- 17 -
-
Ngày đẹp hơn sẽ tới
- Chetan Bhagat
- 2040 chữ
- 2020-05-09 03:22:44
Số từ: 2018
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org
Tôi lật qua chỗ giấy tờ Bedi đã quăng xuống bàn tôi. Tôi ngồi trong căn phòng phụ thuộc văn phòng tư vấn giáo dục của anh ta.
Trả tiền để lập quỹ ủy thác?
tôi hỏi.
Phải, trả tiền đăng ký kinh doanh. Quỹ ủy thác nào cũng phải đăng ký ở đấy,
Bedi nói.
Nhưng sao phải hối lộ? Chúng ta mở quỹ ủy thác phi lợi nhuận cơ mà?
Ta hối lộ vì nếu không Phòng Đăng ký sẽ ngâm đơn của ta.
Anh ta phát cáu.
Tôi thở dài chán ngán.
Dẫu sao thì cũng chỉ tối đa là bốn mươi ngàn. Giờ thì cậu làm ơn ký vào đây được chưa?
Bedi nói.
Suốt hai giờ tiếp theo tôi ký vào từng trang trong sáu bản sao bộ hồ sơ thành lập Quỹ Ủy thác Giáo dục Cao đẳng Kỹ thuật Ganga dày bốn mươi trang. Tôi bẻ khớp tay trong lúc chờ Bedi tìm thêm giấy tờ để tôi ký tiếp.
Gì thế này?
tôi hỏi khi anh ta đưa tôi một tập thư. Mỗi bức thư có một tập hồ sơ dày cộp đính kèm.
Đơn của cậu nộp lên Ủy ban Cấp phép Đại học xin mở trường. Hồ sơ này có chi tiết về trường cao đẳng đang xin mở.
Tôi đọc qua tập hồ sơ. Nó có phần mô tả các khóa học, cơ sở vật chất và kế hoạch tuyển giảng viên.
Toàn là những thứ tiêu chuẩn, lấy từ những đơn nộp trước,
Bedi nói.
Tôi ký các bức thư.
Vậy họ sẽ gửi giấy phép đến hay thế nào?
tôi hỏi.
Họ sẽ gửi ngày thanh tra địa điểm. Sau khi thanh tra xong họ sẽ cấp cho cậu giấy phép nguyên tắc để bắt đầu xây dựng.
Tôi đoán là chúng ta phải nộp tiền cho ai đó nữa để qua vụ thanh tra này?
Bedi cười.
Cậu học nhanh đấy. Tất nhiên là ta sẽ nộp. Mỗi thanh tra một phong bì dày. Tuy nhiên, bây giờ thì ta phải nộp để có được lịch thanh tra đã. Việc trước làm trước.
Tôi nhướng mày.
Anh đùa phải không?
Không, bất cứ việc gì của chính quyền, nhất là trong ngành giáo dục, đều cần có phí. Quen dần đi là vừa.
Sau đó anh ta lập ra một danh sách cần đút lót để có thể mở một trường dạy trẻ trên cái đất nước này. Ngoài Ủy ban Cấp phép Đại học, chúng tôi phải nộp đơn lên Ủy ban Toàn Ấn về Đào tạo Kỹ thuật. Họ cấp phép cho các trường kỹ thuật. Ngoài ra, trường tư thục nào cũng cần liên kết với một trường đại học của nhà nước. Muốn được như vậy, chúng tôi phải được sự phê duyệt từ hiệu phó điều hành của một trường đại học quốc gia. Quan hệ của ngài Shukla và một phong bì dày sẽ giải quyết được ổn thỏa chuyện này.
Nếu không thì ngài hiệu phó có thể gây rất nhiều khó dễ,
Bedi nói, liên tưởng đến kinh nghiệm trong quá khứ.
Thế thì thanh tra của Ủy ban Cấp phép Đại học và Ủy ban Toàn Ấn về Đào tạo Kỹ thuật rốt cuộc là những ai vậy?
tôi hỏi.
Các giảng viên đại học của các đại học công lập được chỉ định làm thanh tra. Tất nhiên là vì đây là một công việc hết sức béo bở nên các giảng viên phải hối lộ để được làm,
Bedi nói.
Cho ai?
Ban quản lý cao cấp ở Ủy ban Cấp phép Đại học, hoặc ai đó trong Bộ Giáo dục. Dẫu sao thì đấy là việc của họ. Mình nên tập trung vào việc của mình. Làm ơn báo cho ngài Shukla là ta cần tiền cho tất cả những thứ này.
Tôi gật đầu.
Đừng quên cuộc gặp với chính quyền thành phố,
Bedi nói.
Và nhất là đừng có quên cái túi.
Tôi đang muốn quăng nó đi càng nhanh càng tốt đây.
Tôi nói.
Giữ ngần ấy tiền trong nhà khiếp lắm.
Đừng lo,
Bedi nói.
Đến đó một lần là hết sạch thôi.
Chúng tôi đến ủy ban thành phố nằm đối diện Shaheed Udyaan lúc sáu giờ tối. Tay cán bộ bảo chúng tôi đến sau giờ làm việc. Nếu ta muốn đút tiền, nhân viên công quyền có thể làm thêm giờ nhiều hơn nhân viên của các công ty đa quốc gia.
Xin chào, xin chào. Tôi là Sinha,
một người đàn ông đón chúng tôi trong khu sảnh không người. Ông ta dẫn chúng tôi lên cầu thang. Chúng tôi leo qua hai tầng của một tòa nhà đổ nát. Sinha, phó giám đốc, quen biết ngài Shukla đã hơn mười năm và gọi ông ta là anh.
Nếu anh tôi muốn thì coi như chuyện ấy đã xong xuôi rồi,
Sinha nói. Ông ta không nhắc tới chuyện đại ca cần tặng tiểu đệ một món quà.
Tôi lấy bản đồ, giấy tờ đất và đơn chính thức của chúng tôi. Sinha vừa mải mê nghiên cứu chúng vừa hừm hừm.
Chúng tôi chỉ có thể bắt đầu sau khi mảnh đất được chuyển đổi mục đích sử dụng,
tôi nói.
Chuyển đổi mục đích thì khó đấy,
Sinha nói.
Cần được các cấp trên nữa phê duyệt.
Sẽ mất khoảng bao lâu?
tôi hỏi.
Cậu có vẻ còn trẻ,
Sinha nói.
Xin lỗi?
tôi hỏi lại.
Thiếu kiên nhẫn, sự dại dột số một của tuổi trẻ. Cậu định mở trường cao đẳng, sao vội thế?
Sẽ phải mất mấy năm. Nhưng tôi muốn xong hết giấy phép đã,
tôi nói.
Bedi ra hiệu cho tôi im lặng. Sinha cười.
Chẳng phải là các anh còn cần cả giấy phép xây dựng nữa hay sao?
tay phó giám đốc hỏi.
Vâng,
Bedi đáp.
Nhân viên của anh có xử lý được không?
Gửi giấy tờ cho tôi, gửi mọi thứ về nhà. Mọi thứ.
Sinha nói, nhấn mạnh từ cuối cùng.
Tôi hiểu ra. Tôi vỗ cái túi nhựa đặt trên nền nhà.
Tôi có đem mấy thứ tới đây,
tôi nói.
Đến văn phòng?
Sinha vội vàng đứng dậy.
Cậu có điên không đấy?
Tôi đem tiền đến để cho thấy chúng tôi nghiêm túc thế nào trong vụ này. Rõ ràng là tôi không kỳ vọng ông ta sẽ nhận tiền mặt qua quầy giao dịch.
Anh Bedi, dạy cậu ta cách làm việc này đi. Cậu ta sẽ là thảm họa đấy,
Sinha nói trong lúc dẫn chúng tôi ra khỏi văn phòng.
Tôi ôm cái túi nhựa đỏ, nặng trịch sát vào người.
Nhân thể hỏi luôn, bao nhiêu thế?
Sinha hỏi khi chúng tôi đã ra ngoài.
Một triệu,
tôi nói.
Không đủ cho vụ chuyển đổi mục đích và quy hoạch xây dựng đâu,
Sinha nói.
Trường cao đẳng mà, làm ơn hợp lý chút đi,
tôi nói.
Tôi rất có tình có lý. Nhưng một triệu thì ít quá. Triệu rưỡi,
Sinha nói.
Không giảm giá cho ngài Shukla sao?
tôi hỏi.
Đây chỉ bằng nửa mức bình thường,
Sinha nói.
Triệu mốt?
tôi mặc cả với ông ta như thể tôi đang mua một cái áo phông. Tất nhiên, nghĩ đến số tiền là tôi tê dại.
Triệu hai trăm năm mươi. Xong! Đừng làm tôi bẽ mặt với đại ca,
Sinha nói.
Tôi không tranh luận thêm. Tôi còn phải nghĩ cách kiếm ra số tiền còn lại.
Cậu mặc cả giỏi đấy,
Bedi nói với tôi khi thả tôi xuống nhà ngài Shukla.
Cậu đập đi,
ngài Shukla nói, đưa cho tôi quả dừa trên lối vào miếng đất của trường. Một đám những kẻ nịnh bợ ông ta vây quanh chúng tôi.
Lễ động thổ đánh dấu việc khởi công xây dựng. Tôi đã chạy chọt suốt ba tháng để lấy được hai tá giấy phép để có ngày này. Giấy phép nguyên tắc của Ủy ban Cấp phép Đại học và Ủy ban Toàn Ấn về Đào tạo Kỹ thuật cuối cùng cũng đến nơi. Những đợt thanh tra cuối cùng sẽ được thực hiện khi trường sẵn sàng mở cửa. Còn bây giờ chúng tôi đã được phép khởi công xây dựng.
Điều duy nhất chúng tôi cần bây giờ là xin phép thần linh. May mắn thay việc này không cần đến tiền mặt.
Tôi cầm quả dừa trên tay và nhìn xung quanh. Aarti vẫn chưa đến.
Làm đi, con trai,
ngài Shukla nói.
Tôi không thể đợi nàng lâu hơn nữa. Tôi đoán là ngày này không có nhiều ý nghĩa với nàng như với tôi.
Tôi đập quả dừa, hình dung nó là đầu Raghav. Khi nó vỡ ra, một mảnh vỏ quả dừa cắt vào tay tôi. Xung quanh tôi mọi người vỗ tay. Tôi cho ngón tay bị cắt vào miệng và mút vết thương.
Cao đẳng Kỹ thuật Ganga
- hai người công nhân đóng một tấm biển kim loại xuống nền đất bùn. Tôi phải thấy cảm động hơn chứ. Dẫu sao thì tôi cũng đã cật lực hàng tháng giời. Nhưng tôi lại chẳng cảm thấy gì. Có lẽ vì tôi biết chính xác số tiền đã phải hối lộ để có được ngày này. Bảy triệu hai trăm hai mươi ba ngàn bốn trăm rupi để có được mọi thứ từ đường điện cho tới giấy phép thuê nhân công xây dựng.
Ngài Shukla mời đến hơn một trăm khách, bao gồm cả phóng viên. Chúng tôi thuê dịch vụ ăn uống phục vụ bánh gối nóng và bánh vòng trong những chiếc hộp trắng nhỏ.
Ngài Shukla chào tất cả mọi người từ một cái bệ tạm.
Ba năm nữa, giấc mơ sẽ thành hiện thực. Đây là món quà cho thành phố của tôi, nơi xứng đáng với những điều tốt nhất,
ông ta nói.
Tôi ngồi ngay hàng đầu. Tôi liên tục quay lại để xem Aarti đã đến chưa. Sau diễn văn của ngài Shukla, báo chí đặt câu hỏi. Hầu hết đều đơn giản, liên quan đến những khóa học và cơ sở vật chất của trường. Tuy nhiên có vài phóng viên khó nhằn không nể vì gì ông ta.
Ông Shukla, ông có phải chủ của trường này không? Phần của ông là bao nhiêu?
một phóng viên hỏi.
Tôi là thành viên ban quản trị. Tôi không có phần. Đây là cơ sở phi lợi nhuận,
ngài Shukla trả lời.
Ai tài trợ đất và xây dựng?
Anh Gopal Mishra đây sở hữu mảnh đất này. Tôi muốn khuyến khích tài năng trẻ nên tôi giúp anh ta gây quỹ,
ngài Shukla nói và lấy khăn mùi xoa lau trán.
Quỹ từ đâu vậy?
tay phóng viên tiếp tục.
Từ nhiều nhà tài trợ. Đừng lo, có người cho tiền, chứ không phải lấy tiền đâu. Độ này báo chí hay nghi ngờ quá,
ngài Shukla nói.
Thưa ông, có chuyện gì trong âm mưu Kế hoạch hành động sông Hằng vậy? Ông bị nêu tên trong đó,
một phóng viên ngồi ở hàng cuối hỏi.
Chuyện đấy cũ rích và đã kết thúc lâu rồi. Không có âm mưu nào cả. Chúng tôi chi tiền để làm sạch sông,
ngài Shukla nói.
Chủ đề mới làm đám phóng viên phấn khích. Ai cũng giơ tay tìm cách đặt câu hỏi.
Không câu hỏi nào nữa, cảm ơn các vị,
ngài Shukla nói.
Các phóng viên chạy theo khi ông ta ra về. Tôi ở lại, lo liệu cho khách được phục vụ đồ ăn đầy đủ.
Một chiếc xe tải chạy tới, chở theo gạch, cốt thép và những thứ vật liệu xây dựng khác. Đằng sau đó tôi nhìn thấy chiếc xe Ambassador có đèn đỏ trên nóc.
Aarti ra khỏi xe khi nhìn thấy tôi.
Em xin lỗi,
nàng nói.
Đã cầu nguyện xong chưa?
Có thể nào cầu nguyện xong nếu chưa làm lễ Aarti?
tôi nói.