• 953

Chương 11


Số từ: 3310
CHƯƠNG XI
ÔNG FANG QUAN TÒA CẢNH SÁT, MỘT KHÁI NIỆM SƠ BỘ VỀ CÁCH XÉT XỬ CỦA ÔNG TA
Vụ móc túi xảy ra tng phạm vi của quận, cụ thể là ở ngay cạnh một cơ quan cảnh sát rất nổi tiếng của thủ đô. Đám đông chỉ được hân hạnh đi theo sau Ôlivơ qua một hay hai con đường, đến một nơi gọi là Đồi Mattôn, ở đấy nó được dẫn đi qua một vòm thấp, vào một cái sân bẩn thỉu, đến nơi thi hành việc xét xử theo con đường phía sau. Người ta bước vào một cái sân nhỏ lát gạch, và ở đây họ gặp một người mập mạp, để ria dày, tay cầm một chùm chìa khoá’.
"Có việc gì thế"', người kia nói, vẻ thờ ơ.
"Một thằng bé móc túi
, người chịu trách nhiệm giữ Ôlivơ nói.
"Có phải cụ là người bị móc túi đấy không?", người cầm chùm chìa khóa hỏi.
"Vâng ạ", cụ già đáp. "Nhưng tôi không chắc rằng thằng bé này thực tế đã ăn cắp chiếc khăn tay. Tôi không muốn câu chuyện đi xa hơn".
"Cụ phải đến trước quan tòa ngay bây giờ", người kia đáp "Ngài sẽ được rảnh tng nửa phút nữa. Nào thằng bé bị treo cổ kia!".
Đây là lời mời Ôlivơ bước qua một cái cửa mà anh ta miệng nói tay lấy chìa khóa ra mở, cửa dẫn tới một nhà giam bằng đá, ở đây người ta lục soát nó, nhưng vì không tìm thấy gì trên người, nên người ta khóa trái cửa lại.
Về hình dáng và kích thước phòng giam này trông giống như một hầm rượu, nhưng không được sáng như vậy. Nó bẩn thỉu không thể chịu được, vì hôm ấy là sáng thứ hai, và nó đã chứa sáu người say rượu là những người được đưa đi giam ở chỗ khác từ đêm thứ bẩy. Nhưng đây là chuyện vặt. Ở các hầm giam chỗ chúng ta, tối nào cũng thấy có đàn ông và đàn bà bị giam giữ vì những lời buộc tội hết sức vặt vãnh - từ (lời buộc tội) này là đáng chú ý - tng những hầm giam mà so sánh với nó thì những hầm giam ở Niugâytơ; giam giữ những kẻ tội phạm hung dữ nhất đã bị xét xử, đã thấy rõ là phạm tội, và bị kết án tử hình, sẽ là những cung điện. Ai không tin điều đó, cứ việc so sánh hai nhà giam.
Cụ già có vẻ buồn bã như Ôlivơ khi chiếc thìa khóa kêu lách cách ở tng ổ khoá. Cụ quay lại nhìn quyển sách, thở dài, quyển sách này là nguyên nhân vô tội của tất cả câu chuyện rắc rối này.
"Tng nét mặt của thằng bé có một cái gì", cụ già tự bảo mình, khi chậm rãi bước đi, và lấy bìa sách gõ gõ lên trán, vẻ tư lự, "có một cái gì làm mình cảm động và chú ý. Có lẽ nó vô tội chăng? Hình như nó vô tội thật. A này!" Cụ già thốt lên, dừng phắt lại và nhìn lên trời. "Trời ơi! Không biết mình đã nhìn thấy một gương mặt nào trước đây giống như thế nhỉ?"
Sau khi trầm ngâm vài phút, cụ già lại bước đi, cũng với vẻ mặt tư lự như vậy, vào một căn phòng mà phía sau nhìn ra sân, và ở đấy, náu mình vào một góc phòng, cụ hồi tưởng lại vô số gương mặt bao nhiêu năm nay đã bị một tấm màn đen che phủ. "Không
, cụ già nói và lắc đầu, "chắc là điều tưởng tượng mà thôi
.
Cụ lại suy đi nghĩ lại về những gương mặt ấy. Cụ đã làm cho chúng sống lại nhưng bây giờ dù có muốn gạt tấm nằm đã bấy lâu che đậy họ cũng không phải là dễ. Đó là gương mặt của những người bạn, của những kẻ thù, lại có nhiều gương mặt gần như là xa lạ phô ra đột ngột ở trong đám đông. Có những gương mặt của những cô gái trẻ tuổi và tươi tắn nay đã là những bà già. Có những gương mặt mà cái chết đã làm thay đổi và đã chôn vùi dưới mộ, nhưng trí nhớ vẫn mạnh hơn cái chết, vẫn khoác cho họ vẻ đẹp và vẻ tươi tắn trước đây, trả lại cho họ đôi mắt long lanh, nụ cười rạng rỡ, tâm hồn sáng ngời tỏa ra từ một thể xác cát bụi, và gợi nhớ tới vẻ đẹp của họ ở bên kia cõi chết, một vẻ đẹp đã thay đổi nhưng để lại càng đẹp hơn nữa, và nó rời khỏi trái đất này để trở thành một luồng ánh sáng, một tia sáng dịu dàng trên con đường dẫn tới Thiên đường.
Nhưng cụ già vẫn không nhớ được một gương mặt nào mang những dấu vết của nét mặt Ôlivơ. Vì vậy cụ thở dài não nuột trước những hình ảnh quá khứ mà cụ đã thức tỉnh, và may sao vốn là một ông già đãng trí, cụ lại vùi đầu vào những trang sách của quyển sách cũ kỹ.
Cụ bị thức tỉnh vì có người vỗ lên vai, đó là người cầm chìa khóa và anh ta yêu cầu cụ theo anh ta bước vào phòng làm việc. Cụ vội vàng gấp sách lại, và lập tức được đưa đến trước cái vẻ uy nghi bệ vệ của ông Fang nổi tiếng.
Phòng làm việc nằm ở phần ngoài của phòng tiếp khách, tường được lát ván. Ông Fang ngồi đằng sau hàng chấn song tại cuối phòng, và ở một bên cửa là một thứ vành móng ngựa bằng gỗ tng đó Ôlivơ nhỏ bé tội nghiệp đang đứng run lẩy bẩy trước cảnh khủng khiếp này.
Ông Fang là một người gầy gò, lưng dài, cổ ngắn, tầm vóc trung bình, mọc tóc lưa thưa ở gáy và hai bên đầu. Mặt ông nghiêm nghị và đỏ ửng. Nếu quả thật ông không có thói quen uống nhiều rượu hơn là số lượng cần thiết có lợi cho ông thì có thể ông đã khiếu nại trước tòa về vụ cái sắc mặt ông đã phỉ báng ông và ông hẳn đã được một khoản bồi thường lớn.
Cụ già kính cẩn cúi chào, và bước đến gần bàn giấy của ông quan tòa. Cụ vừa nói vừa đưa ra tờ danh thiếp: "Thưa ngài, đây là tên tôi và địa chỉ của tôi
. Sau đó, cụ bước lùi lại một hai bước, và khẽ cúi đầu lịch sự và kính cẩn, chờ đợi người ta hỏi đến mình.
Nhưng không may lúc này ông Fang lại đang đọc một bài xã luận tng một tờ báo buổi sáng nhắc tới một vài quyết định của ông, và kêu cầu lần thứ ba trăm năm mươi bộ Nội vụ phải đặc biệt chú ý đến ông nên ông nổi xung, và ngước mắt nhìn, vẻ mặt cau có khó chịu.
"Ông là ai?", ông Fang nói.
Cụ già hơi ngạc nhiên chỉ vào tờ danh thiếp.
"Cảnh sát!" Ông Fang nói, khinh bỉ gạt bỏ tờ danh thiếp cùng với tờ báo. "Lão này là ai?"
"Thưa ông tên tôi
, cụ già nói như một con người lịch sự "thưa ông tên tôi là Braolâu. Xin phép ông cho tôi biết tên của vị quan tòa dưới sự che chở của pháp luật đã tự do vô cớ mắng nhiếc một con người đáng kính". Nói đoạn, ông Braolâu đưa mắt nhìn quanh cơ quan làm việc tựa hồ như muốn tìm một con người sẽ cấp cho ông lời xác nhận cần thiết.
"Cảnh sát", ông Fang nói và vất tờ danh thiếp ra một bên, "lão này bị tố cáo điều gì?"
"Thưa ngài ông ta không bị tố cáo điều gì cả", viên cảnh sát nói. "Thưa ngài ông ta tố cáo một thằng bé".
Ngài biết rất rõ điều này, nhưng đây là một dịp tốt để làm phiền người ta mà không bị nguy hiểm gì.
"Có phải ông ta tố cáo thằng bé không?". Ông Fang nói, rồi đưa mắt nhìn cụ Braolâu từ đầu đến chân, vẻ khinh bỉ. "Bắt ông ta tuyên thệ đi!".
"Trước khi tuyên thệ, tôi xin phép được nói một đôi lời
, cụ Braolâu bảo, "quả thực, vì không có kinh nghiệm thực tế, không bao giờ tôi lại có thể nghĩ rằng..."
"Ông ngậm miệng cho tôi nhờ!", ông Fang nói, giọng hách dịch.
"Tôi không ngậm miệng!", cụ già đáp.
"Ông ngậm miệng ngay đi, nếu không tôi tống cổ ông ra khỏi cơ quan ngay bây giờ!", ông Fang nói. "Ông là đồ xấc xược, hỗn lão. Sao ông lại dám mắng nhiếc một ông quan tòa!"
"Cái gì!
Cụ già thốt lên, mặt đỏ bừng.
"Bắt ông này tuyên thệ đi!". Ông Fang bảo viên lục sự. "Tôi không muốn nghe một lời n nữa, bắt ông ta tuyên thệ đi".
Lòng căm phẫn của cụ Braolâu lên cao, nhưng khi nghĩ lại rằng có thể cụ làm cho thằng bé bị thiệt hại nếu nghe theo tình cảm của mình, cho nên cụ nén tình cảm và lập tức tuyên thệ.
"Bây giờ
, ông Fang nói, "ông tố cáo thằng bé này điều gì? Ông muốn nói gì nào?".
"Tôi đang đứng ở một quầy hàng sách...", cụ Braolâu bắt đầu.
"Ông ngậm miệng lại", ông Fang nói. "Cảnh sát! Tên cảnh sát đâu rồi? Bắt tên cảnh sát này tuyên thệ nữa. Thế nào, cảnh sát, có điều gì thế?

Người cảnh sát khúm na khúm núm kể lại về chỗ anh ta đã bắt được thằng bé như thế nào, anh ta đã lục soát Ôlivơ nhưng không thấy trên người nó có gì, và anh ta chỉ biết có thế.
"Có nhân chứng nào nữa không?", ông Fang hỏi.
"Thưa ngài, không ạ", viên cảnh sát đáp.
Ông Fang ngồi im lặng vài phút, rồi quay lại bảo người tố giác, giọng giận dữ ra mặt.
"Ông muốn tố cáo thằng bé này phải không nào? Ông đã tuyên thệ. Bây giờ, nếu như ông đứng dậy mà không chịu đưa ra chứng cứ thì tôi sẽ trừng phạt ông vì không tôn trọng tòa án. Tôi sẽ, nhân danh..."
Nhân danh cái gì, và nhân danh ai, không ai biết được, bởi vì viên lục sự và người giữ tù ho rất dữ ngay vào lúc đó, và người lục sự buông rơi một quyển sách nặng xuống sàn làm cho không ai nghe được gì hết - cố nhiên là ngẫu nhiên.
Mặc dầu bị ngắt lời và bị mắng nhiếc nhiều lần, cụ Braolâu vẫn cố gắng trình bày sự việc. Cụ nhận xét rằng trong lúc bất ngờ, cụ đã đuổi theo thằng bé bởi vì cụ thấy nó bỏ chạy. Và cụ hy vọng rằng nếu như quan tòa cho rằng thằng bé không phải là đứa ăn cắp thực sự nhưng là tòng phạm với bọn ăn cắp thì sẽ đối xử với nó dịu dàng tng chừng mực pháp luật cho phép.
"Nó đã bị thương rồi!" Cụ già kết luận. "Và tôi sợ
, cụ nói thêm, vẻ kiên quyết và nhìn về phía vành móng ngựa, "tôi quả thực sợ nó ốm".
"Ừ! Cố nhiên là thế rồi!". Ông Fang nói và cười khinh bỉ.
Tại đây đừng có giở trò với tao, thằng bé lêu lổng kia, làm trò ấy không ăn thua đâu. Tên mày là gì?".
Ôlivơ cố gắng trả lời, nhưng lưỡi líu lại. Nó tái mét, và tất cả căn phòng hình như quay tít.
"Tên mày là gì, đồ khốn nạn cứng đầu cứng cổ?
, ông Fang hỏi. "Cảnh sát, tên nó là gì?"
Câu này là để hỏi một ông già béo mập, mặc áo gilê kẻ sọc, đang đứng cạnh vành móng ngựa. Ông ta cúi xuống sát bên Ôlivơ, và lặp lại câu hỏi. Nhưng nhận thấy nó quả thực không thể nào hiểu được câu hỏi, và biết rằng nó mà không trả lời thì chỉ càng làm ông quan tòa thêm nổi xung và tội thêm nặng mà thôi, nên ông trả lời liền.
"Thưa ngài, nó nói tên nó là Tôm Oaitơ
, kẻ bắt trộm nhân từ kia nói.
"Ôi chao, nó không chịu nói có phải không nào?". Ông Fang bả"Được lắm, được lắm. Nó sống ở đâu?"
"Thưa ngài nó sống bất cứ ở đâu
, viên cảnh sát đáp, lại giả vờ làm như nhận được câu trả lời của Ôlivơ.
"Nó có cha mẹ gì không?", ông Fang hỏi.
"Thưa ngài, nó nói cha mẹ nó đều chết khi nó còn nhỏ", viên cảnh sát đáp, đưa ra câu trả lời quen thuộc.
Đến lúc tra hỏi này, Ôlivơ ngẩng đầu, và đưa mắt nhìn quanh với cặp mắt van xin cầu khẩn, nó thì thầm yếu ớt xin một cốc nước.
"Chẳng ăn thua gì đâu?", ông Fang nói. "Mày đừng có hòng bịp được tao".
"Thưa ngài, tôi nghĩ rằng nó ốm thực đấy ạ", viên cảnh sát phản đối.
"Tôi biết hơn anh", ông Fang đáp.
"Ông cảnh sát, ông săn sóc nó một chút", cụ già nói, vô tình đưa hai tay lên, "nó sẽ gục xuống đấy
.
"Cảnh sát, đứng xích ra", ông Fang nói, "cứ mặc nó gục xuống, nếu như nó muốn".
Ôlivơ thực hiện đúng lời cho phép nhân từ, và ngã xuống sàn bất tỉnh. Những con người ở tng phòng đưa mắt nhìn nhau, nhưng không ai dám cử động.
"Tôi biết nó đang đóng kịch đấy
, ông Fang nói, tựa hồ như đây là một bằng chứng không ối cãi được của sự thực. "Cứ mặc nó nằm đấy, chẳng bao lâu nó sẽ chán thôi mà
.
"Thưa ngài, ngài định xử vụ này như thế nào ạ?", viên lục sự hạ thấp giọng hỏi.
"Đại khái", ông Fang đáp. "Cứ cho nó ba tháng tù, cố nhiên có lao động khổ sai. Giải tán".
Cánh cửa được mở ra nhằm mục đích này, và hai người đang chuẩn bị mang thằng bé mê man bất tỉnh đến phòng giam. Bỗng một người đứng tuổi, có vẻ đứng đắn tuy nghèo khổ, mặc đồ đen đã cũ, vội vàng xông vào phòng làm việc, và tiến tới vành móng ngựa.
"Khoan đã, khoan đã! Đừng mang nó đi! Lạy Chúa, hãy dừng lại một lát", con người mới đến kêu lên, vội vàng không kịp thở ra hơi.
Mặc dầu các vị thần linh làm chủ những tòa án thuộc loại này vẫn thi hành một quyền lực võ đoán và đơn giản đối với mọi quyền tự do, danh dự, tính cách, gần như đối với cuộc đời của các thần dân của Đức vua, nhất là đối với tầng lớp nghèo khổ, và mặc dầu tng những bức tường như thế này có khá nhiều cảnh quái gở ngày ngày diễn ra để làm cho các thiên thần phải mù lòa vì khóc nhiều; nhưng những cảnh này công chúng không biết được, trừ phi thông qua môi giới của báo chí hàng ngày (10). Do đó, ông Fang rất bực mình khi thấy một ông khách không mời lại bước vào quấy rối một cách vô lễ như thế này.
(10). Ít nhất là vào lúc bấy giờ. (Chú thích của tác giả).
"Có việc gì thế? Ông này là ai? Đưa ông ta ra. Giải tán!" Ông Fang kêu lên. Tôi xin nói", người kia kêu lên. "Không thể đuổi tôi ra được. Tôi đã thấy tất cả. Tôi giữ quầy hàng sách. Tôi yêu cầu được tuyên thệ. Ông không được phép từ chối tôi. Ông Fang, ông phải nghe tôi, ông không được phép từ chối tôi
. Con người này có lý. Cử chỉ của ông ta tỏ ra kiên quyết, và vấn đề đã trở thành quan trọng không thể coi thường được.
"Bảo ông ta tuyên thệ", ông Fang càu nhàu, vẻ rất miễn cưỡng. "Nào, ông kia, ông muốn nói gì?"
"Thưa ông", người kia nói. "Tôi đã nhìn thấy ba thằng bé; hai thằng kia và thằng bị giam ở đây, đi thơ thẩn ở bên kia đường khi cụ này đang đọc sách. Việc móc túi là do một thằng bé khác làm. Tôi đã nhìn thấy nó móc túi như thế nào, và tôi đã thấy thằng bé này hoàn tòan kinh ngạc và sửng sốt trước hành động ấy
. Lúc này, sau khi đã thở được một hơi ngắn, người giữ quầy sách đáng kính bắt đầu kể lại một cách có đầu đuôi hơn, tình hình thực tế của việc móc túi.
"Thế tại sao ông không đến đây trước?". Ông Fang nói, sau khi im lặng một lát.
"Tôi không có ai trông coi hộ cửa hiệu
, người kia đáp. "Tất cả những người nào có thể giúp đỡ tôi thì đều gia nhập đoàn người đuổi bắt. Mãi cách đây năm phút tôi mới tìm được người, và tôi vội vàng chạy đến đây
.
"Có phải người tố giác đang đọc sách không?" Ông Fang hỏi, sau khi im lặng lần thứ hai.

Vâng ạ", người kia đáp. "Chính cái quyển cụ ta đang cầm trên tay".
"Ô, cái quyển ấy à, phải không?", ông Fang nói. "Thế đã trả tiền chưa?"
"Chưa, chưa ạ", người kia đáp, mỉm cười.
"Trời ơi, tôi đã quên tất cả chuyện trả tiền rồi!", cụ già đãng trí thốt lên, ngây thơ.
"Người đâu mà lại kỳ quái đi tố giác một thằng bé tội nghiệp?" Ông Fang nói, giọng hài hước để tỏ ra mình nhân từ, "Này cụ, tôi cho rằng cụ đã chiếm lấy quyển sách này tng những hoàn cảnh rất đáng ngờ và rất tai tiếng, và cụ có thể xem mình là may mắn vì người làm chủ tài sản không tố giác cụ. Mong rằng điều này sẽ là một bài học cho cụ, cụ ạ, nếu không cụ đã bị pháp luật trừng trị rồi. Thằng bé này được tha. Giải tán
.
"Mẹ kiếp!" Cụ già buông ra một lời chửi rủa mà nãy giờ cụ vẫn tự kiềm chế không thốt ra. "Mẹ kiếp! Tôi..."
"Giải tán!" Viên quan tòa nói. "Cảnh sát, anh không nghe à? Giải tán!"
Mệnh lệnh được thi hành, và cụ Braolâu bừng bừng phẫn nộ được mời ra, tay cầm quyển sách và tay kia cầm cây gậy trúc. Ra đến sân, cơn giận của cụ mất đi tng khoảnh khắc. Ôlivơ Tuýt nhỏ bé vẫn nằm ngửa trên nền, áo sơ mi hở cúc, thái dương ướt đẫm mồ hôi, gương mặt xanh như tàu lá, tòan thân lạnh toát run lên bần bật.
"Thằng bé tội nghiệp, thằng bé tội nghiệp!". Cụ Braolâu nói, cúi mình trên người đứa bé. "Gọi dùm tôi một chiếc xe ngựa. Gọi ngay cho!"
Một chiếc xe ngựa đánh đến, và Ôlivơ sau khi đã được đặt nằm cẩn tận trên một cái ghế, cụ già bước lên và ngồi xuống ghế bên kia.
"Cụ cho phép tôi đi theo chứ?
, người giữ quầy hàng sách nhìn vào hỏi.
"Lạy Chúa, có chứ, mời ông lên
, cụ Braolâu nói nhanh. "Tôi quên mất ông. Mời ông. Tôi vẫn còn giữ quyển sách khốn khổ này, ông bước lên cho. Thằng bé tội nghiệp! Nhanh nhanh không hết mất giờ
.
Người giữ quầy sách bước lên xe và chiếc xe đi thẳng.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Oliver Twist.