Q.2 - Chương 191: Mai Hoa Nhất Lộng
-
Loạn Thế Phong Vân - Phượng Tường Tam Quốc
- Mộng Ngưng Tiểu Trúc
- 7968 chữ
- 2020-05-09 12:41:02
Số từ: 7962
Edit: lazycatmoon
Nguồn: lazycatmoon.wordpress.com
Gió đêm dìu dịu, trăng bạc nghiêng nghiêng, ánh sáng màu trắng ngà xuyên qua khe hở giữa những tán mai, trên mặt đất tỏa ra ánh sáng lấp lánh, loáng thoáng bóng mai mảnh khảnh, lúc này như một bức tranh thiên nhiên được vẽ trên giấy lụa. Ánh trăng rải đều trên những tán cây, tỏa ra một vầng sáng nhàn nhạt, thoáng nhìn như một tầng sương trôi giữa rừng, làm cho người ta mơ màng đến vô cùng. Đầu cành mai treo hai chiếc đèn lồng tạo hình hỉ thước đùa mai, dưới ánh nến mông lung, bên tán cây đặt một chiếc thư án phong cách cổ xưa, trên góc thư án đặt một lư hương sơn thủy vờn quanh, khói nhẹ lượn lờ phiêu lãng, mùi long đàn nhàn nhạt chậm rãi tỏa lan trong không gian, thổi xa dần.
Ta khoanh chân ngồi trước thư án: một thân lụa mỏng màu xanh nhạt, một chiếc váy lụa đỏ tươi; dưới tay áo buông mềm như dòng nước, là cổ tay đặc biệt được xức phấn thơm có đeo một chiếc vòng phỉ thúy, dưới ánh trăng tỏa ra ánh sáng mờ nhạt; búi tóc đã tản xuống, chỉ dùng một chuỗi minh châu vén tóc ở sau tai, trên trán thả xuống một hạt trân châu, tản mát ánh sáng màu xanh làm nổi bật hạt châu đen nhánh, phối lên cần cổ trắng nõn, vừa xinh đẹp vừa thanh nhã; mày ngài vẽ sơ sài, thoa ít phấn hồng, điểm chút môi son, dưới ánh nến mông lung càng tăng thêm mấy phần kiều mỵ. Hóa trang tỉ mỉ, không chỉ khiến Hiểu Xuân giúp ta rửa mặt chải đầu phải choáng váng, đến ta cũng sinh ra một cảm giác hoảng hốt.
Cây đàn cổ trên thư án chính là cây Mai Vận Chu Công Cẩn tặng cho ta, không biết hắn tìm thấy ở đâu, tuyệt đối không kém hơn cây Phượng Cầm mà hắn dùng. Ngón tay nhẹ lướt trên dây đàn, trong lòng lại dâng lên cảm giác u sầu nhàn nhạt, có lẽ, Mai Vận này cũng chính là cây đàn ngày ấy Công cẩn từng tặng Vũ ca ca! Khẽ lắc đầu, muốn xua đi nỗi u sầu kia, lại vẫn không thể hồi phục lại. Cúi gần lư hương, hít sâu vài hơi, mắt nhắm lại, cố gắng khiến tâm trạng dần hòa vào dưới ánh trăng, tĩnh tọa một lúc lâu sau, mới gẩy dây đàn.
Tiếng đàn êm dịu khẽ cất lên từ dây đàn, nhẹ nhàng bay lên ngọn cây, cảm giác ôn nhu ấm áp, lại mơ mơ hồ hồ như mộng ảo giữa không trung. Ánh trăng mềm nhẹ rơi trên dây đàn khẽ dao động, hài hoà như thể tiếng đàn cất lên từ làn gió mát lướt nhẹ trên những sợi ánh trăng, du dương, uyển chuyển mà mềm nhẹ lưu chuyển trong rừng mai. Tiếng đàn thủy chung là êm ả xa xôi, lại vô cùng thanh kỳ tao nhã. Theo tiếng đàn trải rộng, ta cũng hoàn toàn đắm chìm, tưởng tượng thấy chính mình khẽ lướt đi dưới ánh trăng nhàn nhạt dưới tàng cây, mỗi hơi thở đều mang theo mùi thơm ngát thanh nhã của hoa mai.
Nghĩ tới hương thơm phiêu dật của hoa mai, ta đột nhiên nghĩ nếu đang ở tiểu viện tại Kiến Nghiệp, lúc hoa mai nở rộ, Bá Phù và Công Cẩn nghe thấy tiếng đàn của ta, nhất định cũng sẽ mê đắm trong đó. Nhớ tới Kiến Nghiệp, lập tức tâm trạng đánh đàn của ta bị cắt đứt, không thể tĩnh tâm được nữa, tiếng ai oán lập tức lộ ra. Ta thở dài, gảy nốt âm thanh cuối cùng.
Trong dự tính và cũng ngoài dự tính, Gia Cát Lượng đứng dưới một tàng mai cách thư án không xa. Trong dự tính, đó là tiếng đàn này vốn vì hấp dẫn hắn mà tấu lên; ngoài dự tính chính là, ta không ngờ tới, Gia Cát Lượng vân đạm phong khinh lúc ban ngày giờ lại mang cặp mắt mê mang đứng sững sờ nơi đó.
Ta giả bộ như đứng dậy muốn đi mới phát hiện có người, cười ngượng ngùng đến bên cạnh hắn, cúi đầu thi lễ:
Trăng đêm trêu người, ta nhất thời không nhịn được, quấy rầy công tử nghỉ ngơi.
Gia Cát Lượng vẫn còn đang lưu luyến chưa tỉnh táo lại, ngơ ngẩn nhìn ta đến bên cạnh hắn mới vội vàng đáp lễ:
Không dám. Một khúc đàn của cô nương phảng phất âm thanh của thiên nhiên. Là Lượng vô lễ mạo phạm.
Ta mỉm cười, ánh mắt ngời sáng nhìn về phía Gia Cát Lượng:
Nghe người ta nói, cầm kỹ của tiên sinh thanh tân cao nhã. Không biết Vân nhi có phúc được nghe nhã âm của tiên sinh không?
Gia Cát Lượng chắc hẳn đã bị ta khơi nên hứng thú, liền không từ chối, vững vàng bước tới gần thư án, lau tay rồi ngồi ngay ngắn trước đàn. Hắn mỉm cười nhìn ta một cái, chậm rãi vung tay. Mới ban đầu, tiếng đàn thư thái thanh lệ, chợt nhẹ chợt vang, như mộng như ảo đem ánh trăng mông lung bày ra trước mắt. Sau một đoạn uyển chuyển, dây đàn nhanh chóng dao động, âm thanh thanh thúy từ tay hắn chảy ra, trút xuống dưới ánh trăng. Dần dần, tiếng đàn trong tay hắn lúc vội lúc nhàn, chợt cao chợt thấp, như dòng suối triền miên, chậm rãi chảy vào nội tâm, lại như sức sống trỗi dậy, lắng xuống lại vùng lên giữa ánh trăng. Khác với sự thanh nhã của ta, tiếng đàn của hắn trong bình thản lại mang theo một loại chí hướng. Trong đó, trăng sáng không phải trang sức của tàng mai, mà là quân tử chiếu khắp đất bằng; ánh trăng không phải để một người hưởng thụ sự tĩnh lặng, mà ban ơn trạch cho ngàn vạn người. Tiếng đàn ấy khiến ta bước vào một tâm cảnh chưa bao giờ có, đó là lặng lẽ, rồi sinh ra kỳ vọng, tĩnh lặng đến cùng rồi lại linh động nhảy lên.
Dần dần, khuôn mặt Gia Cát Lượng trở nên kiên nghị, ánh mắt chuyên chú nhìn hương khói vờn quanh, khiến ta sinh ra một cảm giác tựa như huyễn mộng. Ánh mắt ngẫu nhiên nâng lên, trong suốt ngời sáng, càng làm cho ta mê mang. Lòng ta, dưới tiếng đàn vờn quanh, lại sinh ra một loại tình cảm nhàn nhạt. Nhìn người đang đắm chìm trong tiếng đàn, ta cố gắng không để lòng mình rung động, cười khổ nghĩ, tối nay chỉ sợ hai người đều không ngủ được, đây là mục đích ta muốn đạt được sao?
Đợi Gia Cát Lượng rời khỏi thư án trở lại trước mặt, ta ép mình mỉm cười, không dám nhìn ánh mắt ngời sáng kia, thấp giọng nói:
Tiên sinh không phải phàm nhân, chí hướng rộng lớn, tương lai nhất định có thể được như ý nguyện.
Ánh mắt Gia Cát Lượng nhìn ta thoáng hiện sự ân cần và thấu hiểu:
Cô nương chẳng phải cũng vậy? Trong tĩnh có động, trong sự bình thản lại có cao ngạo. Nhưng mà, lại chứa thêm cả nỗi u oán mờ nhạt.
Ta kinh ngạc nhìn Gia Cát Lượng, hắn lại có thể nhận ra cảm xúc dao động trong lòng ta? Trong nháy mắt, theo tiếng thở dài của hắn, cảm giác u sầu lại dâng lên. Ta đỏ mặt, yên lặng suy nghĩ một chút mới khẽ nói:
Đêm đã khuya, trời cũng lạnh. Tiên sinh ban ngày gặp lạnh rồi, nên sớm về phòng nghỉ ngơi đi!
Không đợi Gia Cát Lượng trả lời, ta chậm rãi bước tới cạnh thư án ôm đàn trở về phòng.
Ánh mặt trời lúc sáng sớm xuyên qua cửa sổ chiếu lên người, ta uể oải trở mình, vẫn nhắm chặt mắt không muốn mở ra, đêm qua thật sự là một đêm không ngủ. Mọi sắp xếp cho tương lai, suýt chút nữa ta bị tuột khỏi tay. Từ lúc đưa Gia Cát Lượng về đây, ta hình như càng lúc càng không khống chế được cảm xúc của mình, ánh mắt kia của Gia Cát Lượng, vẫn tỏa sáng trước mặt ta, khiến ta cuối cùng không có dũng khí để nói ra những điều đã nghĩ trong lòng, không nắm được, cũng không thể từ bỏ. Kế hoạch tối qua đã chuẩn bị tỉ mỉ, cuối cùng chịu dao động lại chính là ta. Đã không còn sự ung dung trấn định trước kia khi đối mặt với những người khác, thậm chí lúc gặp Tào Tháo, ta cũng không có cảm giác hoảng loạn này. Hỏi chính mình rất nhiều lần, vẫn không biết vấn đề ở đâu. Trong tình huống này, ta không dám đi gặp Gia Cát Lượng, ít nhất là lúc này, ta không thể đối mặt với đôi mắt tựa hồ có thể nhìn rõ hết thảy kia. Ta không thể không nghi ngờ tự hỏi mình sẽ có bao nhiêu khả năng thành công.
Mặt trời lên cao, Hiểu Xuân mới tới. Thấy ta trợn tròn mắt nhìn, nàng bước lên bẩm báo:
Chủ tử, hai vị khách kia đã chờ ngài nửa ngày, ngài…
Ta lắc đầu:
Ngươi đi sắp xếp cho bọn họ đi, nếu bọn họ muốn đi thì nghĩ cách giữ họ lại, thật sự không được thì để Ngưu thúc đưa bọn họ rời núi.
Hiểu Xuân kinh ngạc nhìn ta:
Chủ tử, ngài làm sao vậy? Thế này…
Ta cười khổ một tiếng nhắm mắt lại:
Ta mệt. Ngươi tùy tiện tìm một cái cớ là được.
Hiểu Xuân yên lặng nhìn ta, rồi hành lễ đi ra ngoài. Ta thở dài, biết mình đã gặp sai lầm, ánh mắt thâm thúy kia, tiếng đàn thanh lưu kia của Gia Cát Lượng có lẽ từ nay về sau sẽ lưu lại trong lòng ta, không cách nào quên được. Thấy trời sắp vào trưa, lòng ta vẫn buồn bực bất an, đứng dậy thay một bộ xiêm y màu vàng nhạt, chỉnh trang một chút rồi đi vào rừng mai. Ta muốn tỉnh táo suy nghĩ một chút xem từ nay về sau nên làm thế nào. Nhưng lúc ta gần tới nơi, lại phát hiện một bóng người cao gầy đang đứng dưới tàng mai.
Người dưới tàng cây cũng không phát hiện ta đã tới, hắn cúi đầu, vòng qua vòng lại, tay lúc thì thả ra, khi thì nắm chặt, rõ ràng đang suy nghĩ vấn đề khó khăn nào đó. Thở dài một tiếng, Gia Cát Lượng xoay người bước về phía ta, ta tránh không kịp, lúc hắn ngẩng đầu nhìn thấy ta, đột nhiên gặp nhau, cũng sững sờ.
Ta cười khổ một tiếng, trốn không thoát thì đành bước tới thi lễ, thấp giọng nói:
Vân nhi mạo phạm tiên sinh.
Gia Cát Lượng vội vàng nói:
Nghe người bên cạnh cô nương nói nàng đêm qua hình như bị cảm lạnh, không biết…
Ta cười ngượng ngùng, khẽ lắc đầu:
Đa tạ tiên sinh. Từ nhỏ sức khỏe tôi đã yếu, hôm qua có chút cao hứng. Nghỉ tạm nửa ngày đã khỏe rồi.
Gia Cát Lượng thở phào:
Vậy thì tốt.
Ta đảo mắt, nhìn quanh rồi nói:
Tiên sinh cũng thích tản bộ trong rừng mai sao?
Gia Cát Lượng
A
một tiếng:
Khu rừng mai này thật lớn, quả thực hiếm thấy.
Ta gật đầu nói:
Nơi này hoang vắng, lại rất bí ẩn. Rừng mai hình thành tự nhiên, đa dạng chủng loại. Đầu xuân tháng chạp, là lúc hoa mai nở rộ, thật sự là hương thơm ngào ngạt, xanh đỏ giao hòa. Nếu trải qua một trận mưa tuyết, nơi này tuyết phủ trắng tinh, điểm xuyết hồng mai, đẹp không tả xiết, khiến người khó quên.
Gia Cát Lượng nghe vậy thở dài:
Có thể tưởng tượng ra, tiên cảnh cũng không đẹp hơn chốn này.
Ta mỉm cười:
Có điều, xuân tới mai nở rộ, trên núi hoa nở rực rỡ, suối chảy róc rách, cũng đẹp vô cùng. Đặc biệt là suối nước đằng sau khu rừng, thật sự là nơi điều dưỡng thân thể rất tốt.
Gia Cát Lượng liên tục gật đầu:
Không sai, đúng là một nơi tuyệt đẹp. Cô nương đúng là đã chọn được nơi.
Ta xoay người ngắm một phiến lá, thản nhiên nói:
Đúng, là Vân mạng tốt, sống ở nơi này, có thể tránh được lang sói bên ngoài.
Lang sói bên ngoài? Cô nương so sánh vậy thật rất mới mẻ.
Chẳng lẽ không đúng sao?
Ta quay lại nhìn Gia Cát Lượng cười:
Tiên sinh, tuy Triệu Vân là nhi nữ, lại ẩn cư nơi không người, đối với chuyện thế gian cũng hiểu được ba phần. Từ lúc Linh Đế thất đức tới nay, triều chính bất lực, tham quan rải khắp đại giang nam bắc, người người bị chúng làm hại. Những kẻ lòng dạ khó lường lại nhân cơ hội vùng lên, không từ việc xấu nào, khiến thiên hạ đại loạn, dân chúng sống lang thang, nơi nào mới có thể an thân? So sánh những kẻ ác kia với lang sói, sợ là đã đề cao bọn chúng. Phải biết lang sói ăn người, là vì đói bụng, còn đám người kia chính là lòng tham không đáy.
Gia Cát Lượng gật đầu đồng ý:
Không sai, không có nhân tâm, cuối cùng hại mình hại người.
Ta ngẩng đầu nhìn trời xanh, lấy giọng vô cùng tiếc nuối u oán nói:
Tiên sinh nói rất đúng, Giống như thánh cốc mai hoa này, chính là dù muốn cũng khó có được. Triệu Vân tuy cảm tạ thiên ân, nhưng cũng không thực sự vui mừng. Chỉ hận không phải là nam nhi, có thể quét sạch chuyện bất bình trong thiên hạ, gây dựng sự nghiệp, khiến người thiên hạ có thể sống yên lành. Nơi nào cũng có mai viên, lúc nào cũng là mùa xuân.
Gia Cát Lượng lộ ra vẻ mặt kinh hãi:
Thật không ngờ, Triệu cô nương lại có lòng tiếc thương thiên hạ, khiến ta vô cùng xấu hổ.
Ta cười thầm, há lại chỉ có lòng dạ này, cũng đã tự hành động rồi. Nhìn ánh mắt tỏa sáng của Gia Cát Lượng, ta lần đầu tiên có được tự tin trước mặt hắn:
Tiên sinh, nữ tử cũng có thể mang thiên hạ trong lòng chứ! Ta nghe nói, phu nhân của tiên sinh chính là tài nữ hiếm có trên đời, có thể thấy lòng của tiên sinh không dưới ta. Huống hồ, không phải Triệu Vân vô lễ, tiếng đàn đêm qua đã tỏ rõ hùng tâm tráng chí của ngài rồi.
Gia Cát Lượng mỉm cười, xoay người làm bộ thưởng thức rừng mai:
Triệu cô nương lại càng không phải người bình thường. Đêm qua ta cũng chỉ là bộc phát, có gì mà hùng tâm tráng chí?
Ta cười không ngừng:
Tiên sinh cần gì gạt ta? Chính là bởi tiếng cầm là tiếng lòng, nên mới được lòng quân tử. Đêm qua tiên sinh mượn vầng trăng sáng đã biểu đạt tâm ý của ngài.
Ta bước vài bước rồi nói tiếp:
Trong mắt văn nhân nhã sĩ, ánh trăng đêm qua thật trêu người, trăng trong gió mát gửi lòng nhớ quê hương, hay là giữa ánh trăng mông lung sinh lòng thương tiếc, ai mà không có nỗi lòng thương nhớ? Nhưng không có mấy ai cho rằng trăng sáng như vậy sẽ chiếu khắp đất bằng, đem lại ánh sáng cho nhân gian. Nhưng trong lòng tiên sinh lại biểu đạt như vậy.
Nhìn dáng vẻ có chút xấu hổ của Gia Cát Lượng, ta chậm rãi nói tiếp:
Chỉ nguyện mình biến thành trăng sáng, mỉm cười chiếu rọi khắp nhân gian.
Gia Cát Lượng chấn động, ngơ ngác nhìn ta, rồi vội quay đầu nhìn một cây mai. Ta khẽ cười:
Tiên sinh có thể nghe thanh mà hiểu ý hiểu tình, Triệu Vân cũng có thể nghe âm mà biết chí người quân tử.
Một lúc lâu sau, Gia Cát Lượng cuối cùng cũng cúi đầu:
Lượng bái phục cô nương. Nhưng mà, Lượng hôm nay lại càng nghi ngờ.
Ta không hiểu ý hắn:
Tiên sinh có gì nghi ngờ?
Gia Cát Lượng mỉm cười:
Đêm qua Lượng trở về phòng nghĩ lại, ánh trăng như vậy, tiếng đàn như vậy, giai nhân như vậy, khiến ta như mộng. Vừa rồi ở rừng mai, ta thật sự muốn tìm lại cảnh tượng đêm qua, lại luôn cảm giác như thật như mơ.
Ta che miệng cười trộm:
Nếu tiên sinh cảm thấy chỉ là một hồi mộng, không ngại cùng ta đêm nay tiếp tục giấc mộng này.
Gia Cát Lượng cười lớn:
Ta lúc này lại không cho rằng đó là mộng nữa. Nói chuyện một hồi, ta lại nghĩ cô nương cũng không phải là phàm nhân.
Ồ? Vậy tiên sinh đồng ý với lời thư đồng ngài nói, cho rằng ta là yêu quái trong núi?
Cũng không phải.
Gia Cát Lượng nhìn ta cười:
Cô nương hẳn là tiên tử trong rừng mai, giá lâm nhân gian, khiến Lượng gặp được, Lượng lúc này xin ra mắt.
Nhất thời trên mặt ta đỏ hồng, đành cười nói:
Không ngờ tiên sinh lại thú vị như vậy. Nếu tiên sinh nghĩ thế, trước mặt tiên sinh Triệu Vân liền đóng vai tiên tử thì thế nào?.
Gia Cát Lượng cười, ánh mắt tiêu sái ung dung lại tràn ngập tự tin:
Nói vậy, Lượng thật may mắn, lại có thể được cùng một chỗ với tiên tử.
Trước mắt ta lóe sáng, thiếu chút nữa bị lạc trong nụ cười ấy. Vội vã bình ổn lại chính mình, xoay người bước đi trước:
Tiên sinh nói đùa rồi, đã giữa trưa, chúng ta về thôi.
Yên lặng ăn xong bữa cơm, ta đã nghĩ ra cách giữ Gia Cát Lượng lại, liền mở lời:
Tiên sinh, Triệu Vân may mắn, tìm được kỳ phổ tàn cục một ván cờ, cũng đã nhiều lần nghiên cứu mà chưa nắm được mấu chốt. Hôm nay có duyên gặp được tiên sinh, có thể thỉnh giáo một chút không?
Gia Cát Lượng quả nhiên có hứng thú:
Ồ, không biết cô nương có là phổ nào?
Ta mỉm cười:
Là gia huynh tặng cho ta. Theo gia huynh nói, kỳ phổ này là di vật của Thái Bá Giai tiên sinh.
Thái tiên sinh? Xin cô nương cho Lượng đánh giá.
Nhìn nhãn tình Gia Cát Lượng sáng lên, ta biết mình đã thành công.
Dẫn Gia Cát Lượng đến thư phòng, ta lấy kỳ phổ đặt lên thư án. Gia Cát Lượng bước vào, ánh mắt lập tức rơi xuống mấy bức thư pháp, thần sắc cực kỳ thưởng thức. Đây là đương nhiên, ba bức thư pháp này đích thực là bút tích của Chung Do và Hồ Chiêu, ta lấy từ chỗ Tào Tháo. Gia Cát Lượng dĩ nhiên đối với việc này rất hào hứng, nhìn hơn nửa ngày mới nghĩ tới mục đích vào đây. Thấy ta nhìn hắn, hắn ngượng ngùng cười cười.
Ta đi qua hỏi:
Tiên sinh có phải rất thích mấy bức thư pháp?
Gia Cát Lượng khen:
Nghe nói Hồ rộng Chung hẹp, quả nhiên phong cách bậc thầy.
Ta linh cơ chợt động, cười nói:
Đúng vậy, hai nhà đại thư pháp này phong cách hoàn toàn khác nhau, thậm chí là tương phản, vậy mà cùng theo học một người, thật sự là trời sinh tính. Lại nói, Hồ đại gia và tiên sinh cùng tên tự mà! Ta thấy tiên sinh cũng thích chúng, không bằng ta tặng cho tiên sinh, từ từ thưởng thức.
Gia Cát Lượng có chút kinh ngạc nhìn ta, lại quay đầu nhìn bức tranh:
Cô nương, ta và nàng chẳng qua là bình thủy tương phùng, thứ quý giá thế này, Lượng sao có thể nhận được? Trăm triệu lần không thể.
Ta lắc đầu cười nói:
Tiên sinh không cần kinh ngạc. Tuy nói những chữ này giá trị ngàn vàng, nhưng với ta mà nói, muốn có được thật rất dễ. Tiên sinh nếu thật sự thích cứ cầm đi, ta lại đi lấy tấm khác.
Gia Cát Lượng không tin lắc đầu:
Cô nương nói đùa. Những chữ này người thường tốn nhiều tiền cũng khó có được.
Ta cười nói:
Đối với người khác có lẽ vậy, ta muốn có lại rất dễ dàng. Huynh trưởng của ta có bản lĩnh này.
Đây là lần thứ hai ta nhắc tới huynh trưởng, Gia Cát Lượng há miệng thở dốc, lại nhắm mắt, nhưng vẫn không tin lắc đầu. Ta không nói gì thêm, chỉ chỉ kỳ phổ, ra hiệu mời. Thế cờ tàn cuộc này đúng là ta mua từ nô bộc của Thái Ung, giá trị cũng lớn. Đối với cờ vây, ta cũng kế thừa bản lĩnh của Vũ ca ca, cực kỳ kém cỏi, cho nên, kỷ phổ này trong tay ta, quả thật như một mê cung. Gia Cát Lượng nhìn say sưa, lập tức đâm đầu vào, còn không ngừng hoa tay chỉ vào mấy vị trí trên bàn cờ. Ta thấy hắn đã hoàn toàn mê mẩn, cũng lặng lẽ đứng dậy bỏ đi, âm thầm bố trí việc ngày hôm sau. Ta đã quyết tâm dùng mọi khả năng giữ Gia Cát Lượng lại. Cho dù hắn không tới Tào doanh, cũng có thể ẩn cư, chờ thiên hạ thống nhất rồi hãy rời núi cũng không tồi.
Lúc ta trở về, Gia Cát Lượng vẫn đắm chìm trong thế cờ, chốc lát mặt mày hớn hở, chốc lát lại lắc đầu thở dài, cờ cầm trong tay, nửa ngày cũng không đi được một quân, ngẫu nhiên hạ xuống lại nhấc lên, nhìn dáng vẻ rất hao tổn tinh thần. Ta cười cười ngồi đối diện với hắn:
Tiên sinh, kỳ phổ này khiến người ta bỏ công rất nhiều, Triệu Vân vốn không am hiểu đạo cờ, nhìn thấy lại càng nhức đầu chóng mặt. Tiên sinh cảm thấy thế nào?
Gia Cát Lượng ngẩng đầu nhìn ta, nửa ngày mới nghĩ ra ta đang hỏi hắn, vội vàng quăng cờ than thở:
Quả nhiên là vật khó có được. Ván cờ này bố cục cực kỳ xảo diệu, nơi nào cũng có mắt, nơi nào cũng có điểm chết, khiến người ta tiến thoái lưỡng nan, không thể không chần chừ! Không biết cô nương có cách giải thế cờ này không?
Ta lắc đầu:
Không có. Gia huynh chỉ có được thế cờ tàn này thôi, cũng đã nghĩ cách tìm giải phổ, nhưng không thấy. Nghe nói Thái tiên sinh chỉ có một nữ nhi, gia huynh đã kiểm tra nhiều lần, biết nàng đã lưu lạc tới Hung Nô, hình như làm thiếp cho một quý tộc Hung Nô, trong lúc cấp thiết, cũng không làm gì được. Gia huynh từng nói, không chừng ván cờ này vốn là khó giải từ thượng cổ truyền lại.
Gia Cát Lượng lắc đầu:
Không nói như vậy được. Ván cờ nào trên đời cũng có cách giải, sao có thể không có nước cờ thua. Ta xem ván cờ này, sinh cơ dào dạt, không phải cờ chết, nhưng mà trong thời gian ngắn không tìm được phương pháp mà thôi.
Ta nói một câu hai nghĩa:
Tiên sinh với đạo cờ hiểu biết cao siêu, nhưng mà dù một ván cờ sinh cơ dào dạt cũng không nhất định có đường sống. Nhiều khi, cố gắng vẫn không cho ra được kết quả, giống như ván cờ này vậy. Tiên sinh, ngài nói xem?
Gia Cát Lượng lắc đầu:
Chỉ cần còn một đường sống, nhất định phải cố gắng mà làm, không sợ cuối cùng không có kết quả, từng cố gắng tận tâm, sẽ không tiếc nuối.
Quả nhiên là người cố chấp dị thường, ta cười cười không tranh luận nữa mà đổi đề tài:
Đáng tiếc, Thái tiên sinh đã chết, nếu không, ta cũng muốn học hỏi ông ấy một chút.
Đúng vậy, thật là đáng tiếc. Nhân phẩm, học vấn của Thái tiên sinh đều là hình mẫu cho chúng ta học tập!
Trong tiếng thở dài khẽ khàng, ta nói tiếp:
Đáng tiếc Thái tiên sinh một thân tài hoa lại sa vào tình cảnh như vậy. Đổng Trác thật đáng ghê tởm, mỗi người đều muốn tru di, nhưng Vương Tư đồ làm vậy, đã trực tiếp đem Đại Hán giang sơn đẩy vào tình thế vạn kiếp bất phục. Vì việc của bản thân, kéo theo ngàn vạn dân chúng.
Gia Cát Lượng ngạc nhiên một chút rồi phản bác:
Kẻ đầu sỏ gây ra là Đổng Trác. Vương Tư đồ vì quá nôn nóng, có chút quá đáng.
Quá đáng? Tiên sinh, ông ấy đúng là nóng nảy, nhưng dù nói thế nào, người như Thái tiên sinh có hại gì đến ông ấy? Có hại gì với quốc gia? Chỉ vì Thái tiên sinh bị Đổng Trác cưỡng ép làm quan thôi sao? Hay vì Thái tiên sinh viết sử? Đến một người dám nói thật cũng không buông tha, đủ biết con người Vương Tư đồ. Các ngài bao gồm cả huynh trưởng của ta đều nói ông ấy giết Đổng Trác, là một công thần của giang sơn Đại Hán. Nhưng ta lại cho rằng, ông ta giết Đổng Trác chẳng qua là tranh giành quyền lực, không phải ông ta khư khư cố chấp, không có lượng dung người, giang sơn Đại Hán cũng không lạc tới tình trạng hôm nay.
Gia Cát Lượng liên tục lắc đầu:
Lời của cô nương thật quá kỳ lạ, chỉ sợ không ai có thể nói ra. Đổng Trác là người tàn bạo, làm việc nghịch thiên ý, diệt nhân luân, nhắc tới hắn, không ai không nghiến răng nghiến lợi. Vương Tư đồ bày kế giết Đổng Trác, thiên hạ ai mà không khen ngợi, chỉ có cô nương mới…
Ta đã tính trước liền nói:
Ta nói có đạo lý của ta. Ở Lạc Dương, tuy rằng Đổng Trác nắm Hoàng đế trong tay, nhưng trong có người chống đối, ngoài có cường địch dõi theo, có thể nói chỉ cần có tâm, cơ hội phạt Đổng cần vương lớn hơn ở Trường An rất nhiều, Vương Tư đồ vì sao lúc ấy không làm? Rất đơn giản, ở Lạc Dương, Vương Tư đồ không giết Đổng Trác sau đó nắm đại quyền, bởi vì ở đó có rất nhiều người quyền cao hơn ông ta. Ông ta giết Thái tiên sinh, chính là sợ hậu nhân nghĩ ra ý đồ thật sự của ông ấy, khiến thanh danh bị bôi bẩn.
Gia Cát Lượng vẫn không ngừng lắc đầu:
Cô nương quá mức cực đoan rồi.
Ta cười ảm đạm:
Có lẽ vậy! Đối với việc làm của Vương Tư đồ, ta thật sự có chút tức giận. Nhưng mà, nếu ta là Đổng Trác, nhất định không để Đại Hán giang sơn suy tàn như hiện nay.
Gia Cát Lượng cười:
Cô nương thật sự là học rộng tài cao. Ta lại muốn thỉnh giáo, nếu nàng là Đổng Trác, nàng sẽ làm gì?
Ta cũng đã định liệu trước câu trả lời:
Kỳ thực Đổng Trác ngay từ đầu đã làm sai một việc, đó là phế đế.
Gia Cát Lượng gật đầu:
Không sai, là hành vi của nghịch thần tặc tử.
Ta cười ảm đạm:
Cũng không phải, phế đế không nhất định là nghịch thần tặc tử. Tiên sinh, Hoắc Quang đại tướng quân cũng từng phế một hoàng đế mà, ngài cho rằng ông ấy phế sai sao? Quan điểm của ta là, Biện đế nhỏ như vậy càng phù hợp để hắn nắm quyền. Nếu hắn nắm được Biện đế và Hoàng thái hậu trong tay, cũng sẽ không lạc tới kết cục như vậy.
Gia Cát Lượng lập tức nói:
Xin thỉnh giáo.
Ta nói:
Thiếu đế nhát gan, Thái hậu không ai giúp đỡ, đúng là cơ hội tốt. Đổng Trác phế đế vì lý do Hoàng đế yếu đuối bất lực. Chẳng phải một Hoàng đế yếu đuối bất lực càng có lợi cho quyền thần chấp chính sao. Hà thái hậu tâm ngoan độc nhưng không có trí tuệ, không có năng lực hỏi tới quốc quân đại sự. Có thể nói, lúc ở thành Lạc Dương, Đổng Trác đã nắm trọn quân sự và chính trị. Những lực lượng kiên trì chống đối hắn ở trong triều, chẳng hạn Tào đại nhân, Viên đại nhân đều không có thế lực. Những thế lực chư hầu khác vẫn phục tùng sự sai khiến của triều đình. Cho nên, là một ngoại thần, trước khi chưa hoàn toàn ổn định, trước tiên phải tỏ ra trung thành với Hoàng thượng, lấy lòng Thái hậu, mượn sức trọng thần trong triều. Làm vậy, thứ nhất, có thể lấy được lòng tin của Hoàng thượng; thứ hai, có được sự ủy thác của Thái hậu; thứ ba, để lại ấn tượng tốt với triều thần. Kỳ thực, Đổng Trác là người có điều kiện tốt nhất để làm Hoắc Quang thứ hai, nhưng hắn lại không biết.
Hoắc Quang?
Gia Cát Lượng ngẫm nghĩ rồi gật đầu:
Đúng, theo tình huống lúc ấy, hắn đúng là có cơ hội.
Đương nhiên có.
Ta tiếp tục nói:
Tiên sinh ngài nghĩ xem, tên đồ tể Hà Tiến vừa chết, kinh thành hỗn loạn, từ chốn thâm cung tới đại thần, dân chúng đều khủng hoảng trầm trọng. Lúc này có người đứng ra ổn định triều cục, làm yên lòng dân chúng, nhất định có thể lấy được nhân tâm. Càng lợi hơn chính là, hoạn quan lũng đoạn đã lâu vừa bị lật đổ hoàn toàn, chỉ cần giở chút thủ đoạn là có thể ổn định nhân tâm. Chẳng hạn, đem tội danh loạn chính bại hoại triều cương toàn bộ đổ lên đầu đám hoạn quan đã chết, thanh lọc quan viên, bổ nhiệm một vài vị quan thanh liêm có tiếng tăm, chiếu cáo thiên hạ tội ác của bọn đầu đảng, ngợi khen và bổ nhiệm các tướng lĩnh có công dẹp giặc Hoàng Cân, thanh lý quan lại, miễn giảm thuế cho dân chúng. Cứ vậy, chỉ cần nửa năm có thể trấn an thiên hạ, khôi phục lại thể chế xã hội, đều không phải việc khó. Làm vậy, thanh danh Đổng Trác sẽ lên cao, có thể nhận được sự ủng hộ từ vua tới dân, từ cao tới thấp, trở thành trung thần, lại nắm thực quyền trong tay, không phải là Hoắc Quang thứ hai sao? Cơ hội ghi danh vào sử sách tốt như vậy, tên ngu ngốc đó lại cứ thế bỏ qua, để lại tiếng xấu muôn đời.
Gia Cát Lượng nghe xong thở dài thật sâu:
Ông trời thật bất công, lại sinh cô nương là nữ tử, nếu không Đại Hán giang sơn thật có phúc.
Ta cười nghịch ngợm:
Tiên sinh giễu cợt ta rồi. Mấy lời ta nói thường bị huynh trưởng cười là suy nghĩ lung tung, nói thành Tương Dương tùy tiện lôi ra một người cũng giỏi hơn ta! Kỳ thật, huynh trưởng giỏi hơn ta nhiều, kiến thức của ta đều do huynh trưởng dạy dỗ.
Gia Cát Lượng cũng cười:
Lệnh huynh thật biết nói đùa, tài năng của cô nương dù là tu mi nam tử cũng kém xa.
Vậy sao? Tiên sinh đúng là quân tử, lại cất nhắc ta rồi. Kỳ thật, bậc tu mi không phải không có bản lĩnh của Vân nhi, mà là nhiều tư tâm hơn. Trên đời này, phần lớn người đều lấy mục tiêu theo đuổi là công danh lợi lộc. Công danh lợi lộc hấp dẫn như vậy, có mấy người hiểu được chẳng qua chỉ là mộng dã tràng. Nếu thật muốn lưu danh sử xanh, phải vứt bỏ tư tâm, thật sự suy nghĩ cho dân chúng trong thiên hạ, lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ.
Gia Cát Lượng im lặng một lúc lâu:
Nếu mỗi người đều suy nghĩ như cô nương, sao có loạn thế hôm nay. Lượng thật xấu hổ.
Ta khẽ cười:
Triệu Vân chẳng qua là suy nghĩ viển vông thôi. Kỳ thực, cho dù Đổng Trác, Vương Tư đồ không làm gì, giang sơn Đại Hán này cũng vẫn sẽ lâm tới bước đường này, đây là số mệnh, không ai có thể chống lại.
Gia Cát Lượng khẽ cau mày, lại không nói lời nào. Ta biết tâm ý của hắn, thản nhiên nói:
Chẳng lẽ tiên sinh còn cho rằng giang sơn này vẫn có thể kéo dài sao? Cứ kéo dài như vậy, đối với dân chúng có ích gì?
Gia Cát Lượng nói:
Cô nương nói có lẽ có chút đạo lý. Nhưng mà không phải không có cách để cứu thiên hạ. Nếu tìm được một Thánh chủ nhân từ, chẳng phải không có cách vãn hồi. Sau khi Vương Mãng soán vị, cũng là thời Quang Võ trung hưng!
Ta thản nhiên nói:
Tiên sinh, Thánh chủ nhân từ? Theo ta biết, chỉ có hai vị vua Nghiêu Thuấn đáng được xưng tụng bốn chữ này. Hiện nay là loạn thế, ta không nhìn ra ai có thể xứng với bốn chữ ấy.
Gia Cát Lượng cười:
Cô nương nói không sai, hiện nay khó tìm được vị vua như vậy. Nhưng mà, trong nhân nghĩa và thánh minh, chỉ cần làm được một trong hai cũng đã là phúc của thiên hạ rồi, không phải sao?
Ta đùa trêu hắn:
Thì ra chí hướng của tiên sinh là phù trợ một quân vương Thánh chủ như vậy. Vậy Tử Vân vô lễ, không biết tiên sinh thấy trong thiên hạ lúc này, ai có thể trở thành vị vua nhân nghĩa của ngài?
Gia Cát Lượng mỉm cười, không trả lời ta vấn đề này. Hắn không đề cập tới Lưu Bị, ta tất nhiên cũng không nhắc tới, với lại ta cũng không biết hắn đã gặp Lưu Bị hay chưa:
Tiên sinh, mọi chuyện đã qua, dù ta và ngài có lòng cũng không thể thay đổi. Chỗ này trước giờ không có ai tới thăm, lần này được tiên sinh ghé qua thật là may mắn. Tiên sinh sao không ở thêm mấy ngày, để Triệu Vân được học hỏi thêm?
Gia Cát Lượng do dự:
Thế này làm phiền cô nương rồi…
Ta vội vàng nói:
Triệu Vân là thật lòng muốn học hỏi tiên sinh. Ở đây có
Cầm thao
của Thái tiên sinh, bên trong có rất nhiều thủ pháp ta không hiểu rõ, mong tiên sinh chỉ dạy. Ngoài ra, Thái tiên sinh còn nghĩ ra năm cầm khúc
du xuân
,
lục thủy
,
u cư
,
tựa sầu
,
thu tư
ta cũng hiểu chưa hết, muốn tiên sinh chỉ dẫn thêm.
Gia Cát Lượng do dự một hồi rất lâu, cuối cùng những thứ đó khiến hắn hạ quyết tâm:
Lượng không dám chỉ dạy cô nương. Nhưng mà,
Cầm thao
của Thái tiên sinh ta nghe nói đã lâu, nhưng chưa từng tận mắt thấy, nếu cô nương đã có lòng, Lượng cũng không chối từ.
Mục đích đã đạt được, ta âm thầm thở phào, mười phần vui mừng đem
Cầm thao
ra đặt trước mặt Gia Cát Lượng. Trong mấy ngày tiếp theo, ta dùng hết tâm tư giữ chân Gia Cát Lượng. Gảy hồ cầm, chơi cờ, luận thư pháp. Ta không thể không khâm phục Gia Cát Lượng đa tài, dưới sự chỉ dẫn của hắn, kỹ năng đánh cờ của ta có tiến bộ lớn. Thư pháp tiểu khải của hắn cũng khiến ta thán phục. Ta biết rõ, muốn giữ tâm Gia Cát Lượng, chỉ có thể dùng tài năng của mình, mới khiến hắn bị cộng hưởng.
Ta không biết sở trường của Hoàng Nguyệt Anh là gì, chỉ có thể phát huy tài năng của bản thân, bởi vậy, ta thỉnh thoảng giả như lơ đãng, đem đề tài chuyển tới thời cuộc, hết sức phát huy ưu thế của mình, từ Trường An nói tới Hứa Đô, sau đó là Kiến Nghiệp, Tương Dương, Thành Đô; Từ Đổng Trác tới Viên Thiệu, Tào Tháo, sau đó là Tôn Sách, Lưu Biểu, Lưu Chương.
Cố gắng của ta đã có hiệu quả, dần dần, Gia Cát Lượng thích cùng ta thảo luận chính sự nhiều hơn, nói ra cách nhìn của hắn, phân tích đại sự thiên hạ. Hắn rất khâm phục Tào Tháo, nhưng không coi trọng ông ta. Trong mắt Gia Cát Lượng, Tào Tháo giống như Tần Thủy Hoàng, là một bạo quân, một soán thần. Về điểm này, ta không dám giải thích cho Tào Tháo, đành cười khổ cho qua. Nhưng cách nhìn của chúng ta đối với Lưu Biểu, Lưu Chương rất giống nhau, hai người không phải người có thể xưng bá trong loạn thế; còn đối với Tôn Sách, Gia Cát Lượng trong sự than thở lại có chút tiếc nuối. Ta tò mò hỏi hắn vì sao không tới nhờ cậy huynh trưởng Gia Cát Cẩn, hắn rất kinh ngạc thấy ta đến quan hệ của hắn với Gia Cát Cẩn cũng biết. Đối với việc ta hỏi, hắn trả lời dĩ nhiên vì hắn thấy Giang Đông không có tiền đồ phát triển. Điểm này ta cũng hiểu, đứng trên lập trường người ngoài cuộc, ta cũng không xem trọng Giang Đông. Chúng ta thường thường đã đàm luận là hết nửa ngày, đều từ chỗ đối phương rút ra không ít kiến thức.
Gia Cát Lượng trong lúc cùng ta nói chuyện, nhiều khi lộ ra thần sắc vô cùng khó hiểu, hắn nghi ngờ một nữ tử ẩn cư như ta sao lại biết nhiều chuyện, nhiều người như vậy, càng tò mò hơn về vị huynh trưởng ta thỉnh thoảng nhắc tới. Nhưng mà, hắn đúng là quân tử, chưa từng mở miệng hỏi về chuyện này. Ta cũng cố ý không nói tới, chỉ là trong lúc nói chuyện càng cố tình trêu chọc sự tò mò của hắn. Để xem ai hơn ai.
Ánh trăng quyến rũ, vầng trăng tròn đầy hơn, ánh trăng cũng sáng ngời hơn rất nhiều. Đêm nay, ta đặc biệt cho gia nhân chuẩn bị một hồi, mời Gia Cát Lượng thưởng nguyệt. ta và Gia Cát Lượng dựa vào hiểu biết của mình về
u cư
của Thái Ung tiên sinh, tự mình đàn một khúc. Khúc phổ có sẵn lại bị hai chúng ta diễn thành hai phong cách hoàn toàn khác biệt. Tiếng đàn của ta trong sự tùy ý lại mang một chút sầu bi; còn Gia Cát Lượng lại đem tâm tình muốn cứu giúp dân chúng, lại vì tình hình hiện tại mà không thể không ẩn cư hoàn toàn phóng ra, thật sự cao siêu hơn nhiều so với ta. Một khúc đàn xong, hai người bất giác đều cười.
Gia Cát Lượng có chút lưu luyến nhìn cây cổ cầm nói:
Đàn này thật tốt, xem ra không kém cây Tiêu Vĩ của Thái tiên sinh. Cầm kỹ của cô nương, ngang ngửa Văn Cơ cô nương rồi.
Ta nhìn cây đàn cổ trên thư án, chậm rãi trả lời:
Tiên sinh quá khen. Nghe nói Thái cô nương có thể nghe ra âm sắc của mỗi cung đàn, có thể biết trước biến hóa của tiếng đàn. Huynh trưởng ta nói, tiếng đàn của Giang Đông Chu Công Cẩn đại khí hào hùng, còn có mỹ danh là ‘cố khúc Chu lang’. So với bọn họ, ta còn kém xa. Cây đàn này tên Mai Vận, chính là do Chu Công Cẩn tặng cho huynh trưởng. Huynh trưởng đưa đàn tới, nói cầm kỹ của huynh ấy không thể so với Chu Công Cẩn, cho huynh ấy thật thiệt thòi cho cây đàn. Còn ở nơi này là thánh địa của hoa mai, rất xứng với đàn.
Gia Cát Lượng thở dài:
Mai Vận? Tên rất hay. Cầm này theo cô nương, coi như đã gặp chủ. Giang Đông thuỷ quân Đại Đô Đốc Chu Du Chu Công Cẩn. Xem ra lệnh huynh không đơn giản!
Ta cười nói:
Huynh trưởng cũng không sánh được với tiên sinh. Huynh trưởng nhiều lần nói về ngài với tiểu nữ, nói ngài là đệ nhất tài tử trong sĩ lâm Kinh châu. Huynh trưởng nói, địa vị của tiên sinh trong mắt các tiền bối Tư Mã Thủy Kính và Bàng Đức Công không bình thường.
Ta đem vị huynh trưởng kia đặt cùng một chỗ với đám Tư Mã Huy, Gia Cát Lượng nhẫn nại nhiều ngày cuối cùng cũng nói:
Xin thứ cho Lượng vô lễ, huynh trưởng của cô nương ta không có chút ấn tượng nào.
Ta cười giải thích:
Huynh trưởng và tiên sinh chưa gặp mặt, nhưng đối với tiên sinh từ lâu đã là tri kỷ.
Nhìn ánh mắt càng thêm nghi ngờ của Gia Cát Lượng, ta cười đắc ý:
Huynh trưởng của ta tên Triệu Như, là…
Gia Cát Lượng hít mạnh một hơi, nhẹ nhàng
a
một tiếng, cúi đầu nói:
Thì ra là hắn. Quả nhiên là tri kỷ đã lâu.
Rất rõ ràng, cái tên Triệu Như này đối với hắn không hề xa lạ. Nghi ngờ nhiều ngày qua biến mất, trên mặt lại lộ ra thần sắc thì ra là thế.
Ta cố ý trước tiên thở dài, sau đó cười nói:
Nửa năm nay, mỗi lần huynh trưởng gửi thư cho ta, đều nói tới tiên sinh, nói đến nay vẫn chưa gặp được tiên sinh, vô cùng tiếc nuối. Vì vậy, ta cũng rất tò mò về ngài! Không ngờ, huynh trưởng vẫn đang mong chờ gặp mặt, ta lại gặp trước. Lần tới gửi thư, nhất định phải trêu huynh ấy mới được.
Gia Cát Lượng nở nụ cười:
Cô nương thường xuyên trêu đùa huynh trưởng vậy sao? Ta nghe nói Triệu Như tuy tuổi còn trẻ, lại là kỳ tài, rất thích làm việc thiện, là người nhân nghĩa đại thiện, lại có danh tiếng tiểu thần y, khiến người ta rất muốn được gặp gỡ!
Ta cố ý cười nhạo mình:
Huynh ấy đâu có giỏi như tiên sinh nói, chẳng qua ỷ vào biết cách ăn nói, ăn khắp thiên hạ mà thôi. Theo ta thấy, đại thiện nhân gì chứ, nói huynh ấy là tên lừa đảo còn có lý.
Lần này, không chỉ có chủ tớ Gia Cát Lượng, đến gia nhân ở bên cạnh cũng bật cười, Ngưu lão xoay người cười đến rung cả vai. Gia Cát Lượng cười một chút nói tiếp:
Thiện danh của Triệu công tử lại bị muội muội mình nói thành như vậy, Lượng càng muốn gặp hắn.
Ta hé miệng cười:
Tiên sinh muốn tố cáo ta với huynh trưởng sao?
Gia Cát Lượng mỉm cười:
Không phải, ta là muốn biết, lệnh huynh là thiện nhân trong mắt dân chúng, hay là hạng người nói phét theo lời cô nương.
Ta lắc đầu như bất đắc dĩ:
Huynh trưởng của mình đương nhiên hiểu rõ hơn người ngoài. Nhân phẩm, tài trí của tiên sinh đều hơn huynh trưởng, nếu hai người gặp nhau, ta cam đoan tiên sinh sẽ hối hận. Gặp mặt không bằng giữ khoảng cách, giữ được một chút thần bí và tò mò còn hay hơn.
Gia Cát Lượng cười ảm đạm không nói gì nữa. Lát sau, hắn nghi ngờ nhìn ta:
Cô nương, lệnh huynh là nhân vật như vậy, sao lại chưa từng nghe nói…
Ta chậm rãi trả lời:
Ý tiên sinh hỏi, huynh trưởng nổi danh như vậy, lại chưa từng nghe nói có muội muội là ta, phải không?
Gia Cát Lượng gật đầu. Ta cố ý thở dài:
Đây là bí mật của gia đình ta.
Gia Cát Lượng a một tiếng, lập tức xua tay:
Là tại hạ hỏi không đúng.
Ta mỉm cười:
Nói với tiên sinh cũng không sao. Ta với huynh trưởng là cặp song sinh một nam một nữ. Ở quê có lời đồn, song sinh một nam một nữ sẽ mang tới tai họa cho gia tộc. Ai ngờ, mẫu thân vì sinh hai chúng ta mà mất, ứng với lời nguyền này. Huynh trưởng không sao, nhưng ta dù sao cũng là nữ tử, luôn bị hương nhân khinh thường, may người trong tộc thiện lương nhân nghĩa, không đành lòng tổn thương ta, mới lưu được một mạng.
Thấy ánh mắt chăm chú của mọi người, ta có chút phiền muộn nói tiếp:
Chuyện có vậy thôi, sau đó ta được tộc huynh nhận nuôi. Sau đó nữa, tộc huynh và gia huynh đều rời nhà ra ngoài, gia huynh bên ngoài bắt đầu có thanh danh, còn tộc huynh không nỡ bỏ ta, sau khi tới Kinh châu cũng đón ta tới.
Nói đến đây, ta ngẩng đầu nhìn quanh phòng rồi mỉm cười nói tiếp:
Tuy rằng ta và huynh trưởng chưa từng sống chung, nhưng tình thương yêu của huynh trưởng chưa từng giảm bớt. Từ nhỏ ta sức khỏe yếu, ốm đau quanh năm, huynh trưởng vô tình biết ở đây có suối nước nóng rất có lợi cho sức khỏe của ta, bèn xây một ngôi nhà ở đây cho ta ở.
Phong tục các nơi không giống nhau, nhưng điềm xấu của các cặp song sinh lại khá giống. Gia Cát Lượng đối với chuyện bịa này của ta hoàn toàn tin tưởng, nghe tới đây cũng chỉ biết thở dài than tiếc:
Cô nương là cát nhân thiên tướng. Triệu công tử không hổ danh đại thiện nhân, xem hắn đối đãi với cô nương có thể thấy tính tình rất sảng khoái.
Ta cũng lộ ra nụ cười hạnh phúc:
Đúng vậy, hai vị huynh trưởng thương yêu ta, cuộc đời này Vân nhi không thể báo đáp hết. Ngay cả sở học của Vân nhi cũng là do huynh trưởng cẩn thận chỉ bảo nhiều năm mà có.
Gia Cát Lượng hiển nhiên rất hứng thú với câu nói này của ta, nhãn tính sáng lên, lại cúi đầu. Ta âm thầm cười trộm, khiến Triệu Như cắm rễ trong lòng hắn, có lợi với kết giao của chúng ta sau này. Đương nhiên, lúc gặp gỡ, ta vô cùng chú trọng ngoại hình và trang phục, ta muốn trước mặt Gia Cát Lượng thể hiện nữ tính mềm mại, yếu đuối. Như vậy, lúc Gia Cát Lượng nhìn thấy
huynh trưởng
Triệu Như, mới có thể tách bạch hai người.