Chương 32
-
Oliver Twist
- Charles Dickens
- 4214 chữ
- 2020-05-09 02:56:14
Số từ: 4270
CHƯƠNG XXXII
ÔLIVƠ BẮT ĐẦU SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI HẠNH PHÚC VỚI NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT BỤNG
Bệnh của Ôlivơ khá trầm trọng và không phải chỉ có một bệnh. Ngoài nỗi đau đớn và vất vả kéo dài do cánh tay bị gãy gây nên, nó còn lên cơn sốt dữ dội lúc nóng lúc rét vì đã nằm ngoài sương và bị lạnh: cơn sốt này kéo dài liên miên mấy tuần lễ khiến nó kiệt sức. Nhưng, dần dần nó cũng khá hơn và thỉnh thoảng lại có thể thốt lên vài lời nghẹn ngào đầy nước mắt thổ lộ sự biết ơn sâu sắc về lòng tốt của hai người đàn bà dịu dàng và tỏ ra nó thiết tha mong muốn, khi nào bình phục như trước đây, có thể làm một điều gì chứng tỏ lòng biết ơn, làm một điều gì để cho hai người thấy tim nó tràn ngập tình yêu và sự tận tụy trung thành, làm một điều gì dù rất nhỏ, nhưng có thể chứng minh cho hai người thấy họ không phải đã phí công chăm sóc, làm một điều gì để hai người thấy rằng thằng bé tội nghiệp mà nhờ lòng nhân từ của họ đã thoát khỏi cảnh khổ cực hay cái chết, rất thiết tha đem hết tâm hết sức phục vụ họ.
Thằng bé tội nghiệp!
. Cô Rôdơ nói khi một hôm đôi môi tái nhợt của Ôlivơ thều thào những lời tỏ lòng cảm kích.
Em sẽ có nhiều dịp giúp đỡ bọn chị, nếu như em muốn. Bọn chị sắp về nông thôn và dì có ý định là em cũng sẽ đi với bọn chị. Cảnh yên tĩnh, không khí trong lành và tất cả những vẻ vui tươi, xinh đẹp của mùa xuân trong ít hôm sẽ làm em khỏe lại. Bọn chị sẽ giao cho em nhiều việc khi em có thể chịu đựng được
.
Chịu đựng ư?
, Ôlivơ kêu lên.
Chị ơi, em chỉ muốn được làm việc giúp chị mà thôi; em chỉ mong làm chị vừa lòng bằng cách tưới hoa, chăm chim cho chị hay chạy đi chạy lại suốt ngày để làm chị vui sướng, và được làm thế, em sẵn sàng hiến dâng tất cả không tiếc sức
.
Em sẽ không phải bận tâm về điều đó
, cô mỉm cười đáp,
bởi vì như chị đã bảo em, bọn chị sẽ sai em làm nhiều việc lắm cơ, và chỉ cần em làm một nửa những điều mà em đã hứa bây giờ để làm cho chị vui lòng thì em cũng đã làm chị sung sướng lắm rồi
.
Chị sung sướng ư?
Ôlivơ hỏi,
chị nói thế thực tử tế quá!
.
Em còn làm cho chị sung sướng hơn điều chị có thể nói với em nữa kia
, cô gái đáp.
Khi nghĩ rằng bà dì quý hóa thân yêu của chị đã tìm được cách cứu một con người trong cảnh khốn khổ tội nghiệp như em đã miêu tả, chị cảm thấy sung sướng khôn xiết; nhưng khi biết rằng con người dì chị đối đãi ân cần và thương xót lại thực lòng biết ơn và gắn bó thì chị còn cảm thấy sung sướng hơn là em có thể nghĩ nữa kia. Em hiểu chị chứ?
. Cô gái hỏi và nhìn gương mặt lo lắng của Ôlivơ.
Có chứ, thưa chị có chứ!
, Ôlivơ tha thiết đáp.
Nhưng em thấy lúc này em tệ bạc quá chị ạ
.
Tệ bạc với ai nào?
, cô gái hỏi.
Với ông cụ quý hóa, và u già tốt bụng trước đây đã hết lòng chăm sóc em như vậy
, Ôlivơ đáp.
Nếu hai người biết lúc này em sung sướng như thế nào, chắc họ sẽ vui lòng lắm chị nhỉ?
.
Chắc là thế!
, vị ân nhân của Ôlivơ đáp,
Và ông Lôxbơcnơ đã có lòng tốt hứa rằng khi nào em có đủ sức khỏe chịu đựng được cuộc hành trình thì ông ấy sẽ đưa em đến gặp họ
.
Hứa rồi hở chị?
, Ôlivơ thốt lên, mặt ngời sáng vì sung sướng.
Không biết khi nhìn vẻ mặt hiền từ của họ, em sẽ làm những gì vì quá vui sướng!
.
Chẳng bao lâu, Ôlivơ đã có đủ sức khỏe để chịu đựng sự vất vả của chuyến đi này. Do đó, một buổi sáng, nó và ông Lôxbơcnơ ra đi trên chiếc xe ngựa nhỏ của bà Mâyli. Khi hai người đến cầu Secxi, ôlivơ mặt tái mét kêu to lên.
Thằng bé có việc gì thế?
, ông bác sĩ kêu lên như mọi lần khi lâm vào tình trạng lúng túng.
Cháu có thấy gì không... có nghe gì không... có cảm thấy gì không?
.
Bác ơi, cái thằng kia
, Ôlivơ kêu lên và chỉ ra ngoài cửa sổ chiếc xe ngựa.
Cái nhà đằng kia
.
Được rồi, cái gì thế? Anh đánh xe, dừng lại! Đỗ xe lại đây!
, ông bác sĩ quát.
Này cháu, cái nhà ấy là cái nhà gì thế?
Bọn ăn trộm... chúng nó đưa cháu vào cái nhà ấy
, Ôlivơ nói thầm.
Đồ quỷ!
, Bác sĩ kêu lên.
Này dừng lại đây! Cho tôi ra!
.
Nhưng anh đánh xe chưa kịp bước ra khỏi chỗ ngồi của mình thì ông bác sĩ đã nhảy ra khỏi xe, rồi chạy xổ đến ngôi nhà vắng tanh, ông ta bắt đầu đá thình thịch vào cửa như một thằng điên.
Ai đấy?
. Một người đàn ông nhỏ bé, gù lưng, mặt mày xấu xí hỏi và mở cửa đột ngột đến nỗi ông bác sĩ trong cái đá hăng hái giáng cái đá cuối cùng vào cánh cửa, suýt nữa thì ngã lăn ở cầu thang.
Có việc gì thế?
.
Có việc gì à?
, ông bác sĩ kêu lên và tóm lấy cổ áo hắn, không chút đắn đo suy nghĩ,
Có lắm việc lắm. Ăn trộm chứ việc gì nữa.
.
Lại còn cả giết người nữa đấy
, người gù thản nhiên đáp,
nếu như mày không chịu buông tay ra, nghe chưa?
.
Nghe đây
, bác sĩ nói và lắc mạnh người gù.
Nó đâu rồi? Quỷ sứ bắt nó đi, cái thằng khốn kiếp kia tên là gì nhỉ, Xaikit, đúng rồi. Thằng ăn trộm kia, Xaikit đâu rồi?
.
Người gù trố mắt nhìn, vẻ vô cùng sửng sốt và phẫn nộ. Sau đó, hắn khéo léo vặn mình một cái, thoát khỏi bàn tay của ông bác sĩ, buông ra một tràng những lời chửi rủa khủng khiếp, rồi bước vào nhà. Nhưng trước khi hắn đóng được cánh cửa lại thì ông bác sĩ đã không nói không rằng bước vào phòng khách. Ông lo lắng đưa mắt nhìn quanh: không có bàn ghế, không có mảy may bất kỳ dấu vết gì của người và vật, ngay cả cách bố trí các tủ đựng thức ăn, tất cả đều không giống như những điều Ôlivơ đã miêu tả.
Mày muốn gì nào?
. Người gù nói sau khi đã theo dõi ông ta cẩn thận,
mày muốn gì mà bước vào nhà tao hung tợn thế? Mày muốn cướp của của tao hay là muốn giết tao? Mày muốn đằng nào?
.
Đồ già nua lố bịch, mày có thấy ai đi xe hai ngựa kéo đến để làm chuyện đó hay không?
, bác sĩ nổi cáu nói.
Thế mày muốn gì?
, người gù hỏi.
Mày có xéo đi ngay không? Nếu không tao cho mày biết tay, đồ khốn kiếp!
Được rồi, khi nào tao thấy cần
, ông Lôxbơcnơ nói và liếc mắt nhìn sang gian phòng bên cạnh. Phòng này cũng như phòng thứ nhất chẳng giống gì điều Ôlivơ đã miêu tả.
Ông bạn ơi, một ngày kia tôi sẽ đến tìm ông
.
Thế kia à?
. Con người đáng ghét cười khinh khỉnh.
Nếu mày muốn tìm tao ở đây. Tao đã từng sống ở đây điên rồ và cô độc hai mươi lăm năm nay, thế mà mày còn muốn đe dọa tao nữa à? Mày phải bị trừng trị về tội này. Mày sẽ bị trừng trị về việc này!
. Vừa nói xong, con quỷ nhỏ bé và xấu xí liền thốt ra một tiếng kêu lanh lảnh và nhảy múa trong phòng tựa hồ như hóa điên vì tức tối.
Chuyện này xem ra khá vớ vẩn
, bác sĩ lẩm bẩm một mình,
chắc thằng bé đã lầm! Này! Nhét cái này vào túi rồi ngậm miệng lại
. Nói đoạn, ông ném cho lão gù một đồng tiền rồi quay trở lại chiếc xe ngựa.
Lão gù đi theo ông ta đến cửa xe ngựa, vừa đi vừa mắng nhiếc chửi bới hết sức dữ dội; khi ông Lôxbơcnơ quay lại nói với người đánh xe, lão ta ngó vào trong xe, và ném cho Ôlivơ một cái nhìn sắc sảo dữ tợn và đầy căm giận đến nỗi mấy tháng liền dù thức hay ngủ thằng bé cũng vẫn không thể quên. Lão gù vẫn tiếp tục gào thét những lời mắng nhiếc dễ sợ nhất cho đến khi người đánh xe lại trở về chỗ cũ. Và khi mọi người một lần nữa lên đường, họ có thể thấy lão ở xa xa phía sau, chân giẫm đành đạch lên mặt đất, bứt tóc bứt tai trong cơn điên loạn thực sự hay giả vờ.
Mình là con lừa!
. ông bác sĩ nói, sau khi im lặng một hồi lâu.
Ôlivơ, trước đây cháu có biết điều đó không?
.
Thưa bác không ạ!
.
Thế thì lần sau đừng có quên điều đó đấy nhé!
Mình là con lừa
, bác sĩ lại nói sau khi im lặng vài phút.
Mà dù cho là có đúng nơi ấy đi nữa và đúng những thằng ấy ở đấy thì mình cũng chỉ có một mình, có thể làm được gì? Mà ngay cho có người giúp đỡ, mình thấy cũng khống làm được điều gì hay, ngoài việc làm cho mình bị nguy hiểm và ở trong tình trạng tất yếu phải trình bày về cách thức mình đã che giấu câu chuyện này. Dẫu sao điều này cũng dạy cho mình một bài học. Bao giờ mình cũng cứ xen vào những chuyện rắc rối vì hành động theo cảm tính. Điều này kể ra có lợi cho mình đây!
.
Quả thực, ông bác sĩ quý hóa này xưa nay chỉ hành động theo cảm tính, có một lời khen ngợi cái cảm tính đã chi phối ông ta, đó là không những ông ta tránh được mọi điều khó khăn rắc rối hay bất hạnh mà còn được mọi người quen biết ông hết sức tôn trọng và quý mến. Nếu như cần phải nói sự thực thì, trong một hai phút, ông đã hơi nổi giận và thất vọng vì không tìm thấy những bằng chứng xác nhận câu chuyện kể của Ôlivơ vào dịp đầu tiên ông có thể hy vọng có được bằng chứng. Nhưng chẳng bao lâu, ông trấn tĩnh lại, và nhận thấy Ôlivơ vẫn trả lời những câu hỏi của ông rất mạch lạc và thẳng thắn và vẫn nói năng chân thành như xưa nay vẫn thế, cho nên từ lúc đó trở đi ông hoàn toàn tin vào những lời nói của nó.
Do Ôlivơ biết tên cái phố chỗ cụ Braolâu ở, cho nên họ có thể đánh xe thẳng tới đó. Khi xe rẽ sang phố này, tim nó đập mạnh đến nỗi phải vất vả lắm mới có thể thở bình thường.
Này cậu bé, ngôi nhà nào thế?
, ông Lôxbơcnơ hỏi.
Kia ạ! Cái nhà đằng kia!
, Ôlivơ đáp, sôi nổi chỉ tay ra ngoài cửa sổ.
Cái nhà trắng ấy. Làm ơn đi nhanh cho, đi nhanh nhanh cho! Cháu cảm thấy mình chết mất, nó làm cháu run dữ quá!
.
Được mà, được mà
, ông bác sĩ quý hóa nói, rồi vỗ vỗ lên vai nó.
Cháu sẽ thấy họ ngay thôi mà, và họ sẽ hết sức sung sướng thấy cháu yên ổn và khỏe mạnh
.
Ồ! Cháu cũng mong thế lắm!
, Ôlivơ nói.
Họ rất tốt đối với cháu, tốt lắm, tốt lắm cơ!
.
Chiếc xe tiếp tục chạy. Nó dừng lại. Không phải cái nhà ấy. Cái nhà bên cạnh kia. Nó đi thêm một đoạn, rồi dừng lại. Ôlivơ ngước mắt lên nhìn các cửa sổ, những dòng nước mắt đợi chờ sung sướng chảy trên mặt.
Than ôi! Ngôi nhà trống rỗng và trước cửa sổ treo một cái biển:
Cho thuê
.
Gõ cửa nhà bên cạnh xem
, ông Lôxbơcnơ bảo và khoác tay Ôlivơ.
Cụ Braolâu, người vẫn sống ở ngôi nhà bên cạnh, giờ ở đâu. Chị có biết không?
.
Chị đầy tớ gái không biết, nhưng chị ta đi hỏi. Lát sau, chị quay lại và nói rằng cụ Braolâu đã bán đồ đạc và đi Oet Inđidơ cách đây sáu tuần lễ. Ôlivơ chắp ngồi phịch xuống ghế.
Thế người giữ nhà của cụ cũng đi sao?
. ông Lôxbơcnơ hỏi, sau một lúc im lặng.
Thưa ông, vâng ạ
, chị đầy tớ đáp.
Ông cụ giữ nhà và ông bạn của cụ Braolâu đều đi cả ạ
.
Đánh xe quay về nhà
, ông Lôxbơcnơ nói với người đánh xe,
và đừng có dừng lại cho ngựa ăn trước khi ra khỏi cái thành phố Luân Đôn khốn kiếp này
.
Thưa bác, còn ông bán sách?
, Ôlivơ hỏi.
Cháu biết đường đi đến đấy. Bác ơi, bác làm ơn cho xe đến đấy! Phải gặp ông ta mới được
.
Cậu bé tội nghiệp ơi, trong một ngày thất vọng như thế này là đủ lắm rồi
, bác sĩ đáp.
Quá đủ cho hai bác cháu ta. Nếu chúng ta đến cửa hàng sách thì thế nào cũng thấy ông ta chết, hay là cái nhà đã phát hỏa, hay ông ta đã trốn chạy. Không, trở về nhà ngay!
. Và vâng theo yêu cầu đột ngột của ông bác sĩ, họ lại trở về nhà.
Điều thất vọng cay đắng này làm Ôlivơ rất buồn rầu, đau đớn ngay giữa hoàn cảnh hạnh phúc, vì trong khi ốm nó đã nhiều lần tự an ủi mình bằng cách nghĩ đến tất cả những điều mà cụ Braolâu và bà Betuyn vẫn thường nói với nó; và nếu như được kể cho họ nghe bao ngày đêm đằng đẵng nó tâm niệm nghĩ đến những việc hai người đã làm và khóc than về cảnh chia ly ác liệt thì họ sẽ thích thú biết bao! Hy vọng được giãi bày để cho hai người biết nó không có lỗi, và tại sao nó đã bị lôi đi, đã từng khuyến khích, nâng đỡ nó trong nhiều cuộc thử thách gần đây. Thế rồi bây giờ khi nghĩ họ đã đi xa như vậy và mang theo ý nghĩ rằng nó là một thằng vong ơn bội nghĩa và một thằng ăn cắp - một ý nghĩ có thể nó không sao bác bỏ được cho đến khi chết - đó là điều nó không thể nào chịu đựng nổi.
Tuy vậy, hoàn cảnh này vẫn không hề làm cho thái độ đối xử của các vị ân nhân của nó mảy may thay đổi. Hai tuần sau, khi thời tiết ấm áp, đẹp trời hẳn lên và trên mọi thân cây và mọi khóm hoa đều mọc những lá non và những đóa hoa rực rỡ, họ chuẩn bị rời khỏi ngôi nhà ở Secxi để đi độ vài tháng. Sau khi đã gửi ở nhà ông chủ ngân hàng những đĩa bạc đã từng kích thích lòng tham của lão Fâyjin, rồi cắt cử Jailit và một người đầy tớ trông nom ngôi nhà, họ đến một túp nhà tranh ở nông thôn, cách đấy khá xa và mang Ôlivơ đi theo.
Ai có thể miêu tả được nỗi vui sướng và thích thú, sự yên tĩnh của tâm hồn và vẻ thanh bình êm ả mà đứa bé cảm thấy trong bầu không khí thơm ngát giữa những ngọn đồi xanh rờn và những cánh rừng um tùm của một làng quê nằm sâu trong nội địa! Ai có thể kể cảnh yên tĩnh và thanh bình lắng sâu như thế nào vào tâm hồn của những con người vất vả và kiệt sức đã sống ở những nơi chật chội ồn ào và vẻ tươi mát của nó thấm sâu như thế nào vào những con tim mệt mỏi! Những người đã từng sống trong những phố xá đông đúc, chật hẹp, suốt đời vất vả và không bao giờ mong muốn thay đổi, những con người mà đối với họ thói quen đã trở thành một bản tính thứ hai, ngay cả những con người đã đi đến chỗ gần như yêu từng viên gạch và từng phiến đá làm thành ranh giới chật hẹp của lối đi hàng ngày của họ, ngay cả những con người như vậy khi bàn tay của thần chết đặt lên người họ, cuối cùng họ cũng khao khát được liếc nhìn một lát vẻ mặt của Tự nhiên, và một khi rời khỏi những nơi ở trước đây họ từng vui sướng và cực khổ, dường như họ lập tức chuyển sang một trạng thái sống mới. Ngày này sang ngày khác, khi họ đã đến một nơi xanh rờn, đầy ánh nắng, lúc nhìn bầu trời, đồi núi và cánh đồng, mặt nước lấp lánh, trong đầu óc họ những ký ức xa xưa được thức tỉnh khiến họ cảm thấy rằng cuộc sống ngắn ngủi của họ cũng đã được an ủi một phần nhờ sự mường tượng về hương vị của thiên đường, và họ đã bước xuống mồ cũng lặng lẽ như mặt trời mà cách đấy mấy giờ ở cửa sổ của căn phòng cô độc của mình, họ đã ngắm nhìn nó lặn và ánh sáng của nó cứ mờ dần và yếu dần đi trước đôi mắt yếu ớt và mờ dần của họ. Những ký ức mà phong cảnh êm ả của nông thôn gợi lên là xa lạ đối với thế giới này, đối với cả những ý nghĩ và những hy vọng của nó. Ảnh hưởng dịu dàng của chúng có thể khuyến khích chúng ta làm những vòng hoa tươi thắm đặt lên nấm mồ những người chúng ta yêu quý, nó có thể làm cho suy nghĩ của chúng ta trong sáng hơn và vứt bỏ được lòng căm ghét và thù địch trước đây. Nhưng bên cạnh tất cả những điều đó, trong cái tâm hồn ít suy nghĩ nhất cũng phảng phất một ý nghĩ mơ hồ, bâng khuâng rằng trước đây đã lâu, ở một thời xa xôi nào đấy mình đã có những cảm giác như vậy, và cảm giác này gợi lên những ý nghĩ trang trọng về những thời gian xa xôi sắp đến, và làm cho người ta bớt kiêu hãnh và bon chen.
Nơi họ đến là một nơi đáng yêu. Ôlivơ từng sống giữa những con người hư hỏng, và giữa những tiếng ồn ào, chửi bới, ở đây cảm thấy như bước vào một cuộc sống mới. Hoa hồng và kim ngân leo dọc những bức tường ngôi nhà nông thôn, thường xuân cuốn chung quanh các thân cây; và những bông hoa ngoài vườn làm cho bầu không khí thơm ngào ngạt. Cạnh đấy là một nghĩa địa nhỏ, không có những tấm bia cao xấu xí mà chỉ có những mô đất nhấp nhô, cỏ rêu mơn mởn, đây là nơi an nghỉ cuối cùng của những người già ở trong làng, Ôlivơ vẫn thường lang thang ở đấy và khi nghĩ đến nấm mộ tội nghiệp của mẹ mình, đôi khi nó ngồi phệt xuống và khóc thúc thít không ai biết; nhưng khi ngước mắt lên nhìn bầu trời sâu thẳm ở trên đầu, Ôlivơ thường không nghĩ rằng mẹ nó đang nằm dưới đất, và nó buồn bã khóc thương mẹ nhưng không cảm thấy đau khổ.
Đó là một thời gian sung sướng. Ngày trôi qua yên ổn và thanh thản, và ban đêm không làm cho người ta sợ hãi băn khoăn. Ôlivơ không còn phải sống âm thầm trong một nhà tù khốn khổ, cũng không phải bè bạn với những con người khốn nạn, nó chỉ nghĩ đến những điều sung sướng và vui thú thôi. Mỗi buổi sáng, nó đến nhà một cụ già đầu bạc phơ sống cạnh ngôi nhà thờ nhỏ bé. Cụ dạy nó đọc và viết cho khá hơn, lời nói của cụ thực dịu dàng và cụ dốc lòng dạy, nên Ôlivơ đã cố gắng hết sức để cụ vui lòng. Sau đó, nó thường đi dạo với bà Mâyli và cô Rôdơ, nghe hai người nói chuyện về những quyển sách, hay ngồi bên cạnh họ ở một nơi râm mát và lắng nghe cô gái đọc; nó chú ý lắng nghe cho đến khi trời tối mịt không thể nhìn thấy những chữ nữa. Sau đó, nó phải chuẩn bị bài học cho ngày hôm sau, nó cặm cụi làm việc trong căn phòng nhỏ bé nhìn ra vườn cho đến khi đêm tối xuống chầm chậm, khi hai người đàn bà lại ra đi dạo và nó cũng đi theo. Nó rất sung sướng nếu như hai người muốn hái bông hoa mà nó có thể leo lên hái hay họ bỏ quên một vật gì mà nó có thể chạy về lấy, đến nỗi lần nào nó cũng cảm thấy nó làm việc đó chưa thật nhanh chóng. Khi trời đã tối mịt và ba người quay trở về nhà, cô gái thường ngồi cạnh cây đàn dương cầm, chơi một điệu nhạc thú vị hay hát với giọng trầm, dịu dàng một vài bài hát cũ mà bà dì vẫn thích nghe. Trong những lúc đó, người ta không thắp nến, và Ôlivơ thường ngồi cạnh một cửa sổ, lòng say sưa ngây ngất lắng nghe tiếng nhạc dịu dàng.
Và chủ nhật, ngày hôm đó mới thực sự khác hẳn những ngày chủ nhật trước đây nó đã sống biết bao! Và cũng hạnh phúc làm sao! Như tất cả mọi ngày khác trong thời gian vô cùng hạnh phúc này! Một ngôi nhà thờ nho nhỏ vào buổi sáng với những ngọn lá xanh rờn lay động ngoài cửa sổ, chim líu lo ở bên ngoài và không khí ngào ngạt lọt vào vòm cửa thấp làm cho ngôi nhà đơn sơ sực nức hương thơm. Người nghèo ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, quỳ cầu nguyện kính cẩn đến nỗi việc họ tụ họp ở đây có vẻ là một niềm thích thú chứ không phải là một bổn phận vất vả. Và mặc dầu giọng hát nghe hơi thô, nhưng chân thực và - ít nhất đối với lỗ tai của Ôlivơ - có vẻ du dương thánh thót hơn mọi giọng hát trước đây nó đã nghe ở nhà thờ. Sau đó, như thường lệ, là những cuộc đi dạo và đi thăm những ngôi nhà gọn gàng sạch sẽ của người lao động, và buổi tối, Ôlivơ đọc một hai chương Kinh Thánh mà nó đã học suốt cả tuần lễ, và khi đọc thấy kiêu hãnh và hào hứng còn hơn chính nó là ông tu sĩ.
Buổi sáng nó dậy lúc sáu giờ, lùng khắp đồng, sục sạo khắp các hàng rào, góp nhặt những bó hoa thơm đồng nội, ôm một bó nặng trĩu tay mang về nhà. Sau đó, nó cắm và bày hoa hết sức cẩn thận và thật đẹp tô điểm bàn ăn điểm tâm. Lại có cả những hạt cây viên chí nó hái cho những con chim của cô Rôdơ, và Ôlivơ đã nghiên cứu đề tài này với ông thầy giàu kinh nghiệm ở trong làng, dùng lá cây ấy để tô điểm lồng chim hết sức ngoạn mục. Khi đã chăm sóc chim chóc xong, thường thường có một vài việc sai vặt nó phải làm ở trong làng, hay nếu không, nó thường thỉnh thoảng chơi cricket trên bãi cỏ, hoặc nếu không thì bao giờ cũng có việc làm ở ngoài vườn, nó chăm sóc những cây hoa (khoa này Ôlivơ cũng học được ở ông thầy trong làng, ông là một người làm vườn chuyên nghiệp) và nó làm việc tận tình, hăng hái cho đến khi cô Rôdơ xuất hiện. Lúc đó, Rôdơ hết lời khen ngợi tất cả những điều nó đã làm.
Ba tháng đã trôi qua như thế, ba tháng trong một cuộc đời của những con người trần tục hạnh phúc nhất và được chiếu cố nhất, cũng có thể xem là ba tháng sung sướng hoàn toàn, còn đối với Ôlivơ thì đó là hạnh phúc thực sự. Vì một bên hết sức trong trắng và ân cần, một bên cảm thấy mình biết ơn thành thực nhất, nồng nhiệt nhất, chân thành nhất cho nên không ngạc nhiên gì khi thời gian ngắn ngủi này chấm dứt, Ôlivơ đã trở thành hoàn toàn gần gũi bà cụ và cô cháu gái của bà, và lòng gắn bó chân thành của con tim trẻ trung và dễ cảm của nó đã được bù đắp lại bằng tình yêu và lòng tự hào của họ về nó.