• 3,970

Chương 103: Mặt nạ vàng


Nhưng người này có tài đức gì mà được chôn cùng với một Vương gia? Có nghĩ thế nào cũng thấy chuyện này không hợp lý mà? Hơn nữa, điều khiến người ta ngạc nhiên và lấy làm lạ hơn chính là, vị quan Tứ phẩm bình thường này lại đeo một mặt nạ bằng vàng!

Ngũ sư đệ thử xem xét, lại nhận ra chiếc mặt nạ này dán chặt lên má của thi thể, không biết được khảm bằng thứ gì. Nhìn từ bên ngoài, không thể thấy được chút da mặt nào hết.


Đây là cái gì thế?
Nhị sư huynh giật mình hỏi.


Có thể là thứ gì được, nói năng cẩn thận một chút.
Đại sư huynh mất hứng nói.

Nhị sư huynh nghe thế thì chắp tay trước ngực, nói với người đàn ông trong quan tài:
Vị tiền bối này, không phải tiểu nhân cố ý mạo phạm đâu, xin ngài đừng trách!


Vương An Bắc thấy Ngũ sư đệ mãi mà không lấy chiếc mặt nạ bằng vàng đó xuống, thì sốt ruột hỏi:
Sao thế? Có lấy được mặt nạ xuống không?


Ngũ sư đệ quan sát một lúc lâu, mồ hôi đầy đầu.


Tam sư huynh, không phải là đệ không muốn gỡ nó xuống, nhưng thật sự không nhận ra thứ này được khảm trên mặt ông ta như thế nào. Nếu mạnh tay cố gỡ ra, chỉ sợ sẽ làm hỏng mặt thi thể này!


Vương An Bắc nghe xong liền biết là không được. Sư phụ đã từng lập ra quy tắc, bất kể vào ngôi mộ kiểu gì, bất kể là có lấy được báu vật hay không, thì đều không được làm hỏng di thể của chủ mộ dù chỉ một chút.

Mặc dù không phải chưa từng có dân trong nghề làm như thế, nhưng cuối cùng đều chết không được yên thân. Nên lúc nhận bọn họ vào môn phái, sư phụ đã giảng giải kĩ vài quy tắc trước. Một khi làm trái, sẽ bị trục xuất khỏi sư môn ngay lập tức!

Vương An Bắc cẩn thận nghiên cứu mãi, nhưng lại không có cách nào gỡ nó xuống một cách hoàn hảo.

Ông trầm tư một lúc, rồi đành không cam lòng nói:
Đi thôi, chúng ta đừng lãng phí thời gian ở đây nữa. Đi thẳng ra sau điện, đệ không tin trong quan tài của chủ mộ này không có thứ gì tốt!


Thế là, mọi người rời khỏi điện thờ phụ phía Nam, đi tới trước cửa hậu điện. Quả nhiên cũng như dự đoán, trên cửa đá không có bất cứ cơ quan gì, đẩy nhẹ là đã mở ra được.

Lúc bước vào, bên trong rất tối, mọi người mò được hai ngọn đèn chế tác rất khéo léo đẹp đẽ ở cạnh cửa, xem ra là đồ thường dùng trong hoàng gia. Họ thắp đèn lên, cảnh vật trong hậu viện hiện ra trước mắt.

Không ngờ vừa có ánh sáng, một chiếc bình phong bằng ngọc thạch cực lớn, cao khoảng 2m bất chợt hiện ra trước mặt họ…


Tảng ngọc bích lớn như vậy, lấy bừa một miếng cũng được kha khá nhỉ?
Tứ sư đệ cảm khái nói.

Nhưng Đại sư huynh lại lắc đầu:
Một tấm bình phong bằng ngọc tốt như thế, nếu để đệ cắt một góc thì mới chẳng còn đáng giá gì nữa.


Lúc này, mấy người khác cũng xúm lại, trên tấm bình phong này được khắc đầy chữ Mãn tộc.

Trong nhóm, người có thể đọc được chữ Mãn này cũng chỉ có Đại sư huynh.

Vì thế, Vương An Bắc hỏi:
Đại sư huynh, trên đó ghi gì thế?


Đại sư huynh lại bật lửa lên dí sát vào, cẩn thận nhìn chữ khắc đầy trên đó, chợt ông giật mình.

Vương An Bắc thấy Đại sư huynh còn phải xem thêm một lát, bèn vòng ra sau tấm bình phong. Ở đó có một chiếc quan tài bằng gỗ lim, nhìn kiểu thì rất giống của chủ mộ.

Bên cạnh quan tài gỗ lim, có một bộ áo giáp bằng đồng rất nặng, bên hông đeo một thanh kiếm Long Tuyền tuyệt đẹp. Xem ra lúc còn sống, vị chủ mộ này là một võ tướng thiện chiến.

Lúc này, Đại sư huynh cũng đã đọc được kha khá, bèn đi vòng ra sau bình phong cùng mọi người. Vương An Bắc nghe tiếng thì quay lại nhìn:
Sao rồi? Trên tấm bình phong đó viết cái gì?


Đại sư huynh đến trước quan tài gỗ lim, khẽ chạm vào nắp quan tài, rồi quay sang nói với Vương An Bắc:
Trên đó viết vài công đức và một chuyện mà mộ chủ làm sai lúc còn sống…



Làm sai! Sai chuyện gì?
Vương An Bắc nghe thế thì hỏi với vẻ khó tin.

Người thời xưa đều thích khắc vài công đức lúc còn sống lên mộ, thật sự rất hiếm người viết về sai lầm của mình ở trong đó. Đương nhiên cũng có tình huống như thế, nhưng cũng đều chẳng phải người bình thường gì!

Đại sư huynh nhìn cách bài trí trong hậu điện, rồi cảm khái:
Không ngờ hôm nay chúng ta đặt trúng một ván bài lớn rồi!


Mấy huynh đệ nghe thế thì vui mừng ra mặt. Dù sao đây cũng là lần đầu họ nhìn thấy ngôi mộ cao quý như thế, nói không kích động thì là giả!

Nghe Đại sư huynh nói, chủ nhân ngôi mộ này là một Khắc Cần Quận Vương đời thứ sáu, có thể nói lúc còn sống đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Chỉ tiếng là ông ta mất sớm lúc còn tráng niên, chưa đến 40 tuổi đã chết vì bệnh. Về phần chuyện làm sai ghi trên bình phong ngọc cũng là tiếc nuối cả đời của ông ta.

Vị Khắc Cần Quận Vương này tên là Ái Tân Giác La Huyền Lý, ông ta có một người em gái ruột tên là Diệp Lan. Cô ấy có diện mạo cực kỳ xinh đẹp, cơ thể trời sinh có mùi hương lạ, rất được Huyền Lý yêu chiều. Sau đó ông ta còn gả nàng cho cấp dưới mà mình tin cậy nhất – Đoạn Tử Ngọc.

Đoạn Tử Ngọc này vốn là người Hán. Nhẽ ra hai tộc Mãn Hán không thể thông hôn, nhưng Diệp Lan lại không chịu lấy ai khác ngoài Đoạn Tử Ngọc. Về sau, Huyền Lý đành cải Hán nhập Kỳ cho Đoạn Tử Ngọc, mới để đứa em gái cưng của mình được như mong muốn.

Không ngờ đời không như là mơ, Đoạn Tử Ngọc này tính tình kiêu ngạo, dù cận kề cái chết cũng không muốn cải Hán nhập Kỳ. Nhưng Huyền Lý lại vì Diệp Lan mà dùng hết mọi thủ đoạn để ép buộc, khiến Đoạn Tử Ngọc buồn bực sầu não mà chết, cuối cùng Diệp Lan cũng tự sát theo chồng…

Sau đó, Huyền Lý xây dựng một lăng mộ ở Bạch sơn Hắc thủy cho Diệp Lan, cũng chôn hết những thứ quý giá mà nàng yêu thích khi còn sống, dùng cách đó để bù đắp lại nỗi áy náy.

Bạch sơn Hắc thủy: Núi Trường Bạch và sông Hắc Long.

Vương An Bắc nghe Đại sư huynh giải thích đoạn văn viết trên bình phong kia xong, thì thấy hơi nghi ngờ. Ông nhanh chóng đi qua điện thờ phụ ở hướng Nam, cẩn thận quan sát tranh chữ dán đầy tường, thấy lạc khoản trên đó đều là của Đoạn Tử Ngọc!


Không đúng! Nếu em gái ông ta yêu Đoạn Tử Ngọc, vậy sao lại không chôn y cùng với nàng ấy, mà lại chôn trong điện thờ phụ của anh vợ?
Vương An Bắc khó hiểu, hỏi.

Đại sư huynh phẩy tay với ông ta:
Trong mười câu của mấy người thời xưa này, có ba câu thật là đã tốt rồi. Bây giờ đừng quan tâm nhiều như thế, cứ mở quan tài trong hậu điện, xem có thứ gì tốt đã rồi nói!


Mọi người lại quay về quan tài gỗ lim trong hậu điện, Ngũ sư đệ nghiên cứu kết cấu của quan tài xong, thì cẩn thận mở nắp.

Lúc này Vương An Bắc cũng nín thở, chăm chú nhìn nắp quan tài từ từ bị mở ra, chỉ sợ có một mũi tên bất chợt bắn ra. Ai ngờ mở nắp xong mà mọi thứ vẫn yên bình, cùng không có nguy hiểm như đã dự liệu.

Mọi người thăm dò nhìn vào quan tài, di hài của một người đàn ông mặc trang phục tím thêu hoa vàng, phía trước thêu một con rồng vàng năm vuốt. Bổ phục trước ngực ông ta là bàn long năm đầu, được thêu bằng kim tuyến, đây chính là Khắc Cần Quận Vương – Ái Tân Giác La Huyền Lý.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Người Tìm Xác.