CHƯƠNG 32: 27 THÁNG SÁU 1905
-
Những Giấc Mơ Của Einstein
- Alan Lightman
- 915 chữ
- 2020-05-09 02:36:51
Số từ: 904
Dịch giả: Lê Chu Cầu
NXB Hội nhà văn
Nguồn: Sưu tầm
Mỗi thứ Ba, một người đàn ông đứng tuổi đều chở đá từ mỏ đá ở phía đông Berne đến cửa hàng của người thợ nề trên Hodlestrasse. Ông có vợ, hai con đã lớn và ở riêng, một người anh mức chứng lao sống ở Berlin. Suốt năm ông khoác cái áo bông xám, làm việc ở mỏ đá tới lúc nhá nhem mới về ăn tôi với vợ rồi đi ngủ. Chủ nhật ông săn sóc vườn tược. Sáng sáng thứ ba ông chất đá len xe tải chạy vào phố.
Vào tời phố, ông ngừng ở Marktgasse để mua bột và đường. Ông ngồi yên lặng nửa giờ nơi nhũng hàng ghế cuối trong ngôi nhà thở chính tòa. Ông ngừng ở Bưu điện, gửi một lá thư đi Berlin. Rồi trong khi ddi ngang qua những người khác trên đường phố, ông cúi nhìn xuống đất. Có vài người quen biết tìm cách làm ông chú ý hoặc là chào ông. Ông lẩm bẩm gì đó rồi đi tiếp. Tuy cung cấp đá cho người thợ nề trên Hodlergasse nhưng ông không thể nhìn thẳng vào mặt y. Ông nhìn qua một bên, ngó bức tường, đứng ở một góc khi đáp lại lời trò chuyện thân mật của người thợ nề trong lúc cân đá.
Bốn mươi năm trước, hồi đi học, ông đã đái ra quần trong lớp vào một chiều tháng Ba. Lúc ấy ông không nén nổi. Sau đó ông định cứ ngồi lì, nhưng đám trẻ kea thấy bãi nước bèn truy đuổi ông chạy khắp lớp. Chúng hò la chỉ vào vệt ướt trên quần ông. Hôm ấy nắng như dòng sữa tun qua cửa sổ, chiếu rọi trên hành lang lát gỗ của lớp học. Hơn hai chục cái áo khoác treo trên móc cạnh cửa ra vào. Phấn vạch trên bảng tên những thủ đô của châu Âu. Các bàn học có mặt gỗ đẩy lên cao được và một ngăn bàn. Bàn của ông, góc trên cùng bên phải có khắc chữ " Johann". Không khí ẩm và ngộp vì hơi nước lò sưởi. Một cai đồng hồ có kim màu đỏ thật to chỉ hai gờ mười lăm.
Lũ trẻ chế nhạo ông trong lúc đuổi ông chạy khắp lớp với vết ướt trên quần. Chúng hò la: " Đái dầm! Dấm đài! Đái dầm!"
Kỉ niệm này đeo theo ông suốt đời. Sáng sáng khi thức dậy, ông là đứa trẻ từng đái ra quần. Gặp người ta trên đường phố, ông biết họ nhìn vệt ướt trên quần mình. Ông ngó vội xuống quần rồi quay đi. Khi các con về thăm, ông ở lì trong phòng, chỉ tiếp chuyện chúng qua cánh cửa. Ông là đứa trẻ đã không nhịn nổi cơn mót tiểu.
Nhưng quá khứ là gì nhỉ? Có thể nào sự không thay đổi được gì của quá khứ chỉ là ảo tưởng? Có thể nào quá khứ là cái kính vạn hoa, là một mẫu hình mà mỗi làn gió, một tiếng cười, một ý nghĩ lại làm cho thay đổi? Và nếu mọi sự thay đổi thì bằng cách nào chúng ta biết được sự thay đổi ấy?
Trong một thế giới với quá khứ đổi thay thì một buổi sáng kia, ông chủ mỏ đã thức dậy mà khong còn là đứa nhỏ không nhịn nổi cơn mót tiểu nữa rồi. Cái buổi chiều tháng Ba xa xôi kia chỉ là baats cứ một buổi chiều nào đấy.Vào cái buổi chiều đã quên nọ, ông ngồi trong lớp, khi thầy giáo gọi thì ông trả bài, tan học ông với đám trẻ kia chơi trượt băng. Bây giờ ông làm chủ một mỏ đá. Ông có chín bộ quần áo.Ông mua cho vợ đồ sứ cao cấp, chiều Chủ nhật nào phòng vợ chồng ông cũng đi dạo thật lâu. Ông ghé thăm bạn bè trên Amthaugasse và Aarstrasse, mỉm cười bắt tay họ. Ông bỏ tiền di nghe hòa nhạc...
Một buối sáng ông thức dậy và...
Khi mặt trời mọc trên thành phố thì cả vạn người ngáp, ăn bánh mì, uống cà phê. Những lối đi mái vòm ở Speichergasse có cả vạn người, họ đi tới chỗ làm ở Speichergasse hay dắt con cái ra công viên. Mỗi người có kỉ niệm riêng: một ông bố không thương nổi con, một người anh lúc nào cũng trội hơn em, một người tình biết cách hôn tuyệt vời. Chép bài của nhau trong lớp, sự yên ắng sau khi tuyết vừa rơi, việc công bố một bài thơ. Trong một thế giới với quá khứ đổi thay thì những kỉ niệm này giống nhau như trấu trong gió, chỉ là những giấc mơ thoáng qua,a những hình thù trong đám mây. Cái gì đã xảy ra đều mất đi thực chất của nó, nó biến đổi - chỉ qua một cái nhìn, một trận bão, một đêm thôi. Trong thời gian, quá khứ chưa hề xảy ra. Nhưng ai có thể biết được điều đó? Ai có thể biết được rằng quá khứ không thật bề vững như khoảnh khắc này đây, khi mà nắng tràn ngập vùng núi Alps ở Berne, khi những gã chủ tiệm vừa hát vừa nâng mái hiên bằng vải bạt và người chủ mỏ đã bắt đầu chất đá lên xe tải.