Lời Tựa Của Tác Giả
-
Những Người Đàn Bà Tắm
- Thiết Ngưng
- 532 chữ
- 2020-05-09 03:51:13
Số từ: 526
Nguồn: Isach
Dịch giả: Lê Minh Sơn
NXB Hội Nhà Văn
Những người đàn bà tắm viết năm 1999, mùa xuân năm 2000 xuất bản lần đầu.
Năm 1990, thế kỷ 20 sắp kết thúc, thế kỷ 21 đang đến gần. Năm ấy, giới báo chí thường hỏi tôi có suy nghĩ gì và tâm tình nào đối với thế kỉ mới; hoặc tôi monmg đợi gì ở thế kỉ mới... Trước những câu hỏi ấy tôi thường không trả lời nổi. Tôi không trả lời nổi vì, thế kỉ mới không để ý gì đến mong đợi và tâm tình của tôi, nó không để ý gì, cứ lặng lẽ nhưng rất ngang nhiên đến với nhân loại đúng thời điểm. Lúc ấy, tôithực sự cảm thấy thời gian triền miên và vô tình như hoa rơi nước chảy, thần kinh của nhân loại dũng mãnh nhưng lại bất lực, vững vàng dẻo dai nhưng lại yếu đuối.
Tuy nhiên, ở một ý nghĩa nào đấy, tôi không hy vọng với Những người đàn bà tắm tôi đã trả xong món nợ thế kỉ, nhưng lại thiển nghĩ, hoặc giả xen giữa những dòng chữ cũng có những từ ngữ như "kiểm điểm", "truy hỏi", "chất vấn", "cứư chuộc". Tôi thử với tinh thần dũng cảm để kiên nhẫn nhìn lại và thận trọng xem xét những âu lo và khổ đau của một nhóm linh hồn giữa những năm tháng đặc biệt ấy ở Trung Quốc, đồng thời mong rằng trong sự nhìn nhận và xem xét, tâm linh tan vỡ lại được trắn trong và hoàn chỉnh. Thế giới này liệu có gì tồn tại hoàn chỉnh hơn trái tim tan vỡ? Những suy nghĩ trên có thể là một trong những thái độ chân thật của một nhà văn ở cuối thế kỉ, cùng với văn học đối diện trước thế kỉ mới.
Những người đàn bà tắm là tên một nhóm tranh của P.Cézanne, hoạ sĩ người Pháp thuộc trường phái ấn tượng, mà tôi đã lấy làm tên sách. Trên tranh, những tấm than màu nâu nhạt hoà quỵen cùng cỏ cây và đất đai, những cô giá khoẻ mạnh, thản nhiên, an nhàn, chất phác, không điệu bộ mà cũng không có gì trái lẽ thường. Những người con gái là giới hạn mà nhân loai hướng tới.
Trong thư của ông Sơn Lê, người dịch Những người đàn bà tắm cho tôi biết, bạn đọc Việt Nam rất thích tiểu thuyết này. Nhân dịp Những người đàn bà tắm bản tiếng Việt được tái bản, tôi xin cảm ơn ông Sơn Lê đã đành công sức để dịch tác phẩm này. Tôi luôn luôn tin rằng, một tác phẩm văn học hay khả năng biểu hiện linh nhân loại để có thể cùng chung một cảm nhận; một tác phẩm văn học hay có đủ khả năng vượt qua môi trường văn hoá khácư nhau giữa bạn đọc với bạn đọc. Tôi không cho rằng mình đã đạt được trình độ cao như thế, bởi vậy tôi càng phải cố gắng hơn nữa để không phụ lòng bạn đọc của tôi.
Ngày 3 tháng 11 năm 2005
THIẾT NGƯNG