• 166

Chương 28: Những con chim báo đất liền


Số từ: 1787
Nguồn: NXB Văn Hóa Thông Tin
Trích nhật ký:
Chủ nhật 16-11. Thế là đã được bốn tuần, kể từ hôm xuất phát. Lần đầu tiên sau bốn ngày mưa, mới đo được vĩ độ. Thoạt tiên cũng có hơi lo, nhưng không, ta vẫn ở vào vĩ tyến 17 (chính xác là 16o59). Tuyệt vời. Như vậy là sẽ cập bờ khoảng giữa các đảo Gua-đơ-lúp, Mông-xe-ra và Ăng-ti-ga. Về ngày lên bộ dự đoán phải chăng nhất là khoảng từ Thứ bảy 22 đến Thứ bảy 29-11. Đó là hai thời điểm sớm nhất và muộn nhất, trừ phi xảy ra chuyện bất ngờ.
Thứ hai 17-11. Hôm nay dù sao cũng xác định được một cách đại khái tọa độ, nhưng rất vất vả vì biển quá động, mặt trời thì không rõ. Lúc này đây, gió đang to. Tôi lao vun vút. Sắp đến những ngày khó khăn. Không biết sự ước lượng của mình đúng hay sai. Âớc gì gặp được một chiếc tàu để kiểm tra tọa độ. Về nguyên tắc, chỉ còn phải đi không quá 500 hải lý nữa mà thôi. Thất bại đúng vào lúc này thì tai hại quá. Tôi vừa muốn tuần này qua nhanh đi lại vừa không muốn. Theo lý thuyết, sáu ngày nữa sẽ trông thấy đất. Thấm mệt rồi, giá mà được:
1. Tắm nước nóng.
2. Đi giày cho ấm chân.
3. Ngủ trên một cái giường khô ráo.
4. Chén một con gà quay.
5. Nốc một lít bia.
May sao còn có cá chuồn. Tuy không dám câu nữa, nhỡ chẳng may vớ phải một chú cá kiếm và nó nổi xung lên thì nguy. Tôi cũng chần chừ chưa muốn treo đèn hiệu. Trước mắt, nguy cơ do cá kiếm gây ra còn lớn hơn là tai nạn va chạm giao thông chỉ có thể xảy ra lúc vào gần bờ. Biển chẳng tốt một chút nào. Bây giờ tôi hay lo lắng hơn cả hôm đầu tiên ra đi. Cũng kỳ lạ thật. Lúc động biển chẳng nguy hiểm lắm đâu; đáng sợ là những khi có gió bất thường. Tôi có cảm giác sắp tới sẽ gay go đây.
Thứ năm 20-11. Hướng vẫn là chính tây, trên vĩ tuyến 16o48. Như vậy ta sẽ cập bờ khoảng giữa đảo Gua-đơ-lúp và đảo Ăng-ti-ga. Đêm vừa rồi, ngủ rất ngon. Trông thấy nhiều chim. Một dấu hiệu nữa làm tôi tin là sắp tới gần đất: gió bắt đầu lên từ tám giờ rưỡi sáng và thổi cho tới 11 giờ rưỡi, sau đó lặng đến 15 giờ mới thổi lại. Giống hệt như chế độ gió vẫn thấy ở những vùng ven biển. Hãy vững vàng. Có lẽ chỉ còn phải trải qua tám ngày gian nan nữa mà thôi. Quyết không được nản lòng trước thời hạn đó.
Thứ sáu 21-11. Quả thật là càng vào gần, tôi càng ngờ mình tính sai tọa độ. Lẽ ra nó phải đúng chứ. Vẫn không gặp một chiếc tàu nào. Nhưng, chớ nên quên rằng, lần đến Ca-na-ri, chỉ cách bờ có mấy hải lý, mới gặp được hai chiếc. Gió không đều. Đêm, đã treo đèn hiệu. Cá chuồn càng sà vào xuồng như mưa. Nóng lòng muốn chóng tới nơi. Tóm tắt: phải cập bờ khoảng thời gian giữa Thứ bảy 22 và Thứ bảy 29-11. Có nhiều khả năng nhất là vào những ngày Thứ hai, Thứ ba và Thứ tư. Vĩ độ vẫn giữ được là 16o48.
Thứ bảy 22-11. Rất ít gió, đi chậm như rùa. Cứ tốc độ này thì ít ra phải tám ngày nữa mới tới nơi. Nhìn mãi chân trời, đôi khi trông mây mà tưởng đất liền., trông giống lạ, mặc dù đã biết là không thể nào thấy đất trước ngày
Thứ hai. Âớc gì được nhìn thấy đất ngay, cho dù sau đó còn phải đi tám ngày nữa. Chim gặp ngày càng nhiều thêm: chẳng hiểu hiện tượng này có ý nghĩa thật chăng. Vẫn chưa hề gặp một con tàu. Trời ơi, xin hãy cho tôi một tí gió nữa nào. 13 giờ. Oi nồng ghê gớm. Nghĩ tới Gi-nét. Em ạ, chỉ còn bốn, năm ngày em lo âu nữa mà thôi. Âớc gì tín phong nổi lên ngay lúc này.
Chủ nhật 23-11. Hôm nay là Chủ nhật thứ sáu trên biển, tin rằng đây là Chủ nhật cuối cùng. Gió đã lên đều đặn. Nếu cứ tiếp tục thế này, ta sẽ cập bờ vào Thứ ba hoặc Thứ tư. Nhưng chưa biết sẽ lên bờ ở đâu, vì chiếc xuồng đi hơi chệch về hướng bắc một ít. 17 giờ. Sắp có dông hướng đông -nam. Xứ sở gì mà kỳ lạ. Hoặc là nắng to rực rỡ, hoặc là thời tiết cực xấu, không có vừa phải, nửa chừng. Sáng nay trông thấy ba con chim "đuôi lông đôi" cùng bay với nhau. Cuốn sách chỉ dẫn dành cho những người đắm tàu viết; "Nếu gặp ba con đuôi lông đôi thì anh cách xa bờ quá lắm là tám mươi hải lý". Hơn nữa, đúng vào lúc cơn dông sắp ập tới, lại trông thấy một con chim "tàu buồm" đang bay ngang qua đầu. Vẫn cuốn sách ấy dạy:

Chim tàu buồm không bao giờ ở lại ngoài biển ban đêm, như vậy bạn chỉ cách bờ có hơn một trăm hải lý. Trong lịch sử, chỉ mỗi một lần có người gặp loài chim ấy một nơi cách hòn đảo gần nhất ba trăm hải lý". Lúc hai giờ chiều, lại trông thấy một con "bồ nông phương bắc" bay qua. Theo nguyên tắc, chim này không bao giờ bay xa bờ quá chín mươi hải lý. Mọi dấu hiệu đều củng cố dự đoán của tôi cho rằng mình hiện cách bờ chẳng bao xa.
Thứ hai 24-11. Đúng là không nên bán da gấu. Gió chính nam do cơn bão hôm qua gây nên đã đẩy tôi giạt hơn lên phía bắc. Cố lắm mới giữ được cho mũi xuồng dịch về tây một chút ít. Hết sức lo lắng, vì cứ tiếp tục theo đà này, chiếc Ngược đời sẽ bị rơi vào dòng hải lưu Gôn Xtơ-rim và sẽ bị cuốn về bắc. Và như vậy, ít ra phải lênh đênh thêm một tháng nữa mới cập bờ. Nếu giạt khoảng 23-24 độ vĩ bắc, thì tôi sẽ còn bị chết cóng nữa là khác. Trời đã trở lạnh. Mùa đông đến rồi. Âớc gì gặp được một con tàu. Thế mà hôm qua, mình vào chỉ cách bờ có chín mươi hải lý mà thôi. Sao rủi ro thế này! 15 giờ. Thời tiết vẫn chưa thay đổi mấy, song tinh thần tôi có khá hơn. Cuốn Chỉ dẫn hàng hải cho biết hiện tượng bão và gió nam như vừa rồi chỉ là tạm thời. Tín phong sẽ mau chóng lập lại. Dù sao như vậy cũng đã giạt quá xa lên phía bắc. Hiện ở cách đảo Gua-đơ-lúp khoảng một trăm hải lý, nhưng chắc không cập bờ đó được rồi. Nơi gần nhất có thể đến là đảo Bác-bát, cách chừng một trăm hải lý; xa hơn nữa là Pu-éc-tô Ri-cô, chừng bốn trăm hải lý. Tóm lại, nếu có gió thuận thì trong vòng một tuần, còn không thì phải đến sáu tháng!
Thứ ba 25-11. Đã có chút gió. Hướng tốt: đông -đông nam, nhờ vậy đã có thể quay trở về nam được mười một hải lý. Lúc này đang ở vĩ độ 47o5. Còn về kinh độ, không rõ mình tính toán có đúng. không. Tức là chỉ còn cách đất, nơi gần nhất, sáu mươi hải lý? Nhất định ngày mai sẽ nhìn thấy bờ. Nếu không thì thật chẳng hiểu mình đang ở đâu. Hướng đi thì đúng rồi đấy. Nhưng đang ở vào quãng nào trên đường? Trên trời không hề thấy một máy bay, giữa biển chẳng hề gặp một tàu thủy. Kỳ cục chưa!
Thứ tư 26-11. Sáng thức dậy, lại trông thấy hai con chim "tàu buồm". Loại chim này không bao giờ bay xa bờ quá một trăm hải lý. Thế là được xác nhận rồi. Giống hệt như hồi sắp đến quần đảo Ca-na-ri, tầm nhìn xa rất kém, hẳn là dưới mười lăm hải lý. Khoảng cách giữa hai hòn đảo là ba mươi hải lý. Thế này không khéo sẽ lặp lại điều từng xảy ra lần ấy: đi lọt qua giữa hai đảo lúc nào chẳng hay. 15 giờ. Đi chậm như rùa. Chỉ còn cách Ăng-ti-ga có sáu mươi hải lý, thế mà chiếc xuồng cứ dịch từng ít một. Dù sao, đoạn đường còn lại cũng chỉ tính bằng giờ chứ không tính bằng ngày, hoặc 48 hoặc 72 giờ nữa khắc tới nơi!
Thứ năm 27-11. Vẫn chậm. Từ
Chủ nhật tới hôm nay, giỏi lắm chỉ đi được hai mươi hải lý là cùng. Cứ thế này dễ
Thứ ba hoặc
Thứ tư tuần sau mới tới. Quả là mười ngày bị tra tấn. Chán quá rồi! Ngày nào cũng căng mắt ra dò xét chân trời (lại không có kính râm để che bớt nắng nữa cơ chứ). Không có tàu thủy, không có máy bay, không có cả chim chóc. Chán quá rồi! (gạch dưới). Bốn mươi ngày, quá đủ rồi. 18 giờ. Một dấu hiệu tốt: có một con ruồi trong xuồng. Rõ ràng ta đang vào gần bờ.
Thứ sáu 28-11. 9 giờ. Sáng nay vẫn chưa trông thấy gì. Bắt đầu lo lắng thật sự. Tội nghiệp cho Gi-nét. Hôm nay là ngày chờ đợi thứ 41. Trông thấy một bóng đèn điện nổi lềnh bềnh. Quả là lạ. 19 giờ. Gió vừa lên. Tám ngày nay chưa hề có gió thuận thế này. Miễn là cứ thế này cho thì mười tám giờ nữa sẽ nhìn thấy bờ. Từ 3-11 đến nay, không hề gặp một chiếc tàu.
Thứ bảy 29-11. Hôm qua, gió thuận thổi đúng mười phút. Lúc này nắng như đốt. Dưới tấm bạt che, nhiệt độ 38-39oC. Không có gió. Không thấy đất. Không gặp tàu. Không máy bay. Không chim chóc. Tuyệt vọng thật sự. Chẳng tiến được chút nào. Mỗi giờ chỉ nhích được nửa dặm là cùng. Hôm nay đánh được một con cá bằng lưỡi dao buộc đầu mái chèo. Một con ba-li-xtơ. Tôi do dự 161 162 không dám ăn, vì một cuốn sách bảo rằng cá này ăn được, một cuốn sách khác lại cho rằng ăn vào sẽ ngộ độc. Tốt hơn là đừng ăn vậy.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Một mình giữa đại dương.