽ gần như bị bắt buộc phải kết luận rằng khoa học sẽ không chứng tỏ gì về lẽ sống, và do đó bản thân cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì cả. Nói theo các khác, những luận điệu về sự tồn tại chẳng có vai trò gì, mọi kiến thức đều chỉ là kiến thức khoa học.
Thế nhưng, nghích lý là, các phương pháp khoa học chỉ là sản phẩn của bàn tay con người và do đó không thể vươn tới sự thật vĩnh cửu. Chúng ta xây dựng lý thuyết khoa học để sắp xếp và thao túng thế giới, để quy các hiện tượng thành các đơn bị có thể quảng lý được. Khoa học được dựa trên khả năng lập lại và tính khác quan nó tạo ra. Ngoài việc điều đó hình thành cho khoa học khả năng tạo ra các nhận định về vật chất và năng lượng, nhưng đồng thời cũng khiến các kiến thức khoa học không thể áp dụng được đối với bản chất mang tính bản năng và tồn tại của cuộc sống con người, vốn là độc nhất, chủ quan và không thể dự đoán. Khoa học có thể cung cấp cách hữu dụng nhất để tổ chức các dữ liệu thực nghiệm, lặp đi lặp lại, nhưng quyền năng để làm được điều đó của nó lại dựa trên sự bất lực trong việc thấu hiểu những mặt chính yếu nhất của con người: hy vọng, sợ hãi, tình yêu, thù hận, vẻ đẹp, ghen tị, tôn sùng, yếu ớt, đấu tranh, chịu đựng, và đức hạnh.
Giữa những đam mê cốt lõi này và lý thuyết khoa học sẽ luôn tồn tại một khoảng cách. Không có hệ tư duy nào chứa được sự trọn vẹn của trải nghiệm con người. Lĩnh vực siêu hình học vẫn là lĩnh vực khám phá (suy cho cùng, thứ mà Ockham nhắc đến là cái này chứ không phải chủ nghĩa vô thần). Và chủ nghĩa vô thần chỉ được chứng minh là đúng dựa trên những cơ sở này mà thôi. Người theo thuyết vô thần đầu tiên khi ấy là vị chỉ huy pháo đài của Graham Greene trong tác phẩm Quyền lực và Vinh Quang
, với những thuyết vô thần xuất phát từ sự mặc khải về không hiện hữu của Chúa. Chủ nghĩa vô thần thực sự duy nhất phải được dựa trên tầm nhìn tạo ra thế giới. Câu trích dẫn ưa thích của rất nhiều người theo thuyết vô thần từ nhà sinh học Pháp được trao giải Nobel Jacques Monod đều không lột tả được khía cạnh so sáng này:
Giao ước cổ phân thành nhiều mảnh; con người cuối cùng cũng hiểu được anh ta cô đơn trong cái bao la vô tình của vũ trụ, ở trong đó sự xuất hiện của con người chỉ là ngẫu nhiên.

Thế nhưng tôi quay lại với những giá trị trung tâm của Thiên Chúa giáo – sự hy sinh, chuộc tội, tha thứ - bởi vì tôi thấy chúng thật hấp dẫn. Có một sự căng thẳng trong Kinh thánh giữa công lý và sự bao dung, giữa Cực Ước và Tân Ước. Và Tân Ước nói nặng bạn sẽ không bao giờ đủ nhân ái: nhân ái là một thứ quan trọng nhất mà bạn sẽ không bao giờ đạt đến. Tôi tin rằng thông điệp chính của Chúa Jesus là lòng nhân ái luôn luôn chiến thắng công lý.
Không chỉ vậy mà có lẽ thông điệp cơ bản của tội ác nguyên thuỷ không phải là
luôn cảm thấy có lỗi
. Có lẽ nó là gì đó giữa những dòng sau:
Chúng ta đều có ý niệm về việc làm người tốt có nghĩa là gì, và chúng ta sẽ không phải lúc nào cũng làm được người tốt.
Có lẽ suy cho cùng đó mới là thông điệp của kinh Tân Ước. Thậm chí ngay cả khi bạn có một ý niệm được định nghĩa rõ ràng như Leviticus29
, bạn cũng không thể sống theo cách đó. Điều đó không chỉ là bất khả, mà là điên rồ.
Hiển nhiên tôi không thể nói điều gì rõ ràng về Chúa, nhưng hiện thực cơ bản của cuộc sống con người có tính thuyết phục hơn nhiều so với quyết định luận mù quáng. Hơn nữa, không ai, kể cả tôi, công nhận sự mặc khải/soi dẫn có được là nhờ bất kỳ thứ quyền uy tri thức nào. Chúng ta đều là những người có lý trí – soi sáng là không đủ. Thậm chí ngay cả khi Chúa nói gì với chúng ta, chúng ta sẽ chỉ coi đó là hoang tưởng.
Rốt cục, tôi tự hỏi, những nhà siêu hình học khát khao làm điều gì?
Từ bỏ?
Gần như vậy.
Vật lộn để tiến tới chữ T in hoa – Truth (Chân lý), nhưng nhận ra nhiệm vụ là bất khả thi – hay dù nếu có thể có được một câu trả lời, thì sự xác minh là không thể.
Cuối cùng, không thể nghi ngờ rằng mỗi chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một phần bức tranh. Bác sĩ nhìn thấy một phần, bệnh nhân thấy phần thứ hai, kỹ sư phần thứ ba, nhà kinh tế phần thứ tư, người săn ngọc trai phần thứ năm, kẻ nghiện rượu phần thứ sáu, anh thợ cáp phần thứ bảy, bác chăn cừu phần thứ tám, tên ăn xin người Ấn Độ phần thứ chín, mục sư phần thứ mười. Kiến thức của con người sẽ không bao giờ chưa đựng chỉ trong một con người. Nó nảy sinh từ mối quan hệ mà chúng ta tạo ra giữa mỗi con người với nhau và với thế giới, và vẫn không bao giờ hoàn chỉnh. Và Sự thực đến đâu từ đấu đó cao hơn tất thảy mọi thứ, một nơi khá giống như lời mô tả trong bài đọc cuối Chủ nhật ấy:
Cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hân hoan. Thật vậy, câu tục ngữ
kẻ này gieo, người kia gặt
ở đây quả là đúng. Ta gửi các con đến gặt hái những gì các con không làm; kẻ khác đã thay con làm việc đó, và con đến chia phần trái ngọt từ công việc của họ.
Tôi nhảy ra khỏ ngày chụp CT. Đã bảy tháng kể từ khi quay lại với phẫu thuật. Đây có lẽ là lần chụp cuối trước khi hoàn thành chưng trình nội trú, trước khi trở thành một người cha, trước khi tương lai của tôi thành hiện thực.

Có muốn xem không bác sĩ?
kỹ thuật viên nói.

Không phải lúc này
, tôi nói.
Tôi có rất nhiều việc phải làm hôm nay.
Đã sáu giờ tối rồi. Tôi còn phải đi gặp bệnh nhân, sắp xếp lịch phòng mổ cho ngày mai, xem lại phim chụp, đọc các ghi chú lâm sàng cho người khác chép, kiểm tra hậu phẫu thuật và nhiều việc khác. Khoảng tám giờ tối, tôi ngồi trong văn phòng phẫu thuật thần kinh, bên cạnh trạm xem phim chụp X-quang. Tôi bật máy, xem ảnh chụp bênh nhân của hôm tới – hai ca cột sống đơn giản – và cuối cùng, gõ vào tên tôi. Tôi kéo qua từng ảnh như thể chúng chỉ là một cuốn sách lật mở của trẻ con, so sánh tấm đầu tiên và tấm cuối cùng. Mọi thứ trông y hệt, khối u cũ vẫn duy trì như trước… khoan đã…
Tôi kéo lại ảnh. Nhìn kỹ lần nữa.
Ở đó. Một khối u mới, lớn, lấp kín thùy giữa phải. Nó trông kỳ quái, hệt như một mặt trăng tròn đã gần như vượt ra ngoài đường chân trời. Quay trở lại ảnh cũ, tôi chỉ có thể thấy nhìn ra dấu ấn mờ nhạt nhất của nó, một dấu hiệu ma quái nay đã được đưa ra trọn vẹn đến với thế giới.
Tôi không tức giận cũng không sợ hãi. Đơn giản là thế. Đó là một thực tế về thế giới, giống như khoảng cách từ mặt trời đến trái đất. Tôi lái xe về và nói với Lucy. Đó là đến thứ Năm và chúng tôi sẽ không gặp Emma cho đến thứ Hai. Lucy và tôi ngồi trong phòng khách, bên cạnh chiếc máy tính để vạch lịch trình cho những bước tiếp theo; làm sinh thiết, xét nghiệm, hóa trị. Phương pháp chữa trị lần này sẽ khó khăn hơn, khả năng sống một cuộc đời dài lâu càng xa hơn nữa. Lại là Eliot:
Nhưng sau lưng trong tiếng gió lạnh tôi nghe / Tiếng lách cách của xương, và tiếng khúc khích từ tai này qua tai khác.
Phãu thuật thần kinh sẽ là bất khả thi trong vài tuần kế tiếp, có lẽ vài tháng, có lẽ là mãi mãi. Nhưng chúng tôi quyết định rằng mọi chuyện có thể đợi tới thứ Hai sẽ rõ trắng đen. Hôm nay là thứ Năm và tôi đã có kế hoạch phẫu thuật cho ngày mai. Tôi bố trí một ngày cuối cùng trong chương trình nội trú.
Khi ra khỏi xe và năm giờ hai mươi phút sáng hôm sau tại bệnh viện, tôi hít một hơi thật sâu, ngửi thấy mùi bạch đàn và… đó có phải cây thông? Tôi chưa từng phát hiện ra nó. Tôi gặp nhóm nội trú, tập trung cho phiên làm việc buổi sáng. Chúng tôi xem lại những sự kiện đêm trước, những người mới nhập viện, những bản scan mới, sau đó đi gặp bệnh nhân trước thảo luận M&M (hay hội thảo về tỉ suất bệnh và tử vong) – một buổi họp thường lệ trong đó các bác sĩ phẫu thuật thần kinh cùng nhau xem xét lại sai lầm đã mắc và các ca bị hỏng. Sau đó, tôi dành thêm vài phút với bệnh nhân, ông R. Ông mắc phải một hội chứng hiệm gặp gọi là Gerstmann tại nơi mà khi tôi cắt bỏ các khối u não, ông bắt đầu biểu hiện vài dấu hiệu thiếu hụt đặc biệt: mất khả năng viết, gọi tên ngón tay, tính số, phân biệt trái phải. Tôi chỉ gặp trường hợp này một lần khi còn là sinh viên Y khoa tám năm về trước, một trong những bệnh nhân đầu tiên tôi theo dõi trong phẫu thuật thần kinh. Giống như trường hợp năm ấy, ông R tỏ ra khá phơn phơ – tôi tự hỏi liệu đó có phải là một phần hội chứng mà chưa ai từng mô tả trước đó. Dẫu sao thì ông R cũng đang khá dần lên: Khả năng nói đã trở lại gần như bình thường, và kỹ năng tính toán chỉ kém hơn một chút. Ông rất có khả năng sẽ bình phục hoàn toàn.
Buổi sáng trôi qua. Tôi cọ sạch tay cho ca mổ cuối cùng. Đột nhiên khoảnh khắc đó trở nên vĩ đại. Lần cọ rửa cuối sao? Có lẽ vậy. Tôi nhìn dung dịch xà phòng nhỏ giọt qua cánh tay, rơi xuống ống nước. Tôi bước vào phòng mổ, mặc áo phẫu thuật và kiểm tra tấm vải phù bệnh nhân, đảm bảo mọi góc vải đều gọn gàng ngay ngắn. Tôi muốn ca mổ này phải hoàn hảo. Tôi mở phân da ở phần lưng dưới. Ông là một người đàn ông có tuổi và cột sống đã bị thoái hóa, chèn vào rể thần kinh dẫn đến các cơn đau đớn. Tôi kéo phần mỡ cho tới khi cân mạc hiện ra và tôi có thể thấy đầu cột sống. Tôi mở cân mạc và cắt bỏ suôn sẻ phần cơ một thành, cho tới khi chỉ có phần cột sống lấp lánh hiện giữa vết thương, sạch sẽ và không dính máu. Bác sĩ trực đi thơ thẩn trong lúc tôi cắt bỏ phiến màng, tường sau của cột sống, nơi xương bị phát triển quá đà cùng dây chằng bên dưới chèn vào dây thần kinh.

Trông tốt đấy,
anh nói.
Nếu cậu muốn tới buổi hội thảo hôm nay, tôi sẽ cho một đồng nghiệp tới để kết thúc.

Lưng tôi bắt đầu đau. Tại sao tôi lại không thêm một liều NSAID trước đó cơ chứ? Dù sao thì ca mổ này cũng cần phải kết thúc nhanh chóng. Tôi đã sắp xong rồi.

Không,
tôi nói.
Tôi muốn hoàn thiện ca này.

Bác sĩ trực sát trùng và chúng tôi hoàn thành việc cắt bỏ xương thừa. Anh bắt đầu từ phần dây chằng., bên dưới nó là phần màng cứng có chứa dịch xương sống và rễ thần kinh. Lỗi phổ biến nhất ở giai đoạn này là cắt nhầm một lỗ trên màng cứng. Tôi làm việc ở phía đối diện. Nhìn liếc qua, tôi thấy gần dụng cụ của anh ánh lên một tia xanh lam, bắt đầu để lộ ra chút màng cứng.

Cẩn thận!
tôi nói, đúng lúc đó đầu dụng cụ của anh chạm vào màng cứng. Dòng dịch cột sống tràn vào vết thương. HƠn một năm qua tôi chưa từng bị rò rỉ trong bất kỳ ca mổ nào của mình. Để khắc phục nó cần tới cả giờ.

Lấy kính hiển vi ra,
tôi nói.
Chúng ta bị rỉ.

Vào thời điểm chúng tôi kết thúc việc sửa chữa và loại bỏ phần mô mềm biến dạng, lưng tôi nhức nhối. Bác sĩ trực xé găng tay, xin lỗi và nói lời cám ơn, tôi tôi lại với việc khâu vết mổ. Những lớp mô dính vào nhau ổn thỏa. Tôi bắt đầu khâu da bằng một loại chỉ nylon. Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật dùng ghim dập nhưng tôi tin rằng nylon có tỉ lệ nhiễm trùng thấp hơn và chúng tôi sẽ thực hiện lần khâu lại cuối cùng này theo cách của tôi. Lớp da được đính vào nhau một cách hoàn hảo không căng kéo, như thể chưa từng có ca phẫu thuật nào diễn ra.
Tốt. Một điều tốt.
Khi chúng tôi tháo lớp phủ trên người bệnh nhân, y tá phòng mổ, một người tôi chưa từng cộng tác, nói:
Anh trực cuối tuần này sao bác sĩ?


Không,
Và có lẽ là không bao giờ nữa.


Vậy anh còn ca nào hôm nay không?


Không,
Và có lẽ là không bao giờ.


Khỉ thật, à, ý tôi đây là một cái kết vui vẻ! Công việc kết thúc. Tôi thích những cái kết vui vẻ, anh cũng vậy chứ hả?


Ừ, ừ, tôi thích những cái kết vui vẻ.

Tôi ngồi xuống bàn máy tính để nhập vào yêu cầu khi y tá dọn dẹp và bác sĩ gây mê bắt đầu đánh thức bệnh nhân. Tôi đã luôn dạo đùa mọi người rằng khi tôi lãnh đạo, thay vì thứ nhạc pop giàu năng lượng mà mọi người thích bật trong phòng mổ, chúng tôi sẽ chỉ nghe nhạc bossa nova30
thôi. Tôi cho đĩa Getz/Gilbertto31
vào máy radio, những âm thanh nhẹ nhàng, ấn tượng của saxophone tràn ra khắp phòng.
Tôi rời phòng mổ ngay sau đó, thu dọn đồ đạc tôi đã thu thập trong suốt bảy năm làm việc – quần áo dự phòng cho những đêm không về, bàn chải đánh răng, vài bánh xà phòng, sạc điện thoại, đồ ăn nhẹ, mô hình hộp sọ và một bộ sưu tập sách giải phẫu thần kinh, vân vân. Suy nghĩ lại, tôi để lại đống sách. Chúng sẽ hữu ích hơn ở đây.
Trên đường ra bãi đậu xe, một đồng nghiệp tiến đến để hỏi tôi gì đó nhưng máy nhắn tin của anh rung lên. Anh xem và vẫy tay với tôi, quay lưng chạy vào bệnh viện –
tôi sẽ gặp anh sau nhé!
anh hét lên. Nước mắt trào ra khi tôi ngồi lên xe, xoay chìa và lái xe chầm chậm trên đường. Tôi lái xe về nhà, bước qua cửa trước, treo áo choàng trắng lên và tháo thẻ tên. Tôi tháo pin ra khỏi máy nhắn. Tôi tắm thật lâu. Đêm muộn hôm đó, tôi gọi cho Victoria để nói với cô tôi sẽ không tới vào thứ Hai, và có lẽ là chẳng bao giờ nữa, và sẽ không thể đặt lịch mổ.

Anh biết đấy, tôi đã liên tục thấy cơn ác mộng rằng ngày này sẽ tới,
cô nói.
Tôi không biết làm thế nào mà anh duy trì được lâu vậy.

Lucy và tôi gặp Emma vào thứ Hai. Cô khẳng đinh lại kế hoạch mà chúng tôi đã dự tính: sinh thiết phế quản, tìm kiếm dạng đột biến mục tiêu, nếu không thì hóa trị. Lý do thực sự mà tôi ở đó là sự chỉ dẫn của cô. Tôi nói rằng tôi sẽ từ bỏ phẫu thuật thần kinh.

Được.
cô nói.
Ổn thôi. Anh có thể ngừng phẫu thuật thần kinh nếu anh muốn tập trung vào điều gì đó quan trọng hơn. Nhưng sẽ không phải vì anh bị ốm. Anh không hề ốm hơn so với tuần trước. Đây là một ổ gà trên đường đi, nhưng anh vẫn có thể giữ quỹ đạo hiện tại. Phẫu thuật thần kinh quan trọng với anh.

Một lần nữa, tôi bước qua vạch ngăn từ một bác sĩ tới một bệnh nhân, từ người thực hiện hành động tới đối tượng chịu sự tác động, từ một chủ thể tới đối tượng trực tiếp. Cuộc sống của tôi cho tới khi mắc bệnh có thể hiểu như một đường thẳng, tổng hòa của những lựa chọn. Và như hầu hết các câu chuyện hiện đại, vận mệnh của nhân vật phụ thuộc vào hành động của họ. Gloucester trong Vua Lear có lẽ đã than thở về vận mệnh con người chỉ như
con mồi mắt những đứa trẻ tinh nghịch,
nhưng chính là sự phù phiếm của Lear đã tạo nên chuỗi sự kiện của vở kịch. Từ sau thời kỳ Khai sáng, các cá thể dần chiếm lĩnh sân khấu. Nhưng giờ đây tôi sống trong một thế giới rất khác gần với thời cổ xưa, hành động của con người chỉ vô cùng yếu ớt khi đặt cạnh năng lực siêu nhiên. Một thế giới giống với bi kịch Hy Lạp hơn là Shakespeare. Không có nỗ lực nào có thể giúp Oedipus và cha mẹ chàng thoát khỏi định mệnh của họ; con người duy nhất để chạm tới lục kiểm soát cuộc đời mình đó là thông qua những lời sấm và các nhà tiên tri, những người được ban cho thiên nhãn. Lý do đủ để biết được những gì ở phía trước. Lý do tôi đến đây là vì sự an ủi của một trí tuệ tiên tri.

Đây không phải là kết thúc,
cô nói, một câu mà cô đã nói hàng nghìn lần – suy cho cùng, chẳng phải tôi cũng dùng kiểu nói tương tự đối với bệnh nhân của mình, những người kiếm tìm câu trả lời bất khả, hay sao.
Cũng chưa phải là bắt đầu của sự kết thúc. Chỉ là kết thúc của sự bắt đầu.

Tôi cảm thấy khá hơn.
Một tuần sau sinh thiết, Alexis, y tá ở phòng khám của Emma gọi tới. Không có phát sinh đột biến đích mới. Như vậy hóa trị là lựa chọn duy nhất và tôi được đặt lịch vào thứ Hai. Tôi hỏi cô các tác nhân cụ thể và được yêu cầu nói chuyện cụ thể với Emma. Emma đang trên đường tới hồ Tahoe với các con của cô nhưng sẽ gọi cho tôi trong cuối tuần.
Ngày hôm sau, thứ Bảy, Emma gọi. Tôi muốn biết cô nghĩ gì về các tác phẩm hóa trị.

Ừm,
cô nói.
Anh có suy nghĩ cụ thể gì không?


Tôi cho là câu hỏi chính ở đây là liệu có dùng tới Avastin không,
tôi nói.
Tôi được biết nghiên cứu mới nhất không cho thấy cái lợi nào, thậm chí mang đến những tác dụng phụ xấu hơn, và vài trung tâm ung thư đã không còn dùng tới nó. Theo quan điểm của tôi thì đấy chỉ là một nghiên cứu trong số rất nhiều nghiên cứu trước ủng hộ việc sử dụng Avastin, và tôi thiên về việc sử dụng nó. Chúng ta có thể tạm dừng nếu tôi có phản ứng xấu. Nếu cố thấy điều đó là hợp lý.


Nghe có vẻ ổn. Sẽ gặp chút khó khăn với các công ty bảo hiểm nếu để sau mới thêm Avastin vào, đây sẽ là một lý do nữa để dùng tới nó luôn
.

Cám ơn vì đã gọi. Tôi sẽ để cô trở lại tận hưởng cái hồ của cô.


Ok. Còn điều này nữa.
Cô dừng lại.
Tôi rất vui vì chúng ta cùng nhau đưa ra phương án điều trị. Dĩ nhiên, anh là một bác sĩ, anh biết mình nói về điều gì và đây là cuộc đời anh. Nhưng nếu có lúc nào đó anh muốn chỉ mình tôi đóng vai trò bác sĩ, tôi cũng sẽ rất vui.

Tôi chưa từng nghĩ rằng mình có thể rũ bỏ khỏi trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ của chính mình. Tôi đã mặc định rằng tất cả bệnh nhân đều trở thành chuyên gia đối với căn bệnh của họ. Tôi nhớ khi còn là một sinh viên y khoa mới toe chưa biết gì, tôi vẫn thường phải đề nghị bệnh nhân mô tả lại căn bệnh và cách chữa trị của họ cho tôi, những ngón chân xanh và viên thuốc màu hồng. Nhưng là một bác sĩ, tôi chưa từng mong đợi bệnh nhân phải đưa ra quyết định một mình; tôi có trách nhiệm với họ. Và tôi nhận ra tôi đang cố làm điều tương tự, phần bác sĩ trong tôi vẫn duy trì trách nhiệm cho phần bệnh nhân trong tôi. Có lẽ tôi đã bị nguyền rủa bởi một vị thần Hy Lạp nào đó, nhưng nếu từ bỏ việc kiểm soát này thì có vẻ như vô trách nhiệm, nếu không muốn nói là việc tôi không làm được.
Hoá trị được bắt đầu vào thứ Hai. Lucy, mẹ tôi và tôi cùng đến trung tâm truyền. Tôi nằm cố định trên một chiếc ghế êm ái, chờ đợi trong khi gắn dây truyền. Một hỗn hợp thuốc cần tới bốn tiếng rưỡi để truyền vào cơ thể. Tôi chợp mắt, đọc sách và đôi khi nhìn vào vô định để đợi thời gian trôi qua. Lucy và mẹ tôi bên cạnh, phá vỡ sự yên ắng bằng vài cuộc chuyện trò. Những bệnh nhân khác trong phòng khá đa dạng – có người hói trọc, có người đầu tóc chỉn chu, có người héo úa, có người vui vẻ, có người rũ rượi, có người bảnh bao. Tất cả đều nằm yên, lặng lẽ cùng với ống truyền tĩnh mạch nhỏ từng giọt chất độc vào cánh tay đang duỗi dài. Cứ mỗi ba tuần, tôi sẽ phải quay lại đây.
Tôi bắt đầu cảm thấy tác dụng của thuốc ngay ngày hôm sau, một sự suy nhược nặng nề, cảm giác mệt mỏi trong xương cốt tràn khắp. Ăn uống vốn là một nguồn vui nay chẳng khác nào uống nước muối. Đột nhiên, tất cả mọi niềm vui của tôi đều bị ướp muối. Lucy làm cho tôi một chiếc bánh vòng kẹp phô mai kem cho bữa sáng, vậy mà vị hệt như một khối muối. Tôi dẹp sang một bên. Đọc sách cũng thấy thật mệt mỏi. Tôi đã đồng ý viết vài chương cho hai cuốn sách giáo khoa về phẫu thuật thần kinh, nội dung là về khả năng ứng dụng nghiên cứu của tôi cùng V trong điều trị. Công việc này cũng bị dẹp sang một bên. Ngày trôi qua, tivi và việc ăn uống một cách cưỡng ép giúp đánh dấu thời gian. Một quá trình đơn điệu diễn ra trong suốt nhiều tuần: Tình trạng khó chịu giảm dần dần, trạng thái bình thường quay trở lại vừa đúng lúc bắt đầu đợt điều trị mới.
Chu trình đó tiếp tục. Tôi di chuyển ra vào bệnh viện với những biến chứng nhẹ đủ để ngăn chặn mọi ý định quay trở lại công việc. Khoa phẫu thuật thần kinh quyết định rằng tôi đã đạt đủ các tiêu chuẩn quốc gia và địa phương để tốt nghiệp. Buổi lễ sẽ diễn ra vào thứ Bảy, khoảng hai tuần trước ngày dự sinh của Lucy.
Ngày tốt nghiệp đến. Khi tôi đứng trong phòng ngủ và mặc đồ tốt nghiệp – đại diện cho đỉnh cao nhất của bảy năm nội trú – một cơn buồn nôn dữ dội ào đến. Không giống như kiểu buồn nôn do làm hoá trị, vốn thường như những cơn sóng mà bạn có thể cưỡi lên để vượt qua. Tôi bắt đầu nôn đầy mật xanh một cách mất kiểm soát với vị đặc trưng của dịch dạ dày. Lần này là từ tận sâu trong ruột.
Cuối cùng là tôi đã không thể đến buổi lễ tốt nghiệp.
Tôi cần truyền dịch để hạn chế mất nước do đó Lucy đưa tôi đến phòng cấp cứu để thực hiện công cuộc bổ sung nước. Sau những cơn nôn mửa là tiêu chảy. Tôi và Brad, một bác sĩ nội trú, cùng trò chuyện một cách thân mật. Tôi kể ra lịch sử điều trị của mình, liệt kê mọi loại thuốc và rồi cuối cùng chúng tôi cùng thảo luận về các liệu pháp phân tử tân tiến, đặc biệt là Tarceva mà hiện tôi vẫn đang dùng. Việc điều trị khá đơn giản: Tôi sẽ được truyền giữ nước cho đến khi có thể tự uống bằng miệng. Tối hôm đó, tôi nhập viện. Khi y tá xem lại danh sách thuốc điều trị, tôi nhận ra không có Tarceva. Tôi đề nghị cô gọi bác sĩ nội trú để sửa lại. Điều này vẫn thường xảy ra. Tôi phải dùng tới cả tá thuốc. Theo dõi chúng không phải dễ dàng gì.
Brad xuất hiện sau nửa đêm.

Tôi nghe nói anh có thắc mắc về thuốc điều trị?
anh hỏi.

Ừm,
tôi nói.
Không có Tarceva. Anh có thể yêu cầu nó không?


Tôi đã quyết định bỏ nó ra.


Tại sao vậy?


Men gan của anh quá cao.

Tôi bị bối rối. Men gan của tôi đã cao trong nhiều tháng; nếu đây là vấn đề, tại sao chúng tôi chưa từng nói về chuyện này trước đây? Dù sao thì phải có nhầm lẫn gì đó.
Emma – bác sĩ ung thư của tôi, sếp anh – đã thấy những con số này, và cô ấy vẫn muốn tôi dùng Tarceva.

Bác sĩ nội trú thường phải đưa ra quyết định mà không có ý kiến của bác sĩ chính. Nhưng giờ đây tôi có ý kiến của Emma, hiển nhiên anh ta sẽ phải đầu hàng.

Nhưng nó có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày và ruột.

Tôi càng bối rối hơn. Thông thường khi viện dẫn đến yêu cầu của bác sĩ chính sẽ kết thúc sự thảo luận.
Tôi đã dùng nó trong cả năm mà không có vấn đề gì,
tôi nói.
Anh nghĩ đột nhiên Tarceva gây ra mọi chuyện này chứ không phải là hoá trị à?


Có thể, đúng.

Sự bối rối chuyển thành giận dữ. Một tên nhóc mới ra trường được hai năm, không lớn hơn những bác sĩ nội trú năm đầu của tôi là mấy, vậy mà lại đang tranh cãi với tôi? Nếu cậu ta đúng thì là một chuyện, nhưng những lời đó chẳng có ý nghĩa gì cả.
Ừm, không phải là tôi đã nhắc đến chiều nay rằng nếu không có thứ thuốc đó, những khối di căn trên xương sẽ được kích hoạt và tạo ra các cơn đau khủng khiếp sao? Tôi không muốn tỏ vẻ đao to búa lớn, nhưng tôi đã từng bị đấm gẫy xương khi đấm bốc mà việc đó còn đau đớn hơn nhiều. Là cơn đau bậc cao nhất. Là kiểu Tôi-sẽ-Gào-Thét-Khủng-Khiếp-trong-Đau-Đớn.


Ừm, xét đến chu kỳ bán huỷ của thuốc thì điều đó có lẽ sẽ không xảy ra trong một hai hôm tới.

Tôi có thể thấy được trong mắt Brad tôi không phải là một bệnh nhân mà là một rắc rối: một ô trống cần phải đánh dấu ‘đã xong’.
Cậu ta tiếp tục,
Nếu anh không phải là anh, chúng ta sẽ chẳng đứng nói chuyện thế này đâu. Tôi sẽ dừng thuốc và cho anh chứng minh rằng nó gây ra mọi sự đau đớn.

Điều gì xảy ra với cuộc trò chuyện thân mật chiều nay? Tôi nghĩ về thời còn ở trường Y, có một bệnh nhân nói với tôi rằng cô luôn đi đôi tất đắt tiền nhất tới phòng khám để khi cô chỉ mặc bộ đồ bệnh nhân và không đi giày, bác sĩ có thể thấy đôi tất và biết rằng cô là một bệnh nhân quan trọng, cần phải đối xử bằng sự tôn trọng. (À, đó là vấn đề - tôi đang đi đôi tất bệnh viện, loại mà tôi đã thó được trong nhiều năm nay!)

Dù sao đi nữa, Tarceva là loại thuốc đặc biệt và cần tới một bác sĩ chính hay người có thẩm quyền ký vào đơn. Anh thực sự muốn tôi đánh thức ai đó vì việc này sao? Không thể đợi tới sáng mai sao?

Lại nữa.
Làm bổn phận của cậu ta với tôi đồng nghĩa với việc thêm một dòng trong danh sách phải làm: Một cuộc gọi ngượng ngùng tới sếp cho thấy sai lầm của cậu ta. Cậu ta trực ca đêm. Quy định đào tạo nội trú đòi hỏi mọi chương trình phải có trực ca. Đi kèm với công việc trực ca là một kiểu hành vi gian giảo, một sự cắt xén về trách nhiệm. Nếu cậu ta có thể trì hoãn lại vài giờ, tôi sẽ trở thành rắc rối của một người khác.

Tôi thường phải dùng nó vào 5 giờ sáng,
tôi nói.
Và cả cậu và tôi đều hiểu rõ rằng ‘đợi tới sáng mai’ có nghĩa là để ai đó xử lý việc này sau phiên trực sáng và rất có thể sẽ là tới tận chiều. Đúng chứ?


Ok, thôi được.
cậu ta nói và rời phòng.
Tới sáng, tôi phát hiện ra cậu ta vẫn chưa chỉ thị lấy thuốc.
Emma rẽ vào để chào và nói với tôi rằng cô sẽ thu xếp đơn thuốc Tarceva. Cô chúc tôi chóng bình phục và xin lỗi sẽ phải ra khỏi thị trấn cả tuần. Qua ngày, tình trạng tôi bắt đầu xấu đi nhiều, tôi tiêu chảy dữ dội. Tôi bắt đầu bị mất nước, tuy chưa quá nhanh. Thận ngưng làm việc. Miệng tôi khô rát tới mức tôi không thể nói hay nuốt. Lượt xét nghiệm kế tiếp, nồng độ natri huyết thanh đã dâng tới gần mức tử vong. Tôi được chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt. Một phần vòm miệng mềm cùng họng chết héo vì mất nước và bong ra khỏi miệng. Tôi đau đớn, trôi nổi qua vô số trạng thái nhận thức trong khi một nhóm chuyên gia được đưa tới để giúp đỡ: Các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc đặc biệt, các bác sĩ chuyên khoa thận, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá, các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, các chuyên gia bệnh truyền nhiễm, các bác sĩ phẫu thuật thần kinh, các bác sĩ u bướu, các bác sĩ chuyên khoa u vùng ngực, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Lucy, mang bầu ba mươi tám tuần, ở bên tôi vào ban ngày và âm thầm chuyển đến phòng cũ của tôi chỉ cách phòng chăm sóc đặc biệt vài bước để có thể theo dõi tình hình vào ban đêm. Nàng và cha tôi cũng đóng góp ý kiến.
Trong những giây phút tỉnh táo, tôi nhanh chóng nhận ra rằng với từng này tiếng nói, sự hỗn loạn sẽ xảy ra. Trong y học, đây gọi là vấn đề WICOS:Ai Là Thuyền Trưởng trên Tàu? Bác sĩ thận bất đồng ý kiến với bác sĩ ung thư, bác sĩ ung thư lại không đồng tình với bác sĩ tiêu hoá. Tôi cảm thấy trách nhiệm của mình. Trong những khoảnh khắc tỉnh táo, tôi liệt kê lần lượt từng chi tiết liên quan đến bệnh tật của bản thân và cùng với sự giúp đỡ của Lucy, cố gắng dàn xếp nhóm bác sĩ để giữ cho mọi sự việc và cách nhận định được đúng đắn. Sau đó, khi còn đang mơ màng, tôi lờ mờ nghe thấy tiếng cha tôi và Lucy bàn luận về tình trạng của tôi với từng nhóm bác sĩ. Chúng tôi cho rằng kế hoạch chính hiện giờ chỉ có thể là cung cấp dung dịch cho tới khi các tác động hoá trị dịu đi. Nhưng mỗi nhóm chuyên gia lại yêu cầu thêm nhiều xét nghiệm và phương án điều trị riêng biệt, một số trong đó vô tác dụng và thiếu suy xét. Mẫu thử đã lấy, việc chụp scan đã được chỉ thị, thuốc đã phát; tôi bắt đầu đánh mất dấu vết sự kiện và thời gian. Tôi yêu cầu được giải thích về quá trình điều trị, nhưng những câu từ trở nên trơn trượt không thể nắm bắt, tiếng nói bị thấm ướt và nghèn nghẹt, bóng tối phủ xuống ngay giữa cuộc nói chuyện của các bác sĩ khi tôi loạng choạng nắm bắt tính mạch lạc của nó.
Tôi ước Emma có mặt ở đó, để nắm quyền chỉ huy.
Đột nhiêb, cô xuất hiện.

Cô đã quay lại sao?
tôi nói.

Anh đã nằm trong đơn vị chăm sóc đặc biệt cả tuần rồi,
cô nói.
Nhưng đừng lo lắng. Anh sẽ khá hơn thôi. Hầu hết kết quả xét nghiệm đã trở lại bình thường. Anh sẽ ra khỏi đây sớm.
Hoá ra cô vẫn duy trì liên lạc với các bác sĩ của tôi qua email.

Cô còn nhớ đã từng đề nghị sẽ là bác sĩ còn tôi chỉ là một bệnh nhân?
tôi hỏi.
Tôi nghĩ đó có lẽ là một ý tưởng hay. Tôi đã đọc rất nhiều nghiên cứu để tìm ra quan điểm đúng đắn nhưng đều không thành công.


Tôi không chắc đó là điều có thể tìm thấy chỉ bằng việc đọc về nó,
cô trả lời.
Emma giờ đây là thuyền trưởng của con tàu, mang tới cảm giác bình yên cho sự hỗn loạn của lần nhập viện này. T. S. Eliot lại vang lên trong đầu tôi:
Damyata:
Con thuyền đáp trả
Gaily, đôi tay sành sỏi về cánh buồm và những mái chèo
Biển tĩnh lặng, trái tim người hẳn đã đáp trả
Gaily, khi được mời, chiến thắng kẻ phục tùng
Bằng bàn tay nắm quyền kiểm soát.
Tôi ngả về phía sau trên giường bệnh và nhắm mắt. Khi bóng đêm của cơn mê sảng lại phủ tới, cuối cùng thì tôi cũng có thể thư giãn.
Ngày dự sinh của Lucy tới mà không có dấu hiệu chuyển dạ. Cuối cùng tôi cũng đã được lên lịch để xuất viện. Tôi đã sụt gần mười tám cân kể từ khi có chẩn đoán bệnh, trong đó trong tuần rồi là sáu cân. Tôi chỉ nặng như thời học lớp tám, nhưng tóc đã mỏng đi nhiều so với thời đó, chủ yếu rụng nhiều trong khoảng thời gian tháng trước. Tôi tỉnh lại, nhận thức được thế giới, nhưng con người thì héo tàn. Tôi có thể thấy xương mình qua lớp da, một bản chụp X-quang sống. Tại nhà, chỉ giữ cho đầu đứng thẳng thôi cũng thật mệt mỏi. Nhấc một cốc nước cần tới hai tay. Việc đọc sách thì không cần nghĩ tới.
Cả hai bên gia đình đều tới để giúp đỡ. Hai ngày sau xuất viện, Lucy có cơn gò đầu tiên. Nàng ở nhà khi mẹ tôi đưa tôi đến cuộc hẹn kế tiếp với Emma.

Nản lòng không?
Emma hỏi.

Không.


Anh nên cảm thấy vậy. Đây sẽ là một lần bình phục mất nhiều thời gian.


Ừm, ok, tôi hơi nản về bức tranh toàn cảnh. Nhưng ở mức ngày qua ngày, tôi sẵn sàng để quay trở lại với các liệu pháp vật lý và bắt đầu bình phục. Tôi đã làm được một lần rồi, hẳn nó sẽ phải tương tự chứ?


Anh đã thấy bản scan cuối cùng chưa?
cô hỏi.

Chưa, tôi đã ngừng việc theo dõi.


Nó trông tốt đấy,
cô nói.
Căn bệnh có vẻ ổn định, khối u co lại một chút.

Chúng tôi nói về những vấn đề trong tương lai. Hoá trị có thể hoãn lại cho tới lúc tôi khoẻ hơn. Tôi cũng không thể tham gia các cuộc thử nghiệm trong tình trạng này. Việc điều trị không còn là một lựa chọn nữa – cho tới khi tôi lấy lại sức. Tôi dựa đầu vào tường để có chút lực đỡ cơ cổ. Suy nghĩ của tôi bị mây mờ bao phủ. Tôi lại cần đến lời sấm truyền để tôi lại bói cầu, để thu nhận những bí mật từ chim chóc hay các tinh đồ, từ các gien đột biến hay đường tỷ lệ sống Kaplan-Meier.

Emma,
tôi nói,
bước tiếp theo là gì?


Khoẻ lên, có vậy thôi.


Nhưng nếu căn bệnh ung thư xuất hiện lại… ý tôi là, những xác suất…
tôi ngừng lại. Vòng điều trị đầu tiên (Tarceva) đã thất bại. Vòng điều trị thứ hai (hoá trị) gần giết tôi. Vòng điều trị thứ ba, nếu tôi có thể đi tới đó, chỉ hứa hẹn chút ít. Ngoài đó ra là vô số những phương thức điều trị thử nghiệm chưa biết tới. Nỗi nghi ngờ buột ra khỏi miệng,
Ý tôi là, quay trở lại phòng mổ, hay có thể đi lại, hoặc thậm chí –


Anh còn năm năm,
cô nói.
Emma đã tuyên bố, nhưng không có chất giọng uy quyền của một nhà tiên tri, không có được sự tự tin của niềm tin thực sự. Cô nói ra điều này như một lời khẩn cầu. Giống như một bệnh nhân dạo trước chỉ có thể nói ra những con số. Những gì cô nói chỉ như một lời cầu nguyện, một con người bình thường đứng trước bất kỳ thế lực hay vận mệnh nào kiểm soát. Chúng tôi, một bác sĩ và một bệnh nhân, trong một mối quan hệ mà đôi khi mang theo bầu không khí uy quyền. Nhưng cũng có lúc, như giờ đây, chỉ là hai con người hội tụ với nhau khi một người đứng trước vực thẳm, không hơn không kém.
Các bác sĩ, hoá ra, cũng cần đến hy vọng.
Trên đường về từ cuộc hẹn với Emma, mẹ của Lucy gọi để thông báo rằng họ đang đến bệnh viện. Lucy đang chuyển dạ. (
Em nhớ yêu cầu gây tê màng cứng sớm nhé,
tôi nói với nàng. Nàng đã chịu đựng đủ rồi.) Tôi quay trở lại bệnh viện, được cha đẩy trên xe lăn. Tôi nằm xuống chiếc giường trong phòng sinh, những túi giữ nhiệt và chân gối giữ cho cơ thể toàn xương xẩu khỏi run lên vì lạnh. Trong hai tiếng kế tiếp, tôi quan sát khi Lucy và y tá trải qua các quy trình chuyển dạ. Cho tới lúc các cơn co tăng lên, y tá đếm đến cơn rặn:
Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, và mười!
.
Lucy quay về phía tôi mỉm cười.
Em cảm thấy như mình đang chơi thể thao ấy!
nàng nói.
Tôi nằm trên chiếc giường nhỏ và cười lại, nhìn ngắm bụng nàng. Sẽ có rất nhiều sự vắng mặt trong cuộc đời Lucy và con gái tôi - nếu đây là sự có mặt tối mà tôi có thể, thì cứ vậy đi.
Tầm giữa đêm, y tá huých tôi dậy.
Sắp đến giờ rồi,
cô thì thào. Cô gom đống chăn lại và giúp tôi lên ghế, tới gần Lucy. Bác sĩ sản đã ở trong phòng, không già hơn tôi là mấy. Cô nhìn sang tôi khi đứa trẻ lộ đầu ra.
Tôi có thể nói với anh là con gái anh có mái tốc giống hệt anh,
cô nói.
Rất nhiều tóc.
Tôi gật, nắm tay Lucy trong suốt những khoảnh khắc cuối của việc chuyển dạ. Và sau đó, với cú rặn cuối, con gái chúng tôi chào đời, vào 2 giờ 11 phút sáng ngày Quốc khánh mùng 4 tháng Bảy. Elizabeth Acadia Cady, chúng tôi đã chọn xong tên từ nhiều tháng trước.

Chúng tôi có thể đặt cô bé lên ngực anh không, Papa?
y tá hỏi tôi.

Không, tôi quá l-l-lạnh,
tôi nói, răng đánh lập cập,
Nhưng tôi muốn được ôm con bé.

Họ cuốn bé trong chăn và chuyển cho tôi. Cảm nhận sức nặng của con gái trong một tay, và cầm chặt bàn tay Lucy ở tay còn lại, mọi khả năng về cuộc đời đều hiện ra trước chúng tôi. Những tế bào ung thư trong cơ thể tôi sẽ tiếp tục chết, hoặc bắt đầu phát triển lại. Nhìn về dải đất mở rộng phía trước, cái tôi nhìn thấy không phải là một mảnh đất hoang trống rỗng mà là thứ gì đó đơn giản hơn: Một trang giấy trắng tôi cần phải tiếp tục viết.
Dù vậy, có một nguồn năng lượng thổi đến trong ngôi nhà của chúng tôi.
Ngày qua ngày, tuần qua tuần, Cady lớn nhanh như thổi: cái nắm tay đầu tiên, nụ cười đầu tiên, tiếng cười khanh khách đầu tiên. Bác sĩ nhi ghi lại các mức phát triển của con bé theo thời gian lên bảng theo dõi một cách đều đặn. Những điều mới lạ tươi sáng phủ quanh bé. Khi bé ngồi trên đùi tôi mỉm cười, bị mê mệt bởi tiếng hát của tôi, có một sự ấm sáng tỏa khắp căn phòng.
Thời gian với tôi như một con dao hai lưỡi: Mỗi ngày mang tôi đi xa khỏi thời điểm tệ hại của lần phát bệnh trước nhưng gần hơn tới lần tái phát kế tiếp - và cuối cùng, cái chết. Có lẽ muộn hơn tôi nghĩ, nhưng chắc chắn là sớm hơn tôi mong muốn. Có hai phản ứng trước nhận định rõ ràng đó. Điều hiển nhiên nhất có lẽ là sự hối thúc về hành động điên rồ: để
sống trọn vẹn cuộc đời,
để du lịch, để ăn uống, để đạt được một lố những tham vọng bị bỏ quên. Bên cạnh đó, phần tàn nhẫn của ung thư đó là nó không chỉ giới hạn thời gian của bạn, nó giới hạn cả nguồn năng lượng, hạ thấp một cách thê thảm những gì bạn có thể làm được trong một ngày. Trong cuộc đua hiện giờ là một con thỏ mỏi mệt. Và thậm chí ngay cả khi tôi có năng lượng, tôi vẫn ưa chuộng phương thức của chú rùa. Tôi lê từng bước một, tôi cân nhắc. Có những này tối đơn thuần là bền bỉ duy trì.
Nếu thời gian giãn ra khi ai đó chuyển động ở tốc độ cao, vậy liệu nó có co lại nếu người ấy hầu như không xê dịch? Hẳn là vậy: Mỗi ngày ngắn lại một cách tương đối.
Chẳng có gì mấy để phân biệt ngày với ngày, thời gian tưởng chừng như tĩnh lại. Trong tiếng Anh, chúng ta sử dụng từ
time
theo nhiều cách khác nhau:
The time
is two forty-five
(Bây giờ là hai giờ bốn mươi lăm phút) khác với
I'm going through a tough time
.
(Tôi trải qua một khoảng thời gian
khó khăn.) Những ngày này, thời gian không phải như tiếng đồng hồ tích tắc mà giống với một trạng thái tồn tại hơn. Sự uể oải thiếu sinh khí ngự trị, và tôi có cảm giác như thời gian vô định. Là một bác sĩ phẫu thuật tập trung vào bệnh nhân trong phòng mổ, đối với tôi có lúc tôi thấy vị trí của kim đồng hồ khá ngẫu nhiên, nhưng tôi chưa từng cho rằng chúng vô nghĩa. Còn hiện tại, thời gian trong ngày chẳng mang chút ý nghĩa gì, ngày trong tuần lại càng không. Đào tạo y khoa là một quá trình không ngừng hướng về tương lai, tất cả đều là trì hoãn hưởng thụ; bạn sẽ luôn nghĩ về chuyện mình sẽ đang làm gì trong năm năm tới. Nhưng giờ đây tôi không biết mình sẽ làm gì trong năm năm tới. Tôi có lẽ đã chết. Hoặc có lẽ không. Tôi có thể khỏe. Tôi có thể đang viết sách. Tôi không biết nữa. Và do đó chẳng có ích gì nếu dành thời gian suy nghĩ về tương lai - nghĩa là, tương lai xa hơn cái bữa trưa hiện tại.
Phép chia động từ cũng trở nên lộn xộn. Cái nào là đúng:
Tôi là một bác sĩ phẫu thuật,

Tôi cũng là một bác sĩ phẫu thuật,
hay
Trước đây tôi từng là bác sĩ phẫu thuật và sẽ tiếp tục là vậy trong tương lai
? Graham Greene từng nói rằng ta sống cuộc đời ta trong hai mươi năm đầu tiên còn khoảng thời gian còn lại chỉ là sự phản chiếu. Vậy tôi đang sống ở
thì
nào đây? Phải chăng tôi đã đi qua thì hiện tại và chuyển sang quá khứ hoàn thành? Thì tương lai dường như bỏ trống và mang âm hưởng chói tai trong miệng người khác. Vài tháng trước, tôi ăn mừng buổi hội ngộ đồng môn lần thứ mười lăm ở Stanford và đứng trong sân uống rượu whisky khi mặt trời hồng lặn dần xuống đường chân trời; lúc chia tay vang lên những lời hò hẹn -
Chúng tớ sẽ gặp cậu vào lần kỷ niệm thứ hai mươi lắm nhé!
- mà có lẽ sẽ là khiếm nhã khi trả lời rằng
Ừm... có lẽ không.

Tất cả mọi người đều đầu hàng trước tính hữu hạn. Tôi ngờ rằng mình không phải là người duy nhất đã đi tới quá khứ hoàn thành này. Hầu hết đam mê đều có thể đạt được hoặc bị bỏ rơi; và dù thế nào thì chúng cũng thuộc về quá khứ. Tương lai, thay vào đó, là một chiếc thang hướng tới mục tiêu cuộc sống, trải phẳng trong một thì hiện tại vĩnh hằng. Tiền bạc, danh vọng, tất cả những phù phiếm trong lời mô tả của người thuyết giáp cuốn Giảng Viên đều vô nghĩa: Suy cho cùng cũng chỉ là chạy đua theo gió thoảng.
Dù vậy có một người không thể bị đánh cắp mất tương lai con gái chúng tôi, Cady. Tôi hy vọng tôi sẽ sống đủ lâu để bé có chút ký ức về tôi. Ngôn từ có tính trường tồn còn tôi thì không. Tôi đã nghĩ mình có thể để lại cho con gái một chuỗi những lá thư - nhưng sẽ nói gì đây? Tôi không biết cô gái nhỏ này sẽ thế nào khi mười lăm tuổi. Tôi thậm chí còn không biết liệu con có thích cái tên mà chúng tôi đã chọn hay không. Có lẽ chỉ có một điều duy nhất để nói với em bé sơ sinh hiện tại - cái người là tất cả tương lai - chỉ chạm mặt trong phút chốc với tôi - cái người mà trừ một tương lai mơ hồ, cuộc đời chỉ còn là quá khứ.
Thông điệp rất đơn giản:
Khi đến một trong những khoảnh khắc mà con phải nói về bản thân mình trong cuộc sống, về việc con từng là ai, những gì con đã làm và con có nghĩa thế nào với cuộc32
đời, cha nguyện cầu con sẽ không quên rằng, con đã từng lấp đầy tháng ngày của một người đàn ông đang chết bằng một niềm vui chan chứa, một niềm vui cha chưa từng biết đến trong suốt những năm trước đây, một niềm vui không khiến cha khao khát thèm thuồng hơn nữa mà là thỏa mãn, bình an. Tại thời điểm này, ngay lúc này, đó là một điều vĩ đại.

[←26] Kỹ thuật mổ ACDF (Anterior Cervical Discectomy and Fusion – mổ lấy đĩa đệm, ghép xương cột sống cổ lối trước). (ND)

[←27] Third Sunday of Lent: bắt nguồn từ tiếng Anglo – Saton
Lencten
, nghĩa là
mùa xuân
và từ
Lenctentid
là từ dùng cho tháng Ba (March), là tháng của mùa hãm mình, hy sinh và sám hối.
[←28] Dao cạo Ocklam là một lý thuyết triết học nổi tiếng của nhà triết học người Anh William xứ Ockham. William đã viết rằng lời giải thích đơn giản nhất thường là lời giải thích xác đáng nhất, hoặc
Điều gì có thể được giải thích bằng ít giả thuyết hơn chỉ là được giải thuyết hơn thì lại được giải thích một cách một cách vô ích bằng nhiều giả định hơn.

[←29] Sách Lêvi hay Quyển thứ ba trong Kinh thánh Do Thái và Cựu Ước, sau Sáng thế và Xuất hành (ND)
[←30] Bosa nova (Theo phiên âm tiếng Bồ Đào Nha, nó có nghĩa là xu hướng mới): đây là thể loại nhạc Brazil phổ biến thập niên 1950 – 1960 và ngày nay loại hình âm nhạc của Brazil được biết nhiều nhất ở nước ngoài, là sự kế hợp trữ trình của samba và jazz (BT).
[←31] Album kết hợp jazz-bosa nova của nghệ sĩ saxophone người Mỹ, Stan Getz và nghệ sĩ guitar người Brazil, João Gilberto.

[←32] Ecclesiastes. Đây là một trong số 7 cuốn Sách Giáo huấn trong bộ Cựu Ước của đạo Do Thái (bao gồm bốn loại: Luật - 5 cuốn, Lịch sử - 16 cuốn, Giáo huấn – 7 cuốn, Tiên tri – 18 cuốn), hầu hết được viết bằng tiếng Do Thái cổ, được thành hình trong khoảng năm 1000 – 100 TCN
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Khi hơi thở hóa thinh không.