• 568

Chương 64: Phiên ngoại 1


Số từ: 11729
Nguồn: truyenfull.vn
edit & beta: Hàn Phong Tuyết
Phiên ngoại SE, chống chỉ định những trái tim yếu đuối.
Màn sương mù giăng khắp cánh đồng dần dần tan đi dưới ánh mặt trời.
Những bức tường trắng, mái ngói xanh ẩn hiện sau bờ ruộng dâu. Trên cánh đồng, cây dâu bắt đầu đâm những chồi non xanh, tiếng sáo mục từ đâu đó vang lên dằng dặc.
Lý Quả Nhi cõng bó củi, rón rén mở cửa viện ra, nhè nhẹ khe khẽ đặt bó củi ở chân tường, vô cùng cẩn thận.
Bỗng một cành củi trơn tuột ra, lăn xuống sân giếng, làm kinh động con mèo nằm ngủ say bên cạnh cây tử đằng. Con mèo kêu
meo
một tiếng nhảy lên bệ cửa sổ, vươn lưng dài, mệt mỏi nằm xuống đó.
Lý Quả Nhi vội chu môi, phất tay đuổi con mèo đi, lòng thầm mắng con súc sinh không hiểu chuyện này.
Giờ này tiên sinh còn chưa dậy, chỉ cần một tiếng động nhẹ thôi sẽ quấy nhiễu giấc mộng của tiên sinh.
Con mèo hoa miễn cưỡng cuộn đuôi lại, híp mắt nhìn nó.
Lại nghe
cạch
một tiếng, cánh cửa trúc từ từ mở ra.
Tiên sinh đẩy cửa đi ra ngoài, tóc búi cao cài trâm trúc, chỉ mặc trường sam vải trúc bâu, vốn màu xanh thẫm nhưng giặt nhiều lần đã thành bạc phếch, vạt trường sam bị gió thổi khẽ bay bay. Con mèo hoa nhảy xuống khỏi bệ cửa sổ, chạy đến cọ cọ vào chân tiên sinh, cổ họng phát ra những tiếng kêu nho nhỏ như làm nũng.

Tiên sinh dậy sớm thế!
, Lý Quả Nhi nhếch môi cười, lau tay vào vạt áo,
Ta múc nước cho tiên sinh!
.

Quả Nhi, ta nói rồi, ngươi không cần phải ngày nào cũng đưa củi tới
, tiên sinh nhìn bó củi trên mặt đất, khẽ nhíu mày, thần sắc vẫn ấm áp,
Những chuyện này đã có Phúc bá làm, ngươi cần chăm chỉ đọc sách, không thể chạy lung tung bên ngoài
.
Lý Quả Nhi cười hì hì, đàng hoàng xuôi tay đứng nghiêm, không dám để lộ vẻ mệt mỏi, chỉ gật đầu nghe.
Tiên sinh nhìn thấy nó như vậy, lắc đầu cười nhẹ một tiếng, từ từ đi đến bên giếng nước.

Để ta, để ta!
, Lý Quả Nhi tay chân lanh lẹ, đoạt lấy gáo nước, múc nước giếng lên,
Tiên sinh rửa mặt!
.
Tiên sinh cười, gõ một cái lên trán Lý Quả Nhi,
Đọc sách thì không thấy ngươi nhanh như vậy!
.
Quả Nhi vò đầu cười, nhìn tiên sinh vén hai ống tay áo lên, hai tay vốc nước, cúi người rửa mặt.
Bọt nước lăn trên gương mặt tiên sinh, thấm ướt vầng trán. Trên mái tóc đen nhánh lộ ra vài sợi bạc, đã bạc từ lâu rồi.
Ánh mặt trời buổi sớm chiếu lên gương mặt tiên sinh càng khiến gương mặt trắng nhợt nhạt, nhìn đôi lông mày đen, mũi cao, tóc dài, làm sao cũng không thấy giống người ở chốn thế gian này mà tựa như thần tiên bước ra từ trong tranh. Lý Quả Nhi hơi ngẩn ra, chợt thấy một dòng nước chảy xuống dọc theo gương mặt sắp rơi vào trong vạt áo tiên sinh liền vội vàng lấy khăn tay trong ngực áo đưa tới, rồi lại ngượng ngùng dừng tay, e sợ cái khăn làm bẩn tiên sinh.
Tiên sinh rửa tay, một đôi bàn tay thon dài ngâm trong nước đẹp hơn cả bạch ngọc.

Tiên sinh đến từ đâu vậy?
, Lý Quả Nhi ngẩn ngơ ngửa cổ. Vấn đề này nó đã hỏi bảy tám lần rồi, nhưng vẫn không kìm được mà hỏi tiếp, biết rõ mỗi lần tiên sinh đều trả lời giống nhau:
Ta đến từ phía bắc
.
Lần này, tiên sinh vẫn không cảm thấy phiền, mỉm cười trả lời hệt như vậy.
Lý Quả Nhi biết, cho dù nó có hỏi thế nào, tiên sinh cũng không cho nó đáp án khác.
Tiên sinh tựa như một điều bí ẩn, không đúng, là câu đố nó nghĩ cả đời cũng không ra.
Trước khi tiên sinh đến đây, thôn này đã hơn một trăm năm không có người đọc sách.
Nói ra thì đây cũng là nơi núi cao nước trong, đất đai phì nhiêu, nhưng lại là vùng xa xôi, ngăn cách thế giới bên ngoài quá xa, rất ít khi có người nơi khác băng núi vượt đèo đến vùng biên giới phía nam này.
Nam nữ già trẻ trong thôn chỉ biết trồng trọt, mặt trời mọc đi làm, mặt trời lặn về nhà, không mấy người biết chữ.
Mấy năm trước, từng có hai người biết đọc sách, nhưng ở không lâu thì rời quê đi xa, không trở về nữa. Người dân ở đây ai cũng chất phác đạm bạc, sống yên vui hài lòng, cần cù trồng trọt trên mảnh đất tổ tiên để lại, nhà nhà cơm áo no đủ.
Mỗi khi có người quê khác tới thì cả thôn đều coi đó là việc trọng đại, nhà nhà tranh nhau đến xem.
Mất một lúc lâu, Lý Quả Nhi cũng nhớ được rõ ràng cái ngày tiên sinh đến. Năm ấy, cha Lý Quả Nhi còn sống, đang lúc chạy vội về nhà tránh mưa lớn thì gặp ba người này ở khe núi.
Tiên sinh cùng nương tử, một lão bộc tóc trắng lạc đường dưới mưa lớn.
Có vẻ như đã đi đường xa xôi, ba người đều lộ ra vẻ tiều tụy mệt nhọc. Tiên sinh nhiễm gió lạnh, bệnh không nhẹ, chỉ bước đi thôi cũng cần nương tử dìu.
Cha Quả Nhi được nhất cái lòng nhiệt tình, vừa nhìn thấy tiên sinh bị bệnh liền dẫn bọn họ về nhà, tìm đại phu giỏi nhất trong thôn đến, cả đêm đi đào thảo dược, cuối cùng cứu được tiên sinh.
Tiên sinh tự xưng họ Chiêm, vì tránh chiến loạn ở phương bắc nên dẫn nương tử và lão bộc đến chỗ này.
Vị Diêu nương kia vừa nhìn đã biết là thiên kim nhà giàu, dù mệt mỏi nhưng vẫn đẹp, nói chuyện rất có khí phái.
Lão bộc tóc trắng khỏe mạnh quắc thước, sức lực có thể so với nam tử tráng niên.
Người trong thôn chưa từng nhìn thấy nhân vật phong thái như thế, già trẻ lớn bé đều rất kính yêu họ.
Người được kính yêu nhất thì gọi là tiên sinh.
Lúc mới đến, tiên sinh mặc quần áo trắng, thần sắc tiều tụy vì bệnh nhưng có một đôi mắt đen hơn núi, dung nhan cho dù có cho nghệ nhân giỏi nhất cũng không vẽ ra được hết vẻ đẹp. Bất luận là nói chuyện với ai, tiên sinh đều mỉm cười, nụ cười ấm áp như gió nam tháng tư, vậy mà trong ánh mắt lại cứ ẩn hiện nỗi buồn miên man, tựa như vui rồi tựa như buồn thương.
Sau khi tiên sinh khỏi bệnh, thân thể vẫn suy yếu, liền ở lại trong thôn dưỡng bệnh.
Tới nay đã được bốn năm.
Người trong thôn giúp họ xây một căn nhà nhỏ. Nữ dạy Diêu nương cách thêu thùa nấu nướng, nam giúp đưa củi lửa, lương thực; nhà ai giết lợn mổ trâu cũng không quên đưa cho tiên sinh một phần… Mọi người đều một lòng muốn tiên sinh ở lại.
Bởi vì, tiên sinh dạy chữ cho bọn trẻ biết đọc sách.
Mới đầu ở tại Lý gia, tiên sinh nhàn rỗi dạy chữ cho Lý Quả Nhi. Hàng xóm xung quanh biết được cũng đưa con cái tới, một đồn mười, mười đồn trăm, trẻ nhỏ đến cửa học mỗi ngày một nhiều.
Diêu nương rất yêu trẻ nhỏ.
Lúc tiên sinh dạy học trong nhà trúc, Diêu nương lẳng lặng ngồi ngoài hiên may quần áo cho bọn nhỏ.
Trẻ nhỏ trong thôn quen nô đùa trèo leo, quần áo bẩn rách là chuyện bình thường, người lớn cũng không thèm để ý, để mặc chúng thích làm gì thì làm.
Nhưng tiên sinh thích sạch sẽ chỉnh tề, cùng là áo vải giày vải, nhưng ở trên người tiên sinh thì hằng ngày không có chút bụi bẩn.
Mỗi ngày sau giờ Ngọ, bọn trẻ đến nhà trúc, Diêu nương luôn tươi cười chia bánh ngọt cho cả đám, nhìn thấy đứa bé tay chân bẩn bụi đất, áo quần không ngay ngắn là cẩn thận rửa tay rửa mặt cho, sau lại cởi áo rách của bọn chúng mang đi vá.
Trong đám trẻ có một đứa tên Hổ Đầu, mới chín tuổi thôi đã cao ráo khỏe mạnh, nhưng lại bướng bỉnh, suốt ngày trèo tường đánh nhau với chim. Mẹ Hổ Đầu đã chết nhiều năm, trong nhà chỉ có cha nó và đệ đệ tấm bé, cũng không có họ hàng trông nom, lúc nào trông nó cũng như con khỉ bẩn thỉu.
Lúc đầu, Hổ Đầu bị cha nó đưa tới học chữ, nhưng chớp mắt cái đã không thấy bóng dáng đâu nữa.
Sau lại thấy Diêu nương làm bánh ngọt cho ăn, nó mới quay trở lại.
Dần dần, Hổ Đầu càng ngày càng chăm chỉ, thường xuyên sáng sớm chạy tới bám lấy Diêu nương, đòi Diêu nương may vá áo cho nó.
Có mấy lần Lý Quả Nhi tình cờ nhìn thấy Hổ Đầu cố ý làm rách tay áo ở tường rào rồi chạy đi tìm Diêu nương.
Lý Quả Nhi len lén nói cho Diêu nương, bảo Hổ Đầu hư, Diêu nương lại mỉm cười, cúi đầu thở dài,
Hổ Đầu nhớ mẹ
.
Diêu nương và tiên sinh đều là người cực kỳ hiền hòa.
Tiên sinh chưa bao giờ cao giọng nói chuyện với ai, cho dù có đứa bé không ngoan gây chuyện, tiên sinh cũng không khiển trách, nhưng có thể khiến cho những đứa bướng bỉnh nhất trong thôn phải nghe lời.
Duy chỉ có ở trước mặt Phúc bá vừa già vừa mập, bọn nhỏ mới không đứa nào dám ương bướng.
Phúc bá không thích nói chuyện, không hay cười.
Xưa nay chỉ cúi đầu làm việc, trên mặt không thể hiện vẻ vui buồn, lúc nhìn người thường nheo mắt, thi thoảng cất giọng nói chuyện thì nghe rất khác người thường, khàn khàn, lạnh như băng, không ai dám thân cận.
Người già trong thôn phần lớn đều hiền lành ôn hòa, chưa từng thấy ai kỳ quái như vậy.
Đứa trẻ nào bướng bỉnh với tiên sinh, chỉ cần nhìn thấy Phúc bá là sợ đến im bặt co rúm người lại.
Nhưng Lý Quả Nhi không sợ Phúc bá, ngược lại, nó sùng bái Phúc bá gần bằng tiên sinh.
Có một đêm, Quả Nhi trốn ra ngoài từ cửa sau, hẹn Hổ Đầu ra bờ sông mò cua.
Ban đêm, cua trong hang đều bò ra hóng mát, trên khắp bãi sông toàn cua là cua, đi một lúc là được non nửa cái giỏ.
Hôm ấy nhà trúc còn chưa dựng xong, cả nhà tiên sinh vẫn ở tại Lý gia.
Phúc bá ở một mình trong gian nhà gỗ ở hậu viện.
Đêm đó, cửa sau bị khóa, Lý Quả Nhi chỉ đành trèo tường vào, không ngờ bị trượt chân, ngã bổ nhào xuống. Ngã như vậy, cho dù có sống được thì cũng chảy máu đầu.
Song, Lý Quả Nhi không bị thương.
Nó ngã vững vàng trong ngực Phúc bá.
Chỉ trong thời gian nháy mắt, trước khi nó ngã, ở chân tường rõ ràng không có bóng người nào.
Một đứa nhóc choai choai được Phúc bá đỡ lấy nhẹ như ôm bao tải không.
Lý Quả Nhi còn đang choáng váng đầu óc, người đã ngồi vững trên mặt đất.
Phúc bá không nói một lời, xoay người đi, dưới ánh trăng, thân thể vẫn hơi khom, tóc bạc trắng.

Mấy ngày mưa liên tiếp, cuối cùng cũng ngừng rồi
, tiên sinh lau khô mặt, ngửa đầu nhìn sắc trời một lát, nheo mắt mỉm cười.
Lý Quả Nhi ngây ngốc gật đầu, trong lòng lại nghĩ, trời mưa thật tốt, không cần giúp mẫu thân phơi bông.
Lại nghe tiên sinh cười nói:
Quả Nhi, hôm nay chúng ta đi phơi sách
.

Hả?
, Lý Quả Nhi sửng sốt, khuôn mặt nhỏ nhắn bỗng chốc xị ra.
Nhưng lời tiên sinh không thể không nghe.

Được rồi, ta đem sách ra
, Quả Nhi vén tay áo lên, âm thầm làm mặt quỷ.
Tiên sinh quay đầu lại gọi vào trong nhà,
A Diêu, mang sách của ta ra đây, đã ủ trong nhà lâu lắm rồi…
.
Cửa sổ mở ra, Diêu nương đang búi tóc dở, một tay cầm trâm, một tay chống cửa sổ nói:
Chàng nói nghe dễ dàng thật đấy, mấy cái rương lớn, phải đợi Phúc bá về mới chuyển hết được
.

Chờ ông ấy câu cá quay về thì mặt trời lặn lâu rồi
, tiên sinh không thèm để ý, lúc bướng bỉnh cũng không khác gì đứa trẻ.
Diêu nương không lay chuyển được ý tiên sinh, chỉ đành ra ngoài hỗ trợ.
Con mèo hoa đi theo bên chân Diêu nương, kêu meo meo.
Tiên sinh chuyển sách từ trong nhà ra, Diêu nương cẩn thận lau bụi đi, phân thành từng loại. Quả Nhi tay chân nhanh lẹ, ôm từng chồng từng chồng ra sân phơi… Ba người ai làm việc nấy, vừa nói vừa cười, rất vui vẻ.
Sân không quá rộng, từng cuốn sách dày mở ra trên bàn đá, trên bờ đá, trang sách bị gió thổi lật qua lật lại, trong viện tỏa ra mùi mực thơm, như thể nhà nhà đều học chữ vậy.
Ánh nắng sớm chiếu qua cây hòe già trước sân, trên đất hiện lên những vầng sáng loang lổ.
Bất giác đã bận rộn một hồi lâu.
Tiên sinh ngồi thẳng lên, trên trán lấm tấm mồ hôi, gò má tái nhợt vì nóng mà hơi ửng hồng.

Nghỉ một lúc đi
, Diêu nương đón lấy chồng sách trong tay hắn, cười một tiếng.
Hắn gật đầu, nhìn Diêu nương, điềm nhiên mỉm cười,
Nàng mệt rồi?
.
Diêu nương cười mà không nói, đưa ống tay áo lên lau mồ hôi cho hắn.
Hắn nhẹ nhàng cầm tay Diêu nương, khép từng ngón tay lại trong lòng bàn tay mình, nhè nhẹ vuốt mu bàn tay nàng.
Đôi bàn tay trong trí nhớ vẫn như vậy, ngày xưa cưỡi ngựa giương cung, mà nay giặt giũ làm lụng cũng không chai đi, mịn màng như thiếu nữ khuê các. Trước kia, hắn cảm thấy tiếc nuối, cảm giác bàn tay nữ tử vốn nên mềm mại hồng hào, không nên dần chai sạn đi. Trước kia… Hắn bỗng buông tầm mắt cười một tiếng, lặng lẽ thở dài, xua tan đi hình bóng trong đầu, chỉ nắm chặt tay thê tử hơn… Không có trước kia, không có trước kia…
Diêu nương không nói gì, để mặc cho hắn nắm tay, khóe môi hé nụ cười.
Cửa viện khép hờ bỗng kêu
cạch
một tiếng.
Chợt nghe thấy tiếng hô mừng vui của Lý Quả Nhi,
Hổ Đầu, La đại thúc… A, La nhị thúc cũng tới kìa!
.
Ngoài cửa vang lên tiếng cười chất phác,
Tiên sinh có nhà không?
.
Tiếng nói chuyện vang lên, bước chân cũng đã vào trong viện.
Diêu nương vội rút tay ra, vén tóc xoay người nhìn ra ngoài, chỉ thấy Hổ Đầu bị cha nó lôi vào, bên cạnh có một hán tử vóc người cao lớn, diện mạo rất giống cha Hổ Đầu, hai tay mang theo một cái túi.
Trong viện phơi đầy sách, gần như không còn chỗ đặt chân, Diêu nương vội mời khách vào trong nhà ngồi.
Cha Hổ Đầu lại chỉ đứng ở sân, xoa xoa tay, ấp úng nói:
Tiên sinh, hôm nay ta dẫn Hổ Đầu tới cám ơn ngài…
.
Hán tử hào sảng này không giỏi nói năng, mỗi lần gặp tiên sinh cũng cung kính khác thường, hôm nay lại rụt rè là lạ.

La đại ca nói gì vậy, nhờ huynh chăm nom nhiều chuyện, sao phải khách khí thế
, Diêu nương cười nói.
Tiên sinh cũng không nói nhiều, chỉ khẽ gật đầu, sắc mặt hơi lãnh đạm.
Thái độ Hổ Đầu cũng khác thường, e dè núp sau lưng cha, xị mặt vẻ tức giận.
Hán tử đứng bên cạnh khom người chào tiên sinh,
Tại hạ La Nhị, đa tạ tiên sinh đã phí tâm vì Hổ Đầu mấy năm nay
.

Đây là nhị đệ ta, những năm qua buôn bán ở ngoài, hôm qua vừa về nhà, mới sáng sớm ra đã muốn đến bái vọng tiên sinh
, La Đại cười trừ. La Nhị gương mặt có vẻ phong sương, thần thái cử chỉ khôn khéo hơn người trên núi, dù sao cũng là người vào nam ra bắc, hiểu rộng biết nhiều, đối với tiên sinh cũng cung kính hữu lễ.

Không cần đa lễ
, thần sắc tiên sinh vẫn lạnh nhạt, nâng tay nhẹ đáp lễ.
Diêu nương nhìn tiên sinh rồi cười nói với huynh đệ họ La,
Ta nghe Quả Nhi nói, La nhị ca lần này hồi hương là muốn dẫn Hổ Đầu đi học việc?
.

Đúng là như vậy
, La Nhị gật đầu, nhìn Hổ Đầu một cái, bùi ngùi nói:
Đứa bé này từ nhỏ không có mẹ, trời sinh tính tình ương bướng, mấy năm nay đi theo tiên sinh học chữ đều lãng phí cả. Đại ca muốn nó đi theo ta, ra ngoài xem một chút. Ta cũng nghĩ, cả đời không thể cứ ở mãi trong núi được. Cuộc sống bây giờ càng lúc càng tốt, dân sinh thái bình, không như loạn thế trước kia. Đứa bé này ra ngoài, nói không chừng có thể gặp chuyện tốt…
.
Tiên sinh khẽ nhíu mày, cũng không nói lời nào, ánh mắt nhẹ lướt qua gương mặt La Nhị.
La Nhị bị nhìn như vậy, những lời hay nghĩ sẵn trong bụng bỗng không nói ra được.
Không khí có chút kỳ lạ, Diêu nương cũng im im.

Con không đi, con muốn theo tiên sinh học chữ!
, Hổ Đầu đột nhiên cất tiếng phá vỡ sự lúng túng lúc này.
Tiên sinh ghé mắt nhìn nó, tựa như muốn mỉm cười, nhưng nét mặt có vẻ rầu rĩ.
Diêu nương nhìn Hổ Đầu, cười dịu dàng, thở dài nói:
Cha ngươi tính thế cũng tốt, tiên sinh… chỉ là không nỡ để ngươi đi
.
Hổ Đầu cúi mặt không nói lời nào.
La Đại bắt đầu xoa xoa tay như thể mình đã nói gì sai khiến tiên sinh không vui, không biết nên làm thế nào cho phải.
La Nhị chỉ cảm thấy ánh mắt lành lạnh của tiên sinh như thể đâm thủng sự đời, không gì không thấu.

Hổ Đầu vẫn chưa được mười tuổi, sau này đi ra ngoài nhớ phải chăm chỉ đọc sách, không thể bỏ nửa chừng
, Diêu nương cúi người chỉnh áo cho Hổ Đầu.
Tiên sinh quay lưng lại, mặc nhiên nhìn đống sách phơi trong sân, xuất thần.
Diêu nương bất đắc dĩ, áy náy cười một tiếng với huynh đệ La gia.
Tiên sinh lại nhạt giọng cất tiếng.

Cuộc sống bên ngoài quả thật rất tốt?
.
La Nhị thấy tiên sinh nói thì thở phào một hơi, vội cười nói:
Tiên sinh sống trong núi nên có điều không biết, kể từ khi Thánh thượng khai quốc đến nay, đại xá thiên hạ, giảm thuế miễn tòng quân, khai thác đất hoang biên cương, bố trí ổn thỏa cho dân lưu lạc. Những người bỏ nhà chạy nạn năm xưa hôm nay phần lớn đã về quê an cư lập nghiệp, chuyên cần trồng trọt, cuộc sống khá giả lên từng ngày
.
Tiên sinh đứng yên, không nói gì.
La Nhị nhìn Diêu nương, thấy nàng cúi đầu im lặng thì nói tiếp,
Những người bần hàn trước kia, ngoại trừ binh lính đánh giặc thì không hy vọng có đường công danh, hôm nay Thánh thượng lập Trường thu tự khắp nơi, chọn lựa những người hiền đức, rất nhiều người xuất thân hàn vi đã được chọn vào kinh thành rồi…
.
La Đại nghe cái hiểu cái không, hăng hái hỏi:
Trường thu tự là chỗ nào? Là chùa sao? Những người được chọn sẽ phải làm hòa thượng?
.

Đương nhiên không phải làm hòa thượng
, La Nhị dở khóc dở cười, nhưng cũng lắc đầu nói không biết Trường thu tự là gì.
Lại nghe tiên sinh chắp tay, nhẹ giọng nói:
Trường thu là cung danh của Hoàng hậu thời Hán, mượn danh này xây trường thì gọi là Trường thu tự. Thị giám tức là thị quan trong cung, cũng là người thân tín của Đế hậu, tuyên ý chỉ, lo sự vụ
.
Huynh đệ La gia bừng tỉnh đại ngộ.

Tiên sinh không bước chân ra khỏi nhà sao biết được chuyện thiên hạ? Thật là cao nhân!
, La Nhị thán.
Tiên sinh nhẹ xoay người lại, nở nụ cười có chút cay đắng,
Nếu thật như ngươi nói… hắn, quả thực không tệ
.
La Nhị nghe không rõ, chỉ biết tiên sinh nói không tệ, có ý là tán thành thì như được khích lệ, cứ thao thao bất tuyệt… kể từ lúc Thánh thượng khai quốc, nói đến chuyện hàng phục người Bắc Man, còn nói lúc Giang Hạ Vương về triều long trọng thế nào. Hắn chưa từng vào kinh, chỉ nghe người ta nói thế, lời nói trong miệng người dân truyền tai nhau càng khiến câu chuyện trở nên thần kỳ, Giang Hạ Vương được nhắc tới chẳng khác nào thần tiên hạ phàm.
La Đại, Hổ Đầu và Lý Quả Nhi nghe mà cứ há hốc miệng.
La Nhị nói đến đắng khô cả miệng, nuốt nước bọt, vỗ tay, nhướng mày nói:
Sau khi Giang Hạ Vương về triều, lập tức được thăng làm Thái phó
.

Thái phó là cái gì?
, Lý Quả Nhi cắt ngang lời hắn.

Chính là sư phụ của Thái tử, tiên sinh dạy điện hạ đọc sách
, La Nhị vừa nói vừa nhìn tiên sinh đang đứng chắp tay, vẻ kính mến.

Vậy điện hạ là cái gì?
, Hổ Đầu ngây người hỏi.
La Nhị ngẩn ra, còn chưa kịp trả lời, Diêu nương đã cắt lời,
Rồi, rồi, những lời này nói ba ngày ba đêm cũng không hết. Cũng không còn sớm nữa, hai vị không bằng ở lại ăn chút cơm dau rưa
.
Huynh đệ La gia vội vàng muốn từ chối, Diêu nương lại không nói gì, cứ thế lôi Hổ Đầu và Lý Quả Nhi đi nấu cơm.
Tiên sinh cũng mỉm cười, thần sắc hòa nhã hơn rất nhiều, không lãnh đạm như lúc trước nữa.
Thấy nói lời khiêm tốn không được, La Nhị vội lấy ra bao tơ lụa tốt, hai tay dâng lên,
Đây là tâm ý của hai huynh đệ chúng tôi, cảm tạ sự trông nom của Tiên sinh và nương tử. Thứ này hơi thô kệch, hy vọng nương tử không chê
.
Diêu nương không chịu nhận, bảo hắn mang về may quần áo mới cho Hổ Đầu.
La Nhị cũng cười,
Nương tử chớ ghét bỏ, hai miếng vải này quả thực có chút đơn giản, chẳng qua là lúc này còn đang trong kỳ quốc tang, không thể mặc đồ xanh đỏ, cũng chỉ được như vậy…
.
Diêu nương ngẩn ngơ,
Quốc tang?
.

Đúng vậy, quốc tang đã nửa năm, vẫn chưa hết kỳ để tang
, La Nhị giải thích,
Ở đây xa xôi, chuyện quốc tang lớn như vậy cũng khó truyền tới, hai vị không biết là phải
.
Thấy thần sắc Diêu nương có vẻ hốt hoảng, La Nhị lại muốn giải thích, bỗng nghe tiên sinh nói:
Là Thái hoàng Thái hậu hoăng?
.
La Nhị lắc đầu:
Thái Hoàng Thái hậu đã hoăng từ mấy năm trước
.
Giọng Diêu nương chợt chói tai,
Đó là…
.

Là Kính Ý Hoàng hậu
, La Nhị thở dài nói,
Người ta nói hồng nhan bạc mệnh, không ngờ tới quốc mẫu…
.
Lời hắn còn chưa hết, đã nghe phía sau
bộp
một tiếng.
Tiên sinh vốn chắp tay đứng ở cửa, sau lưng còn một chồng sách chưa xếp, không biết vì sao bị tiên sinh đánh rơi.
Chồng sách đầy bụi bặm, xốc xếch lả tả rơi đầy đất, mùi bụi xông thẳng vào mũi.
Cửa lớn trong phòng đang mở, một trận gió lớn thổi qua, những trang sách ào ào lật tung.
Một đống giấy cũ không biết viết gì kẹp trong sách rơi ra ngoài, bị gió thổi bay tán loạn.
Lý Quả Nhi phản ứng nhanh nhất, kêu lên một tiếng, vội chạy qua nhặt.
Những trang giấy cũ ố vàng, mỏng tang bay theo gió, đập vào cánh cửa, càng bị gió thổi loạn lên.
La Nhị phục hồi lại tinh thần, thấy giấy tờ lộn xộn trên đất thì vội gọi Hổ Đầu đi nhặt cùng.

Tiên sinh, tiên sinh, tờ này rơi xuống giếng…
, Lý Quả Nhi đứng ngoài sân vội kêu to.
Quay đầu lại, tiên sinh mặc thanh sam đơn bạc vẫn đứng thẳng tắp tại chỗ, tay dừng lại trong không trung, ngây ngốc nhìn trang giấy bay múa trước mắt, đáy mắt trống rỗng. La Nhị cất tiếng gọi hắn, ánh mắt hắn lại cứ đăm đăm nhìn về phía xa, lướt qua tường viện, lướt qua hàng rào, lướt qua mây trên trời… Ánh mặt trời rực rỡ chiếu qua cửa sổ, khiến người nhìn hoa mắt.
Gương mặt tiên sinh, dưới ánh mặt trời, không một chút huyết sắc.
Bên tai Diêu nương văng vẳng bốn chữ
Kính Ý Hoàng hậu
, chỉ cảm thấy tất cả không phải là thật, bản thân như thể rơi vào trong mộng, khi tỉnh lại, trước mắt đã là cảnh tượng sách rơi đầy đất, giấy toán loạn… Một tờ giấy xoay vòng, nhè nhẹ lướt qua mái tóc nàng, rơi xuống trước chân người nọ.
Hắn vẫn đứng bất động, ngây ngốc, như thể không nhìn thấy gì cả.
Diêu nương há miệng định gọi tên hắn, nhưng tiếng bị nghẹn ở cổ.
Lại thấy hắn rốt cuộc có phản ứng, chậm rãi cúi người, đưa tay định nhặt tờ giấy dưới chân lên.
Rõ ràng ở ngay trước mắt hắn, có thể với tay tới, nhưng tay hắn lại run rẩy, mấy lần vẫn không bắt được tờ giấy vàng ố.
Diêu nương không kìm được nữa, bước nhanh tới, cúi người nhặt tờ giấy lên.
Hắn không nhặt được, bàn tay dừng lại trong không trung, quên cả co về.
Diêu nương thả giấy vào trong tay hắn, cho hắn cầm lấy… Tay hắn run lên, giấy lại rơi xuống đất.
Không đợi Diêu nương đưa tay đỡ, hắn bấu vào khung cửa, chầm chậm đứng lên, cất bước đi ra ngoài.

Tiên sinh!
, La Nhị bàng hoàng gọi hắn.
Hắn không quay đầu lại, chân bước đi như phù phiếm, vừa ra cửa, thân thể đã lảo đảo một cái.
La Nhị vội vàng muốn đi đỡ, lại nghe Diêu nương buồn bã nói:
Đừng đi
.
Quay đầu lại, thấy Diêu nương ngã ngồi trên đất, sắc mặt lộ vẻ sầu thảm, nở nụ cười yếu ớt,
Đừng làm phiền chàng
.
Hổ Đầu và La Đại đứng sững sờ một bên lúc này mới phục hồi tinh thần.
La Đại không biết đệ đệ mình vừa nói sai cái gì, mặt lập tức đỏ bừng.
Hổ Đầu ngồi xổm xuống nhặt tờ giấy dưới đất lên, sợ hãi đưa cho Diêu nương,
Diêu nương đừng khóc
.
Diêu nương chấn động, đưa mắt nhìn Hổ Đầu, mặt giãn ra hé nụ cười,
Ta đâu có khóc…
.
Lời chưa dứt đã cảm thấy trên mặt có thứ gì âm ấm, ươn ướt.
Nhận lấy tờ giấy kia, phía trên là những dòng chữ mảnh dẻ viết ngoáy. Hắn viết lúc mới đến đây, sau khi khỏi bệnh…
Yến yến vu phi
Si trì kỳ vũ
Chi tử vu quy
Viến tống vu dã
Chiêm vọng phất cập
Khấp thê như vũ
Yến yến vu phi
Hiệt chi hàng chi
Chi tử vu quy
Viễn vu tương chi
Chiêm vọng phất cập
Trữ lập dĩ khấp
Yến yến vu phi
Há thướng kỳ âm
Chi tử vu quy
Viễn tống vu nam
Chiêm vọng phất cập
Thực lao ngã tâm
Trọng thị nhâm chỉ
Kỳ tâm tắc uân (uyên)
Chung ôn thả huệ
Thục thận kỳ thân
Tiên quân chi tư
Dĩ húc quả nhân.

Yến yến phi phi
lấy từ bốn bài
Yến yến
trong Quốc phong – Bội phong – Thi kinh (Khổng Tử), mặc dù có ý ám hiệu, nhưng cũng không nhất định là Tử Đạm viết cho A Vũ, vì đây là bài thơ một nam tử dùng để đưa tiễn muội muội đi lấy chồng xa.
Mặc dù về sau cũng có người dùng bài thơ này để tiễn cô gái mình yêu mến đi lấy chồng xa, nhưng tôi dùng nó ở đây bởi vì cảnh ly biệt trong thơ rất phù hợp với tâm trạng Tử Đạm.
Sau khi Tử Đạm đi xa đã dùng tâm tình nào để hoài niệm A Vũ, là chúc phúc hay là bất lực, là đau thương hay là ngưỡng mộ, là chưa buông hay là nhung nhớ… có lẽ đều đủ cả, giống như bài
Yến yến
này.
Phiên dịch như sau:
Chim én bay về bay đi, có trước có sau. Cô nương của ta đi lấy chồng xa, tiễn đến ngoại thành thì chia tay. Nhìn trông không thấy bóng dáng đâu nữa, lệ rơi như mưa khó ngừng.
Chim én bay về bay đi, chợt hạ thấp chợt vút cao. Cô nương của ta đi lấy chồng xa, đưa nàng đoạn đường xa xăm. Nhìn trông không thấy bóng dáng đâu nữa, ngây người lệ rơi đầy mặt.
Chim én bay về bay đi, chợt xuống chợt lên. Cô nương của ta đi lấy chồng xa, đưa nàng đưa đến phương nam. Nhìn trông không thấy bóng dáng đâu nữa, lòng ta đau thương vô cùng.
Cô nương có thể gánh trọng trách, suy xét mọi sự kỹ lưỡng. Từ ái và dịu dàng, làm người thiện lương thận trọng. Phải nhớ ân đức người xưa, là lời dặn dò của nàng.
ChƯương 65: Phiên ngoại 2: Lục y
edit & beta: Hàn Phong Tuyết
Phiên ngoại SE, chống chỉ định những trái tim yếu đuối.

Mang đến cho Hoàng thượng, lão nô không dám nhận…
.
Tiếng bát ngọc lưu ly vỡ, tiếng người già nua thê lương yếu ớt vang ra từ trong tẩm điện, kèm theo tiếng kinh hô của thị nữ.
Mấy thị nữ chật vật lui ra ngoài, xoay người lại thấy phía sau bình phong xuất hiện một nữ tử mặc cung trang tóc búi cao, mặt mày dịu dàng.

Việt cô cô
, chúng thị nữ vội cúi người hành lễ, một người đứng đầu hoảng sợ nói:
Triệu quốc phu nhân ném bỏ nước hồng cân Hoàng thượng ban, không chịu uống thuốc, chúng nô tỳ không biết làm sao
.
Việt cô cô cúi đầu không nói, lặng lẽ thở dài.
Nàng nhận lấy khay thuốc trong tay cung nữ, mệt mỏi nói:
Có ta hầu hạ Triệu quốc phu nhân, các ngươi ra ngoài đi
.
Đám thị nữ thở phào nhẹ nhõm, đang định lui ra thì chợt nghe thái giám ngoài cửa thông truyền,
Thừa Thái Công chúa giá lâm!
.
Mọi người vội quỳ xuống đất, nghe thấy tiếng ngọc bội vang lên, một nữ tử mặc cung trang búi tóc cao đi vào, bước đi nhanh chóng, bỏ đám thị nữ ở phía sau.

Triệu quốc phu nhân sao rồi?
, Thừa Thái Công chúa vừa tới đã vội hỏi.
Ánh nến sáng chiếu lên gương mặt đỏ ửng vì đi nhanh của nàng, lông mày liễu môi mỏng, đôi mắt sáng trong, mặc dù không xinh đẹp tuyệt sắc như Diên Hi Công chúa nhưng lại có phong thái sáng ngời, yêu kiều hơn người.
Việt cô cô nhìn thoáng vào bên trong điện, ảm nhiên lắc đầu.
Thừa Thái Công chúa cắn môi, cố gắng kìm dòng nước trong mắt.
Việt cô cô phất tay cho cung nữ lui ra, đặt tay lên vai Công chúa, dịu dàng thở dài nói:
Tuổi thọ có trời định, Từ cô cô vinh hoa nửa đời, hôm nay cũng coi như đã được hưởng thọ, Công chúa đừng quá đau lòng, trân trọng chính mình mới có thể khiến người an tâm
.
Thừa Thái Công chúa nhắm mắt nghẹn ngào nói:
Mẫu hậu đi sớm, thân thể phụ hoàng mỗi năm một yếu đi, hôm nay ngay cả Từ cô cô cũng muốn bỏ chúng ta… Cô cô, ta rất sợ…
.
Việt cô cô chầm chậm đưa tay vuốt tóc mai Công chúa, buồn bã im lặng.

Công chúa khuyên Từ cô cô uống thuốc đi, có lẽ người sẽ nghe lời Công chúa
, Việt cô cô kìm nước mắt, cười cười với Công chúa,
Người đã già, càng thêm quật cường, chỉ sợ nô tỳ cũng không khuyên được
.
Thừa Thái Công chúa gật đầu, nhận cái khay, chầm chậm đi vào bên trong điện.
Nhìn bóng lưng nhỏ của nàng, Việt cô cô thoáng ngẩn ra.
Bất giác đã mười năm… Thiếu nữ đến tuổi cập kê khi xưa đã qua tuổi hai mươi, năm nay hai lăm rồi.
Hai mươi lăm, Kính Ý Hoàng hậu ở tuổi này đã làm mẹ người ta, giúp Hoàng thượng lên ngôi, nắm giang sơn.
Đi ra khỏi điện, vịn vào lan can, thất thần suy tư.
Tuổi hai lăm của mình đi rồi, hôm nay cũng qua cả ba mươi lăm… chờ một ngày chết đi trong thâm cung.

Việt cô cô
.
Thừa Thái Công chúa chẳng biết từ lúc nào đã đi đến phía sau nàng, lặng lẽ không một tiếng động, khóe mắt vẫn còn ánh lệ.
Việt cô cô vội khom người nói:
Từ cô cô có chịu uống thuốc?
.

Uống rồi, vừa mới nằm ngủ
, Thừa Thái Công chúa ảm nhiên cúi đầu, hai người nhất thời im lặng.
Một hồi lâu, Thừa Thái Công chúa buồn bã nói:
Từ cô cô vẫn oán trách phụ hoàng
.
Việt cô cô lặng thinh.

Đã nhiều năm như vậy, Từ cô cô vẫn ôm hận, vẫn trách phụ hoàng hại chết mẫu hậu
, Thừa Thái Công chúa bỗng nhiên che mặt.
Việt cô cô cúi đầu, cố nén chua xót trong lòng.
Kể từ khi Kính Ý Hoàng hậu hoăng, Từ cô cô liền hận Hoàng thượng, nếu không phải lao lực vì nghiệp Đế Vương, Hoàng hậu cũng sẽ không đột ngột mất sớm. Sau đó Hoàng thượng hạ chỉ, phong tỏa cung Hàm Chương, không cho bất luận kẻ nào bước vào, cũng đưa Thái tử và tiểu Công chúa gần bốn tuổi đi, giao cho người khác nuôi dạy, không cho Từ cô cô chăm sóc nữa, đồng thời phong Từ cô cô làm cáo mệnh phu nhân – Triệu quốc phu nhân. Khoan dung như thế, Từ cô cô vẫn không chịu tha thứ, luôn nói lời châm chọc Hoàng thượng.
Trong thiên hạ, chỉ có mình nàng dám vô lễ với Hoàng thượng như thế.
Cũng chỉ có nàng, bất luận vô lễ thế nào, Hoàng thượng cũng độ lượng bỏ qua, giữ nàng ở lại trong cung tĩnh dưỡng tuổi già.
Thừa Thái Công chúa nức nở nói:
Từ cô cô không chịu hiểu, Triệt nhi cũng không hiểu chuyện, không ai hiểu cho nỗi đau của phụ hoàng…
.

Tiên Hoàng hậu mất sớm, làm Từ cô cô quá đau lòng. Từ cô cô vốn là người nhà, sớm coi tiên Hoàng hậu như con
, Việt cô cô nghiêm nghị nói,
Từ cô cô chỉ là không đành lòng thấy tiên Hoàng hậu vất vả
.

Nhưng mẫu hậu cam nguyện!
, Thừa Thái Công chúa bật thốt lên.
Việt cô cô kinh ngạc ngắm nhìn gương mặt Công chúa, mặc dù không giống với vẻ tao nhã tuyệt thế của tiên Hoàng hậu, nhưng thần thái thì tương tự. Đúng rồi, nàng nhớ lại được, tiên Hoàng hậu lúc nào cũng giữ thần sắc quyết tuyệt không hối hận như thế.
Nhìn Công chúa lớn từ tuổi mười một đến giờ, nàng đột nhiên không biết nên vui mừng hay thương tiếc.

Là cam nguyện, thế gian này luôn có một người, cam nguyện vì người khác…
, Việt cô cô cuối cùng không kìm được, ngước mắt nhìn nàng thật sâu,
Công chúa, đã mười năm
.
Thừa Thái Công chúa ngẩn ra.
Việt cô cô chầm chậm nói:
Trường An Hầu cũng cam tâm tình nguyện chờ người mười năm
.
Sắc mặt Thừa Thái Công chúa dần thay đổi, đáy mắt hiện lên vẻ bi ai.
Trường An Hầu, Đại tướng quân tây chinh… So với những cái tên hiển hách này, nàng chỉ muốn nhớ tên gọi lúc đầu, Tiểu Hòa ca ca.
Thiếu niên bạch y ngân thương kia bước đến từ trong máu lửa, vươn hai tay về phía nàng.
Thiếu niên mỉm cười ấm áp kia, cùng nàng thả diều trong ngự uyển.
Thiếu niên trầm mặc thương xót kia chia sẻ nỗi buồn của nàng lúc đại tang mẫu hậu.
Nhưng, từ lúc nào mọi thứ đã thay đổi?

Đã thay đổi quá nhiều, không còn như xưa nữa…
, Thừa Thái Công chúa ảm đạm cười một tiếng.

Hắn không thay đổi
, Việt cô cô lẳng lặng nhìn nàng, nói một câu đánh trúng trái tim.
Không sai, hắn không thay đổi, chẳng qua là nàng có một mình thôi.

Một nữ tử cũng không có quá nhiều cái mười năm để bỏ phí
, Việt cô cô buông tầm mắt, giọng nói thẫn thờ.

Mười năm…
, Thừa Thái Công chúa có chút hoảng hốt.
Lúc mẫu hậu hoăng, chỉ còn nửa tháng nữa là nàng cập kê.
Vốn mẫu hậu đã có ý chờ sau khi lễ cập kê tổ chức xong sẽ gả nàng cho Tiểu Hòa ca ca.
Khi đó, nàng xấu hổ đồng ý, hoàn toàn cam nguyện.
Nhưng, chỉ trong một đêm, tiếng chuông buồn bã vọng khắp lục cung, hết thảy đổi thay, vận mệnh từ đó chuyển sang một hướng khác.

Ngày Trường An Hầu tây chinh, Hoàng thượng có ý tứ hôn, Công chúa lại cự tuyệt
, Việt cô cô thở dài,
Đã bỏ qua hai lần… Công chúa, thứ cho nô tỳ nhiều lời, nhân thế vô thường, cái có được cần biết quý trọng
.
Thừa Thái Công chúa trầm mặc.
Đây đã là lần bỏ lỡ thứ ba.
Có lẽ phải nói là nàng đã tự buông tay đánh rơi hạnh phúc.
Lần đầu tiên là mẫu hậu hoăng, nàng muốn giữ đạo hiếu ba năm, đền ơn dưỡng dục của mẫu hậu. Ba năm qua đi, Tiểu Hòa ca ca cầu ban hôn, nàng lấy lý do Thái tử, Diên Hi Công chúa còn nhỏ, thân là tỷ tỷ phải có trách nhiệm dạy dỗ, lần nữa từ chối. Từ đó, Tiểu Hòa không xin ban hôn nữa, một thân một mình lặng lẽ chờ, phụ hoàng có ý gả, nàng cũng quyết từ chối.
Nửa năm trước, giặc ngoại tây cương âm thần cấu kết với Đột Quyết, xâm phạm biên giới.
Phụ hoàng tức giận, vẫn hận năm xưa không thể diệt sạch dư nghiệt Đột Quyết, muốn dẫn quân thân chinh, san bằng tây cương.
Song hai năm qua, phụ hoàng vất vả chính vụ, dốc hết tâm huyết, tuổi tác đã cao, lại thêm vết thương cũ chinh chiến lâu năm tái phát, quần thần ai cũng can gián khuyên Hoàng thượng đừng đi. Phụ hoàng lo Thái tử còn nhỏ, chưa được mười lăm, không dám để Thái tử giám quốc, suy đi nghĩ lại, cuối cùng đồng ý để Tiểu Hòa ca ca ra trận, phong huynh ấy làm Đại tướng quân tây chinh, dẫn hai mươi vạn đại quân đi dẹp giặc ngoại xâm.
Ngày xuất chinh, Tiểu Hòa ca ca vào cung từ giã, tới Cảnh Hoàn cung gặp nàng.
Huynh ấy không làm vẻ xa cách như thường ngày, không gọi nàng là Công chúa mà gọi thẳng khuê danh,
Tẩm Chi, Tạ Tiểu Hòa mặc dù không thể anh hùng cái thế, nhưng cũng có nhiệt huyết một nam nhân nên có, lần này đi tây cương, vó ngựa đạp núi sông, không gây dựng được công lao sự nghiệp thì sẽ quyết không về gặp muội!
.
Huynh ấy nói, bất kể là bao lâu, huynh ấy sẽ chờ đến khi nàng đồng ý.
Huynh ấy còn nói,
Tẩm Chi, trong lòng muội có anh hùng, Tạ Tiểu Hòa cũng không phải người tầm thường
.

Công chúa…
.
Việt cô cô nhẹ lay vai nàng, thấy nàng tái mặt, cắn chặt môi, im lặng thật lâu thì không khỏi lo lắng.
Thừa Thái Công chúa phục hồi lại tinh thần, thẫn thờ cười một tiếng,
Không có chuyện gì… Đêm lạnh rồi, ta đi xem xem Triệt nhi mải đọc sách đã khoác thêm áo chưa
.
Việt cô cô muốn nói lại thôi, nhìn bóng dáng cô độc rời đi của nàng, chỉ thở dài.
Có tình cũng là cái tội. Tiếc thương nàng, ai tiếc thương cho mình?
Một hàng lệ dài chảy xuống từ gương mặt phong sương của Việt cô cô.
Tháng hai, Triệu quốc phu nhân qua đời ở điện Lễ Tuyền.
Tháng tư cuối xuân, lại sắp tới ngày giỗ Kính Ý Hoàng hậu.
Hằng năm vào lúc này, trong cung không nghe thấy tiếng sáo nhạc, không ai mặc y phục rực rỡ.
Tháng ba, đại thắng tây chinh, Trường An Hầu bình định biên quan, sắp khải hoàn về triều.
Thái tử điện hạ đi thị sát, đích thân tuyển chọn người tài ở các địa phương, được dân chúng hết lời ca ngợi. Thế gian đều nói Thái tử mười bốn tuổi nhất định có thể kế tục thời đại phồn vinh, mở ra thịnh thế.
Đầu tháng sau, Diên Hi Công chúa sẽ từ Ninh Sóc quay về kinh.
Mấy ngày nay, Hoàng thượng rất vui mừng, thi thoảng lại ban thưởng cho hạ thần, trong cung vui vẻ khác thường.
Trong cung Cảnh Hoàn, Thừa Thái Công chúa và Việt cô cô nghe thái giám nội đình bẩm tấu.
Việt cô cô đứng hầu một bên, thấy Công chúa hỏi thăm từng chuyện, tỉ mỉ không bỏ sót, quản lý sự vụ càng lúc càng thành thạo, lòng không khỏi mừng vui. Dù sao cũng là Kính Ý Hoàng hậu một tay nuôi dạy, sự vụ trong cung mấy năm gần đây giao cho Thừa Thái Công chúa, việc lớn việc nhỏ đều được xử lý chỉnh tề, giúp đỡ được khá nhiều việc cho Hoàng thượng.
Cùng là tỷ muội, nhưng Diên Hi Công chúa lại được Hoàng thượng sủng ái quá mức, suốt ngày dạo chơi, không biết chức trách là gì.
Một Công chúa Hoàng gia lại theo Giang Hạ Vương đi du lịch biên quan, vừa đi đã nửa năm, nghe nói ở tái ngoại vui vẻ không muốn về, cả ngày cưỡi ngựa giương cung bắn chim, không còn ra thể thống gì nữa. Mỗi lần nghĩ đến tiểu Công chúa ngây thơ, Việt cô cô lại cảm thấy nhức đầu.
Thật sự không rõ Hoàng thượng nghĩ sao, trong ba đứa con, Hoàng thượng rất nghiêm khắc với Thái tử, lại sủng ái Diên Hi Công chúa khôn cùng, duy chỉ đối với Thừa Thái Công chúa mới có nét uy nghiêm hiền hòa đúng mực.
Thái giám nội đình bẩm báo xong, lui ra khỏi điện, lúc này Thừa Thái Công chúa mới cởi bỏ thần sắc nghiêm nghị, lè lưỡi cười với Việt cô cô như một cô bé bướng bỉnh,
Mệt chết đi được, đám người này lúc nào nói chuyện cũng dài dòng
.
Việt cô cô cười dâng trà sâm lên, không kìm được mà nhắc nhở:
Lần này Diên Hi Công chúa về kinh, cũng không thể để Hoàng thượng tiếp tục nuông chiều như trước. Nữ tử mười bốn, chớp mắt là cập kê rồi, vẫn còn lỗ mãng như vậy, còn thể thống gì nữa! Công chúa cần phải khuyên nhủ Hoàng thượng mới được!
.
Thừa Thái Công chúa ngẩn ra, cười nói:
Việt cô cô nói chuyện càng ngày càng giống thầy đồ! Ta cảm thấy Tiêu Tiêu như thế rất tốt, vô lo vô ưu, không phải là không có phong phạm Công chúa Hoàng gia
.

Tuy là nói như thế, nhưng Diên Hi Công chúa cũng sẽ có ngày phải gả đi, không thể cả đời được Hoàng thượng nuông chiều…
, Việt cô cô nhíu mày.
Thừa Thái Công chúa mỉm cười, hạ tầm mắt, nhẹ giọng nói:
Việt cô cô, trong nhà đế vương, tự do tự tại là ước nguyện xa vời. Ta hiểu được ý phụ hoàng, người hy vọng Tiêu Tiêu có thể trở thành một ngoại lệ, không lo nỗi sầu Hoàng gia, bản thân ta cũng hy vọng như thế
.
Đột nhiên chua xót trào dâng khiến vành mắt Việt cô cô đỏ lên.
Nàng làm sao có thể không biết, Hoàng thượng gắng hết sức dung túng Diên Hi Công chúa là bù đắp những áy náy đối với người vợ đã mất.
Tiên Hoàng hậu sinh thời từng mong mỏi như vậy, nhưng cả đời không thực hiện được, Hoàng thượng muốn dành toàn bộ điều ấy cho con người.

Vĩnh lăng đã xây xong, hôm trước phụ hoàng có tới kiểm tra, rất hài lòng
, Thừa Thái Công chúa lẳng lặng quay đầu, ngước mắt nhìn bầu trời bao la ngoài tường thành, vờ như không thấy nước trong đáy mắt Việt cô cô.
Việt cô cô thở dài,
Hoàng thượng cả đời cần kiệm, không hay sửa sang cung thất, duy chỉ có Vĩnh lăng là năm nào cũng tu sửa
.
Mẫu hậu được chôn cất ở tẩm điện sâu nhất Hoàng cung, cả Hoàng lăng bao bên ngoài đó xây mất chín năm.
Chín năm… Thừa Thái Công chúa buồn bã mỉm cười, đó là nơi hai người họ hẹn ước mãi ở bên nhau, xây chín năm có là cái gì.
Không biết địa cung Vĩnh lăng huy hoàng đẹp đẽ thế nào?
Ngoại trừ phụ hoàng, quan viên giám sát xây dựng và thợ thủ công ra, chưa từng có ai bước vào Hoàng lăng nửa bước.
Ngày hai mươi tháng tư, gió mạnh, mưa dầm âm u.
Hoàng cung bị bao phủ trong mưa gió, các cung đã sớm treo đèn lồng trắng, rèm ở các điện cũng đổi từ sắc xanh sang trắng muốt.
Mười năm qua, ngày này mỗi năm, trong cung đều như thế.
Đêm, Thừa Thái Công chúa mặc quần áo trắng đi tới điện Hàm Chương.
Trong điện không thắp đèn, chỉ có một ánh nến âm u.
Cung nhân đứng ở xa xa ngoài hành lang, bên trong không có ai hầu hạ.
Cung Hàm Chương là cấm địa trong cung, ngoại trừ Hoàng thượng, bất luận là ai cũng không được đặt chân vào.
Thừa Thái Công chúa nhíu mày hỏi nội thị:
Nghe Thái y nói, hôm nay Hoàng thượng chưa uống thuốc?
.
Nội thị hoảng sợ lắc đầu,
Hoàng thượng phân phó rồi, nếu không được truyền thì bất kỳ ai cũng không được quấy nhiễu, nô tài không dám bưng thuốc vào
.

Thuốc này không thể lỡ ngày nào cả
, Thừa Thái Công chúa lo lắng nói, nhìn vào trong điện một hồi lâu, vẫn lo sợ không biết nên vào hay không.
Điện Hàm Chương mỗi năm chỉ mở ra một lần. Phụ hoàng thường ngày không ở đây, cũng rất ít khi để lộ nỗi tưởng nhớ, chợt có ai nhắc đến mẫu hậu cũng không tỏ ra bi ai. Song bao năm qua, mỗi ngày giỗ mẫu hậu, phụ hoàng nhất định sẽ ở đây một mình, không cho ai quấy rầy.
Sáng sớm hôm nay, vào triều, nghị sự, cho đòi Thái tử vấn đáp quốc sách, phê duyệt tấu chương… nàng luôn để ý, vẫn thấy phụ hoàng bình tĩnh như thường, cần cù chuyên chính, không để lộ buồn vui, ngoại trừ mặc áo đen đội quan trắng thì không có vẻ gì khác ngày thường. Nàng cho là, đã mười năm rồi, cũng nên phai nhạt…
Thừa Thái Công chúa thở dài một tiếng,
Truyền Thái y mang thuốc đến
.
Nói xong, không đợi nội thị thông bẩm, nàng bước thẳng vào trong điện.
Nội thị ngơ ngác nhìn bóng lưng nàng, lòng bàn tay rỉ ra mồ hôi, muốn gọi Công chúa dừng bước mà lại không dám lên tiếng.
Đẩy cửa điện quen thuộc ra, Thừa Thái Công chúa thoáng chần chừ.
Trước điện, cột trụ, rèm che, bình phong…thời gian như thể nghịch chuyển quay về ngày xưa.
Trong điện tỏa ra mùi hương ưu đàm thân quen, quanh quẩn lượn lờ, tựa như ở bên, nhưng không nắm bắt được.
Hết thảy không có gì thay đổi, ngay cả mấy khúc nhạc phổ đặt trên bàn chưa viết xong vẫn còn ở đó, nét mực tựa như còn chưa khô.
Mọi thứ không chút bụi bặm, cảm giác như vừa mới đây thôi đã có người quét dọn.
Nàng chợt có ảo giác, mẫu hậu còn ở nơi này, đang ở đâu đó sau tấm bình phong, rảnh rỗi tựa vào giường đọc sách, nghe được nàng hoặc Tiêu Tiêu cười đùa chạy vào thì sẽ mỉm cười đưa mắt nhìn, lấy khăn lụa lau mồ hôi cho các nàng.
Mẫu hậu sẽ dịu dàng nói chuyện với các nàng, nghe đám trẻ tranh giành huyên náo, nói một lúc mệt mỏi thì sẽ ho khan.
Mỗi lần như vậy, phụ hoàng sẽ đuổi các nàng đi, không cho cuốn lấy mẫu hậu nữa.
Thoáng chốc, phía sau bình phong bỗng vang lên tiếng ho khan thật.

Mẫu hậu!
, nàng kinh hô, chợt giật mình nhận ra đó là giọng phụ hoàng, là phụ hoàng đang ho.
Nàng bước nhanh tới gần, đến trước bình phong thì chợt dừng chân, không có dũng khí bước tiếp.
Nàng cứ như vậy xông vào, phụ hoàng có giận không… Thừa Thái Công chúa đột nhiên luống cuống chân tay, như thể một đứa bé mắc lỗi.

Nàng đến rồi
.
Phụ hoàng mỉm cười trầm giọng nói, giọng vọng ra từ sau bình phong, lộ vẻ dịu dàng.
Nàng cả kinh, mặt nóng lên như lửa đốt, tim đập mạnh.

Nàng tưởng nàng nấp rồi ta sẽ không thấy sao? Còn không mau qua đây!
, giọng phụ hoàng cơ hồ khiến nàng không dám tin. Vị Đế vương thường ngày lãnh đạm nghiêm túc đang mỉm cười mơ màng, nụ cười vô cùng ấm áp, thân thiết, khiến nàng nhất thời lúng túng.
Thừa Thái Công chúa cúi đầu đi ra khỏi bình phong, e sợ không dám ngẩng đầu.
Một lúc lâu, không nghe thấy động tĩnh gì.
Nàng kinh ngạc giương mắt, lại thấy trên giường phượng, màn buông xuống, bên trên ngổn ngang chén rượu, rượu văng tứ phía.
Phụ hoàng mặc huyền y, tóc tai tán loạn say xỉn nằm phía sau rèm, như tỉnh như mơ.

Phụ hoàng?
, nàng run rẩy thử gọi một tiếng.
Không nghe thấy trả lời, lại thấy phụ hoàng cười, đọc một câu gì đó, đứt quãng.

Lục hề y hề, lục y hoàng lý. Tâm chi ưu hĩ, hạt duy kỳ dĩ…
.
Bài
Lục y
trong Bội phong – Quốc phong – Thi kinh (Khổng Tử).
Nàng ngây người. Trước giờ chưa từng nghe phụ hoàng ngâm xướng, cũng không biết giọng người lại thâm trầm tha thiết như thế, nghe mà nhói lòng.

Lục y
là điệu bi ca nhớ mong hoài niệm người vợ đã mất.
Nàng không nghe tiếp được nữa, bỗng dưng quỳ gối xuống,
Phụ hoàng, cầu xin người quý trọng long thể
.
Tiếng ngâm nga sau màn ngừng lại, nàng thấy phụ hoàng nhấc mình dậy, ngoảnh mặt nhìn sang, dung nhan thanh tuấn vẫn còn nét đau thương, tóc bạc phai sương lả tả, dưới ánh nến càng lộ ra vẻ suy sụp.

Sao lại là con?
, phụ hoàng nhìn thấy nàng, đôi mày rậm lập tức cau lại.
Nàng cũng ngơ ngẩn, không biết nên đáp lại thế nào.
Phụ hoàng bỗng nhiên cười một tiếng, chán nản nằm xuống, lẩm bẩm nói:
Kỳ quái, sao trẫm lại mơ thấy Tẩm nhi… A Vũ, là nàng giở trò có đúng không?
.
Phụ hoàng nhẹ cười ha hả, quay người về phía trong,
Nàng không xuất hiện trong giấc mộng thì ta sẽ đến gặp nàng
.
Thừa Thái Công chúa ngơ ngác, sắc mặt trắng nhợt.

Phụ hoàng…
, nàng mấp máy môi mỏng, bỗng nhiên nghẹn ngào, nước mắt rơi lã chã.
Thì ra là, phụ hoàng tưởng nàng là mẫu hậu, ngay cả nằm mơ cũng không muốn thấy nàng.
Mười năm, nàng ở bên phụ hoàng, kính người như vua, hầu hạ như cha, chia sẻ nỗi đau thương cô tịch của người…
Thời niên thiếu chỉ biết kính sợ, nhìn phụ hoàng như nhìn vị thần.
Dần dần trưởng thành, tận mắt thấy phụ hoàng và mẫu hậu nắm tay nhau đi trên đường đời, lưỡng tình tương duyệt, mới biết thế gian quả thực có tình cảm sâu đậm đến thế.
Bốn năm tốt đẹp ngắn ngủi như nháy mắt, mẫu hậu mất, vương tọa cao cao tại thượng chỉ còn mình phụ hoàng, một thân một mình cô độc. Trong tay nắm quyền sinh quyền sát thiên hạ, lại không níu kéo được một người quan trọng nhất. Mười năm, khoảng cách trời đất vĩnh biệt… Mỗi ngày qua, mỗi năm qua, nàng dần lớn lên, phụ hoàng từ oai hùng anh khí biến thành mái tóc pha sương.
Người là vua, là cha, là phụ hoàng trên danh nghĩa của nàng… Người nhận nuôi nàng, cho nàng vinh quang và tình cảm gia đình, đích thân dạy dỗ nàng và đệ đệ, muội muội, chưa từng vì mẫu thân mất sớm mà bỏ bê không quan tâm các con. Người bỏ trống hậu vị, không nạp lục cung, thế gian này không có nữ tử nào có thể lọt vào đôi mắt người nữa.
Mẫu hậu còn, nàng là đứa con gái hầu hạ bên người.
Mẫu hậu mất, nàng thành trưởng tỷ, phải đứng ra chèo chống thay mẫu hậu, che chở đệ đệ, muội muội tấm bé, làm bạn với phụ hoàng.
Phụ hoàng, Triệt nhi, Tiêu Tiêu đã trở thành những người thân thiết nhất của nàng.
Không biết từ lúc nào, nàng đã không nỡ rời xa họ, cho dù là Tiểu Hòa ca ca cũng không thể thay thế họ.
Người khác không hiểu vì sao nàng cứ cố ý ở lại trong cung, bỏ lỡ hôn kỳ, đảo mắt đã hai mươi lăm tuổi.
Có người nói Thừa Thái Công chúa tự phụ tôn quý, ngay cả người tuấn tú tài giỏi như Trường An Hầu cũng không chịu gả; cũng có người nói Thừa Thái Công chúa hiếu nghĩa, cam nguyện ở lại trong cung để báo ân… Đúng vậy, nàng cam nguyện! Cam nguyện cả đời không lấy chồng, chỉ muốn ở bên cạnh phụ hoàng bầu bạn, theo phụ hoàng từ từ đi con đường Đế vương…

Phụ hoàng, người không nằm mơ, con là Tẩm nhi!
, nàng nghẹn ngào nhào tới bên giường, liều lĩnh bắt lấy tay phụ hoàng.

To gan!
, Tiêu Kỳ bỗng sực tỉnh, bật dậy, phất tay áo đẩy nàng ra.
Nàng ngã nhào xuống đất, buồn bã ngẩng đầu nhìn phụ hoàng.

Tẩm nhi?
, chàng ngạc nhiên nhíu mày, vẫn còn mang men say, ánh mắt hiện lên vẻ ngạc nhiên nhưng nhanh chóng lộ ra ảm đạm,
Ai cho con vào đây?
.
Thừa Thái Công chúa buồn bã cười,
Phụ hoàng không muốn nhìn thấy con?
.
Chàng day thái dương, nhắm mắt lại,
Trẫm nhức đầu, con lui ra đi
.

Tẩm nhi biết tội!
, nàng rốt cuộc lấy hết dũng khí, run giọng nói ra những lời chôn sâu trong đáy lòng…
Phụ hoàng bi thương, Tẩm nhi cũng cảm động lây, nhìn người như vậy, Tẩm nhi… Tẩm nhi sẽ đau lòng
.
Đôi lông mày Tiêu Kỳ nhíu lại, lặng lẽ nhìn nàng không nói gì, đứng dậy khoác ngoại bào.
Đó là chiếc áo bào cũ kĩ đã phai màu nhợt nhạt, nàng nhận ra được, phía trên có hình rồng mẫu hậu đích thân thêu, chỉ vàng chói lọi đã phai đi.

Con có biết hôm nay là ngày mấy?
, giọng Tiêu Kỳ nhàn nhạt, để lộ ra vẻ lạnh lẽo,
Thường ngày con là đứa hiểu chuyện nhất, sao hôm nay lại không biết nặng nhẹ như thế? Nơi trẫm và Hoàng hậu ngủ, con được phép tự ý vào sao?
.
Nàng cắn chặt môi, quật cường kìm nén nước mắt,
Tẩm nhi tự ý vào tẩm điện chỉ vì muốn nhắc nhở phụ hoàng uống thuốc, Thái y nói thuốc không thể bỏ dù chỉ một ngày
.
Tiêu Kỳ mặc nhiên nhìn nàng, ánh mắt hơi ấm lại.

Con có lòng hiếu thảo như vậy, trẫm rất vui
, hắn vẫn giận tái mặt,
Lần này trẫm không phạt con, nhưng không thể phá lệ. Người đâu!
.
Thị vệ ngoài điện không dám đi vào, chỉ cao giọng đáp lại.

Đem nội thị ở bên ngoài đi đánh hai mươi trượng!
, Tiêu Kỳ lạnh lùng nói.
Thị vệ đáp lời, không nghe thấy tiếng kêu xin.
Thừa Thái Công chúa quỳ trên mặt đất, chỉ cảm thấy người lạnh toát, khẽ run.

Đi ra đi
, Tiêu Kỳ phất tay, thần sắc ảm đạm mệt mỏi.
Thừa Thái Công chúa chầm chậm đứng dậy, lui tới bình phong lại chợt quay người.

Phụ hoàng, con nghe thấy người hát Lục y
, nàng hé nụ cười, ánh mắt mơ màng,
Tẩm nhi muốn nghe lần nữa
.
Tiêu Kỳ chấn động, nhíu mày nhìn nàng, buồn bã cười.

Trẫm hát không phải để cho con nghe
, thần sắc chàng cô đơn, giương mắt nhìn trưởng nữ có vẻ khác lạ, hơi có chút kinh ngạc,
Tẩm nhi, con có chuyện muốn nói với trẫm sao?
.
Thừa Thái Công chúa cười, ánh mắt trong suốt,
Phụ hoàng, người trước nói cho con biết, lục y là có ý gì?
.
Tiêu Kỳ nhìn nàng thật sâu, bộ dạng như hờn dỗi trẻ con này khiến chàng chợt nhớ đến một vài chuyện đã bị phủ bụi.
Từng có một lần, A Vũ cũng bướng bỉnh như thế, làm nũng nói, Tiêu Kỳ, chàng kể chuyện xưa cho ta nghe, ta sẽ ngủ ngay!
Khi ấy nàng mới hai mươi, còn trẻ hơn Tẩm nhi bây giờ.
Chỉ ở trước mặt chàng, nàng mới để lộ ra vẻ ngây thơ đáng yêu, lúc nào cũng cuốn lấy chàng, bắt chàng kể chuyện ngày xưa, thích nghe chàng nói kinh nghiệm chinh chiến, nghe những chuyện lý thú lúc chàng niên thiếu mà chàng không muốn kể… Nàng nói, nàng muốn hiểu nhiều hơn về chàng.
Chàng nghiêng đầu, không dám nhìn đôi mắt như vậy, không dám mơ tưởng ngày xưa.

Lục y là bài ca dao một nam tử hoài niệm thê tử
, chàng từ từ nói, đưa tay vuốt ve hoa văn rồng trên áo bào, nhẹ cười.

Lục hề y hề, lục y hoàng lý. Tâm chi ưu hĩ, hạt duy kỳ dĩ! Lục hề y hề, lục y hoàng thường. Tâm chi ưu hĩ, hạt duy kỳ vong!
Lục hề ti hề, nữ sở trị hề. Ngã tư cổ nhân, tỷ vô vi hề! Hi hề khích hề, thê kỳ dĩ phong. Ngã tư cổ nhân, thực hoạch ngã tâm!
.
Bốn bài
Lục y
.
Giọng chàng trầm thấp nghẹn ngào, từng tiếng, từng chữ đều đau xé gan xé ruột.

Phụ hoàng mãi mãi không quên được mẫu hậu, mãi mãi không đón nhận ai khác sao?
, Thừa Thái Công chúa cười tự mỉa, cúi đầu hỏi.
Tiêu Kỳ không trả lời, ngẩn ngơ một lúc lâu, lẩm bẩm nói:
Tẩm nhi, con nhìn xem, mọi thứ trong điện Hàm Chương vẫn còn nguyên… Nàng vẫn còn ở nơi đây, chưa từng rời đi
.
Đúng vậy, dù mẫu hậu mất đi, bóng dáng người mãi còn lưu lại trong cung đình, trong lòng phụ hoàng, đâu đâu cũng có.
Thừa Thái Công chúa yên lặng khom người với Tiêu Kỳ,
Thỉnh phụ hoàng bảo trọng, nhớ uống thuốc
.

Trẫm biết rồi
, Tiêu Kỳ nhẹ gật đầu.

Nhi thần vẫn còn một chuyện, mong phụ hoàng ân chuẩn
, nàng vừa nói vừa hạ bái, hành đại lễ.
Tiêu Kỳ cười,
Chuyện gì mà cần trịnh trọng như thế?
.
Thừa Thái Công chúa gằn từng chữ,
Nhi thần muốn gả cho Trường An Hầu, mong phụ hoàng tứ hôn
.
Ngày hai mươi chín tháng tư, ban thánh chỉ gả Thừa Thái Công chúa cho Trường An Hầu, đợi khải hoàn thì lập tức thành thân.
Chuyện mừng này làm chấn động kinh thành.
Hoàng thất bao lâu nay chưa có niềm vui hôn lễ.
Mỗi người đều không ngừng thở than cho mối lương duyên này, lại ca tụng Thừa Thái Công chúa có hiếu.
Phụ hoàng rất vui, nhưng người vui nhất là Việt cô cô và Triệt nhi.
Triệt nhi nói, rốt cuộc hoàng tỷ cũng đã bị gả đi, sau này không còn ai càm ràm nó nữa.
Việt cô cô thậm chí vui đến mức chảy nước mắt,
Thừa Thái Công chúa gặp được lương nhân, Hoàng hậu trên trời có linh sẽ chúc phúc cho người
.
Tây cương đã định, Trường An Hầu khải hoàn về triều.
Ngày ba tháng năm, trời quang không mây.
Một tin quân báo nhanh chóng được đưa về cung từ ba trăm dặm xa xôi.
Thừa Thái Công chúa ngà say bị gọi tới ngự thư phòng.
Tóc mây buông lỏng, quần áo vẫn còn mùi rượu, Thừa Thái Công chúa mơ màng bước vào điện.
Tiêu Kỳ chắp tay đứng ở cửa, tóc mai như sương, thân hình hiên ngang lúc này hơi cứng ngắc.
Chàng chậm rãi xoay người lại, nhìn Thừa Thái Công chúa.

Phụ hoàng cho đòi nhi thần có chuyện gì chăng?
, nàng nhẹ cười, sau này lấy chồng rồi sẽ không được làm nũng với phụ hoàng nữa.
Tiêu Kỳ đưa tay nắm lấy vai nàng, lẳng lặng ôm nàng vào lòng.
Trong khoảnh khắc này, vị Đế vương khai quốc uy nghiêm chỉ còn là một phụ thân đau lòng thương con.
Thừa Thái Công chúa sững người, để mặc cho phụ hoàng ôm mình, quên mất mình phải nói gì, nên làm gì…
Phụ hoàng, lần đầu tiên, ôm nàng.
Tuy là kể từ khi nhận nuôi nàng đến nay đã được hơn mười năm, đây là lần đầu tiên người ôm nàng.
Dù là tình cha, ước nguyện của nàng cũng đã trọn.
Thừa Thái Công chúa run rẩy nhắm mắt lại, cơ hồ quên mất hết thảy, chỉ muốn phụ hoàng mãi ôm mình như thế.

Tẩm nhi, phụ hoàng xin lỗi con
, giọng phụ hoàng bi thống,
Tiểu Hòa, không thể trở lại
.
Nàng còn đang chìm trong mê say, không nghe hiểu lời phụ hoàng, kinh ngạc hỏi,
Tiểu Hòa ca ca muốn đi đâu?
.
Tiêu Kỳ nhìn nàng thật sâu, nói từng chữ từng chữ,
Da ngựa bọc thây, núi xanh chôn xương
.
Bên tai ầm một tiếng, nàng kinh ngạc nhìn phụ hoàng, nghe tám chữ phụ hoàng nói ra.
Bỗng nhiên, trời đất như xoay vần.
Trước mắt hiện ra thân ảnh thiếu niên áo trắng, nụ cười ấm áp của huynh ấy…
Huynh ấy nói, lần này đi tây cương, không làm nên công lao sự nghiệp sẽ không quay về gặp nàng.
Tiểu Hòa ca ca, huynh lừa ta.
Cuối cùng, ta cũng bỏ lỡ huynh.
Tướng quân tây chinh Tạ Tiểu Hòa tại trận quyết chiến thành Cức đã độc thân xông vào trận địa địch, chém chủ soái địch, thắng trận, người bị thương nặng chín chỗ, mang thương thế về kinh, trên đường đi thân thể chuyển biến xấu, ba ngày trước đã qua đời ở quận An Tây.
Triều dã chấn động, quần thần buồn thương.
Ngày linh cữu Trường An Hầu vào thành, Hoàng thượng đích thân dẫn Thái tử ra đón, làm lễ tế anh linh.
Thừa Thái Công chúa lấy thân phận thân nhân đỡ linh cữu vào thành.
Vĩnh lăng.
Không có nghi trượng hộ vệ, chỉ có một chiếc xe loan lặng lẽ hiện ra trong sương sớm.
Thừa Thái Công chúa mặc quần áo trắng chậm rãi bước xuống xa giá, tóc búi cài trâm ngọc, trên người không còn trang sức nào nữa.

Đây là Vĩnh lăng sao?
, nàng ngửa đầu lặng ngắm lăng tẩm Hoàng gia rộng rãi trước mắt.
Thị nữ phía sau kinh hô,
Hoàng lăng thật rộng lớn!
.
Hoàng lăng dựa vào núi, rộng hơn mười dặm, đập vào mắt là một rừng bách um tùm, đồng cỏ bát ngát, hùng hồn mênh mông.
Đường đi trước lăng rộng mấy trượng, thẳng tắp thông lên đại điện. Hai bên đường là tượng đá linh thú khổng lồ, phía đông là thiên lộc, phía tây là kỳ lân. Thiên lộc há miệng mở to mắt, ngẩng đầu ưỡn ngực, đôi cánh dài cuồn cuộn như mây. Kỳ lân đối diện với thiên lộc, ý là Hoàng đế vâng mệnh trời, thiên uy cao nhất.
Hoàng gia thiên uy, kinh động tứ phương – cũng chỉ có nơi như thế mới xứng để cho một đôi Đế hậu khai quốc yên nghỉ.
Nơi này, mẫu hậu an nghỉ, một vị hồng nhan là truyền kỳ thiên cổ an nghỉ.
Nhìn Hoàng lăng rộng rãi, Thừa Thái Công chúa xúc động mỉm cười, trong lòng cuối cùng cũng có cảm giác bình tĩnh.
Chưa gả đã cô quả, ai yêu ai, ai đợi ai… chung quy chạy không thoát vận mệnh trêu ngươi.
Trong cung nơi nơi thương tình, không còn là nhà nữa.
Nàng mệt mỏi, mà thế gian này không có nơi để nàng nương tựa.
Trước kia bi thương, cơ khổ, luôn có mẫu hậu ở bên, luôn có người hiểu nàng.
Có lẽ tới Hoàng lăng làm bạn với mẫu hậu mới giúp nàng có được chút bình tâm.
Phụ hoàng phá lệ cho phép nàng vào địa cung.
Nàng từng tưởng tượng rất nhiều, địa cung của mẫu hậu sẽ huy hoàng bực nào, tràn ngập sắc màu.
Nhưng đến lúc chân chính đặt chân vào, chín chín tám mươi mốt ngọn đèn nhỏ chiếu sáng, nàng lại không dám tin vào đôi mắt mình.
Trong chính điện địa cung không có cung thất hoa mỹ mà nàng nghĩ.
Chỉ có một căn phòng tinh xảo, trước cửa có vườn hoa, con đường nhỏ, cây cầu cong cong… Hẳn là ngôi nhà của một hộ dân thường.
Phỉ thúy chạm thành trúc xanh, mã não khảm thành thược dược, lụa làm lá, giọt sương là trân châu.
Khéo léo tuyệt vời, cẩm tú phồn hoa, giống như Kính Ý Hoàng hậu an nghỉ trong đó, hồng nhan không già. Cảnh sắc vẫn vậy, cho dù thiên thu vạn tuế, bao lần bãi bể nương dâu, chỉ đợi người đó trăm tuổi đến sống chung.
Nơi đây, không còn phân tranh, cô tịch, biệt ly, chỉ có hai người vĩnh hằng.
Phụ lục:
Lục hề y hề, lục y hoàng lý. Tâm chi ưu hĩ, hạt duy kỳ dĩ!
Lục hề y hề, lục y hoàng thường. Tâm chi ưu hĩ, hạt duy kỳ vong!
Lục hề ti hề, nữ sở trị hề. Ngã tư cổ nhân, tỷ vô vi hề!
Hi hề khích hề, thê kỳ dĩ phong. Ngã tư cổ nhân, thực hoạch ngã tâm!
Dịch nghĩa:
Y phục xanh biếc, lót trong màu vàng. Cầm y phục người vợ đã mất lên nhìn, không thể nào quên những tháng ngày lúc thê tử còn sống, bi thương cũng không bao giờ nguôi. Tỉ mỉ nhìn một đường chỉ trên y phục, mỗi một mũi kim đều là tình yêu thắm thiết dành cho thê tử. Thê tử trước kia từng khuyên nhủ, bảo ta đừng quên chăm lo cho mình. Nghĩ tới những điều ấy, lòng quặn đau. Trời chuyển rét ta vẫn mặc y phục ngày hè. Lúc thê tử còn sống, bốn mùa đều là thê tử quan tâm làm y phục cho thay, sau khi thê tử qua đời, ta không còn có thói quen quan tâm mình. Gió thu xào xạc thổi, gợi lên nỗi bi ai vô hạn khi mất đi hiền thê. Chỉ có thê tử tâm ý tương hợp với mình, bất kỳ ai cũng không thể thay thế. Nỗi nhớ nhung đau thương dành cho thê tử là vô cùng tận.
Bài này có ảnh hưởng rất lớn trong văn học xưa.

Điệu vong thi
(Bài thơ thương nhớ người vợ đã mất) của Phan Nhạc rất nổi danh, thực ra cách viết chịu ảnh hưởng của
Lục y
.
Toàn văn hoàn.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Nghiệp Đế Vương.