- 41 -
-
Ngày đẹp hơn sẽ tới
- Chetan Bhagat
- 2082 chữ
- 2020-05-09 03:22:51
Số từ: 2064
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org
Chiếc Mercedes đen tới tòa soạn của Dainik
tạo ra một cơn xôn xao nhẹ trong đám nhân viên bảo vệ. Những chiếc xe lớn luôn tạo ra sự chú ý. Tôi bước ra và đeo cặp kính mát mới lên. Tôi đi tới chỗ nhân viên tiếp tân trong sảnh.
Tôi đến gặp Raghav Kashyap,
tôi nói và đưa cho cô ta danh thiếp của mình.
Cô tiếp tân không tìm được cậu ta. Sailesh nhìn thấy tôi từ tầng trên bèn chạy xuống cầu thang.
Anh Gopal à? Anh phải báo trước cho tôi chứ. Anh tới có việc gì thế?
Tôi muốn gặp Raghav,
tôi nói.
Ồ, chắc chắn rồi,
anh ta nói,
làm ơn đi theo tôi.
Chúng tôi đi tới chỗ Raghav ngồi làm việc. Một nhân viên IT đang bò dưới gầm bàn, cài đặt máy tính cho cậu ta. Raghav cũng cúi xuống để kiểm tra kết nối.
Cậu lại về đây làm việc à?
tôi hỏi.
Raghav quay lại.
Gopal?
cậu ta nói và đứng dậy.
Tớ đến phòng tiếp thị thì thấy cậu.
Tôi quay lại Sailesh.
Cảm ơn anh, Sailesh.
Không có gì,
Sailesh nói.
Gặp anh sau, anh Gopal.
Sau khi anh ta đi khỏi, Raghav nói,
Lạ thật. Chủ bút tự gọi điện cho tớ. Đằng nào thì tớ cũng không có tiền. Tớ sẽ đi làm lại cho tới khi có đủ tiền để mở lại tờ Cách mạng 2020
.
Bọn mình đi uống trà được chứ?
tôi nói.
Chắc chắn rồi!
cậu ta đáp.
Chúng tôi đi ra căng tin nhân viên ở tầng hai. Các số báo cũ được đóng khung trang trí các bức tường. Vài chục phóng viên ngồi cùng máy ghi âm và sổ ghi chép, ăn bữa tối. Tôi có thể thấy Raghav không thoải mái lắm.
Tớ quen làm việc ở văn phòng nhỏ rồi, Dainik
thì khổng lồ,
cậu ta nói. Cậu ta mua hai đĩa bánh gối và trà. Tôi đề nghị trả tiền nhưng cậu ta từ chối.
Cảm giác như mình chẳng là gì cả, phải không?
tôi nói.
Không chỉ thế thôi đâu. Những gì vẫn làm ở Cách mạng 2020
tớ không thể làm được ở đây.
Những thứ cậu làm ở tờ báo của cậu, tôi muốn nói với cậu ta, chính là nguyên nhân khiến nó phá sản quá sớm. Tuy nhiên tôi đến đây không phải là để hạ thấp cậu ta.
Việc cũng được đấy chứ. Với lại cậu cũng thích làm báo mà,
tôi nói.
Thế tớ mới nhận việc này. Đang trong giai đoạn thử việc sáu tháng.
Chỉ sáu tháng thôi sao?
Họ muốn tớ biên tập bài của những người khác. Chức danh nghe có vẻ cao hơn, nhưng tớ thích làm phóng viên. Cứ để xem.
Có việc thì mới sống được. Và dĩ nhiên là có việc sẽ tốt hơn nếu cậu muốn lấy vợ,
tôi nói.
Raghav cười. Chúng tôi đã nhiều năm không nói chuyện riêng tư. Tuy nhiên cậu ta không nghi ngờ thiện chí của tôi. Đó chính là điều đặc biệt của Raghav. Cậu ta có thể bới móc ra những mưu đồ bất lương nhất, nhưng ở một mức độ khác, cậu ta rất dễ tin người.
Ai sắp lấy vợ thế?
Raghav nói, vẫn cười.
Cậu và Aarti. Chẳng phải như thế sao?
tôi nói. Tôi tự nhắc mình phải tươi cười khi nói vậy.
Raghav nhìn tôi. Tôi chưa bao giờ nói chuyện Aarti với cậu ta. Thực sự thì, tôi chưa nói bất cứ chuyện gì với cậu ta nhiều năm nay.
Tớ hy vọng tớ có thể nói chuyện với cậu như với một người bạn? Chúng ta đã từng là bạn bè, phải không?
tôi nói. Tôi cắn một miếng bánh gối và thấy nó cay khủng khiếp.
Raghav thở dài gật đầu.
Mọi thứ giữa tớ và Aarti không ổn lắm.
Thật ư?
tôi giả vờ ngạc nhiên.
Mấy tuần rồi tớ không nói chuyện với cô ấy.
Có chuyện gì?
tôi hỏi.
Raghav rưới tương cà chua lên bánh gối.
Là lỗi của tớ. Khi tờ báo bắt đầu tớ đã không dành đủ thời gian cho cô ấy. Sau đó thì bọn tớ trôi xa nhau dần. Mấy tháng gần đây trông cô ấy có vẻ xa cách,
Raghav nói.
Các cậu có nói với nhau về chuyện này không?
tôi hỏi.
Chúng tớ cũng đã định, nhưng vẫn chưa,
cậu ta nói.
Cô ấy yêu cậu lắm đấy,
tôi nói.
Tớ không biết,
Raghav nói. Cậu ta xoay xoay cái bánh trong nước chấm nhưng không ăn.
Thật đấy. Tớ biết cô ấy từ hồi bé, Raghav ạ. Cậu là mọi thứ với cô ấy.
Raghav có vẻ ngạc nhiên.
Thật ư?
Cô ấy vẫn muốn lấy cậu, không phải sao?
Không đúng lúc lắm. Nhìn tớ mà xem, sự nghiệp của tớ đã có gì đâu,
Raghav nói.
Sự nghiệp của cậu khác với người khác. Cậu không thể đo nó bằng tiền. Bằng việc giúp đỡ người khác, cậu đã làm rất tốt.
Việc ấy tớ cũng làm hỏng,
Raghav nói.
Cậu ổn. Cậu là biên tập viên của một tờ báo lớn. Và nếu cậu lấy Aarti, cậu còn có thể tiến xa.
Ý cậu là gì?
Cậu biết gia đình Aarti đang chịu áp lực phải vào chính trường chứ?
tôi hỏi.
Raghav im lặng.
Cậu biết, đúng không?
Tớ có nghe,
cậu ta lẩm bẩm.
Bố Aarti thì không thể, còn Aarti thì sẽ không tham gia. Có thể là con rể chăng?
Raghav ngẩng đầu, vẻ ngạc nhiên.
Xem cậu nghĩ gì kia!
Tôi đảo mắt.
Tớ không thông minh. Thế nên tớ phải có cách khác bù lại.
Cậu mà không thông minh?
cậu ta nói.
Cậu yêu cô ấy chứ?
tôi hỏi.
Chuyện giữa chúng tớ không ổn lắm,
cậu ta thừa nhận.
Cậu có thể xử lý mà, tớ tin chắc. Cậu đã hấp dẫn cô ấy ngay từ ngày đầu mà,
tôi nói.
Raghav cười ngượng ngùng.
Đừng gọi cho cô ấy. Đến khách sạn mà gặp. Nghỉ hẳn một ngày cho cô ấy. Đó là điều cô ấy muốn, thời gian và sự quan tâm của cậu. Cô ấy sẽ hoàn trả tình yêu cho cậu gấp mười lần,
tôi nói, mắt nhìn chỗ khác.
Raghav yên lặng.
Hãy hứa với tớ là cậu sẽ đi,
tôi nói và chìa tay.
Cậu ta bắt tay tôi và gật đầu. Tôi đứng dậy ra về. Tôi nhắc lại lời của ngài Shukla:
Cuộc đời có thể không cho cậu một cơ hội hai lần đâu.
Raghav tiễn tôi ra xe. Cậu ta gần như không để ý cái xe.
Sao cậu lại làm việc này cho tớ?
cậu ta hỏi.
Tôi vào xe. Tôi hạ cửa sổ.
Aarti là bạn bè từ nhỏ. Ngoài ra...
Ngoài ra cái gì?
Raghav nói.
Ai cũng phải làm phần việc của mình,
tôi nói khi lái xe đưa tôi đi.
Sau lần đó tôi không còn giữ liên lạc với Raghav nữa. Cậu ta gọi tôi nhiều lần. Tôi hoặc không nhấc máy, hoặc giả vờ bận. Một trong những lần mà tôi nhấc máy, Raghav nói với tôi rằng cậu ta và Aarti đã bắt đầu nói chuyện lại với nhau. Tôi bảo cậu ta là mình đang tiếp thanh tra ở văn phòng và gác máy.
Tôi thề trước hương hồn bố rằng tôi sẽ không bao giờ gọi cho Aarti nữa. Nàng cũng không gọi tôi, trừ một cuộc gọi nhỡ duy nhất vào một buổi sáng sớm, lúc hai giờ. Tôi gọi lại cho nàng, vì xét cho cùng, tôi không phải là người chủ động gọi. Nàng không nhấc máy.
Những rắc rối của các cuộc gọi nhỡ và gọi lại giữa đàn ông và đàn bà xứng đáng có hướng dẫn sử dụng riêng. Tôi đoán là nàng đã gọi điện vào một lúc yếu đuối, vì thế tôi để nàng yên.
Tôi mời những tay tư vấn chán ngắt quay lại để bàn về chương trình đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh. Kế hoạch của họ rất có lý. Chúng tôi bắt đầu quá trình mở rộng sang ngành kinh doanh. Lại có thêm một số quan chức chính phủ sẽ phê duyệt kế hoạch của chúng tôi, đồng nghĩa sẽ lại có thêm vài đôi bàn tay cần được nhận đút lót. Chúng tôi biết ngành kinh doanh sẽ có lãi. Hằng năm sẽ có hàng triệu đứa trẻ bị kiểm tra, từ chối và quẳng ra khỏi hệ thống giáo dục. Chúng tôi phải chuẩn bị chài lưới sẵn sàng để bắt được chúng.
Tôi dành nhiều thời gian hơn với các giảng viên của trường, thường mời họ về nhà vào các buổi tối. Họ làm việc dưới trướng tôi, vì thế họ cười ủng hộ những câu chuyện cười của tôi và khen tôi cứ mười phút một lần. Tôi không thể gọi họ là bạn bè, nhưng ít nhất họ cũng lấp đầy không gian trống trải trong nhà.
Ba tháng đã qua, chúng tôi khai trương chương trình đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh, được quảng bá thích hợp, chúng tôi đã kín chỗ chỉ trong vài tuần. Tôi rất ít khi rời khuôn viên trường, chỉ thỉnh thoảng đi gặp các quan chức. Trong lúc đó, vụ án chống lại ngài Shukla trở nên phức tạp hơn. Ông ta nói với tôi rằng việc xét xử có thể mất nhiều năm. Ông ta tìm cách để được bảo lãnh nhưng tòa án đã từ chối. Ngài Shukla cảm thấy Thống đốc đã phản bội ông ta, cho dù đảng đã ướm lời là ông ta sẽ được tha nếu từ bỏ chính trường. Tôi đến thăm ông ta hằng tháng, với một bản sao các tài khoản của Quỹ tín thác trường Ganga.
Một ngày, Raghav gọi tôi khi tôi đang ở nhà. Tôi không nhấc máy. Raghav tiếp tục gọi. Tôi tắt chuông điện thoại và để nó bên cạnh.
Cậu ta gửi tôi một tin nhắn: Cậu ở đâu thế Gopal, gọi không được.
Đầu tiên tôi không trả lời. Tôi băn khoăn liệu chuyện cậu ta gọi liên tục như thế có ẩn chứa rắc rối gì không, như kiểu cậu ta vừa phát hiện ra một mưu đồ khác hay gì đó.
Tôi nhắn lại: Đang họp. Chuyện gì vậy?
Câu trả lời của cậu ta như tàu cao tốc đâm sầm vào tôi.
Aarti và tớ sắp đính hôn. Muốn mời cậu tới dự tiệc thứ Bảy tới.
Tôi không thể thôi nhìn tin nhắn đó. Tôi đã muốn chuyện đó xảy ra. Nhưng, vẫn đau như cắt.
Tiếc quá, tớ không ở nhà. Nhưng chúc mừng!!!
Tôi gửi tin trả lời, tự hỏi không hiểu mình có đặt quá nhiều dấu chấm than không.
Raghav lại gọi cho tôi. Tôi lờ cuộc gọi của cậu ta đi. Cậu ta gọi lại hai lần nữa, cho tới khi tôi cuối cùng cũng nhấc máy.
Sao cậu không dự buổi đính hôn của chúng tớ được?
cậu ta hỏi.
Này, tớ đang họp giảng viên,
tôi nói.
Xin lỗi. Nghe này, cậu phải đến đấy.
Tớ chịu. Tớ đi Singapore để tìm cơ hội liên doanh.
Gì cơ, Gopal? Mà tại sao cậu không bao giờ gọi lại? Cả Aarti cũng nói cậu quá bận rộn mỗi khi tớ hỏi về cậu.
Tớ thực sự xin lỗi. Tớ bận lắm. Bọn tớ sẽ tăng gấp đôi chỉ tiêu tuyển sinh trong hai năm tới,
tôi nói.
Cậu sẽ vắng mặt trong buổi đính hôn của người bạn thân nhất ư? Cô ấy sẽ không giận chứ?
Xin lỗi cô ấy hộ tớ,
tôi nói.
Raghav thở dài.
Được rồi, tớ sẽ nói. Nhưng đám cưới của chúng tớ sẽ tổ chức sau hai tháng nữa. Mồng một tháng Ba. Làm ơn ở nhà lúc đó nhé.
Tất nhiên rồi, tớ sẽ ở nhà,
tôi nói và khoanh tròn đánh dấu ngày trên tờ lịch.
Như một phản xạ, tôi soạn tin nhắn
Chúc mừng!
và gửi cho Aarti. Nàng không trả lời.
Tôi nhìn quanh ngôi nhà lớn, trống trải như tâm hồn tôi.