• 117

Chương 2 - 2


Số từ: 4786
Người dịch: Mỹ Linh
Phát hành: Pavicobooks
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn học
--2--

Từ khi bữa tiệc bắt đầu Bạch Chỉ Thủy luôn bận ôn chuyện với Quan Vô Dật, Quỳ vốn không thể chen lời. Tuy nhiên khi nàng cao giọng nói ra câu ấy thì sự chú ý của Bạch Chỉ Thủy liền bị kéo về phía này. Không những vậy bữa tiệc ồn ào náo nhiệt bỗng trở nên im ắng, mọi người rất tò mò về những điều mà Quỳ sắp nói ra.

Năm mười tuổi, lần đầu ta đọc được Ly tao
, vừa đọc đã mê, ngâm đi tụng lại không biết bao nhiêu lần, ngày đó ta không hề biết thân thế của Khuất Nguyên. Hai năm sau, một Vu nữ người nước Sở sống ở Trường An tới thăm viếng nhà ta, bởi vậy ta đã thỉnh giáo bà ấy rất nhiều chuyện về Khuất Nguyên, mới biết có lẽ cách hiểu cũ của ta có vấn đề. Mấy năm sau, rốt cuộc ta đã đọc hết toàn bộ tác phẩm của Khuất Nguyên, cảm thấy cách hiểu ban đầu của mình là hoàn toàn chính xác. Vì ban đầu ta chưa từng nghe những sự tích lưu truyền trên đời về Khuất Nguyên mà chỉ suy đoán thân phận và những điều tác giả từng gặp phải qua Ly tao
, vậy nên cái nhìn của ta không giống với cách hiểu thông thường. Mà suy đoán gây mâu thuẫn nhiều nhất với những tư liệu lưu truyền về Khuất Nguyên, đó là vấn đề giới tính của tác giả. Theo ta thấy thì thân phận của Khuất Nguyên không chỉ là một Sĩ đại phu, mà còn là một Vu nữ tham dự vào việc thờ phụng tế bái của nước Sở.

Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc do Khuất Nguyên sáng tác. Ly tao dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sự oán thán, sự buồn phiền hay nỗi sầu ly biệt. Những câu thơ trích dẫn trong truyện này sử dụng bản dịch của Nhượng Tống.

Một chức quan lớn thời xưa.


Vu… nữ?

Mọi người ở đây đều kinh ngạc hô lên hoặc rì rầm bàn tán, khung cảnh lại trở nên náo nhiệt, còn Quỳ lại bình tĩnh gật đầu.

Đầu tiên, chúng ta hãy sắp xếp lại xem Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân trong tác phẩm như thế nào.
Trong Ly tao
, xuyên suốt tác phẩm Khuất Nguyên đều coi mình như nữ giới, ví dụ như ‘Chúng ghen ta có mày ngài, Phao cho ta tiếng con người lẳng lơ’
. Đồng thời, đọc kỹ từng câu từng chữ thì có thể phát hiện thật ra Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân thành Vu nữ. Ví dụ như Khuất Nguyên viết: ‘Thì xin theo lối cũng như Bành, Hàm’
, còn viết: ‘Bành Hàm đâu
đó ta thời đi theo’
. ‘Bành Hàm’ ở đây, dựa theo câu ‘Mời Vu Hàm lại ta thì hỏi han’,
có thể suy ra chỉ Vu Bành và Vu Hàm được ghi chép trong Thế Bản
. Bọn họ là pháp sư trong truyền thuyết, một người phát minh ra y thuật, người kia phát minh ra bói toán. Trên đây chính là bằng chứng đầu tiên cho thấy Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân thành Vu nữ.
Bộ sách sử do Sử quan thời Tiên Tần biên soạn, chủ yếu ghi chép về đế vương, chư hầu và các gia tộc lớn thời Thượng cổ.

Trong Ly tao
và những tác phẩm khác, Khuất Nguyên thường xuyên miêu tả bản thân hái hoa cỏ. Thực ra đây chính là công việc của Vu nữ, ví dụ như ‘Mộc lan sớm cắt trên đồi, Đông thanh chiều hái bên ngoài bến sông’
, ‘Rút rễ cây ta xe sợi chỉ, Xâu cánh hoa thiên lý xinh xinh’
. Trong Cửu biện
, Tống Ngọc cũng đã miêu tả Khuất Nguyên thế này: ‘Tưởng rằng
người chỉ thích cài hoa huệ’
. Mặc dù trong tác phẩm hay viết rằng: ‘Cắt phù dung may nếp
xiêm dài’
, ‘Tết lan thu lại làm đai đeo thường’
, cũng chính là dùng hoa cỏ làm vật trang sức cho mình, thế nhưng ta vẫn cho rằng bà ấy hái nhiều hoa cỏ như vậy thật ra không phải vì mục đích này. Trong sách lễ của nhà Nho có ghi chép chế độ quan lại thời cổ, trong đó nhắc đến chức trách của một chức quan là ‘Nữ vu’, có một mục là ‘hấn dục’, nghĩa là dùng hoa cỏ để tắm rửa. Ta nghĩ đây mới là mục đích thực sự mà nhân vật chính trong Ly tao
hái hoa cỏ. Trên đây chính là bằng chứng thứ hai cho thấy Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân thành Vu nữ.
Người Sở thời Chiến Quốc, đệ tử của Khuất Nguyên, vì thương tiếc người thầy của mình bị hãm hại nên viết Cửu biện để bày tỏ nỗi xót xa.

(2) Nữ pháp sư, nữ phù thủy.

Còn nữa, trong Ly tao
có một câu là ‘Mượn chim trấm
mối manh nói hộ, Trấm trả lời: Việc đó không xuôi!’
. ‘Không xuôi’ ở đây tức là không may mắn. Vậy vì sao chuyện hôn sự ấy lại không may mắn? Nguyên nhân rất đơn giản, vì nhân vật chính trong tác phẩm bị trói buộc bởi cấm kị không thể kết hôn, nên tình yêu của nàng chắc chắn sẽ kết thúc trong đau khổ bất hạnh. Trên đây chính là bằng chứng thứ ba cho thấy Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân thành Vu nữ.
Loài chim có độc theo truyền thuyết cổ.

Theo cách giải thích truyền thống thì người ta luôn nói cách viết này là sự ‘gửi gắm’, tức là so sánh người phụ nữ đẹp với một bề tôi trung thành. Nhưng ta không cho là vậy, bởi vì giả sử đây là sự gửi gắm thì trong tác phẩm từ đầu đến cuối Khuất Nguyên nên viết mình thành một nữ tử bất hạnh mới đúng. Tuy nhiên Khuất Nguyên lại viết: ‘Mũ ta đội xốc cho cao ngất, Đai ta đeo buông thật dịu dàng’
. Câu này miêu tả trang phục của mình, rõ ràng đó là nam trang mặc trên người Sĩ đại phu. Chúng ta có thể tham khảo thêm một tác phẩm khác của Khuất Nguyên là Thiệp giang
, trong bài thơ này Khuất Nguyên viết: ‘Ta thuở nhỏ ưa mặc đồ lạ hề, Tuổi đã già mà chưa thôi. Đeo gươm dài chi lấp lánh hề, Đội mũ thiết vân chi cao lồi’
, song ta cũng không thấy bộ y phục này có gì kì lạ, đây chính là trang phục bình thường nhất của Sĩ đại phu đất Sở mà thôi. Có điều nếu một cô gái ăn mặc như vậy thì quả thực có thể gọi là ‘đồ lạ’. Nói cách khác, nhân vật chính trong tác phẩm của Khuất Nguyên không chỉ là một Vu nữ, mà còn là một Vu nữ mặc nam trang từ thuở nhỏ cho tới khi về già. Nếu dùng lý luận ‘gửi gắm’ để giải thích thì đúng là không hợp lý. Ta không biết ai đoán được ra những câu thơ miêu tả nam trang này là phép ẩn dụ gì đó. Nếu không thể giải thích bằng lý luận ‘gửi gắm’ thì chúng ta đành đổi lối tư duy để lý giải những câu thơ này - E rằng, toàn bộ những điều trên đều là tả thực, Khuất Nguyên chính là một Vu nữ mặc nam trang cả đời mà bước lên hàng ngũ Sĩ đại phu!

Khi Quỳ nói ra suy đoán của mình, chỉ có một mình Bạch Chỉ Thủy cho rằng
Suy đoán này đáng để xem xét
, còn Lộ Thân thì bảo mình nhất thời chưa thể chấp nhận được. Thấy vậy, Quỳ nói tiếp:

Chư vị không thể chấp nhận quan điểm này, hẳn là vì theo lẽ thường thì nữ giới không thể làm quan. Mà Khuất Nguyên lại từng làm Tả đồ, Tam Lư đại phu, lại từng đi sứ nước Tề, còn tham gia vào việc biên soạn hiến pháp nước Sở, với lại dường như đây không phải việc Vu nữ nên làm. Nhưng sau khi đọc Tả
thị Xuân Thu
và gia phả vương thất nước Sở, ta lại nghĩ chuyện như vậy hoàn toàn có thể xảy ra ở nước Sở thời đó.

Tức Tả truyện, tác phẩm sớm nhất viết về lịch sử của Trung Quốc, phản ánh giai đoạn từ năm 722 trước Công Nguyên đến năm 468 trước Công Nguyên.


Tiểu Quỳ còn hiểu rõ văn hóa lịch sử của nước Sở hơn người Sở chúng ta ư?
Lộ Thân bất mãn nói.

Đương nhiên ta không tự tin như vậy. Nhưng bộ Tả thị Xuân Thu
này được cất giấu rất kỹ, người ngoài khó lòng thấy được. Có người nói, Giả Nghị có thể hiểu thấu bộ sách này, song ta cũng không nghe ai bảo rằng có người tiếp thu được học vấn của bộ sách này từ ông ấy. Cuối cùng ta đành bỏ ra một số tiền lớn để mua chuộc Thái sử lệnh mới có được bản sao của nó. Tuy đôi lúc trong sách có trích dẫn Kinh Xuân Thu
, nhưng phần lớn đều viết về sử cũ. Vì một số chuyện trong đó vẫn có tài liệu lịch sử khác để tra cứu, nên sau khi lần lượt kiểm tra, ta nhận ra toàn bộ những điều Tả thị Xuân Thu
ghi lại đều là sự thật. Bởi vậy ta nghĩ những ghi chép về nước Sở thời lập quốc cũng có thể tin được.
Cũng được gọi là Lân Kinh, là bộ biên niên sử của nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm 722 TCN tới năm 481 TCN.

Tả thị Xuân Thu
viết rằng, khi Tử Cách phản bác lại Sở Linh vương có nói: ‘Xưa kia tiên vương Hùng Dịch của chúng ta ở Kinh sơn hẻo lánh, đi xe thô sơ mặc áo rách, sống nơi thảo dã, bôn ba núi rừng, phụng sự thiên tử, chỉ có cung làm từ gỗ đào, tên làm từ gỗ táo dùng để cung phụng đại sự của vương thất.’
Đoạn trước là chỉ quá trình dựng nước gian khổ, rất dễ hiểu, còn ‘Cung làm từ gỗ đào, tên làm từ gỗ táo dùng để cung phụng đại sự của vương thất’
có phần khó hiểu. Thực ra thì ở một đoạn khác trong Tả thị Xuân Thu
từng viết, ‘Cung từ gỗ đào, tên từ gỗ táo có tác dụng phòng trừ tai họa’
. Tức là vào thời kỳ đầu tổ tiên nước Sở - Hùng Dịch cũng không có năng lực khác, mà chuyện duy nhất làm được chỉ là dùng cung gỗ đào, tên gỗ táo để tránh tai họa, cầu khẩn ông Trời phù hộ mà thôi. Hay nói đúng hơn, nền móng lập quốc của nước Sở không phải là vũ lực mà là vu thuật.
Từ đó có thể suy ra, Sở vương thời ấy vừa là một vị quân vương thế tục, vừa là một pháp sư được tôn sùng ở vị trí tối thượng. Mười lăm đời kể từ thời Hùng Dịch, tới thời Sở Võ vương, thể chế quốc gia đã có sự thay đổi. Nước Sở khi ấy, chính trị và tôn giáo đã dần tách biệt, địa vị của pháp sư ngày càng thấp hơn. Bởi vậy tới thời Sở Chiêu vương thì nước Sở không thể không tiến hành cải cách tôn giáo.
Người đề xuất cải cách tôn giáo chính là tổ tiên của các vị - Quan Xạ Phụ, ông ấy cũng là một trong những cổ nhân mà ta khâm phục nhất. Vấn đề Quan Xạ Phụ đưa ra được ghi chép trong Xuân Thu ngoại truyện
, ta nghĩ chắc chắn các vị phải hiểu rõ hơn ta, đó chính là ‘Tuyệt địa thiên thông’. Lộ Thân, ngươi có hiểu được hàm nghĩa thực sự của tư tưởng này không?

Quan Lộ Thân không dám trả lời, Quỳ bèn nói tiếp.

‘Tuyệt địa thiên thông’, có nghĩa là xây dựng thần đạo của một quốc gia. Từ ‘Thần đạo’ đã xuất hiện trong Chu Dịch
, ta chỉ mượn dùng một chút để giải thích cho rõ mà thôi. Quan Xạ Phụ đã giải thích tư tưởng này trên nghĩa đen như sau: ‘Chuyên Húc chấp nhận, bèn lệnh cho quan Nam chính là Trọng quản lý các sự vụ liên quan đến trời và chư thần, lại lệnh cho quan Hỏa chính là Lê quản lý các sự vụ liên quan đến đất và dân chúng, giúp khôi phục quy củ ngày xưa, không còn xâm phạm lẫn nhau nữa’, nhưng nghĩa bóng là tách biệt việc tế trời và tế đất cho hai vị pháp sư khác nhau quản lý, bọn họ cùng chịu trách nhiệm trước quân vương, cũng chỉ có quân vương mới có thể cai quản bọn họ. ‘Thiên’ và ‘Địa’ lần lượt ứng với ‘Thần’ và ‘Dân’, quyền tế bái bị lũng đoạn trong tay quân vương. Quan Xạ Phụ đưa ra học thuyết này hẳn là căn cứ vào hiện trạng của nước Sở khi đó. Ta nghĩ thời đó nước Sở cũng có rất nhiều Đại phu, quan lại nuôi pháp sư trong nhà để phục vụ cho chính mình, tự ý tế bái các vị thần trong trời đất, loại tế bái cầu khẩn riêng tư này có thể coi là một loại ‘Tế dâm’. Nếu cứ để vậy thì việc thờ cúng tế bái của quốc gia ắt sẽ bị bỏ bê, những mệnh lệnh không liên quan đến tôn giáo cũng khó có thể truyền đạt được. Bởi vậy ông ấy mới cho rằng việc thực hiện ‘Tuyệt địa thiên thông’ là tất yếu, để dựng nên hệ thống kiểm soát việc tế bái của quốc gia, nhờ đó mà xây lại một quốc gia với chính trị tôn giáo hợp nhất.

Kinh Dịch là một quyển trong Ngũ Kinh, nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái… Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch.

Chuyên Húc tức Huyền Đế là một vị vua Trung Hoa cổ đại, một trong Ngũ Đế. Theo Sử Ký, ông là người kế vị của Hoàng Đế. Nam chính và Hỏa chính là những chức quan thời Thượng cổ.


Nhưng những điều ngươi vừa nói thì liên quan gì đến thân phận của Khuất Nguyên?
Lộ Thân hỏi.

Đừng nóng ruột, ta sẽ bàn về vấn đề này ngay đây.
Quỳ nói,
Khi lập luận về vấn đề này Quan Xạ Phụ còn cố ý giải thích khái niệm ‘Vu’: ‘Trong số dân chúng có những người vừa tinh thần dồi dào, chuyên tâm một lòng vừa nghiêm cẩn chính trực - tài trí của họ mang lại ích lợi cho đời, sự sáng suốt của họ soi rọi muôn nơi, ánh mắt họ ngời sáng và nhìn thấu tất thảy, đôi tai họ nhanh nhạy và nghe tỏ bốn phương, thế nên thần linh đã giáng trần thông qua họ, nam gọi là Hích, nữ gọi là Vu’. Ông ấy khẳng định phụ nữ cũng có năng lực giao tiếp với thần linh, đây là một tiền đề để ông ấy xây dựng học thuyết.
Có thể khẳng định rằng tuy Quan Xạ Phụ không nói rõ, song trong hệ thống thần đạo quốc gia mà ông ấy xây dựng chắc chắn không chỉ có hai vị pháp sư phụ trách tế trời và tế đất mà thôi. Để giúp đế vương có thể cai quản toàn bộ sự vụ về tôn giáo và thế tục, bắt buộc phải thành lập một thể chế quản lý với toàn bộ pháp sư trong cả nước, phân chia đẳng cấp, phân công trách nhiệm cho pháp sư.
Bấy giờ Vu nữ và Vu nam đều được xếp vào hệ thống quản lý tôn giáo quốc gia. Hệ thống này vốn tồn tại song song với hệ thống quan lại bình thường, có điều về sau hai hệ thống này lại khó mà tách biệt, cuối cùng kết hợp lại, thế là quan lại và pháp sư có thể chuyển đổi thân phận. Bởi vậy, là một Vu nữ, nhưng Khuất Nguyên hoàn toàn có thể đảm nhiệm các chức quan như Tả đồ, Tam Lư đại phu.

Quỳ nói xong suy luận của mình, thấy mọi người trong phòng chỉ cúi đầu uống rượu, không để ý tới lời nàng. Bấy giờ Quỳ mới nhớ ra, tổ tiên gia tộc họ Quan không những từng đưa ra kiến nghị
Tuyệt địa thiên thông
với Sở Chiêu vương, mà còn từng cộng sự với Khuất Nguyên. Tuy chuyện năm đó đã lùi vào dĩ vãng, song luôn có một vài chuyện mà người ngoài không biết còn lưu truyền tới ngày nay.
Nói về Khuất Nguyên trước mặt người nhà họ Quan, đúng là không biết lượng sức mình.
Đúng lúc Quỳ nghĩ như vậy thì Quan Nhã Anh luôn im lặng bỗng đưa ra quan điểm của mình.

Quan điểm của Vu Lăng quân rất đỗi thú vị, với loại người nông cạn như ta thì quả thực có sức thuyết phục. Hẳn là ngươi cũng khát khao một cuộc sống giống như Khuất Nguyên. Có điều, trong ba bằng chứng mà ngươi đưa ra khi lập luận mệnh đề ‘Khuất Nguyên là Vu nữ’ này, có một bằng chứng không thể thành lập.

Cách gọi thể hiện sự tôn trọng đối phương của người thời xưa ở Trung Quốc. Gồm họ hay tên người được gọi thêm
quân
đằng sau.

Khi nói chuyện, khuôn mặt Nhã Anh hờ hững vô cảm, giọng điệu cũng đều đều, nàng nói chậm tới mức khiến người ta muốn giục nàng một phen, khác hẳn với Lộ Thân vui vẻ hoạt bát.

Ngươi nói, vì nhân vật chính của Ly tao
bị trói buộc bởi cấm kị không thể lập gia đình, nên tình yêu của nàng ta chắc chắn sẽ kết thúc trong bất hạnh. Nhưng ở đất Sở không có cấm kị như thế. Không những không có, mà còn… Có vài lời đúng là không nên nói giữa chốn đông người thế này. Bởi vậy nếu tiện thì ngươi hãy lại gần đây một lát, ta có thể nói nhỏ cho ngươi nghe.


Ồ? Ta nhất định phải đích thân qua đó ư?
Quỳ lười nhác quay sang nhìn Tiểu Hưu, thì thầm với nàng,
Có vẻ khá rắc rối. Chi bằng thế này đi, em thay ta tới chỗ Nhã Anh tỷ tỷ, rồi chuyển lời tỷ ấy muốn nói cho ta.

Tiểu Hưu đi bằng gối tới bên Nhã Anh, Quỳ ngồi tại chỗ nhìn Nhã Anh thì thầm với nàng, dường như chỉ nói ra một câu thôi. Mà sau khi nghe xong thì Tiểu Hưu kinh ngạc thốt lên một tiếng rất khẽ, còn lấy tay che miệng theo thói quen. Thực ra mỗi lần nhận ra mình nói sai, nàng đều sẽ làm động tác này.
Khi Tiểu Hưu trở lại bên Quỳ, trông nàng như mất hồn mất vía.

Quả nhiên là chủ nhân tự đi nghe thì tốt hơn, chuyện Nhã Anh tỷ tỷ nói, em cũng không hiểu lắm…

Tiểu Hưu ngập ngừng nói. Nàng là một cô bé không giỏi giấu giếm. Quỳ lại là người thông minh, chớp mắt đã hiểu ra nguyên do.

Tức là Vu nữ đất Sở thực ra rất dâm loạn?


Ý của ta chính là vậy.

e-b-oo-k-fu-n-f-r-ee
Nghe được đối thoại giữa Quỳ và Nhã Anh, mọi người ngồi đó đều giật mình. Lộ Thân ngồi bên Quỳ cũng cảm nhận được ánh mắt của mọi người đang tập trung về phía này. Nàng che mặt, lẩm bẩm:
Ta có nên tránh đi một lát không nhỉ.
Tiểu Hưu cười khổ nhìn Lộ Thân, dùng ánh mắt để nói với nàng:
Xin lỗi, chủ nhân của ta luôn như thế, mong ngài đừng trách.


Vậy à? Ta cứ tưởng đất Sở cũng có cấm kị này cơ đấy.
Quỳ nói,
Trong Tả thị Xuân Thu
có ghi lại lời của Công chúa nước Sở - Quý Mị, rằng: ‘Đã là nữ tử, trượng phu cũng phải xa cách’, ta còn tưởng với Vu nữ thì chuyện nam nữ càng nghiêm ngặt hơn cơ…


Thực ra vị Công chúa Quý Mị mà ngươi nói, về sau gả cho Chung Kiến, người này chính là tổ tiên cô phu của ta. Bởi vậy chuyện ấy cũng có chỗ bất đồng với những gì Vu Lăng quân đã biết. Bấy giờ Quý Mị nói với Chiêu vương, ‘Đã là nữ tử, trượng phu cũng phải xa cách, Chung Kiến đã cõng ta rồi.’ Bề ngoài nói là vì Chung Kiến từng cõng nàng ấy nên nàng ấy nhất định phải lấy Chung Kiến, thực ra chỉ là kiếm cớ mà thôi. Khi ấy Dĩnh Đô đã bị quân đội nước Ngô đánh chiếm, Quý Mị và Chung Kiến lưu vong tới Vân Mộng, chuyện bọn họ từng làm cùng nhau không chỉ có cõng thôi đâu… Chuyện còn lại, xin ngươi tự ngẫm nghĩ đi.

Chồng của cô.

Nhã Anh vừa nói xong, huynh muội Chung thị cười trộm, còn Quan Khoa thì tỏ vẻ không vui.
Nhã Anh đúng là một thiếu nữ phản nghịch, thảo nào lại bị phụ thân trách phạt như thế - Quỳ không khỏi thầm đánh giá Nhã Anh như vậy.

Xem ra ta đã quá khinh thường người xưa…


Vân Mộng không phải là nơi chỉ để săn bắn như rất nhiều người ngoài vẫn tưởng. Thực ra nó cũng được dùng vào nhiều việc khác. Nếu Vu Lăng quân từng đọc Cao
Đường phú, Thần nữ phú
của Tống Ngọc thì hẳn là có thể tưởng tượng được. Trong Cao Đường phú
, Tống Ngọc viết mình và Sở Tương vương cùng du ngoạn trên đỉnh Vân Mộng, thấy quán Cao Đường, còn viết tiên vương từng mơ thấy Thần nữ Vu Sơn giao hợp với mình. Trong Thần nữ phú
lại viết Sở Tương vương cũng mơ thấy Thần nữ. Thế nhưng chân tướng câu chuyện rốt cuộc là thế nào đây?


Đúng đấy, là thế nào vậy?
Quỳ nghiêng đầu, hỏi với vẻ tò mò.

Từ thời Tương vương tới nay mới qua chưa đến hai trăm năm, bởi vậy có rất nhiều lời đồn đại về chuyện này. Có kẻ đồn rằng, thực ra Thần nữ mà Tương vương gặp được là Vu nữ trong quán Cao Đường. Mà Tống Ngọc viết ‘Tiên vương từng mơ thấy Thần nữ Vu Sơn giao hợp với mình’, thực ra cũng chỉ là cùng Vu nữ…

Kể tới đây, tốc độ nói và nhịp thở của Nhã Anh dồn dập hơn mấy phần.
Lẽ nào vị tỷ tỷ này đang hưng phấn - Quỳ nghĩ bụng, nếu đúng là vậy thì nàng ta cũng thật phù hợp với miêu tả về Vu nữ đất Sở của chính mình.

Vu Lăng quân đã rõ rồi chứ, ngươi đã hiểu sai trầm trọng về Vu nữ đất Sở. Trong chuyện nam nữ, bọn họ không bị cấm kị như ngươi vẫn tưởng, trái lại bọn họ còn phóng túng hơn nữ tử bình thường rất nhiều.

Giọng của Quan Nhã Anh bắt đầu run lên, nàng đã gần như suy sụp. Thực ra từ khi Quan Ký Y qua đời, Nhã Anh chưa từng nói nhiều như vậy, nên bất kỳ ai ngồi đây cũng không ngăn nàng nói tiếp.

Có điều nghe ngươi nói như vậy, đúng là đã xóa bỏ một nỗi nghi hoặc trong lòng ta. Bản thân ta đọc Ly tao
thì đưa ra được một kết luận là nhân vật chính tuy là Vu nữ nhưng lại ái mộ Sở vương, giờ ngẫm lại suy đoán này cũng không sai, hơn nữa còn có thể tìm ra rất nhiều bằng chứng chứng minh.


Trong một số thời khắc, Vu nữ luôn vì nước vì dân để thực hiện lý tưởng ‘Nước giàu mạnh mà quy củ’, phải làm một số việc nhượng bộ và hi sinh… Kể cả ta cũng có sự giác ngộ này!

Khi nói chuyện với Quỳ, tay trái Quan Nhã Anh vẫn cầm cốc rượu, bên trong chứa đầy rượu, sau đó chiếc cốc lay lay theo cánh tay nàng, rượu bắn ra ngoài thấm ướt ống tay áo. Khi nói tới đây thì rượu trong cốc đã chẳng còn bao nhiêu. Song Quỳ không chú ý tới điều này, nếu không có lẽ nàng đã nói lảng sang chuyện khác rồi.

Ta rất khâm phục sự giác ngộ này của Nhã Anh tỷ tỷ. Ta nghĩ, quan điểm này chắc chắn không phải bây giờ tỷ mới nghĩ ra mà phải trải qua nhiều năm suy ngẫm mới hình thành. Chỉ e là người bình thường khó mà chấp nhận được ý nghĩ này. Không biết trước đây Nhã Anh tỷ tỷ đã từng nói những điều này với ai chưa…


Nói rồi.
Quan Nhã Anh ngắt lời Quỳ,
Nói với cha ta… Nói với người cha quá cố của ta.


Ông ấy có hiểu được không?


Chắc là không hiểu được.

Nhã Anh nói, nét mặt vẫn thờ ơ nhưng nước mắt đã tuôn rơi, tí tách nhỏ xuống vạt áo.
Đúng lúc ấy, Quan Giang Ly ngồi kế bên Quan Nhã Anh vội đỡ nàng dậy.

Nhã Anh say rồi, để ta đưa muội ấy về.

Giang Ly nói rất thản nhiên, có lẽ nàng đã quen với đủ loại phản ứng của Nhã Anh. Thậm chí có thể nói cả gia tộc đều sớm quen với bệnh trạng của Nhã Anh, mà Nhã Anh cũng sớm quen được mọi người trong tộc bao dung che chở.

Vu Lăng quân, ta hiểu rồi.
Khi được Giang Ly dìu ra ngoài, Nhã Anh quay lưng nói với Quỳ,
Không lẽ Vu nữ đất Tề các ngươi vẫn phải gánh vác loại cấm kị đó ư?

Quỳ không trả lời, Nhã Anh cũng không hỏi nữa, nàng đẩy Giang Ly ra rồi bước khỏi tầm mắt của mọi người, biến mất trong bóng đêm. Giang Ly không yên tâm để nàng quay về một mình, bèn đi theo sau.

Hóa ra Vu Lăng quân là Vu nữ đất Tề.
Bạch Chỉ Thủy cảm thán. Tuy đã được người nhà họ Quan thông báo về tên của một vị khách mời khác song tới giờ ông mới biết thân thế của Quỳ, ông biết là Vu nữ đất Tề thì sẽ có vận mệnh thế nào.
Cho dù vậy, vẫn mong ngươi có thể theo đuổi hạnh phúc của chính mình. Theo nghiên cứu của ta, trong Kinh thi
cũng có chương bàn về hôn nhân của Vu nữ, chính là thiên Xa hạt
của Tiểu nhã
. Hơn nữa theo phân tích của ta thì Vu nữ ấy cũng phải gánh vác cấm kị…

Chú thích của tác giả: Những lý giải của Bạch Chỉ Thủy về Kinh Thi trong tiểu thuyết đều bắt nguồn từ cuốn sách Thế giới của Kinh Thi của học giả Nhật Bản Shizuka Shirakawa.


Hiện giờ ta rất hạnh phúc.

Quỳ ngắt lời Bạch Chỉ Thủy, vẫn mỉm cười đầy tịch mịch.

Tuy rất hâm mộ Vu nữ đất Sở nhưng ta cũng không muốn phản bội gia tộc của mình. Biết đâu sau này ta sẽ gặp được một người có thể khiến ta quên đi trách nhiệm của Vu nữ, hoặc vì người ấy mà chấp nhận gánh vác lời nguyền rủa bởi đã dám khinh nhờn thần linh và tổ tiên, vì người ấy mà thiêu trụi linh hồn, hóa thành tia sáng chập chờn u ám. Bây giờ ta còn chưa gặp được người đó, có lẽ cũng sẽ không bao giờ gặp được. Bởi vậy dù từng có tiền lệ hay không, dù có thể hạnh phúc hay không, ta chỉ cần, chỉ cần…

Đúng lúc ấy Tiểu Hưu rót đầy một cốc rượu cho chủ nhân, Quỳ uống cạn rồi im lặng. Bạch Chỉ Thủy cũng không nói gì thêm mà chỉ cúi đầu nhìn hoa văn được vẽ trên mâm sơn mài.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Lễ tế mùa xuân.