• 1,376

Chương 108: Số phận độc tài


Dịch: taroihung
Nguồn: TTV
Cánh cổng cung điện to lớn và rất nặng được đóng lại, liền giống như đem cung điện hoàn toàn cách li với mọi sinh vật ở thế giới bên ngoài.

Trần cung điện cao hơn sáu thước, mái vòm hình tròn được khắc nhiều loại hoa văn, tràn đầy phong cách cổ xưa làm cho người ta cảm giác được vô cùng trang nghiêm, trên vách tường là cái bích họa cùng phù điêu của các nghệ thuật đại sư trứ danh nhất mọi thời đại lưu lại, cùng với trần cung điện dung hợp thành một thể, hoàn chỉnh vô cùng.

Bốn phía đều có màn che màu đen nhẹ nhàng tung bay, cùng với nguyên bản vách tường cũng được khảm đá cẩm thạch màu đen nên không thể phân biệt đâu là đâu. Làm cho cung điện trang nghiêm lại tăng thêm vài phần màu đen huyền bí.

Hai mươi ngọn đèn cực bự, chân đèn toàn bộ được làm bằng vàng ròng, phía trên mỗi chân đề được cắm một ngọn nến màu đỏ to bằng cánh tay, phảng phất như dưới bầu không khí trang nghiêm, ngọn lửa của cây đèn cũng trở nên cứng rắn, thỉnh thoảng chỉ bập bùng rất nhỏ, liền sau đó trở nên cứng lại, chỉ có những giọt nến cực đại đang chảy xuôi xuống, ngưng tụ thành từng mảng từng mảng màu đỏ xinh đẹp.

Đám người hầu mặc một bộ đồ vải lanh màu đen đặc biệt chỉ có trong cung đình, vô cùng cẩn thận đứng ở một bên, đem mặt giấu ở trong bóng tối, nhìn giống như là những u linh-- trừ phi vị chí tôn kia triệu hoán, nếu không, bọn họ không được phép làm ra bất kỳ động tĩnh gì.

Ở vị trí nổi bật nhất trong cung điện, là một cái ghế được đặt trên một bình thai tròn, xung quanh bên dưới là những cây cột làm bằng ngọc trắng, hơn nữa hai đầu còn được mạ vàng, đầy rẩy các viên cẩm thạch được trạm lên thân cột, một cái bình thai hoa lệ giống như một bàn thờ của các vị thần. . . Mà trên thực tế, lúc này ánh mắt của những người xung quanh nhìn về phía này, cũng giống như là đang phải đối diện với một vị thần trong thần điện.

Đơn giản là, lúc này người đang ngồi ở trên ghế, vị chí tôn kia, tôn quý của hắn, chí ít ở trên thế giới này, cùng thần linh cũng không khác gì nhau.

Bên cạnh cThần tình yêu thai kia, là hai ngọn nến màu vàng. Đã cháy được hơn phân nửa, ánh nến nhu hòa rơi vào khuôn mặt của người đang ngồi trên thần thai, chiếu rọi lên khuôn mặt người kia một tầng ánh sáng màu vàng nhìn trong có vẻ rất thần thánh.

Một bộ áo choàng được dệt từ vàng sợi nguyên chất cùng tơ tầm màu xanh, mềm mại đẹp đẽ và quý giá, phía trước thiêu một đóa hoa Iris đang nở rộ, mỗi cánh hoa được thiêu rất khéo léo và xinh đẹp, tinh mỹ giống như là một tác phẩm nghệ thuật. Thế bên dưới của tấm áo choàng này, chủ nhân của nó, lại có vẻ như . . .

Như . . .
Nặng nề tử khí ! !
Nguyên bản là khuôn mặt màu xám đen, dưới ánh nến lúc này biến thành màu vàng quỷ dị, gò má nhô cao, hai má lõm vào thật sâu, tạo ra vẻ mặt hơi gầy, hai gò má ửng đỏ mang theo màu sắc bệnh tật, môi khô nứt như một mảnh đất nhiều năm không có mưa.

Mái tóc quăn gãy héo úa, phảng phất như không còn lại bao nhiêu sinh mạng lực, mà vương niệm đang đội ở trên đầu, đều là được làm từ vàng nguyên chất, được khảm đầy bảo thạch màu xanh màu đỏ màu lục các loại, dưới ánh nến phản chiếu rực rỡ.

Thế nhưng một bộ dáng huy hoàng đến như vậy, lại càng làm lộ vẻ mệt mỏi cùng suy nhược của chủ nhân.

Nếu như chỉ bỗng nhiên nhìn thấy, người ta thậm chí cho rằng dưới bộ trang phục hoa lệ này, căn bản chỉ là một cổ thi thể !

Thế nhưng. . . Hai tròng mắt của người này hơi hơi khép lại, thỉnh thoảng còn phát ra vô số tia tinh quang! Mạnh mẽ giống như thiểm điện xẹt qua trong màn đêm đen tối!

Đương kim hoàng đế đế quốc Byzantine, có trong tay hai phần ba lãnh thổ của lục địa này, sở hữu ngàn vạn thần dân, sự sống cao quý thần thánh nhất của đế quốc, là chúa tể cao nhất của quốc gia này-- Kangtuosi Dorongaros Diyaweila Kelunma (DG : cũng hên gọi tắt là Kangtuosi nếu không mỗi lần thằng này xuất hiện thì gọi tên cũng đủ trẹo lưỡi)-- vị hoàng đế vĩ đại thống trị đế quốc Byzantine năm nay đã 46 tuổi, hắn thậm chí được cho rằng trong tất cả các hoàng đế của gia tộc Kelunma, hắn là người được bài danh trong nhóm 3 người anh kiệt nhất.

Có thể nói, vị hoàng đế này, đáng nhận được cái danh dự cao quý trên.

Tên của hắn là Kangtuosi, "Kangtuosi" trong ngôn ngữ cổ của Byzantine có nghĩa là "trường thương của kỵ sĩ" . Mà cùng lúc, vị hoàng đế này cũng có một cái xưng hào nổi tiếng đó là: kỵ thương đại đế. Sự dũng cảm của hắn, sự kiên cường của hắn, sự cứng cỏi của hắn, đều giống như là trường thương sắc bén trong tay kỵ sĩ, sắc bén không gì sánh được.

Chí ít, tại 20 năm trước, hắn quả thật là có bộ dạng đó.

Vị kỵ thương đại đế này, lúc kế thừa ngôi vị hoàng đế thì chỉ mới có 9 tuổi, mà khi đó quyền lực chủ yếu của đế quốc, là nằm trong tay của mẹ hắn. Hắn rất may mắn, vì được kế thừa một đế quốc to lớn trong tay, thế nhưng hắn cũng không may mắn, bởi vì mẹ hắn có vài người anh em tham lam. Chí ít lúc Kangtuosi còn chưa thành niên, quyền lực của đế quốc đã từng bị những người anh em của mẹ hắn nắm giữ, đem chính vụ của đế quốc làm cho rối tung rối mù cả lên, thậm chí mấy người anh em họ của hắn, còn tính lật đổ hắn chiếm lấy ngôi vị hoàng đế.

Lúc hắn còn là vị thành niên hắn đã từng 6 lần bị ám sát, lần nguy hiểm nhất là có người mua chuộc người hầu thường đi theo cạnh hắn, khi hắn cưỡi ngựa thì dây yên ngựa đã bị cắt đứt hơn phân nửa, suýt tý đã bị móng ngựa đạp chết. Mà khiến cho hắn đau lòng chính là, lúc hắn 14 tuổi, một vị nữ quan cung đình mà hắn yêu thích cùng tin tưởng hơn nửa năm, trong một lần hoan hảo, nàng đã đích thân dâng cho hắn một ly rượu độc.

Thế nhưng Kangtuosi, hắn rất ngoan cường mà sống. Sống đến ngày làm lễ thành niên!

Chỉ dùng hơn một năm, hắn lấy danh phận là truyền nhân chính thống của hoàng tộc, thu phục được thế lực của 'nguyên lão viện' đầy bảo thủ, ầm thầm mua chuộc các tướng lĩnh địa vị cao trong quân đội nhằm chiếm lấy sự ủng hộ của quân đội, sau đó trong một bữa tiệc cung đình, hắn giả say gây chuyện, trước mặt mọi người chém chết một người anh họ đang có dã tâm chiếm đoạt ngôi vị hoàng đế. Mà ngay ngày hôm sau, hắn liền triệu tập quân đội đi vào đế đô, bắt đầu một cuộc thanh tẩy với quy mô lớn.

Ba người anh em của mẹ hắn, toàn gia tộc bị nhổ tận gốc, thành viên trong tộc đều bị xử tử, trong vòng ba ngày, đế đô Aosiji Liya máu chảy thành sông, ngàn vạn dân chúng đều bị hoảng hốt.

Mà lúc mẹ hắn quỳ xuống van xin hắn, cầu xin hắn tha cho người em nhỏ tuổi nhất của bà một con đường sống, Kangtuosi suy nghĩ suốt một đêm liền đáp ứng. Mà người chú nhỏ tuổi nhất của hắn bị phán lưu vong tới phương đông xa xôi, thế nhưng trên đường lưu vong, liền bị một đám đạo tặc giết chết-- không ai tin tưởng việc này sẽ không liên quan tới Kangtuosi.

Vì thế, từ ngày đó mẹ hắn đã tiến vào trong thâm cung, trong 5 năm liền cũng không có đi ra cửa cung nửa bước, cũng không có gặp lại mặt người con của mình dù chỉ một lần, thẳng cho đến ngày bà chết đi !

Kangtuosi xưa nay vốn nổi tiếng là rất ngoan cường, quả cảm, bền gan vững chí, cũng như .... tàn nhẫn ! Từ lúc hắn trưởng thành tiếp nhận lấy quyền lực, đã không dưới 20 lần dẫn quân phòng vệ trong nước tiến đánh người Odin. Thân là chí cao vô thượng của đế quốc, vị bệ hạ này thân mặc giáp, cầm binh khí, tự mình thống lĩnh quân sĩ, cùng đám kỵ binh xung phong ở phía trước, cùng nhau chiến đấu, cùng nhau tiến đánh người Odin, cùng nhau sống trong những ngày tháng băng tuyết ở phương bắc-- lúc này chân trái của hắn thiếu mất một ngón út, chính là bởi vì trong lần cuối cùng viễn chinh về phía bắc, tại một vùng giá rét lạnh buốt nên ngón chân bị hoại tử mà phải cắt bỏ !

Hắn thật sự giống như là một thanh trường mâu, một thanh trường mâu trong tay kỵ sĩ, đánh đâu thắng đó, ngoan cường, dũng khí, đồng thời cũng .... máu lạnh và tàn nhẫn !

Thế nhưng, hắn cuối cùng cũng đã già, phảng phất như tất cả nhưng thứ hùng mạnh nhất trên thế giới này, cũng dần dần bị thời gian bào mòn theo năm tháng, không còn sắc bén như xưa, hút cạn tinh lực của hắn. Nguyên bản thân thể cao to, thế nhưng sau hai năm bệnh nặng nay đã gầy đi, chỉ còn lại một bộ khung xương rộng thùng thình.

Lúc này, vị chúa tể chí tôn, đang dùng một tư thế suy yếu ngồi trên thần thai, cúi đầu trầm tư, hai đầu lông mày thống khổ vắt lại, trán đầy nếp nhăn, từng cái từng cái đều sâu rõ, giống như là bị dao búa khắc vào.

Rốt cục, một tiếng thở dài hùng hồn mạnh mẽ đánh tan sự yên tĩnh.

"Kaweixier cơ trí, Kaweixier thông minh, Kaweixier trí tuệ, hiện tại ta cần lời đề nghị khách quan từ phía ngươi." Vị hoàng đế già cả thở dài, giọng nói khàn khàn của hắn phảng phất như chứa đựng sự phẫn nộ cùng nôn nóng.

Lúc này trong hoàng cung to như thế, nhưng chỉ có một người đang ngồi trước mặt của vị hoàng đế già.

Người này cũng đã cao tuổi, da mặt hiện lên vẻ vàng vọt của tuổi già, chỉ là trán và hai gò má của hắn vẫn như cũ chưa hề có nếp nhăn, mũi nhô cao, môi cong nhu hòa, có thể nhìn ra đây là một mỹ nam tử lúc còn trẻ. Mà cho dù lúc này tuổi đã lớn, thế nhưng đôi mắt vẫn còn lưu lại vẻ bình tĩnh an bình cùng trí tuệ, không bị thời gian làm phai mờ.

Kaweixier chính là đồng bọn mà kỵ thương đại đế tín nhiệm nhất trong suốt cuộc đời, được giới quyền lực cao tầng của đế quốc xưng hô là "Thuẫn bài của kỵ thương". Kỵ thương đại đế Kangtuosi đối với vị đồng bạn này hầu như tín nhiệm không gì sánh được, thân là một hoàng đế nổi tiếng tàn nhẫn nghi kỵ thậm chí là tàn bạo, việc này quả thực làm cho người ta khó hiểu.

Nhưng vị Kaweixier này, hắn khư khư chiếm được sự tín nhiệm duy nhất của kỵ thương đại đế, hơn nữa loại tính nhiệm này không có phai mờ theo năm tháng, trái lại còn có xu thế càng ngày càng mạnh. Toàn thể người trong hoàng cung, chỉ có mình hắn là có thể tùy thời không cần thông báo cũng có thể đi vào cung điện cùng thư phòng của hoàng đế. Bất kỳ yêu cầu nào của Kaweixier, Kangtuosi đều có thể đáp ứng -- tuy rằng trong nhiều năm qua, Kaweixier rất thông minh khi không lạm dụng quá mức những cái đặc quyền này.

Mà mỗi cái đề nghị của Kaweixier, cho dù là một đệ nghị hoang đường, Kangtuosi đại đế cũng sẽ rất nghiêm túc suy xét khả năng thực tế của nó.

Thế nhưng một người được hoàng đế tin tưởng đến như vậy, rất khó tin tưởng, thân phận của hắn cư nhiên không hề có tới một quan nửa chức danh hiệu ! Danh hiệu duy nhất mà hắn có, gần như cũng không chính thức là "cố vấn cho hoàng thất".

Thế nhưng, bất kỳ câu nói nào của hắn, đối với kỵ thương hoàng đế, ảnh hưởng còn vượt xa lời nói của tể tướng đương triều !

Kaweixier hiện tại đã 47 tuổi, so với kỵ thương đại đế còn muốn lớn tuổi một tuổi. Lúc hắn còn trẻ đã từng có tiếng là thiên tài kiệt xuất nhất trong học viện của đế quốc. Hầu như tất cả học viên hay đạo sư cùng học giả trong tất cả các học viện của đế quốc, cho dù là thích hắn hay là không thích hắn, đều phải thừa nhận, hắn đối với phân tích sự việc là vô cùng hiểu rõ cùng trí tuệ.

Vô luận là lĩnh vực chính trị, lịch sử, hay là nghệ thuật, tôn giáo v.v..., hắn đều am hiểu rất sâu.

Tiên đoán của hắn về mọi quốc sách của đế quốc, cuối cùng đều biến thành hiện thực, mỗi cái đề nghị của hắn đưa cho bệ hạ, cuối cùng đều đạt được kết quả mong muốn.

Thế nhưng một người như thế, lại không đạt được bất kỳ chức quan nào!

Không phải vì Kaweixier xuất thân thấp kém, hắn sinh ra trong một gia đình quý tộc trung lưu, tuy rằng gia đình không có giàu có, thế nhưng vượt xa xa qua mức có thể bước vào cửa quan trường.

Thậm chí hắn còn là bạn tốt của hoàng đế, hơn nữa đã là bạn hơn ba mươi năm. Có người nói kỵ thương đại đế lúc còn trẻ, thường hay cải trang để vào học viện nghe giảng, mà ngay lúc này, hắn gặp được Kaweixier, một thiên tài mới nổi của học viện, cũng như đã bị trí tuệ cùng cơ trí kiệt xuất của Kaweixier chinh phục.

Thậm chí trong một lần hưng phấn, kỵ thương đại đế còn nói nhỏ với vị bằng hữu của mình: Kaweixier, ta sẽ chọn ngươi làm tể tướng khi ta lên làm hoàng đế!

Nhưng rất đáng tiếc, vị thiên tài vốn có khả năng sẽ trở thành quân thần cao nhất tại đế quốc, nhưng lại bất đắc dĩ phải hoàn toàn chia tay con đường làm quan của mình.

Đơn giản là, một ít ngôn luận cùng quan điểm công khai của hắn đã chọc giận không ít người.

Lúc còn học trong học viện, Kaweixier cũng đã có danh tiếng khá lớn, nhiều lần công khai biểu lộ chủ trương chính trị của hắn: chế độ quân khu "Tema" kéo dài hơn một trăm năm của đế quốc Byzantine, căn bản chính là nguyên nhân lớn nhất làm cho thực lực của đế quốc từ từ bị suy yếu ! !

Dân số của đế quốc Byzantine đông gấp mười lần người Odin, lãnh thổ thì gấp ba lần Odin, thế nhưng hơn một trăm năm tranh đấu cùng người Odin đều là vị vây trong hoàn cảnh xấu, mà chế độ quân khu Tema căn bản là nguyên nhân lớn nhất ! Chính vì chế độ quân khu lạc hậu cùng mục nát này đã đem một đế quốc hoàn chỉnh phân cách ra thành nhiều cá thể, khiến cho mỗi lần đế quốc lâm vào tình trạng khó khăn đều không thể tập trung toàn bộ thực lực của một nước để chống lại kẻ thù từ bên ngoài, cùng lúc chế độ quân khu trùng lặp đã làm tiêu hao lãng phí rất lớn thực lực của đế quốc. . .

Cái chủ trương này, năm đó đã chọc giận không ít quân phương (quân đội địa phương) có thế lực hùng hậu.

Quân chế Tema, là một loại chế độ hành chính quân sự đặc thù được lập ra cách đây hơn một trăm năm. Lúc đó đế quốc bất hạnh rơi vào trong một cuộc phản loạn nội chiến, mà thừa dịp đế quốc Byzantine bị suy yếu, các cường địch xung quanh như người Odin ở phương bắc và dân du mục ở phương đông liền nhân cơ hội mà xâm chiếm, đế quốc một lần nữa đối mặt với tuyệt cảnh phải bị sụp đổ.

Mà vị hoàng đế của đế quốc lúc bấy giờ, để đối mặt với nguy cơ này, đã đặt ra một chế độ hành chính bán quân sự hóa hoàn toàn mới toanh, dưới chế độ này, tất cả lãnh thổ của đế quốc Byzantine, ngoại trừ đế đô Aosiji Liya nằm ở giữa tiếp tục là một phần lãnh thổ trực thuộc hoàng đế ra, còn lại lãnh thổ đều được chia đều thành vài chục "quân khu", Tema là một từ có nghĩa là "quân đội đóng quân tại chổ", mỗi một quân khu đều thiết lập một tổng đốc làm quan chức hành chính cao nhất, tổng đốc sẽ do tướng lĩnh quân đội đảm nhiệm. Trên nguyên tắc, trong mỗi một quân khu đều thực thi chế độ nông binh, có nghĩa là chính phủ sẽ cung cấp một bộ phận ruộng đất, sau đó chiêu nạp một ít nông dân tiến hành trồng trọt, những nông dân được chiêu nạp này có thể lấy được một phần thu hoạch, cùng lúc bọn họ cũng phải thực hiện quân dịch, bình thường thì trồng trọt, rảnh rỗi thì tiến hành một ít huấn luyện quân sự, một khi chiến tranh xảy ra thì phải hưởng ứng mà nhập ngũ.

Quan điểm lúc đó cho rằng: chỉ cần nông binh có cuộc sống được đảm bảo, trong lúc động viên chiến tranh cùng chỉ huy cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều, đồng thời, vì bảo vệ cho chính mảnh đất của mình chống lại giặc xâm lấn cho nên sĩ khí cũng sẽ cao hơn bình thường, mà phần lương bổng của bọn họ do đế quốc gánh vác cũng sẽ giảm thiểu tới mức thấp nhất.

Sự thực đã chứng minh, cái quan điểm này quả thực không sai.

Thế nhưng vấn đề là, chế độ này đồng dạng cũng mang theo những khuyết điểm bẩm sinh không cách nào tránh khỏi ! Phải biết rằng chế độ nông binh chỉ có thể áp dụng lúc nguy cấp, mà căn bản là không có cách nào có thể trở thành quốc sách để phát triển lâu dài.

Lúc Kaweixier còn trẻ đã từng phát biểu quan điểm trên, đem cái chế độ này đánh giá tệ thê thảm.

Vị trí giả này của đế quốc cho rằng, khuyết điểm đầu tiên, chính là một chế độ như vậy chỉ có thể là một loại sách lược ưu tú trong khoảng thời gian nguy cấp. Nông binh sở hữu ruộng đất mặc dù đối mặt với quân xâm lược nhằm bảo hộ gia đình nhà cửa thì sĩ khí sẽ rất cao, thế nhưng bản chất vẫn là nửa nông nửa binh, hay nói chính xác bản chất của những nông binh này chính là : thương đất !

Bọn họ không cách nào rời khỏi bản địa để mà chiến đấu xa ! Lúc bọn họ bảo vệ đất của bọn họ tất nhiên sẽ mười phần cực lực, nhưng một khi quân đội này tiến hành xuất chinh ở xa mà nói, thường thường sĩ khí sẽ giảm. Nói tóm lại một câu là, đám nông binh như thế không cách nào đảm nhận được vai trò của quân đội chính quy !

Cái nhược điểm thứ hai chính là lãng phí ! Chế độ nông binh như vậy chỉ có thể phát huy hiệu quả khi gặp phải kẻ thù xâm lược, nói cách khác, đương lúc địch nhân đánh tới địa phương của bọn họ, đám nông binh này mới phát huy toàn bộ sức mạnh phòng ngự của bọn họ. Nhưng chiến tranh, không phải chỉ vỏn vẹn là phòng ngự chờ bị đánh ! Chính bởi vì như vậy, đế quốc còn cần phải thành lập thêm một chi quân đội chính quy chuyên nghiệp phụ trách chủ động tiến công. Mà kiến tạo một đội quân cơ động như thế sẽ tốn rất nhiều tài nguyên cùng tiền bạc.

Nhược điểm thứ ba chính là : ruộng đất ! Đế quốc Byzantine là thể chế phong kiến phân phong ( DG : phong tước, phân chia giai cấp, ruộng đất), trên bản chất, hoàng thất là quý tộc cao nhất, xuống tiếp phía dưới chính là các gia tộc thân cận của hoàng thất. Mỗi một quý tộc mới được sinh ra đều được phong hầu phân chia ruộng đất. Mà chỉ khi toàn thể gia phả bị diệt vong thì dòng tộc mới đoạn tuyệt, lúc đó đế quốc mới có quyền đem đất đai này thu hồi lại trở thành sở hữu quốc gia. . . Nhưng tốc độ sản sinh ra quý tộc mới vĩnh viễn nhanh hơn nhiều so với quý tộc vị diệt vong, nhanh hơn nhiều nhiều lắm ! Lãnh thổ của đế quốc tuy rằng có mở mang, thế nhưng dù sao tổng số lượng đất cũng là có hạn. Chỉ với một số lượng đất có hạn, lại liên tục không ngừng cấp cho giai cấp quý tộc, cùng lúc còn phải cấp cho nông binh trong quân khu làm đất canh tác, nhu cầu ruộng đất ngày càng nhiều, hình thành một loại mâu thuẫn không thể hòa giải.

Mà khuyết điểm thứ tư chính là. . . Quyền lực!

Từ lúc chế độ Tema sinh ra, đã trực tiếp tạo thành một hậu quả nghiêm trọng chính là thế lực của quân phương lớn mạnh chưa từng có, thế nhưng đối với tiêu chuẩn của một quốc gia mà nói, loại "lớn mạnh" này lại tạo thành sự uy hiếp.

Tổng đốc là quan hành chính cao nhất của quân khu, đây là một chức quan bán quân sự, tổng đốc trước giờ giống nhau đều do tướng lĩnh quân đội đảm nhiệm-- bởi vì cần phải phụ trách việc chỉ huy nông binh, cho nên cũng cần phải có một thủ lãnh bán quân sự. Mà cùng lúc để trung ương bất an chính là, những quân khu này đã xé đế quốc ra thành hơn vài chục cái tập đoàn quân sự nhỏ, hầu như rất ít khi chịu sự quản hạt của trung ương!

Bởi vì các nông binh có đất để tự do trồng trọt, cho nên những cái tập đoàn quân sự nhỏ này hầu như có thể tự cung tự cấp! Mà tài chính thu được cũng độc lập tiêu dùng! Điều này trực tiếp quý tộc hóa các tướng lĩnh quân phương !

Thử nghĩ, mỗi một tổng đốc ở trong quân khu của mình, dưới sự quản hạt của bản thân, nắm trong tay quyền tự do chi thu tài chính, có ruộng đất có binh mã, không cần trung ương cung cấp quân lương cũng có thể tự cung tự cấp, thậm chí có vài quân khu đặc biệt hùng mạnh, tổng đốc hoàn toàn có thể thông qua mua bán, lần nữa tổ kiến lại quân đội trong quân khu của mình, chọn ra một bộ phận lính tinh nhuệ tạo thành quân đội chính quy !

Thời gian dài, hầu như từng bước từng bước tạo thành những tập đoàn quân sự lớn tự cung tự cấp! Mà các tập đoàn quân sự này, lại trở thành một khối u ác tính sinh trưởng bên trong cơ thể không lồ của đế quốc!

Tướng lĩnh quân phương được quý tộc hóa, quân phiệt hóa, trở thành nguyên nhân khiến cho đế quốc Byzantine tuy lớn nhưng lại không mạnh.

Trải qua hơn một trăm năm, số lần tổng đốc bên trong đế quốc tạo phản đã đạt hơn con số mười lần, trong đó có sáu lần mới nhất, chính là phát sinh trong 30 năm gần đây!

Khư khư một cái chính sách như thế, quân phương trở thành người trực tiếp nhất được hưởng lợi, đương nhiên bọn họ sẽ hết mình ủng hộ chế độ này. Lịch đại hoàng đế cũng không phải là không có nghĩ tới, cũng đã nổ lực dẹp bỏ cái chế độ này, thế nhưng quân phương trải qua nhiều năm tẩm bổ, đã trở thành một con quái thú khổng lồ, đến mức ngay cả hoàng đế đế quốc cũng không hoàn toàn chế trụ được con quái thú này. Quân phương chỉ vì bảo vệ lợi ích của mình, đương nhiên sẽ nỗ lực loại trừ tất cả những cử động làm nguy hại tới chế độ Tema.

Tại vài chục năm trước, có một lần hoàng đế tiền nhiệm đã lần nữa nỗ lực cải biến cái loại quân chế này, tể tướng lúc đó của đế quốc nhận lệnh soạn thảo công văn phản đối chế độ Tama, kết quả để bảo vệ lợi ít cho chính mình, quân phương không ngại phát động một hồi chính biến quy mô nhỏ, vị tể tướng kia bị "loạn quân" xông vào nhà giết chết, mà sau đó, dưới áp lực từ phía quân phương, hoàng đế phải thu hồi lại mệnh lệnh của chính mình.

Nhiều lần được lịch đại hoàng đế thỏa hiệp, giúp cho chế độ Tama thâm căn cố đế, mà thế lực của quân phương trong một trăm năm qua đã mở rộng hơn rất nhiều. Lúc chế độ Tema vừa thành lập, toàn đế quốc chỉ có 31 cái quân khu Tema, mà tới lúc vị kỵ thương hoàng đế Kangtuosi lên ngôi, toàn bộ quân khu Tema của đế quốc Byzantine đã đạt tới con số 46! !

46 cái quân khu Tema, hầu như chiếm phân nửa số lãnh thổ của đế quốc! ! Mà phân nửa còn lại, cũng có một phần lớn là lãnh địa thuộc về giai cấp quý tộc, chân chính coi như là lãnh thổ trực thuộc sự quản hạt của trung ương, đã không còn tới một phần năm toàn bộ lãnh thổ đế quốc! !

Mà người quyền quý mới từ trong quân đội đi ra, một khi trở thành tổng đốc của quân khu Tema, thường là nắm giữ chức vụ này cả đời, có thể ngồi vững cho tới lúc chết mới thôi, thậm chí trong đó có vài quân khu đặc biệt hùng mạnh, còn có thể truyền thừa từ cha sang con tiếp tục cai quản quân khu.

Chế độ Tema phảng phất như là quái thú, đem các quân phương của đế quốc vì lợi ích chung mà đoàn kết vững vàng lại với nhau, nguyên bản là quân đội bảo vệ cho quốc gia, lúc này lại trở thành gánh nặng hút lấy máu tươi của đế quốc. Mà quân bộ của đế quốc, hầu như trở thành một cái hạch tâm trung ương độc lập hoàn toàn với hoàng thất. Toàn quốc có 46 cái quân khi Tema, chính lệnh sở hữu, mệnh lệnh quân sự, thậm chí là chi thu tài chính, đều do quân bộ trực tiếp tiến hành điều phối.

Mà hoàng thất để chống lại quân phương càng ngày càng khổng lồ, tiếng tâm càng ngày càng vang dội, cũng chỉ có thể làm hết mọi khả năng để lấy được lòng trung thành của quân đội thường quy-- chỉ có những người này, mới được cho rằng là quân nhân chân chính, mà không phải là quân phiệt do quý tộc hóa ! !

Mà nội bộ quân đội, cũng chi làm hai phe phái khác nhau, một phái lấy chế độ tập đoàn quân phiệt làm gốc, phái này chiếm tuyệt đại đa số quân phương, đã từ quân nhân bảo vệ cho lợi ít quốc gia trở thành bọn sâu mọt tập đoàn quân phiệt chỉ biết gìn giữ lợi ích của cá nhân. Mà còn lại một phe phái, chính là một số ít quân nhân chân chính vẫn như cũ bảo trì tín ngưỡng đối với quốc gia.

Đáng tiếc chính là lực lượng của phe phái quân phiệt lại vô cùng hùng mạnh, toàn nước có 46 vị tổng đốc chiến khu Tema, hầu như tám chín phần mười đều là thành viên của phe phái này.

Mà phe của quân nhân chân chính, thì đại bộ phận chính là hơn mười cái binh đoàn thường quy nồng cốt của trung ương( Adelike cùng binh đoàn 13 không hề nghi ngờ chính là thành viên trong phe này. )

※※※
 
Huyền Huyễn Võng Du Bạo Cường Lão Ba
truyện hài hước trang bức nhập hố không thì miễn vào
[ Sự Kiện Tháng 3 ] Nữ Thần Tuyệt Sắc Mùa 2
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Liệp Quốc.