• 302

Chương 40: Tậu thuyền.


Trong đại sảnh, Đại Hải ngồi đó lẳng lặng thưởng thức chén trà xanh. Nói cũng lạ, trước kia Đại Hải hắn có ham mê gì trà cho cam, thức uống yêu thích của hắn là Coca-cola, Pepsi các thứ có ga, uống vào ợ một hơi sảng khoái, nhưng từ lúc đến đây lại thưởng trà, thứ nước có hương thơm thanh mát mà lại mang vị đắng, uống sau lại có vị ngọt ở đầu môi….Đùa thôi, thực ra ở thời đại này làm gì có nước có ga thoả mãn hắn, cao cấp là rượu, rượu hắn chẳng ham, thứ đến là trà, rồi các loại nước vối, haizzz, không có gì thì đành phải uống, rồi cũng làm màu thưởng thức các thứ cho oai, chứ hạng võ biền như hắn làm gì có nhiều tế bào nghệ thuật đến vậy…..Uống trà tốt cho sức khoẻ, tĩnh tâm, lúc đầu mới uống chưa quen cảm thấy khó uống, chứ sau uống nhiều quen dần thấy cũng được, một thữ uống lành mạnh. Hừ hừ, bọn Tây Dương hay du mục giờ này còn đánh nhau bể đầu để tranh nhau mua bánh trà ẩm mốc của người Tàu kia kìa…..Cũng không phải trà bánh của người Tàu không tốt, trà của họ rất tốt là đằng khác, nhiều loại nổi tiếng như Long Tỉnh hay Ô Long….nhưng thứ họ bán cho người du mục phương bắc lại là thứ phế phẩm nhất, đã thế còn giá cao!!!!


Đúng lúc này, từ ngoài, Vũ Tiến, Phạm Văn Võ, Đinh Phú tiến vào.


Về rồi đấy hả, thuận buồm xuôi gió hết chứ.
Đại Hải đứng lên nắm chặt tay từng người.

Thời này người ta không hay sử dụng cử chỉ thân mật giữa đàn ông với nhau, có lẽ do ảnh hưởng của Nho giáo...Đại Hải cũng không thích kiểu ôm, hôn má như phương Tây nhưng bắt tay là bình thường,cho nên hắn du nhập vào luôn, thể hiện sự thân thiết tôn trọng của hắn đối với thủ hạ. Không biết tự bao giờ, thói quen này đang dần dần lan tràn ra khắp vùng Thuận Hoá.


Mọi chuyện vẫn bình thường thưa chủ công.
Phạm Văn Võ đáp lời.


Thế còn Phú béo, chuyện ta giao ổn thoả cả chứ.



Vâng, tất cả đều hoàn thành.



Được rồi, ngồi xuống nghỉ ngơi trước, uống bát chè xanh rồi từ từ kể rõ cho ta.



Tạ ơn tướng quân.
3 người đáp tạ rồi ngồi xuống phản. Vũ Tiến còn đỡ, hắn không ra biển nên chẳng thiếu thốn gì, Phú béo cùng Phạm Võ làm liền hai bát lớn mà vẫn còn thòm thèm. Cũng phải thôi, ra biển, nước ngọt còn khó gặp chứ nói gì trà, lênh đênh trên biển mười mấy ngày, họ có được hớp trà nào đâu, đã thế suốt ngày còn ăn mấy thứ đồ khô hay muối, người đã sớm bứt rứt khó chịu, thèm một bữa rau xanh. Nghỉ đủ rồi, lúc này Phú béo mới mở lời.


Chuyến này ra biển coi như thuận lợi, vừa đến Quỳnh Châu, bọn thương lái Tàu đã cướp mua hết hàng, mấy thứ da lông, ngà voi được giá cao lắm. Tổng cộng gần 6 vạn lượng bạc. Chúng còn hẹn lần sau có lại đến,càng nhiều càng tốt, không lo tồn không được.



Cái này thì yên tâm, mấy tháng ngươi đi, thương hội Lạc Hồng tích được mấy kho da lông, ngà voi rồi. Đất này cái gì cũng thiếu, mỗi sừng tê ngà voi là không thiếu. Ngày nào người trên núi chả mang xuống bán, đổi gạo, đổi muối.



Dạ vâng, thế thì ta mau phát tài,bên Tàu khan hiếm thứ này lắm nhưng giá mà ta chế tác được thành mấy món đồ tinh xảo thì giá phiên gấp bội.



Dễ nói, việc này để sau tính. Còn chuyện mua thuyền thì sao.


Phú béo làm thêm hớp trà cho nhuộn họng mới nói.


Lần này sang đúng lúc Thủy sư bên Tàu xả hàng, thuyền nhiều vô kể, chỉ lo không có bạc mua. Khu Giang Nam Oa khấu hoành hành, Đại Minh mấy năm nay lại có lệnh cấm hải, thành ra thuyền nhiều không có chỗ dùng, mấy tên đề đốc tuần ra ngoài món lớn.

Thuyền thì nhiều đấy nhưng ta mà tự đi mua thì không mua được thuyền lớn, thuyền tốt, bọn Thủy sư này tuy tham nhưng rất kị bán cho người Việt hay Đông Doanh, có bán cũng chỉ bán cho người Hán. May mà lần này ta tuồn hàng chủ yếu cho tên Vương Luân, trùm buôn lậu bên đất Quỳnh Châu, tên này quan hệ rộng, chống lưng cứng nên ta mới dễ mua được thuyền, thế nhưng cũng mất 2 vạn lượng lo lót. Thuộc hạ còn hứa với tên họ Vương có hàng tốt là gọi hắn đầu tiên, ấy vậy mà vẫn bị hắn chặt 5000 lượng tiền công, chưa kể còn phải ưu đãi cho hắn lúc bán da lông các thứ.

Phú béo kể chuyện mua thuyền, không quên nhổ nước bọt tên Vương Luân tham lam.


Không quan trọng, mới 2 vạn 5 mà có được mối mua thuyền đã là lãi lớn. Ngươi chớ có quên, chúng là người Hán, ta là người Việt, đánh nhau từ thời Hùng Vương tới giờ, hơn nghìn năm. Hắn giúp ta mua thuyền cũng ngang như phản quốc rồi, chớ trách móc hắn tham lam. Tham là tốt, thế mới dễ khống chế.


Không hổ là thương nhân, chỉ cần lợi ích đủ lớn thì việc gì cũng dám làm. Có triết gia từng nói, chỉ cần đủ 300% lợi nhuận, tư sản có thể dẫn đạp lên mọi luân thường đạo lí của xã hội. Còn tên Vương Luân kia lợi ích không biết bao nhiêu phần trăm cho cam, không tốn một đồng được ngay 5000 lượng, à, hắn tốn ít nước bọt đi giao dịch với mấy tên thủy sư đề đốc.


Nói tiếp đi, lần này ngươi mua được thuyền gì.



Lần này mua tổng cộng được mười thuyền lớn, lâu thuyền hay phúc thuyền như đại nhân nói, mua được 5 chiếc, mỗi chiếc chỉ có 5000 lượng, loại này rẻ nhất vì dễ đóng, hàng tồn nhiều, đều là loại như thuyền của Thủy Quỷ, thương lái rất ưa dùng vì không quá to, dài khoảng 20 trượng (hơn 30m), 3 cột buồm. Loại toạ thuyền, dài gần 50 trượng, rộng khoảng 18 trượng, tận 6 cột buồm, loại này phải 1,8 vạn lượng một chiếc, thuộc hạ mua được 2 chiếc. Thứ nữa là chiến thuyền, dài hơn 30 trượng, 5 cột buồm, loại này được cái rắn chắc, chịu được va đập mạnh, 1 vạn 5 mỗi chiếc, thuộc hạ mua được 2 chiếc. Còn cái cuối cùng, kêu lương thuyền, chuyên chở lương thực, dài gần 60 trượng, 8 cột buồm, nhưng loại này chỉ chở lương thôi chứ không đánh đấm gì được, toạ thuyền cũng vậy, loại này 2 vạn một chiếc. Vị chi ra lần này tốn 13,6 vạn lượng. Thêm 2,4 vạn lượng tiền mua lương cùng với phí đi lại, phát sinh thêm, tròn 16 vạn lượng.



Chẹp chẹp, một chuyến đi mà hết những 16 vạn lượng. Ngươi làm một trận hơi to đấy Phú béo.

Vũ Tiến lắc đầu than thở,mấy tháng trước kiếm gần 60 vạn lạng tưởng giàu, ấy vậy mà đi biển một chiến giảm ngay 3 thành, kiếm nhiều, tiêu càng nhiều hơn.


Đáng giá. Lương thuyền là to nhất bên Minh rồi hả.
Đại Hải cũng há hốc mồm kinh ngạc trước độ lớn của thuyền bè của Đại Minh, những gần 100m, không đơn giản chút nào.


Còn loại kêu mã thuyền, chuyên trở la ngựa các thứ, loại này to hơn nhưng đám đề đốc ở Quỳnh Châu, Phúc Kiến không có. Vương Luân cũng không đi hỏi, sợ sinh nghi, lần này chúng ta mua một lần nhiều quá, đến hắn cũng hoảng.



Tốt rồi, mười thuyền mua được, cộng thêm hai thuyền cũ cũng đủ ta dùng mấy năm, mấy năm sau ta tự đóng thuyền mà đi, khỏi đi mua, đỡ tốn bạc mà lại không hợp ý.


Đại nhân nói phải, thuyền của Minh tuy to thì to thật đấy nhưng đi biển không vững lắm, hôm nào biển yên còn ổn thoả chứ biển động cái là tròng trành, dễ lật. May mà Đông Hải ít bão, chứ không không biết bọn thuộc hạ có về được không.



Ha ha, là do ngươi phúc lớn mạng lớn đó, còn việc thăm dò các đảo ta nói thì sao.
Đại Hải quay sang hỏi Phạm Văn Võ.



Quỳnh Châu thì thuộc hạ không nói, vùng này tên Phú béo kia rõ nhất, hắn cũng tiến hành mua bán một chút với các tộc người Lê, Miêu rồi. Quỳnh Châu khá nhiều người Hán, lập cả phủ huyện. Còn về đảo Đài Loan, trên đó có một làng chài nhỏ của người Hán gần biển, không đông đúc lắm, chưa đến 1000 người. Họ nói họ là dân chạy nạn từ đại lục ra, chục năm rồi vẫn chưa quay lại, họ không có thuyền lớn khó vượt biển, khi nào cần thiết lắm mới chèo thuyền đánh cá nhỏ vào bờ để trao đổi mua bán nhưng mà nguy hiểm, sóng dữ là lật thuyền ngay, họ mong thuyền chúng ta hay qua lại trao đổi mua bán với họ. Trên đảo còn có thổ dân, rất nhiều, phải đến mấy vạn, thuộc hạ cũng không tìm hiểu kĩ, lấy săn bắn hái lượm làm chủ, không thạo trồng trọt, thường mang da thịt xuống làng chài ven biển đổi muối và cá. Nghe nói các tộc thổ dân thường hay chiến tranh lẫn nhau để đoạt khu vực săn thú, nhìn chung là không đoàn kết.

Tiếp đến là Tân đảo, khu đó quá nhiều đảo nhỏ, bọn thuộc hạ chỉ xâm nhập cứ đảo chủ công chỉ, trên đảo đất rộng nhưng người thưa, bên vịnh nước sâu có một toà thành nhỏ của người Chà Và, quân khoảng 500 600 gì đó, trang bị đao kiếm bằng sắt, ngoài ra không có giáp mũ gì, chủ yếu làm điểm tiếp tế cho thuyền buôn lậu người Tàu, nơi xả hàng của cướp biển. Cũng như bên đảo Đài Loan, trên Cứ đảo có nhiều thổ dân, nhưng lạc hậu hơn nhiều, họ vẫn dùng rìu đá, chưa biết đúc đồng hay luyện sắt, cũng có vài món vũ khí sắt do đổi được hay cướp được gì đó nhưng không đáng kể. Bọn thuộc hạ cũng tóm được một bộ lạc, khoảng 70 người, giết mất mấy tên tráng niên phản kháng còn đâu bắt lên thuyền trở về đây hết, dạy tiếng Việt cho họ được một tháng rồi, chưa nói được rõ ràng, vẫn còn bập bẹ.


Phạm Văn Võ liên tục nói một hơi dài không ngừng nghỉ cho đến khi trình bày hếtt về ba toà đảo Đại Hải yêu cầu thăm dò.


Còn một vấn đề quên không hỏi các ngươi. Mười thuyền lớn làm sao đều vận trở về được, thủy thủ các ngươi mang theo không nhiều như vậy.
Đại Hải nghi hoặc hỏi.


Ồ, chỉ 3000 lượng bạc là mua đủ số tay chèo cho 10 thuyền, mỗi thuyền lại phân phát một số thủy thủ của ta để điều khiển buồm cùng bánh lái, còn có một số binh lính canh phòng nữa thưa đại nhân, số tay chèo đều bị xích sắt khoá lại, không thể làm phản được.
Phú béo ngay lập tức tiếp lời.


Ừm, số người đây ngươi mua ở đâu, không ít đi.



2500 người, thuộc hạ mua luôn từ người Tàu, đa phần số đó là nạn dân tự bán mình, số ít là Oa khấu cùng người Mông Cổ bị bắt. Tất cả thuyền buôn lậu của Tàu đều dùng những tay chèo như vậy, rẻ, dễ bổ sung, không cần tiền công chỉ cần no bụng.



Được rồi. Vũ Tiến, khi thuyền cập bến cho quân sĩ canh gác số tay chèo này cẩn thận, không cần tháo xích, 2500 người không phải số lượng nhỏ, không quản chặt rất dễ loạn. Cũng không cần bạc đãi họ, cơm cho ăn đủ no.


Rõ.


Đại Hải quay sang nói với Vũ Tiến.

Một số người với tư tưởng yêu hoà bình, người người bình đẳng sẽ hỏi tại sao không thả tự do cho họ, cho họ công ăn việc làm, hỗ trợ nhà cửa các thứ, đổi lại là Đại Hải trước kia cũng sẽ thắc mắc như vậy nhưng giờ thì khác rồi. Xin lỗi, đây là thời phong kiến, chế độ nô lệ còn chưa bị xoá bỏ đâu, buôn bán nô lệ vẫn là một nghề kiếm bạc triệu, Đại Hải hắn chưa đủ mạnh để thách thức chế độ, mà cũng không cần thách thức. Trong vấn đề này, người được lợi là hắn. Đành rằng thả tự do cho nô lệ là tốt nhưng giờ chưa phải lúc, 2500 thanh tráng, trắng tay hận đời, thả ra chỉ có đi cướp của giết người chứ không có ích lợi gì cả, chỉ làm trị an thêm kém. Sau này có điều kiện thì thả tự do cũng được, nhưng ít nhất phải phục vụ Đại Hải hắn 5 10 năm cái đã, đời không có bữa cơm nào miễn phí cả, dù gì hắn cũng bỏ bạc ra mua họ về. Tính đến hiện tại hắn còn nhân đạo chán, ít nhất chưa đánh đập và cho ăn cơm no, đã là quá xa xỉ với nô lệ thời bấy giờ.
…….


Được rồi, các ngươi ra nghỉ trước đi. Vũ Tiến, lát nữa đi kêu Lê Toàn cho thợ ra duy tu thuyền,đảm bảo không có bất kì trục trặc hỏng hóc nào, sau vụ thu có việc trọng dụng. Ngươi chọn ra 2000 binh sĩ thạo thủy tính, huấn luyện họ thủy chiến.



Nhớ kĩ, không chỉ huấn luyện trên sông mà còn phải ra cả biển, đừng để lúc đi đánh nhau lại say sóng.



Thuộc hạ tận lực

Vũ Tiến trả lời, tinh thần phấn chấn. Luyện binh như vậy là sắp có chiến sự rồi. Làm tướng còn mong gì ngoài chiến sự, không có chiến sự thì lấy đâu ra quân công, không quân công làm sao mà thăng quan phát tài…..Dĩ nhiên đây chỉ là ý kiến chủ quan của hắn, của những binh lính chính quy, lấy nghề lính làm nghề kiếm cơm...chứ binh lính bình thường thì không, đang yên đang ổn chiến tranh làm gì!!!!!
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Phục Hưng.